Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa tiếng anh thương mại tại Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.88 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
~ 1 ~
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp, tôi luôn
nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của nhiều người. Vì vậy, tôi rất vui mừng
khi bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp tôi hoàn thành bài báo thực tập tổng
hợp này.
Trước hết, tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt của mình đến Thạc sĩ Phan Tú Lan,
giáo viên hướng dẫn thực tập của tôi . Sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô đã
thực sự giúp cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi có được những định hướng
đúng đắn và hoàn thành tốt nội dung của bài báo cáo.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả nhân viên của Công ty TNHH thương
mại tổng hợp Điệp Dương, đặc biệt là Ông Bùi Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty và
Ông Nguyễn Xuân Quyết, Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự. Sự đóng góp to lớn
của tập thể nhân viên Công ty là vô cùng quý báu. Bài báo cáo thực tập tổng hợp của
tôi sẽ không được hoàn thành mà không có sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa tiếng Anh
đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt những năm học qua. Đặc biệt là
những người bạn đã giúp tôi thu thập tài liệu để hoàn thành bài báo cáo này.
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn đến gia đình tôi, những người luôn luôn ủng hộ tôi
trong con đường học tập và rèn luyện bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
~ 2 ~
LỜI MỞ ĐẦU
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường là
một bước đột phá thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khuyến
khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Ngay sau khi nền kinh tế phát triển với sự
tham gia của ngày càng nhiều thành phần kinh, sự cạnh tranh trở nên gay gắt và khốc
liệt hơn, đặc biệt là trong ngành sản xuất kinh doanh. Các công ty muốn tồn tại và phát
triển phải tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của họ. Do
đó, các công ty ngành sản xuất kinh doanh luôn luôn phải chủ động để nâng cao năng


lực cạnh tranh nếu không sẽ bị tách ra khỏi thị trường.
Mục đích của bài báo thực tập tổng hợp này chủ yếu là để kiểm tra hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và phân tích thành tựu và hạn chế của Công ty TNHH
thương mại Điệp Dương – một công ty chuyên sản xuất kinh doanh gỗ. Dựa trên phân
tích, bài cáo cáo hy vọng đạt được sự hiểu biết thấu đáo về khả năng cạnh tranh của
Công ty. sau đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại
trong hoạt động kinh doanh và quản lý, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty.
~ 3 ~
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương
Bảng 1: Trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và tổng
hợp Điệp Dương trong năm 2012 và năm 2013
Bảng 3: Mô hình SWOT của Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương
~ 4 ~
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
EU: Liên minh châu Âu
TPP: Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
~ 5 ~
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP ĐIỆP DƯƠNG
1.1: Thông tin chung:
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tổng hợp Điệp Dương
Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tổng hợp Điệp Dương
Địa chỉ: Km 17+400, Đại lô Thăng Long, Quốc Oai, Hà Nội
Điện thoại: 04 3367888

Fax: 04 33678 777
Emai:
Website: www.diepduong.vn
Mã số thuế: 0101469528
Số tài khoản: 1401206002950 Ngân hàng NN & PTNT - chi nhánh Bách Khoa - HN
1.2: Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương (Tên viết tắt: DiepDuongCo.,
Ltd) hoạt động hợp lệ với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101469528, đăng
ký lần đầu ngày 23 tháng 03 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Vốn
điều lệ 60 tỷ đồng với mục đích phân phối các sản phẩm gỗ của Công ty một cách
rộng khắp, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn ra cả thị trường quốc tế.
Từ ngày thành lập cho đến nay, Điệp Dương đã không ngừng nỗ lực vươn lên và
có sự hoàn thiện trong chiến lược kinh doanh, cũng như hệ thống phân phối sản phẩm
ra thị trường. Sản phẩm của Công ty được nhập khẩu và sản xuất trên dây chuyền công
nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến của châu Âu, Bắc Mỹ và các nước trong khu vực như
Malaysia, Thái Lan, Lào … Các sản phẩm Công ty cung cấp có sự đa dạng về chủng
loại, mẫu mã như: ván MDF (xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc… ), ván
dăm (OKAL), gỗ ghép thanh các loại (gỗ thông, cao su, xoan, keo…), ván khuôn (xuất
xứ từ Trung Quốc), các loại gỗ tự nhiên được nhập khẩu từ nước ngoài như tần bì – sồi
– anh đào (nhập từ Mỹ và châu Âu), các loại gỗ cao cấp: gỗ gõ đỏ - gỗ gụ - gỗ hương
(nhập khẩu từ Lào).
Đặc biệt, những mặt hàng chủ lực của Công ty là gỗ dán chịu nước chịu nước
chất lượng cao dung làm coppha trong xây dựng (đã phủ phim và keo phenolic); gỗ
~ 6 ~
dán chịu nước phủ mặt gỗ thông, gỗ tần bì, gỗ dầu… làm nội thất, đồ dùng văn phòng
và trường học; các loại gỗ tự nhiên nhập khẩu đã qua xẻ - tẩm sấy và xử lý mối mọt
ngay tại xưởng của Công ty như tần bì – sồi – xoan đào…
Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương với đội ngũ kinh doanh trẻ
năng động, chuyên nghiệp, một đội ngũ công nhân có tay nghề, nhiệt tình, năng nổ
luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Với niềm tin vào đội ngũ tri thức trẻ, đội ngũ

công nhân lành nghề của mình, cuối năm 2010 Công ty đã mạnh dạn đầu tư các trang
thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật để xây dựng xưởng xẻ - tẩm sấy gỗ tự nhiên.
Tháng 4/2011 xưởng xẻ - tẩm sấy đã chính thức đi vào hoạt động với công suất cao.
Cho đến thời điểm hiện tại, xưởng đã thu được những kết quả khả quan cả về kinh tế
lẫn phản hồi của khách hàng.
Có thể nói với 10 năm kinh nghiệm, Điệp Dương luôn tự hào là một trong những
doanh nghiệp hàng đầu, uy tín trong lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu cho ngành
trang trí nội – ngoại thất, xây dựng.
~ 7 ~
1.3: Cơ cấu tổ chức:
1.3.1: Sơ đồ tổ chức:
Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
~ 8 ~
PHÓ GIÁM ĐÔC
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
XƯỞNG
XẺ-SẤY
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
MARKETING
BỘ
PHẬN
VẬN
CHUYỂN
CHI
NHÁNH

PHƯƠN
G
TRẠCH
KHO
HÀNG
HÓA
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH -
NHÂN
SỰ
PHÒNG
KINH
DOANH
1.3.2: Cơ cấu nhân sự:
a) Cơ cấu lao động:
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
b) Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý:
- Ban lãnh đạo:
Giám đốc: 01 người
Phó giám đốc: 02 người
- Nhân viên:
Phòng hành chính - nhân sự: 05 người
Phòng kế toán: 05 người
Phòng marketing: 08 người
Phòng kinh doanh: 05 người
Kho (quản lý): 02 người
Xưởng xẻ - tẩm sấy (quản lý): 02 người
Ngoài ra còn có một đội ngũ công nhân lành nghề đã ký hợp đồng lao động dài

hạn với Công ty.
~ 9 ~
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP ĐIỆP DƯƠNG
2.1: Sản phẩm và chính sách:
ST
T
Loại gỗ Đặc tính Ứng dụng
I Gỗ nhân tạo
1 Ván MDF chống ẩm - chống ẩm
- bề mặt nhẵn phẳng tuyệt đối
Sử dụng để tạo ra các sản
phẩm nội ngoại thất cao cấp
như: giường, tủ, bàn ghế,
trang trí nội thất phòng hát,
phòng khách, các vách ngăn
của phòng, vách ngăn WC…
2 Gỗ ghép thanh - có tính ổn định
- độ bền cao
Sử dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực sản xuất đồ mộc, nội
thất văn phòng, thiết bị trường
học, ván sàn, vách ngăn, tủ,

3 Ván MDF - độ bền cơ lý cao
- kích thước lớn
Sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực sản xuất đồ mộc,
trang trí nội thất, xây dựng.
4 Ván dăm - OKAL - độ bền cao Sử dụng để trang trí nội thất,

sản xuất đỗ mộc gia đình,
công sở
5 Gỗ dán chịu nước - có tính bền, độ sang, độ cứng,
tính chịu lực kéo
- tính ổn định vật lý chống lại
trạng thái cong vênh, co rút,
vặn xoắn của gỗ tự nhiên
Sử dụng cho trang trí nội thất,
đóng tủ, bàn ghế, gác lửng,
vách ngăn, trần nhà, sàn xe
tải…
6 Ván teak - độ bền cao
- diện tích bề mặt lớn
Sử dụng cho sản xuất đồ gỗ
và trang trí nội thất, đảm bảo
cho công trình có tính mỹ
thuật cao.
7 Ván phủ veneer,
ván phủ melamine
có thể ghép trang trí vân chéo,
vân ngang, vân dọc, đảo vân,
có thể chạy chỉ chìm,…
Sử dụng cho trang trí nội thất
có tính mỹ thuật cao.
8 Ván coppha
phủ phim
- gọn nhẹ, dễ thi công, dễ tháo
dỡ lắp đặt
- tạo bề mặt bê tống nhẵn bóng,
không cần chát vữa sau khi đổ

bê tông
- cường độ chịu lực cao, giảm
công chống đỡ
- tái sử dụng nhiều lần
- dễ tạo hình cắt góc, liên kết
Sử dụng trong các công trình
xây dựng công nghiệp và dân
dụng
~ 10 ~
thuận tiện
II Gỗ tự nhiên
1 Gỗ tần bì, gỗ sồi - cứng và nặng, có cấu trúc vân
đẹp và chắc
- chịu máy tốt, độ bám dính và
ốc vít tốt
- Sử dụng làm cửa cao cấp,
ván sàn, tủ buffer, tủ bếp, gỗ
trạm kiến trúc, gỗ trạm ngoại
thất, gờ trang trí, tà vẹt đường
sắt, cầu gỗ, ván đóng thùng và
họp đựng nữ trang.
- Sử dụng trong xây dựng
nhà, đóng thuyền, đóng thùng,
dụng cụ cho ngành nông
nghiệp và nội thất.
2 Gỗ gõ đỏ, gỗ gụ - gỗ cứng, có cấu trúc vân đẹp
- độ bền cao
Sử dụng trong sản xuất nội
thất có tính mỹ thuật cao.
~ 11 ~

2.2: Quy trình công nghệ:
Công ty TNHH thương mại tổng hơp Điệp Dương trạng bị đầy đủ những thiết bị
và phương tiện tiên tiến hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 1: Trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương
STT Tên thiết bị Số lượng Chất lượng Thuộc sở hữu
I Thiết bị sản xuất
1 Máy dọc gỗ 01 Công suất 40m
3
/ngày Công ty
2 Máy xẻ CD 02 Công suất 12m
3
/ngày Công ty
3 Lò hơi 01 Công suất 40m
3
/ngày Công ty
4 Hầm sấy 04 Công suất 40m
3
/ngày Công ty
5 Xe nâng 03
II Thiết bị đo lường
1 Thước kẹp 0,001mm Công ty
2 Cân 0,01g Công ty
III Phương tiện giao
thông
1 Xe tải Kia 04 1,4 tấn Công ty
2 Xe tải Hino 01 6,4 tấn Công ty
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
2.3: Nhà cung cấp:
Điệp Dương có rất nhiều nhà cung cấp cả ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài

với nguồn cung khá dồi dào và ổn định. Đối với sản phẩm gỗ tự nhiên, Công ty nhập
khẩu trực tiếp từ châu Âu, Canada và Lào với nhiều chủng loại nhằm đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Đối với các sản phẩm gỗ nhân tạo và gỗ dán, ván khuôn ,
Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu và các sản phẩm chủ yếu từ miền Trung, Tây
Nguyên Việt Nam và Trung Quốc.
2.4: Khách hàng:
Khách hàng của Điệp Dương rất đa dạng từ các nhà thầu, các nhà máy sản xuất
nội thất đến những nhà môi giới trung gian. Gần đây, để thúc đẩy nhóm khách hàng
tiềm năng, Công ty đã mở một số đại lý bán lẻ quanh địa bàn Hà Nội. Hầu hết khách
hàng của Công ty đến từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, ….
Bên cạnh đó, Công ty cũng có những khách hàng đến từ các khu vực miền Trung và
miền Nam như Đà Nẵng.
~ 12 ~
2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và
tổng hợp Điệp Dương trong năm 2012 và năm 2013
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012
1.Doanh thu thuần 64.476.390.522 60.230.454.789
Tỷ lệ % 100,0 100,0
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0
Tỉ lệ % 0,0 0,0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 64.476.390.522 60.230.454.789
Tỉ lệ (%) 100,0 100,0
4. Giá vốn hàng bán 56.425.668.508 54.337.216.400
Tỉ lệ (%) 87,5 90,2
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.050.722.014 5.893.238.389
Tỉ lệ (%) 12,5 9,8
6. Doanh thu hoạt động tài chính 6.182.400 7.917.700
Tỉ lệ (%) 0,0095 0,013

7. Chi phí tài chính 3.644.482.768 916.462.412
Tỉ lệ (%) 5,6 1,5
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.578.427.962 2.858.905.492
Tỉ lệ (%) 2,4 4,7
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.833.993.684 2.125.842.185
Tỉ lệ (%) 4,4 3,5
10. Thu nhập khác 154.545.454 434.366.114
Tỉ lệ (%) 0,2 0,7
11. Chi phí khác 198.085.066 196.054.000
Tỉ lệ (%) 0,3 0,3
12. Lợi nhuận khác (43.539.612) 238.312.114
Tỉ lệ (%) (0,07) 0,4
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.790.454.072 2.364.154.299
Tỉ lệ (%) 4,3 3,9
14. Chi phí thế thu nhập doanh nghiệp 703.345.433 591.038.575
Tỉ lệ (%) 1,09 1,0
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập 2.087.108.639 1.773.115.724
Tỉ lệ (%) 3,2 2,9
Nguồn: Phòng kế toán
Qua số liệu trên ta thấy về chỉ tiêu lợi nhuận hằng năm của công ty có xu hướng
tăng dần. Nguyên nhân do dây chuyền sản xuất được cải tiến, các trang thiết bị được
thay mới, tay nghề đội ngũ công nhân viên ngày càng cao, số lao động bình quân trong
năm cũng tăng lên kết hợp với việc nghiên cứu sâu về thị hiếu của thị trường trong và
ngoài nước, công ty đã vạch ra những chiến lược kinh doanh hợp lí, phù hợp với khả
~ 13 ~
năng sản xuất cuả công ty cũng như đáp ứng đủ nhu cầu mua của thị trường. Nhìn
chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là có hiệu quả, không xảy ra tình
trạng thua lỗ.
~ 14 ~
PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP ĐIỆP DƯƠNG
3.1: Cơ hội và thách thức cho ngành gỗ Việt Nam hiện nay
3.1.1: Những cơ hội lớn:
Theo báo cáo của Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương, năm 2013 kim ngạch
xuất khẩu đồ gỗ đạt mức 5,7 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2012, nếu cộng cả đồ gỗ
mỹ nghệ, đồ gỗ song, mây, tre thì kim ngạch xuất khẩu năm 2013 của ngành đạt xấp xỉ
6 tỉ USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ dự kiến đạt 6,5 tỷ USD, hàng thủ
công mỹ nghệ ước đạt trên 2 tỷ USD. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, việc tiêu thụ
đồ gỗ, nội thất trong nước trong 5 năm gần đây cũng được đẩy mạnh với doanh thu
tiêu thụ thường xuyên đạt mức 2,5 tỷ USD.
Thị trường tiêu thụ đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay có rất nhiều tiềm
năng. Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 150 tỷ USD cho đồ gỗ và mỹ nghệ, riêng thị
trường Mỹ tiêu thụ khoảng 40 tỷ USD, Nhật Bản tiêu thụ 13 tỷ USD và Đức là thị
trường lớn nhất khối EU với khoảng 9 tỷ USD. Cùng với đó nhu cầu về tiêu dùng đồ
gỗ trên thị trường nội địa ngày càng tăng, bình quân tiêu dùng đồ gỗ thị trường nội địa
trong 5 năm gần đây chiếm khoảng 40% tổng giá trị thương mại của đồ gỗ Việt Nam,
với giá trị khoảng 2,25 tỷ USD. Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ tham gia thị trường nội địa là:
40% cho công trình xây dựng, 60% cho tiêu dùng của dân cư.
Hiện cả nước có khoảng 3.000 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ trong đó vùng
Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ 59,7% còn lại là doanh nghiệp thuộc các tỉnh Tây Nguyên,
Bình Định, Quảng Ngãi. Trong đó, trên 90% tổng số doanh nghiệp quy mô nhỏ và
vừa, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 10% về số lượng nhưng chiếm
đến 35% về kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 6 thế giới về
xuất khẩu sản phẩm gỗ, thứ 2 châu Á sau Trung Quốc và thứ nhất khu vực Đông Nam
Á. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện có mức tăng trưởng trung bình trên 15%/năm.
Thị trường ngày càng được mở rộng với 120 nước trong đó thị trường châu Âu, Bắc
Mỹ, Nhật (chiếm gần 80% tổng kim ngạch).
“Do suy thoái thị trường châu Âu nên nhiều nhà máy chế biến gỗ trên thế giới tại
Ý, Đức, Mỹ phải đóng cửa, sản phẩm gỗ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá.
Đây chính là cơ hội cho xuất khẩu gỗ Việt Nam. Cùng với đó, khi Hiệp định Đối tác

~ 15 ~
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết thuế suất cắt giảm sẽ
mở ra nhiều cơ hội cho đồ gỗ của Việt Nam thâm nhập các quốc gia trong TPP”, ông
Doãn Anh Tuấn nhận định.
3.1.2: Hạn chế của gỗ Việt:
Mặc dù ngành sản xuất đồ gỗ nói chung và đồ gỗ mỹ nghệ nói riêng đã có sự
phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng lợi
nhuận và giá trị gia tăng của sản phẩm đồ gỗ chưa cao do chi phí đầu vào ở trong nước
tăng mạnh, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu là nhập khẩu, giá trị gia
tăng của sản phẩm xuất khẩu thấp. Trên thực tế 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong
nước đang thuộc về các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nội chỉ chiếm 20%, do đó tại
thị trường trong nước, ngành gỗ Việt Nam lại đang bị lấn át bởi sản phẩm đồ gỗ nhập
khẩu hoặc sản phẩm sản xuất theo mẫu mã từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ có quy mô vừa và nhỏ, sản xuất với quy mô gia đình, vốn ít nên rất nhạy cảm với
sự thay đổi của thị trường và kinh tế vĩ mô. Chi phí đầu vào trong sản xuất tăng nhanh,
lãi vẫn còn cao, việc tiếp cận vốn vay của các Ngân hàng còn nhiều khó khăn.
Năng suất lao động thấp, trung bình một nhân công Việt Nam sản xuất được 1,9
sản phẩm ghế/ngày so với 4,5 sản phẩm ghế/ngày của Trung Quốc. Nguồn nguyên liệu
cho ngành gỗ xuất khẩu đang thiếu trầm trọng, hàng năm phải nhập 80% gỗ nguyên
liệu, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với Đạo
luật Lacey kiểm soát nguồn gốc gỗ nguyên liệu của Mỹ và các Luật Flegt, VTA, FSC
của EU.
Để khắc phục những tồn tại của ngành gỗ, cần xây dựng quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp chế biến gỗ và vùng nguyên liệu để làm căn cứ cho các doanh
nghiệp có định hướng trong đầu tư phát triển. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp, làng nghề, hộ gia đình chế biến gỗ được tiếp cận với nguồn vốn vay để
đầu tư thiết bị hiện đại và đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh
doanh. Có biện pháp để giảm chi phí cho các doanh nghiệp nhất là điện, nước, vận tải
và phí xuất nhập khẩu

Đối với các doanh nghiệp gỗ cần chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm để
người tiêu dùng biết tới, đồng thời tạo ra được những sản phẩm có thiết kế phù hợp thị
~ 16 ~
hiếu thị trường. Đẩy mạnh việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, xây
dựng hệ thống phân phối để tiêu thụ sản phẩm.
3.2: Phân tích mô hình SWOT của Công ty TNHH thương mại tổng hợp
Điệp Dương:
Bằng việc nhận định những nguồn lực bên trong và những cơ hội và thách thức
bên ngoài, Mô hình SWOT của Công ty được hình thành. Mô hình SWOT được tạo
thành từ 4 nhân tố: Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội và Thách Thức. Thông qua mô
hình SWOT, Công ty sẽ nhận thức rõ được các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của mình.
Một mô hình SWOT hiệu quả là có thể giúp công ty biết cách tiến vào thị trường
một cách nhanh thuận lợi. Nhờ có những phân tích đúng đắn trong mô hình SWOT
của mình mà Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương đã có được những
định hướng đúng đắn cho việc kinh doanh của mình.
~ 17 ~
Bảng 3: Mô hình SWOT của Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp
Dương
Điểm mạnh:
Công ty đã có danh tiếng trên thị trường
Sản phẩm đa dạng và chất lượng cao
Sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến
hiện đại
Sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thẩm
mỹ trong xây dựng, tiết kiệm chi phí
cho người sử dụng và có tuổi thọ kéo
dài
Giá cả sản phẩm cạnh tranh
Lực lượng lao động có chất lượng tốt và

tay nghề cao
Điểm yếu:
Giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu
cao đẩy giá sản phẩm cao hơn.
Xúc tiến thương mại còn chưa được chú
trọng
Marketing B2B và B2C chưa hiệu quả
Cơ hội:
Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam
ngày càng nhanh
Mức sống của người Việt ngày càng cao
Nhu cầu về nhà ở và xây dựng đang
tăng lên
Có nhiều thị trường giàu tiềm năng
Thách thức:
Khủng hoảng kinh tế
Sản phẩm thay thế và gia nhập tiềm
năng
- Lạm phát ảnh hưởng đến khả năng
nhập khẩu
• S-O: Công ty nên đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới dể khẳng định
vị trí ở thị trường trong nước và thâm nhập vào thị trường quốc tế.
• W-O: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng cáo sản phẩm để
thu hút khách hàng và phát triển thị phần.
• S-T: Dựa vào lợi thế và danh tiếng trên thị trường để tạo tính cạnh tranh cao
cho thương hiệu và sản phẩm của Công ty.
• Based on the advantage and reputation in the market to create high
competitiveness for the company's brand and products
3.3: Những vấn đề tồn tại:
3.3.1: Quản lý nguồn nhân lực:

~ 18 ~
Cơ cấu tổ chức và quản lý nguồn nhân lực của công ty vẫn chưa được vững vàng.
Việc tuyển dụng người lao động đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn
đề tìm kiếm nhân viên cho bộ phận marketing và quản lý. Cơ chế tiền lương và tiền
thưởng vẫn còn bị hạn chế, thiếu tính khuyến khích, thúc đẩy tinh thần làm việc cho
nhân viên.Vì vậy, Công ty chưa đủ sức hút với nguồn nhân lực có chất lượng cao và
khó giữ được nhân viên tài năng ở lại lâu dài.
Bên cạnh đó, cách sắp xếp quản lý nhân sự chưa khoa học, dẫn đến nhân viên ở
một số bộ phận còn phải đảm nhận nhiều công việc chồng chéo nhau nhất là ở phòng
hành chính – nhân sự và phòng kinh doanh.
3.3.2: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất:
Công ty có trụ sở ở cách xa thành phố Hà Nội hơn 17 km và chỉ có một chi
nhánh ở Phương Trạch, Đông Anh, điều này gây cản trở và giảm cơ hội cho khách
hàng trong nội thành tìm đến Công ty.
Hệ thống phương tiện vận tải cũng chưa đủ để đáp ứng với nhu cầu vận chuyển
hàng hóa của khách hàng. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất là một trong những nhân tố
quan trọng gây dựng nên hình ảnh và uy tín của Công ty đối với khách hàng, vì vậy
Công ty cần nhanh chóng khắc phục những thiếu sót này.
3.3.3: Hoạt động Marketing:
Hoạt động marketing chưa đủ mạnh và xứng tầm vs quy mô sản xuất của Công
ty. Bên cạnh đó, lực lượng xúc tiến quảng cáo và tiếp thị trực tiếp đã không được phân
công làm việc rõ ràng và cụ thể. Vì vậy nó gây ra sự trùng lặp trong công việc. Do đó,
một nhân viên phải làm rất nhiều công việc và thực hiện các chức năng khác nhau, làm
giảm năng suất và hiệu quả. Công ty cũng chưa thực sự đầu tư mạnh vào marketing
truyền thông để quảng bá rộng hơn tên tuổi của mình đến với khách hàng. Khách hàng
biết đến Công ty hầu hết là do truyền miệng.
3.3.4: Hoạt động của Chi nhánh:
Cách thức tổ chức kinh doanh và quản lý của Chi nhánh tại Phương Trạch, Đông
Anh chưa đạt hiệu quả cao. Cách tổ chức quản lý chưa khoa học và giá cả sản phẩm
không đủ sức cạnh tranh với những Công ty trong khu vực. Chi nhánh không thu hút

được nhiều khách hàng. Thậm chí những tháng gần đây, doanh thu của Chi nhánh còn
~ 19 ~
giảm đi đáng kể do lượng khách hàng giảm dần. Mặc dù công ty đã thực hiện một số
nỗ lực để giải quyết những vấn đề này, nhưng kết quả vẫn không đạt yêu cầu. Đây là
một trong những yếu tố chính tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận
của công ty.
3.3.5: Việc sử dụng tiếng Anh trong Công ty:
Bên cạnh việc phân phối sản phẩm ở thị trường trong nước, thì hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa của Công ty cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Vì thế, việc sử dụng tiếng
Anh trong giao dịch diễn ra khá nhiều vì có nhiều nghiệp vụ tiếp xúc với khách hàng
và đối tác ngoại quốc đến từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hà Lan, Mỹ,…
Cụ thể, phòng kinh doanh là bộ phận chính của công ty sử dụng tiếng Anh để
giao tiếp, đàm phán, và ký kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên,
việc sử dụng tiếng Anh trong hai bộ phận này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của
côngviệc. Tiếng Anh không thường xuyên được sử dụng trong công ty. Các nhân viên
chỉ sử dụng tiếng Anh trong giao dịch quan trọng với các đối tác nước ngoài. Do đó,
đôi khi còn tồn tại sự nhầm lẫn và cản trở các cuộc đàm phán vì thiếu sự lưu loát và
trôi chảy trong việc sử dụng tiếng Anh. Thêm vào đó, có rất nhiều tài liệu và các hợp
đồng liên quan đến các đối tác nước ngoài luôn phải thông qua biên dịch viên và ban
giám đốc để đảm bảo độ chính xác, tránh nhầm lẫn, sai lầm đáng tiếc và việc thiếu
thành thạo trong sử dụng tiếng Anh khiến cho các thủ tục, giấy tờ trở nên phức tạp, rắc
rối và tốn nhiều thời gian, tiền bạc của Công ty.
3.4: Đề xuất biện pháp khắc phục:
3.4.1: Cải thiện việc tuyển dụng nguồn nhân lực và đào tạo:
Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao, và trình độ rất quan trọng, quyết định
sự tồn tại và thành công trong các dịch vụ hậu cần. Công ty cần tổ chức các lớp đào
tạo cho nhân viên mới. Từ đó, nhân viên có thể nâng cao kỹ năng và trình độ của họ.
Hơn nữa, Công ty nên hỗ trợ một số nhân viên xuất sắc tham gia các khóa đào tạo
được tổ chức tại các nước phát triển và các công ty nước ngoài nơi có trình độ tiên tiến
về kinh doanh, marketing.

3.4.2: Cải thiện cách thức quản lý nhân sự của Công ty:
~ 20 ~
Để tổ chức quản lý nhân viên một cách khoa học và thay đổi cách sắp xếp truyền
thống không phải là đơn giản. Tuy nhiên đây là việc quan trọng và hết sức cần thiết để
Công ty có thể hoạt động thông suốt, kinh tế và hiệu quả. Ban giám đốc và quản lý các
bộ phận cần phải cùng họp lại để đưa ra những chiến lược quản lý lâu dài và từng
bước một áp dụng chiến lược vào trong hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty
cũng nên thu thập, lăng snghe ý kiến đóng góp của những nhân viên ưu tú, nhiệt huyết
trong Công ty.
3.4.3: Nâng cao khả năng cạnh tranh của Điệp Dương bằng việc mở rộng thị
trường:
Mở rộng thị trường hiện nay vẫn còn là một vấn đề khó khăn đối với Công ty bởi
nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong một vài năm gần đây, nền kinh tế thế giới
đã có cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Ngành công nghiệp cũng đã gặp khá nhiều khó
khăn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu và vận
chuyển hàng hóa giao nhận cũng đã có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Công ty phải sử
dụng tất cả tiềm năng và nguồn lực để có thể đứng vững. Các doanh nghiệp cạnh tranh
với nhau từ các nguồn lao động chất lượng, danh tiếng, thương hiệu và giá cả của dịch
vụ. Tìm kiếm các hợp đồng xuất nhập khẩu mới trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Điệp Dương có một tiền đề vững chắc và một nền tảng khá tốt vì vậy nó cần phải
sử dụng tất cả lợi thế của mình để phát triển hơn nữa. Trong 10 năm qua, Công ty đã
gây dựng thương hiệu có uy tín trong thị trường gỗ một số nước Đông Nam Á như
Lào, Campuchia, Myanma và thị trường ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam Việt Nam…
Công ty có văn phòng đại diện chịu trách nhiệm giao dịch và đàm phán với các doanh
nghiệp ở các thị trường. Đây là một lợi thế lớn của Công ty, giúp Công ty dễ dàng tiếp
cận tất cả các thị trường cũ và mới. Trong khi các đối thủ cạnh tranh phải thực hiện
một mối quan hệ từ đầu, Công ty đã đi trước một bước. Công ty nên tận dụng lợi thế
của tất cả các mối quan hệ có sẵn để tìm kiếm nhiều hơn các hợp đồng kinh doanh.
3.4.4: Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất:
Trong những năm tới, Công ty cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ

tầng, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị, kho bãi để phục vụ các hoạt động
giao nhận và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng. Kế hoạch này có thể được thực
hiện như sau:
~ 21 ~
- Mở thêm một số chi nhánh ở các Quận lớn trong nội thành Hà Nội.
- Mua thêm xe tải và xe nâng đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng.
3.4.5: Cải thiện hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh:
Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh sẽ được cải thiện khi Chi nhánh thu hút được
nhiều khách hàng hơn. Để làm được điều đó, Chi nhánh cần tiến hành một số hoạt
động sau:
- Khảo sát, rà soát, phân tích thị trường khu vực một cách kỹ lượng. Phát hiện
thêm những khách hàng tiềm năng.
- Tìm cách cắt giảm chi phí và điều chỉnh giá sản phẩm thấp hơn, có lợi cho
khách hàng nhiều hơn để tăng tính cạnh tranh đối vs các cửa hàng, chi nhánh khác
trong khu vực.
3.4.6: Cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh trong Công ty:
Để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu, cải thiện
khả năng sử dụng tiếng Anh của nhân viên trong Công ty là một việc cần thiết. Công
ty cần mở lớp học tiếng Anh cho nhân viên hoặc gửi nhân viên đi học ở các trung tâm
để trau dồi, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh nhất là tiếng Anh chuyên ngành
kinh doanh – thương mại và kỹ năng đàm phán với khách hàng và đối tác ngoại quốc.
~ 22 ~
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Hiện nay, với những khó khăn của kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
trên thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nói chung và Công ty Điệp
Dương nói riêng cần xây dựng một chiến lược kinh doanh để xác định hướng dài hạn
và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp, cũng như lựa chọn cách thức và quá trình thực
hiện và phân bổ nguồn lực hạn chế của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu: khác
biệt sản phẩm, phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa kinh
doanh, v.v…

Vì những mục tiêu kể trên, việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của Công ty là
một mục tiêu thực tế và cần thiết để xây dựng một chiến lược kinh doanh cho công ty
đến năm 2020. Theo đó, nó góp phần cho Ban giám đốc có một cái nhìn tổng quan,
cách nghĩ đúng đắn trong xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cũng như đưa
ra các giải pháp cho việc thực hiện chiến lược, từ đó tiếp tục nâng cao khả năng cạnh
tranh của Công ty, xây dựng thương hiệu để trở thành một nhà tiên phong hàng đầu
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gỗ tại Việt Nam.
~ 23 ~
NGUỒN THAM KHẢO
1. Hồ sơ năng lực Công ty TNHH thương mại tổng hợp Điệp Dương (2/2014)
2. Báo cáo Hội thảo Kinh tế Việt Nam và Triển vọng kinh doanh ngành gỗ 2014
3. Giáo trình Quản trị chiến lược của trường Đại học Thương Mại
~ 24 ~

×