Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa thương mai quốc tế tại công ty sản xuất phanh Nissin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.62 KB, 20 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT PHANH NISSIN VIỆT NAM
1
1.1. Thông tin chung về công ty 1
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1
1.4. Cơ cấu và đặc điểm của nguồn nhân lực 5
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY 6
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 7
2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm 7
2.2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 10
2 2.1. Hoạt động nhập khẩu 10
Bảng 2.2. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 2010-2012 10
Qua bảng trên ta thấy năm 2012 nhập khẩu nhiều nhất là phanh xe máy HONDA
với giá trị là 9,5 triệuUSD chiếm 47,5%, giảm so với năm 2011 và tăng so với năm
2010. Nhập khẩu thấp nhất là linh kiện xe máy ARAI với giá trị là 1,2 triệuUSD
chiếm 6% tổng giá trị, giảm so với năm 2011 và 2010 10
2.2.2. Hoạt động xuất khẩu 10
Bảng 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt
Nam 10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
12
3.1. Những thành công đã đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của của
công ty 12
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT PHANH NISSIN VIỆT NAM


1
1.1. Thông tin chung về công ty 1
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1
1.4. Cơ cấu và đặc điểm của nguồn nhân lực 5
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY 6
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 7
2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm 7
2.2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty 10
2 2.1. Hoạt động nhập khẩu 10
Bảng 2.2. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 2010-2012 10
Qua bảng trên ta thấy năm 2012 nhập khẩu nhiều nhất là phanh xe máy HONDA
với giá trị là 9,5 triệuUSD chiếm 47,5%, giảm so với năm 2011 và tăng so với năm
2010. Nhập khẩu thấp nhất là linh kiện xe máy ARAI với giá trị là 1,2 triệuUSD
chiếm 6% tổng giá trị, giảm so với năm 2011 và 2010 10
2.2.2. Hoạt động xuất khẩu 10
Bảng 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt
Nam 10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
12
3.1. Những thành công đã đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của của
công ty 12
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
`
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND: ủy ban nhân dân
HĐLĐ: hợp đồng lao động

XK: Xuất khẩu
ATLĐ: An toàn lao động
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đất nước ta đang
chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp, nhỏ lẻ sang nền kinh tế nhiều thành phần,
một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhất là giai đoạn hiện
nay khi gia nhập WTO thì vấn đề nâng cao năng lực sản xuất trong nước và thu
hút vốn đầu tư nước ngoài đang được đặt lên hàng đầu trong kim chỉ nam phát
triển kinh tế đất nước.
Trong thời gian qua xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy em đã chọn công ty sản xuất
phanh Nissin là công ty 100% vốn của Nhật Bản, thuộc tập đoàn Nissin Kygyo
Nhật Bản, nằm trên địa bàn xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc thực hiện
các hoạt động xuất nhập khẩu để tìm hiểu rõ tầm quan trọng đó.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên trong báo cáo này không
tránh khỏi những sai sót em rất mong nhận được những đóng góp để hoàn thiện
hơn nữa ở khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Quốc Tiến, Ban giám đốc
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ e hoàn thiện báo cáo này.
Trong báo cáo này với thời gian thực tập 4 tuần thì em chỉ xin giới
thiệu tổng hợp về công ty qua 3 chương bao gồm:
Chương I: Tổng quan về công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam.
Chương II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương III: Một số vấn đề tồn tại và đề xuất vấn đề nghiên cứu.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT PHANH NISSIN VIỆT
NAM
1.1. Thông tin chung về công ty.
Công ty Sản xuất Phanh Nissin Việt nam (“Nissin Việt nam”), là một công ty
100% vốn nước ngoài có trụ sở tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tên Doanh Nghiệp: Công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam
Mã số thuế: 2500150617
Giấy chứng nhận đầu tư số: 19102300016 ngày 22 tháng 5 năm 2009 thay
thế cho Giấy phép đầu tư số 1710/GP ngày 19 tháng 10 năm 1996. Với mục tiêu
hoạt động chính là sản xuất và lắp ráp hệ thống phanh xe máy, phanh ô tô và phụ
tùng ô tô, xe máy.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam được thành lập vào tháng 10 năm
1996( theo giấy phép của Bộ Kế hoạch và đầu tư số 1710/GP ngày 19 tháng 10 năm
1996) với tổng diện tích là 118.520 m
2
trong đó kiến trúc diện tích là 18.280 m
2
.
Sau một thời gian ổn đinh tổ chức công ty bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng
7/1997.
Công ty sản xuất công ty phanh Nissin Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước
ngoài (trong đó Nissin Kogyo Japan đóng 75 % và Nissin Brake 25%). Tổng giám
đốc là ông: TAKAO IWAI người Nhật Bản. Đến năm 2006 doanh nghiệp tiến hành
mở rộng sản xuất mở rộng xưởng gia công xuất khẩu với việc tăng thêm 3 tổ sản
xuất trong bộ phận này. Điều này đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn nhân lực so
với ban đầu khi mới thành lập chỉ có 589 người thì tính đến tháng 12 năm 2007 số
lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã là 1.169 người trong đó có 8 vị là
người Nhật Bản. Cho đến nay sau 17 năm xây dựng trưởng thành và phát triển mặc

dù đã gặp không ít khó khăn nhưng công ty luôn đổi mới dây truyền thiết bị kỹ
thuật hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty NISSIN đã góp một vị trí quan trọng trong sự phát triển của hệ thống các
công ty liên doanh tại Việt Nam. Hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Năm 2006 Công ty được UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng bằng khen Doanh
nghiệp tiêu biểu.
Hiện nay công ty đang mạnh dạn đầu tư xây dựng trang thiết bị từng bước
đổi mới nâng cao tay nghề cho công nhân viên công ty bằng cách cho đi đào tạo
nghề tại Nhật Bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cải
thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Cùng với sự phát triển đi lên của nên kinh tế không nằm ngoài guồng quay
đó công ty đã không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên
thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
2
Hội đồng quản trị
T.Giám đốc
P. Giám đốc kỹ
thuật
P.Giám đốc sản xuất
kinh doanh
Phòng
Kinh
doanh
Phòng

quản lý
sản xuất
Phòng
Hành
chính
nhân sự
Phòng
Kế toán
tài chính
Phòng
Kỹ thuật
Văn phòng xưởng
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Hội đồng quản trị: là 1 bộ phận đứng đầu công ty có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích và quyền lợi của công ty. Có nhiệm
vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư tài chính của công ty, bổ
nhiệm, miễn nhiêm, cách chức Tổng và các phó giám đốc.
T.Giám đốc công ty: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đứng đầu bộ
máy của công ty có năng lực tổ chức và chỉ đạo, phụ trách chung có quyền điều
hành toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
P. Giám đốc sản xuất kinh doanh: chỉ đạo điều hành các phòng ban, phân
xưởng sản xuất, có liên quan trong việc thực hiện mua sắm các thiết bị, nguyên vật
liệu vật dụng khác( gọi chung là vật tư phụ tùng) phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
công tác bán các sản phẩm mà công ty sản xuất, tổ chức thực hiện bán hàng, thực
hiện một số công việc do tổng giám đốc giao. Báo cáo tổng giám đốc xem xét giải
quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình không giải quyết được.
Phó giám đốc kỹ thuật: chỉ đạo điều hành các phòng ban đơn vị nhằm tạo ra
sản phẩm ngày càng phát triển về cả số lượng và chất lượng, giải quyết các hoạt
động sản xuất trong công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo về kỹ thuật quy trình công

nghệ đảm bảo hoạt động của các loại máy móc thiết bị. Báo cáo giám đốc xem xét
giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình không giải quyết được.
a. Phòng tổ chức hành chính nhân sự:
Có chức năng quản lý nguồn nhân lực, quản lý lao động tại công ty, thực hiện
đúng theo quy định của pháp luật lao động và những quy định của nhà nước về lao động,
thực hiện chức năng xây dựng quản lý và giám sát về việc tổ chức, tuyển mộ tuyển dụng,
các kế hoạch về đào tạo nhân sự, quản lý phát triển nguồn nhân lực, chính sách về lao
động, tiền lương tiền thưởng, quan hệ lao động và quản lý các thông tin về nhân sự, thi
đua khen thưởng, các chế độ đối với người lao động.
Quản lý công văn giấy tờ, tài liệu thuộc hành chính, thủ tục đơn thuần, quản
lý sử dụng tài sản cố định, điện thoại, thiết bị văn phòng, cấp phát vật dụng cần thiết
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
cho nhân viên, đăng ký làm hộ chiếu, visa xuất nhập cảnh cho các chuyên gia người
nước ngoài và cán bộ, công nhân viên được cử đi học tập ở nước ngoài.
Bên cạnh đó có nhiệm vụ tổ chức mặt đời sống và sinh hoạt cho cán bộ công
nhân viên toàn công ty, tham gia ý kiến cho giám đốc về mặt tổ chức, đồng thời có
nhiệm vụ không ngừng đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ công nhân kỹ thuật
b. Phòng tài chính kế toán:
Quản lý tài sản, vốn, lập các kế hoạch tài chính (ngắn hạn, dài hạn, trung
hạn) tổ chức theo dõi hạch toán và quyết toán hàng tháng quý năm cho công ty;
Kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ, phục vụ
cho công việc hạch toán lên báo cáo đảm bảo chính xác; Tổ chức hạch toán toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của công ty và đúng pháp luật.
Theo dõi tình hình tài chính của công ty từ đó phân tích, tổng hợp báo cáo
với giám đốc, giúp các phòng ban khác trong công ty.
c. Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ khai thác, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn khách hàng
để ký kết các hợp đồng kinh tế lập và kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh của

tháng, quý, năm, điều động sản xuất các phân xưởng, tổng hợp, cân đối vật tư, xây
dựng định mức nguyên vật liệu.
Phòng kinh doanh phụ trách mảng xuất, nhập khẩu các nguyên vật liệu phục
vụ quá trình sả xuất.
d. Phòng Quản lý sản xuât:
Có nhiệm vụ lập kế hoach sản xuất theo từng tháng, quý, năm lập kế hoạch
dài hạn 3-5 năm, sản xuất kinh doanh của công ty và các phòng sản xuất, khi có
những mặt hàng khách hàng yêu cầu phòng quản lý sản xuất phải bố trí cho phân
xưởng sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng lập kế hoạch và có kế
hoạch thực hiện.
e. Phòng kỹ thuật:
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Nghiên cứu, thiết kế nâng cao chất lượng sản phẩm mới, xây dựng quy trình
công nghệ chế tạo sản phẩm,
Lưu trữ hồ sơ các loại máy móc thiết bị cho phân xưởng sản xuất,kiểm công
tác an toàn của máy móc thiết bị. Đồng thời,hướng dẫn người huấn luyện kỹ thuật an
toàn cho lao động, công nhân sản xuất và tham mưu cho giám đốc về vấn đề chất
lượng sản phẩm, thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm đặt ngoài. Tổ chức đi khảo
sát các đơn vị đã mua hàng cảu công ty để nắm ý kiến phản ánh về chất lượng lưu
trữ các ý kiến đó bằng sơ đồ để giải quyết. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm khắc
phục ngăn ngừa cải tiến nâng cao chất lượng.
f. Văn phòng xưởng.
Tổ chức thực hiện sản xuất làm đúng các quy trình công nghệ, đảm bảo chất
lượng sản phẩm; Điều hành sản xuất; Đảm bảo các quy định về an toàn lao động, vệ
sinh công nghiệp các nội quy, quy chế vận hành máy móc thiết bị; Hướng dẫn quá
trình vận hành máy móc thiết bị; Kiểm tra việc vận hành máy móc thiết bị và sử
dụng nguyên vật liệu; Lập kế hoạch bổ sung thiết bị máy móc;Lập kế hoạch bảo
dưỡng máy móc thiết bị trong xưởng; Quản lý việc sử dụng máy móc thiết bị trong

xưởng; Giải quyết các vướng mắc trong sản xuất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm, các biện pháp khắc phục thực hiện cải tổ sản xuất.
1.4. Cơ cấu và đặc điểm của nguồn nhân lực.
Cơ cấu lao động hiện tại: Tổng số lao động: 1169 lao động ( nữ: 185 lao
động). Trong đó:
Lãnh đạo và chuyên gia là người nước ngoài: 8 người.
Lãnh đạo(quản lý): 22 người
Lao động gián tiếp: 148 người
Lao động trực tiếp sản xuất: 991 người
Khác với các liên doanh khác thường được thành lập từ bộ khung có sẵn của
bên Việt Nam, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty NISSIN được xây dựng
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
hoàn toàn mới trên cơ sở thi tuyển tự do, công khai và hết sức công bằng. Do vậy
đội ngũ nhân viên của công ty nhìn chung có trình độ và năng lực thực sự, đặc biệt
là rất trẻ với độ tuổi trung bình là 22 đối với công nhân và 26 đối với kỹ sư và nhân
viên văn phòng.
Bảng1.1 : Cơ cấu lao động, giới tính, theo trình độ chuyên môn và loại hợp
đồng.
Chỉ tiêu
Tổng số Nam Nữ
Số LĐ % Số LĐ % Số LĐ %
1. Phân theo trình độ 1169 100 984 84,2 185 15,8
- Đại học, cao đẳng 65 5,6 45 69,2 20 30,3
- Trung cấp 117 10 86 73,5 31 26,5
- TN các trường dạy
nghề
350 30 320 91,4 30 8,6
- Tốt nghiệp phổ

thông
637 54,4 533 83,7 104 16,3
2. Phân theo loại hợp
HĐLĐ
1169 100 984 84,2 185 15,8
- HĐLĐ < 2 năm 247 21,1 200 80,9 47 19,1
- HĐLĐ từ 2 đến 3
năm
272 23,3 217 79,8 55 20,2
- HĐLĐ> 3 năm 650 55,6 567 87,2 83 12,8
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty.
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy trình độ của cán bộ vẫn còn hạn chế. tỷ lệ
lao động tốt nghiệp phổ thông chưa qua đào tạo khá cao chiếm 54,4 %, ngược lại
cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng còn khiêm tốn chỉ có 5,6 %. Tỷ trọng lao
động nữ đạt 15,8 % là hợp lý vì doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là cơ khí nên tỷ lệ
lao động nam là phù hợp.
Ngoài ra ta thấy tỷ trọng HĐLĐ > 3 năm khá cao chiếm 55,6 % điều đó
chứng tỏ công ty đã có chính sách hợp lý nên tạo ra sự gắn bó của người lao động
với công ty.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
CÔNG TY.
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm chính của công ty là phanh dành cho xe máy gồm có phanh đĩa và
phanh cơ ngoài ra công ty còn mới mở rộng loại mặt hàng sản xuất mới là phanh ô
tô.
* Phanh đĩa( phanh dầu): được trang bị cho xe gắn máy nhằm tăng độ an toàn cho

người điều khiển.
- Cấu tạo: bao gồm đĩa phanh, má phanh, Piston, ống dầu, khay chứa dầu có
vạch báo dầu, tay phanh.
- Nguyên lý hoạt động: Hoạt động khép kín giữ các bộ phận với nhau, dùng
lực nén của dầu từ khay dầu có vạch qua ống dẫn xuống piston để tác động vào má
phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh.
- Đặc điểm: Piston được tráng xi mạ đặc biệt trên bề mặt rất láng có độ chính xác
cao, Phớt dầu làm bằng cao su đặc biệt không dò rỉ, má phanh không có tạp chất và chịu
lực mạnh, phanh đĩa cấu tạo bằng thép mặt phẳng được phay có độ chính xác cao.
* Phanh cơ ( thắng đùm):
- Cấu tạo: được cấu tạo đơn giản hơn gồm có cụm phanh, pannel, lò xo, diver
- Đặc điểm: bố thắng được làm bằng hợp chất amian, đùm xe là hợp kim
aluminu, chịu được nhiệt độ cao với vòng quay là 6500rpm.
Mỗi loại phanh đều có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau nhưng công ty luôn
kiểm tra đặc tính kỹ thuật và độ an toàn kỹ càng trước khi xuất xưởng, vì vậy sản
phẩm công ty luôn được khách hàng tin tưởng vào chất lượng điều đó đã tạo ra
được uy tín cho các sản phẩm phanh của NISSIN.
2.1.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
gần đây.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Bảng 2.1. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
stt Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
so sánh 2010/2009 so sánh 2011/2010
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1 Doanh thu bán
hàng
33.335.103.738 69.484.584.450 96.210.187.566 36.149.480.172 108,44 26.725.603.116 38,46
2 Tổng chi phí 26.329.554.918 50.548.791.789 68.157.250.000 24.219.236.871 91,98 17.608.458.211 34,83

3 Lợi nhuận
thuần
7.005.584.820 18.935.792.661 28.052.937.566 11.930.208.241 170,3 9.117.144.905 48,15
4 Lực lượng lao
động
620 922 1.169 302 48,7 247 26,78
5 Thu Nhập
BQ/ng/năm
13.204.764 14.459.244 16.800.000 1.254.480 9,5 2.340.756 16,18
6 Thu nhập
BQ/ng/tháng
1.100.397 1.204.937 1.400.000 104.540 9,5 195.063 16,18
7 vốn cố định 42.535.189.000 76.173.864.000 93.750.000.000 33.638.675.000 79,08 17.576.136.000 23,07
8 Vốn lưu động 54.297.850.000 63.229.700.000 79.230.000.000 9.001.850.000 16,58 15.930.300.000 25,17
Nguồn: Số liệu phòng tài chính kế toán công ty
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Nhận xét:
Qua bảng bảng trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
diễn ra có hiệu quả cao trong 3 năm liên tiếp
*Về doanh thu:
Năm 2010 tăng 108,44% tương ứng với 36.149.480.172 đồng so với năm 2009.
Năm 2011 tăng 48,1 % tương ứng với 9.117.144.905 đồng so với năm 2010. Kết quả này
cho thấy doanh thu của công ty tăng khá nhanh.
* Về Lợi nhuận:
Năm 2010 tăng 170,3 % tương ứng với 24.219.236.871 đồng so với năm 2009.
Năm 2011 tăng 48,1% tương ứng với 17.608.458.211 đồng so với 2010. Ở đây ta nhận
thấy là tỷ lệ tăng lợi nhuận tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của chi phí điều này đạt được là
do công ty đã áp dụng thành công các biện pháp tăng năng suất lao động thông qua việc

cải tiến trang thiết bị máy móc thiết bị máy móc thiết bị và hoàn chỉnh nâng cao tay nghề
cho đội ngũ lao động.
* Về vốn:
Cả vốn cố định và vốn lưu động đều tăng trong 3 năm liên tiếp. Đặc biệt là năm 2010
khi doanh nghiệp quyết định mở rộng tăng thêm 1 xưởng sản xuất đã làm cho vốn cố định của
công ty tăng 79.08 % tương ứng với 33.638.675.000 đồng và năm 2011 thì số vốn này cũng
tăng 23% tương ứng với17.576.136.000 đồng ta thấy vốn cố định của công ty lớn chứng tỏ
công ty chú trọng đến đầu tư công nghệ cho nên trình độ quản lý, kinh doanh của cán bộ ngày
càng cao, tay nghề công nhân ngày một giỏi.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
2.2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
2 2.1. Hoạt động nhập khẩu
Bảng 2.2. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu giai đoạn 2010-2012
Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm phanh xe các loại.
Đơn vị: triệuUSD
Năm
Mặt hàng
2010 2011 2012
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1- Phanh xe máy
SUZUKI
5,5 18,09 6 14,8 4,4 17
2- Linh kiện xe
ARAI
6,4 21,05 1,5 3,7 1,2 6
3-Phanh xe máy
YAMAHA
6,4 21,05 3,5 8,6 4,3 21,5

4-Phanh xe máy
HONDA
6,4 21,05 18,6 45,9 9,5 47,5
5- Phanh xe máy
KYB
12,1 49,81 10,9 27 1,6 8
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy năm 2012 nhập khẩu nhiều nhất là phanh xe máy HONDA với giá
trị là 9,5 triệuUSD chiếm 47,5%, giảm so với năm 2011 và tăng so với năm 2010.
Nhập khẩu thấp nhất là linh kiện xe máy ARAI với giá trị là 1,2 triệuUSD chiếm 6%
tổng giá trị, giảm so với năm 2011 và 2010.
Nhìn chung ta thấy các mặt hàng nhập khẩu năm 2012 của công ty có xu hướng giảm so
với 2 năm 2011, 2010. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế kéo dài, năm 2012 cơ cấu
lại ngành ngân hàng nên ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động nhập khẩu của công ty.
2.2.2. Hoạt động xuất khẩu
Bảng 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Đơn vị: triệuUSD
Tên nước
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Giá trị
XK
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
XK

Tỷ trọng
(%)
Giá trị
XK
Tỷ trọng
(%)
1. Nhật Bản 11,345 44,8 12,473
43,50
12,518
44,14
2. Philippin 5,671 22,39 6,157
21,47
6,359
22,42
3. Tây Ban
Nha
1,534 6,058 1,793
6,25
1,949
6,87
4. Brazil 1,235 4,87 1,491
5,20
1,518
5,35
5. Trung Quốc 1,125 4,44 1,197
4,17
1,206
4,25
6. Ấn Độ 1,145 4,542 1,984
6,92

1,395
4,92
7. Malaysia 3,268 12,9 3,578
12,49
3,414
12.05
Tổng cộng 25,323 100
28,673
100
28,359
100
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng số liệu tính toán trên ta thấy giá trị xuất khẩu năm 2012 lớn hon năm 2010 và
nhỏ hơn năm 2011cụ thể như sau:
Giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2012 tăng 1,173 triệuUSD so với năm
2010 và tăng 0,045 triệuUSD so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng năm 2011 là
0,36%, năm 2010 là 10,34%. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ lại nhỏ
hơn so với năm 2011 tương ứng giảm 0,589 triệu USD, tye lệ giảm 29,7% nguyên nhân
do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khó khăn chung của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến
tình hình kinh doanh của công ty. Và xuất khẩu sang thị trường Malaysia năm 2012 giảm
so với năm 2011 tương ứng giảm 0,164 triệu USD, tỷ lệ giảm 4,6% , nhưng lại tăng so
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
với năm 2010 là 0,146 triệuUSD tương ứng với tỷ lệ tăng 4,45%. Xuất khẩu sang các thị
trường khác nói chung trong năm 2012 đều tăng so với 2 năm còn lại.
So sánh tỷ trọng:
Tỷ trọng năm 2012 giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là lớn nhất đạt 44,14% trên
tổng giá trị xuất khẩu, so với năm 2011 tỷ trọng tăng 0,64%, so với năm 2010 lại giảm
0,66%.

Tỷ trọng sang thị trường Ấn Độ năm 2012 đạt 4,92% trên tổng giá trị xuất khẩu, tương
ứng giảm so với năm 2011 là 2%, tăng so với năm 2010 là 0,378%.
Tỷ trọng năm 2012 xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 12,05% trên tổng giá trị xuất
khẩu, tương ứng giảm so với năm 2011, 2010 lần lượt là 0,44% và 0,85%.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
3.1. Những thành công đã đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của của công ty
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Trong suốt 17 năm, Nissin đã không ngừng mở rộng sản xuất và hiện tại có 3 nhà
máy với gần 1500 công nhân. Công ty là nhà cung cấp các linh kiện phanh xe máy và ôtô
cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu, trong đó thị phần hàng nội địa chiếm tới 70%,
30% số lượng hàng còn lại xuất sang tập đoàn Nissin Kygyo Nhật Bản. Khách hàng nội
địa chủ yếu của Nissin chủ yếu là các công ty của Nhật Bản như Honda, Yamaha, Suzuki,
Vietnam Arai, trong đó hàng xuất cho Honda chiếm 50% tổng số hàng hóa cung cấp cho
thị trường nội địa. Trong thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng khủng hoảng tài chính kinh tế
toàn cầu nhưng Công ty vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2009-2010, doanh thu của công ty tăng trên 35%. Hàng
năm, công ty đạt sản lượng là 5 triệu sản phẩm, trong đó cung cấp linh kiện cho 1,7 triệu
xe máy của Honda và khoảng 730.000 xe của Yamaha. Sản phẩm của Nissin luôn giữ
vững và chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu.
Song song với việc phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh, công ty còn đặc
biệt chú trọng chăm lo và cải thiện đời sống của người lao động vì ”nguồn nhân lực là
yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty” theo Phó Tổng Giám đốc Kiyoshi
Sakashita. Tất cả các chế độ cho người lao động như: BHXH, BHYT, BHTN, tăng lương,
tiền thưởng, tiền tăng ca, chế độ trợ cấp độc hại cho từng vị trí công việc đều được Công
ty thực hiện đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Không những vậy, Công ty
còn dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề ATLĐ cho nhân viên. Các đội an toàn thường
xuyên, đôn đốc kiểm tra y thức thực hiện các quy định về ATLĐ của nhân viên trong

Công ty. Các khóa đào tạo về vệ sinh an toàn lao động luôn được công ty tổ chức một
cách nghiêm túc, riêng các công nhân mới vào làm tại công ty được đích thân Phó Tổng
Giám đốc đào tạo.
Nhìn chung, với những chiến lược kinh doanh vững vàng, những chính sách tốt
trong quản lý người lao động và sự cố gắng hết mình của Ban Giám đốc và của tất cả cán
bộ, nhân viên trong. Công ty, Nissin đang trở thành một mô hình doanh nghiệp kiểu mẫu,
gây được uy tín lớn đối với chính quyền địa phương và người lao động.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài khiến nhu cầu trong và ngoài nước
giảm. Việc Việt Nam đang lún sâu vào quỹ đạo điển hình của một nền kinh tế hàm chứa
rủi rô khủng hoảng ngân hang đi liền với rủi ro khủng hoảng tiền tệ gây ra khó khăn cho
doanh nghiệp nói chung và công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam nói riêng trong quá
trình nhập khẩu và xuất khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty còn chưa hoàn thiện. Việc chưa có một
quy trình hoàn thiện cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đã gây không ít khó khăn,
tốn kém chi phí và thời gian trong quá trình nhập, xuất hàng (không rõ ràng trong điều
khoản hợp đồng về điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, điều kiện bảo hành dẫn đến
những hiểu lầm của hai bên; thiếu sót khi làm thủ tục khai hải quan…) làm giảm đi đáng
kể hiệu quả hoạt động kinhdoanh của Công ty, cụ thể:
+ Sai sót trong quy trình mở L/C: Vấn đề khai báo không chính xác nội dung để
mở thư tín dụng khiến công ty tốn nhiều thời gian, chi phí chỉnh sửa các điều khoản, thủ
tục và làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của bên xuất khẩu.
+ Sai sót trong quá trình làm thủ tục hải quan: việc này cũng làm mất nhiều thời
gian của công ty, gia tăng chi phí và thời gian thực hiện hợp đồng.
Nguyên nhân:
- Do nhân viên của công ty chưa nắm bắt hết kiến thức về nghiệp vụ này, bộ phận
xuất khẩu của công ty còn thiếu nhiều nhân viên có trình độ, nên một số trường hợp hàng

hóa xuất khẩu bị chậm trễ trong khâu làm thủ tục gây ảnh hưởng đến việc giao hàng cho
phía đối tác.
- Các thủ tục hành chính trong đó có thủ tục hải quan ở nước ta còn phức tạp, nhiều
khâu rườm rà gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp.
3.3. Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa TMQT
Đề tài1: Tác động của khủng hoảng kinh tế tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty sản
xuất phanh NISSIN vào thị trường Nhật Bản.
Đề tài 2: Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu phanh xe máy sang thị
trường Nhật Bản của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền K45E4
15

×