Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo thực tâp tổng hợp khoa kinh doanh thương mại tại CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.15 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1
DANH TỪ BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ
2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG TRƯỜNG.
Công ty Cổ phần Hoàng được thành lập năm 2004, giấy chứng nhận kinh doanh
số 5700494258 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp với vốn điều lệ là 15 tỷ
đồng.
Tên công ty
• Tên đầy đủ : Công Ty cổ phần Hoàng Trường
Tên thương mại : Công Ty cổ phần Hoàng Trường
• Tên viết tắt : Hoang Truong JSC
• Tên tiếng anh : Hoang Truong Joint Stock Company
Trụ sở giao dịch
• Trụ sở giao dịch: Số 432 Trần Phú- Cẩm Phả - Quảng Ninh
• Điện thoại : 033. 3718586
• Fax : 033. 3718596
• Email :
• Tài khoản: Số TK: 1 0000 10701 tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)- Chi nhánh
Quảng Ninh
1.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty
1.1.1. Chức năng của công ty:
- Trực tiếp tham gia thi công bốc xúc san lấp mặt bằng các công trình.
- Trực tiếp nhập khẩu và nhận ủy thác nhập khẩu các mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị
khai thác mỏ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
- Trực tiếp sản xuất, cung cấp các mặt hàng thủy hải sản phục vụ nhu cầu chế biến và
tiêu dùng trong nước.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch phục vụ nhu cầu người dân.
1.1.1. Nhiệm vụ của công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất, kinh
doanh theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Công


Thương.
3
- Xây dựng các phương án kinh doanh, sản xuất và dịch vụ phát triển kế hoạch và mục
tiêu chiến lược của công ty.
- Xây dựng các chương trình đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ tốt,
năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Chấp hành luật pháp của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử
dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát
triển nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Đội thi công 1
Đội thi công 2
Đội thi công 3
Hội đồng quản trị
Quản đốc
Phó quản đốc
Tổ thi công 1
Tổ thi công 2
Tổ thi công 3
Tổ thi công 4
Tổ nghiệp vụ
Phòng kế toán
Phòng nhân sự
Đội thi công 4
4
Nguồn: Phòng tổ chức lao động

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình “trực tuyến chức năng”
kết hợp với cơ cấu tổ chức theo “ địa dư ” bao gồm: Ban lãnh đạo và các phòng ban
nghiệp vụ, tham mưu cho Giám Đốc theo chức năng của mình .Theo mô hình này, vừa
đảm bảo được mối quan hệ tham mưu giữa các bộ phận chức năng vừa đảm bảo được
việc quy kết trách nhiệm rõ ràng cho các bên liên quan theo mô hình trực tuyến; giữa
ban lãnh đạo công ty và các bộ phận phòng ban trong công ty luôn có quan hệ chức
năng và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
1.3. Nguồn lực của công ty
1.3.1. Nguồn nhân lực
Bảng 1: Cơ cấu cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo trình độ
5
(Đơn vị: người)
STT Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật Số lượng
Theo kinh nghiệm
>=5 năm >=3 năm
1 Đại học và trên đại học 29 20 9
2 Cao đẳng và trung cấp 13 08 05
Tổng cộng 42 28 14
Nguồn: Phòng tổ chức lao động
Bảng 2: Cơ cấu công nhân kỹ thuật
(Đơn vị: người)
STT Công nhân theo ngành nghề Số lượng
Bậc thợ
3/7 4/7 5/7 6/7 7/7
1 Công nhân lái xe tải và xe con 50 8 30 11 1
2 Công nhân khoan 03 03
3 Công nhân lái máy xúc, ủi, gạt 22 6 14 2
4 Công nhân điện 3 3
5 Ngành nghề khác 30 8 14 5 3
Tổng cộng 108 8 28 55 16 1

Nguồn: Phòng tổ chức lao động
6
Tổng lao động hiện có 150 người, bao gồm 42 cán bộ chuyên môn kĩ thuật và
108 công nhân kĩ thuật. Về cán bộ chuyên môn kĩ thuật, Công ty sở hữu một đội ngũ
cán bộ chuyên môn có trình độ cao, 69% có trình độ đại học và trên đại học và 31% ở
trình độ cao đẳng và trung cấp trong số đó 66,7% đã có kinh nghiệm làm việc trên 5
năm. Công nhân kĩ thuật đều có tay nghề, bậc thợ từ 3/7 trở lên.
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Bảng 3: Cơ cấu tài sản của Công ty
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Năm
2012
Năm
2013
Tổng tài sản Triệu đồng 10.106 17.427 26.122 41.188 71.423
Tài sản LĐ Triệu đồng 3.627 4.292 13.633 29.619 47.831
Tài sản CĐ Triệu đồng 6.479 13.135 12.489 11.569 23.592
Các chỉ tiêu
Tỉ lệ TSCĐ/TSLĐ 1,79 3.06 0.916 0.39 0.49
Tỉ lệ TSCĐ/∑TS 0.64 0.75 0.48 0.28 0.33
Tỉ lệ TSLĐ/∑TS 0.36 0.25 0.52 0.72 0.67
Chú thích: TSLĐ: Tài sản lưu động Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch
TSCĐ: Tài sản cố định
Tổng tài sản của công ty tăng đều và mạnh qua từng năm, dao động từ 52% đến
73%, điều này cho thấy trong 5 năm vừa qua, công ty luôn phát triển đầu tư, mở rộng
quy mô sản xuất. Năm 2013, tài sản tăng 30,24 tỉ tương ứng với 73,4%, điều này giải
thích cho việc công ty tăng cường đầu tư mạnh với việc giành được gói thầu san lấp trị
giá 151,6 tỉ với Công ty cổ phần than Cọc 6, đánh dấu được sự trưởng thành và lớn
mạnh của công ty.
Cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi: tỉ trọng tài sản cố định dao động giảm từ mức

cao 64-75% xuống còn 28-33%, tuy vậy tài sản cố định vẫn giữ ổn định và tăng vào
một số năm như 2010 với 6,6 tỉ và năm 2013 với 11,5 tỉ. Trong khi đó, tỉ trọng và
lượng tài sản lưu động đều và mạnh qua các năm. Điều này cho thấy công ty duy trì
hoạt động kinh doanh tốt, tích cực đầu tư vào những thời điểm quan trọng.
PHẦN II: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
2.1. Chế độ, chính sách, phương pháp quản lý nguồn lực
7
2.1.1. Quản lý nguồn vốn
Công tác tài chính của Công ty hiện đã bước sang giai đoạn mới về chất. Một
mặt đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động: Sản xuất, kinh doanh cả ngắn hạn, trung
và dài hạn. Mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn của công ty để
tăng lợi nhuận, có các biện pháp quản lý chặt tiền hàng, phòng chống rủi ro, xây dựng
lại quy chế tài chính cho phù hợp với những điều kiện mới của Công ty .
Công ty đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo bộ máy thực hiện chế độ quản lí tài
chính - kế toán chặt chẽ, từ chế độ mở sổ sách, ghi chép những chứng từ phát sinh,
theo dõi phát sinh công nợ đến công tác hạch toán kế toán đúng theo chế độ của Nhà
nước quy định. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc năm kế hoạch đều thanh quyết toán
kịp thời phản ánh trung thực đúng với thực tế và kết quả kinh doanh của Công ty, chưa
để thất thoát đến tiền vốn của doanh nghiệp, tài sản và hàng hóa đều được bảo vệ an
toàn, đảm bảo chất lượng, sử dụng tiền vốn có hiệu quả, thực hiện chi trả cổ tức và
trích lập quỹ doanh nghiệp bước đầu đã đảm bảo được quyền lợi chung cho doanh
nghiệp.
2.1.2. Chiến lược nguồn nhân lực
Hoàng Trường đặc biệt quan tâm và chú trọng đến nhân tố con người. Đội ngũ
cán bộ nhân viên của công ty không ngừng được trau dồi kiến thức và nâng cao trình
độ và năng lực chuyên môn. Những thành tựu mà Hoàng Trường đã đạt được hôm nay
có sự đóng góp hết mình của Ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên công ty.
2.1.2.1. Chính sách tuyển dụng và đào tạo
- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống quy chế của Công ty, đặc biệt Quy chế trả lương,
Quy chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ để sớm đưa vào thực hiện trên toàn hệ thống

nhằm giúp cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động chung
của Công ty được thông suốt, kịp thời, hiệu quả; Làm cơ sở để các đơn vị, phòng ban
trong Công ty thực hiện.
2.1.2.2. Chính sách lương thưởng và đãi ngộ
- Chính sách trả lương: Công ty trả tiền lương tháng cho người lao động theo 2 hình
thức: Lương sản phẩm cho những công việc có định mức cụ thể, lương thời gian trả
theo cấp bậc công việc của từng chức danh/công việc. Hàng năm, người lao động được
xét nâng bậc lương theo thang bảng lương. Thu nhập bình quân 3.3 triệu đồng/ người/
tháng.
- Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương thưởng đối với người lao động làm thêm giờ,
làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng
nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc,
8
độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đồng thời, công ty
cũng có những mức hỗ trợ tiền lương đối với các phòng ban, các công ty con khi đạt
hoặc vượt chỉ tiêu kinh doanh đề ra để khích lệ tinh thần các cán bộ CNV.
2.2. Về chính sách quản lí kinh tế - tài chính
Do xác định được công tác quản lí kinh tế - tài chính là một trong những nhiệm
vụ quan trọng đối với đơn vị hoạt động kinh doanh. Vì vậy trong suốt những năm qua
công ty đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo bộ máy thực hiện chế độ quản lí tài chính -
kế toán chặt chẽ, từ chế độ mở sổ sách, ghi chép những chứng từ phát sinh, theo dõi
phát sinh công nợ đến công tác hạch toán kế toán đúng theo chế độ của Nhà nước quy
định. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc năm kế hoạch đều thanh quyết toán kịp thời
phản ánh trung thực đúng với thực tế và kết quả kinh doanh của Công ty, chưa để thất
thoát đến tiền vốn của doanh nghiệp, tài sản và hàng hóa đều được bảo vệ an toàn,
đảm bảo chất lượng, sử dụng tiền vốn có hiệu quả, thực hiện chi trả cổ tức và trích lập
quỹ doanh nghiệp bước đầu đã đảm bảo được quyền lợi chung cho doanh nghiệp.
Về chính sách kinh tế, công ty đã và đang thực hiện tốt những công việc sau:
- Tổ chức tốt việc nắm bắt thông tin thị trường để có những quyết định đúng đắn trong
kinh doanh, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và người trực tiếp kinh doanh. Quan tâm

phát triển tổ chức bán buôn, coi trọng bán lẻ từ hàng thiết yếu tiêu dùng. hàng phục vụ
sản xuất nông nghiệp đến hàng hóa có giá trị cao, không ngừng nâng cao uy tín doanh
nghiệp, tuyệt đối không kinh doanh hàng giả, hàng kém, mất phảm chất và những mặt
hàng nhà nước cấm kinh doanh.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, Ngân sách địa phương năm sau cao
hơn năm trước và hoàn thành các chỉ tiêu đóng góp khác với địa phương như: Quỹ xóa
đói giảm nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa
- Phấn đấu chi trả Cổ tức cho Cổ đông hàng năm tối thiểu bằng lãi suất tiền vay Ngân
hàng Nhà nước quy định để đồng vốn của Cổ đông tham gia Cổ phần đảm bảo hiệu
quả kinh tế.
- Hàng năm sau khi kết thúc năm kế hoạch, quyết toán tài chính đều trích lập được các
quỹ cho doanh nghiệp như Điều lệ Công ty đã quy định.
- Khi Nhà nước tăng lương tối thiểu thì HĐQT phối hợp với Ban Giám đốc Công ty và
Công đoàn tính toán, điều chỉnh tương ứng với mức tăng lương tối thiểu do Nhà nước
quy định.
2.3. Chính sách kinh doanh
Chính sách kinh doanh hiệu quả: Nhận được sự chỉ đạo từ Hội đồng quản trị,
toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Hoàng Trường đã thực hiện cắt giảm
9
chi tiêu, thực hiện kinh doanh hiệu quả như hạn chế nguồn vốn sản xuất kinh doanh;
quay vòng vốn, đàm phán giãn nợ với các nhà sản xuất; không để hàng hóa tồn
kho; cân đối hàng theo thời vụ; rà soát lại các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để cắt các
dự án không cần thiết và đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác các dự án đang thi công.
Đồng thời, Hoàng Trường cũng sẽ tái cơ cấu các phòng ban của công ty theo hướng
gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và phát động trong toàn hệ thống thực hiện tiết kiệm, thi
đua, sáng tạo, sản xuất có hiệu quả…
2.4. Chính sách cạnh tranh
Công ty cổ phần Hoàng Trường hoạt động trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế, cố gắng phát triển để đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô. Đưa yếu tố đó
trở thành lợi thế lớn trong chính sách cạnh tranh của công ty.

Chiến lược tối thiểu hóa về chi phí: Hiện nay cơ sở hạ tầng cũng như các trang
thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công nghệ của công ty đã tương đối đồng đều nhưng về
quy mô tương đối nhỏ, về kỹ thuật chưa đạt được trình độ cao như một số các doanh
nghiệp khác. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp này Công ty đã dựa trên chiến
lược cạnh tranh dựa trên lợi thế về chi phí. Để làm được điều này Công ty đã áp dụng
tối đa các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tinh giản bộ
máy quản lý, giảm lao động gián tiếp tăng lao động trực tiếp để giảm giá thành sản
phẩm. Với tính chất một số loại hình sản xuất kinh doanh của công ty mang tính mùa
vụ, cần nhiều lao động vào những mùa mưa ít như việc bốc xúc san lấp mặt bằng,
công ty không cần sử dụng nhiều nhân công, vào đợt cao điểm sẽ thuê thêm lao động
thời vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng mạnh. Điều này giúp công ty tiết kiệm được
nguồn lực.
10
PHẦN III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG
CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN QUA
3.1 Hoạt động thương mại.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty cổ phần Hoàng Trường, em có
được các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 4 năm 2010 đến
2013.
Bảng 4. Doanh thu của công ty trong 4 năm gần đây
(Đơn vị: triệu VNĐ)
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu 19.985 29.178 115.710 200.675
2 Doanh thu dự kiến 19.500 30.000 112.000 195.000
2 Tổng chi phí 18.869 28.098 114.326 197.198
4 Lợi nhuận 1.115 1.079 2.383 3.476
5 Thu nhập bqlđ/tháng 2,5 2,7 3,1 3,3
Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch
Trong những năm qua, trong khi cả nước có hàng ngàn doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ, phá sản thì Công ty cổ phần Hoàng Trường lại có sự tăng trưởng lớn mạnh. Trong 4

năm này công ty đã tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng mặt hàng kinh doanh
và mở rộng thị trường cùng với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của ban giám đốc và
toàn thể lao động, công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra. Từ năm 2010 đến 2013,
doanh thu của công ty đã tăng hơn 180 tỷ đồng, tương đương 904%. Doanh thu liên
tục tăng nhanh nhưng tốc độ tăng không đều. Sự tăng trưởng lớn nhất là năm 2012, so
với năm 2011, doanh thu của công ty đã tăng hơn 86 tỷ đồng, tương đương với tăng
trưởng 296%/năm.
Tuy nhiên, đi kèm với tăng doanh thu, chi phí sản xuất cũng tăng theo tỷ lệ
thuận. Do đó, lợi nhuận cũng tăng không tương ứng với doanh thu. Đặc biệt năm 2011
lợi nhuận có phần giảm sút so với năm 2010 là hơn 36 triệu đồng.
Mặc dù lợi nhuận tăng không được cao nhưng công ty vẫn hết sức quan tâm đến
đời sống của công nhân viên trong công ty. Bằng chứng là thu nhập bình quân lao
động hàng tháng đều tăng quan các năm với mức tăng trung bình là 267 nghìn đồng.
Qua đó, đời sống công nhân viên được ổn định, từ đó họ ngày càng gắn bó với công ty
và nỗ lực trong công việc hơn.
11
Bảng5: Doanh thu các ngành kinh doanh
(Đơn vị: triệu VNĐ)
STT Ngành kinh doanh Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Bốc xúc san lấp mặt bằng 11.200 18.900 71.100 151.600
2
Kinh doanh máy móc vật
tư thiết bị mỏ
5.294 6.934 11.385 13.458
3 Nuôi trồng thủy hải sản 0 0 28.462 30.098
4 Ngành khác 3.490 3.343 4.762 5.518
Tổng cộng 19.985 29.178 115.710 200.675
Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch
Sự tăng trưởng có thể nói là đột phá của công ty trong năm 2012 một phần là do
lĩnh vực đầu tư nuôi trồng thủy hải sản đã bắt đầu đem lại doanh thu đáng kể cho công

ty. Nhưng tăng trưởng mạnh mẽ nhất lại nằm ở lĩnh vực bốc xúc san lấp mặt bằng.
Doanh thu trong lĩnh vực này đã tăng đến 376% năm 2012 và 213% năm 2013. Qua
đó, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty.
3.2 Hoạt động thị trường.
Công ty cổ phần Hoàng Trường là công ty kinh doanh đa ngành nghề nhưng có 3
ngành nghề kinh doanh chủ yếu đó là kinh doanh trang thiết bị khai thác mỏ, bốc xúc
san lấp mặt bằng và nuôi trồng thủy hải sản.
3.2.1. Bốc xúc, san lấp mặt bằng và kinh doanh vật tư, thiết bị mỏ.
Tỉnh Quảng Ninh nói chung và Thành phố Cẩm Phả nói riêng vốn nổi tiếng về
ngành khai thác than khi sở hữu những mỏ than có trữ lượng lớn như mỏ than Hà Tu,
mỏ than Cọc Sáu, mỏ than Núi Béo,… Đi cùng với hoạt động khai thác than không thể
thiếu các hoạt động bổ trợ như bốc xúc san lấp mặt bằng và kinh doanh trang thiết bị
khai thác mỏ. Đó cũng chính là thị trường mục tiêu mà công ty cổ phần Hoàng Trường
hướng tới.
Với đội ngũ kĩ sư và công nhân kĩ thuật lành nghề, với năng lực thiết bị ngày
càng được trang bị hiện đại, công ty đã và đang tham gia thi công bốc xúc vận chuyển
đất đá và cung cấp một số trang thiết bị khai thác mỏ cho các công ty thuộc tập đoàn
công nghiệp than khoáng sản Việt Nam như: Công ty cổ phần than Hà Tu – TKV,
Công ty cổ phần than Cọc Sáu – TKV, Công ty cổ phần than Núi Béo với sản lượng
bốc xúc đất đá năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 6: Cơ cấu doanh thu theo thị trường
12
S
TT
T
hị
trường
Năm
2010
Năm

2011
Năm
2012
Năm
2013
D
oanh
thu
(trđ)
T

trọn
g
(%)
D
oanh
thu
(trđ)
T

trọn
g
(%)
D
oanh
thu
(trđ)
T

trọn

g
(%)
D
oanh
thu
(trđ)
T

trọng
(%)
1
N
úi Béo
8
.000
7
1
0 0
5
.700
8 0 0
2
C
ọc Sáu
0 0
1
4.300
7
6
5

7.500
8
1
1
51.600
1
00
3
H
à Tu
3
.200
2
9
4
.600
2
4
7
.900
1
1
0 0
Tổng
1
1.200
1
00
1
8.900

1
00
7
1.100
1
00
1
51.600
1
00
Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch
Từ bảng trên ta thấy, từ năm 2011, thị trường lớn nhất của công ty là thị trường
mỏ than Cọc Sáu. Năm 2011 đánh dấu sự hợp tác của công ty cổ phần Hoàng Trường
với công ty cổ phần than Cọc Sáu. Đến năm 2012 là sự phát triển vượt bậc của Công
ty khi đã kí hợp đồng bốc xúc có giá trị cao lên đến 57,5 tỉ đồng với công ty cổ phần
than Cọc Sáu, doanh thu tăng 4 lần so với năm 2011. Điều đó cho thấy năng lực và vị
thế của công ty đã được nâng lên một cách đáng kể.
Trong những năm tới, với uy tín và vị thế đã được khẳng định, công ty không chỉ
tiếp tục giữ vững quan hệ hợp tác với các truyền thống, mà còn cố gắng mở rộng thị
trường sang mỏ than Mông Dương với đối tác tiềm năng mà Hoàng Trường hướng tới
chính là công ty cổ phần than Mông Dương.
3.2.2. Nuôi trồng thủy hải sản.
Năm 2009, Công ty Cổ phần Hoàng Trường cũng liên doanh với Công ty TNHH
Đỗ Tờ, một trong những doanh nghiệp đi đầu về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
Quảng Ninh để mở rộng sang lĩnh vực mới mẻ đó là nuôi trồng tu hài và hàu sữa Thái
Bình Dương. Dự án được triển khai trên Đảo Nêm và Đảo Bánh Sữa nằm trong quần
thể các đảo thuộc vịnh Bái Tử Long. Đến năm 2012, liên doanh đã thu về cho Công ty
được hiệu quả nhất định về kinh tế và kinh nghiệm trên một môi trường kinh doanh
mới này.
13

Đối tượng khách hàng của công ty chính là các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn
thành phố Cẩm Phả như: nhà hàng Thiên Trang, nhà hàng Sao Vàng,… Đó là những
nhà hàng lớn chuyên tổ chức tiệc cưới, hội nghị,… nên sức mua lớn và ổn định.
Trong những năm tới, thị trường tiêu thụ của công ty sẽ không còn giới hạn trong
phạm vi tỉnh Quảng Ninh khi mà thị trường tiềm năng mà Hoàng Trường hướng tới
chính là thủ đô Hà Nội. Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước với dân số
đông, mức sống dân cư cao và nhu cầu về thủy hải sản cũng ngày một tăng cao. Khách
hàng tiềm năng mà công ty hướng tới là các nhà hàng chuyên về hải sản với sức tiêu
thụ lớn và ổn định.
14
PHẦN IV:TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH, KINH TẾ,
THƯƠNG MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY
4.1. Chính sách kinh tế vĩ mô
4.1.1. Các chính sách về tỷ giá, lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định
nền kinh tế vĩ mô:
Giai đoạn 2010 – 2013 tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm
phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực
tăng cao đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Trước tình hình đó, ngày
24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP về các nhóm giải
pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Bước sang năm 2012 kinh tế nước ta tiếp tục ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế
giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết, tình trạng
thất nghiệp gia tăng thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao,
sức mua giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp thu
hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Trước bối cảnh đó, Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 với mục tiêu là: “Ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế ”
Công ty Cổ phần Hoàng Trường cũng chịu nhiều tác động tiêu cực từ nghị quyết

11 của Chính phủ. Khi ngân hàng thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất gây khó khăn cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với mức lãi suất cao trên 20% doanh nghiệp
khó khi tiếp cận nguồn vốn và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi phải trả lãi
cao. Tuy nhiên năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày
10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường. Lãi suất bắt đầu giảm và khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Ưu tiên
tập trung nhiều cho bốn lĩnh vực quan trọng: nông nghiêp, nông thôn, doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu. Công ty Cổ phần
Hoàng Trường cũng thuộc diện trên nên đã có những tác động tích cực đến sản xuất và
kinh doanh.
4.1.2. Chính sách thuế
15
Trước tình trạng các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ngày 07/01/2013,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Các giải pháp này
bao gồm: (i) gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: gia hạn 6 tháng đối với số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong quý I/2013 và 3 tháng đối với số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp trong quý II và quý III/2013; (ii) gia hạn nộp thuế giá trị gia
tăng: 6 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng phải nộp trong quý I/2013.
Với chính sách này đã giúp công ty cổ phần Hoàng Trường có thêm vốn để gia
tăng sản xuất và kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn này.
4.2. Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu.
Công ty cổ phần Hoàng Trường là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận
tải bốc xúc san lấp mặt bằng do đó mọi quy định cũng như sự thay đổi về giá xăng dầu
cũng đều có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nghị định 84 hiện nay quy định, khi các biến động đầu vào làm tăng giá cơ sở so
với giá bán lẻ xăng dầu trong phạm vi 7% thì DN sẽ được quyền tự quyết định tăng giá
tương ứng. Nếu các biến động đầu vào làm giá cơ sở tăng từ 7% đến 12% so với giá
bán lẻ, các doanh nghiệp sẽ được tăng trong phạm vi 7% cộng với 60% của khoảng
chênh lệch từ 7-12%, 40% mức chênh giá tiếp theo sẽ được bù đắp từ Quỹ bình ổn giá.

Nếu giá thành xăng dầu tăng trên 12%, Nhà nước sẽ công bố áp dụng các biện pháp
bình ổn giá, thông qua các công cụ như thuế, phí, quỹ bình ổn. Ngược lại, khi giá
thành xăng dầu giảm trong phạm vi 12%, doanh nghiệp phải giảm giá bán lẻ tương
ứng. Nếu giá thành xăng dầu giảm tiếp trên 12%, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp
điều tiết tài chính.
Với quy định của Nghị định 84, Hoàng Trường lo ngại rằng khi giữ nguyên biên
độ điều chỉnh giá như hiện nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước chắc chắn sẽ tăng rất
mạnh. Ví dụ, với mức giá 23.880 đồng/lít xăng hiện nay, giả thiết giá cơ sở chênh lệch
lên 7%, doanh nghiệp sẽ được phép chủ động tăng tương ứng tới 1.671 đồng/lít. Giá
xăng dầu tăng cao là mối nguy hại rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Giá xăng dầu tăng trực tiếp làm cho chi phí đầu vào sản xuất tăng cao. Chi phí
sản xuất tăng làm giảm lợi nhuận trước mắt của công ty. Đồng thời, gây khó khăn cho
dự trù chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu các công trình của công ty
16
trong tương lai do khó xác định mức giá hợp lý để cạnh tranh với các đối thủ. Không
những vậy, giá xăng dầu tăng gián tiếp làm tăng giá cả sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời
sống cán bộ công nhân viên của công ty. Do đó, công ty có thể sẽ phải thực hiện điều
chỉnh tăng lương để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của họ trong tình hình mới và cũng là
để giữ chân những người có năng lực có những đóng góp trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
17
PHẦN V: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích trên, em nhận thấy bộc lộ một số yếu kém
của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh như:
• Thứ nhất, lĩnh vực trọng tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là đấu
thầu và thi công bốc xúc san lấp mặt bằng. Hàng năm công ty đều tham gia đấu thầu
nhiều công trình với giá trị các gói thầu ngày càng tăng và tổng giá trị các gói thầu mà
Hoàng Trường thắng thầu cũng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, tỉ lệ trúng thầu của
công ty vẫn chưa được cải thiện. Tính trung bình qua các năm, tỉ lệ trúng thầu của
Hoàng Trường là khoảng 50%. Tỉ lệ đó chưa đáp ứng được kỳ vọng và công sức của

cán bộ công nhân viên công ty đã bỏ ra trong việc chuẩn bị, triển khai đấu thầu cũng
như vị thế đang ngày một nâng cao của Hoàng Trường.
• Thứ hai, công ty Hoàng Trường đang ngày một phát triển, bằng chứng là doanh thu
của công ty vẫn tăng mạnh qua các năm. Nhưng đi cùng với doanh thu tăng lên thì chi
phí sản xuất của công ty cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận. Điều đó dẫn tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty không được nâng cao. Do đó, để Hoàng Trường ngày một
phát triển lớn mạnh và bền vững thì nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
là việc làm hết sức cần thiết.
• Thứ ba, đó chính là sự thay đổi bởi yếu tố kinh tế. Với thị trường hiện nay, giá cả ngày
một leo thang làm chi phí cho các hoạt động kinh doanh tăng lên. Mà để thu hút khách
hàng và cạnh tranh với các đối thủ thì công ty phải có một mức giá hợp lý với khách
hàng. Đó thật sự là một bài toán nan giải mà thực chất công ty nào cũng phải đối mặt
để cạnh tranh.
• Thứ tư, đó chính là sự phát triển đổi mới ngày càng vượt bậc của các trang thiết bị
cũng như các phương tiện vận chuyển. Công ty phải theo sát và nắm bắt, tiếp cận được
những công nghệ mới để có thể làm việc hiệu quả và nhanh gọn hơn trước thế mới có
thể cạnh tranh được với nhưng công ty ra đời sau với những cộng nghệ mới đó.
18
PHẦN VI: ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
ST
T
Hướng đề tài khóa luận
Dự kiến
bộ môn hướng
dẫn
1
Nâng cao khả năng cạnh tranh
trong đấu thầu san lấp ở Công ty Cổ
phần Hoàng Trường
Kinh tế

Thương mại
2
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Hoàng
Trường
Kinh tế vi

19

×