Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo thực tâp tổng hợp khoa kinh doanh thương mại tại CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.37 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức công ty
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của công ty
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 - 2011
Bảng 2.2 : Cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty
Bảng 2.3 : Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm năm 2009 - 2011
Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2009 - 2011
Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm 2009 - 2011
Sơ đồ 2.2: Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
PTGĐ Phó tổng giám đốc
QC Quảng cáo
KCN Khu công nghiệp
TCKT Tài chính kế toán
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần lâm sản Nam
Định
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty.


- Tên công ty: Công ty cổ phần lâm sản Nam Định
- Tên giao dịch quốc tế: Nam Định Forest Products Joint Stock Company
- Tên viết tắt: NAFOCO
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Trụ sở chính: Km4 đường 21A, xã Lộc Hòa, Thành phố Nam Định, Tỉnh
Nam Định
- Năm thành lập: năm 1991
- Email:
- Điện thoại : 84-0350-864219 Fax: 84-0350-863989
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định được thành lập theo quyết định số
48/QĐ-UB do UBND Hà Nam Ninh ký ngày 13/07/1991 , với tên ban đầu là xí
nghiệp chế biến và kinh doanh Lâm sản Hà Nam Ninh trực thuộc sở nông nghiệp
tỉnh Hà Nam Ninh. Khi mới thành lập xí nghiệp là một doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước. Trụ sở xí nghiệp đặt tại 207 phố Minh Khai- TP Nam Định.
Ngày 25/05/1995, xí nghiệp đổi tên thành Công ty Lâm sản Nam Định theo
quyết định số 553/QĐ-UB của UBND tỉnh. Công ty Lâm sản Nam Định là DNNN,
hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và có tài khoản riêng tại Ngân hàng.
Thực hiện Nghị định số 44/CP ngày 29/06/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần , căn cứ Quyết định số
458/1991/QĐ-UB ngày 26/04/1999 của UBND tỉnh Nam Định về cổ phần hóa công
ty Lâm sản Nam Định. Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và lấy tên là công ty cổ
3
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
phần Lâm sản Nam Định. Tên giao dịch quốc tế là Nam Định Forest Products Joint
Stock Company.
Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/10/1999 theo quyết định số 1194/QĐ-UB ngày 28/09/1999 của UBND tỉnh Nam
Định. Hiện nay trụ sở của công ty là Km4 đường 21A, xã Lộc Hòa, Thành phố Nam

Định, Tỉnh Nam Định.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản
phẩm từ gỗ, xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ sang các nước EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
- Sản xuất, chế biến và kinh doanh lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại
đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản, mộc công cụ trong nước và xuất khẩu.
- Nhập khẩu từ Lào, Malaysia, Indonexia, châu Phi : gỗ , lâm sản khác và các
phụ liệu như dầu, keo để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
- Mua bán gỗ nguyên liệu, các sản phẩm từ gỗ, phụ kiện ngành chế biến gỗ
- Trồng rừng nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến gỗ.
4
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần lâm sản Nam Định được tổ chức theo sơ đồ sau đây
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó TGĐ
Nguyên liệu gỗ vật tư
Phó TGĐ Văn phòng-TCKT
Phó TGĐ
Nhà máy Hòa Xá
Phòng Kế hoạch+QC2
Nhà máy
Nam Định
Phòng hành chính
Phòng Nguyên liệu gỗ
Nhà máy Hòa Xá
P.Xuất nhập khẩu+QC3
Nhà máy

Trình Xuyên
Đội IWAY
Phòng Vật tư
Quảng cáo 1
Ban
xây dựng
Đội kho
Phòng Tài chính Kế toán
5
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức công ty
( Nguồn: Phòng kế toán, tài chính của công ty)
6
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Phã G§ phô tr¸ch 2
Xëng m¸y 2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
1.3.2. Chức năng của các phòng ban
- Phòng hành chính: Thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước đối với
người lao động và phục vụ các yêu cầu hoạt động của Ban giám đốc và toàn bộ
Công ty
- Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Tổng giám đốc trước và trong quá
trình điều hành, phát triển sản xuất và kinh doanh của công ty
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc và
Hội đồng quản trị về công tác tài chính trong Doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật và điều lệ Công ty
- Phòng xuất nhập khẩu: Xây dựng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát chặt
chẽ sản phẩm xuất xưởng đảm bảo không có lỗi. Thực hiện đầy đủ các quy định
của pháp luật về xuất nhập khẩu

- Phòng vật tư: Thực hiện mua vật tư cung ứng theo kế hoạch xuất hàng
của công ty.
- Phòng nguyên liệu gỗ: Giúp Giám đốc phát triển nhà cung cấp ,vùng
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty, cung ứng đầy đủ, kịp thời phục
vụ nguyên liệu cho sản xuất và đảm bảo công tác thực hiện các quy trình tiêu
chuẩn về gỗ.
- Đội IWAY: Triển khai việc tuân thủ và đảm bảo IWAY trong toàn thể các
đơn vị sản xuất và cả công ty
- Các đơn vị trực thuộc công ty gồm có 2 Xí nghiệp thành viên và nhà máy
chế biến : Mỗi xí nghiệp tổ chức 4 tổ sản xuất và 1 tổ phục vụ, các đơn vị sản xuất
đều được thống nhất từ trên công ty thực hiện theo nguyên tắc tham mưu lấy tổ sản
xuất làm đơn vị quản lý khép kín.
1.4. Nhân lực của công ty.
Tính đến tháng 12 năm 2011 công ty có 1022 người bao gồm: trình độ đại
học, cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông.
7
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của công ty tính đến tháng năm 2011
Trình độ Số lượng ( Người) Tỷ lệ (%)
Đại học 80 7,83 %
Cao đẳng 52 5,08 %
Trung cấp 30 2,94 %
Lao động phổ thông 860 84,15%
Tổng số 1022 100%
(Nguồn phòng hành chính nhân sự của công ty năm 2011 )
Công ty luôn luôn coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm
phát huy và khai thác tốt nhất các thiết bị, công nghệ mới. Với nhiều hình thức đào
tạo, hiện nay Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ đại học ở nhiều
chuyên ngành và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đảm bảo tự thiết kế, sản xuất

nhiều mẫu mã sản phẩm mới để chào hàng và được khách hàng ở nhiều nước ký
hợp đồng tiêu thụ.
Trong trường hợp nhất định cần tuyển thêm lao động bên ngoài thì công ty
cũng không gặp nhiều khó khăn. Lao động có tay nghề có nguồn cung cấp khá đầy
đủ từ các trường dạy nghề hoặc từ các làng nghề mộc tại Nam Định như làng gỗ La
Xuyên,…, việc đào tạo tại xưởng là 3 đến 6 tháng nhưng thực tế để biết việc và có
thể thực hành chỉ vào khoản 2 đến 4 tháng.
1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Công ty đã có 3 xí nghiệp sản xuất với diện tích trên 5 ha được đầu tư xây
dựng hoàn chỉnh.
+ Tại Km số 4 - Lộc Hòa - Nam Định là xí nghiệp chế biến lâm sản
Nam Định với diện tích 14.800 m
2
và 6.700 m
2
nhà xưởng.
+ Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Hòa Xá đặt tại KCN Hòa Xá tỉnh
Nam Định với diện tích 32.460 m
2
đất và 27.500 m
2
nhà xưởng kho bãi .
+ Xí nghiếp chế biến gỗ Trình Xuyên đặt tại gần Ga Trình Xuyên-Vụ Bản-
Nam Định với diện tích 8.970 m
2
đất và 5.250 m
2
nhà xưởng, kho bãi
8
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm đồ gỗ hàng năm
đều có xu hướng tăng cao, để đứng vững trên thương trường và thu hút được khách
hàng, Công ty đã chủ động đầu tư vốn nhằm hiện đại hoá công nghệ sản xuất, tăng
nhanh sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu. Công ty đã đầu tư nhiều thiết bị
chuyên dùng đồng bộ như máy cưa, máy cắt, máy bào, máy khoan, máy đánh
bóng hiện đại, đủ trang bị cho 3 dây chuyền sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng. Công ty hiện nay đang có 1 hệ thống sấy gỗ gồm 18 lò sấy hơi
nước tự động, và nhiều dây truyền chế biến sản xuất khác như dây chuyền chế biến
gỗ tinh chế, dây chuyền sản xuất ván thép thanh, dây chuyền sơn hiện đại.
1.6. Tình hình tài chính của công ty.
Khi mới bắt đầu thành lập công ty là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Từ
năm 1999, Công ty bắt đầu chuyển đổi mô hình sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước
thành Công ty Cổ phần số vốn điều lệ là 3.200 triệu đồng, trong đó:
- Tỷ lệ cổ phần Nhà nước: 0% vốn điều lệ
- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp : 100% số
vốn điều lệ
- Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài công ty : 0% số vốn điều lệ
Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty không ngừng phát triển, mở rộng quy
mô sản xuất. Tính đến tháng 12 năm 2011, số vốn điều lệ của công ty đã lên 9000
triệu đồng.
Việc quyết định đầu tư mới của công ty thường xuyên phụ thuộc vào tích lũy
vốn năm trước và đầu tư dài hạn công ty không chỉ tính toán và khả năng tài chính
mà còn dựa vào dự báo về thị trường. Việc chia lợi nhuận của công ty là theo tỷ lệ
do nhà nước quy định, lợi nhuận sau thuế bổ xung vào các quỹ như khen thưởng,
khuyến khích sản xuất, quỹ dự phòng và quỹ tái đầu tư.
9
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Chương 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.1. Khái quát hoạt động sản xuất của công ty
Công ty cổ phần lâm sản Nam Định với các ngành kinh doanh hàng lâm
sản, hàng thủ công mỹ nghệ, mộc công cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hợp
tác với Lào về chế biến lâm sản hàng hóa, nhập khẩu gỗ lâm sản và các phụ liệu
công cụ phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. 3 cơ sở sản xuất của công ty
là xí nghiệp chế biến gỗ Nam Định, xí nghiệp chế biến gỗ Trình Xuyên và nhà
máy Hòa Xá với công suất hơn 25.000m
3
gỗ/năm, công ty đã đáp ứng đủ nhu
cầu của khách hàng.
Công ty luôn luôn quan tâm chú trọng đến quy trình sản xuất nên sản
lượng các sản phẩm sản xuất ra của công ty luôn vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề
ra. Sản lượng của năm sau luôn cao hơn năm trước. Tùy từng loại sản phẩm mà
quy trình sản xuất của công ty là liên tục theo dây truyền hay phải gia công thêm
( ví dụ như đánh vecni…). Hoạt động sản xuất của công ty kết hợp vừa sản xuất
theo đơn hàng vừa đảm bảo việc dự trữ trong những trường hợp cần thiết.
Gỗ các loại
Sơ chế II
(Bào, cắt)
Pha, cắt tạo dáng
Sơ chế I (Pha xẻ gỗ theo quy cách )
Ngâm, tẩm hoá chất sấy
Bào, đục, phay, chà nhám
Lắp ráp
10
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Ghép tấm

Kiểm tra chi tiết sản phẩm
Đóng gói sản phẩm
Hoàn thiện lắp ráp sản phẩm
Sản phẩm hoàn thiện
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của công ty

Kế hoạch sản xuất của công ty vừa theo thời gian, vừa theo đơn hàng và
kèm theo là kế hoạch vật tư. Công ty luôn cố gắng duy trì mức dự trữ trong kho
là 100 tấn gỗ và nguyên vật liệu khác. Năng lực sản xuất hiện nay của công ty là
cao hơn so với cầu hiện tại về hàng hóa. Điều này một phần do máy móc của
công ty có công suất khá lớn lại mới thực hiện đầu tư mới vào hai năm 2009,
2010. Với năng lực như vậy, công ty mong muốn đáp ứng được quy mô thị
trường ngày càng được mở rộng, đặc biệt là cơ hội của việc hội nhập WTO của
nước ta hiện nay.
2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty
Trải qua một thời gian xây dựng và phát triển, công ty cổ phần Lâm sản
Nam Định đã gặp phải những bước thăng trầm đáng kể. Song công ty đã khẳng định
được mình qua việc khai thác tốt tiềm năng thế mạnh sẵn có, đồng thời hạn chế,
khắc phục được những khó khăn gặp phải. Với bước đi phù hợp, biết lựa chọn công
nghệ và sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế nên hoạt
động của doanh nghiệp đã mang lại những thành quả đáng khen ngợi.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009-2011
Đơn vị :VNĐ
Chỉ Tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ lệ
tăng (%)
Giá trị Tỷ lệ
tăng (%)
Giá Trị

11
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Tổng tài sản 107.677.717.958 28,7 138.593.303.934 25,5 173.934.596.437
Tài sản lưu
động
62.334.497.864 21 75.428.000.105 19 143.313.200.199
Tổng Doanh
thu
112.356.231.435 33,5 168.956.739.000 37,17 231.760.898.998
Doanh thu
từ xuất khẩu
109.505.120.550 51,39 165.460.768.900 40,07 231.760.898.998
Lợi nhuận
trước thuế
5.387.682.090 51,44 8.159.105.757 35 11.014.792.771
Lợi nhuận
sau thuế
3.879.131.105 51,44 5.874.556.145 35 7.930.650.796
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty năm 2009-1011)
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009-2011,
ta thấy trong 3 năm gần đây tổng tài sản và tài sản lưu động của công ty không
ngừng tăng lên. Năm 2010 tổng doanh thu của công ty so với năm 2009 đã tăng
thêm 56.600.507.565 đồng tương ứng tăng 33,5% , đến năm 2011 tổng doanh
thu tăng thêm 62.804.159.998 tương ứng tăng 37,17% so với năm 2010. Đồng
thời lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng lên không ngừng với kết quả
năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể lợi nhuận trước thuế của năm 2010 so với
năm 2009 tăng 51,44%, năm 2011 tăng 35% so với năm 2010. Nhìn vào doanh
thu và lợi nhuận của công ty những năm gần đây ngày càng tăng chứng tỏ công
ty làm ăn luôn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả,

quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng.
Với quan điểm đầu tư phải gắn liền với phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm, Công ty đã chủ động chuyển hướng sản xuất từ thị trường nội địa sang thị
trường xuất khẩu. Năm 2009 và 2010 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm
tỷ trọng chính trong tổng doanh thu của công ty. Đến năm 2011, toàn bộ doanh
thu của công ty là từ hoạt động xuất khẩu.
2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty.
2.2.1. Hoạt động nhập khẩu
Công ty hiện nay đang kinh doanh hai mặt hàng là hàng mộc do công ty
sản xuất, chế biến để xuất khẩu và kinh doanh các loại gỗ nhập khẩu phục vụ
cho xây dựng cơ bản trong nước. Từ hai mặt hàng này công ty cũng phân thành
hai luồng nguyên vật liệu riêng là nguyên vật liệu sản xuất và nguyên vật liệu
12
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
kinh doanh. Nguyên vật liệu sản xuất bao gồm các loại gỗ trồng: keo, thông, cao
su, bồ đề, mỡ chẩu, quế… nhập từ các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Cao Bằng. Nguyên vật liệu kinh doanh gồm gỗ tròn,
gỗ hộp, lim, de… nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, Lào, Châu Phi.
Bảng 2.2: Cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty
Gỗ nhập khẩu Nguồn nguyên liệu Thị trường tiêu thụ
Gỗ chò chỉ, gỗ tròn,
gỗ hộp lim, de, dồi…
Malaysia, Indonexia,
Lào, Châu Phi
Miền Bắc ( phục vụ xây
dựng cơ bản và đóng đồ mộc)
(Nguồn : Bảng tổng hợp nhập khẩu của công ty năm 2009-2011
2.2.2. Hoạt động xuất khẩu
2.2.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định (NAFOCO) sản xuất các sản
phẩm đồ gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường quốc tế.
Công ty rất chú trọng đến mẫu mã của sản phẩm, luôn cố gắng sáng tạo để đa
dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty là:
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm
Sản Phẩm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị
(USD)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ lệ
(%)
Bàn phẳng 240.831 4,08 354.904 4,00 322.587 2,60
Bàn lá rơi 1.470.678 24,92 1.752.153 19,64 1.240.050 9,90
Ghế Applaro 934.217 15,82 1.168.786 13,10 968.858 7,70
Bộ bàn ghế Tullero 543.358 9,20 1.792.864 20,10 3.247.037 26,00
Hộp đựng đồ 50x50 1.921.430 32,55 1.254.514 14,05 1.087.927 8,70
Hộp đựng đồ 98x50 302.115 5,11 1.016.425 11,40 1.448.433 11,60
Miếng lót vườn 309.640 5,24 1.066.003 11,95 2.170.608 17,40
13
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Xe đẩy Storage Bench 514.069 5,76 846.950 6,80

Giá treo 105.940 0,85
Stripa trắng 120.384 2,04
Stripa tự nhiên 60.588 1,02
Hộp đựng đồ 48x36 341.942 2,80
Storage Bench 80x41 572.754 4,56
Storage Bench 122x50 141.012 1,10
Tổng 5.903.241 100 8.919.718 100 12.494.097 100
(Nguồn : Bảng tổng hợp xuất khẩu của công ty năm 2009-2011
Từ bảng trên ta thấy các sản phẩm của công ty khá đa dạng, nhiều chủng loại,
kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 3 năm tăng dần về giá trị và chủng loại sản
phẩm. Năm 2009 số loại sản phẩm xuất khẩu là 9 loại, đến năm 2011 số loại sản
phẩm đã tăng lên 12 loại sản phẩm. Trong các loại sản phẩm mà công ty xuất khẩu
thì các loại bàn, ghế, hộp đựng dụng cụ chiếm tỉ trọng lớn, ngoài ra công ty còn sản
xuất thêm các loại sản phẩm đặc thù theo yêu cầu của khách hàng như giá để bút,
phấn (stripa), hộp đựng đồ (HOL) Điều này cho thấy năng lực và hiệu quả sản xuất
của công ty đã tăng lên, có thể đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của thị trường
quốc tế.
Các mặt hàng xuất khẩu của công ty còn được phân theo nhóm hàng đồ
dùng trong nhà và đồ dùng ngoài trời. Nhóm Đồ dùng trong nhà bao gồm các sản
phẩm: hộp đựng đồ, giá treo, giá đựng bút, phấn. Nhóm Đồ dùng ngoài trời gồm:
bàn lá rơi, bàn phẳng, ghế applaro, bộ bàn ghế tullero, xe đẩy storage bench, miếng
lót vườn platta.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng
Năm Tổng
(USD)
Đồ dùng trong nhà Đồ dùng ngoài trời
Giá trị(USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%)
2009 5. 903.241 2.404.517 41 3.498.724 59
14
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
2010 8.919.718 2.270.939 25 6.648.779 75
2011 12.494.098 2.984.242 24 9.509.856 76
(Nguồn : Bảng tổng hợp xuất khẩu theo thị trường - Phòng Xuất nhập khẩu )
Qua bảng số liệu trên đã cho thấy các sản phẩm đồ dùng ngoài trời chiếm tỷ
trọng lớn và có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây. Các sản phẩm thuộc
nhóm hàng này ngày càng đa dạng , phong phú và được ưa chuộng hơn đặc biệt là
tại thị trường Châu Âu. Điều này đã giúp cho công ty phát triển hơn hoạt động xuất
khẩu, làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty
2.2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu của công ty khá ổn định, cạnh tranh trong ngành
không cao và khá tách biệt giữa thị trường theo vùng. Đối tác chính của công ty
những năm gần đây là tập đoàn IKEA – tập đoàn chuyên bán lẻ đồ nội thất, có
trụ sở chính tại Thuỵ Điển. IKEA có các kho hàng để bán lẻ các sản phẩm tại
các nước Châu Âu và Châu Á.
Thị trường xuất khẩu của công ty bao gồm :
_ Các nước Châu Âu :Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển
_ Các nước Châu Á : Nhật, Trung Quốc, Úc.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
Năm Tổng
(USD)
Châu Á Châu Âu
Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%)
2009 5.903.241 1.003.550 17 4.899.691 83
2010 8.919.718 1.248.760 14 7.670.958 86
2011 12.494.098 1.249.000 10 11.245.098 90
( Nguồn : Bảng tổng hợp kim ngạch xuất khẩu công ty cổ phần Lâm Sản Nam Định)
Nhìn vào bảng trên ta thấy các nước châu Âu là thị trường xuất khẩu chính
của công ty. Trong 3 năm gần đây thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng dần từ 83% năm 2009 đến năm 2011 là 90% đã
mang lại cho công ty nhiều doanh thu với giá trị đạt được là 11.245.098 USD năm
2011. Trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang các nước châu Á ngày
càng giảm dần.
15
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Những năm 2006, 2007, Nhật Bản và Đài Loan là 2 thị trường đem lại
nhiều doanh thu nhất cho công ty, còn đối với thị trường châu Âu doanh nghiệp
hầu như rất ít xuất khẩu sang đấy. Năm 2008 là một năm đánh dấu sự nhảy vọt của
doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào thị trường EU. Nguyên nhân của việc này
là công ty cổ phần lâm sản Nam Định đã gây được thiện cảm của tập đoàn nội thất
IKEA với chất lượng và sản phẩm của mình, nên đã ký hợp đồng thường niên với
công ty. Công ty trở thành một trong 300 nhà cung cấp của công ty.
2.2.1.2. Quy trình xuất khẩu của công ty.
Để xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ cho tập đoàn IKEA, Công ty phải tuân
thủ hệ thống tiêu chuẩn:
_IWAY : tiêu chuẩn về môi trường, điều kiện lao động yêu cầu về các
điều kiện môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
_ QWAY : tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm quy định về chất lượng đối
với sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi hoàn
thành.
Quy trình xuất khẩu của công ty được thực hiện qua các bước sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty
Kế hoạch xuất hàng năm đã được Lãnh đạo duyệt
Xác nhận đơn hàng trên hệ thống với khách hàng IKEA
Nhận kế hoạch xuất hàng tuần
từ Phòng Kế hoạch
Container
Booking

Lập kế hoạch xuất hàng tuần chi tiết
Book container qua hãng tàu
Book hàng lẻ với kho CP
Các đơn vị, phòng ban liên quan
Các đơn vị thực hiện
Chuyển cho hãng vận tải
Chuẩn bị thủ tục hải quan
Kiểm cuối và xuất hàng
16
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Thao tác trên hệ thống Ecis
Chuyển chứng từ cho kế toán
Làm SWB
Scan packing list và SWB gửi cho IKEA
Lưu hồ sơ


(Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu công ty cổ phần Lâm sản Nam Định)
17
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Chương III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận xét sơ bộ những thành công, tồn tại và nguên nhân của hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.1.1. Những thành công mà công ty đạt được.
Với bước đi phù hợp, biết lựa chọn công nghệ và sản phẩm phù hợp với nhu
cầu thị trường trong nước và Quốc tế nên hoạt động của công ty đã mang lại những
thành quả đáng khen ngợi.

Trong những năm gần đây mức tăng trưởng của công ty là khá cao, bình
quân là 35%/năm. Hàng gỗ xuất khẩu của Công ty chủ yếu là bàn ghế ngoài trời,
làm theo đơn đặt hàng đang có sức cạnh tranh cao tại thị trường các nước châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản Đặc biệt là Công ty đã thành công trong việc chế biến và xuất khẩu
nhiều mặt hàng từ gỗ rừng trồng như gỗ keo, gỗ quế, gỗ cao su và thông…là loại gỗ
đang được Nhà nước và các địa phương khuyến khích tiêu thụ vào thị trường Hoa
Kỳ
Nhờ có những quyết định đúng đắn khi đầu tư cho công nghệ sản xuất và
phương thức đầu tư hợp lý nên hoạt động của Công ty luôn tăng trưởng, hiệu quả
ngày càng cao, quy mô ngày càng mở rộng. Từ chỗ ban đầu chỉ có 1 xí nghiệp nhỏ,
với quy mô mặt bằng 1ha tại xã Lộc Hoà (ngoại thành Nam Định), đến nay Công ty
đã có 3 xí nghiệp sản xuất trên diện tích 5 ha được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh với
thiết bị, công nghệ hiện đại.
Công ty cũng đã tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với các
đối tác xuất khẩu của mình - là tập đoàn IKEA. Công ty không ngừng xuất khẩu các
sản phẩm cho đối tác này với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý. Năm 2011, công
ty đã ký thỏa thuận là một trong năm đối tác chiến lược của IKEA tại Việt Nam đảm
bảo hợp đồng xuất khẩu đến năm 2015, tạo sự ổn định đầu ra cho các sản phẩm mà
công ty sản xuất.
3.1.2. Các vấn đề tồn tại của công ty và nguyên nhân của nó.
18
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
Ngoài những thành công mà công ty đạt được, công ty cũng gặp phải không
ít khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
Do vị trí địa lý của công ty không được hợp lý trong việc sử dụng nguồn
nguyên liệu trong nước, xa vùng nguyên liệu nên công ty phải mua nguyên liệu cả ở
trong và ngoài nước làm cho công ty chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phải
mất rất nhiều chi phí cho việc vận chuyển.
Một trong những tồn tại của công ty là nguồn nhân lực có đào tạo đa phần là

nhân viên hành chính, còn công nhân viên kỹ thuật có trình độ kỹ thuật, kinh
nghiệm bậc 4 trở lên không được nhiều. Hơn nữa các công nhân kỹ thuật này chưa
thực sự trung thành với công ty do mức lương thấp 2,5- 3 triệu. Điều này thể hiện
qua việc có rất nhiều công nhân viên, sau một thời gian công tác ở công ty đã tiến
hành chuyển đi nơi khác. Nhiều người mới vào thay thế nhưng lại không có trình độ
tay nghề, lại phải tiến hành đào tạo lại, gây tốn kém và lãng phí chi phí.
Vì hoạt động chính của công ty là xuất khẩu đồ gỗ sang các thị trường nước
ngoài, để thâm nhập thị trường nước ngoài công ty đang quan tâm đến các rào cản
kỹ thuật của thị trường. Đối với nhiều thị trường quốc tế càng ngày càng có nhiều
quy định khắt khe về nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu. EU
là thị trường mà công ty xuất khẩu nhiều sản phẩm nhất. Giải pháp vượt qua các rào
cản kỹ thuật của công ty ở thị trường này cũng là một tồn tại của công ty.
3.2. Đề xuất 2 vấn để nghiên cứu để làm khóa luận tốt nghiệp.
Trên cơ sở những thành công và tồn tại cũng như tìm hiểu về nguyên nhân
của công ty như đã nêu ở trên, em xin đề xuất hướng đề tài để làm khóa luận tốt
nghiệp như sau:
- Đề tài 1: Hiện nay công ty chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường EU.
Nhưng EU là một thị trường khó tính. Để có thể xuất khẩu sang thị trường EU một
cách thuận lợi, công ty cần có những giải pháp thích hợp để có thể vượt qua được
các rào cản kỹ thuật ở thị trường EU. Vì vậy em xin định hướng đề tài 1 là:“Giải
pháp vượt rào cản kỹ thuật nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gỗ sang thị
trường EU của công ty cổ phần lâm sản Nam Định”
- Đề tài 2: Công ty cổ phần lâm sản Nam Định với hoạt động chính là xuất khẩu đồ
gỗ sang các thị trường nước ngoài. Hiện nay công ty đang xuất khẩu gỗ sang thị
trường EU, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn bị động vào đối tác chính của công ty
là tập đoàn IKEA. Do đó công ty cần có những biện pháp để mở rộng hoạt động và
thị trường xuất khẩu hơn nữa. Vì vậy, em xin định hướng đề tài 2 là :“ Giải pháp
19
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy

thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ sang thị trường EU của công ty cổ phần lâm
sản Nam Định”
20
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Đặng Diệu Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm 2009 – 2011
2. Báo cáo tài chính của công ty năm 2009 – 2011
3. Trangweb của công ty lâm sản Nam Định: www. NAFOCO.com
4. Một số trangweb: tailieu.vn, vccinews.vn, izanamdinh.gov.vn ….
21
SVTH: Đào Thị Hồng MSV:09D130412

×