Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

báo cáo thực tập tổng hơp khoa thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.11 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Ở nhiều nước trên thế giới, thương mại điện tử đã phát triển từ khá lâu, nó đã
đạt đến những trình độ nhất định. Tuy nhiên, đây là một vấn đề còn khá mới với Việt
Nam nhưng bằng lợi ích hấp dẫn của mình, nó sẽ thu hút được các doanh nghiệp Việt
Nam trở thành xu thế tất yếu tại Việt Nam trong tương lai gần. Các hoạt động trao đổi
buôn bán bằng hình thức thương mại điện tử bắt đầu được áp dụng trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây nhưng thực tế hiện nay, các cơ sở hạ tầng
thương mại điện tử vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu để thương mại điện tử trở nên phổ biến
và phát triển mạnh ở Việt Nam.
Thương mại điện tử đã trở nên phổ biến và thu hút hàng triệu người dùng
Internet mỗi năm. Như một thói quen, chỉ cần lên mạng, gõ từ khóa thì người dùng có
thể dễ dàng tìm kiếm những thứ mình cần. Theo một báo cáo thương mại điện tử của
Bộ Công Thương năm 2012 cho thấy, có 42% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã xây
dựng website. Trong đó, có 89% website có chức năng giới thiệu sản phẩm và 38% có chức
năng đặt hàng trực tuyến. Đó chính là lý do vì sao hầu hết các doanh nghiệp đều trang bị
cho mình một website để giao dịch online. Website được ví như bộ mặt của doanh nghiệp
khi giao dịch tới khách hàng.
Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam là một trong những công ty có sử dụng
các ứng dụng thương mại điện tử để thực hiện các hoạt động trao đổi mua bán với
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là môi trường thuận lợi giúp cho tác giả
có thể sử dụng những kiến thức đã học, tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành và
làm việc của công ty.
Tác giả xin chân thành cảm ơn công ty đã tạo điều kiện thuận lợi để thực tập,
chân thành cảm ơn Thầy Lê Xuân Cù đã hướng dẫn và góp ý hoàn thành bản báo cáo
thực tập tốt nghiệp này.
1
PHẦN 1. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÀNH NAM
1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam


Tên viết tắt: TNG
Logo:
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa tháp Văn phòng Crown, Lô X7, đường Lê Đức Thọ, Mỹ
Đình, Từ Liêm, T.P Hà Nội.
Lĩnh Vực: Kinh doanh xuất nhập khẩu.
Điện thoại: 049719974.
Fax: 049716170
Email:
Website: .
Mã số thuế: 0301445281
Vốn điều lệ: 135.000.000.000 VNĐ
Giấy phép ĐKKD số: 0101515686 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 17/7/2009.
Người đại diện: Ông Nguyễn Hùng Cường ( Chủ tịch HĐQT – Tổng GĐ).
Ban lãnh đạo công ty:
• Ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch HĐQT – Tổng GĐ
• Bà Lê Thị Tâm – Thành viên HĐQT
• Bà Trần Thị Thái – Thành viên HĐQT – Phó Tổng GĐ
• Ông Trần Minh Hoan – Thành viên HĐQT – Phó Tổng GĐ
• Ông Nguyễn Ngọc Nghĩa – Thành viên HĐQT
• Bà Đỗ Thị Thanh Hương – Kế toán trưởng
Thành Nam group tiền thân là Công ty TNHH Thành Nam, được thành lập vào
ngày 15 tháng 07 năm 2004. Trải qua quá trình phấn đấu không ngừng, Thành Nam từ
2
một doanh nghiệp nhỏ nay đã trở thành một Tập Đoàn hàng đầu chuyên cung cấp các
loại thép không gỉ ở Việt Nam.
Thành Nam Group chuyên cung cấp thép không gỉ dạng tấm, cuộn, ống với
chủng loại và đặc điểm kỹ thuật đa dạng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Thành
Nam đã duy trì và không ngừng mở rộng thị phần của mình ở trong nước và nước
ngoài. Sản phẩm của Thành Nam đã có mặt tại thị trường như: Hàn Quốc, Malaysia,

Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Hy Lạp, UAE, Ả rập Xê-út,
Syria v.v…
Với sự đa dạng về chủng loại, chất lượng hàng đầu, giá cả cạnh tranh và dịch vụ
bán hàng hoàn hảo, công ty đã giành được sự hài lòng và tin tưởng tuyệt đối từ tất cả
các khách hàng. Hơn nữa, nguồn cung cấp của công ty là những nhà sản xuất uy tín từ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Trung Quốc với công suất ổn định, sản xuất trên
dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại và quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt
đảm bảo các sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.
Trong kinh doanh, công ty luôn đề cao: “chữ tín”. Khi công ty tin tưởng vào
khách hàng của mình, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng, tín nhiệm và sẽ sẵn sàng hợp tác
lâu dài với công ty. Khi chúng tôi tin tưởng vào nhân viên của mình, họ sẽ cảm thấy tự
tin hơn và tận tụy hơn. Cuối cùng, khi công ty tin tưởng mục tiêu của chính mình và
khả năng thực hiện mục tiêu đó, công ty tin rằng không có gì là không thể vì “Niềm tin
là sức mạnh”.
Dựa trên nền tảng vững chắc, Thành Nam Group phát triển bằng việc chú trọng
vào nguồn nhân lực chất lượng cao – nơi tập trung sức mạnh tập thể được phát huy,
nơi không ngừng sáng tạo và đi lên theo định hướng dài hạn mang tính chiến lược. Với
phương châm luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để trở thành người dẫn đầu, chúng
tôi luôn trân trọng từng cơ hội và sự hợp tác nhằm hướng tới một Thành Nam phát
triển bền vững, “Uy tín”, “Chất lượng”, và “Sáng Tạo” là cam kết của công ty trong
từng sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Đó chính là nền tảng tạo nên thương hiệu để gặt
hái thành công của Thành Nam Group.
Lĩnh vực kinh doanh:
• Kinh doanh các loại lá thép và thép không gỉ (inox) kỹ thuật cao với quy cách
và số lượng chính xác theo yêu cầu của khách hàng.
• Sản xuất các loại ống trang trí.
3
• Dịch vụ gia công xả băng và cắt tấm
Các sản phẩm thép không gỉ chính:
• Series 200: SUS201, SUS204,…

• Series 300: SUS304, SUS316,…
Nguyên liệu:
• 100% Nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu,…
• Sản phẩm phục vụ cho các ngành sản xuất:
• Thiết bị điện, cửa, thang máy, ống trang trí nội thất, panel quảng cáo,…
• Bồn chứa, thùng,…
1.2 Mô hình tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần tâp đoàn Thành Nam
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam


( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam)
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm
soát
Giám đốc
4
Phó giám
đốc kinh
doanh
Phó giám
đốc kỹ
thuật
Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
vật tư
Phòng
quản
lý chất
lượng
Phòng
kỹ
thuật
CNTT
Đứng đầu trong bộ máy của công ty là Tổng Giám Đốc. Giúp việc cho tổng
giám đốc điều hành tiếp đến là các phòng ban dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc
thông qua các trưởng phòng. Các phòng lại được chia nhỏ thành các tổ chức hoạt động
do trưởng phòng quản lý, mỗi phòng đều có quy chế làm việc riêng, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, của phòng mình nhằm đảm bảo cho công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, các phòng còn duy trì mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ, cùng nhau chịu trách

nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty.
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận: Mỗi một bộ phận quản lý đều có chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng.
• Đại hội đồng cổ đông: Cơ sở và trực tiếp điều hành hội đồng quản tri. Đại hội
cổ đông tiến hành họp và đưa ra quyết định chỉ đạo Hội đồng quản trị.
• Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế
hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc người
quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
• Giám đốc: là người trực tiếp điều hành, quản lý công ty và ký kết các hợp
đồng kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
• Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm thay Giám đốc mỗi khi giám đốc
vắng mặt thay mặt giám đốc ra quyết định. Chỉ có nhiệm vụ làm trong quyền hạn của
mình, không có nhiệm vụ làm việc với Hội đồng quản trị.
• Phòng tổ chức hành chính: Dự thảo các văn bản về lao động, tổ chức nhân sự,
tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự. Quản lý các thiết bị hành chính, thảo lưu, chuyển
công văn giấy tờ. Công tác quản trị hành chính, triển khai, thực hiện các chế độ chính
sách. Phụ trách công tác đào tạo- Phòng kỹ thuật; có nhiệm vụ tháo lắp, bảo hành, thay
thế các phụ tùng khi khách hàng yêu cầu. Có vai trò quan trọng trong tuyển dụng cán
bộ nhân viên theo yêu cầu của từng bộ phận. Xây dựng mức tiền lương chung của
công ty, theo dõi, tổ chức quản lý các chính sách cho người lao động, tổ chức sắp xếp
các cuộc họp, hội nghị lớn của công ty.
• Phòng tài chính – kế toán: chịu trách nhiêm huy động các nguồn vốn và điều
hòa phân phối, kiểm tra giám sát về mặt tài chính của công ty. Đảm bảo việc chi trả
lương cho cán bộ công nhân viên đúng kỳ và chính xác, thống kê, kiểm kê tài sản,
5
kiểm tra kiểm soát. Phụ trách đảm nhiệm việc nhập khẩu hàng hóa đúng mức, đúng
thời gian, nhập hàng đúng mẫu mã chủng loại trong hợp đồng ký kết.
• Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch, chiến

lược phát triển, tiếp thị sản phẩm, đưa ra chiến lược bán hàng, lưu giữ hàng trong kho.
• Phòng kỹ thuật công nghệ thông tin: Chịu trách nhiệm thường trực ISO, đảm
bảo an toàn cho người lao động và quản lý trang thiết bị phần cứng, phần mềm.
• Phân xưởng cán thép: Thực hiện nhiệm vụ thi công sản xuất và tạo ra các sản
phẩm mới từ thép do chính mình làm ra.
• Phân xưởng cơ điện: Thực hiện nhiệm vụ chỉnh sửa hình dạng vật chất cho
nền tảng vật chất, định lượng, định tính cho sản phẩm thép
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1.3.1 Khu vực hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam kinh doanh chủ yếu các mặt hàng thép
không gỉ với nhiều chủng loại khác nhau. Thị trường của công ty là khá rộng cả ở
trong và ngoài nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hiện nay công ty đang đầu tư
mạnh cho phần cứng, phần mềm, và nguồn nhân lực thương mại điện tử để tiếp cận
với nhiều đối tác kinh doanh quốc tế. Thông qua website
công ty muốn quảng bá sản phẩm của mình ra thế giới,
mở rộng thêm thị trường của mình tại nhiều nước.
1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013
STT Chỉ tiêu
Năm 2011
(VNĐ)
Năm 2012
(VNĐ)
Năm 2013
(VNĐ)
1 Tổng tài sản có 74.387.902.372 134.401.314.815 170.937.564.684
2 Tài sản lưu động 36.069.269.528 89.944.275.740 128.391.534.785
3 Tổng tài sản nợ 19.412.818 360 74.644.271.331 78.995.222.955
4 Tài sản nợ lưu động 14.144.818.360 69.666.711.031 75.733.662.955
5 Lợi nhuận trước thuế 7.823.981.167 9.975.459.773 12.402.000.000

6 Lợi nhuận sau thuế 5.633.266.440 7.980.367.818 9.921.600.000
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 là 5,6 tỉ; đến năm 2012 đã là 7,9 tỉ;
tăng 41% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế mà công ty đạt được là 9,9
tỉ; tăng 25% so với năm 2012. Qua phân tích ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh
của công ty khá ổn định nhưng chưa cao.
6
1.4 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng thương mại điện tử của
công ty
1.4.1 Trang thiết bị phần cứng
Trang bị đầy đủ máy tính cho nhân viên làm việc tại các văn phòng, showroom,
trụ sở công ty. Hệ thống mạng được kết nối bởi nhà cung cấp dịch vụ mạng được kết
nối bởi nhà cung cấp dịch vụ mạng FPT, đường truyền có tốc độ cao, nhanh, đảm bảo
kết nối xuyên suốt, liên tục. Với các trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc được công
ty cung cấp máy tính xách tay để thuận tiện làm việc cũng như thuận lợi cho việc xử lý
và truyền thông tin cho doanh nghiệp. Riêng phòng kĩ thuật và công nghệ thông tin
được chú trọng đầu tư trang thiết bị phần cứng nhất, máy tính có cấu hình cao, tất cả
các thiết bị mạng đều hiện đại nhằm đảm bảo hiệu năng làm việc tốt nhất.
1.4.2 Các phần mềm ứng dụng
• Các phần mềm CRM ( Customer Relationship Management): Phần mềm quản
trị mối quan hệ khách hàng, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.
• Các phần mềm SCM ( Supply Chain management): Phần mềm quản lý chuỗi
cung ứng.
• Phần mềm so sánh giá.
• Các phần mềm kế toán: Roboform, HTKK3.1.1.1 MISASME.net, bộ Office
cho nhân viên kế toán.
• Một số phần mềm khác như Yahoo, Skype, Firefox, Chorme, IE, Unikey…
1.4.3 Giới thiệu và đánh giá về website của công ty
Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam có website chính tại địa chỉ:
Trên website của mình, công ty cung cấp nhiều thông
tin hướng tới khách hàng. Thanh menu ngang bao gồm các thành phần chính:

• Giới thiệu: Công ty giới thiệu về lịch sử hình thành phát triển, các năng lực
thương mại, năng lực nhân sự, năng lực sản xuất và địa chỉ liên hệ của mình.
• Tin tức: Cung cấp rất nhiều thông tin về các hoạt động của công ty, về thị
trường thép trong và ngoài nước. Tuy nhiên tin tức ít được update, không có sự thường
xuyên, liên tục.
• Liên hệ, hỏi đáp: Với đặc thù cung cấp sản phẩm, khách hàng sẽ có rất nhiều
câu hỏi đặt ra và Thành Nam luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi đó nhằm giúp cho
khách hàng có được sự hiểu biết cần thiết.
7
• Thanh menu dọc là chủng loại sản phẩm mà công ty cung cấp như các loại
thép không gỉ, Ngoài ra còn có thông tin về hệ thống thành viên của công ty, các công
trình tiêu biểu mà công ty đã kí kết hợp đồng và thực hiện. Website công ty còn có cả
chế độ Tiếng Anh giúp cho các khách hàng quốc tế có thể dễ dàng tìm hiểu về công ty
hơn.
• Giao diện của công ty rất hài hòa với những màu sắc và hình ảnh đặc trưng,
tạo cảm giác đơn giản và chuyên nghiệp cho khách hàng ngay từ lần đầu ghé thăm
website.
Hình 1.1. Giao diện của website công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam
Trang web của công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam là trang web chính thức
của công ty trên Internet. Các thông tin trên website mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
về doanh nghiệp, thông tin về cổ đông, cơ hội nghề nghiệp, các thông tin về sản phẩm
thép không gỉ, mà công ty cung cấp cùng với các hướng dẫn hỗ trợ khách hàng và
thông tin liên hệ. Trong tương lai, để bắt kịp và cạnh tranh, Thành Nam đang hướng
tới xây dựng website của công ty trở thành một trang web thương mại điện tử bán lẻ
trực tuyến các sản phẩm của công, hướng tới các nhu cầu cá nhân để tiết kiệm thời
gian, công sức và mang lại thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
8
1.5 Chiến lược và định hướng phát triển trong tương lai của công ty
Thành Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thành một công ty
cung cấp thép hàng đầu Việt Nam và mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực phân phối

bán lẻ sản phẩm dựa vào các kênh bán hàng trực tuyến, phát triển chuỗi showroom
trưng bày và bán sản phẩm. Để phát triển kênh bán hàng trực tuyến, công ty đã đăng kí
trở thành thành viên của nhiều sàn giao dịch lớn trong nước và trên thế giới như
và />Từ đó công ty định hướng phát triển theo các bước sau:
• Tổ chức một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, phục vụ cho quản lý và
khai thác để đạt được hiệu quả, nâng cao khả năng chăm sóc khách hàng.
• Tiếp tục xây dựng và nâng cao đội ngũ cán bộ nhân viên có khả năng ứng
dụng công nghệ hiện đại, có kiến thức về thương mại điện tử, công nghệ thông tin, biết
ngoại ngữ và am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ khách hàng để tư vấn cho khách hàng và
tiếp cận với các khách hàng tiềm năng.
• Tập trung vào khối khách hàng doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân, các công ty xây dựng, tổ chức vì thường mua hàng với số
lượng lớn. Tùy theo phân khúc khách hàng để thực hiện các chính sách phù hợp trong
từng thời kỳ trên phương diện đôi bên cùng có lợi nhằm tạo quan hệ lâu dài.
• Phát triển kênh bán hàng trực tuyến để phân phối và bán lẻ các sản phẩm của
công ty ( B2B và B2C), sử dụng các công cụ websie, phần mềm quản lý điều hành
hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, công cụ quản trị truyền thông nhanh chóng, hiệu
quả để kết nối với hàng trăm khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp, đối tác, cung cấp sản
phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý nhất, có những kế hoạch marketing điện tử hợp
lý để nâng cao nhận thức thương hiệu. Đồng thời mở rộng thị trường trong, ngoài nước.
9
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÀNH NAM
2.1 Những thành tựu mà công ty đã đạt được
• Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều qua các năm.
• Có chiến lược phát triển bền vững, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, khách
hàng và tạo dựng giá trị gia tăng cho cổ đông.
• Tạo dựng được mối quan hệ, sự hợp tác, liên kết lâu dài chặt chẽ với nhiều
doanh nghiệp cùng ngành, các đối tác trong và ngoài nước.
2.2 Những hạn chế còn tồn tại

• Website của công ty được đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả tương
ứng với đầu tư. Số lượng người biết đến website của công ty còn ít.
• Các tính năng của website còn ít, chưa hỗ trợ được khách hàng, các thông tin
cập nhật chậm, không liên tục.
• Chưa có bộ phận Marketing riêng, hoạt động marketing truyền thống và
marketing điện tử không chuyên nghiệp.
• Hình thức bán hàng B2C và B2B chưa được đẩy mạnh.
2.3 Những vấn đề cấp thiết đặt ra cần tập trung nghiên cứu
2.3.1 Các vấn đề chung về kinh doanh và quản trị
• Mở rộng thị trường.
• Cần có kế hoạch phát triển thương hiệu sâu rộng.
• Quản trị nhân sự và điều hành nội bộ.
• Hoàn thiện mô hình ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao.
• Nâng cao dịch vụ sau bán, chăm sóc khách hàng, phát triển các dịch vụ đi kèm.
2.3.2 Các vấn đề giải quyết trong phạm vi bộ phận thương mại điện tử
• Phát triển mô hình kênh phân phối bán hàng trực tuyến B2B và B2C.
• Hoàn thiện tính năng website có tính tương tác
cao với khách hàng.
• Ứng dụng marketing thương mại điện tử trong quan hệ khách hàng, đối tác,
quảng bá thương hiệu.
• Giải pháp quảng bá thương hiệu qua Internet, quảng bá website
/>• Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán điện tử hoàn thiện.
10
PHẦN 3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Qua những tổng hợp trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tập đoàn
Thành Nam. Tác giả xin đề xuất một số hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện quy trình bán lẻ điện tử trên website
của công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam.
Đề tài 2: Hoạch định chiến lược E-marketing nhằm quảng bá thương hiệu

của công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam.
Đề tài 3: Phát triển hoạt động E-marketing cho dòng sản phẩm thép không gỉ
của công ty Cổ phần tập đoàn Thành Nam.
11

×