Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực tập tổng hơp khoa thương mại điện tử tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phẩn Việt Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.32 KB, 22 trang )

Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Ký tự viết tắt Giải thích
NH Ngân hàng
TMCP Thương mại cổ phần
KHCN Khách hàng cá nhân
TCKT Tổ chức kinh tế
PGD Phòng giao dịch
CNTT Công nghệ thông tin
TMĐT Thương mại điện tử
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
1
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Hình 1.1: logo của công ty Trang 1
Hình 1.2: sơ đồ cơ cấu tổ chức Trang 3
Bảng 1.1: Bảng nhân sự tại đơn vị Trang 5
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) năm 2011– 2013 của Phòng
KHCN – PGD
Trang 6
Bảng 1.3: Báo cáo kết quả kinh doanh ( rút gọn) trong 3 năm 2011 – 2013
của Phòng KHCN – PGD trung tâm – VAB.
Trang 13
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
2
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
PHẦN MỞ ĐẦU
Máy vi tính xuất hiện đã giúp con người rất nhiều trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống. Trong xu thế toàn cầu hoá- tự do hoá và hội nhập quốc tế hiện nay không
thể không nhắc đến sự đóng góp của mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó
liên kết nhiều máy tính lại với nhau, giúp cho con người trao đổi thông tin một cách


nhanh chóng. Riêng trong lĩnh vực kinh tế - tài chính quốc tế nói chung và nước ta
nói riêng là một lĩnh vực đầu tàu, nhạy bén nhất so với những lĩnh vực khác, đã và
đang có nhiều thay đổi cho phù hợp với xu hướng đó. Lĩnh vực tài chính của nước
ta đang có những bước chuyển đổi để tự do hoá hệ thống tài chính nhằm thúc đẩy
sự phát triển, sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, tăng cường tính cạnh tranh và nâng
cao hiệu quả hoạt động của các ngành, lĩnh vực trong đó không thể không nói đến
lĩnh vực ngân hàng- nó không chỉ là công cụ của nhà nước mà nó còn là một lực
lượng mạnh mẽ dẫn dắt cả hệ thống tài chính hướng vào mục tiêu đã chọn. Nhờ
những ứng dụng của lĩnh vực điện tử mà nó đã hình thành và ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay
đổi cách thức kinh doanh và đem lại những lợi ích to lớn cho xã.
Là một sinh viên năm cuối của trường Đại Học Thương Mại. Trong quá trình
học tập tại trường em đã được nhà trường cũng như các Thầy Cô trang bị cho một
vốn kiến thức quý báu để sau này có thể vận dụng những gì đã học vào thực tiễn,
cũng như công việc sau này.
Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của khoa Thương mại điện tử, trường đại
học Thương Mại, em đã có cơ hội được đến thực tập tại Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Việt Á (Phòng KHCN- PGD Trung Tâm) Sau thời gian thực tập tại đây, em
đã tích lũy, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Từ đó mà em có cái nhìn
tổng thể hơn về hoạt động thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cũng như tìm
hiểu một số giải pháp để hoàn thiện mô hình kinh doanh thương mại. điện tử của
công ty.
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
MỤC LỤC
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
5
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
− Tên đơn vị thực tập: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phẩn Việt Á – Phòng KHCN –
PGD Trung Tâm
− Tên gọi tắt: VAB
− Địa chỉ: 137 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hoà, Q.Cầu Gíây, Hà Nội
− Số điện thoại: (04) 62814321
− Fax: (04) 62751112
− Loại hình đơn vị: Ngân hàng thương mại
− Website: />− Logo
Hình 1.1: logo của công ty
1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á
Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất
hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt
Nam: Công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông
thôn Đà Nẵng
Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một
ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh
doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án
Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị
trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng
cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó,
chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống …Ngân hàng
Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở
rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận
lợi . Đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình,
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
6
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
văn minh, lịch sự với phương châm: “ sự thịnh vượng của khách hàng là thành đạt

của Ngân Hàng Việt Á”.
Ngân hàng Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng
lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chấp hành nghiêm chỉnh
luật pháp của Nhà nước và các qui chế của ngành nhằm không ngừng nâng cao uy
tín trên thị trường.
1.3. LĨNH VỰC KINH DOANH
Ngân Hàng Việt Á thực hiện kinh doanh các ngành, nghề:
− Về hoạt động kinh doanh nội tệ: Thực hiện các nội dung được qui định tại Mục 1,
Mục 2, Mục 3, Mục 4, Chương II của nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày
12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại.
− Về hoạt động kinh doanh ngoại hối: Thực hiện mua, bán các loại ngoại tệ ở thị
trường trong nước; Cho vay các tổ chức trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ;
Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức trong nước và nước ngoài; Thực hiện việc
thu hút và chi trả kiều hối; Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
− Kinh doanh vàng.
− Thu đổi và đặt các bàn thu đổi ngoại tệ. Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng ngoại tệ
của khách hàng. Thực hiện các dịch vụ thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ như: mở
tài khoản trong nước bằng ngoại tệ, thanh toán trong nước bằng ngoại tệ, thực hiện
các dịch vụ thu phát ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư
bằng ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Bảo lãnh cho các khoản vay trong
nước và nước ngoài bằng ngoại tệ. Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ
có giá bằng ngoại tệ. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ
có giá khác bằng ngoại tệ. Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại
hối
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CÔNG TY
1.4.1. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc chi nhánh
Kiểm soát viên
Phòng kế hoạch và kinh doanh

SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
7
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
Phòng kế toán và ngân quỹ
Phòng hành chính nhân sự
Hình 1.2: sơ đồ cơ cấu tổ chức
− Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong ngân hàng.
• Phòng Kế hoạch và kinh doanh: Là đầu mối tham mưu cho Ban Giám Đốc về chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ NH
tại Chi nhánh; trực tiếp tổ chức thực hiện và quản lý các nghiệp vụ về cấp tín dụng
đối với khách hàng.
• Phòng Kế toán và ngân quỹ: Tham mưu cho Ban Giám đốc về quản lý tài chính, kế
toán ngân quỹ, tư vấn cho Ban Giám đốc các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
kế toán và chất lượng các dịch vụ; trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài
chính, kế toán, ngân quỹ của Chi nhánh Ngân Hàng Việt Á.
• Phòng hành chính – Nhân sự
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có nhiệm vụ
thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh
phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh
Ngân Hàng trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc.
− Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của giám đốc.
Giám đốc: Chị Nguyễn Thị Thủy
Phụ trách điều hành các công việc sau:
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
8
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
• Thực hiện phân công lao động trong cơ quan như:
 Công tác tổ chức cán bộ.
 Công tác kiểm soát kế hoạch.

 Công tác kế toán tài chính, thống kê kho quỹ.
 Công tác ký duyệt cho vay.
 Công tác quan hệ đối ngoại với các địa phương và các đơn vị bạn.
• Quyền hạn của giám đốc
 Nhận vốn, đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác do Ngân hàng Nhà nước giao để
quản lí, sử dụng theo mục tiêu mà cấp trên giao, bảo toàn và phát triển vốn.
 Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và hàng năm của Ngân hàng.
 Tổ chức điều hành Ngân hàng.
 Thực hiện nhiệm vụ bổ nhiệm khen thưởng, kỉ luật cán bộ.
− Nhiệm vụ, chức năng của kiểm soát viên
Kiểm soát viên: Chị Hoàng Thùy Liên
Nhiệm vụ của kiểm soát viên là giúp việc cho giám đốc, chỉ huy điều hành
các chức năng quản trị nhưng ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự phân công và
uỷ quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước giám đốc về nhiệm vụ
đã được giao.
1.4.2. Nhân sự của chi nhánh VAB Hà Nội – PGD trung tâm
Chức vụ Số lượng
Giám đốc 1
Kiểm soát viên 1
Cán bộ tín dụng 1
Giao dịch viên 4
Bảng 1.1: Bảng nhân sự tại chi nhánh
Tất cả nhân viên của công ty đều tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Đây là một lợi
thế về nguồn nhân lưc của Việt Á. Chính vì điều này mà 100% nhân lực ở đây đều
được trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cùng những kỹ năng mềm giúp cho
quá trình làm việc được hiệu quả hơn.
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
9
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
1.5. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHÒNG KHCN – PGD TRUNG TÂM -

VAB
1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) năm 2011– 2013 của Phòng KHCN – PGD

Năm 2011 2012 2013
So sánh 2012
với 2011
So sánh 2013
với 2012
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
TÀI SẢN

I. Tiền và các khoản tương đương tiền
5429 2,25 7983 2,18 9642 2,58 2554 47,04 1659 20,78
II. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
18989 9,02 27940 9,02 33747 9,03 8951 47,14 5807 20,67
II. Cho vay các TCKT, cá nhân
173712 82,51 255453 82,50 308550 82,49 81741 47,06 53097 21,01
1. Cho vay ngắn hạn

115808 55,00 170302 55,00 200700 53,67 54494 47,05 30398 17,85
2. Cho vay trung hạn
57909 27,51 85152 27,50 100850 26,97 27243 47,04 15698 18,44
3. Cho vay dài hạn
7826 3,72 7093 2,29 6574 1,76 -733 -9,37 -519 -7,32
4. Cho vay tài trợ ủy thác, đầu tư
9000 2,91 -9000 -9000
5. Cho vay khác
432 0,14 1564 0,42 -432 1132 262,04
6. Dự phòng phải thu khó đòi
-7831 -3,72 -16526 5,34 -1138 -0,33 -8695 -111,03 15388 -93,11
III. Tài sản cố định và tài sản có khác
12409 5,89 18250 5,90 21833 5,90 5841 47,07 3583 19,63
Tổng cộng tài sản
210539 309626 373969 99087 47,06 64343 20,78
Năm 2011 2012 2013 So sánh 2012 So sánh 2013
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
10
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
với 2011 với 2012
Chỉ tiêu Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Nguồn Vốn
I. Tiền gửi của TCKT, kho bạc
16014 7,61 32153 10,38 43299 11,58 16139 100,78 11146 34,66
1.Tiền gửi của TCKT
9868 4,68 17132 5,53 26415 7,06 7264 73,61 9283 54,18
2.Tiền gửi kho bạc

5935 2,82 14913 4,82 16523 4,42 8978 151,27 1610 10,80
3.Tiền gửi các tổ chức tín dụng
211 0,11 108 0,03 361 0,10 -103 -48,81 253 234,26
II. Tiền gửi dân cư
202746 96,27 236067 76,24 286594 76,63 33321 16,43 50527 21,40
1.Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ
176474 83,80 190134 61,40 230312 61,58 172460 97,72 40178 21,13
2.Tiền gửi không kỳ hạn nội tệ
15794 7,50 32534 10,50 41961 11,22 16740 105,99 9427 28,97
3.Tiền gửi ngoại tệ ( đã quy đổi )
10478 4,97 13399 4,34 14321 3,83 2921 27,88 922 6,88
III. Nguồn vốn và các quỹ
23962 11,38 52206 16,86 55636 14,88 28244 117,87 3430 6,57
IV. Tài sản nợ khác
32183 -15,26 10800 -3,48 11560 -3,09 -21383 -66,44 760 7,04
Tổng cộng nguồn vốn
210539 309626 373969 99087 47,06 64343 20,78
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
11
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
Nhận xét:
Qua bảng cân đối kế toán ở bảng 1.2, ta có một số nhận xét về tình hình tài
chính của ngân hàng như sau:
− Về tài sản:
- Giai đoạn 2011 – 2013, trong cơ cấu tài sản thì những tài sản có tính thanh khoản
cao như các khoản tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ dưới 3%. Tỷ
trọng các tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất lớn như các khoản cho vay TCKT, cá
nhân lớn trên 80%, tài sản cố định và các tài sản khác chiếm tỷ trọng 5%-6%. Trong
tổng tài sản thì các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trung bình trên
52% tổng tài sản, sau đó là những khoản cho vay trung hạn chiếm 26% -28% tổng

tài sản.
- Năm 2012, tổng tài sản của chi nhánh ước đạt 309626 triệu đồng, tăng 47,06% so
với năm 2011, trong đó những tài sản có tính thanh khoản cao tiếp tục có sự tăng
trưởng tốt như tiền mặt, chứng từ có giá tăng. Các tài sản chiếm tỷ trọng lớn như
khoản cho vay các TCKT, cá nhân cũng tăng, năm 2012 đạt 255453 triệu đồng với
tỷ trọng cao 80,52% và tăng 47,06% so với năm 2011, trong đó cho vay ngắn hạn
tăng 47,05% và cho vay trung hạn tăng 47,04%. Tuy nhiên khoản cho vay dài hạn
giảm còn 9,37% Trong cơ cấu các khoản cho vay thì khoản cho vay ngắn hạn và
trung hạn chiếm tỷ trọng rất cao là 55% và 27,5%. Qua đó, thấy rằng Phòng KHCN
– PGD trung tâm – Ngân Hàng TMCP Việt Á luôn nỗ lực hoàn thành kế hoạch, sát
với mục tiêu đề ra trong 3 năm ( 2011 - 2013).
- Năm 2013, tổng tài sản của chi nhánh đạt 373969 triệu đồng, tăng 64343 triệu đồng
tương đương 20,78 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cho vay các TCKT, cá
nhân đạt 308550 triệu đồng tăng 21,10 %, trong đó cho vay ngắn hạn tăng 17,85%,
cho vay trung hạn tăng 18,44%.
− Về nguồn vốn:
- Nguồn vốn hoạt động của Phòng KHCN – PGD trung tâm – Ngân Hàng TMCP Việt
Á chủ yếu là cân đối từ trung ương. Tổng nguồn vốn của NH trong những năm gần
đây có tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2011 so với năm 2010 là 47,06%, năm 2013
so với năm 2012 là 20,78%.
- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là khoản tiền gửi của khách hàng,
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, năm 2011 là 96,27%, năm 2012 là 76,24
%, năm 2013 là 76,63% trong cơ cấu nguồn vốn và có sự tăng trưởng tương đối lớn
trong các năm qua, cụ thể năm 2011 là 202746 triệu đồng, năm 2012 là 236067 triệu
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
12
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
đồng và năm 2013 là 286594 triệu đồng. Như vậy, đến năm 2012 số tiền gửi tăng
33321 triệu đồng tức 16,43% so với năm 2011và năm 2013 tăng 50527 triệu đồng
tức 21,40% so với năm 2012.

- Những tài sản nợ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng vốn của ngân
hàng.
Như vậy có thể thấy tăng trưởng nguồn vốn của Phòng KHCN – PGD trung
tâm – Ngân Hàng TMCP Việt Á chủ yếu là nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân
cư. Với nguồn vốn như vậy Ngân Hàng đã nâng cao chất lượng tín dụng, giảm chi
phí hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả của ngân hàng và nhu cầu cho vay
đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,… khi cần thiết.
1.5.2. Tình hình kết quả kinh doanh trong 3 năm 2011 – 2013
Bảng 1.3: Báo cáo kết quả kinh doanh ( rút gọn) trong 3 năm 2011 – 2013 của
Phòng KHCN – PGD trung tâm – VAB chi nhánh hà nội.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
So sánh
2012 với
2011
So sánh
2013 với
2012
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền
Tỷ lệ
%
A. Thu nhập
24408 39091 66083 14683 60,15 26992 69,05
1.Thu từ hoạt động tín dụng
19525 31272 52865 11747 60,16 21593 69,05
2.Thu từ hoạt động dịch vụ
2407 2980 5560 573 23,80 2580 86,58
3.Thu từ hoạt động KD ngoại hối
325 457 565 132 40,61 108 23,63

4. Thu từ hoạt động khác
2151 4382 7093 2231 103,72 2711 61,87
B. CHI PHÍ
21199 35593 56513 14394 67,90 20920 58,78
1. Chi phí hoạt động TCTD
16850 27980 45150 11130 66,05 17170 61,36
2. Chi phí hoạt động dịch vụ
335 450 575 115 34,33 125 27,78
3.Chi phí hoạt động kinh doanh
ngoại hối
785 1132 1560 347 44,20 428 37,81
3. Chi nộp thuế và các khoản lệ phí
54 96 158 42 77,78 62 64,58
4. Chi cho nhân viên
1130 1565 1658 435 38,50 93 5,94
5. Chi quản lý công vụ
574 1395 1420 821 143,03 25 1,79
6. Chi về tài sản
780 1184 2210 404 51,80 1026 86.65
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
Năm
13
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
7. Chi phí khác
691 1791 3790 1100 159,18 1999 111,61
C. Lợi nhuận trước thuế
3209 3498 9570 289 9,00 6072 173,58
D. Thuế thu nhập doanh nghiệp
802.25 874,5 2392,5 72,25 9,00 1518 173,58
E. Lợi nhuận sau thuế

2406.75 2623,5 7177,5 216,75 9,00 4554 173,58
Nhận Xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh, ta có một số nhận xét sau:
- Thu nhập của ngân hàng trong 3 năm 2011 – 2013 đều tăng, năm 2012 thu nhập là
39091 triệu đồng tăng 60,15 % so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập tăng nhanh
lên tới 26992 triệu đồng, tăng 69,05 % so với năm 2012. Thu nhập chủ yếu của ngân
hàng không ngừng tăng qua mỗi năm, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ hoạt
động tín dụng xấp xỉ 90% tổng thu, trong khi các nguồn thu khác là không đáng kể
dưới 9% thu nhập, nhiều nhất là năm 2013 mới chỉ được hơn 7 triệu đồng.
- Tuy tổng thu nhập tăng nhưng tổng chi phí của chi nhánh cũng tăng qua các năm. Chi
phí năm 2012 là 35593 triệu đồng tăng 67,90 % so với năm 2011, năm 2013 là 56513
triệu đồng tăng 58,78% so với năm 2012.Chi phí của ngân hàng cấu thành từ nhiều
loại chi phí khác nhau , trong đó chi phí cho hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn
nhất, từ năm 2011 là 79,48 %, năm 2012 là 78,61 %, năm 2013 là 79,89 %.
- Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2012 lợi
nhuận sau thuế đạt 2623,5 triệu VNĐ, tăng 9,00 % so với năm 2011. Lợi nhuận sau
thuế năm 2013 có tốc độ tăng nhanh hơn, đạt 7177,5 triệu VNĐ và tăng 173,58 %
so với năm 2012.
- Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập của chi nhánh tương đối ổn định trong 3 năm 2011
– 2013 lần lượt là 86,85%, 91,05%, 85,52%.
1.6. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT VÀ TMĐT TẠI ĐƠN VỊ
1.6.1. Trang thiết bị phần cứng
Bao gồm:
− 5 điện thoại cố định panasasonic
− 2 Két sắt k205 – NHA115 và k370 – NHA1
− Máy đóng chứng từ
− Máy ảnh NIKON
− Máy đếm tiền và kiểm tiền
− Máy bó tiền MB8
− 2 CAMERA
− Switch 24 cổng

− Router c1841
− 6 máy vi tính để bàn dell
− 1lap top Hp

SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
14
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
1.6.2. Các phần mềm ứng dụng tại PGD trung tâm
− S – office: Được thiết kế với 20 chức năng quản lý và công tác xây dựng trên giao
diện website, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công tác quản lý công văn; xử lý hồ
sơ, yêu cầu (HelpDesk); sắp xếp lịch công tác; quản lý quan hệ khách hàng (CRM );
quản lý tin tức nội bộ, nhân sự, tài liệu cá nhân; thiết lập và quản lý hệ thống diễn
đàn, tin nhắn nội bộ; phân hệ WebMail; quản lý tài sản…
− Phần mềm CMS: Xem camera trên máy tính
− Epson scan: Phần mềm quét hình ảnh xuất ra máy in
− Western union translink: Phần mềm chuyển tiền trực tuyến
− Netmeeting: Phần mềm hội thoại hội nghị qua internet
1.6.3. Giới thiệu về website của Ngân hàng TMCP Việt
Á
− Sự ra đời: Sau 3 năm phát triển trong ngành Ngân Hàng thì đến đầu năm 2006 VAB
đã xây dựng hệ thống website là Với mục đích ban
đầu là giới thiệu sản phẩm của Công ty trên mạng Internet, mới đầu công ty chủ yếu
giới thiệu về các hoạt động tài chính như: kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự
án…Sau những quá trình phát triển và cải tiến hệ thống website thì giờ đây website
của VAB như một ngân hàng thu nhỏ hoạt động tương tác trên internet. Tất cả các
thông tin cũng như các dịch vụ, tiện ích đều được VAB đưa lên trang web chính của
mình.
− Các tính năng: website có 6 module chính là trang chủ,
khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, tin tức, nhà đầu tư, giới thiệu.
Sau đây là chức năng của 3 module chu yếu của VAB:

• Module trang chủ: tính năng khách hàng có thể truy cập vào module trang chủ để
tra giá vàng, tỷ giá, tìm mạng lưới VAB, điểm đặt ATM và biểu phí dịch vụ, tra lãi
Suất tiết kiệm, lãi suất cho vay, lãi xuất tiền gửi thanh toán
• Module khách hàng cá nhân: Dành cho khách hàng là cá nhân muốn gửi tiền cần
biết them thông tin và dịch vụ của VAB như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,
cho vay, dịch vụ chính sách, dịch vụ hối đoái…
• Module khách hàng doanh nghiệp: Chức năng này giới thiệu đến Khách hàng là
doanh nghiệp muốn biết thêm về dịch vụ cũng như các chính sách tiền vay, huy
động vốn …
− Cơ cấu mặt hàng website cung cấp:
• Về hoạt động kinh doanh nội tệ: Thực hiện các nội dung được qui định tại Mục 1,
Mục 2, Mục 3, Mục 4, Chương II của nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày
12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại.
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
15
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
• Về hoạt động kinh doanh ngoại hối: Thực hiện mua, bán các loại ngoại tệ ở thị
trường trong nước; Cho vay các tổ chức trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ;
Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức trong nước và nước ngoài; Thực hiện việc
thu hút và chi trả kiều hối; Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
• Kinh doanh vàng.
• Thu đổi và đặt các bàn thu đổi ngoại tệ. Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng ngoại tệ
của khách hàng. Thực hiện các dịch vụ thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ như: mở
tài khoản trong nước bằng ngoại tệ, thanh toán trong nước bằng ngoại tệ, thực hiện
các dịch vụ thu phát ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư
bằng ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Bảo lãnh cho các khoản vay trong
nước và nước ngoài bằng ngoại tệ. Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ
có giá bằng ngoại tệ. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ
có giá khác bằng ngoại tệ. Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại
hối.

PHẦN 2: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TMĐT CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1. PHÂN TÍCH NHỮNG HOẠT ĐỘNG TMĐT MÀ DOANH NGHIỆP ĐÃ
THỰC HIỆN
Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân Hàng bao gồm: Dịch vị chuyển tiền,
thanh toán hóa đơn, rót tiền ATM…sau đây là 3 dịch vụ cơ bản của VAB:
− Internet Banking: Dịch vụ Internet Banking VietABank đem đến cho khách các dịch
vụ tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần một chiếc
máy tính với kết nối internet, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng
của VietABank.
Dịch vụ Internet Banking VietABank cung cấp cho tất cả khách hàng có tiền
gửi thanh toán tại VietABank, để sử dụng dịch vụ này thì khách hàng phải đến các
điểm giao dịch gần nhất cùa VietABank để đăng ký sử dụng.
Sử dụng dịch vụ Internet Banking VietABank, khách hàng có thể: Xem thông
tin chi tiết tài khoản tiền gửi thanh toán tại VAB, chuyển tiền tự động chỉ bằng 1
click chuột tại nhà, tra cứu sao kê chi tiết giao dịch phát sinh…
− SMS Banking: Nội dung dịch vụ SMS-Banking của Ngân hàng Việt Á:
• Truy vấn thông tin ngân hàng: bao gồm tỷ giá ngọai tệ, số dư tài khỏan khách hàng,
5 giao dịch gần nhất…
• Tự động báo số dư khi có thay đổi trên tài khoản.
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
16
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
• VAB thu phí hàng tháng khách hàng là 5.500 VNĐ/tháng/tài khoản, phí thu của tổng đài
là 1.000 VNĐ đối với khách hàng gửi tin nhắn đến tổng đài dịch vụ 8149.
• Để đăng ký sử dụng SMS Banking của VAB thì:
- Khách hàng phải đến bất kỳ chi nhánh nào của hệ thống Ngân hàng Việt Á để điền
các thông tin cần thiết vào mẫu đăng ký.
- Đối với dịch vụ truy vấn thông tin chung như tỷ giá, lãi suất, thì khách hàngcó thể
sử dụng ngay, không cần đăng ký.

− Cổng thanh toán online payment: VAB triển khai dịch vụ cổng thanh toán cho tất cả
khách hàng đang gửi tiền tại VAB, cồng thanh toán đem lại cho khách hàng những
tiện ích vô cùng lớn – bảo mật cao và tiết kiệm thời gian, không phải đi lại cụ thể :
• Ngoài mua thẻ cào và nạp tiền vào điện thoại với chiết khấu cao, khách hàng còn có
thể thanh toán thêm những dịch vụ sau:
- Thanh toán tiền điện trực tuyến khu vực TpHCM.
- Thanh toán vé máy bay Jetstar, AirMekong trực tuyến / trả sau/ tại quầy.
- Thanh toán hoá đơn ADSL, MOBILE, ĐTCĐ của Viettel
- Mua hàng trực tuyến tại các trang của siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Mua Chung,
Super Deal, mua vé xem phim trực tuyến tại Megastar
- Nạp/Rút tiền ví điện tử WebMoney về tk Việt Á hoặc tại quầy
- Thanh toán hoá đơn VMS Mobifone trả sau, Air Asia trực tuyến / trả sau / tại quầy
- ADSL và Điện thoại cố định của SPT tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng
- Thanh toán khoản vay hàng tháng của Prudential Finance
2.2. NHƯỢC ĐIỂM CỦA E-BANKING: (INTERNET BANKING, SMS
BANKING…)
− Vốn đầu tư lớn
Để xây dựng một hệ thống E-Banking đòi hỏi phải một lượng vốn đầu tư ban
đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể
tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống,
đổi mới công nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có
trình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải NHTM
nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Chưa kể việc đầu tư ấy có phát huy hiệu quả hay
không còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng truyền thông đất nước, hay nói khác đi
còn phụ thuộc vào những nỗ lực chung của cả một quốc gia chứ không riêng gì một
NHTM nào.
− Rủi ro cao
Vốn và công nghệ tuy là vấn đề không phải dễ vượt qua, nhưng cũng có thể
khắc phục được, vấn đề nan giải hơn là ở chỗ tính an toàn và bảo mật của hệ thống
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2

17
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
E-Banking. Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ, khách hàng có thể bị
mất mật khẩu truy nhập tài khoản từ lúc nào mà mình chẳng hay biết do bị
“Hacker” ăn cắp bằng công nghệ cao. Từ đó tiền trong tài khoản của khách hàng bị
mất mà không biết tại bản thân mình nhầm lẫn hay tại NHTM. Còn về phía NHTM
ở Việt Nam, do công nghệ chủ yếu là “nhập khẩu” nên sự chủ động nắm bắt công
nghệ không cao, việc phát hiện và bịt các “nỗ hổng” của phần mềm mua từ nước
ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên
gia, tốn kém và mất thời gian. Vius, sâu máy tính, phần mềm gián điệp là những
nguy cơ thường trực tấn công hệ thống qua việc giả mạo, đánh cắp dữ liệu khách
hàng, tội phạm máy tính sử dụng tấn công kiểu “từ chối dịch vụ” (DDoS) làm tê liệt
website là rất có thể xảy ra. Ngày nay những tấn công ác ý và tin tặc đã chuyển biến
từ chỗ chỉ là sở thích của một số sinh viên đã trở thành một lĩnh vực tội phạm hoàn
chỉnh. Ngoài ra phải kể đến chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động E-Banking
của các NHTM còn đang ở những bước đi đầu tiên, không có hệ thống lưu trữ dữ
liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực tiễn.
− Thiếu thông tin “nóng”
Qua E-Banking khách hàng nhận được thông tin không thể đầy đủ như qua
một cán bộ chuyên trách của ngân hàng. Khách hàng sẽ mất đi cơ hội trao đổi thông
tin với bạn hàng, nắm bắt tình hình mới, “nóng” tại nơi giao dịch của ngân hàng.
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2
18
Khoa Thương Mại Điện Tử Trường Đại Học Thương Mại
PHẦN ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
− Hiện nay E-banking tại VAB đang trong quá trình phát triển mạnh nên không ít một
số kẻ đã lợi dụng khe hở của E-banking để phá hoại và làm lợi cho bản thân, khách
hàng đang sử dụng và cụ thể là VAB cũng như những Ngân hàng khác phải đối mặt
với bao nhiêu rủi ro có thể thấy 3 loại rủi ro phổ biến đó là: Tình trạng gian lận thẻ
tín dụng, rửa tiền qua ngân hàng và vấn đề đảm bảo an toàn thông tin cho người sử

dụng.
− Rủi ro lớn nhất đối với VAB nói riêng cũng như NHTM nói chung đó là hệ thống bị
xâm phạm, bị giả mạo, lừa đảo trong thanh toán chi trả, vấn đề này phụ thuộc rất
nhiều vào giải pháp công nghệ giải pháp kỹ thuật
− Khi đăng ký sử dụng dịch vụ NHĐT tại VAB khách hàng thường tiến hành trực tiếp
qua mạng. Tuy nhiên việc xác thực thông tin và xác thực khách hàng sẽ tương đối
khó khăn do còn thiếu công cụ chứng thực như chữ ký điện tử hoặc các xác minh
điện tử.
 Qua thời gian tìm hiểu và thực tập tại PGD em cũng phần nào biết được tình hình
hoạt động kinh doanh tại đơn vị cũng như những vấn đề liên quan đến ứng dụng
TMĐT tại công ty. Sau đây em xin đề xuất hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình như sau:
Đề tài 1: Giải pháp Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet -
Banking, SMS - banking, Home Banking…tại PGD trung tâm – VAB
Đề tài 2: Xây dựng (Triển khai) các hệ thống (các giải pháp, các công cụ)
thanh toán điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài 3: Xây dựng chương trình internt - Banking tại Phòng KHCN – PGD
trung tâm - VAB
SVTH: Trần Viết Tạo Lớp: K46I2

×