Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC HÌNH VẼ iii
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 1
CÔNG TY CỔ PHẦN KDG QUỐC TẾ 1
1.1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP KDG QUỐC TẾ 1
1.1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.1.2 . Chức năng và nhiệm vụ của công ty 1
1.1.2.1: Chức năng 1
1.1.2.2: Nhiệm vụ 1
1.1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 2
1.1.4 : Ngành nghề kinh doanh: 3
1.2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY KDG QUỐC TẾ 3
1.2.1: Số lượng, chất lượng lao động của công ty. 3
1.2.2: Cơ cấu lao động của công ty: 4
1.3: QUY MÔ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP KDG QUỐC TẾ 4
1.3.1: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty 4
1.3.2: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty 4
1.3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 5
CHƯƠNG II: NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT 6
TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI 6
CÔNG TY CỔ PHẦN KDG QUỐC TẾ 6
2.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KDG QUỐC TẾ 6
2.2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KDG QUỐC TẾ 7
2.2.1. Đánh giá mức độ hiệu quả tình thế môi trường kinh doanh và môi trường cạnh
tranh của công ty 7
2.2.2: Đánh giá mức độ hiệu quả về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến
lược phát triển thị trường, thâm nhập thị trường 7
2.2.3:Đánh giá mức độ hiệu quả giải pháp Marketing, nhân sự hoàn thiện trong triển khai
chiến lược kinh doanh, chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường của công ty.
8
2.2.4. Đánh giá mức độ hiệu quả năng lực cạnh tranh của công ty 9
2.3: Đánh giá mức độ hiệu quả về công tác quản trị bán hàng của công ty 9
2.4. Đánh giá mức độ hiệu quả về công tác quản trị nhân lực của công ty 10
2.5: Đánh giá mức độ hiệu quả công tác quản trị rủi ro và quản trị dự án của công ty 10
CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 11
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
i
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:Bảng kê lao động của công ty 3
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động theo chức năng 4
Bảng 1. 3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty 4
Bảng 1.4: Bảng kê tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh 5
Bảng 1. 5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 5
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
ii
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 2
Hình 2.1: Mức độ hiệu quả chức năng của nhà quản trị của công ty 6
Hình 2.2: Mức độ hiệu quả môi trường kinh doanh và cạnh tranh của công ty 7
Hình 2.3: mức độ hiệu quả về công tác hoạch định chiến lược, chiến lược phát triển thị
trường và thâm nhập thị trường 7
Hình 2.4: Mức độ hiệu quả về giải pháp marketing, nhân sự hoàn thiện trong triển khai
chiến lược kinh doanh, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường của công ty 8
Hình 2.5: Mức độ hiệu quả năng lực cạnh tranh của công ty 9
Hình 2.6: Mức độ hiệu quả công tác quản trị bán hàng của công ty 9
Hình 2.7: Mức độ hiệu quả công tác quản trị nhân lực của công ty 10
Hình 2.8: Mức độ hiệu quả công tác quản trị rủi ro và quản trị dự án của công ty 10
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
iii
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KDG QUỐC TẾ
1.1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP KDG QUỐC TẾ
1.1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Tên công ty: Công ty Cổ Phần KDG Quốc Tế.
- Tên giao dịch đối ngoại: International KDG Joint Stock Company
- Tên viết tắt: International KDG JSC
- Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 3D, Đường Duy Tân, Cầu Giấy
- Điện thoại: 043.7959101/102- Website:
- Ngày 07/11/2008, công ty chính thức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
0105207347 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp.
Số TK: 01052073473019 – Ngân hàng Techcombank Hà Nội.
- Những ngày đầu thành lập, do sự thiếu hụt về cán bộ quản lý, những thành viên sáng
lập đã xác định bổ xung những vị trí chủ chốt của Công ty bằng hai nguồn: Thứ nhất,
bổ nhiệm những người trong gia đình và người quen có trình độ hoặc gửi đi học để
nâng cao trình độ; Thứ hai, tuyển dụng những người có trình độ, bằng cấp và kinh
nghiệm từ bên ngoài đáp ứng được nhu cầu của Công ty.
- Để hoạt động trong Công ty được đi vào nề nếp, quy củ ngay từ khi mới thành lập,
tập thể ban lãnh đạo đã soạn thảo và hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế và các quy
định của Công ty.
-Với việc tạo dựng một cách đồng bộ về cơ sở vật chất, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức,
con người cùng với hệ thống các nội quy, quy chế mà hoạt động KD của Công ty đã
đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả.
- Đánh giá về quá trình phát triển của Công ty từ khi thành lập tới nay chúng ta có thể
chia ra 2 giai đoạn chính: Thứ nhất, giai đoạn hình thành và ổn định kinh doanh (từ
ngày thành lập 7/11/2008 đến ngày 31/12/ 2009); thứ hai, giai đoạn củng cố và mở
rộng thị trường kinh doanh (2009- 2010)
1.1.2 . Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.1.2.1: Chức năng
Là một công ty kinh doanh thương mại nên chức năng của công ty là kinh doanh đá
hoa xuất khẩu, sỏi trang trí, kinh doanh thời trang, đồ gia đình, kinh doanh vật liệu xây
dựng, buôn bán phụ tùng, thiết bị ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh và Lắp ráp, sửa chữa
các phương tiện vận tải, ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, điện lạnh….
1.1.2.2: Nhiệm vụ
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
1
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng
- Quản lý và sử dụng vốn phù hợp với nhiệm vụ , quy định hiện hành của công ty,
mang lại lợi nhuận cao nhất .
- Nắm bắt nhu cầu thị trường , thiết lập mối quan hệ vững chắc, cải tiến các phương
thức , khai thác hết các tiềm năng sẵn có của công ty
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và các quy định của Nhà nước, không ngừng phát triển
công ty ngày càng lớn mạnh
1.1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Hình 1.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Phó giám đốc
( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Để tăng cường bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả , đảm bảo quản lý chặt chẽ quá
trình kinh doanh , công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức theo kiểu chức năng tương đối
gọn nhẹ , phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
- Giám đốc: giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty.
- Phó giám đốc: có vai trò hỗ trợ và làm những công việc mà giám đốc giao.
- Phòng kế toán : tham mưu cho giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác
hạch toán kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra kiểm soát công tác tài chính và có
trách nhiệm quản lý các nguồn vốn, bảo toàn sử dụng vốn có hiệu quả, thanh toán các
hợp đồng kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
cung cấp số liệu cho việc điều hành sản xuất, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính,
lập báo cáo quyết toán hàng qúy, hàng năm theo quy định.
- Phòng hành chính nhân sự: có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác
tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, theo dõi tình hình tăng giảm công nhân viên trong
Công ty, điều động sắp xếp lực lượng sản xuất lao động, thực hiện các chính sách tiền
lương đối với người lao động, bảo hộ lao động, công tác bảo hiểm y tế.
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
Phòng kế toán
Phòng hành
chính nhân sự
Phòng kinh
doanh
Phòng kế hoạch
và thiết kế
Giám đốc
2
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
- Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh của công ty, tạo
mối quan hệ với bạn hàng, quảng cáo các mặt hàng của công ty. Xây dựng kế hoạch
kinh doanh ngắn và dài hạn.Khai thác tìm kiếm các nguồn hàng. Phân tích thị trường
xây dựng chiến lược kinh doanh. Định hướng đầu tư và phát triển kinh doanh trên thị
trường
- Phòng kế hoạch và thiết kế: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, thời
gian hoàn thành sản phẩm với hợp đồng của khách hàng. Xây dựng kế hoạch sử dụng
vốn, kế hoạch năng suất lao động.và thiết kế kỹ thuật: hướng dẫn kỹ thuật bảo dưỡng
kỹ thuật, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị cho công ty.
1.1.4 : Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh đá hoa xuất khẩu: như đá nguyên liệu sọc xanh đen, đá khối trắng…
- Kinh doanh các loại sỏi để trang trí nhà, bếp vườn…
- Kinh doanh thời trang và đồ dùng gia đình
- Mua, bán, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
- Buôn bán phụ tùng, thiết bị ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh và Lắp ráp, sửa chữa các
phương tiện vận tải, ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, điện lạnh.
- Tư vấn đầu tư.
- Tư vấn nhà đất.
- Hoạt động tư vấn quản lí.
- Giáo dục nghề nghiệp.
Trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty thì kinh doanh thương mại như kinh
doanh đá hoa xuất khẩu là ngành kinh doanh chính của công ty. Nó đem lại nguồn lợi
nhuận chủ yếu của công ty.
1.2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY KDG QUỐC TẾ.
1.2.1: Số lượng, chất lượng lao động của công ty.
Bảng 1.1:Bảng kê lao động của công ty
Chỉ tiêu Số lao động Nữ Nam
Đại học 14 9 3
Cao đẳng 4 4 1
Loại khác 2 2 1
Tổng số 20 15 5
( Nguồn: phòng hành chính nhân sự)
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
3
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
Nhìn vào bảng kê lao động của công ty ta thấy trình độ đại học của công ty
chiếm 70%, trình độ cao đẳng chiếm 20% tổng số lao động của công ty, và loại khác
chiếm 10% tổng lao động của công ty. Và số lao động nữ của công ty chiếm 75% số
lao động của công ty.
1.2.2: Cơ cấu lao động của công ty:
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động theo chức năng
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng(%)
Quản lí 8 40
Nhân viên 12 60
Tổng 20 100
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)
Trong đó có 8 người làm công tác quản lí và chiếm 40% và số còn lại là người
lao động làm thuê theo hợp đồng lao động được ký kết ngắn hạn hoặc dài hạn. Công
ty hoạt động kinh doanh thương mại là chính nên lao động gián tiếp của công ty là chủ
yếu
1.3: QUY MÔ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP KDG QUỐC TẾ.
1.3.1: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Bảng 1. 3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
(ĐVT: Đồng )
Danh mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn cố định 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000
Vốn lưu động 1.611.045.986 2.310.223.890 1.728.487.832
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
Nhìn vào biểu số 3 ta thấy số vốn cố định của công ty khi thành lập là 3 tỷ
đồng, và khi mới thành lập thì số vốn lưu động công ty ngày càng tăng từ việc huy
động vốn của các cổ đông hay vay ngân hàng nhất là năm 2010. Nhưng khi công ty
hoạt động ổn định thì số vốn lưu động này giảm đi điều đó cho ta thấy công ty hoạt
động tốt và đang trên đà phát triển.
1.3.2: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty .
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
4
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
Bảng 1.4: Bảng kê tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
(ĐVT : Đồng)
Danh mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn vốn chủ sở hữu 3.085.834.644 3.136.910.461 3.235.013.188
Nguồn vốn đi vay 1.525.211.342 2.173.313.429 1.493.474.644
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng theo mỗi năm, và nguồn vốn đi vay của
công ty tăng mạnh nhất vào năm 2010. Điều này cho ta thấy công ty không ngừng đầu
tư và mở rộng kinh doanh của mình để cho hoạt động công ty phát triển. Và nguồn vốn
vay này đang có xu hướng đi xuống. Công ty đang gặp thuận lợi trong kinh doanh.
1.3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1. 5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
(ĐVT: Đồng)
Danh mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần 1.874.159.328 5.900.194.909 3.274.127.815
Chi phí 1.688.324.684 2.749.119.092 3.066.617.977
Lợi nhuận trước thuế 185.834.644 151.075.817 207.509.838
Lợi nhuận sau thuế 185.834.644 151.075.817 198.407.111
Tài sản 4.611.045.986 5.310.223.890 4.728.487.832
+ Vốn cố định 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000
+ Vốn lưu động 1.611.045.986 2.310.223.890 1.728.487.832
Nguồn vốn 4.611.045.986 5.310.223.890 4.728.487.832
+Nguồn vốn chủ sở hữu 3.085.834.644 3.136.910.461 3.235.013.188
+Nguồn vốn đi vay 1.525.211.342 2.173.313.429 1.493.474.644
Trong đó: Nợ phải trả 85.000.000 101.265.000 110.921.120
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
Nhìn chung ta thấy tình hình kinh doanh của công ty tương đối ổn định qua mỗi
năm. Trong đó doanh thu tăng đều qua mỗi năm đạt hiệu quả kinh doanh. Năm 2011
doanh thu tăng 33.7% so với năm 2009. Hệ số Nợ phải trả/vốn CSH là 0.04<1 nên rất
thuận lợi cho kinh doanh của công ty. Lợi nhuận của công ty bị giảm đi vào năm 2010
do chi phí trong năm tăng. Tuy nhiên nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
kinh doanh của công ty nên năm 2011 lợi nhuận của công ty vẫn có xu hướng đi lên.
Điều này cho ta thấy tình hình kinh doanh của công ty đang đứng vững trên con đường
xây dựng và phát triển của mình
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
5
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG II: NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT
TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KDG QUỐC TẾ
Để có thể đánh giá được thực trạng những lĩnh vực quản trị chủ yếu của công ty
Cổ Phần KDG Quốc Tế. Em đã tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp bằng phương
pháp điều tra trắc nghiệm về nọi dung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và
mẫ phiếu điều tra trắc nghiệm được đính kèm trong phụ lục 1, danh sách và số lượng
điều tra được đính kèm trong phụ lục 2.
- Số lượng phiếu điều tra phát ra: 10 phiếu.
- Số lượng phiếu điều tra thu về : 10 phiếu.
- Số lượng phiếu hợp lệ : 10 phiếu.
- Số lượng phiếu không hợp lệ : 0 phiếu.
Từ phiếu điều tra thu thập thông tin tình hình hoạt động kinh doanh của công ty,
ta có những nội dung sau.
2.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KDG QUỐC TẾ.
Hình 2.1: Mức độ hiệu quả chức năng của nhà quản trị của công ty
( Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Nhìn vào hình trên ta thấy chức năng quản trị của công ty là tương đối tốt.
Trong đó thì kĩ năng của nhà quản trị là tốt nhất. Vì họ là người có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Thông tin ra quyết định của nhà quản trị tốt điều
này chứng tỏ việc ra quyết định của công ty rất nhanh, tạo thuận lợi công ty có thể nắm
bắt được cơ hội cũng như có thể giải quyết những khó khăn nhanh chóng. Tuy nhiên
thì chức năng tổ chức và kiểm soát của công ty chưa được tốt. Vì vậy công ty nên chú
ý hơn các chức năng này.
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
6
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
2.2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KDG QUỐC TẾ
2.2.1. Đánh giá mức độ hiệu quả tình thế môi trường kinh doanh và môi trường
cạnh tranh của công ty.
Hình 2.2: Mức độ hiệu quả môi trường kinh doanh và cạnh tranh của công ty.
( Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Nhìn vào hình vẽ trên ta có thể thấy phân tích môi trường chiến lược thâm nhập
thị trường là tốt nhất. Điều này tạo điều kiện cho công ty có thể thâm nhập thị trường
tốt giúp nâng cao tiêu thụ sản phẩm làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tuy
nhiên phân tích TOWS chiến lược cạnh tranh của công ty là kém nhất. Nếu làm tốt
chức năng này sẽ giúp cho công ty biết được những cơ hội và thách thức và từ đó công
ty có thể tìm ra những biện pháp kinh doanh phù hợp vói tình hình kinh doanh của
công ty.
2.2.2: Đánh giá mức độ hiệu quả về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và
chiến lược phát triển thị trường, thâm nhập thị trường.
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
7
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
Hình 2.3: mức độ hiệu quả về công tác hoạch định chiến lược,
chiến lược phát triển thị trường và thâm nhập thị trường
( Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Nhìn vào hình vẽ trên ta thấy hoạch định chiến lược cạnh tranh của công ty làm
tốt nhất. Điều này sẽ giúp công ty có những định hướng và phương hướng hợp lí cho
hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó thì hoạch định chiến lược phát triển thị
trường của công ty làm không được tốt. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng thị
trường của công ty.
2.2.3:Đánh giá mức độ hiệu quả giải pháp Marketing, nhân sự hoàn thiện trong
triển khai chiến lược kinh doanh, chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị
trường của công ty.
Hình 2.4: Mức độ hiệu quả về giải pháp marketing, nhân sự hoàn thiện trong triển khai
chiến lược kinh doanh, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường của công ty
( Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Nhìn vào hình trên ta thấy công tác xây dựng chính sách nhân sự công ty làm tốt
nhất. Điều này sẽ giúp cho công nhân viên có thể làm tốt công việc, nhiệt tình công
việc được giao và tạo ra trung thành với công ty. Trong khi đó thì việc xây dựng chính
sách marketing thì công ty làm kém nhất. Điều này làm cho công ty gặp khó khăn
trong việc tiêu thụ sản phẩm kinh doanh về doanh thu cũng như lợi nhuận mà công ty
thu được.
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
8
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
2.2.4. Đánh giá mức độ hiệu quả năng lực cạnh tranh của công ty.
Hình 2.5: Mức độ hiệu quả năng lực cạnh tranh của công ty
( Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Nhìn vào hình vẽ trên ta có thể biết năng lực cạnh tranh tổng thể của công ty là
tốt nhất. Nhưng xét về năng lực cạnh tranh Marketing của công ty nói riêng thì công ty
là kém. Đối với kinh doanh thương mại là chính thì công ty nên có kế hoạch cạnh tranh
marketing tốt hơn. Nó sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho công tác bán hàng và giúp cho
khách hàng biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh.
2.3: Đánh giá mức độ hiệu quả về công tác quản trị bán hàng của công ty.
Do hoạt động kinh doanh của công ty không liên quan đến sản xuất. vì đặc thù
kinh doanh của công ty là kinh doanh thương mại. Vì vậy mà trong công ty không có
công tác quản trị sản xuất mà thay vào đó là công tác quản trị bán hàng.
Hình 2.6: Mức độ hiệu quả công tác quản trị bán hàng của công ty
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Nhìn chung ta thấy công tác quản trị bán hàng của công ty là tương đối tốt.
Trong đó thì xay dựng kế hoạch bán hàng là tốt nhất. Điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc bán hàng của công ty. Khi có kế hoạch tốt và hợp lí thì trong việc triển khai kế
hoạch bán hàng sẽ đơn giản hơn, giảm đi tính phức tạp trong quản trị bán hàng và có
thể lường trước được những khó khăn có thể xảy ra trong công tác quản trị bán hàng.
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
9
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
Tuy nhiên thì công tác tổ chức lực lượng bán hàng của công ty là kém nhất. Công ty tổ
chức không hợp lí sẽ gây ra khó khăn cho nhân viên trong việc chăm sóc khách hàng.
2.4. Đánh giá mức độ hiệu quả về công tác quản trị nhân lực của công ty.
Hình 2.7: Mức độ hiệu quả công tác quản trị nhân lực của công ty
( Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Nhìn vào hình trên ta thấy công tác quản trị nhân lực của công ty tương đối tốt.
Trong đó đánh giá nhân lực nhân viên trong công ty là tốt nhất. Công ty có tổ chức lao
động để sử dụng lao động có kế hoạch và hợp lí. Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên
luôn đoàn kết. Tuy nhiên phần đãi ngộ nhân lực công ty làm không tốt. Do đó công ty
nên chú ý về vấn đề này. Vì nó đóng góp một phần không nhỏ trong sự nhiệt tình và
tận tâm với công việc và sự trung thành với công ty của cán bộ nhân viên.
2.5: Đánh giá mức độ hiệu quả công tác quản trị rủi ro và quản trị dự án của công ty.
Hình 2.8: Mức độ hiệu quả công tác quản trị rủi ro và quản trị dự án của công ty
( Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Công tác quản trị rủi ro và quản trị dự án của công ty là tương đối tốt. Trong đó
các biện pháp giảm thiểu rủi ro là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro là tốt nhất và nó giúp
công ty có thể lường trước được những rủi ro mà công ty gặp phải nhằm giảm thiểu tổn
thất mà công ty có thể gánh chịu làm ảnh hưởng đến kết quả tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty. Tuy nhiên đo lường rủi ro công ty làm chưa được tốt.
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
10
Trường ĐH Thương Mại Khoa Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Căn cứ vào thực trạng phân tích tình hình kinh doanh của công ty ở trên, em xin đề
xuất một số hướng đề tài khóa luận như sau :
- Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần KDG Quốc Tế.
- Giải pháp hoàn thiện năng lực cạnh tranh Marketing của công ty Cổ phần KDG Quốc Tế.
- Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại công ty Cổ phần KDG
Quốc Tế
Trần Thị Xuân- Lớp K7HQ1K2 Báo cáo thực tập tổng hợp
11