Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) VÀ CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.07 KB, 23 trang )

1
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
1
2
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình thực tập trước khi tốt nghiệp là khoảng thời gian hết sức quan trọng
để sinh viên bước đầu tiếp xúc với thực tiễn, nghiên cứu tìm hiểu về quá trình hình
thành và phát triển, về bộ máy quản lý, về quy trình làm việc của đơn vị thực tập.
hơn nữa, khoảng thời gian này là cơ sở để sinh viên so sánh sự giống và khác nhau
giữa lý thuyết và thực tiễn từ đó rút ra kinh nghiệm cho quá trình làm việc sau này.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế, ngành Tài chính
– Ngân hàng là một trong những ngành có bước phát triển mạnh mẽ nhất. Đặc biệt
là khi Việt Nam gia nhập WTO thì lĩnh vực ngân hàng càng trở nên nóng hơn bao
giờ hết. Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính quan trọng nhất
của nền kinh tế, đóng vai trò đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tài chính - Ngân
hàng đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, Tuy nhiên trong
1-2 năm trở lại, ngân hàng đang chững lại do khủng hoảng của nền kinh tế.
Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, trong thời gian thực
tập em đã sử dụng vốn kiến thức ít ỏi của mình để tìm hiểu thực tiễn của ngành
Ngân hàng tại một ngân hàng thương mại cụ thể, đó là: Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam,chi nhánh Quang Trung.
Tuy đã cố gắng học hỏi dựa trên những kiến thức đã học và thực tế tại ngân
hàng nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên tập báo cáo thực tập của em không
tránh khỏi những sai sót, mong các thầy cô giáo góp ý để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Hà Trang đã hết lòng giúp đỡ để em hoàn
thành bản báo cáo này!
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5


2
3
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM (VIETINBANK) VÀ CHI NHÁNH QUANG TRUNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương VIệt
Nam-chi nhánh Quang Trung
1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Tên viết tắt: Vietinbank
Tên giao dịch quốc
tế:
Vietnam Bank for Industry and Trade
Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội – Việt Nam
Điện thoại: 84-4-39421030
Fax: 84-4-39421032
Webside: http//www.vietinbank.vn
- Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành
Ngân hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ
trưởng).
- Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
1.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Quang
Trung
Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-chi nhánh Quang Trung
Địa chỉ: 104 Trần Phú - Phường Văn Mỗ - Quận Hà Đông – TP. Hà Nội
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam(gọi tắt là NHCT)-Chi nhánh

Quang Trung được thành lập ngày 01 tháng 12 năm 2003 theo quyết định của Chủ
tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam.Khi mới được lập,chi
nhánh NHCT Quang Trung là một trong bốn chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh
Hà Tây (ba chi nhánh cấp II còn lại là chi nhánh NHCT Nguyễn Trãi,chi nhánh
NHCT Láng Hòa Lạc và chi nhánh NHCT Sông Nhuệ).
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
3
4
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2006,căn cứ theo quyết định số 158/QĐ-HĐQT-
NHCT1 ngày 14/06/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam về việc mở rộng quy mô, nâng cao cơ sở hạ tầng, mở rộng môi
trường kinh doanh, NHCT Việt Nam đã nâng cấp chi nhánh NHCT Quang Trung từ
chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I, chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp và hạch toán
phụ thuộc với NHCT Việt Nam.
So với các chi nhánh cấp I khác của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam thì chi nhánh Quang Trung ra đời chưa được lâu, quy mô của chi nhánh còn
nhỏ,kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều, lại luôn phải đối mặt với những khó khăn,
thách thức của nền kinh tế thị trường hết sức sôi động và khốc liệt, do đó chi nhánh
Quang Trung không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại ban đầu trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Nhận thức rõ những mặt còn hạn chế của mình,trong hơn 10
năm qua,ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh đã luôn
nỗ lực hết mình hoàn thành tốt công tác, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.Nhờ vậy mà cho đến nay,sau hơn bảy
năm hoạt động trên cương vị chi nhánh cấp I, chi nhánh Quang Trung luôn duy trì
tốc độ tăng trưởng cao, lien tục mở rộng về quy mô hoạt động, tổ chức bộ máy và
mạng lưới, ngày càng tạo được vị thế vững chắc trên thị trường.
Với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, chi nhánh Quang
Trung đã đạt được danh hiệu “Chi nhánh xuất sắc” do Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam trao tặng.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-chi
nhánh Quang Trung
 Chức năng
Kinh doanh hoạt động ngân hàng.
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quang Trung là đơn vị trực thuộc Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam (gọi tắt là Vietinbank),thực hiện các hoạt động
Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể:
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
4
5
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
• Huy động vốn: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác
dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt Nam và
ngoại tệ. Thực hiện các hình thức huy dộng vốn khác theo quy định của pháp luật.
• Cho vay: Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, các dự án đầu tư phát
triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại
tệ phù hợp với các quy định của pháp luật.
• Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
• Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ, cấp tín dụng theo quy định.
• Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại
khác theo quy định của BIDV.
• Thực hiện các dịch vụ: Thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ
ngân quỹ.
• Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu tư
theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật.
• Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với khách hàng, các dịch vụ
ngân hàng đối ngoại khác
 Nhiệm vụ:
• Lên kế hoạch, tổ chức triển khai và kiểm soát lộ trình thực hiện nhằm đạt được mục

tiêu đề ra.
• Tổ chức tuyển dụng và đào tạo nâng cao đội ngũ nhân viên trong chi nhánh, tạo thế
mạnh về chất.
• Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, tạo sự cạnh tranh trong địa bàn nói riêng và
trong thị trường tài chính nói chung.
• Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, nhà cung cấp trong, ngoài nước và công
chúng. Tạo sự uy tín và hình ảnh của chi nhánh và Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam.
• Thực hiện các chính sách đãi ngộ tài chính và phi tài chính
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
5
Ban Giám đốc
Khối
kinh doanh
Phòng
khách hàng
doanh nghiệp
Phòng
bán lẻ
Phòng giao dịch An Khánh
Phòng giao dịch Ba La
Phòng giao dịch Phúc La
Quỹ tiết kiệm số 16
Khối
tác nghiệp
Phòng
kế toán
giao dịch
Phòng
tiền tệ

kho quỹ
Khối
hỗ trợ
Phòng
tổ chức
hành chính
6
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3. Mô hình tổ chức
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-chi nhánh Quang Trung có đội
ngũ nhân viên gần 50 người được bố trí vào các phòng ban, đứng đầu là ban Giám
đốc gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Quang Trung
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
6
7
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
• Phòng khách hàng doanh nghiệp
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp
lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên
quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện
hành và hướng dẫn của NHNN.
• Phòng bán lẻ
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng là các
nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến
cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của
NHNN.
• Phòng giao dịch

Tại mỗi phòng giao dịch có đầy đủ các bộ phận huy động vốn,bộ phận tín
dụng làm công tác cho vay, bộ phận kế toán đảm nhận các công việc kế toán chi
vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ kế toán báo sổ.
Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ, Giám đốc sẽ giao chỉ tiêu cho vay
đối với từng phòng giao dịch cho phù hợp.
Trực thuộc chi nhánh NHCT Quang Trung có 3 phòng giao dịch,đó là phòng
giao dịch An Khánh, phòng giao dịch Ba La và phòng giao dịch Phúc La.
• Quỹ tiết kiệm
Khác với phòng giao dich, quỹ tiết kiệm chỉ có chức năng huy động tiền gửi
tiết kiệm, không được phép cho vay hay thực hiện bất kỳ dịch vụ nào khác(ví dụ
thanh toán, chuyển tiền,…)
Trực thuộc chi nhánh NHCT Quang Trung có Quỹ tiết kiệm số 16
• Phòng kế toán giao dịch
Là bộ phận nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung
cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các
giao dịch theo quy định của Nhà nước. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ
thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện tư
vấn cho khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng.
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
7
8
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
• Phòng tiền tệ kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy
định của NHNN và VIETINBANK. Ứng và thu tiền cho các điểm giao dịch trong
và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.
• Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện các công việc về hành chính quản trị như các doanh nghiệp
khác,bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của các phòng ban;quản
lý,sắp xếp và điều chuyển nhân sự, bảo đảm tiền lương cho cán bộ nhân viên, tham

mưu cho lãnh đạo về xét tuyển và đề bạt cán bộ.
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
8
9
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG QUANG TRUNG
2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn 2011-2013 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán (rút gọn) năm 2011 – 2013
(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
So sánh
2012 với 2011
So sánh
2013 với 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
A. TÀI SẢN
I. Tiền và kim loại quý 31.100 1,67 43.463 2,09 2.903 0,14 12.363 39,8 (40.560) (93,3)
II. Tiền gửi tại NHNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
III. Tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác.
334.335 17,98 355.237 17,08 237.445 11,92 20.902 6,3 (117.792) (33,2)
IV. Chứng khoán kinh doanh 0 0 0 0 0 0 0 0
V. Cho vay khách hàng 878.578 47,25 1.041.357 50,07 987.635 49,60 162.779 18,5 (53.722) (5,2)

VI. Chứng khoán đầu tư 267.432 14,38 297.426 14,30 263.365 13,23 29.994 11,2 (34.061) (11,5)
VII. Góp vốn đầu tư dài hạn 253.100 13,61 249.233 11,99 226.764 11,39 (3.867) (1,5) (22.469) (9,0)
VIII. Tài sản cố định 7.345 0,39 7.495 0,36 7.532 0,38 150 2,0 37 0,5
IX. Tài sản khác 87.365 4,7 85.682 4,12 265.346 13,33 (1.683) (1,9) 179.664 209.7
TỔNG TÀI SẢN
1.859.246 2.079.893 1.990.990 220.638 11,9 (88.903) (4,3)
B.NỢ PHẢI
TRẢ VÀ VỐN
CHỦ SỞ HỮU
I. Các khoản nợ
Chính phủ và
NHNN
0 0 0 0 0 0 0 0
II. Tiền gửi và 404.597 25,27 367.286 19,94 262.355 15,48 (37.311) (9,2) (104.931) (28,6)
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
10
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
vay các TCTD
khác
III. Tiền gửi của
khách hàng
880.038 54,96 1.164.688 63,22 1.088.212 64,21 248.650 32,3 (76.476) (6,6)
IV Vốn tài trợ
ủy thác đầu tư,
cho vay các
TCTD chịu rủi
ro.
21.453 1,34 23.245 1,26 25.768 1,52 1.792 8,4 2.523 10,9
V. Chứng chỉ
tiền gửi

2.145 0,13 945 0,05 1.023 0,06 (1200) (55,9) 78 8,3
VI. Phát hành
giấy tờ có giá
267.458 16,70 259.476 14,08 286.770 16,92 (7.928) (3,0) 27.294 10,5
VII. Các khoản
nợ khác
25.436 1,59 26.463 1,44 30.487 1,8 1.027 4,0 4.024 15,2
TỔNG NỢ
PHẢI TRẢ
1.601.127 1.842.103 1.694.615 240.976 15,1 (147.488) (8,0)
VIII.Vốn CSH
235.471 91,22 212.257 89,26 262.062 88,42 (23.214) (9,8) 49.805 23,46
IX. Các quỹ
22.648 8,78 25.533 10,74 34.313 11,58 2.885 12,7 8.780 34,4
TỔNG VỐN
CSH
258.119 237.790 296.375 (20.329) (7,9) 58.585 24,6
TỔNG NỢ
PHẢI TRẢ VÀ
VỐN CSH
1.859.246 2.079.893 1.990.990 220.647 11,9 (88.903) (4,3)
(Nguồn: B ảng cân đối kế toán 201 1 -201 3 )
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
11
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
- Về tài sản: Tổng tài sản của đơn vị có sự tăng trưởng trong năm 2012, tuy nhiên đến
năm 2013 có sự tụt giảm. Cụ thể, năm 2011, tổng tài sản của chi nhánh ước đạt là
1.859.246 triệu đồng, năm 2012, tổng tài sản là 2.079.893 tăng 220.638 triệu đồng
và tăng lên 11,9% so với năm 2011, trong đó những tài sản có tính thanh khoản cao
tiếp tục có sự tăng trưởng tốt như tiền mặt, chứng từ, kim loại quý, đá quý tăng

12.363 triệu đồng bằng 39,8%. Năm 2013, cùng với những khó khăn chung của nền
kinh tế, ngân hàng không đặt nặng áp lực về tăng trưởng mà chủ trương kinh doanh
an toàn,hiệu quả, tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của chi nhánh đạt 1.990.990
triệu đồng, giảm 88.903 triệu đồng , giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều
này là hết sức bình thường trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn, ngân các
ngân hàng đang đứng trước việc tái cấu trúc, tình hình nợ xấu tăng lên do các doanh
nghiệp khó khăn trong việc kinh doanh nên ngân hàng không thu được nợ. Tiền và
kim loại quý trong năm 2013 giảm một cách nhanh chóng, từ 43.463 triệu đồng
xuống còn 2.903 triệu đồng. Trong giai đoạn 2011 – 2013, trong cơ cấu tài sản thì
các tài sản được hình thành từ các khoản cho vay khách hàng (các tổ chức kinh tế
và cá nhân) vẫn chiếm tỷ trọng lớn, từ 40 – 50 % cơ cấu tài sản của chi nhánh, cụ
thể: năm 2011, cho vay khách hàng là 878.578 triệu đồng, bằng 47,3% tổng tài sản,
năm 2012 là 1.041.357 triệu đồng chiếm 50,1%, năm 2013 là 987.635 triệu đồng
chiếm 49,6%.
- Về nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, tiền gửi của khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 40 – 50% cơ cầu nguồn vốn và có sự tăng trưởng trong
năm 2012 tuy nhiên có sự tụt giảm trong năm 2013, cụ thể năm 2011 là 880.038
triệu đồng, năm 2012 là 1.164.688 triệu đồng tăng 248.650 triệu đồng tương ứng
32,3%, năm 2013 là 1.088.212 triệu đồng, giảm 76.476 triệu đồng và tương ứng
giảm 6,6%. Các nguồn vốn khác như tiền gửi và các khoản vay, các giấy tờ có giá
cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ. Vốn chủ sở hữu tiếp tục có sự tăng biến động trong
các năm qua. Năm 2011, vốn chủ sở hữu đạt 258.119 triệu đồng, năm 2012 là
237.790 triệu đồng, năm 2013 là 296.375 triệu đồng.
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
12
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam-chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2013
(Đơn vị:1.000.000 VNĐ)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013
So sánh 2012 với 2011
So sánh
2013 với 2012
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
I. Thu nhập lãi thuần 158.124 161.798 152.011 3.674 2,3 (9.787) (6,0)
II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 29.821 21.712 20.580 (8.109) (27,2) (1.132) (5,2)
III. Lãi/ lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối,vàng 12.461 12.614 1.956 (2.847) (18,4) (10.658) (84,5)
IV. Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh
doanh
0 0 0 0 0 0 0
V. Lãi/ lỗ thuần từ mua bán CKĐT
1297 (568) 1120
VI. Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 1101 1243 1180 142 12,9 (63) (5,1)
VII. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 0 0 0 0 0 0
VIII. Chi phí hoạt động 61.981 60.175 72.045 (1.806) (2,9) 11870 19,7
IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng RRTD
143.823 136.624 104.802 (7.199) 5,0 (31.822) (23,3)
X. Chi phí dự phòng RRTD 17.000 21.600 43.400 4.600 27,1 21.800 100,9
XI. Lợi nhuận trước thuế 126.823 115.024 61.402 (11.799) (9,3) (53.622) (46,6)
XII. Thuế TNDN 31.706 28.756 15.351
XIII. Lợi nhuận sau thuế 95.117 86.268 46.051 (8849) (9,3) (40.217) (46,6)
(Nguồn: Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 201 1 – 201 3 )

GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
13
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Về hoạt động kinh doanh: Từ bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận sau thuế của chi
nhánh giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 95.177 triệu đồng, năm 2012 là

86.268 triệu đồng,giảm 9,3% so với năm 2011; năm 2013 là 46.051 triệu đồng,
giảm 46,6% so với năm 2012, giảm mạnh so với 2012. Năm 2012 và 2013 là
những năm đầy thử thách và khó khăn với ngành ngân hàng nói chung,
VIETINBANK nói riêng trước tình hình kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, vì
vậy mà thực tế VIETINBANK chi nhánh Quang Trung năm 2013 vẫn có được lợi
nhuận là khá tốt.
Thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ các hoạt động dịch vụ đều có sự biến động
trong 3 năm qua. Tuy nhiên, đứng trước tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, chi
nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro ở mức cao hơn khá nhiều trong năm 2013. Đây
là một trong những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế trong năm 2013 giảm
mạnh so với năm 2012. Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong 3 năm lần lượt là 158.124;
161.798; 152.011 triệu đồng, năm 2012 tăng 2,3% so với năm 2011, năm 2013 giảm
6,0% so với 2012, trong khi đó, trích lập dự phòng rủi ro trong 3 năm lần lượt là
17.000; 21.600; 43.400 triệu đồng, có thể thấy trích lập dự phòng rủi ro trong năm
2013 tăng mạnh so với năm 2012, tăng 21.800 triệu đồng và tăng 100,9%. Hoạt
động dịch vụ cũng mang đến cho chi nhánh khoản lợi nhuận khá cao, năm 2011 là
29.821 triệu đồng , năm 2012 là 21.712 triệu đồng và năm 2013 là 20.580 triệu
đồng .Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng lại có sự tụt giảm nghiêm trọng
trong năm 2013. Chi phí hoạt động của chi nhánh biến động qua các năm, từ 61.981
triệu đồng năm 2011 xuống còn 60.175 triệu đồng năm 2012 và lên 72.045 triệu
đồng năm 2013. Có thể thấy, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, bất lợi
nhưng doanh thu của chi nhánh vẫn đạt được con số đáng kể phần nào chứng tỏ
được nỗ lực của cả chi nhánh trong các năm qua.
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
14
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3. Một số nhận xét về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-chi nhánh Quang Trung
2.3.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.3. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thương-chi nhánh Quang Trung
(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ)

Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012 với
2011
So sánh 2013 với 2012
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1.Tổng nguồn vốn huy động 1.601.127 100 1.842.103 100 1.694.615 100 240.976 15,05 (147488) (8)
2.Nguồn vốn huy động theo đối tượng
Dân cư 695.087 43,41 867.507 47,1 629.088 37,12 172.420 24,80 (238.419) (27,4)
Tổ chức kinh tế 685.643 42,82 661.986 35,94 628.685 37,1 (23.657) (3,45) (33.301) (5,03)
Nguồn khác 220.397 13,77 312.610 16,96 436.842 25,78 92.213 41,84 124.232 39,74
3.Nguồn vốn huy động theo thời gian
Tiền gửi không kỳ hạn 943.158 58,91 1.074.605 58,33 791.193 46,69 131.447 13,94 (283.412) (26,37)
Tiền gửi có kỳ hạn 657.969 41,09 767.498 41,67 903.422 53,31 109.529 16,65 135.924 17,71
4.Nguồn vốn huy động theo loại tiền
VNĐ 1.600.742 99,98 1.841.460 99,97 1.694.067 99,97 240.718 15,04 (147.393) (8)
Ngoại tệ 385 0,02 643 0,03 548 0,03 258 67,01 (95) (14,78)
(Nguồn: Phòng kế toán giao dịch)
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
15
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ bảng 2.3 ta thấy nguồn vốn huy động biến động qua các năm. Năm 2012
nguồn vốn huy động tăng 15,05% so với năm 2011. Năm 2013 nguồn vốn huy động
giảm 8% so với năm 2012. Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn huy động của chi nhánh, ta

sẽ xem xét cụ thể từng khía cạnh:
- Huy động vốn phân loại theo đối tượng :
Chi nhánh huy động vốn chủ yếu là vốn huy động từ dân cư và các tổ chức
kinh tế. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động từ dân cư có sự biến động.
Năm 2011 nguồn vốn này chỉ đạt 695.087 triệu đồng thì năm 2012 con số này là
867.507 triệu đồng,nhưng năm 2013 giảm xuống chỉ còn 629.088 triệu đồng.Còn
nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế thì giảm qua các năm,tuy nhiên giảm không đáng
kể.Cụ thể,năm 2011 vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 685.643 triệu đồng,năm
2012 giảm xuống còn 661.986 triệu đồng và năm 2013 là 628.685 triệu đồng.
- Huy động vốn phân loại theo thời gian :
Cơ cấu huy động vốn theo thời gian luôn có sự thay đổi theo từng năm.Năm
2011,tiền gửi không kỳ hạn là 943.158 triệu đồng, chiếm 52,91% tổng nguồn vốn
huy động.Năm 2012,tiền gửi không kỳ hạn là 1.074.605 triệu đồng,tăng 13,94% so
với năm 2011.Tuy nhiên đến năm 2013,tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn lại cao
hơn,chiếm 53,31% tổng nguồn vốn huy động.Có thể thấy tình hình kinh tế không ổn
định ảnh hưởng đến tâm lý của người dân.
- Huy động vốn phân loại theo loại tiền huy động :
Trong những năm 2010 – 2012, vốn huy động bằng VNĐ có sự biến động tuy
nhiên vẫn giữ tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động. Năm 2012 vốn huy động
bằng VNĐ tăng 240.718 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 vốn huy động
bằng VNĐ lại giảm 147.393 triệu đồng so với năm 2011.
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
16
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3.2. Hoạt động cho vay
Bảng 2.4.Hoạt động tín dụng giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị:1.000.000 đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012 với 2011 So sánh 2013 với 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1.Tổng dư nợ 1.012.913 100 1.196.594 100 995.080 100 183.681 18,13 (201.514) (16,84)
2.Dư nợ theo thời hạn
vay
Ngắn hạn 472.598 46,66 621.843 51,97 525.183 52,78 149.245 31,58 (96.660) (15,54)
Trung hạn 351.267 34,68 392.746 32,82 376.955 37,88 41.479 11,81 (15.791) (4,02)
Dài hạn 189.048 18,66 182.005 15,21 92.942 9,34 (7.043) (3,72) (89.063) (48,93)
3.Dư nợ theo mục đích
cho vay
Cho vay nông nghiệp 223.739 22,09 315.437 26,36 255.734 25,7 91.698 40,98 (59.703) (18,93)
Cho vay công nghiệp và
thương mại
393.584 38,86 464.322 38,80 368.346 37,01
70.738 17,97 (95.976) (20,67)
Cho vay tiêu dùng 98.473 9,72 103.959 8,69 114.289 11,48 5.486 5,57 10.330 9,94
Cho vay kinh doanh bất
động sản
177.642 17,54 115.869 9,68 127.993 12,86 (61.773) (34,77) 12.124 10,46
Cho vay khác 118.755 11,79 197.077 16,47 128.718 12,95 78.322 65,95 (68.359) (34,69)
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
17
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ tín dụng qua các năm luôn biến động qua các
năm.Năm 2012, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng 18,13% so với năm 2011 và năm
2013, dư nợ tín dụng giảm 16,84% so với năm 2012. Ta sẽ đi xem xét từng chỉ tiêu :
- Dư nợ theo thời hạn vay :
Ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổn dư nợ của chi
nhánh. Năm 2011 chiếm 46,66% tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh,năm 2012 tăng
lên 52,97% và năm 2013 là 52,78%. Nguyên nhân là do đặc thù kinh doanh của

ngân hàng nên ngân hàng cho vay chủ yếu trong ngành công nghiệp và thương mại.
Dư nợ tín dụng ngắn hạn cao sẽ làm giảm khả năng gặp phải rủi ro tín dụng của
ngân hàng.
Dư nợ trung và dài hạn thì có biến động,đặc biệt là dài hạn giảm qua các
năm. Năm 2011, dư nợ dài hạn chiếm 18,66% tỷ trọng thì đến năm 2012 chỉ còn
chiếm 15,21% tỷ trọng và năm 2013 là 9,34%. Sự sụt giảm này là hệ quả của nền
kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái.
- Dư nợ theo mục đích khoản vay :
Cho vay công nghiệp và thương mại chiếm tỷ trọng chính trong tổng dư nợ
cho vay của chi nhánh. Tín dụng nông nghiệp trong những năm qua vẫn có nhiều
biến động. Năm 2012, dư nợ cho vay công và thương nghiệp tăng 17,97% so với
năm 2011, năm 2013 thì lại giảm 20,67% so với năm 2012.
Các khoản tín dụng cho ngành nông nghiệp và cho vay kinh doanh bất động
sản cũng chiếm tỷ trọng cao. Đây là các khoản tín dụng thường có kỳ hạn dài, dễ
gây ra rủi ro tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Các khoản cho vay kinh
doanh bất động sản trong những năm qua đều biến động.
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
18
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
2.4. Diễn biến giá cổ phiếu của VIETINBANK trong thời gian gần đây
- Ngày 25/12/2008, NH Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng
thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Tên cổ phiếu CTG
Nhóm ngành Tài chính và bảo hiểm
Ngành Ngân hàng và các hoạt động liên quan
Ngày niêm yết 16/07/2009
Vốn điều lệ 37,234,045,560,000
Số CP niêm yết 1,323,199,600
Số CP đang lưu hành 3,723,404,556
- Năm 2012, cổ phiếu CTG của VietinBank mang lại cho cổ đông tỷ lệ sinh lời 66%,

vượt xa các cổ phiếu khác trong ngành ngân hàng. Đây cũng là mức sinh lời cao so
với cổ phiếu khác trên HSX và HNX Từ khi được chính thức giao dịch, cổ phiếu
ngân hàng được ví như “cổ phiếu vua” và luôn được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu
tư. Tuy nhiên, từ đầu năm 2012 đến nay, giá cổ phiếu ngân hàng biến động mạnh
theo xu hướng tăng vào thời điểm đầu năm và sau đó có xu hướng giảm trong thời
gian gần đây, đặc biệt là khi liên tục xuất hiện những thông tin bất lợi về ngành
ngân hàng. Bài viết này nhằm xác định việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào có
hiệu quả nhất tính từ đầu năm 2012 đến cuối quý 3/2012. Trong bài phân tích này,
chúng tôi lựa chọn một số cổ phiếu ngân hàng trên Sở Giao dịch chứng khoán
Tp.HCM (HSX) và Hà Nội (HNX) như: VCB, CTG, MBB,
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
19
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh
Quang Trung, em nhận thấy, bên cạnh những thành công đạt được chi nhánh còn
một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục để đạt được kết quả tốt hơn. Vì vậy, em xin
nêu ra 1 số vấn đề còn tồn tại trong chi nhánh như sau:
Vấn đề 1: Huy động vốn nhàn rỗi trong các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
còn chưa đạt hiệu quả cao.
Huy động vốn luôn coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Qua những phân tích ở bảng 2.3: bảng Quy mô và cơ cấu nguồn vốn
huy động chi nhánh có thể nhận thấy rằng chi nhánh đã có những thành công đáng
mong đợi. Tuy nhiên, những thành tựu trong công tác huy động vốn mà chi nhánh
đã đạt được mới chỉ mang tính khởi đầu. Trong bối cảnh nền kinh thế suy thoái hiện
nay, trước những thách thức và khó khăn, chi nhánh cần phải nỗ lực hơn trong công
tác huy động vốn cho những năm tiếp theo.
Vấn đề 2: Hoạt động cho vay đối với ngành công nghiệp và thương mại,
cho vay kinh doanh bất động sản có sự suy giảm.
Dư nợ tín dụng cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay kinh doanh bất

động sản đã giảm đi sự tăng trưởng trong năm 2013. Điều này có thể là do công tác
sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng chưa cao, quy trình cho vay còn hạn chế hay
ảnh hưởng của rủi ro đến lãi suất cho vay,… Vì vậy để nâng cao được chất lượng
hoạt động tín dụng phòng tránh những rủi ro đã và sẽ phát sinh việc quản trị rủi ro
tín dụng là rất cần thiết.
Vấn đề 3: Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp hiệu quả
chưa cao, bởi hoạt động tín dụng là một hoạt động phức tạp nên còn gặp nhiều
khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế.
Trong bối cảnh hậu suy thoái của nền kinh tế hiện nay, hoạt động tín dụng
của các ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp cũng bị hạn chế nhiều nguyên
nhân là do trong nước, hàng tồn kho các doanh nghiêp lớn đặc biệt, ở lĩnh vực
chứng khóan, bất động sản, các doanh nghiệp nhà nước đầu tư tràn lan kém hiệu
quả, các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản ngày càng lớn. Điều này buộc các ngân hàng
phải thay đổi để thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường hiện nay.
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5
20
Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Hướng 1: Xuất phát từ vấn đề 1 ở trên, em xin đề xuất đề tài :”Tăng cường công
tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Quang Trung.”
Hướng 2: Xuất phát từ vấn đề 2 ở trên, em xin đề xuất đề tài: “Một số giải
pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương –
chi nhánh Quang Trung.”
Hướng 3:Xuất phát từ vấn đề 3 ở trên, em xin đề xuất đề tài:”Phát triển tín
dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Quang Trung”.
GVHD: Th.S Lê Hà Trang SV: Bùi Mai Thương - Lớp: 46H5

×