Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.53 KB, 18 trang )

Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
i
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 5
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 7
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
ii
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Tên sơ đồ
Tran
g
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 2
Biểu đồ 1: nguồn vốn huy động của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 9
Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 10
Biểu đồ 3: Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hoàng Quốc Việt 11
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
iii
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
DANH MỤC VIẾT TẮT
TMCP Thương mại Cổ phần
GĐ Giám đốc
PGĐ Phó giám đốc
PGD Phòng giao dịch
NHNN Ngân hàng nhà nước
RRTD Rủi ro tín dụng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
KH Khách hàng


NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
iv
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT.
1.1GIỚI THIỆU CHUNG:
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam có tên tiếng anh là
Vietnam Technological and Commercial Join Stock Bank, viết tắt là Techcombank.
Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động: 27/09/1993
Trụ sở chính: 191 Bà Triệu, Hà Nội
Loại hình đơn vị: ngân hàng thương mại cổ phẩn.
1.2 ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt được thành lập và đi vào hoạt
động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113019201 của Sở kế
hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội ngày 23/08/2007.
Địa chỉ: Tầng 1, toà nhà Thời báo Kinh tế Việt Nam 98 Hoàng Quốc Việt,
Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: +84 (4) 6267 0269/70/71/ Fax: +84 (4) 6267 0265
Là một chi nhánh cấp 1 và sôi động nhất trực thuộc Techcombank, Chi nhánh
Thăng Long là một đại diện được ủy quyền củaTechcombank, có quyền tự chủ kinh
doanh và phải chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Techcombank. Về
pháp lí chi nhánh có con dấu riêng, có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế dân sự,
chủ động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của Techcombank.
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
1
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
1.3MÔ HÌNH TỔ CHỨC:
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt:

Chi nhánh có 15 phòng giao dịch, bao gồm: PGD Ngọc Khánh, PGD Big C,
PGD Đội Cấn, PGD Đào Tấn, PGD Lạc Long Quân, PGD Xuân La, PGD Cầu Giấy,
PGD Mỹ Đình, PGD Xuân Diệu, PGD Nguyễn Khánh Toàn, PGD Trần Thái Tông,
PGD Trần Đăng Ninh và PGD Từ Liêm, PGD Hoàng Hoa Thám, PGD Thuỵ Khuê.
1.4 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN:
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của toàn chi nhánh.
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân dưới
các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh nhằm đáp ứng tất
cả các nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác.
- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như: Phát
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc phụ trách kế toánPhó giám đốc phụ trách
kinh doanh
Phòng
dịch vụ
khách
hàng cá
nhân
Phòng
dịch vụ
khách
hàng
doanh

nghiệp
Phòng
công
nghệ
thông
tin
Phòng
kế toán
kho quỹ
Ban
kiểm
soát và
hỗ trợ
kinh
doanh
Phòng
hành
chính tổ
chức
Bộ
phận
kiểm
soát
sau
Phòng
thanh
toán
quốc tế
Phòng giao dịch
số 01

Phòng giao dịch
số 15
2
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ; Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban.
- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: phòng có chức năng nghiên cứu, xem
xét, thẩm tra với đối tượng khách hàng là cá nhân hay thể nhân. Các hoạt động cụ
thể bao gồm: thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi; các nghiệp vụ với thẻ;
- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: phòng chuyên nghiên cứu, phục
vụ các đối tượng là doanh nghiệp, công ty. Các hoạt động chính là: cho vay ngắn
hạn để bổ sung vốn lưu động, cho vay trung và dài hạn để đổi mới kỹ thuật,
- Phòng công nghệ thông tin: phòng có chức năng thiện công tác thiết lập,
cài đặt hệ thống mạng nội bộ và mạng Internet cho chi nhánh.
- Phòng kế toán kho quỹ: phòng có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo thực hiện
việc hạch toán kế toán của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc một cách chính xác
đầy đủ và kịp thời theo quy định.
- Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: có nhiệm vụ hỗ trợ phòng dịch vụ
khách hàng cá nhân và phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thực hiện tốt các
chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của mình; phối hợp định giá tài sản đảm bảo để
lãnh đạo xét duyệt và kiểm soát khoản vay.
- Phòng hành chính – tổ chức: xây dựng và triển khai chương trình giao ban
nội bộ chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; tư vấn pháp chế trong việc thực thi các
nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng.
- Bộ phận kiểm soát sau: hỗ trợ ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát lại
chứng từ, tuân thủ các quy chế, hạch toán và lưu hồ sơ.
- Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ
xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối.
1.5 BỘ MÁY LÃNH ĐẠO
STT Ban giám đốc Nội dung phân công phân nhiệm

SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
3
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
1. GĐ: Phạm Trung
Dũng
1. Xây dựng chiến lược phát triển chi nhánh (ngắn
hạn và trung hạn)
2. Điều hành, quản lý và tổ chức việc thực hiện các
kế hoạch kinh doanh đã được phê chuẩn
3. Giám sát danh mục cho vay và danh mục đầu tư
của ngân hàng để đảm bảo hoạt động kinh doanh
toàn và có lãi.
4. Ký duyệt các Lệnh điều chuyển vốn và xin vốn
giữa Chi nhánh và Hội sở.
2. PGĐ phụ trách kinh
doanh: Dương Thị
Thanh Tuyền
1. Hỗ trợ cho GĐ chi nhánh trong việc điều hành,
tổ chức hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh và nâng
cao uy tín, hình ảnh của Techcombank trên địa bàn
Chi nhánh hoạt động.
2. Trực tiếp xây dựng kế hoạch, chương trình hành
động, đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác
huy động.
3. Xây dựng và duy trì những mối quan hệ đối
ngọai thích hợp nhằm tăng vị thế cho Chi Nhánh trên
thị trường.
3. PGĐ phụ trách kế
toán: Lê Xuân Vũ
1. Hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý và

điều hành hoạt động kế toán, hỗ trợ tín dụng tại
Chi nhánh.
2. Tham gia xây dựng chiến lược phát triển kế
hoạch kinh doanh đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu
quả, tuân thủ các quy định của Pháp luật và các chính
sách nội bộ.
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
4
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2011-2013
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số Tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền

Tỷ lệ
(%)
TÀI SẢN
I. Tiền mặt và vàng 168.146 2,83 148.888 2,54 116.128 2,13 -19.258 -11,45 -32.760 -22
II. Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 146.800 2,47 183.324 3,12 148.735 2,73 36.524 24,88 -34.589 -18,87
III. Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác 1.419.814 23,93 1.028.926 17,53 980.090 18,00 -390.888 -25,53 -48.836 -4,75
1. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác 1.419.814 23,93 695.579 11,85 812.199 14,92 -724.235 -51,01 116.620 16,77
2. Cho vay các tổ chức tín dụng khác. - - 333.347 5,68 167.891 3,08 333.347 - -165.456 -49,63
IV. Chứng khoán kinh doanh 9.321,96 0,16 25.278,04 0,43 32.766 0,60 15.956,08 171,17 7487,96 29,62
V. Cho vay khách hàng 2.056.587 34,67 2.206.979 37,59 2.191.291 40,25 150.392 7,31 -15.688 -0,71
1. Cho vay ngắn hạn 1.169.724 19,71 1.197.976 20,41 1.145.614 21,04 28.252 2,42 -52.362 -4,37
2. Cho vay trung hạn 349.165 5,89 540.064 9,20 540.920 9,94 190.899 54,67 856 0,16
3. Cho vay dài hạn 566.924 9,56 505.925 8,61 545.591 10,02 -60.999 -10,76 39.666 7,84
4. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (29.226) (0,51) (36.986) (0,63) (40.834) (0,75) 7.760 26,55 3.848 10,4
VI. Chứng khoán đầu tư 1.589.152 26,79 1.533.670 26,13 1.373.311 25,23 -55.482 -3,49 -160359 -10,46
VII. Góp vốn đầu tư dài hạn 2.528 0,04 3.051 0,05 4.247 0,08 523 20,69 1.196 39,2
VIII. Tài sản cố định 39.159 0,66 37.686 0,65 35.149 0,65 -1.473 -3,76 -2.537 -6,73
IX. Tài sản có khác 500.598 8.45 702.124 11,96 562.471 10,33 201.526 40,26 -139.653 -19,89
TỔNG TÀI SẢN 5.932.105,9 100 5.869.926,04 100 5.444.188 100 -62.179,92 -1,05 -425.738,04 -7,25
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
5
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
6
B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 100 100 100
NỢ PHẢI TRẢ
I. Các khoản nợ chính phủ và NHNN Việt Nam 109.059 1,83 - - - - -109.059 -100 - -
II. Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 1.582.281 26,67 1.287.659 21,94 911.514 16,74 -294.622 -18,62 -376.145 -29,21
1. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 1.255.382 21,16 490.493 8,36 454.647 8,35 -764.889 -60,93 -35.846 -7,31
2. Vay các tổ chức tín dụng khác 326.899 5.51 797.166 13,58 456.867 8,39 470.267 143,85 -340.299 -42,69
III. Tiền gửi của khách hàng 2.914.128 49,12 3.561.629 60,68 3.646.129 66,97 647.501 22,22 84.500 2,37

IV. Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay tổ chức
tín dụng chịu rủi ro
8.297,11 0,14 4.206,49 0,07 2.917,22 0,05 -4090,62 -49,3 -1.289,27 -30,64
V. Chứng chỉ tiền gửi 660.557 11,15 298.923 5,09 142.724 2,62 -361.634 -54,75 -156.199 -52,25
VI. Các khoản nợ khác 150.252 2,53 178.424 3,04 180.521 3,33 28.172 18,75 2.097 1,18
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 5.424.574,1
1
91,44 5.330.841,49 90,82 4.883.805,22 89,71 -93.732,62 -1,73 -447.036,27 -8,39
VỐN CHỦ SỞ HỮU 507.531,85 8,56 539.084,55 9,18 560.382,78 10,29 31.552,7 6,22 21.298,23 3,95
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.932.105,9
6
100 5.869.926,04 100 5.444.188 100 -62.179,92 -1,05 -425.738,04 -7,25
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
6
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền % Số tiền %
I. Thu nhập lãi thuần 172.174 166.233 128.887 -5.941 -3,45 -37.346 -22,47
II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động DV 37.815 18.586 18.278 -19.229 -50,85 -308 -1,66
III. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối,vàng - 22.975 - 4.564 - 12.801 18.411 -8.237
IV. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh -1.818 92 3.278 1.910 3.186 3.463
V. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 13.683 - 5.754 6.485 -19.437 -142,05 12.239
VI. Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 17.868 11.891 55.600 -5.977 -33,45 43.709 367,58

VII. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 264 982 1122 718 271,97 140 14,26
VIII. Chi phí hoạt động 69.007 108.285 137.372 39.278 56,92 29.087 26.86
IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi
phí dự phòng RRTD
148.004 79.181 63.477 -68.823 -46,50 -15.704 -19,83
X. Chi phí dự phòng RRTD 11.238 47.648 48.270 36.410 323,99 622 1,31
XI. Lợi nhuận trước thuế 136.766 31.533 15.207 -105.233 -76,94 -16.326 -51,77
XII. Thuế TNDN 35.087 8.289 3.805 -26.798 -76,38 -4.484 -54,01
XIII. Lợi nhuận sau thuế 101.679 23.244 11.402 -78.435 -77,14 -11.842 -50,95
Nguồn: Phòng kế toán Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
7
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
2.3 Diễn biến giá cổ phiếu của Techcombank.
- Ngày 6/9/2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
thông báo về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2011 từ
6.932.183.710.000 đồng lên 8.788.078.710.000 đồng theo nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông thường niên năm 2011.Theo đó, Techcombank phát hành
185.589.500 cổ phiếu, mệnh giá 10.000VNĐ/1 cổ phiếu.
- Tháng 8/2013, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đang
chào bán đấu giá 24,033 triệu cổ phần ở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
Mức giá khởi điểm Vietnam Airlines chào bán là 12.100 đồng đối với 1 cổ
phần.Mức giá này được đánh giá là hợp lí. Mức giá được xác định dựa trên số liệu
của báo cáo tài chính sau kiểm toán các năm 2010, 2011, 2012 và các chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh 2013 của Ngân hàng. Tuy nhiên, mới đây, Techcombank đã báo
cáo lợi nhuận bán niên 2013 thấp hơn nhiều so với dự kiến, Cụ thể, trong 6 tháng
đầu năm 2013, Ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 653 tỷ đồng, giảm 60% so với
cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận suy giảm mạnh chủ yếu do chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ, lên 670 tỷ đồng, nợ xấu tăng gấp đôi so
với cuối năm 2012 và tỷ lệ nợ xấu lên đến 5,28%. Trong khi theo Bản cáo bạch của

đợt đấu giá, kế hoạch của Techcombank trong năm nay đạt 1.534 tỷ đồng lợi nhuận
trước thuế, tỷ lệ nợ xấu 3%.
Tuy nhiên, một báo cáo nội bộ định giá cổ phần Techcombank của một công ty
chứng khoán mới đây, cổ phần Techcombank được định giá là 12.863 đồng/cổ
phần, sau khi so sánh với giá cổ phiếu các ngân hàng niêm yết có quy mô tương đương
là ACB, Sacombank, Eximbank, MBank và có trừ chiết khấu 20% yếu tố chưa niêm
yết của Techcombank. Trong khi đó trên sàn OTC, cổ phiếu của Techcombank trong 1
tháng gần đây dao động trong mức 9.000 - 12.200 đồng/cổ phiếu, với khối lượng giao
dịch khá thấp, chỉ vài chục đến vài trăm ngàn cổ phiếu/phiên.
- Ngày 30/10/2013 , Techcombank phát hành cổ phiếu theo chương trình
lựa chọn cho người lao động trong công ty. Loại cổ phiếu là cổ phiếu không ghi tên,
mệnh giá 10.000VNĐ, sô lượng phát hành là 3.000.000 cổ phiếu.
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
8
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
2.4 Một số những nhận xét và đánh giá về tình hình hoạt động của
Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
 Hoạt động huy động vốn.
Nhìn vào biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc
Việt đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn trong đó, huy động vốn từ tiền gửi
của các tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
của ngân hàng, áp đảo các nguồn huy động phi tiền gửi khác. Từ năm 2011 trở lại
đây ghi nhận có sự giảm đi trong việc huy động vốn thông qua thị trường liên ngân
hàng và hoạt động phát hành giấy tờ có giá. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự phát
triển của thị trường tài chính đang bị chững lại.
Trong cơ cấu nguồn vốn đi vay của Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc
Việt thì tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là
vốn thu được từ phát hành giấy tờ có giá và đều có xu hướng giảm từ năm 2011 trở
lại đây, trái với diễn biến trước đó từ năm 2006 đến 2010. Có thể hiểu một cách đơn
giản là, từ năm 2011 đến nay, tiền gửi của khách hàng tăng, trong khi tăng trưởng

tín dụng thấp, ngân hàng dồi dào thanh khoản nên Techcombank chi nhánh Hoàng
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
9
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
Quốc Việt đã giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng, làm cho hoạt
động đi vay từ các tổ chức tín dụng khác giảm.
 Hoạt động cho vay và đầu tư.
Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay KH đạt 2.206.979 triệu đồng , tăng
7,31 so với năm 2011. Cuối năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng đạt 2.191.291,
giảm 0,71% so với năm 2012. Tuy nhiên, việc cho vay KH tăng và khoản mục này
cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ( 40,25% ) cho thấy hoạt động tín
dụng vẫn là kênh truyền thống của ngân hàng Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc
Việt. Trong bối cảnh tín dụng đang gặp khó khăn, nền kinh tế đang đi xuống thì
việc vẫn giữ mức tăng trưởng dư nợ cho vay là 1 dấu hiệu khả quan của Ngân hàng.
Song nếu so sánh tổng cho vay khách hàng của Techcombank nói chung hay của
chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng với các NHTM và các chi nhánh có quy mô
tương tự trong cùng nhóm đều thấp hơn. Như thế có thể nói khả năng cạnh tranh với
các NHTM cùng nhóm của Techcombank năm 2013 là không tốt. Hoặc cũng có thể
do năm 2012 ngân hàng chú trọng vào việc giảm nợ xấu nên tổng cho vay khách
hàng là thấp hơn so với ngành.
Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay:
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
10
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
Biểu đồ trên cho thấy phần lớn dư nợ cho vay tập trung chủ yếu là cho vay
ngắn hạn. Điều này có thể được lí giải:
Thứ 1: Đối tượng chủ yếu vay ngắn hạn là khách hàng cá nhân. Hơn nữa do
Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt tiếp tục chú trọng vào phân khúc bán lẻ
nên dư nợ cho vay chủ yếu là ngắn hạn.
Thứ 2 : Đối tượng vay trung hạn và dài hạn chủ yếu là các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp
khó khăn trong việc tiếp cận vốn nên có thể thấy nguồn vốn cho vay các doanh
nghiệp chiếm tỉ trọng không lớn là điều có thể hiểu được. Việc Techcombank giảm
dư nợ cho vay nhóm doanh nghiệp cũng là 1 cách để hạn chế những khoản nợ xấu.
 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, ta có thể thấy rằng lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng RRTD của Techcombank chi
nhánh Hoàng Quốc Việt giảm đáng kể. Cụ thể trong năm 2012 là 79.181 triệu đồng,
giảm 46,5% so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng RRTD đạt 63.477 triệu đồng giảm 19,83% so với năm 2012.
Bên cạnh đó là sự gia tăng về chi phí hoạt động và đặc biệt là sự gia tăng chi phí dự
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
11
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
phòng RRTD qua các năm đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Techcombank chi
nhánh Hoàng Quốc Việt giảm mạnh.
PHẦN 3. NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Vấn đề 1: Trong những năm gần đây, cầu về vốn trung và dài hạn cũng giảm
mạnh do tình trạng nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, một mặt do hàng
tồn kho tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không được cải thiện, năng lực
cạnh tranh thấp, kinh doanh thô lỗ, mặt khác không ít doanh nghiệp có nợ xấu, nên
khó vay vốn, trong khi hàng làm ra chưa bán được, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá
sản, ngừng hoạt động, giải thể. Và có thể dễ dàng nhận thấy lợi nhuận sau thuế của
Techcombank nói chung và Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng
liên tục giảm trong năm 2012, 2013. Đặc biệt là năm 2013, lợi nhuận sau thuế của
Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt đạt 11.402 triệu đồng giảm 50,95% so
với năm 2012. Mà theo như tính toán, trong các hoạt động của NH thì hoạt động tín
dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng đem lại tới 80% lợi nhuận kinh
doanh cho ngân hàng, trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm 60%. Chính vì vậy, vấn đề
cấp thiết đặt ra cho Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt là nâng cao hiệu quả

tín dụng ngắn hạn.
Vấn đề 2: Trong những năm gần đây, không chỉ Techcombank mà hầu hết
các ngân hàng tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tỷ suất lợi
nhuận giảm, chi phí tăng cao, môi trường cạnh tranh khác nghiệt. Bài học đắt giá từ
hai cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1998- 1999 và 2007- 2008 cho thấy sai lầm
của các ngân hàng thương mại trong việc quá ưu tiên tập trung tăng trưởng tín dụng
vào những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao và nhanh như: bất động sản, chứng
khoán,… và lơ là phát triển lĩnh vực bán lẻ, là nơi đem lại sự phát triển ổn định. Với
quy mô dân số hơn 84 triệu dân, kinh tế đang tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu
người tăng thì thị trường khách hàng cá nhân là thị trường rộng lớn và tiềm năng
cho Techcombank khai thác. Đối với Techcombank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy – một quận có tốc độ phát triển khá nhanh, khá
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
12
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
tiềm năng cho việc phát triển triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nói riêng và cho vay
tiêu dùng nói chung. Thiết nghĩ, việc quan tâm đúng mức đến vấn đề quản trị chất
lượng hoạt động tín dụng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân đối với ngân hàng là
điều cần thiết.
Vấn đề 3: Việc quản lý tài sản đảm bảo khi thực hiện cho vay là một yếu tố
quan trọng trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Hiện nay
để gia tăng tính hiệu lực, hiệu quả của các NHTM cũng như đáp ứng nhu cầu khách
hàng không thể không tính tới những rủi ro luôn ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
NHTM. Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank chi nhánh Hoàng
Quốc Việt, ta nhận thấy rằng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng
tăng mạnh. Năm 2011 là 11.238 trVNĐ, năm 2012 là 47.648 trVNĐ tăng 323,99% so
với 2011, năm 2013 là 48.270 trVNĐ. Điều này đã làm sụt giảm mạnh đến lợi nhuận
sau thuế của toàn chi nhánh. Vì vậy hoạt động nâng cao hiệu quả quản lí tài sản đảm
bảo đối với Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt là vô cùng quan trọng.
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1

13
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Tài chính – Ngân hàng
PHẦN 4. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Hướng 1: Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Hướng 2: Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Hướng 3: Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
SVTH: Nguyễn Đỗ Thiện Hải Lớp: K46H1
14

×