1
1
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) vốn là những kênh huy động vốn rất
hiệu quả của nền kinh tế. Huy động vốn để cho vay từ đó tạo ra tiền. Đây chính là
chức năng cơ bản của các NHTM một định chế tiền gửi lớn nhất trong các trung gian
tài chính. Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM đã đẩy mạnh công tác huy động
vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện thực hiện các dự án đầu tư hoặc danh mục
tiêu dùng, giúp cỗ máy kinh tế được vận hành trơn tru và liên tục. Để tồn tại và phát
huy được vai trò của mình trong việc định hướng và phát triển nền kinh tế, các Ngân
hàng Thương mại của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức nhưng đồng thời
cũng có nhiều cơ hội để vươn lên và phát triển.
Được nhà trường tạo cơ hội đi thực tập tại ngân hàng đó vừa là thách thức vừa
tạo cơ hội cho sinh viên năm cuối áp dụng những gì được học vào trong công việc, khả
năng sáng tạo, tiếp xúc làm quen dần với môi trường làm việc một môi trường khác
hoàn toàn với môi trường học tập. Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu em nhận thấy
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kiến Xương (NHNN&PTNT)
là một môi trường tốt để bản thân thực tập và áp dụng kiến thức của mình. Trong quá
trình thực tập, em có cơ hội tìm hiểu các vấn đề, các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng nhằm củng cố và bổ sung vào kiến thức thực tế, hoàn thiện thêm kiến thức đã
được học tập tại nhà trường, hòa nhập với môi trường ngân hàng. Bám sát đề cương
của nhà trường, những lý luận và kiến thức đã học, em đi sâu vào tìm hiểu các mặt
hoạt động đó. Từ đó có cơ hội thực hành làm quen với cách thức giải quyết những vấn
đề thực tế phát sinh để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân sau khi ra trường,
có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực tài chính ngân hàng cho đất nước. Qua 4 tuần thực
tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng
dưới sự giúp đỡ của cô Đỗ Phương Thảo và các cán bộ trong Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Kiến Xương, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp tại
bao gồm các phần chính sau:
Phần 1: Giới thiệu về NHNo&PTNN huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Phần 2: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của NHNo&PTNN huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình.
Phần 3: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Phần 4: Đề xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNN HUYỆN KIẾN XƯƠNG,
TỈNH THÁI BÌNH
1.1 Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNN huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
1.1.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế
là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) là
ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại
doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Theo báo cáo của UNDP năm 2007, Agribank
cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Trụ sở chính: 02 Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ ban hành nghị định 53/HĐBT
thành lập các ngân hàng chuyên doanh theo mô hình Ngân hàng 2 cấp trong đó có
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân
hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) huyện, Phòng Tín
dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN Việt
Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là
doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và
chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.2. NHNN&PTNT huyện Kiến Xương
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) huyện Kiến
Xương nằm trên trục đường 39B cách trung tâm Thành phố Thái Bình 13km về phía
Đông, là một trong 9 đơn vị phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàng thương mại quốc doanh
- thành viên của NHNN&PTNT tỉnh Thái Bình. Tính đến nay NHNo&PTNT huyện
Kiến Xương có 64 cán bộ công nhân viên trực thuộc 3 phòng: Phòng kế hoạch & kinh
doanh, Phòng kế toán & ngân quỹ, Phòng hành chính nhân sự. Hoạt động với 3 Ngân
hàng cấp III và Hội sở NHNN huyện, cho phép ngân hàng Nông nghiệp huyện gần dân
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
hơn, phát huy tính độc lập, khả năng tiếp cận thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
phát triển sản xuất của đại đa số nhân dân.
1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kiến Xương
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kiến Xương
(Nguồn: Tự cá nhân thu thập)
Dựa vào sơ đồ 1: NHNo&PTNT huyện Kiến Xương với 64 cán bộ được tổ chức như
sau:
• Ban giám đốc gồm 3 thành viên, trong đó:
− Giám đốc phụ trách chung: Nguyễn Xuân Hải
− Hai phó giám đốc: + Hà Khắc Thường
+ Nguyễn Xuân Thao
• Các phòng ban:
− Phòng hành chính nhân sự: Gồm 4 cán bộ.
Trưởng phòng: Hồ Thị Phụng.
Phòng có chức năng nhiệm vụ sau:
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền
lương, thi đua khen thưởng, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
+ Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương,
thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong chi nhánh. Nhiệm vụ chính là tổ chức
quản lý cán bộ phân công trách nhiệm cho các nhân viên…
− Phòng Kế hoạch & Kinh doanh: Gồm 30 cán bộ.
Trưởng phòng: Nguyễn Văn Thạch.
Phòng có chức năng nhiệm vụ sau:
+ Tham mưu cho ban giám đốc về: Chiến lược kế hoạch phát triển kinh doanh, nghiên
cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh.
+ Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kế hoạch, huy động vốn, cấp
tín dụng đối với khách hàng.
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiên kế hoạch nguồn vốn và đầu tư tín dụng cho nền kinh
tế. Phòng này thực hiện các nghiệp vụ tín dụng bao gồm: Cho vay ngắn hạn, trung, dài
hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành bằng Việt Nam đồng và bằng ngoại tệ theo các
hình thức vay: vay theo hạn mức tín dụng, vay theo dự án… Đồng thời, phòng cũng tái
thẩm định tài chính kinh tế kỹ thuật để ra quyết định có cho vay không.
+ Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng để thiết kế những
sản phẩm dịch vụ phục vụ tốt nhất nhu cầu và ước muốn đó.
+ Phát hiện những cơ hội và thách thức do môi trường đem lại.
+ Chủ động đề ra các chiến lược và biện pháp Marketing như tuyên truyền, quảng cáo…
để quảng bá hình ảnh của ngân hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng.
+ Tổ chức kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định
của pháp luật và của NHNN giám sát việc chấp hành các quy định của NHNo&PTNT về
đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
− Phòng kế toán ngân quỹ (KTNQ): Gồm 23 cán bộ.
Trưởng phòng: Nguyễn Thị Hợp.
Phòng KTNQ có nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho ban giám đốc và: Quản lý, tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
+ Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ để quản lý
và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản nợ, vật tư, thu nhập, chi phí
xác định kết quả hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin
học trong toàn chi nhánh.
+ Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hoạch toán thống kê theo pháp lệnh kế toán
Thống kê, qui định về hạch toán kế toán của NHNo&PTNT VN.
+ Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức
thực hiện các sản phẩm, dịch vụ: kinh doanh Ngoại tệ .
Ngoài ra, trong ban giám đốc còn có 3 đồng chí là giám đốc của 3 chi nhánh
phụ thuộc: Ngân hàng chi nhánh Lụ, Ngân hàng chi nhánh Gốc và Ngân hàng chi
nhánh Vũ Quý.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản
Chức năng:
• Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn,trung và dài hạn dưới hình thức tiền
gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi;
• Thực hiện các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
• Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện của
ngân hàng.
• Ngoài ra ngân hàng còn có các chức năng khác như: quản lý tiền mặt, ủy thác, bảo
hiểm, môi giới, đầu tư và bảo lãnh, lập kế hoạch đầu tư
Nhiệm vụ cơ bản:
• Huy động vốn:
− Ngân hàng luôn khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh
toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và
nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (khi được giao).
− Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức
huy động vốn khác theo quy định của cấp trên.
• Cho vay:
− Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá
nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu và đáp ứng đủ yêu cầu của
ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
− Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, phương án kinh doanh, thẩm định các dự án
vượt quyền phán quyết trình NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt.
− Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo.
− Thu chi tiền mặt, làm các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ khác theo quy
định.
− Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của
NHNo&PTNT cấp trên.
− Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong
phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT.
− Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc NHNN tỉnh giao.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.1. Hoạt động huy động vốn
Nhận thức được tầm quan trọng của NVHĐ. NHNo&PTNT huyện Kiến Xương
đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong hoạt động huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
của khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, có nhiều
loại tiền gửi khác nhau, tiết kiệm có nhiều kỳ hạn và lãi suất linh hoạt hấp dẫn thu hút
khách hàng, với nhiều biện pháp huy động vốn thích hợp nên những nguồn vốn của
chi nhánh đã có những thay đổi đáng kể. Điều đó thể hiện qua bảng sau :
Bảng 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động 2011-2013
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Số tiền
(tỷ.đ) % KH
Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
(tỷ.đ)
% KH Tốc độ
tăng
(%)
Số tiền
(tỷ.đ)
% KH
Tốc độ
tăng
(%)
Tổng nguồn vốn
huy động
378 98,3 22,13 519,8 47,6 680,3 110,7 26
1.Nguồn vốn huy
động nội tệ
352,1 24,85 516,4 111,8 659,8 111,3 26,9
-Tiền gửi dân cư 327,8 42,58 447,5 103,3 40,3 544 21,4
-Tiền gửi tổ chức
kt-xh
13,7 -15,5
72,3 119
-Tiền gửi KBNN 10,38 -30,2
-Tiền gửi TCTD 0,226 361
2.Ngoại tệ (Quy
đổi ra VND)
25,9 -5,8 20,9 99 -19 21.2 95 1,5
(Nguồn:Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của NHNo&PTNT
huyện Kiến Xương)
Theo bảng 1, ngân hàng đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhằm tạo sự ổn định
trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chi nhánh huy
động vốn từ các tổ chức kinh tế cá nhân thông qua nhiều kênh khác nhau.Ta thấy tổng
nguồn vốn ngân hàng huy động tăng đáng kể qua các năm góp phần tích lũy vốn để
cho vay, nâng cao hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi dân cư, chiếm một tỷ trọng lớn qua các năm.
Năm 2011 nguồn vốn huy động tăng 22,13% so với năm 2010 nhưng lại không đạt so
với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội, tiền gửi kho bạc nhà
nước và huy động bằng nguồn ngoại tệ lại giảm so với năm 2010. Trong năm 2012 và
2013 tổng nguồn vốn huy động đều tăng trưởng vượt so với kế hoạch. Tiền gửi của
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
dân cư vẫn chiếm giá trị lớn nhất 2012 là 447,5 tỷ đồng, năm 2013 là 544 tỷ đồng,
nhưng nguồn huy động ngoại tệ lại có tốc độ tăng rất chậm thậm chí năm 2012 giảm
so với năm 2011 (19%) và 2013 chưa đạt kế hoạch đặt ra (95%)
Bảng 2: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn gửi (Đơn vị:Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2012 2013
Số tiền
Tăng so đầu
năm
Số tiền Tăng so đầu năm
Tiền gửi không kỳ hạn 66 113,6 43,2
Tiền gửi có kỳ hạn < 12T 400,5 424,6 21,4
Tiền gửi có kỳ hạn 12T - dưới 24T 52,24 120,7 72,7
Tiền gửi có kỳ hạn từ 24T trở lên 0.24 0,9 -0,1
(Nguồn:Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của NHNo&PTNT
huyện Kiến Xương)
Từ bảng trên ta nhận thấy dù nền kinh tế khó khăn song nguồn vốn tiền gửi mà
ngân hàng huy động được chủ yếu nằm trong loại tiền gửi có kỳ hạn dưới12 tháng
400,5 tỷ đồng của năm 2012 chiếm 77% trong tổng nguồn vốn và 426,6 tỷ đồng của
năm 2013 tăng 21,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 6%) so 2012, đây là mức kỳ hạn có lãi suất hợp
lý và phù hợp với nhu cầu của người dân nhất, tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng
trở lên lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0,24 tỷ đồng vào năm 2012 chiếm 0,04% trên
tổng nguồn vốn, còn năm 2013 là 0,9 tỷ đồng giảm 0,1 tỷ đồng so với đầu năm, các
loại hình tiền gửi còn lại đều có xu hướng tăng 2012-2013. Nguồn vốn tăng trưởng
vững chắc đã từng bước tạo thế chủ động cho chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kiến
Xương trong đầu tư tín dụng.
2.2. Hoạt động cho vay
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ cho vay 2011-2013 (Đơn vị:Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Tổng dư nợ cho vay 475,78 517,278 618,46
- Dư nợ thông thường 438,9 494,6 598,9
- Dư nợ UTĐT nước ngoài 36,8 22,66 19,56
1.Theo thời hạn cho vay 22,66
- Cho vay ngắn h ạn 374,69 419,5 483,467
- Cho vay trung hạn 61,09 97,8 92,584
2. Theo thành phần kinh tế
- Dư nợ cho vay DNNN 0 0 0
- Dư nợ cho vay DN ngoài quốc doanh 60,23 57,8 55,609
- Dư nợ cho vay cá nhân, hộ sx-kd 415,55 459,4 520,442
3. Theo ngành kinh tế
- Nông, lâm, ngư, diêm nghiệp 139,113 155
- Xây dựng 10,974
- Sản xuất chế biến và tiêu thụ 55,323 70,3
- Thương mại-dịch vụ 246,077 269,9
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
- Cho vay tiêu dùng 22
- Ngành khác 24,293 22
(Nguồn: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011, 2012, 2013 của
NHNo&PTNT huyện Kiến Xương)
Qua bảng trên nhận thấy được, dư nợ cho vay qua các năm không ngừng tăng
lên, từ 475,78 tỷ đồng của năm 2011 lên tới 598,9 tỷ đồng của năm 2013 nhưng chỉ có
năm 2013 là đạt được kế hoạch đặt ra 2011 đạt 84,5% so kế hoạch, năm 2012 là 95,9%
kế hoạch , năm 2013 là 101%. Qua việc phân loại dư nợ ta thấy ngân hàng tập trung
cho vay vào loại hình cho vay ngắn hạn, cho vay cá nhân- hộ sản xuất kinh doanh và
ngành thương mại dịch vụ điều đó chủ yếu do dặc điểm của dân cư và sản xuất kinh
doanh của khu vực huyện Kiến Xương tập trung vào các ngành nghề sản xuất, kinh
doanh, buốn bán trong thời gian ngắn. Cụ thể, cho vay theo nguồn vốn đầu tư 2011
cho vay thông thường đạt 438,9 tỷ đồng tăng 174,9 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng
đạt 66,2%; 2012 cho vay thông thường là 494,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 12% trong khi
cho vay theo ủy thác đầu tư chỉ đạt 22,66 tỷ đồng tỷ lệ giảm 33,6%; còn năm 2013 cho
vay theo ủy thác đầu tư là 19,56% thấp nhất trong ba năm, hiệu suất sử dụng vốn đạt
100%. Cho vay theo thời hạn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (78,75%/tổng dư
nợ); 2012 là 81,1% tổng dư nợ, tỷ lệ tăng 11,9%; sang 2013 cho vay ngắn hạn chiếm
83,9% tổng dư nợ.
Bảng 4: Bảng chất lượng tín dụng của chi nhánh 2011-2013 (Đơn vị: đồng)
Nhóm nợ
2011 2012 2013
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Nhóm 1 474.420.259.514 99,71 510.907.000.000 98,7 571.711.000.000 99,24
Nhóm 2 9.00.000 0,001 1.244.000.000 0,2 3.046.000.000 0,53
Nhóm 3 490.000.000 0,1 529.000.000 0,1 113.000.000 0,02
Nhóm 4 246.000.000 0,05 283.000.000 0,05 98.000.000 0,02
Nhóm 5 615.005.000 0,12 3.858.000.000 0,74 1.083.000.000 0,19
Nợ xấu 1.351.005.00 0,28 1.662.000.000 0.32 1.294.000.000 0,22
(Nguồn: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011, 2012, 2013 của
NHNo&PTNT huyện Kiến Xương)
Từ bảng trên ta thấy:
Nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao nhất cho thấy nỗ lực không ngừng kinh doanh nên
đã thức đẩy cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ đảm bảo kết quả kinh doanh của
ngân hàng ổn định. tuy nhiên từ 2011-2013 xu thế gia tăng của nợ nhóm 5 như 2011 là
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
615.005.000 đồng chiếm 0,12%/tổng dư nợ sang 2012 tăng lên 3.858.000.000 đồng
(0,74%), năm 2013 giảm còn 1.083.000.000 đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 cao nhất
trong 3 năm do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế, cơn bão số 8 gây thiệt hại nặng nề cho
hộ sản xuất nông nghiệp; nhiều trang trại, gia trại bị phá sản dẫn tới tỷ lệ nợ xấu và các
khoản nợ khó đòi tăng lên làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Trong
năm 2013, doanh số cho vay là 905,869 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 847,096 tỷ đồng,
chỉ tiêu tín dụng chưa đạt chưa đạt kế hoạch. Qua trên có thể thấy Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Kiến Xương đang đi vào kinh
doanh có hiệu quả, góp phần hỗ trợ cho nhân dân, doanh nghiệp sản xuất trong khu
vực ngày càng phát triển.
2.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Kiến Xương 2011 - 2013
Bảng 5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNN Kiến Xương (đv:Tr.đ)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
So sánh
2012 với
2011
So sánh
2013 với
2012
1.Thu nhập lãi 83.301 79.583 72.704 -3.718 -6.879
- Thu lãi tiền gửi 633 799 810 166 11
- Thu lãi cho vay 82.651 78.784 71.894 -3.867 -6.890
- Thu khác từ hoạt động TD 17 0 0 -17 0
2. Chi phí lãi 52.943 51.064 41.484 -1.879 -9.850
- Trả lãi tiền gửi 39.491 44.917 39.567 5.246 -5.350
- Trả lãi tiền vay 13.261 6.003 1.717 -7.258 -4.286
- Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 185 144 200 -41 56
- Chi phí khác 6 0 0 -6 2.701
3.Thu nhập ròng từ hoạt động TD (1-2) 30.358 28.519 31.220 -1.839 5.326
4.Thu ngoài lãi 1.574 1.658 6.984 84 290
- Thu nhập chi phí từ DV 1.215 1.418 1.708 203 -15
- Thu từ kinh doanh ngoại hối 52 55 40 3 39
- Thu từ hoạt động khác 55 103 142 48 5.012
- Thu nhập khác 252 82 5.094 -170 2.684
5. Chi ngoài lãi 19.142 16.232 17.707 -2.910 1.475
- Chi phí hoạt động DV 408 498 600 90 102
- Chi hoạt động KD ngoại hối 2 6 6 4 0
- Chi thuế, phí, lệ phí 11 30 36 19 6
- Chi hoạt động KD khác 94 128 125 34 -3
- Chi cho nhân viên 8.399 10.088 10.020 1.689 -68
- Chi cho quản lý và công cụ 1.254 1.453 2.056 199 603
- Chi về TS 1.518 1.928 3.289 410 1.361
- Chi BHTG của khách hàng 406 563 745 157 182
- Chi dự phòng rủi ro TD 7.046 1.533 819 -5.513 -714
- Chi phí khác 4 5 11 1 6
6. Thu nhập ngoài lãi (4-5) -17.586 -14.574 -10.723 2.994 3.851
7. Lợi nhuận trước dự phòng RRTD 19.836 15.478 21.316 -4.358 5.838
8. Lợi nhuận 12.790 13.945 20.497 1.155 6.552
(Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh NHNo&PTNT Kiến Xương, Thái Bình)
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
Qua bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy thu nhập lãi có xu hướng giảm qua ba
năm năm 2012 có sự suy giảm so với năm 2011 nhưng -6.879 triệu đồng từ 83.301
triệu đồng xuống còn 79.583 triệu đồng và tiếp tục giảm ở năm 2013 (72.704 triệu
đồng). Điều đó do nguồn thu lãi vay giảm liên tiếp trong 2011-2013 đồng thời nguồn
thu này chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập lãi. Sự giảm đi của nguồn thu dẫn tới
thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng trong ba năm cũng giảm, mặc dù sang 2013 có sự
tăng lên nhưng không đáng kể năm 2012 thu thấp hơn 2011 là 1.839 triệu đồng, 2013
tăng so với 2012 là 8.326 triệu đồng. Thu ngoài lãi có sự tăng vượt bậc với 1.574 triệu
đồng ở 2011 lên tới 6.984 vào năm 2013 cho thấy các khoản thu từ hoạt động dịch vụ,
thu nhập khác cũng tăng nhanh trừ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm đi do sự tăng
giảm thất thường của tỷ giá hối đoái vào cuối năm 2011 đồng thời do nền kinh tế suy
giảm kéo theo nhiều nguy cơ rủi ro khi thực hiện kinh doanh ngoại hối. Việc bất ổn
của thị trường dẫn tới chi phí cho bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tăng lên, 2013
tăng so 2012 là 182 triệu đồng; các khoản chi phí dịch vụ, chi quản lý, chi cho nhân
viên cũng đồng loạt tăng lên. Dù gặp được các khó khăn của thị trường, rủi ro trong
kinh doanh, gia tăng các khoản chi phí nhưng NHNo&PTNTchi nhánh Kiến Xương
Thái Bình vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng lợi nhuận trong ba năm 2011 - 2013, lợi
nhuận 2011 là 12.790 triệu đồng, 2012 là 13.945 triệu đồng, sang 2013 lên tới 20.497
triệu đồng (cao hơn năm trước 6.552 triệu đồng).
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
• Vấn đề 1:Công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng còn kém hiệu quả
Trong những năm gần đây diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng
không nhỏ tới thị trường Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng. Những biến động đấy
khiến ngành ngân hàng có khoảng thời gian rơi vào tình trạng xấu: Nợ xấu vượt mức,
kinh doanh thua lỗ một số ngân hàng buộc phải sáp nhập vào ngân hàng khác để tồn
tại trong số đó có cả ngân hàng tồn tại từ những ngày đầu tiên mà ngành ngân hàng
của Việt Nam xuất hiện. Nền kinh tế huyện Kiến Xương là thuần nông, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại…tuy nhiên vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có một phương án
đầu tư, xây dựng, phát triển cụ thể, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên rủi ro
cao. Một số người dân có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ điều kiện hay hiểu biết về
những vấn đề liên quan xung quanh việc vay vốn.
• Vấn đề 2: Chưa phát huy hết hiệu quả trong công tác huy động vốn
− Các dịch vụ mà các ngân hàng Việt Nam nói chung, NHNo & PTNT huyện Kiến
Xương nói riêng đã có thêm nhiều hình thức huy động vốn nhưng các hình thức huy
động đó chưa thật đa dạng, phong phú, phần lớn là các hình thức huy động truyền
thống, chưa thực hiện được các dịch vụ trọn gói trong khi đó tốc độ pháp triển các hoạt
động của ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán, rút tiền tự động, tự động dịch vụ
ngân hàng tại nhà… đang nhanh chóng phát triển. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại
chưa phát triển một cách đồng bộ, còn nhiều sai sót. Đồng thời nguồn vốn nhàn rỗi
trong nhân dân còn nhiều trong khi ngân hàng chỉ mới thu hút khách hàng qua lãi suất
và khuyến mãi.
− Chính sách lãi xuất tuy có linh hoạt, tăng nhanh hơn, tuy nhiên so với mặt bằng chung
thì vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với các NHTM cổ phần khác.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Thương Mại
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI
• Hướng 1: Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng trong NHNo&PTNN
chi nhánh Kiến Xương.
− Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay: Coi trọng hiệu quả phương án vay,
khả năng trả nợ, tư cách người vay và tài sản bảo đảm, đảm bảo tính trung thực khi
thẩm định; trong giải ngân kiểm soát chặt chẽ đối tượng, đảm bảo cho vay đúng đối
tượng, phù hợp với phương án, kiểm soát chặt chẽ chứng từ khi cho vay. Trong thực
hiện giao dịch một cửa phải kiên quyết thực hiện qui trình về phê duyệt cho vay, qui
định về quản lý kiểm soát chứng từ, quản lý thu, chi tiền mặt.
− Chú trọng hơn nữa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác tín dụng góp
phần giảm thiểu rủi ro xảy ra.
• Hướng 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Kiến Xương.
− Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa cơ sở hạ tầng thông tin nhằm đáp ứng được sự gia tăng
ngày càng nhiều các giao dịch, hạn chế tối đa tình trạng nghẽn mạng do quá tải. Đồng thời
thường xuyên tiến hành các khóa huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên.
− Thường xuyên nắm thông tin kịp thời về hình thức huy động, lãi suất huy động của các
tổ chức tín dụng khác cũng như mức trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước để đưa ra
được các mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh.
− Đa dạng hóa nguồn vốn thông qua đưa ra nhiều hình thức huy động và qua nhiều kênh
khác nhau để phù hợp với nhu cầu, thị yếu đa dạng của khách hàng. Trong quá trình
huy động vốn, cần chú ý tăng cường huy động nguồn vốn trung và dài hạn.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp K46H4