Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP Tìm hiểu về Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Mỹ Phước II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.83 KB, 68 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
MỤC LỤC
1
SVTH: Lê Trung Cảm
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường
BOD Nhu cầu oxy sinh hoá
COD Nhu cầu oxy hoá học
ĐT & PTCN Đầu tư và phát triển công nghiệp
Ha Hécta
KCN Khu công nghiệp
MTV Một thành viên
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt nam
SS Chất rắn lơ lửng
Stt Số thứ tự
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Uỷ ban nhân dân
XLNT Xử lý nước thải
2
SVTH: Lê Trung Cảm
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của tổng công ty 10
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của nhà máy xử lý nước thải KCN Mỹ Phước II 15
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Mỹ Phước II 23
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 24
Hình 2.3 Quy trình công việc thực tập 28
Hình 2.4 Đồ thị biểu diễn giá trị pH đầu vào và đầu ra so với QCVN 45
Hình 2.5 Đồ thị biểu diễn giá trị SS đầu vào và đầu ra so với QCVN 46


Hình 2.6 Đồ thị biểu diễn giá trị độ màu đầu vào và đầu ra so với QCVN 47
Hình 2.7 Đồ thị biểu diễn giá trị COD đầu vào và đầu ra so với QCVN 48
3
SVTH: Lê Trung Cảm
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Danh sách hội đồng thành viên và ban tổng giám đốc 11
Bảng 1.2 Danh sách thành viên phòng.lãnh đạo các 12
Bảng 1.3 Danh sách các công ty con- công ty liên kết 13
Bảng 2.1 Các loại máy móc, thiết bị cần kiểm tra trước khi vận hành 29
Bảng 2.2 Các bể cần kiểm tra khi vận hành 31
Bảng 2.3 Sự cố thường gặp ở máy bơm nước thải và biện pháp khắc phục 33
Bảng 2.4 Sự cố thường gặp ở các máy bơm 34
Bảng 2.5 Một số sự cố thường gặp tại các bể 35
Bảng 2.6 Sự cố thường gặp tại bể lắng 37
Bảng 2.7 Sự cố thường gặp khi pha hoá chất 39
Bảng 2.8 Kết quả phân tích nước thải trong quá trình thực tập 41
Bảng 2.9 Một số thiết bị chính và thời gian bảo trì, bảo dưỡng 49
4
SVTH: Lê Trung Cảm
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tổng Công Ty Đầu Tư và Phát Triển
Công Nghiệp Trách Nhiệm Hữu Hạn- Một Thành Viên, tập thể cán bộ công nhân
viên nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Mỹ Phước II và cán bộ hướng dẫn
anh ĐẶNG HOÀNG MINH anh đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức cũng như kinh
nghiệm làm việc cho em trong suốt quá trình em thực tập tại nhà máy.
Em xin cảm ơn thầy cô Trường Đại Học Lạc Hồng, Khoa Công Nghệ Sinh Học
và Môi Trường, thầy hướng dẫn NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH những người đã
dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian

em học tập tại trường.
Trong thời gian thực tập do thời gian có hạn và lượng kiến thức hạn hẹp nên bài
báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được những ý kiến đóng góp,
những lời nhận xét của thầy cô, em xin chân thành cảm ơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Bình Dương, tháng 10/ 2013.
5
SVTH: Lê Trung Cảm 5
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhu cầu
việc làm, sản xuất hàng hóa đang là vấn đề rất được quan tâm trong xã hội. Chính vì
vậy mà các khu công nghiệp được xây dựng rất nhiều để đáp ứng nhu cầu này.
Do nhiều yếu tố khách quan hay chủ quan mà nhiều khu công nghiệp vẫn chưa thực sự
quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải do chính công ty mình thải ra, điều đó gây nhiều
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh nói chung và sức khỏe con người
nói riêng.
Tổng Công Ty Đầu Tư và Phát Triển Công Nghiệp Trách Nhiệm Hữu Hạn- Một
Thành Viên là công ty với 100% vốn nhà nước đã và đang trở thành một thương hiệu
có uy tín trong việc đầu tư và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị và
hạ tầng giao thông. Trong đó công ty đặc biệt chú trọng đầu tư các khu xử lý chất thải
hiện đại, nằm trong hệ thống các khu công nghiệp do công ty đầu tư. Nhà máy xử lý
nước thải khu công nghiệp Mỹ Phước II đã thực hiện tốt nhiệm vụ xử lý nước thải của
khu công nghiệp Mỹ Phước II đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN 40- 2011 BTNMT
trước khi thải ra sông Thị Tính.
6
SVTH: Lê Trung Cảm 6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TNHH- MTV.

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. ( [2])
1.1.1. Lịch sử hình thành.
Tên công ty: TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TNHH-
MTV
Tên nước ngoài: INVESTMENT AND INDUSTRIAL DEVELOPMENT
CORPORATION
Tên viết tắt: BECAMEX IDC CORP
Địa chỉ: 230 đại lộ Bình Dương, Thành phốThủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Số điện thoại: 06503. 822655
Số Fax: 06503. 822713
Email:
Vốn điều lệ công ty mẹ: 5.500 tỷ đồng
Tổng tài sản: hơn 100.000 tỷ
Tổng số cán bộ - công nhân viên : 3.922 người
Cán bộ quản lý: 230 người
Kỹ sư: 90 người
Chuyên gia nước ngoài: 30 người
Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp có tên gọi giao dịch quốc tế là
Becamex IDC Corp, có trụ sở đặt tại số 230 đại lộ Bình Dương, Thành phố Thủ Dầu
Một, Tỉnh Bình Dương. Cơ quan có vị trí thuận lợi, nằm tại vị trí trọng điểm của thị
7
SVTH: Lê Trung Cảm 7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
xã, trên đường quốc lộ 13, giáp ranh với Thành Phố Hồ Chí Minh và Thành Phố Biên
Hoà, là trung tâm Thương mại và khu công nghiệp lớn của cả nước. Công ty ĐT &
PTCN Becamex là đơn vị kinh tế trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương có chế độ hạch
toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài sản riêng, có tài khoản
tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các Ngân Hàng Việt Nam, hoạt động theo pháp luật
trong nước và Luật Thương mại Quốc tế.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp- TNHH Một thành viên

(Becamex IDC) được thành lập từ năm 1976, sau hơn 35 năm xây dựng và phát
triển đến nay Becamex IDC đã trở thành thương hiệu có uy tín trên lĩnh vực đầu tư
và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị và hạ tầng giao thông
Trong quá trình hình thành và phát triển, để tăng khả năng cạnh tranh, công
ty đã sáp nhập, đầu tư và thành lập các công ty thành viên. Đến nay, công ty đã có
hơn 28 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: chứng khoán, tài chính,
bảo hiểm, ngân hàng, xây dựng, thương mại, bất động sản, dịch vụ, viễn thông- công
nghệ thông tin, sản xuất bê tông,…
1.1.2. Quá trình phát triển.
Với những thành tựu đạt được từ quá trình hoạt động hơn 35 năm qua,
Becamex IDC tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình với phương châm "Liên
tục đổi mới để phát triển"
* Mục tiêu chiến lược:
Trên ba cơ sở chính bao gồm:
Quy mô hoạt động lớn, đa ngành nghề, có nhiều công ty thành viên và có tầm
ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói
chung;
Phát huy tối đa tiềm lực của công ty, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát
triển của công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, đặc biệt
là khi Việt Nam đã gia nhập WTO
8
SVTH: Lê Trung Cảm 8
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
Tạo điều kiện cho các công ty thành viên phát huy quyền làm chủ, tính sáng tạo
trong sản xuất, kinh doanh; Becamex IDC đã lập đề án chuyển đổi công ty thành
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp hoạt động theo loại hình công ty
TNHH- MTV.
Mục tiêu của Tổng công ty là phát triển đa ngành nghề, lấy phát triển cơ sở hạ
tầng công nghiệp– giao thông– đô thị làm chủ đạo; qua đó, tạo động lực để thúc đẩy
các ngành nghề khác.

Mục tiêu cụ thể:
− Về nguồn nhân lực:
Tổng công ty luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt tạo nên sự thành
công cho Tổng công ty. Để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong những
năm tới, Tổng công ty sẽ xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có trình
độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ; đồng thời có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ
nguồn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ công
nhân viên, nêu cao ý thức trách nhiệm và khuyến khích các ý kiến sáng tạo và tinh
thần dám nghĩ, dám làm trong quá trình đào tạo.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho hoạt động hội nhập trong thời gian tới, Tổng
công ty đã phối hợp với Trường Quốc tế Singapore tổ chức đào tạo chuyên ngành
quản trị kinh doanh cho 30 cán bộ chủ chốt của công ty, và có kế hoạch đào tạo lại
240 công nhân, 150 cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, Tổng công ty phối hợp với trường
Đại học Quốc tế Miền Đông đào tạo ngoại ngữ bổ sung cho hơn 100 nhân viên.
− Về đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển các lĩnh vực kinh doanh:
Phát triển hạ tầng công nghiệp
Tiếp tục xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung gắn liền với phát
triển đô thị và dịch vụ, khu công nghiệp đa ngành, khu công nghiệp chuyên ngành,
cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư. Những dự án cụ thể:
Mở rộng Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 2 thêm 1.850 Ha công
nghiệp.Tiếp tục triển khai và hoàn thành việc xây dựng Khu công nghiệp – đô thị -
dịch vụ Mỹ Phước III với diện tích 2.200 ha và Mỹ Phước IV với diện tích 956 ha.
9
SVTH: Lê Trung Cảm 9
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
Hiện nay các khu công nghiệp này đã có 80% diện tích được các nhà đầu tư đặt
thuê.
Đẩy mạnh việc xây dựng và thu hút đầu tư vào khu Liên hợp công nghiệp – dịch
vụ và đô thị Bình Dương. Hỗ trợ nhà đầu tư Mapletree (Singapore) xây dựng Khu
công nghệ cao trên diện tích 70 ha với vốn đầu tư dự kiến khoảng 400 triệu USD tại

Trung tâm thành phố mới Bình Dương thuộc khu Liên hợp công nghiệp – dịch vụ và
đô thị Bình Dương.
Xúc tiến thi công VSIP Hải Phòng ( Khu đô thị - công nghiệp và dịch vụ Hải Phòng ).
Phát triển hạ tầng giao thông
Hoàn thiện mạng lưới giao thông trong các khu công nghiệp, mạng lưới giao
thông liên huyện, liên tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao. Liên
doanh, liên kết với các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước nhằm phát triển
các cảng hàng hải, cảng hàng không; xây dựng mạng lưới giao thông nối liền các
vùng trọng điểm và các đầu mối giao thông quan trọng, nhằm tạo thành các con
đường “Ngắn nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất, an toàn nhất” để đến với Bình
Dương và tỏa ra các khu vực lân cận. Những dự án cụ thể đang và sẽ triển khai:
Đường Quốc lộ 13 trên cao:Tổng viện thiết kế công trình đô thị Thượng Hải
(SMEDIX Shanghai Municipal Engineering Design General Institute) Trung Quốc đã
tiến hành nghiên cứu phương án nâng tầng Quốc lộ 13 có độ dài suốt tuyến 25,7
km, đoạn trên không là 22 km, rộng từ 28 đến 31m, với 4 làn xe ô tô lưu thông 2
chiều.
Tiếp tục thi công hoàn thiện dự án đường Mỹ Phước – Tân Vạn.
Đầu tư phát triển cảng Bình Dương để tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn nhằm
vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương và các khu vực lân cận.
Xây dựng và phát triển đô thị
Thực hiện hoàn thành dự án Becamex City center, trọng tâm là cụm căn hộ
cao cấp Sunrise và tổ hợp dịch vụ thương mại New Star. Điều hành tốt hoạt động
tòa nhà văn phòng và khu trung tâm thương mại Becamex
10
SVTH: Lê Trung Cảm 10
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
Đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư xây dựng đô thị tại thành phố
mới Bình Dương, bao gồm văn phòng làm việc, trung tâm tài chính – ngân hàng,
khu thương mại, khách sạn cao cấp, khu căn hộ cao cấp, biệt thự sinh thái… với

tổng vốn thu hút từ 200.000 đến 300.000 tỷ đồng.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện dự án Ecolake Mỹ Phước và dự án Liên hợp, đô thị
Becamex Thuận An
Phát triển Y tế và giáo dục
Hoàn thành và đưa vào hoạt động Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, diện
tích 26 ha, quy mô 24.000 sinh viên chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2011.
Hoàn thành và và đưa vào hoạt động Bệnh viện đa khoa quốc tế Miền Đông:
diện tích 12,76 ha, quy mô 1.000 giường.
Với khẩu hiệu hành động “Liên tục đổi mới để phát triển “, Becamex đang
từng bước khẳng định thương hiệu của mình không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà
còn vươn xa ra quốc tế qua thành công của các dự án mà công ty đã và đang thực
hiện. Sự phát triển mạnh và bền vững của công ty sẽ tiếp tục góp phần vào sự thay
đổi và phát triển của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh.
Các lĩnh vực hoạt động chính:
− Phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam với tốc độ
tăng trưởng GDP hà ng năm trên 15%/năm, trong đó công nghiệp tăng khoảng
34%/năm. Vì vậy nhu cầu các KCN chất lượng cao đang là vấn đề đặt lên hàng đầu.
Các KCN phải đảm bảo được về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hiện đại và các dịch
vụ hỗ trợ đi cùng. Hợp tác quốc tế, kinh nghiệm và sự năng động trong kinh doanh,
Becamex IDC Corp đã đầu tư thành công các khu công nghiệp:
11
SVTH: Lê Trung Cảm 11
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore
Khu công nghiệp Mỹ Phước
Khu đô thị và công nghiệp Thới Hòa
Khu đô thị và công nghiệp Bàu Bàng
Khu liên hợp công nghiệp và dịch vụ đô thị Bình Dương.

Khu đô thị và công nghiệp Tân Uyên
− Đầu tư kinh doanh các khu dân cư và đô thị
Song song với đầu tư, kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp, Becamex IDC còn là một trong những đơn vị tiên phong trong phát triển đô
thị tại tỉnh Bình Dương, nhằm phục vụ nhu cầu về chổ ở hiện đại và góp phần hình
thành diện mạo đô thị trong tương lai của Bình Dương. Các khu đô thị được bố trí
gần các khu công nghiệp, các trung tâm chính của Bình Dương phục vụ cho nhu cầu
định cư và phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động công nghiệp.
Các khu đô thị đang trong quá trình triển khai của Công ty :
Khu đô thị Chánh Nghĩa: 43 Ha.
Khu đô thị Việt Sing: 200 Ha.
Trung tâm thương mại và đô thị Mỹ Phước
Trung tâm thương mại Becamex Center
− Sản xuất và kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm và vật tư y tế
Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, thích nghi nhanh với sự thay đổi của thị
trường là định hướng trong chiến lược kinh doanh của Becamex , dược phẩm là
một trong những lĩnh vực mà Becamex tập trung đầu tư phát triển. Trên cơ sở sáp
nhập các đơn vị hoạt động chuyên ngành dược phẩm của tỉnh Bình Dương,
Becamex tiếp tục đầu tư phát triển dựa trên nền tảng: kinh nghiệm sản xuất, hệ
12
SVTH: Lê Trung Cảm 12
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
thống phân phối, nguồn nhân lực.
Các lĩnh vực hoạt động khác
Tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam.
Hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thông qua việc thành lập
công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức. ( [2])
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất.
Với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng - đặc biệt là xu hướng hình thành

các tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động chuyên nghiệp - đòi hỏi Becamex IDC Corp
phải luôn định hướng cho sự phát triển và đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động:
Đầu tư, kinh doanh các khu dân cư và khu đô thị, dịch vụ nhà ở công nhân.
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông.
Kinh doanh thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu.
Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hoạt động tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán.
Hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.
Sản xuất và kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm và vật tư y tế.
1.2.2. Sơ đồ tổ chức.
1.2.2.1 . Sơ đồ tổ chức của tổng công ty.
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
KIỂM SOÁT VIÊN
13
SVTH: Lê Trung Cảm 13
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KINH TẾ KỸ THUẬT
PHÒNG ĐẦU TƯ
PHÒNG TIẾP THỊ
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN- BẢO HIỂM- NGÂN HÀNG
LĨNH VỰC SẢN XUẤT
(3 CÔNG TY)
LĨNH VỰC Y TẾ - GIÁO DỤC
(3 CÔNG TY)
LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN- BẢO HIỂM- NGÂN HÀNG

LĨNH VỰC SẢN XUẤT
(2 CÔNG TY)
LĨNH VỰC Y TẾ - GIÁO DỤC
(1 CÔNG TY)
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của tổng công ty.
Hội đồng thành viên và ban tổng giám đốc.
Bảng 1.1 Danh sách hội đồng thành viên và ban tổng giám đốc.
STT Họ và tên Chức vụ
1 Ông Nguyễn Văn Hùng Tổng giám đốc
2 Ông Bùi Văn Đức Phó Tổng giám đốc
14
SVTH: Lê Trung Cảm 14
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
3 Ông Nguyễn Phú Thịnh Tổng Giám Đốc Công ty Liên doanh VSIP
4 Ông Nguyễn Văn Hoàng Phó Tổng giám đốc
5 Ông Nguyễn Danh Tùng Ủy viên
6 Ông Phạm Ngọc Thuận Phó Tổng giám đốc
7 Ông Bùi Văn Chiến Phó Tổng giám đốc
8 Ông Nguyễn Văn Dành Kế toán trưởng
9 Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn Kiểm soát viên
(Nguồn: ([2]).
15
SVTH: Lê Trung Cảm 15
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
Lãnh đạo các phòng.
Bảng 1.2 Danh sách thành viên lãnh đạo các phòng.
STT Họ và tên Chức vụ
1 Ông Nguyễn Hoàn Vũ GĐ điều hành phòng Sản Xuất Kinh Doanh
2 Ông Nguyễn Văn Dành
Giám đốc điều hành phòng Quản lý tài

chính
3 Ông Nguyễn Văn Thanh Huy
Giám đốc điều hành phòng Kinh tế kỹ
thuật
4 Ông Quảng Văn Viết Cương Giám đốc điều hành phòng Đầu Tư
5 Ông Đặng Chí Thiện GĐ điều hành phòng Tổ chức Hành Chính
6 Ông Võ Sơn Điền Giám đốc điều hành phòng Tiếp Thị
(Nguồn: ([2]).
Hệ thống các đơn vị thành viên.
Các dự án Phát triển Công nghiệp và Đô thị:
KCN Việt Nam – Singapore (VSIP, VSIP 2, Bắc Ninh, Hải Phòng).
Khu Đô thị và Công nghiệp Việt Nam – Singapore II mở rộng (1.850 ha).
Khu Đô thị và Công Nghiệp Mỹ Phước (Mỹ Phước 1,2,3) (3.429 ha).
Khu Đô thị và Công nghiệp Thới Hòa (Mỹ Phước 4) (956 ha).
Khu Đô thị và Công nghiệp Bàu Bàng (Mỹ Phước 5) (2.200 ha).
16
SVTH: Lê Trung Cảm 16
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương, Thành phố mới Bình
Dương (4.196 ha).
Khu Công Nghiệp & Đô Thị Becamex – Bình Phước (4.300 ha).
Các công ty con - công ty liên kết:
Bảng 1.3 Danh sách các công ty con- công ty liên kết.
Stt Lĩnh vực kinh doanh Các công ty con - công ty liên kết
1
Lĩnh vực chứng khoán -
tài chính - bảo hiểm -
ngân hàng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất (FSC).
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương (HKI).

2
Lĩnh vực xây dựng -
thương mại – Bất động
sản - dịch vụ
Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển
Bình Dương (TDC).
Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình
Dương (BCCCo).
Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng kỹ thuật
(Becamex IJC).
3
Lĩnh vực Viễn Thông –
CNTT
Công ty Cổ phần Công nghệ & Truyền thông
(VNTT)
4 Lĩnh vực sản xuất Công ty Cổ phần Khoáng sản Becamex
(Becamex BMC).
Công ty Cổ phần Bê tông Becamex (Becamex
ACC).
17
SVTH: Lê Trung Cảm 17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Becamex
(Becamex CMC).
5 Lĩnh vực dược phẩm
Công ty Cổ phần Dược Phẩm Becamex
(Becamex Pharma).
Công ty Cổ phần Dược Phẩm SaVi
(Savipharm).
6 Y tế - giáo dục

Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước.
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Miền Đông.
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông.
(Nguồn: ([2]).
18
SVTH: Lê Trung Cảm 18
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
1.2.2.2 . Sơ đồ của bộ phận thực tập.
Phòng Kinh tế kỹ thuật
Quản lý, giám sát nhà máy
xử lý nước thải
Giám đốc trung tâm môi trường
Phó Giám đốc trung tâm môi trường
Phòng thiết bị, máy móc, vận hành
Kho lưu trữ
Phòng thí nghiệm
Phòng bảo trì, sửa chữa
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của nhà máy xử lý nước thải KCN Mỹ Phước II.
Nhà máy xử lý nước thải nằm trong khuôn viên của khu đất rộng 2000 m
2
.
Được khởi công xây dựng vào tháng 8/2003 và hoàn tất chạy thử vào tháng
5/2004.
Nhà máy XLNT tập trung đang hoạt động gồm 2 module với tổng công suất
8.000 m
3
/ngày đêm, tiếp nhận XLNT sinh hoạt và sản xuất cho các doanh nghiệp
hoạt động trong khu. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A được
thải ra sông Thị Tính.
Nhà máy bao gồm các công trình xây dựng như: Nhà điều hành, nhà máy đặt

thổi khí, nhà chứa và pha hóa chất, các bể xử lý và các hạng mục công trình phụ trợ
như sân, đường đi, cây xanh, hệ thống thoát nước,
Hiện tại có 80 doanh nghiệp đã đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của
KCN.
19
SVTH: Lê Trung Cảm 19
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
1.2.3.Các quy định chung tại nơi thực tập
* Nội quy lao động:
Đi làm đúng giờ.
Không uống rượu hoặc vào nhà máy trong tình trạng say xỉn.
Không mang các loại hoá chất dễ cháy vào nhà máy.
Không mang đồ ăn thức uống vào khu làm việc.
* An toàn khi vận hành:
Luôn luôn đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà sản xuất và hiểu
rõ công việc trước khi vận hành hoặc bảo trì bất cứ bộ phận nào của thiết bị.
Chỉ có nhân viên đã hoàn thành khóa đào tạo mới được phép vận hành, bảo
dưỡng, sữa chữa và khắc phục các sự cố thiết bị. Khi làm việc quanh các bể, các
qui định về an toàn lao động phải tuyệt đối chấp hành theo quy định
Khi có sự cố bể chứa bùn và bể nén bùn, người vận hành phải trang bị các
phương tiện bảo hộ lao động như: mặt nạ phòng độc, quần áo bảo hộ… trước
khi leo xuống bể để tránh hiện tượng tử vong do tiếp xúc với khí độc.
* An toàn về điện:
Công nhân vận hành cần phải nắm vững các biện pháp an toàn, cách xử lý sự
cố và phương pháp cấp cứu tai nạn điện giật. Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra
sự an toàn của thiết bi điện các dây dẫn, bổ sung và thay thế hệ thống đường dây và
thiết bị điện khi cần thiết.
Trước khi tiến hành sửa chữa đường dây hay thiết bị điện phải cắt điện một
phần hay toàn bộ khu vực có liên quan. Khi sửa chữa phải tuyệt đối tuân thủ các
quy định an toàn điện và có trang bị an toàn thích hợp, dùng vật liệu cách điện để

che chắn các bộ phận thiết bị xử lý xung quanh có khả năng dẫn điện. Khi cắt điện
20
SVTH: Lê Trung Cảm 20
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
để sửa chữa phải có người canh cầu dao hoặc biển báo hiệu cấm dòng điện, có
người làm việc để đề phòng những người khác vô tình đóng cầu dao.
Tránh để các vật có khả năng gây cháy nổ và nước bắn vào trong tủ điện điều
khiển. Khi có sự có cháy, nổ, chập điện thì người vận hành phải lập tức nhấn nút
POWER OFF trên mặt tủ điện để ngưng ngay hoạt động.
* An toàn khi làm việc gần các bể:
Mặc áo phao khi làm việc tại các bể
Thường xuyên cọ rửa sàn thao tác tránh sự sinh sôi của tảo gây trơn trượt.
Giữ gìn sạch sẽ khu vực xử lý: dầu mỡ, rác, giẻ lau…
Không để rơi dụng cụ, thiết bị và vật liệu có thể gây ảnh hưởng tới quá trình,
làm hỏng các thiết bị đặt chìm trong các bể.
Phải thực hiện các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với các thiết bị điện.
Khu vực xử lý phải có đủ ánh sáng để làm việc vào buổi tối đặc biệt là lúc có
sự cố xảy ra.
* An toàn khi làm việc với hóa chất:
Phải có đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi pha chế hóa chất .
Phải thực hiện đúng các bước chỉ dẫn khi pha chế hóa chất.
Tránh để hóa chất tiếp xúc với nước trong quá trình lưu trữ và bảo quản.
Khi đưa hóa chất vào thùng pha chế, nên đổ từ từ nhằm tránh bụi hóa chất
bay lên hoặc làm bắn hoá chất ra ngoài gây nguy hiểm cho người pha chế hoá
chất
Dùng nước sạch vệ sinh khu vực pha chế hóa chất.
* Các biện pháp phòng chống cháy nổ:
21
SVTH: Lê Trung Cảm 21
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH

Cháy và nổ có thể xảy ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Để phòng
ngừa khả năng cháy nổ, ban quản lý nhà máy đã ban hành và thực hiện nghiêm
ngặt các quy định về phòng chống chảy nổ. Để phòng ngừa cháy và nổ sẽ áp dụng
các biện pháp sau:
Trong quá trình quy hoạch xây dựng các nhà xưởng sẽ đảm bảo một khoảng
hợp lý giữa các công trình để các phương tiện chữa cháy có thể thao tác dễ dàng.
Các loại nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy trong các nhà máy được lưu giữ và
bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, với khoảng cách hợp lý để ngăn chặn chảy và
cháy tràn lan khi sự cố.
Khi xây dựng và lắp đặt thiết bị cần thiết, thực hiện hệ thống thông gió để
nồng độ chất có thể gây cháy giảm, nhiệt độ không khí cũng như cách ly các bản
điện, tủ điện điều khiển…Đồng thời trong các giai đoạn công nghệ của các nhà máy
trực thuộc sẽ lưu ý việc tiếp đất cho các thiết bị nhằm tránh triệt để hiện tượng
phát tia lửa điện sinh cháy.
Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Xây dựng các van
cấp nước chữa cháy dọc đường nội bộ trong khuôn viên nhà máy, trang bị đầy đủ
các phương tiện chữa cháy như bình khí CO
2
, cát và có kế hoạch kiểm tra thường
xuyên. Ngoài ra, các đường ống kỹ thuật cũng sẽ được sơn màu theo đúng tiêu
chuẩn quy định.
Công nhân hoặc cán bộ vận hành phải được huấn luyện và thực hành thao
tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình.
* An toàn trong PCCC:
Việc an toàn lao động PCCC được đặt lên hàng đầu, vì nó liên quan đến tài
sản và tính mạng của nhân viên và cơ sở vật chất của nhà máy. Trên thực tế cán bộ
công nhân viên trước khi làm việc tại nhà máy đều phải trải qua 1 khóa học về an
toàn lao động về PCCC. Tại góc của phòng vận hành trong nhà máy có trang bị các
bình chữa cháy để đề phòng sự cố xảy ra.
22

SVTH: Lê Trung Cảm 22
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
Nội qui PCCC :
Điều 1 : PCCC là nghĩa vụ của mỗi công dân.
Điều 2 : Mỗi công dân phải tích cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra, đồng
thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng và phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời và
có hiệu quả.
Điều 3 : Phải thận trọng trong việc sử dụng nguồn nhiệt, hóa chất, các chất
dễ cháy nổ, độc hại, phóng xạ. Triệt để tuân theo qui định về PCCC
Điều 4 : Cấm câu mắc sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại
các thiết bị tiêu thụ điện. Chú ý, tắt đèn tắt quạt trước khi ra về, không để hóa chất,
vật tư áp sát vào hông đèn, dây điện. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc
trong an toàn điện.
Điều 5 : Vật tư hàng hóa phải xếp gọn gàng, bảo đảm khoảng cách an toàn về
PCCC, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu chữa kịp thời khi cần
thiết.
Điều 6 : Khi giao nhận hàng, xe không được nổ máy ở nơi chứa nhiều chất dễ
cháy và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
Điều 7 : Trên các lối đi lại và nhất là trên các lối thoát hiểm không để các
chướng ngại vật.
Điều 8 : Đơn vị cá nhân có thành tích PCCC sẽ được khen thưởng. Người nào
vi phạm các qui định trên tùy theo mức độ nặng nhẹ mà thi hành kỉ luật hành chính
đến truy tố theo pháp luật hiện hành.
23
SVTH: Lê Trung Cảm 23
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP.
2.1 Quy trình thực tập và công việc thực tế.
2.1.1. Tổng quan về nguồn nước thải. ( [1])
Tùy theo từng ngành công nghiệp mà thành phần tính chất nước thải sẽ khác

nhau. Nhìn chung nước thải của khu công nghiệp Mỹ Phước II được phát sinh từ
các loại hình kinh doanh như: điện, điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp các thiết
bị và phụ tùng thay thế, chế biến thực phẩm, gỗ trang trí nội thất, may mặc, các
ngành công nghiệp phụ trợ.
Nước thải từ công nghiệp chế biến thực phẩm: Các loại nước thải từ công
nghiệp chế biến thực phẩm chứa rất nhiều chất hữu cơ. Nước thải này thường có
lưu lượng thất thường trong một vài giờ trong một ngày, cũng có sự dao động lớn
về lượng và nồng độ của các phần tử. Chất thải này hầu hết đều chứa các hợp chất
giàu năng lượng như protein, axit amin, đường và cacbonhydrat, chất béo động
thực vật, các axit hữu cơ, ancol, xeton …
Nước thải từ công nghiệp hóa chất (nhựa, cao su, composit.): Công nghiệp
cao su trong khu công nghiệp chỉ bao gồm: cán, hỗn luyện pha chế hoặc chế tạo sản
phẩm từ nguyên liệu cao su thành phẩm thì hầu như không tạo ra nước thải. Tuy
nhiên, ở các phân xưởng này thường gây mùi, có lượng bụi khá cao và nước vệ sinh
thiết bị, mặt bằng có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
Nước thải của ngành bột giặt và mỹ phẩm có khả năng gây ô nhiễm đáng kể
đối với môi trường, các tác nhân ô nhiễm là xút và các chất hoạt động bề mặt.
Nước thải từ ngành công nghiệp cơ khí: ngành sữa chữa, chế tạo máy móc
thiết bị, phụ tùng, dụng cụ kim loại. Đặc trưng của ngành công nghiệp cơ khí là
lượng nước sử dụng trực tiếp trong sản xuất không đáng kể, nước được dùng chủ
yếu cho công đoạn: nước giải nhiệt máy móc thiết bị, nước cho nồi hơi, nước vệ sinh
thiết bị,… Nước thải ngành này ít độc hại, mức độ ô nhiễm có tính tương đối như
24
SVTH: Lê Trung Cảm 24
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN PHAN KHÁNH THỊNH
nước thải sinh hoạt. Đặc trưng ô nhiễm của ngành này là nước thải có khả năng bị
nhiễm dầu mỡ. Ngoài ra trong một số ngành nước thải còn bị nhiễm các loại bụi
kim loại, bụi hơi dung môi. Loại nước thải này thải trực tiếp ra môi trường không
qua xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng và đời sống dân cư
quanh KCN.

Nước thải nghành thuộc da có mùi hôi thối, đen, chứa nhiều chất béo, dầu
mỡ, protein, hóa chất độc hại nguy hiểm như: cromat, tarin, muối,…
Nước thải ngành giấy: lưu lượng lớn, nồng độ chất hữu cơ cao, khó phân
hủy, chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chứa nhiều xenlulô, pH cao, có màu đen do lignin.
Nước thải dệt nhuộm: thành phần hầu như không ổn định, thay đổi theo công
nghệ và mặt hàng, chứa hàng trăm loại hóa chất khác nhau, các loại phẩm nhuộm,
chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột.
Nước thải sinh hoạt trong khu công nghiệp có thành phần và tính chất tương
tự như các nước thải sinh hoạt khác: chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các
chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi trùng.
Dựa vào loại hình sản xuất của các công ty trong khu công nghiệp, ta có
thành phần tính chất nước thải đầu vào nhà máy xử lý như sau:
Các chất hữu cơ dễ phân hủy: gồm các hợp chất protein, hydratcabon, chất
béo, pectin,… có từ tế bào và các cơ quan của động thực vật. Các chất này chủ yếu
có từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp chế biến thực phẩm.
Các chất hữu cơ khó phân hủy: bao gồm các hữu cơ dạng vòng thơm, các hợp
chất đa vòng, các clo hữu cơ, polymer. Các chất này có thể được thải từ các lĩnh vực
sản xuất như: chế tạo tụ điện công suất cao, chất lỏng truyền nhiệt và hệ thống thủy
lực, chế tạo dầu bôi trơn, chất hóa dẻo cho sơn, dung môi cho mực in của giấy in
không chứa cacbon, chất kết dính, chất chống bắt cháy và chất dẻo.
25
SVTH: Lê Trung Cảm 25

×