Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.26 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG 1
1.2 Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Tiên Phong 2
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong-Hội sở 3
1.4 Bộ máy lãnh đạo 4
1.5 Các lĩnh vực kinh doanh chính 5
1.5.1 Huy ng v nđộ ố 5
1.5.2 Hoạt động tín dụng 5
1.5.3 D ch v thanh toán v ngân quị ụ à ỹ 5
1.5.4 Các ho t ng khácạ độ 5
1.6 Đánh giá vị thế cạnh tranh 6
PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG 7
2.1 Tình hình tài chính 7
PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ 23
ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI 23
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
TCTD Tổ chức tín dụng
TPBank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
HĐQT Hội đồng quản trị
BĐS Bất động sản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần


Tiên Phong - Hội sở phía Bắc
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 2.3: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank giai đoạn
2010-2012
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của TPBank giai đoạn 2010-2012
Bảng 2.5 Tình hình dư nợ tín dụng của TPBank giai đoạn 2010-2012
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với sinh viên, thực tập tốt nghiệp là cơ hội để tiếp cận với thực tiễn
kinh tế, kinh doanh và quản lý nhà nước về các mặt. Từ việc làm quen với các
hoạt động này, sinh viên sẽ củng cố và nâng cao kiến thức đã được học, có thể
áp dụng được những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường vào công
việc. Qua đó đúc kết được kinh nghiệm giúp ích cho mình sau này khi đi vào
công việc chính thức.
Sau một thời gian tìm hiểu, quan sát tình hình thực tế tại hội sở của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong trong quá trình thực tập vừa qua
em đã có một cái nhìn tổng quát về sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức,
các sản phẩm cung ứng và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Báo cáo thực tập của em gồm có 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Phần II: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Phần III: Những vấn đề đặt ra và đề xuất đề tài.
Đặc biệt với sự giúp đỡ , tạo điều kiện của ban lãnh đạo ngân hàng, các
cô chú, anh chị ở các phòng ban đã giúp em trong quá trình tìm hiểu, thu thập
thông tin, tài liệu về ngân hàng.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn Ths. Phùng Việt Hà cùng
các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại - những người đã cung cấp cơ
sở kiến thức về kinh tế, xã hội, người trực tiếp hướng dẫn để em có thế hoàn
thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này một cách tốt nhất.

Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc
thực tế và hạn chế về trình độ kiến thức, kinh nghiệm nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót nên em rất mong được sự đóng góp, nhận xét của các
thầy cô giáo để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG
1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong ( TPBank) được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam chính thức trao giấy phép thành lập và hoạt động
vào ngày 7/5/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ đồng.
Đây là một ngân hàng trẻ và năng động, được kế thừa những thế mạnh về
công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ
đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, công ty Cổ phần FPT,
công ty Thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty tái bảo hiểm Việt
Nam Vinare và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd Singapore.
TPBank xác định sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin viễn thông và các giải pháp công nghệ trong hoạt động ngân hàng nhằm
mang tới giải pháp tài chính mới, phong cách và chất lượng dịch vụ mới, mô
hình hoạt động và quản trị tiên tiến, đóng góp vào sự phát triển của ngành
ngân hàng trong nước.
Ngay sau khi thành lập, TPBank đã được Bureau Veritas cấp chứng chỉ
ISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của mình. Với số
lượng người sử dụng máy tính và điện thoại di động ngày càng tăng, sự bùng
nổ về việc ứng dụng CNTT trong đời sống mọi mặt của người Việt Nam,
chiến lược của TPBank là khai thác các ứng dụng công nghệ để tạo ra một hệ
thống tích hợp nhằm mang tới những sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú và
tiện lợi tới đông đảo người dân Việt Nam.

Mục tiêu của TPBank là mang tới cho khách hàng những sản phẩm và
dịch vụ đơn giản, hiệu quả trong tiếp cận, lựa chọn và sử dụng trên một nền
tảng hoạt động ngân hàng bền vững và ứng dụng mạnh mẽ công
nghệ.TPBank mong muốn trở thành ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam
bằng phong cách và chất lượng dịch vụ mới.
SV Trần Thị Trang Lớp K46H1
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân hàng
1.2 Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
SV Trần Thị Trang Lớp K46H1
2
Khối kinh doanh
Khối hỗ trợ quản trị
Khối hỗ trợ vận hành
Khối
vận
hành
Hội
sở
phía
Nam
Khối
Quản
trị
nguồn
nhân
lực
Khối
CNTT
Trung tâm

truyền
thông
QLTH và
Marketing
Khối
tài
chính
Khối
QTRR
Khối
Tín
dụng
Khối
pháp
chế
giám
sát và
xử lí
nợ
Khối
bán
hàng và
kênh
phân
phối
Khối bán
hàng trực
tiếp và
kênh
thay thế

Khối
ngân
hàng cá
nhân
Các chi nhánh
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
UỶ BAN ĐIỀU HÀNH
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Hội sở phía Bắc
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong-Hội sở
1.3.1 Chức năng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Hội sở phía Bắc thực
hiện hai chức năng chính sau: Thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước và theo sự uỷ quyền của Tổng
giám đốc. Đồng thời, quản lý các hoạt động kinh doanh của các đơn vị phụ
thuộc theo uỷ quyền của Tổng giám đốc.
1.3.2 Nhiệm vụ
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Hội sở phía Bắc thực
hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
của ngân hàng, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của các
đơn vị phụ thuộc theo sự uỷ quyền của Ban Tổng giám đốc, tìm kiếm và thu
hút khách hàng, tiết giảm chi phí, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động,thu thập các thông tin về khách hàng và các ngân hàng tại địa bàn hoạt
động,tích cực phối hợp với các bộ phận khác trong việc triển khai các nghiệp
vụ kinh doanh và phát triển quy mô hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động
của Sở giao dịch và các đơn vị phụ thuộc theo yêu cầu của Tổng giám đốc và
các phòng nghiệp vụ tại Hội sở, tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng
từ phát sinh tại Hội sở theo quy định của Tổng giám đốc, chấp hành các
quy định, quy trình… do nhà nước, HĐQT và Ban tổng giám đốc ban hành,
Đặc biệt, NHTM CP Tiên Phong còn quản lý tài sản và bộ máy hoạt động tại
các Chi nhánh.
Với những chức năng và nhiệm vụ như vậy Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Tiên Phong - Hội sở phía Bắc đã và đang tích cực tham gia vào thị
trường ngân hàng và đã bước đầu khẳng định tên tuổi, uy tín trên thị trường,
hướng tới một NHTM đa năng hàng đầu Việt Nam sử dụng trên một nền tảng
hoạt động ngân hàng bền vững và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ.
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
1.4 Bộ máy lãnh đạo
Ban lãnh đạo của TPBank gồm có :
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1. Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Hội đồng Quản trị
2. Ông Đỗ Anh Tú - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
3. Ông Lê Quang Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
4. Ông Megumu Motohisa - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
5. Bà Nguyễn Thu Hà - Ủy viên Hội đồng Quản trị độc lập
BAN KIỂM SOÁT
1. Bà Nguyễn Thị Bảo - Trưởng Ban Kiểm soát

2. Bà Nguyễn Lệ Hằng - Ủy viên Ban Kiểm soát
3. Ông Thái Duy Nghĩa - Ủy viên Ban Kiểm soát
BAN ĐIỀU HÀNH
1. Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc
2. Bà Bùi Thị Thanh Hương - Giám đốc Khối Tài chính
3. Ông Nguyễn Hồng Quân - Giám đốc Khối Quản trị rủi ro - PTGĐ
4. Ông Khúc Văn Họa - Giám đốc Khối Bán hàng và Kênh phân phối- PTGĐ
5. Ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc Khối Giám sát và Xử lý nợ - PTGĐ
6. Ông Nguyễn Việt Anh - Giám đốc Khối Nguồn vốn & Thị trường tiền tệ
7. Ông Nguyễn Lâm Hoàng - Giám đốc Khối Ngân hàng Cá nhân
8. Ông Đinh Việt Cường - Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp
9. Ông Phạm Đông Anh - Giám đốc Khối Vận hành - PTGĐ
10. Bà Đào Thụy Vân - Giám đốc Khối Quản trị Nguồn nhân lực
11. Ông Bùi Quang Cương - Giám đốc Khối Công nghệ Thông tin
12. Ông Lê Hồng Nam - Giám đốc Khối Tín dụng – PTGĐ
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
1.5 Các lĩnh vực kinh doanh chính
1.5.1 Huy động vốn
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của tổ chức cá nhận trong nước và ngoài nước khi được Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.Vay vốn của các tổ chức tín
dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
1.5.2 Hoạt động tín dụng

TPBank cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết
khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các
hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của ngân hàng Việt Nam.
1.5.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
TPBank cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh
toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu hộ, chi hộ,và các dịch vụ
thanh toán khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Đồng thời TPBank còn thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy
định của pháp luật, dịch vụ thu chi tiền mặt cho khách hàng và tổ chức hệ thống
thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.
việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được NHNN chấp thuận.
1.5.4 Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính trên, TPBank còn thực hiện một số hoạt
động sau: góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật, tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN Việt Nam,
trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân,
hạch toán độc lập bằng vốn tự có để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
trường trong nước và thị trường quốc tế khi được NHNN chấp thuận; uỷ thác,
nhận uỷ thác, làm đại lí trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng,
kể cả quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo hợp đồng uỷ thác, đại lý.
Ngoài ra, TPBank còn cung ứng dịch vụ bảo hiểm, thành lập công ty
trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có hoặc liên
doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật; tư vấn tài chính,
tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng hoặc

thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật. TPBank bảo quản
hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác .
1.6 Đánh giá vị thế cạnh tranh
TPBank là một trong những ngân hàng mới thành lập dù có vốn điều lệ
ở mức thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Vietcombank, Vietinbank,
Agribank, Techcombank, Sacombank, ACB nhưng vẫn ở mức khá trong hệ
thống NHTM Việt Nam. Lợi thế về năng lực tài chính cho phép TPBank dù
mới gia nhập thị trường cũng đã đáp ứng được các quy định về an toàn vốn,
tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ cho khách hàng. Về chất
lượng hoạt động thì cho tới hiện nay TPBank khá ổn định. Tổng nguồn vốn
huy động là 17.691 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 6.083 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu
được kiềm chế ở mức 3,66% nhờ những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn
đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng của ngân hàng.Số lượng
khách hàng của TPBank chưa nhiều, đa phần là các khách hàng đang có quan
hệ tín dụng tại TPBank, một phần nhỏ là khách hàng vãng lai. Số lượng khách
hàng của TPBank còn ít do hạn chế về quy mô số lượng các điểm giao dịch.
Trong tổng số giá trị cho vay cũng như giá trị giao dịch tài khoản thì có đến
20% là của các thành viên trong tập đoàn FPT và các công ty liên quan, 10%
là các thành viên và công ty liên quan đến Mobiphone và Vinare.
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN
PHONG
2.1 Tình hình tài chính
Là một ngân hàng trẻ ra đời ngay trong cơn bão khủng hoảng tài chính,
TPBank đã thể hiện nỗ lực vượt bậc trong việc hoàn thành các kế hoạch được

giao về xây dựng kiến trúc hạ tầng cho ngân hàng bao gồm bộ máy tổ chức,
con người, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nền tảng quản trị cũng như kết
quả kinh doanh.
Trong giai đoạn 2010-2012 TPBank liên tục tăng vốn điều lệ từ 3.000
tỷ đồng năm 2010 lên 5.550 tỷ đồng vào năm 2012. Đợt tăng vốn này đã
khẳng định đề án tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của TPBank đã thành công
toàn diện. Với nguồn vốn tăng thêm, TPBank sẽ đẩy mạnh nâng cao hạ tầng
công nghệ, mở rộng mạng lưới, kênh phân phối và đặc biệt đầu tư phát triển
theo chiều sâu các sản phẩm dịch vụ mới.Tuy nhiên quy mô vốn chủ sở hữu
và tổng tài sản của ngân hàng vẫn thấp hơn nhiều so với các Ngân hàng khác
như: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, Sacombank, ACB.
Mức vốn điều lệ khiêm tốn, làm khả năng cạnh tranh của TPBank thấp hơn
rất nhiều khi sử dụng các yếu tố liên quan đến vốn tự có.
Về cho vay thì hiện tại, TPBank đang đưa ra sản phẩm cho vay với các
doanh nghiệp vừa & nhỏ; cho vay hộ kinh doanh cá thể với các chính sách
phù hợp với loại hình doanh nghiệp này; đồng thời sản phẩm bao thanh toán
được ra đời vào đầu năm 2010 cũng bắt đầu phát huy thế mạnh. TPBank đang
tiến tới cấp tín dụng toàn diện cho các khách hàng là khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp mới cơ cấu cho vay hợp lý.
Để đánh giá rõ hơn tình hình tài chính của ngân hàng ta theo dõi bảng cân
đối kế toán rút gọn trong ba năm 2010-2012 dưới đây:
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
Bảng 2.1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị: nghìn đồng
STT Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Chênh lệch giữa 2011 và 2010 Chênh lệch giữa 2012 và 2011

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Tỷ trọng
A TÀI SẢN
I
TÀI SẢN
NGẮN
HẠN
15,793,355,934 75.61%
20,943,353,53
6
78.36%
14,083,463,20
2
87.81% 5,149,997,602 32.61% 2.75% -6,859,890,334 -32.75% 9.46%

Tiền và kim
loại quý
198,470,769 0.95% 127,275,599 0.48% 65,320,770 0.41% -71,195,170 -35.87% -0.47% -61,954,829 -48.68% -0.07%

Tiền gửi tại
Ngân hàng
Nhà nước
412,926,476 1.98% 65,163,136 0.24% 364,312,238 2.27% -347,763,340 -84.22% -1.73% 299,149,102 459.08% 2.03%

Tiền gửi tại
các tổ chức
tín dụng
khác và cho
vay các tổ
chức tín
dụng khác

3,103,061,224 14.85% 8,785,349,595 32.87% 2,188,579,541 13.65% 5,682,288,371 183.12% 18.01% -6,596,770,054 -75.09% -19.22%

Chứng
khoán kinh
doanh
117,599,758 0.56% 24,442,098 0.09% 21,572,701 0.13% -93,157,660 -79.22% -0.47% -2,869,397 -11.74% 0.04%
SV: Trần Thị Trang Lớp: K46H1
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng

Cho vay
khách hàng
5,155,958,641 24.68% 3,622,668,742 13.55% 5,990,357,683 37.35% -1,533,289,899 -29.74% -11.13% 2,367,688,941 65.36% 23.80%

Chứng
khoán đầu

6,805,339,066 32.58% 8,318,454,366 31.12% 5,453,320,270 34.00% 1,513,115,300 22.23% -1.46% -2,865,134,096 -34.44% 2.88%
II
TÀI SẢN
DÀI HẠN
122,685,220 0.59% 83,120,206 0.31% 79,065,688 0.49% -39,565,014 -32.25% -0.28% -4,054,518 -4.88% 0.18%

Góp vốn,
đầu tư dài
hạn
10,000,000 0.05% 10,000,000 0.04% 10,000,000 0.06% 0 0.00% -0.01% 0 0.00% 0.02%

Tài sản cố

định
112,685,220 0.54% 73,120,206 0.27% 69,065,688 0.43% -39,565,014 -35.11% -0.27% -4,054,518 -5.55% 0.16%
III
Tài sản
khác
4,973,213,063 23.81% 5,702,242,546 21.33% 1,875,330,399 11.69% 729,029,483 14.66% -2.47% -3,826,912,148 -67.11% -9.64%

TỔNG
TÀI SẢN
20,889,254,217
26,728,716,28
8

16,037,859,28
9
5,839,462,071 27.95% -10,690,856,999 -40.00%
STT Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Chênh lệch giữa 2011 và 2010 Chênh lệch giữa 2012 và 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Tỷ trọng
B
NỢ PHẢI TRẢ &
VỐN CHỦ SỞ HỮU

I NỢ PHẢI TRẢ
17,691,672,50
8
84.69%
23,212,588,05
5
86.85%

11,801,362,92
9
73.58% 5,520,915,547 31.21% 2.15% -11,411,225,126 -49.16% -13.26%
SV: Trần Thị Trang Lớp: K46H1
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
1
Các khoản nợ Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nước
516,412,603 2.47% 336,921,035 1.26% 833,787,253 5.20% -179,491,568 -34.76% -1.21% 496,866,218 147.47% 3.94%
2
Tiền gửi và vay các tổ
chức tín dụng khác
7,205,182,308 34.49%
12,881,588,83
1
48.19% 762,944,387 4.76% 5,676,406,523 78.78% 13.70% -12,118,644,444 -94.08% -43.44%
3 Tiền gửi của khách hàng
7,557,456,566 36.18% 6,242,227,323 23.35% 9,269,925,440 57.80% -1,315,229,243 -17.40% -12.82% 3,027,698,117 48.50% 34.45%
4
Công cụ tài chính phái
sinh và các khoản nợ tài
chính khác
46,395,555 0.22% 49,535,525 0.19% 7,436,055 0.05% 3,139,970 6.77% -42,099,470 -84.99%
5
Vốn tài trợ, ủy thác đầu
tư, cho vay các tổ chức
tín dụng chịu rủi ro
0.00% 107,662,000 0.40% 0.00% 107,662,000 0.40% -107,662,000 -100.00% -0.40%

6 Phát hành giấy tờ có giá
1,781,939,859 8.53% 2,444,966,797 9.15% 752,248,000 4.69% 663,026,938 37.21% 0.62% -1,692,718,797 -69.23% -4.46%
7 Các khoản nợ khác
584,285,617 2.80% 1,149,686,544 4.30% 175,021,793 1.09% 565,400,927 96.77% 1.50% -974,664,751 -84.78% -3.21%
II VỐN CHỦ SỞ HỮU
3,197,581,709 15.31% 3,516,128,233 13.15% 4,236,496,369 26.42% 318,546,524 9.96% -2.15% 720,368,136 20.49% 13.26%
7 Vốn và các quỹ
3,197,581,709 15.31% 3,516,128,233 13.15% 4,236,496,369 26.42% 318,546,524 9.96% -2.15% 720,368,136 20.49% 13.26%

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VÀ VỐN CHỦ SỞ
HỮU
20,889,254,21
7

26,728,716,28
8

16,037,859,29
8
5,839,462,071 27.95% -10,690,856,990 -40.00%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của TPBank từ năm 2010 đến năm 2012)
SV: Trần Thị Trang Lớp: K46H1
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
2.1.1Tài sản
Tài sản có sự biến động không ổn định trong vòng 3 năm qua. Trong
năm 2011, tài sản tăng trưởng 27,95% so với năm 2010, đạt mức 26.728 tỷ
đồng nhưng lại sụt giảm 40% trong năm 2012. Năm 2012 tổng tài sản chỉ còn

16.037 tỷ đồng.
Tài sản ngắn hạn chiếm hơn 70% tổng tài sản trong cả 3 năm và có sự
biến đổi tương tự tổng tài sản. Khác với Ngân hàng lớn khác chủ yếu tài sản
chiếm tỷ trọng lớn ở mục cho vay khách hàng thì Ngân hàng TMCP Tiên
Phong mới chính thức thành lập từ tháng 05/2008 và là một ngân hàng có
quy mô nhỏ nên hạn chế hơn trong việc cho vay khách hàng. Do đó,
Ngân hàng TMCP Tiên Phong có tài sản chủ yếu tập trung vào các
chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, đó là các chứng khoán nợ, chứng khoán
vốn hoặc các chứng khoán khác được phân loại theo Công văn
2601/NHNN-TCKT ngày 14 tháng 04 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ trọng các chứng khoán đầu tư cũng khá ổn định trong 3 năm 2010-2012 và
có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2010 tỷ trọng chứng khoán đầu tư là 32,58%, đến
năm 2011 thì có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 31,12% và đến năm 2012 thì tỷ
trọng chứng khoán đầu tư đã tăng trở lại lên 34 % tăng 2,88%.
Tài sản dài hạn chỉ chiếm khoảng 0,4 % tổng tài sản và có sự biến động
qua các năm, cụ thể là năm 2010 tài sản dài hạn chiếm 0,59 %, tới năm 2011
thì giảm còn 0,31% và năm 2012 tỷ trọng tài sản dài hạn tăng nhẹ lên 0,49%,
với sự tăng trưởng của cả tài sản cố định và các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.
2.1.2 Nguồn vốn
Nguồn vốn có sự biến đổi tương tự. Năm 2011, tổng nguồn vốn tăng
5.839 tỷ đồng, tương đương 27,95% so với năm 2010. Năm 2012, tổng nguồn
vốn sụt giảm 10.690 tỷ đồng, tương đương 40% so với năm 2011. Vốn chủ sở
hữu chiếm khoảng 18% tổng nguồn vốn và có sự tăng trưởng trong 3 năm
qua. Đặc biệt năm 2012 vốn chủ sỡ hữu của TPBank là 4.236 tỷ đồng tăng
20,49% so với năm 2011. Các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng

tài sản, duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 80% và có sự biến đổi tương tự với tổng
nguồn vốn. Cụ thể, năm 2011 Nợ phải trả tăng 5.520 tỷ đồng, tương đương
31,21% so với năm 2010; năm 2012 Nợ phải trả giảm 11.411 tỷ đồng, tương
đương 49,16 % so với năm 2011 và chủ yếu do sự sụt giảm tiền gửi và vay các
tổ chức tín dụng khác ,công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính
khác, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các tổ chức tín dụng chịu rủi ro.
Tiền gửi của khách hàng có sự biến động mạnh, với mức giảm 1.315 tỷ
đồng, tương đương 17,4% trong năm 2011 và tăng 3.027 tỷ đồng, tương
đương 48,5% trong năm 2012. Điều đáng nói ở đây là tuy có sự biến động
không đều qua các năm nhưng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trên tổng
nguồn vốn của ngân hàng đang tăng rõ rệt. Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng
trong tổng nguồn vốn 3 năm lần lượt là 36,18% tổng nguồn vốn năm 2010,
23,35% năm 2011 và 57,8% năm 2012.
Nguồn vốn lớn thứ 2 tại ngân hàng là tiền gửi và vay các tổ chức tín
dụng khác đang có xu hướng sụt giảm rõ rệt về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn.
Năm 2010, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác đạt mức 7.205 tỷ đồng,
chiếm 34,49% tổng nguồn vốn. Năm 2011, tiền gửi và vay các tổ chức tín
dụng khác đạt mức 12.881 tỷ đồng, tăng 5.676 tỷ đồng, tương đương 78,78%
so với năm 2010 và tỷ trọng chiếm 48,19% tổng nguồn vốn. Năm 2012, tiền
gửi và vay các tổ chức tín dụng khác đạt mức 762 tỷ đồng, giảm 12.118 tỷ
đồng, tương đương 94,08% so với năm 2011 đưa tỷ trọng tiền gửi và vay các
tổ chức tín dụng trên tổng nguồn xuống chỉ còn 4,76%.
Tỷ trọng phát hành giấy tờ có giá cũng khá nhỏ chỉ từ 8-9% và đến năm
2012 chỉ chiểm 4,69% tổng nguồn vốn.Năm 2010 phát hành giấy tờ có giá
đạt mức 1.781 tỷ đồng , đến năm 2011 tăng thêm 37,21% so với năm 2010 đạt
mức 2.444 tỷ đồng. Năm 2012 phát hành giấy tờ có giá đạt 752,248 tỷ đồng.
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân

hàng
2.2 Tình hình kết quả kinh doanh
Trong giai đoạn 2010-2012, hoạt động kinh doanh của TPBank chủ yếu
ở hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ mang lại nhiều doanh thu nhất cho
Ngân hàng. Hiện tại, TPBank đang phát triển đồng đều về cho vay cá nhân và
cho vay doanh nghiệp, đồng thời tăng cường phát triển cho vay trên nhiều
ngành nghề để giảm thiếu rủi ro. Là một ngân hàng mới thành lập, thị phần
khách hàng còn nhỏ vì vậy, TPBank đang dần xây dựng chính sách tín dụng
thoáng, cho vay dựa trên hiệu quả hoạt động của đối tượng đi vay…
Đối với khách hàng cá nhân, thời gian qua TPBank đã đưa ra nhiều sản
phẩm cho vay cá nhân chuyên biệt, thích hợp với từng nhu cầu của khách
hàng. Trong đó, hình thức vay tín chấp tiêu dùng với thủ tục đơn giản đang
ngày một phát huy hiệu quả và mang lại hiệu quả.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, TPBank cũng đang cố gắng triển
khai tất cả các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp tạo điều kiện thu
hút khách hàng.
Về hoạt động huy động vốn: do thị phần hoạt động của TPBank còn hạn
chế, các điểm giao dịch ít nên nguồn vốn huy động từ dân cư còn thấp. Thay
vào đó, TPBank huy động vốn thông qua các hình thức như huy động từ các
công ty thành viên của các chủ sở hữu là Tập đoàn FPT, MobiPhone, Vinare;
huy động qua hình thức chuyển lương qua tài khoản cho nhân viên của các
khách hàng doanh nghiệp; đồng thời để huy động nguồn có thời hạn dài TPBank
còn thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mại, phát hành kỳ phiếu. Các
dịch vụ khác của TPBank còn hạn chế về số lượng và mỏng về chất lượng hạn
chế rất nhiều đến việc tạo ra dịch vụ toàn diện cho khách hàng.
Để đánh giá và hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của
TPBank trong thời gian gần đây ta có thể theo dõi bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010-2012.
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1

13
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
Bảng 2.2 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị: nghìn đồng
STT Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Chênh lệch giữa 2011 và 2010 Chênh lệch giữa 2012 và 2011
Giá trị
Tỷ
trọn
g
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ lệ
Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ lệ
Tỷ
trọng
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
1,218,926,366 2,291,801,326 1,380,295,709
1,072,874,96
0
88.02% -911,505,617 -39.77%
2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự
1,006,220,326 2,451,373,961 1,105,678,079

1,445,153,63
5
143.62% - 1,345,695,882 -54.90%
I Thu nhập lãi thuần 212,706,040 -159,572,635 274,617,630 -372,278,675 -175.02% 434,190,265 272.10%
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 37,036,744 33,507,551 17,592,294 -3,529,193 -9.53% -15,915,257 -47.50%
4 Chi phí hoạt động dịch vụ 15,650,802 142,731,919 27,937,855 127,081,117 811.98% -114,794,064 -80.43%
II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 21,385,942 -109,224,368 -10,345,560 -130,610,310 -610.73% 98,878,808 -90.53%
III (Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối
-5,489,641 -104,125,104 5,664,388 -98,635,463 1796.76% 109,789,492 -105.44%
IV Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh
doanh
1,806,771 582,644 6,818,746 -1,224,127 -67.75% 6,236,102 1070.31%
V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 11,522,128 -299,723,686 -3,303,418 -311,245,814 -2701.29% 296,420,268 -98.90%
5 Thu nhập từ hoạt động khác 228,608,360 999,326,485 280,292,479 770,718,125 337.13% -719,034,006 -71.95%
6 Chi phí hoạt động khác 17,742,099 48,932,627 41,128,452 31,190,528 175.80% -7,804,175 -15.95%
VI Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động khác 210,866,261 950,393,858 239,164,027 739,527,597 350.71% -711,229,831 -74.84%
VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 6,229,732 861,322 1,879,152 -5,368,410 -86.17% 1,017,830 118.17%
TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 459,027,233 279,192,031 514,494,965
VIII Chi phí hoạt động 196,628,394 532,625,174 325,551,588 335,996,780 170.88% -207,073,586 -38.88%
IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
262,398,839 -253,433,143 188,943,377 -515,831,982 -196.58% 442,376,520 -174.55%
X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 48,905,260 94,017,105 72,590,752 45,111,845 92.24% 21,426,353 -22.79%
XI Tổng lợi nhuận trước thuế 213,493,579 -347,450,248 116,352,625 -560,943,827 -262.75% 463,802,873 -133.49%
7 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51,815,962 0 0 -51,815,962 -100.00% 0
XII Chi phí thuế TNDN
51,815,962 -51,815,962 -100.00% 0
XIII LỢI NHUẬN SAU THUÊ
161,677,617 -347,450,248 116,352,625 -509,127,865 -314.90% 463,802,873 133.49%

SV: Trần Thị Trang Lớp: K46H1
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của TPBank từ năm 2010 đến năm 2012)
SV: Trần Thị Trang Lớp: K46H1
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
Bảng 2.3: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank
trong giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Biến động
Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận
sau thuế
161,677,617 -347,450,248 116,352,625 -509,127,865 463,802,873
Doanh thu 459,027,233 279,192,031 514,494,965 -179,835,202 235,302,934
2.2.1 Một số hoạt động kinh doanh cụ thể
2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn
TPBank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của
dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ, tập trung vào 2 khu vực
thị trường là tổ chức kinh tế và dân cư (thị trường 1), tổ chức tín dụng và các
định chế tài chính (thị trường 2)
Về quy mô,từ cuối năm 2011, cùng với tình hình chung của toàn ngành,
TPBank đã gặp rất nhiều khó khăn, huy động thị trường 1 giảm 17,4% so với
năm 2010, còn 6.242 tỷ đồng. Vượt qua khó khăn hiện tại, trong những nỗ lực
tái cơ cấu,TPBank đã tích cực đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ cung cấp cho khách hàng, áp dụng các chính sách linh hoạt, hiệu quả để đẩy

mạnh khả năng huy động vốn, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Cuối
năm 2012, huy động từ khách hàng và các tổ chức tín dụng khác đạt 10.033 tỷ
đồng, nếu tính cả phát hành giấy tờ có giá, tổng huy động của TPBank là 10.785
tỷ đồng. Trong đó, 86% tổng vốn huy động là từ nguồn thị trường 1, tương
đương 9.270 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch đề ra. Huy động thị trường 2 và phát
hành giấy tờ có giá đều chiếm 7% cơ cấu huy động vốn của ngân hàng.
Về cơ cấu huy động, TPBank đã tận dụng nhiều nguồn vốn trong nước
khác nhau nhằm bảo đảm sự chủ động về nguồn vốn cải thiện theo xu hướng
ngày càng hợp lý
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của TPBank giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị (nghìn
đồng)
Tỷ
trọng
Giá trị (nghìn
đồng)
Tỷ
trọng
Giá trị (Nghìn
đồng)
Tỷ
trọng

1.1 Tiền gửi và vay các TCTD khác 7,205,182,308
100.0
%
12,881,588,831 100% 762,994,387 100.0%
1.1.1 Không kì hạn 785,264,125 10.9% 1,572,841,996 12.21% 125,894,074 16.5%
1.1.2 Có kì hạn 6,419,918,183 89.1% 11,308,746,835 87.8% 637,100,313 83.5%
1.2 Tiền gửi của khách hàng 7,557,456,566
100.0
%
6,242,227,323 100.0% 9,269,925,440 100.0%
1.2.1.Không kì hạn 1,438,446,493 19.0% 1,707,648,675 27.4% 2,273,430,025 24.5%
1.2.2 Có kì hạn 0.0%
1.2.3 Tiền gửi tiết kiệm 6,039,831,671 79.9% 4,467,495,927 71.6% 6,883,758,567 74.3%
1.2.4 Tiền gửi ký quỹ 79,177,397 1.0% 67,082,721 1.1% 112,736,847 1.2%
1.2.5. Tiền gửi vốn chuyên dùng 1,005 0.0% 0 - 0
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank từ năm 2010 đến năm 2012)
Đối với thị trường 1, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm khá lớn 79,9%
năm 2010. Nhưng có xu hướng giảm, năm 2011 giá trị tiền gửi tiết kiệm chỉ
còn 4.467 tỷ đồng chiếm 71,6% tổng tiền gửi của khách hàng. Năm 2012, giá
trị tiền gửi tiết kiệm đã tăng thêm 2.417 tỷ đồng so với năm 2011 đạt 74,3%.
Tỷ trọng của tiền gửi không kì hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và đang có
xu hướng tăng. Năm 2010 tiền gửi không kì hạn ở thị trường 1 chỉ chiếm 19%
tổng tiền gửi khách hàng đạt 1.438 tỷ đồng. Năm 2011 tiền gửi không kì hạn
tăng 8,4 % so với năm 2010 đạt 1.707 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2012 khoản
tiền gửi này đã giảm nhẹ xuống còn 6.883 tỷ đồng. Đối với thị trường 2, tiền
gửi và vay các TCTD khác có kì hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 83-89%
nhưng lại có xu hướng giảm. Năm 2010, tiền gửi có kì hạn chiếm 89,1% tổng
tiền gửi và vay các TCTD khác. Năm 2011 tỷ trọng này chỉ còn 87,8% giảm
1,3% so với năm 2010 và năm 2012 tỷ trọng tiền gửi có kì hạn đạt 83,5%.
2.2.1.2 Hoạt động tín dụng

SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
TPBank luôn chú trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng
bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay đi đôi với sự tồn tại và
phát triển của Ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động
tín dụng nói riêng.
Năm 2010 dư nợ thị trường 1 của TPBank đạt 5.155 tỷ đồng .Trong giai
đoạn khủng hoảng năm 2011 TPBank đã chủ động giảm hoạt động cho vay,
tập trung thu hồi vốn. Kết quả là năm 2011 dư nợ thị trường 1 giảm 29,87%
xuống còn hơn 3.600 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả của quá trình tái cơ cấu toàn
diện đã nhanh chóng đưa chỉ tiêu này tăng trưởng vượt bậc so với năm 2011
với con số tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 6.083 tỷ đồng vào cuối năm 2012.
Kết quả hoạt động tín dụng phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc bám sát
mục tiêu phát triển bền vững, an toàn, lành mạnh. Các sản phẩm tín dụng của
ngân hàng rất phong phú và đầy đủ, tập trung vào khách hàng mục tiêu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình khá trở lên.
Bảng 2.5 Tình hình dư nợ tín dụng của TPBank giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2010
Tỷ
trọng
Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng
Phân nợ theo
thời gian
Nợ ngắn hạn
2,864,810,590 54.83% 2,194,533,672 59.12% 3,792,802,045 62.36%

Nợ trung hạn
1,538,915,542 29.45% 710,644,976 19.15% 716,802,813 11.78%
Nợ dài hạn
821,052,767 15.71% 806,603,215 21.73% 1,572,815,877 25.86%
Phân theo đối
tượng vay nợ
Cá nhân
1,225,606,046 23.46% 1,328,204,186 35.78% 3,135,696,820 51.55%
Các tổ chức
kinh tế
3,999,172,853 76.54% 2,383,577,676 64.22% 2,946,723,915 48.45%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank từ năm 2010 đến năm 2012)
Về cơ cấu, nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua
các năm. Năm 2010 nợ ngắn hạn chiếm 54,83% tổng dư nợ, đến năm 2011
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
17
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
con số này tăng thêm 4,23 % so với năm 2011 đạt 59,12 %. Và năm 2012 nợ
ngăn hạn đã đạt tỷ trọng 62,35%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ.
2.2.1.3 Dịch vụ thanh toán
Với mong muốn là ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam bằng phong
cách làm việc và phục vụ mới, TPBank luôn nỗ lực đổi mới và tăng cường
chất lượng các hoạt động dịch vụ nhằm đem lại cho khách hàng sự tiện ích và
sự thỏa mãn cao nhất.
TPBank được coi là một trong những ngân hàng thành công nhất trong
việc ứng dụng dịch vụ Internet Banking vào trong hệ thống của mình nhờ lợi
thế về cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại. Thanh toán qua Internet Banking
với giao diện thân thiện cho người sử dụng cùng hệ thống xử lý các giao dịch

hoàn toàn tự động, nhanh chóng, chính xác cũng nhận được nhiều phản hồi
tích cực từ khách hàng. Bên cạnh đó, giai đoạn 2010- 2012 TPBank đã ký
nhiều hợp đồng triển khai thanh toán đa phương và song phương với các ngân
hàng thương mại lớn như BIDV, Vietinbank…., giúp đa dạng hóa và gia tăng
đáng kể hiệu quả hoạt động thanh toán.
Thời gian qua, TPBank còn nhận được nhận giải thưởng về tỷ lệ điện
chuẩn trong Thanh toán quốc tế do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng.
Đây là giải thưởng của Ngân hàng Wells Fargo dành cho những ngân hàng có
chất lượng soạn điện thanh toán tốt và chuẩn theo tiêu chuẩn của SWIFT. Giải
thưởng này là sự thể hiện về mức độ chuyên nghiệp của TPBank trong nghiệp
vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế.
Doanh số thanh toán quốc tế năm 2012 của TPBank đạt 478 triệu USD.
Ngân hàng hiện có mạng lưới 35 ngân hàng đại lý nước ngoài tại 14 quốc gia
và vùng lãnh thổ. TPBank đã tập trung vào đầu tư công nghệ, đào tạo nhân
sự chất lượng cao và áp dụng chuẩn quốc tế vào lĩnh vực thanh toán quốc tế.
2.2.1.4 Hoạt động khác
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
18
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
Ngoài các hoạt động trên TPBank còn tiến hành các hoạt động như đầu
tư, quản lý vốn khả dụng,kinh doanh ngoại tệ và vàng. Sau khi sử dụng tài trợ
cho hoạt động cho vay khách hàng, nguồn vốn huy động khách hàng còn
được sử dụng cho mục đích đầu tư, cho vay trên thị trường 2. Danh mục đầu
tư của TPBank được quản lý theo hướng đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng
thanh khoản và tuân thủ đúng quy định của NHNN. Tại thời điểm cuối năm
2012, phần lớn nguồn vốn ổn định này sử dụng đầu tư vào chứng khoán chính
phủ và các TCTD (chứng khoán nợ), chiếm 61%( đạt 5.453 tỷ đồng), nhằm
đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng như đa dạng hoá cơ cấu

danh mục đầu tư. Tiền, vàng gửi, cho vay tại các TCTD khác đạt 2.189 tỷ
đồng, chiếm khoảng 24% toàn danh mục. Ngày 28/12/2012, NHNN chính
thức cấp giấy phép kinh doanh vàng miếng đợt đầu tiên cho 17 TCTD, trong
đó có TPBank, mở ra cơ hội kinh doanh mới, nhiều tiềm năng cho ngân hàng.
Giá vàng của TPBank luôn được đảm bảo là giá chuẩn và tốt nhất
2.2.2 Kết quả
2.2.2.1 Thu nhập
Thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trong khá lớn trong tổng thu nhập của
TPBank. Mức thu nhập lãi thuần qua các năm có sự biến động mạnh. Năm
2010 thu nhập lãi thuần đạt mức 212,706 tỷ đồng, nhưng đến năm 2011 thu
nhập giảm tới 175,02% chỉ còn -159,572 tỷ đồng.Với sự cố gắng nỗ lực của
TPBank trong việc hoàn thiện quá trình tái cơ cấu, tình hình kinh doanh của
ngân hàng đã có sự khởi sắc giúp cho thu nhập lãi thuần năm 2012 đạt mức
274,617 tỷ đồng tăng 272,1% so với năm 2011.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh qua các năm khiến TPBank
bị thua lỗ liên tiếp trong 2 năm 2011 và 2012. Năm 2011 thu nhập hoạt động
dịch vụ là 33,507 tỷ đồng giảm 9,53% so với năm 2010.Năm 2012 tiếp tục
giảm mạnh 47,5% xuống còn 17,592 tỷ đồng.
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
19
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
Tuy không phải là hoạt động chính của ngân hàng nhưng thu nhập từ
hoạt động khác lại chiếm tỷ trọng khá lớn, nhất là năm 2011 khi thu nhập từ
hoạt động dịch vụ giảm thì thu nhập hoạt động khác lại đạt 999,326 tỷ đồng
tăng 337,13 % so với năm 2010. Năm 2012 thu nhập hoạt động khác đã giảm
xuống 80,292 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm tỷ trong khá cao.
2.2.2.2 Chi phí
Để có được thu nhập và làm cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả

thì Ngân hàng phải bỏ ra một khoảnng chi phí. Bên cạnh sự tăng lên của thu
nhập thì chi phí cũng không ngừng tăng lên cụ thể:
Hiện tại, chi phí chủ yếu của Ngân hàng là chi trả lãi tiền vay và các
khoản có tính chất lãi, chi phí này chiếm hơn 82% trong tổng chi phí, còn lại
khoảng 18% chi cho các khoản chi khác như: Chi cho nhân viên, chi các
khoản dịch vụ thanh toán, Chi cước phí bưu điện và mạng viễn thông, dịch vụ
tư vấn, chi phí hoa hồng môi giới và các khoản chi khác.
Chi phí hoạt động của TPBank còn khá cao và không ổn định. Năm
2011, TPBank có chi phí hoạt động lên tới 532,625 tỷ đồng tăng 170,88% so
với năm 2010. Sở dĩ chi phí tăng đột ngột như vậy là do năm 2011 tình hình
kinh tế khủng hoảng, ngành ngân hàng có nhiều biến động, TPBank đã bộc lộ
những yếu kém trong hoạt động gây nên chi phí tăng cao. Sau quá trình tái cơ
cấu thành công mức chi phí đã giảm xuống còn 325,551 tỷ đồng. Tuy nhiên
mức chi phí này vẫn còn khá cao.
Chi phí lãi và các hoạt động tương tự cũng còn khá cao và tăng đột biến
vào năm 2011. Năm 2011 chi phí lãi và các hoạt động tương tự là 2.451 tỷ
đồng tăng 1445 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2012 chi phí đã trở về mức ổn
định hơn đạt 1.105 tỷ đồng
Chi phí từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại có sự biến động
mạnh. Năm 2010 chi phí hoạt động dịch vụ là 15,65 tỷ đồng nhưng đến năm
2011 đã tăng lên 142,731 tỷ đồng, tăng 811,98%. Đến năm 2012 chi phí dịch
vụ đã ổn định hơn ở mức 27,937 tỷ đồng.
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
20
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa:Tài chính ngân
hàng
Nguyên nhân của chi phí tăng lên trong năm 2011 là Ngân hàng mở
rộng mạng lưới hoạt động, mở thêm các chi nhánh và nhiều phòng giao dịch.
Các khoản chi trả lãi của ngân hàng một phần trả cho các khoản huy động với

lãi suất cao do sự tác động của khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đó, Ngân
hàng còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn
cùng với mục tiêu là huy động tối đa lượng tiền gửi của khách hàng vì thế
Ngân hàng phải đầu tư các khoản về chi phí quảng cáo khuyến mãi, dịch vụ
được tốt hơn.
2.2.2.3 Lợi nhuận
Nền kinh tế khủng hoảng vào năm 2011 và 2012 đã gây ra cho TPBank
không ít khó khăn. Lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 có
nhiều biến động. Sang năm 2011, doanh thu của Ngân hàng đạt 279,192 tỷ
đồng giảm so với năm 2010 là 179,835 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012
tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có sự khởi sắc. Điều này thể
hiện qua sự tăng mạnh mẽ của lợi nhuận sau thuế, năm 2012 lợi nhuận sau
thuế đạt 116,352 tỷ đồng tăng 463,802 tỷ đồng so với năm 2011. Doanh thu
của ngân hàng cũng tăng mạnh vào năm 2012 từ 279,192 tỷ đồng lên 514,494
tỷ đồng.
2.3 Nhận xét và đánh giá
Trong giai đoạn 2010-2012, TPBank đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ, đặc biệt sau khi thực hiện tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN, ngân hàng
này đã tự khắc phục những vấn đề của mình liên quan đến vốn, nhân sự, nợ xấu.
Ngân hàng đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, phát triển mô
hình quản trị điều hành hiện đại và chuyên nghiệp. Vốn điều lệ của TPBank
tăng từ 3000 tỷ lên 5550 tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn hai lần, tạo ra 500 tỷ
đồng lợi nhuận. Đặc biệt vốn huy động dân cư tăng 2 lần, tăng trưởng tín
dụng gấp đôi, nợ xấu giảm từ 6,4% xuống 2,7%. Số lượng khách hàng của
TPBank tăng hơn 3 lần, 500 nhân sự chất lượng cao được tuyển mới, hệ thống
SV: Trần Thị Trang Lớp:
K46H1
21

×