Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa tài chính ngân hàng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.99 KB, 16 trang )

1

LỜI NÓI ĐẦU
Với chủ trương của nhà trường trong quá trình đào tạo là tạo điều kiện cho sinh
viên có thể nắm vững được những kiến thức đã học và biết cách vận dụng trong môi
trường kinh doanh năng động như hiện nay nên những sinh viên năm cuối được nhà
trường tổ chức đi thực tập. Là một sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng nên
em đã chon thực tập tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa
Bình . NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Vietinbank nói riêng là những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính - Tiền Tệ và dịch vụ ngân hàng,
với hoạt động chính là huy động vốn và cho vay trong đó cho vay DNNVV là chiến
lược hàng đầu của ngân hàng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Vietinbank đã
phát huy tốt vai trò của mình góp phần thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế,
đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vốn cho doanh nghiệp thực hiện kinh doanh và
cung cấp nhiều các dịch vụ tiện ích cho người sử dụng.
Sau 4 tuần thực tập tại Chi nhánh Vietinbank Hòa Bình, em đã có cơ hội hiểu
biết hơn rất nhiều về hoạt động của ngân hàng, có cơ hội để áp dụng những kiến
thức đã học vào thực tế, đặc biệt là được tham gia vào công việc của cán bộ tín
dụng. Và trong quá trính thực tập em đã hoàn thành xong bản báo cáo thực tập tổng
hợp, với kết cấu như sau:
Phần 1: Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa
Bình
Phần 2: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động
Phần 3: Những vấn đề cần giải quyết
Phần 4: Đề xuất hướng đề tài
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Đức Tố cùng toàn thể các anh chị tại
phòng Kinh doanh Chi nhánh Vietinbank Hòa Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành bản báo cáo thực tập
tổng hợp. Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, mặc dù đã cố gắng nhưng
bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót mong được sự giúp đỡ của thầy
giáo và các anh chị phòng Kinh doanh để em hoàn thành tốt hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
1
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
1
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung
1 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
2 TMCP Thương mại cổ phần
3 PGD Phòng giao dịch
4 CSH Chủ sở hữu
5 NHTM Ngân hàng thương mại
6 NHNN Ngân hàng nhà nước
7 TCTD Tổ chức tín dụng
8 RRTD Rủi ro tín dụng
9 CTG Mã cổ phiếu Vietinbank
10 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
11 NPT Nợ phải trả
12 TK Tiết kiệm

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức Chi nhánh Vietinbank Hòa Bình
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán ( rút gọn)
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu đồ 1: Diễn biến giá cổ phiếu CTG năm 2012
MỤC LỤC
2
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
2
3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÒA BÌNH (VIETINBANK HÒA
BÌNH)
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VIETINBANK.
Tên đầy đủ:Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.
Tên quốc tế: VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
Tên gọi tắt :VIETINBANK.
Loại hình:Ngân hàng thương mại cổ phần.
Thành lập:Ngày 26/03/1988
Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội – Việt Nam
Thành viên chủ chốt bộ máy lãnh đạo:
- Chủ tịch HĐQT: Tiến sĩ Phạm Huy Hùng.
- Tổng Giám Đốc: Tiến sĩ Phạm Xuân Lập.
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại
lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Hiện có hệ
thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên
1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH VIETINBANK HÒA BÌNH
- Thành lập : Vietinbank chi nhánh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động
ngày 16/01/2008
- Địa chỉ: 186 đường Cù Chính Lan, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa
Bình, tỉnh Hòa Bình.
- Điện thoại: 0218 3897386.
- Fax : 2183897186
- Website : vietinbank.vn
- Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần, là chi nhánh ngân hàng
3
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
3

4
1.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC
Hiện nay đơn vị có 6 phòng, tổ nghiệp vụ và 3 phòng giao dịch với tổng số 51 cán
bộ nhân viên và 11 cán bộ hợp đồng. Cơ cấu chi nhánh Hòa Bình gồm có:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành chính – tổ chức
Phòng kiểm soát
Phòng kế toán – tài chính
Phòng kinh doanh
Phòng ngân quỹ
Phòng nguồn vốn
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức Chi nhánh Vietinbank Hòa Bình
4
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
4
5
Để làm tốt chức năng và vai trò của mình, cơ cấu quản lý của Vietinbank Hòa Bình
được tổ chức thành các bộ phận:
• Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và các phó giám đốc là bộ phận quản lý và
điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chịu trách nhiệm
trước Ngân hàng Công Thương Việt Nam và cơ quan pháp luật.
• Phòng kế toán – tài chính: phản ánh các hoạt động cho vay và huy động vốn của
Ngân hàng, theo dõi sự biến động về nguồn vốn, hạch toán kinh tế theo pháp
lệnh kế toán và thống kê, thực hiện các dịch vụ thanh toán với khách hàng, tư
vấn cho giám đốc các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán và chất
lượng dịch vụ thanh toán.
• Phòng kiểm soát: hướng dẫn kiểm tra các bộ phận như kinh doanh nguồn vốn và
kế toán thực hiện theo đúng chế độ mà nhà nước và Ngân hàng Công Thương

Việt Nam ban hành.
• Phòng hành chính – tổ chức: Quản lý các hoạt động nội chính của ngân hàng
như sắp xếp tổ chức cán bộ, bảo vệ tài sản, sửa chữa tài sản, tiếp khách,…
• Phòng kinh doanh( phòng khách hàng): thẩm định cho vay vốn theo các hình
thức tín dụng được Ngân hàng Công Thương cho phép, theo dõi tình hình sử
dụng vốn của Ngân hàng, lập kế hoạch cho vay và tư vấn cho giám đốc các biện
pháp cho vay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
• Phòng nguồn vốn: có chức năng huy động vốn theo dõi các hình thức huy động
vốn được Ngân hàng Công Thương Việt Nam cho phép, theo dõi nguồn vốn huy
động báo cáo với giám đốc và phòng kinh doanh lập kế hoạch huy động vốn và
tư vấn cho giám đốc.
• Phòng ngân quỹ: có chức năng có bản là kiểm ngân, bảo quản tiền và thực hiện
các hoạt động thu chi tiền mặt trực tiếp với khách hàng.
Vietinbank Hòa Bình có 3 Phòng Giao dịch trực thuộc:
- PGD Sông Đà: Đường Lê Thánh Tông, phường Hữu Nghị, Thành phố Hòa
Bình. ĐT: 02183 888659
- PGD Đồng Tiến: Số nhà 4 tổ 15, Phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình. ĐT:
02183 888728
- PGD Hữu Nghị: Đường Hoàng Văn Thụ, tổ 15 phường Hữu Nghị, Thành phố
Hòa Bình. ĐT: 02183 853010
5
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
5
6
 Các PGD có chức năng và nhiệm vụ gần giống như một Chi nhánh song quy
mô nhỏ hơn.
1.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN
- Sứ mệnh
Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung
cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.

- Tầm nhìn
Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và
Quốc tế.
Với tầm nhìn và sứ mệnh Vietinbank như trên thì Vietinbank chi nhánh Hòa
Bình có chức năng nhiệm vụ sau: .
- Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ cư dân và các tổ chức kinh tế dưới
nhiều hình thức như: Tiền gửi TK có kỳ hạn, Tiền gửi TK không kỳ hạn, Phát hành
trái phiếu, kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức kinh tế
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn VNĐ và ngoại tệ như: cho vay dự án,
cho vay tiêu dùng, cho vay trung và dài hạn đầu tư phát triển
- Đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
- Thực hiện các hoạt động ngân quỹ như mua bán ngoại tệ, chứng từ có giá
- Các dịch vụ về thẻ, ngân hàng điện tử và các hoạt động khác
1.1. BỘ MÁY LÃNH ĐẠO
STT
BAN GIÁM
ĐỐC
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1 Giám đốc - Ông Nguyễn Quốc Hương
1. Chịu trách nhiệm chung về tất cả các hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh và các PGD trực thuộc.
2. Phụ trách công tác tổ chức và nhân sự, quyết định về khen thưởng.
3. Trực tiếp phê duyệt Chi phí điều hành.
2 Phó Giám Đốc – Bà Quách Thị Thuần
6
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
6
7
1. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ mọi hoạt động của các
Phòng Giao dịch.

2. Phụ trách công tác đào tạo, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức tập
huấn, triển khai sản phẩm, quy định, quy chế của Ngân hàng, tổ chức
sinh hoạt nghiệp vụ cho toàn bộ CBNV Chi nhánh.
3. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự tại Chi Nhánh phát triển vững
mạnh, Xây dựng và duy trì những mối quan hệ đối ngọai thích hợp
3 Phó Giám Đốc - Ông Lương Việt Cường
1. Trực tiếp phụ trách quản lý, điều hành hoạt động các phòng chuyên
môn nghiệp vụ
2. Trực tiếp xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, đề xuất các
biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.
3. Quản lý & phát triển mạng lưới khách hàng cũng như các lợi thế cạnh
tranh của Chi Nhánh
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.
2.1. Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (RÚT GỌN):
Đơn vị ( Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
A TÀI SẢN
I Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 14 069 18 569 22 097
II Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 25 184 60 505 72 001
III
Tiền, vàng gửi tại và cho vay các tổ chức tín
dụng khác
254 804 327 260 389 439
IV Chứng khoán kinh doanh 1 121 2 714 3 230
V
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản
tài chính khác
96 101 120
VI Cho vay khách hàng 1 157 170 1 451 989 1 727 867
VII Chứng khoán đầu tư 307 927 337 244 401 320

VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 10 464 14 622 17 400
IX Tài sản cố định 16 512 18 731 22 290
XI Tài sản có khác 51 306 71 284 84 827
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1 838 653 2 303 379 2 740 591
B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CSH
I Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 216 103 136 469 162 398
II Tiền gửi và vay các TCTD khác 175 484 372 040 442 728
III Tiền gửi của khách hàng 1 029 594 1 286 369 1 530 779
IV
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà tổ chức
tín dụng chịu rủi ro
119 204 184 123 219 106
V Phát hành giấy tờ có giá thông thường 53 641 55 446 65 981
7
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
7
8
VI Các khoản nợ khác 152 615 125 078 148 843
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 1 746 641 2 159 525 2 569 835
VII Vốn và các quỹ 79 764 119 751 142 504
VIII Lợi nhuận chưa phân phối 11 239 22 703 27 017
TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 91 003 142 454 169 521
IX Lợi ích của cổ đông thiểu số 1 009 1 400 1 235
TỔNG NPT, VỐN CSH VÀ LỢI ÍCH CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ
1 838 653 2 303 379 2 740 519
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Vietinbank Hòa Bình)
2.2 Bảng 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
Đơn vị: ( triệu đồng)
Chỉ tiêu

2010 2011 2012
I. Thu nhập lãi thuần
60 446 100 240 107 257
II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
7 370 5 762 6 165
III. Lãi/ lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối,vàng
792 1 913 2 047
IV. Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
- 193 55 59
V. Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư
- 1 301 -2 506 - 2 681
VI. Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác
6 358 5 121 5 479
VII. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần
821 1 287 1 377
Tổng thu nhập hoạt động
74 293 111 872 119 703
VIII. Chi phí hoạt động
35 977 45 390 48 567
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
phòng RRTD
38 316 66 482 71 136
IX. Chi phí dự phòng RRTD 15 125 26 072 27 897
X. Lợi nhuận trước thuế
23 191 63 810 43 239
XI. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
5 969 10 663 11 409
XII. Lợi nhuận sau thuế
17 222 53 147 31 830
Lợi ích của cổ đông thiểu số 44 78 83

8
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
8
9
LỢI NHUẬN THUẦN CỦA CHỦ SỞ HỮU 17 178 53 069 31 747
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hòa Bình)
2.3. DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK
Ngày 16/07/2009, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, cổ phiếu Vietinbank
với mã CTG chính thức lên sàn giao dịch. Đây là cổ phiếu được mong đợi trên thị
trường cùng với cổ phiếu của Bảo Việt và Vietcombank trước đó. Cổ phiếu CTG
chào sàn với giá 50 000 đồng/ cp trong đó khối lượng được tự do chuyển nhượng là
73,88 triệu. Tuy nhiên không như mong đợi kết thúc phiên, CTG của Vietinbank
chính thức khép lại phiên giao dịch đầu tiên với mức giá 40.100 đồng/cổ phiếu.
Trong 2 năm gần đây giá cổ phiếu CTG diễn biến như sau:
Năm 2011: CTG là một trong số ít cổ phiếu duy trì được mức tăng giá cao và ổn
định từ đầu năm 2011. Trong khi VN-Index chỉ tăng/giảm trong khoảng +/- 10% từ
đầu năm thì cổ phiếu CTG tăng giá khoảng 45% so với mức giá đầu năm. Vào
tháng 3/2011, cổ phiếu này ghi nhận mức giá cao nhất trong năm là 31.700 đồng/ cổ
phiếu. Yếu tố hỗ trợ của đợt tăng giá tháng 3 năm 2011 bên cạnh các kết quả kinh
doanh của Vietinbank là thông tin Vietinbank bán 10% cổ phần cho IFC với giá
22.000 đồng/ cổ phiếu trong khi giá thị trường thời điểm đó của cổ phiếu này chỉ
xoay quanh mức 17.000 – 18.000 đồng.
Trong 6 tháng cuối năm , cổ phiếu CTG đã liên tục giao dịch tích lũy trong vùng
giá 25 – 30.000 đồng/ cổ phiếu với thanh khoản đạt khoảng 400.000 đơn vị/ phiên
giao dịch. Đây là quá trình tích lũy kéo dài nhất của CTG kể từ khi niêm yết trên
HOSE, diễn biến giá của CTG được đánh giá ở mức vượt trội (outperform). Cụ thể
trong năm 2011, CTG tăng giá gần 60% trong khi các cổ phiếu ngân hàng khác như
VCB, và ACB gần như không biến động, EIB tăng giá khoảng 20%, còn lại NVB,
SHB giảm giá 20%
Năm 2012:

Biểu đồ 1: Diễn biến giá cổ phiếu CTG năm 2012
9
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
9
10
Năm 2012 giá cổ phiếu ngân hàng biến động mạnh theo xu hướng tăng vào thời
điểm đầu năm và sau đó có xu hướng giảm đặc biệt là khi liên tục xuất hiện những
thông tin bất lợi về ngành ngân hàng, tuy nhiên CTG vẫn là cổ phiếu luôn được nhà
đầu tư chú ý, có giá khá ổn định. Quí I/ 2012 cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh trên
60%, riêng CTG tăng điểm mạnh và tạo 2 đỉnh giá mới trong quý: tháng 1, giá CTG
tăng liên tục từ 17.000 đồng (ngày 3/1) lên mức đỉnh 23.700 đồng (ngày 30/1) và
tháng 3, CTG lại lập đỉnh mới với giá 27.800 đồng (ngày 28/3).Những tháng sau cổ
phiếu ngân hàng giảm giá , CTG của Vietinbank đến 06/2012 giao dịch ở mức
khoảng 21.000 đồng/ cổ phiếu, trong suốt 6 tháng cuối năm 2012 CTG có biến động
giá không quá lớn tháng cuối năm 2012 và 01/2013 giá CTG khoảng 21.000 –
22.000 đồng/ cổ phiếu. Các chuyên gia Vietinbank đánh giá hoạt động kinh doanh
của ngân hàng khá ổn định và các chỉ số tài chính của ngân hàng là khá tốt nhưng
giá CTG vẫn đang chỉ ở mức trên dưới 1 USD/ cổ phiếu, như vậy là CTG đang
được định giá thấp hơn giá trị thật và giá cổ phiếu CTG hợp lý phải vào khoảng
30.000 - 40.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2 USD/cổ phiếu).
Có thể thấy năm 2012, cổ phiếu CTG giữ vị trí số 1 khi mang lại cho cổ đông tỷ
lệ sinh lời 66% trong đó thay đổi giá là 28% và tỉ lệ sinh lời bằng tiền mặt và cổ
phiếu là 38%, vượt xa các cổ phiếu khác trong ngành ngân hàng và cũng là tỷ lệ
sinh lời ở mức rất cao so với cổ phiếu của các ngành khác được giao dịch trên HSX
và HNX. Nguyên nhân khiến CTG giữ vững vị trí số 1 về tỷ lệ sinh lời cho cổ đông
là do VietinBank có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính vững mạnh, là ngân
10
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
10
11

hàng đứng đầu trong khối ngân hàng cổ phần về vốn điều lệ; đứng thứ hai về vốn
chủ sở hữu cũng như tổng tài sản với hệ thống mạng lưới lớn.
( Nguồn số liệu: Báo cáo phân tích Vietinbank của Stoxplus Corporation và website
cafef.vn)
2.4. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ.
- Về tài sản:
Năm 2011, tổng tài sản của chi nhánh đạt 2 303 tỷ đồng, tăng 25.28% so với mức
1 838 tỷ đồng năm 2010, trong đó những tài sản có tính thanh khoản cao tiếp tục có
sự tăng trưởng tốt như vàng, bạc, đá quí tăng 31.99% so với mức 14 tỷ đồng năm
2010, đặc biệt tiền gửi tại NHNN tăng 140.25% năm 2010 chỉ tiêu này là 25 tỷ đồng
, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng 28.44% so với năm 2010. Năm 2012 với
hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn, định hướng chung của toàn hệ thống
Vietinbank là tăng tổng tài sản từ 20 – 22%, chi nhánh Hòa Bình cũng đã vượt qua
những khó khăn chung của nền kinh tế, kinh doanh an toàn,hiệu quả, tính đến
31/12/2012, tổng tài sản của chi nhánh đạt 2 741 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ
năm trước. Trong giai đoạn 2010 – 2012, trong cơ cấu tài sản thì các tài sản được
hình thành từ các khoản cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn khoảng 63% cơ cấu
tài sản của chi nhánh.
- Về nguồn vốn:
Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn
khoảng 56% cơ cầu nguồn vốn và có sự tăng trưởng tương đối tốt trong các năm
qua, cụ thể năm 2010 là 1 030 tỷ đồng, năm 2011 là 1 286 tỷ đồng và năm 2012 là
1 531 tỷ đồng. Trong năm 2012, Vietinbank tiếp tục đẩy mạnh lộ trình cổ phần hóa
để tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo các hệ số an toàn theo đúng quy định và phù
hợp với tốc độ tăng trưởng. Năm 2011, vốn chủ sở hữu tăng 56.54% so với mức 91
tỷ đồng năm 2010, năm 2012 vốn chủ của chi nhánh là 170 tỷ đồng. Các khoản nợ
khác như vay NHNN, tiền gửi của các TCTD…chiếm tỷ trọng không đáng kể.
- Về hoạt động huy động vốn:
11
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6

11
12
Trong các năm 2010 – 2012, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn, lãi suất và
sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhưng hoạt động huy động vốn của
Vietinbank Hòa Bình vẫn có kết quả khá khả quan: nguồn vốn huy động( không bao
gồm vốn vay ) năm 2010- 2012 lần lượt là 1 160 tỷ đồng, 1 577 tỷ đồng, 1 567 tỷ
đồng, đặc biệt tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2011 tăng 36% so với năm
2010. Chi nhánh giành được vị thế quan trọng trong địa bàn tỉnh Hòa Bình với hơn
10% thị phần huy động vốn năm 2010, thu hút được hơn 4600 khách hàng tiền gửi
trong đó có nhiều khách hàng tiền gửi lớn như: Kho bạc Nhà nước thành phố Hòa
Bình, Công ty Thủy điện Hòa Bình, Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex…Cơ
cấu huy động vốn của Vietinbank Hòa Bình chủ yếu là tiền gửi dân cư chiếm
khoảng 60%, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm vào năm 2012 nhưng vẫn
chiếm thị phần lớn khoảng 14% trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tính riêng nguồn vốn
huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 12,5%.
- Về hoạt động tín dụng:
Trong địa bàn tỉnh Hòa Bình, Vietinbank là ngân hàng tài trợ nguồn vốn lớn cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh. Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2010 –
2012 lần lượt là 1 157 tỷ đồng, 1 452 tỷ đồng, 1 728 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín
dụng năm 2011 tăng 25.5% so với năm 2010, năm 2012 tốc độ tăng trưởng tín dụng
giảm còn 19%. Năm 2010, Vietinbank thu hút được trên 2000 khách hàng tiền vay
chiếm 12% thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn, năm 2012 tỷ lệ này là
14.1%. Năm 2012, trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn 1 270 tỷ đồng
chiếm 73.5% tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung và dài hạn 458 tỷ đồng chiếm 26.5%.
Theo đồng tiền cho vay, dư nợ cho vay VNĐ 1 538 tỷ đồng, chiếm 89%; dư nợ
cho vay ngoại tệ quy VNĐ 190 tỷ đồng, chiếm 11%. Trong tổng dư nợ, tỷ trọng
khách hàng doanh nghiệp chiếm 79%, khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng
21%. Riêng cho vay ưu đãi khách hàng thuộc lĩnh vự nông nghiệp nông thôn chiếm
25% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của chi nhánh được kiểm soát chặt chẽ, đảm
bảo an toàn, nợ nhóm 2 và nợ xấu chỉ có khoảng 1.7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,1%

tổng dư nợ.
- Về hoạt động kinh doanh
12
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
12
13
Thành lập trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại một tỉnh miền núi Tây Bắc vượt
qua những khó khăn sau 2 năm hoạt động, năm 2010 Vietinbank Hòa Bình là hoàn
thành toàn diện nhiệm vụ, là đơn vị xuất sắc của hệ thống lợi nhuận sau thuế đạt
17.2 tỷ đồng. Năm 2011, VietinBank Hòa Bình tiếp tục kinh doanh an toàn, hiệu
quả lợi nhuận sau thuế đạt 53 tỷ đồng, năm 2012 do khó khăn chung của nền kinh tế
lợi nhuận của đơn vị giảm còn 31.8 tỷ đồng.
( Nguồn số liệu: Các Báo cáo tài chính và Thuyết minh các báo cáo tài chính của
Vietinbank Hòa Bình)
PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
Vấn đề 1: Trong quá trình phát triển kinh tế, DNNVV đóng một vai trò hết sức
quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đặc biệt với kinh tế đang phát triển như
tỉnh Hòa Bình nói riêng. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua chi nhánh
ngân hàng đã chú trọng quan tâm đến các doanh nghiệp này, nhất là khi môi trường
kinh doanh giữa các ngân hàng càng trở nên khốc liệt thì việc nhắm tới các
DNNVV như là một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng và là chiến lược phát triển
tất yếu của các chi nhánh. Tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn vốn để tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế
đồng thời chất lượng tín dụng đối với các DNNVV tại chi nhánh ngân hàng chưa
thật hiệu quả. Chính vì thế hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này
của chi nhánh Vietinbank Hòa Bình cần được cải thiện và chú ý nhằm tăng tính hiệu
quả của việc sử dụng vốn và kích thích các doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả
cao.
Vấn đề 2: Trong cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Hòa Bình thì nguồn vốn huy
động từ tiền tiết kiệm của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, đây là khoản

mục quan trọng trong nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, lượng vốn
huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng đang có xu hướng giảm dần, và trong
tương lai ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn bởi hiện nay có
rất nhiều kênh tiết kiệm đầu tư khác được khách hàng lựa chọn như bảo hiểm, quỹ
13
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
13
14
tín dụng… Vì vậy, chi nhánh cần thiết phải thay đổi cơ cấu và đa dạng hóa các
nguồn huy động vốn của ngân hàng.
Vấn đề 3: Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của ngân hàng,
tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm đối với hoạt động tín dụng không chỉ là số dư nợ
của khách hàng mà tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn
của ngân hàng đang là mối quan tâm lớn của các NHTM nói chung và tại chi nhánh
nói riêng. Vì thế, để đảm bảo thu hồi được vốn, nâng cao chất lượng các khoản tín
dụng thì công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng là rất quan trọng và cần
thiết.
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI.
Hướng 1: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng
Vietinbank chi nhánh Hòa Bình”
Hướng 2: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hòa Bình”
Hướng 3: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh
Hòa Bình”.

14
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
14
15
PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
1. Giới thiệu về đơn vị thực tập (2 trang)
- Tên đơn vị, Địa chỉ
- Loại hình đơn vị
- Mô hình tổ chức
- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản
- Bộ máy lãnh đạo (Tên và chức năng cụ thể từng người)
2. Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động (7 – 10 trang)
- Bản cân đối kế toán (rút gọn) của đơn vị (3 năm gần nhất)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (3 năm gần nhất)
- Diễn biến giá cổ phiếu của đơn vị (nếu đơn vị đã niêm yết cổ phiếu) trong 1 đến 2
năm gần nhất.
- Một số nhận xét về tình hình hoạt động của đơn vị dựa trên các dữ liệu trên
3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết (1 – 2 trang)
- Vấn đề 1
- Vấn đề 2
- Vấn đề 3
4. Đề xuất hướng đề tài khóa luận (1 trang)
- Hướng 1
- Hướng 2
- Hướng 3
15
Sinh viên: Hà Thị Thúy Kiều Lớp: K45H6
15

×