1
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cùng với
quá trình phát triển và hội nhập hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở
Việt Nam đã có những sự thay đổi và chuyển biến rõ rệt. Các ngân hàng đặc
biệt là ngân hàng thương mại cổ phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển đất nước.Nó là kênh huy động và phân phối vốn một cách hiệu quả
cho nền kinh tế đặc biệt trong thời kì nền kinh tế đang bất ổn như hiện nay.
Trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê
Thanh Huyền cùng tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương, em đã tìm hiểu và thu thập được
các thông tin về ngân hàng và những nghiệp vụ mà ngân hàng đang áp dụng .
Tuy nhiên do kiến thức và công việc thực tế còn hạn hẹp nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu trình bày và đánh giá về đơn vị
thực tập nên em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Báo cáo thực tập gồm 4 phần chính:
- Phần I: Giới thiệu chung về ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng
Hải - Chi nhánh Hải Dương
-Phần II: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng Hàng
Hải- chi nhánh Hải Dương
-Phần III: Những vấn đề cần giải quyết
- Phần IV: Đề xuất hướng làm khóa luận
3
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG
HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (tên tiếng Anh là
Vietnam Maritime Commercial Stock Bank) là một ngân hàng thương mại cổ
phần ở Việt Nam được thành lập vào ngày 8/06/1991theo giấy phép số
0001GN-GP của thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 12/07/1991 tại số 25 Điện Biên Phủ, thành phốHải
Phòng, ngay sau khi pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng
và công ty tài chính có hiệu lực.
Trụ sở chính: - Tại Hà Nội: Tòa nhà Sky Tower, Số 88 Láng Hạ, P.
Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Loại hình đơn vị: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Ban đầu Maritime Bank có 24 cổ đông, vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và
một vài chi nhánh ở các tỉnh lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ
Chí Minh. Có thể nói sự ra đời của Maritime Bank đã góp phần tạo nên bước
đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế Việt Nam.Đến
nay Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng Thương Mại Cổ Phần phát
triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin với khách hàng.Vốn điều lệ của
Maritime Bank là 8000 tỷ vnđ và tổng tài sản đạt hơn 110 000 tỷ vnđ. Mạng
lưới giao dịch không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005
hiện nay đã lên tới 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. Maritime Bank được
nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo
bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.
4
2.Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi
nhánh Hải Dương
2.1 Giới thiệu chung
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Hải Dương là đơn vị trực thuộc
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Ngày 13/05/2009, thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 3412, 3413, 3414/NHNN-
CNH cho phép Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank) được
mở chi nhánh tại tỉnh Hải Dương. Theo đó trong tuần đầu của thánh 6/2009
Maritime bank đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh
ngân hàng tại Hải Dương địa chỉ tại tòa nhà bưu điện tỉnh Hải Dương, số 1
đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương.
- Tên gọi đầy đủ: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt
Nam-Chi nhánh Hải Dương
- Tên tiếng anh: Vietnam Maritime CommercialStock Bank- Hai Duong
Branch
- Tên giao dịch: Maritime Bank hoặc MSB
- Tên viết tắt: MSB Hai Duong
- Loại hình đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần
- Địa chỉ: Số 1 đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải
Dương
- Số điện thoại: (0320) 3852 222
- Số Fax: (0320) 3834 567
Maritime Bank Hải Dương ban đầu được thành lập với số vốn điều lệ là
50 tỷ đồng, chi nhánh ngân hàng đã nỗ lực mở rộng quy mô và chất lượng
trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngày 2/11/2009 Maritme Bank Hải
Dương đã chính thức khai trương phòng giao dịch Maritime Bank Chí Linh
tại số 233 Nguyễn Trãi 2, Thị trấn Sao Đỏ, thành phố Hải Dương.Ngày
5
20/5/2010 Maritime Bank Hải Dương đã chính thức cho vào hoạt động phòng
giao dịch gia lộc tại địa chỉ bưu điện trung tâm thị trấn gia lộc, huyện gia lộc,
thành phố Hải Dương.Và sau đó là các phòng giao dịch Hải Tân, Ninh Giang
cũng được đưa vào hoạt động. Qua gần 5 năm đi vào hoạt động, Maritime Bank
Hải Dương đã khẳng định được vị thế của mình là một trong những ngân hàng
phát triển bền vững và hiệu quả nhất trên địa bàn thành phố Hải Dương.
Maritime bank Hải Dương là đại diện pháp nhân, có con dấu và bảng
cân đối kế toán riêng, hoạch toán phụ thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Hàng hải Việt Nam.
2.2 Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng thương mại cổ phần
Maritime Bank cũng có đầy đủ chức năng như một ngân hàng thương mại.
2.2.1 Chức năng
- Chức năng trung gian tín dụng: Maritime Bank Hải Dương đứng ra
làm trung gian huyđộng vốn từ những chủ thể thừa vốn, sau đó cung cấp vốn
đến những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn.
Maritime Bank Hải Dương cung cấp các dịch vụ: huy động tiền gửi
bằng VND, ngoại tệ; cho vay, cầm cố, chiết khấu,…
- Chức năng trung gian thanh toán: thay mặt khách hàng đứng ra thực
hiện các giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ của họ.
Maritime Bank cung cấp các dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền, thu đổi
ngoại tệ vàng, chuyển tiền nhanh Western Union
- Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng phản ánh rõ
bản chất của ngân hàng thương mại .Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận yêu
cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, ngân hàng thương mại đã
thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
6
2.2.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng bao gồm:
- Nhận các loại tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt
Nam và Ngoại tệ.
- Cho vay ngắn – trung – dài hạn, đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Phát hành và thanh toán các loại thẻ ngân hàng.
- Cung cấp các dịch vụ chuyển ngân, thu và chi hộ.
- Dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư
2.3 Mô hình tổ chức và bộ máy lãnh đạo của Maritime bank Hải Dương
Ngân hàng Maritime bank luôn chú trọng đến công tác cơ cấu tổ chức,
quản lý để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô cả về số
lượng và chất lượng.
Trong chiến lược hoạt động của mình, Maritime bank Hải Dương đã cơ
cấu tổ chức dựa trên những mục tiêu sau:
- Cơ cấu tổ chức hướng tới khách hàng phù hợp nhu cầu của từng loại
hình khách hàng
- Quản lý quan hệ khách hàng tập trung
- Phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trực tiếp kinh doanh,
bộ phận quản lý, giám sát và bộ phận tác nghiệp
- Thực hiện các kênh phân phối thương mại
Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Maritime bank Hải Dương:
7
Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Maritime Bank Hải Dương
(Nguồn: Phòng hành chính Maritime Bank Hải Dương)
- Ban giám đốc: Gồm giám đốc (Ông Hồ Quang Huy) và một Phó
Giám đốc(Ông Đàm Huy Long). Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản
lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng giao dịch: Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
trong thẩm quyền được cho phép, chịu trách nhiệm là trưởng phòng giao dịch.
Hệ thống các phòng giao dịch của chi nhánh Hải Dương là:
- Phòng giao dịch Maritime Bank Chí Linh
- Phòng giao dịch Maritime Bank Gia Lộc
- Phòng giao dịch Maritime Bank Hải Tân
- Phòng giao dịch Maritime Bank Ninh Giang
- Phòng tín dụng: Tổ chức quản lý việc thực hiện hoạt động cấp hạn
mức tín dụng cho khách hàng; thực hiện chính sách khách hàng tiếp thị và mở
rộng thị trường, phân loại khách hàng.
8
- Phòng hành chinh tổng hợp: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc
trong công tác tổ chức quản lý lao động, tiền lương và thực hiện công tác
quản trị, hành chính văn phòng tại chi nhánh.
- Phòng hành chính kế toán: Tổ chức quản lý các hoạt động tài chính
kế toán của chi nhánh; quản lý giá trị tài sản Có, tài sản Nợ, quản lý tài sản cố
định, công cụ lao động và những chứng từ hạch toán kế toán của chi nhánh,
tham gia quản lý kho tiền.
- Phòng dịch vụ khách hàng: Tổ chức quản lý, phát triển và cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, dịch vụ ngân quỹ, dịch
vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, huy động vốn cân đối
vốn và kinh doanh ngoại tệ. Thực hiện quản lý lãi suất, tỷ giá, biểu phí dịch
vụ và chính sách khách hàng.
9
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG HÀNG HẢI TẠI HẢI DƯƠNG
1. Tình hình tài chính của ngân hàng Hàng Hải chi nhánh Hải Dương
Bảng 2.1.Bảng cân đối kế toán rút gọn của ngân hàng Maritime Bank Hải Dương
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/
2011
31/12/
2012
31/12/
2013
Năm 2012 so với
2011
Năm 2013 so với 2013
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
TÀI SẢN
1. Tiền mặt, vàng, đá quý 16.095 18.124 20.073 2.029 12,61 1.949 10,75
2. Tiền gửi tại NHNN
17.467 18.861 23.856 1394 7,98 4995 26,48
3. Cho vay khách hàng
344.876 442.347 592.753 97471 28,26 150.406 34,00
4. Tài sản cố định và bất động sản
4.385 5.809 6.173 1.424 32,47 364 6,27
5. Tài sản có khác 20599 21313 21653 714 3,46 340 1,60
TỔNG TÀI SẢN 403.422 506.454 664.508 103.032 25,54 158.054 31,21
NGUỒN VỐN 0 0 0 0
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 403.422 506.454 664.508 103.032 25,54 158.054 31,21
1. Các khoản nợ chính phủ và
NHNN
- - - - - - -
2. Tiền gửi và vay các TCTD khác
- - - - - - -
3.Tiền gửi khách hàng
349.105 449.159 602.787 100.054 28.66 153.628 34,20
4. Phát hàng giấy tờ có giá
- - - - - - -
5. Các khoản nợ khác
1.089 1.476 1.725 387 35,54 249 16,87
VỐN CHỦ SỞ HỮU
53.228 55.819 59.996 2.591 4,87 4.177 7,48
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
403.422 506.454 664.508 103.032 25,54 158.054 31,21
(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh MSB Hải Dương)
Qua bảng cân đối kế toán trên ta có thể đánh giá tình hình tài sản và
nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Maritime Bank như sau:
10
Về tài sản:
Vào cuối năm 2012 tổng tài sản của chi nhánh ước đạt 506.454 triệu
đồng tăng lên khoảng 103.032 triệu đồng so với 31/12/2011 hay tăng lên
25,54% so với cuối năm 2011. Trong cơ cấu về tài sản của ngân hàng, tài sản
có tính thanh khoản cao là tiền mặt và số dư tiền mặt tại ngân hàng nhà nước
chiếm 8,32% vào cuối năm 2011 so với tổng tài sản, cùng với đó dư nợ cho
vay chiếm khoảng 85,49% chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của chi
nhánh vào cuối năm 2011. Cuối năm 2012 tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản
cao là 7,30% đồng thời dư nợ cho vay chiếm 87,34% trên tổng tài sản.Nhìn
chung tỷ trọng của tài sản có tính thanh khoản cao và dư nợ cho vay so với
tổng tài sản của mỗi năm có sự thay đổi nhỏ.Nó phản ánh đây là một cơ cấu an
toàn. Đồng thời cũng cho thấy ngân hàng chưa thực sự đầu tư thỏa đáng để đẩy
mạnh đầu ra cho nguồn vốn, ngân hàng cần tích cực tìm kiếm, mở rộng khách
hàng, tiếp cận các dự án đầu tư hiệu quả.
Năm 2013 nề kinh tế Việt Nam còn phải chịu ảnh hưởng của nhiều khó
khăn dồn lại từ năm 2012 , tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam cũng cho thấy
những sự khởi sắc và dần được cải thiện hơn.Tổng tài sản của ngân hàng
Maritime Bank vào cuối năm này tăng 31,20% so với cùng kì năm trước, cao
hơn so với sự tăng trưởng của thời điểm cuối năm 2012 so với 2011.Điều đó
phần nào đã phản ánh dấu hiệu khả quan về hoạt động kinh doah của ngân
hàng. Tài sản có tính thanh khoản cao là tiền mặt vàng bạc đá quý vẫn ở mức
ổn định so với tổng tài sản và chiếm khoảng 6,61. Đến cuối năm 2013 cho vay
so với cùng kỳ năm trước tăng 34,00% điều đó cho thấy tuy tình hình kinh tế còn
nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn đang cố gắng duy trì và cải thiện hoạt
động cho vay của mình.
Nhìn chung, số liệu cuối năm 2011 đến cuối năm 2013 phản ánh một
thực tế rằng mặc dù nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng không nhỏ
11
đến tình hình tài sản của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Hàng Hải nói
riêng nhưng cùng với những nố lực mạnh mẽ và công tác điều hành hiệu quả
chi nhánh đã có những thành quả tăng trưởng khả quan và hiệu quả.
Về nguồn vốn:
Ta có thể nhận thấy rõ rệt sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô nguồn vốn
qua 3 năm, năm 2011 quy mô vốn đạt 403.422 triệu đồng thì đến cuối năm
2012 con số này đã lên tới 506.454 triệu đồng, tăng 25,54% so với năm 2011,
và tính đến cuối năm 2013, quy mô vốn chủ đã lên tới 664.508 triệu đồng.
Cho thấy ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc mở rộng quy mô vốn, tăng cường
nguồn lực cho hoạt động kinh doanh. Tiền gửi khách hàng là chỉ tiêu chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong các khoản nợ phải trả, nguồn vốn này cũng tăng nhanh
trong 3 năm 2011 – 2013, điều này góp phần làm tổng nguồn vốn tăng nhanh.
Nó phản ánh tình trạng kinh doanh tốt của ngân hàng.
Cuối năm 2012, tiền gửi từ khách hàng đạt 449.159 triệu đồng và cuối
năm 2013 là 602.787 triệu đồng so với tổng nguồn vốn. Đây là số vốn quan
trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhât trong tổng nguồn vốn.
Cuối năm 2013 tiền gửi của khách hàng tăng 34,20%, cụ thể cuối năm
2012 tiền gửi của khách hàng là 449.159 triệu đồng thì đến cuối năm 2013 con
số này lên đến 592.753 triệu đồng.Tiền gửi của khách hàng vẫn là nguồn vốn
quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hàng Hải –
Chinhánh Hải Dương
Giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn tình hình kinh tế trong nước cũng
như thế giới gặp nhiều khó khăn, Maritime bank cũng như các ngân hàng
thương mại cổ phần khác đều phải nỗ lực nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình.
12
Sau đây là những kết quả Maritime bank Hải Dương đã được trong giai
đoạn nói trên:
Bảng 2.2.Bảng báo cáo KQKD rút gọn của MSB Hải Dương giai đoạn
2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh năm
2012 với 2011
So sánh 2013 với
2012
Chênh
lệch
Tỷ
trọng
(%)
Chênh
lệch
Tỷ
trọng
(%)
A. THU NHẬP
2714 3063 3577 343 12,85 514 16,78
I. Thu nhập lãi thuần
2175 2478 2885 303 13,93 407 16,42
II. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 315 348 403 33 10,47 55 15,80
III. Lãi thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối vàng
138 141 187 3 2,17 46 32,62
IV. Thu nhập từ hoạt động khác
86 96 102 10 11,63 6 6,25
B. CHI PHÍ
732 779 905 47 6,42 126 16,17
I. Chi phí hoạt động TCTD 182 186 194 4 2,19 8 4,30
II. Chi phí hoạt động dịch vụ
127 144 178 17 13,86 34 23,61
III. Chi phí nhân viên
283 286 329 3 1,06 43 15,03
IV. Chi phí khấu hao khấu trừ
20 28 36 8 40,00 8 28,57
V. Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng
89 93 104 4 4,49 11 11,83
VI. Chi phí khác
31 42 64 11 35,48 22 52,38
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
1982 2284 2672 302 15,24 388 16,99
LỢI NHUẬN SAU THUẾ
1486 1713 2004 227 15,28 291 16,99
(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh MSB Hải Dương)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta rút ra
một số nhận xét:
Thu nhập của ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Hải Dương tăng
trưởng nhanh và vững mạnh qua các năm từ cuối năm 2011 thu nhập của chi
nhánh là 1.486 triệu đồng đến cuối năm 2012 là 1.713 triệu đồng và đến cuối
năm 2013 là 2.004 triệu đồng. Với số liệu như trên có thể thấy sau 1 năm từ
13
2011 đên 2012 thu nhập đã tăng lên 15,28% và sau 1 năm là từ cuối năm 2012
đến cuối năm 2013 thu nhập cũng tăng trưởng khoảng 291 triệu đồng tương
ứng với 16,98%. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất
và cũng tăng trưởng nhanh nhất trong các khoản thu của chi nhánh, bên cạnh
đó thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lại chiếm tỷ trọng tương
đối nhỏ và có mức tăng trưởng vào cuối năm 2012 là 2,17% và đến cuối năm
2013 là 32,62 %.
- Về hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động = tiền gửi của khách hàng + tiền gửi và vay các
TCTD.
Nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là 349.105 triệu vnđ,
449.159 triệu vnđ và 602.787 triệu vnđ. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
năm 2012 là 28,66%, năm 2013 là 34,20%. Công tác huy động vốn đã được
ngân hàng xác định là mục tiêu quan trọng. Ngân hàng đã nỗ lực, tăng cường
truyền thông, đưa ra các sản phẩm mới hay tổ chức các chương trình khuyến
mãi, tặng quà cho các khách hàng gửi tiết kiệm tại đơn vị,…nhằm thực hiện
mục tiêu huy động vốn của đơn vị.
14
- Về Cho vay và đầu tư
Bảng 2.3 Tình hình cho vay và đầu tư của ngân hàng Maritime Bank
Hải Dương
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ trọng
1.Dư nợ cho vay 344.876 100 442.347 100 592.753 100
2.Theo kỳ hạn vay
Ngắn hạn 217.891 63,18 1.265 64,40 411.092 69,35
Trung và dài hạn 126.984 36,82 559 35,60 181.660 30,65
3.Theo loại tiền tệ
Nội tệ 296.582 86,00 1.549 85,53 503.385 84,92
Ngoại tệ 48.294 14,00 275 14,47 89.367 15,08
4.Theo đối tượng vay
Doanh nghiệp và
TCKT
282.947 82,04 1.458 82,04 473.812 79,93
Cá nhân, HGĐ 61.929 17,96 366 17,96 118.941 20,07
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh maritime bank Hải Dương 2011-2013)
Nhìn chung qua 3 năm tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đều tăng, dư
nợ cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ.
Tính đến thời điểm 31/12/2031 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 592.753
triệu vnđ tăng 34,00% so với năm 2011.
Về cơ cấu nợ thì vẫn chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng
cho vay ngắn hạn năm 2011 là 63,18%, năm 2012 là 64,40% và năm 2013 là
69,35%. Theo đối tượng cho vay thì doanh nghiệp và tổ chức kinh tế vẫn là
đối tượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ.
PHẦN III. NHỮNG VẤN ĐỀCẦN GIẢI QUYẾT
Thông qua tham khảo thực tế và sự góp ý của các anh chị tại chi nhánh
em xin nêu ra mội số vấn đề chi nhánh hiện tại cần phải giải quyết:
15
Vấn đề 1: Chi nhánh ngân hàng maritime bank đặt tại tòa nhà bưu điện
tỉnh Hải Dương số 1 đại lộ Hồ Chí Minh phường Nguyễn Trãi, Thành phố Hải
Dương, đây là vị trí trung tâm tập trung đông đúc dân cư, tập trung nhiều
khách hàng tiềm năng với các hoạt động thương mại phát triển năng động.Với
vị trí thuận lợi như vậy sẽ đem lại cơ hội kinh doanh lớn cho đơn vị đặc biệt
là hoạt động huy động vốn.
Vốn huy động
(triệu đồng)
Tốc độ tăng trưởng vốn
huy động
Năm 2011 349.105 -
Năm2012 449.159 28,66%
Năm 2013 602.787 34,20%
Qua bảng ta thấy lượng vốn và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của
ngân hàng vào mức khá. Tuy nhiên quy mô vốn huy động chưa lớn trong khi
các điều kiện về huy động vốn là khả quan như đã nói ở trên nên việc nâng
cao chất lượng huy động vốn là vấn đề cần thiết cho đơn vị trong thời gian
tiếp theo.
Vấn đề 2:
Năm 2013
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Cho vay ngắn hạn
411.092 69,35
Cho vay trung và dài hạn
181.660 30,65
Trong quy mô cho vay của chi nhánh năm 2012, cho vay ngắn hạn
chiếm một tỷ trọng khá lơn là 69,35%, trong khi đó cho vay trung hạn và dài
hạn chiếm 30,65%. Tuy cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng thu được lợi
nhuận nhanh chóng, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhất là trong bối
cảnh nền kinh tế phức tạp như hiện nay. Vì vậy việc phát triển cho vay trung
và dài hạn là rất cần thiết một phần để phân tán rủi ro và cũng là giúp ngân
hàng tìm kiếm được lợi nhuận mới.
16
Vấn đề 3: Hoạt động tín dụng là một hoạt động chính của ngân hàng,
tuy nhiên một vấn đề cần phải nhắc đến là tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn đang
diễn ra có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Vì thế để đảm bảo
thu hồi được vốn, nâng cao chất lượng tín dụng thì việc quản trị rủi ro là rất
cần thiết.
17
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT HƯỚNG LÀM KHÓA LUẬN
Đề tài 1: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Hải Dương.
Đề tài 2: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại
ngân hàng Hàng Hải – Chi nhánh Hải Dương.
Đề tài 3:Giải pháp hạn chế rủi ro tại ngân hàng Hàng Hải Việt Nam –
Chi nhánh Hải Dương