Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN VIỆT PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.38 KB, 30 trang )

GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
MỤC LỤC
1
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
1
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mọi doanh nghiệp, từ doanh nghiệp tư nhân đến doanh nghiệp nhà nước đều
cấn đến vị trí kế toán để thu thập, xử lý các vấn đề liên quan đến kế toán, tài chính
cũng như tình hinh hoạt động của Công ty. Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò
của kế toán viên càng được đánh giá cao hơn, vì họ chính là những người góp phần
xây dựng một nền kinh tế bền vững, Trong môi trường kinh tế năng động này, kế
toán cần phải có những kiến thức sâu rộng, nhạy bén để có thể ứng phó tốt với các
vấn đề đang ngày càng đổi mới. Bên cạnh đó, vai trò của bộ máy kế toán, của quá
trình công tác kế toán, công tác phân tích kinh tế cũng rất quan trọng. Mọi bộ phận
trong doanh nghiệp đều liên quan đến kế toán, từ khâu kinh doanh đến hành chính
nhân sự. Nhờ những tài liệu mà bộ máy kế toán cung cấp mà doanh nghiệp có thể
thường xuyên theo dõi cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động một cách chi
tiết, đầy đủ và rõ ràng nhất để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp. Như
vậy, bộ máy kế toán, phân tích kinh tế trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Doanh
nghiệp không thể tồn tại nếu không có kế toán.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Ths. Chu Thị Huyến cùng các anh
chị trong phòng kế toán của công ty CP Cơ điện Việt Pháp đã giúp đỡ em trong qua
trình thực tập và làm báo cáo tổng hợp này.
2
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
2
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPTM : Cổ phần thương mại
BCTC : Báo cáo tài chính


TSCĐ : Tài sản cố định
HTK : Hàng tồn kho
GTGT : Giá trị gia tăng
TK Tài khoản
3
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
3
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Phụ lục số 01: Sơ đồ tổ chức công ty CP cơ điện Việt Pháp
Phụ lục số 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP cơ điện Việt Pháp
Phụ Lục số 03: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty CP cơ điện Việt Pháp theo hình
thức nhật ký chung.
Biểu số 01: Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp năm 2012
Biểu số 02. Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp năm 2011
Biểu số 03. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp
năm 2012
Biểu số 04
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp năm 2011
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp năm 2012
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp năm 2011.
4
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
4
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN VIỆT PHÁP
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Quá trình hình thành
 Tên Công ty: Công ty Cổ phần cơ điện Việt Pháp
 Trụ sở chính: Số 29Đ phố Nguyễn Thái Học, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm,

thành phố Hà Nội.
 Cơ sở kinh doanh: Số 11 ngõ 8C, phố Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội
 Mã số thuế: 0102186931
 Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0103016105 ngày 15 tháng 3 năm 2007 do Sở
kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
 Quy mô của công ty:
• Vốn điều lệ của Công ty ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 4,9 tỷ
đồng do các cổ đông sang lập đăng ký góp toàn bộ
• Danh sách cổ đông sáng lập.
ST
T
Tên cổ đông Số tiền (đồng) Tỷ lệ(%)
11 Hoàng Quốc Việt 1.650.000.000 33.67
22 Mai Văn Khải 1.500.000.000 30.61
33 Hoàng Văn Trường 1.250.000.000 25.51
44 Hoàng Văn Chính 500.000.000 10.21
• Người đại diện theo pháp luật:
Chức danh: Giám đốc
Họ Tên: Hoàng Quốc Việt
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được sắp xếp theo chức năng, nhiệm vụ và
của các phòng ban, bao gồm sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng
ban. Công ty có 42 người bao gồm giám đốc, 2 phó giám đốc, và 39 nhân sự ở
phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng kỹ thuật và các nhân viên
xây lắp. Tùy từng công trình, thời điểm công ty thuê thêm các công nhân thời vụ.
 Chức năng:
5
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
Chức năng chính: Mua bán và lắp đặt các thiết bị điện chiếu sáng, camera. Ngoài ra,

công ty còn mua bán và lắp đặt các động cơ máy nổ, máy phát điện, máy bơm nước,
vật tư ngành nước, máy công nghiệp và nông nghiệp.
 Nhiệm vụ:
• Trở thành một công ty cung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết bị điện là
lựa chọn số một đối với khách hàng nhờ uy tín và khả năng cung cấp sản
phẩm, dịch vụ toàn diện và phù hợp cho khách hàng. Không ngừng đổi mới
và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, luôn cập nhật những thiết bị hiện
đại, tân tiến để phục vụ cho công tác kinh doanh.
• Mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, củng cố bộ
máy vững mạnh, năng động và chuyên nghiệp.
• Trở thành một công ty lớn mạnh và phát triển bèn vững, tạo dựng công ăn
việc làm ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thu nhập
cao cho toàn bộ thành viên công ty.
 Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Công ty cổ phần Cơ điện Việt Pháp mua bán và xây lắp các thiết bị chiếu sáng
và theo dõi.
1.1.2 Quá trình phát triển công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp.
Trong môi trường đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước theo cơ chế thị trường,
công ty CP cơ điện Việt Pháp được thành lập theo giấy phép kinh doanh số:
0103016105 ngày 15/03/2007 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Qua
một thời gian dài vừa khởi động vừa xây dựng bộ máy tổ chức, triển khai các các
mặt hoạt động từ năm 2007 đến nay công ty tiếp tục ổn định và phát triển. Với tiềm
lực tài chính của Công ty cổ phần và đội ngũ lãnh đạo có trình độ nghiệp vụ chuyên
môn và quản lý cao là những nhân tố tích cực đưa công ty phát triển mạnh mẽ. Là
công ty có văn hóa công ty tốt, các nhân viên trong các phòng ban luôn hoàn thành
tốt và có trách nhiệm các nhiệm vụ của mình. Kể từ năm 2007 công ty đã đạt được
nhiều thành tựu. Các khách hàng của công ty đều có tiềm lực tài chính mạnh, không
chỉ ở địa bàn Hà Nội mà còn mở rộng tại các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, thành phố Hồ
Chí Minh Một số công trình nổi bật của công ty như thi công lắp đặt thiết bị chiếu

6
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
sáng, thiết bị âm thanh, hệ thống giám sát của chuỗi siêu thị BigC, BigC Thăng
Long, BigC Garden, BigC Long Biên, khách sạn Sen Vàng, tòa tháp đôi Hòa Bình
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ điện Việt Pháp.
1.2.1 Lĩnh vực hoạt động
• Mua bán thiết bị điện chiếu sáng, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện
công nghiệp, thiết bị viễn thông, thiết bị văn phòng.
• Mua bán thiết bị tự động hóa, thiết bị giám sát, thiết bị phòng cháy chữa
cháy, dây cáp điện và trạm biến áp.
• Thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các sản phẩm công ty kinh
doanh.
• Nhập khẩu các mặt hàng của công ty.
1.2.2 Quy trình kinh doanh của công ty gồm các công đoạn:
 Đối với mua hàng.
Công ty được chọn là nhà phân phối các sản phẩm của các công ty AVE,
SJlite, Vivako, Agabekov.
Quy trình mua hàng của công ty:
• Yêu cầu mua hàng
• Yêu cầu báo giá.
• Đặt hàng
• Nhận hàng
• Thanh toán.
 Đối với bán hàng.
Các kênh bán hàng: Bán hàng qua kho và bán hàng qua mạng.
Bán hàng qua kho:
• Thông báo sản phẩm và báo giá cho khách hàng
• Ký hợp đồng mua bán
• Giao hàng, viết hóa đơn

• Thanh toán.
Bán hàng qua mạng
• Thông báo sản phẩm, chúng loại hàng hóa.
• Tiếp nhận đơn đặt hàng, tiến hành giao hàng và thanh toán.
Đối với việc lắp đặt thi công các công trình
• Giao dịch thống nhất ký hợp đồng.
• Lập các bản thiết kế cho công trình.
• Tiến hành thi công
• Nghiệm thu và bàn giao công trình.
Trong quá trình sử dụng, nếu sản phẩm bị hỏng công ty sẽ tiến hành bảo hành và
sửa chữa sản phẩm.
7
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần cơ điện Việt Pháp.
Công ty CP Cơ điện Việt Pháp có chức năng thực hiện đầy đủ mọi công đoạn của
quá trình kinh doanh, từ khâu mua bán đến xác định kết quả kinh doanh, bộ máy
quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, bao gồm ban
giám đốc và cơ cấu các phòng ban.
Theo cơ cấu tổ chức này, những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng
nghiên cứu, đề xuất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được
truyền xuống dưới theo tuyến đã định. Như vậy, các phòng chức năng có trách
nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Kiểu cơ cấu chức năng này vừa
phát huy năng lực chuyên môn của các chức năng bộ phận, vừa đảm bảo quyền chỉ
huy của hệ thống trực tuyến.
1.3.1 Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Bộ máy quản lý của công ty CP cơ điện Việt Pháp là bộ máy quản lý theo mô hình
trực tuyến.
Đứng đầu công ty là giám đốc, dưới giám đốc có phó giám đốc và các bộ phận như
kế toán, bộ phận kinh doanh

Giám đốc: là người đứng đầu công ty, có quyền hạn lớn nhất, có trách nhiệm chỉ
đạo và giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời cũng là người
chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ hoạt động của công ty.
Phó Giám đốc: là người được giám đốc công ty uỷ quyền trong công tác điều hành
các hoạt động, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chỉ đạo và kiểm tra các mặt
công tác như kế hoạch, thống kê, tiêu thụ sản phẩm. Có chức năng tham mưu giúp
việc cho giám đốc trong công tác kinh doanh, nghiên cứu cải tiến sản phẩm và sáng
chế sản phẩm mới, và thi hành những chế độ phù hợp với người lao động theo luật
định.
Các phòng chức năng
Đứng đầu mỗi phòng là trưởng phòng. Trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành mọi
hoạt động của phòng ban, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng được giao phó, phân
công công việc cụ thể cho mỗi cán bộ nhân viên và theo dõi, quản lý hoạt động của
nhân viên theo nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng do giám đốc công ty bổ nhiệm,
là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của phòng.
8
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
Phòng kinh doanh: Có chức năng phân tích thông tin về thị trường, khách hàng và
nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường, thực hiện các công việc kinh doanh
như bán lẻ, chào hàng, cạnh tranh, nắm bắt nhu cầu thị trường, phối hớp với các
phòng ban, đơn vị liên quan trong công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Ngoài ra phòng kinh doanh còn tư vấn cho lãnh đạo, triển khai chiến lược, xây dựng
kế hoạch, xây dựng chương trình hình ảnh thương hiệu công ty trên thị trường.
Phòng kế toán: Là một bộ phận quan trọng của công ty, chịu trách nhiệm về các
nghiệp vụ tài chính- kế toán trước nhà nước và giám đốc công ty. Phòng kế toán có
chức năng tham mưu cho giám đốc công ty toàn bộ các vấn đề về kế toán hiện hành,
tổ chức thực hiện toàn bộ công tác hạch toán theo yêu cầu quản lý của công ty đồng
thời tuân thủ các nguyên tắc chế độ kế toán, chuẩn mực và luật kế toán do nhà nước
quy định. Phòng kế toán hoạt động hữu hiệu có vai trò vô cùng quan trọng, giúp

công ty hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Phòng kỹ thuật: Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trong lĩnh vực mà
công ty kinh doanh, quản lý hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị này.
Phòng hành chính nhân sự: Có chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty về các
công tác đào tạo, tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương, công tác thi đua
khen thưởng, công tác văn hoá xã hội, và thực hiện chức năng đầu nối thông tin của
công ty đối với các cơ quan bên ngoài và Thực hiện các công tác hành chính, công
văn giấy tờ, làm bảo hiểm xã hội cho cán bộ nhân viên và quản lý về mặt nhân sự.
1.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. (Phụ lục số 01 ).
1.4. Khái quát về kết quả sản xuất sản xuất kinh doanh của Công ty CP cơ
điện Việt Pháp qua 2 năm 2011 và năm 2012.
Đơn vị: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
So sánh
Chênh lệch
Tỷ
lệ(%)
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
39.989.154.33
6
15.694.715.04
0 (24.294.439.296) (60,75)
9
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
2 Giá vốn hàng bán
34.237.818.08
1

12.887.569.22
3 (21.350.248.858) (62,36)
3 Doanh thu tài chính 311.239.941 323.111.643 11.871.702 3,81
4
Chi phí tài chính
(chi phí đi vay) 1.671.072.914 1.026.518.080 (644.554.834) (38,57)
5
Chi phí quản lý doanh
nghiệp 3.511.141.458 2.738.420.830 (772.720.628) (22,01)
6
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 846.030.714 (462.415.132) (1.308.445.846) (154.66)
7
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp 148.055.375 32.103.092 (115.952.283) (78,32)
8
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập DN 697.975.339 (494.518.224) (1.192.493.563) (170,85)
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012– phụ lục số 04)
NHận xét: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 ta thấy được sự
biến động kinh doanh của công ty trong hai năm trở lại đây: Doanh thu BH và CCDV
của doanh nghiệp năm 2012 đã giảm 24.294.439.296đ tương ứng với tỉ lệ giảm
60,75% so với năm 2011. Giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 21.350.248.858đ tương
ứng với tỷ lệ giảm 62,36%. Doanh thu tài chính năm 2012 tăng 11.871.702đ tương
ứng với tỷ lệ tăng 3,81% sơ với năm 2011. Chi phí tài chính năm 2012 giảm
11.871.702đ tương ứng với tỷ lệ giảm 38,57% so với năm 2011. Chi phí quản lý
doanh nghiệp giảm 772.720.628đ tương ứng với tỷ lệ giảm 22,01%. Lợi nhuận kế
toán trước thuế của công ty giảm 1.308.445.846đ tương ứng với tỉ lệ giảm 154,66%
dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 1.192.493.563 đ tương ứng tỷ lệ giảm
170,85% so với năm 2011.

Năm 2012 là một năm có nhiều biến động đối với công ty cổ phần cơ điện Việt
Pháp. Chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế chung, đặc biệt trong ngành xây
dựng. Công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp gặp khó khăn trong việc tìm
khách hàng. Đặc biệt công ty huy động nguồn vốn đi vay nhiều, dẫn đến chi phí vốn
vay cao, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
Mặc dù công ty có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là số âm nhưng vẫn phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp là vì có các khoản chi phí không được trừ thuế. Do
10
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
công tác quản lý của công ty, một số chứng từ ghi chép, luân chuyển không hợp lệ
theo quy định nên những chứng từ chi phí đó không được tính vào chi phí được trừ.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN VIỆT PHÁP
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp.
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ
phần cơ điện Việt Pháp.
2.1.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán tại công ty CP Cơ điện Việt Pháp được tổ chức theo kiểu
trực tuyến, kế toán trưởng điều hành các nhân viên phần hành không thông qua
khâu trung gian. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế
toán của Công ty. Hình thức tổ chức công tác này thuận tiện cho việc chỉ đạo
nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của lãnh đạo công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục số 02)
Kế toán trưởng: Là người được Giám đốc bổ nhiệm, có chức năng tham mưu, chỉ
đạo, chịu trách nhiệm trước công ty và cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về
công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán, thống kê tại công ty. Là
người bao quát toàn bộ công việc kế toán của công ty, có quyền quyết định và kiểm
tra giám sát mọi công việc trong phòng kế toán, tham gia cho giám đốc về các
phương án ,chiến lược kinh doanh, tham gia những biện pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các
vấn đề tài chính, kế toán của công ty.
Kế toán tổng hợp: Có chức năng tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế toán
phần hành để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán
tổng hợp còn phải kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế cuối năm nộp
lên Cục thuế thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn tập hợp chi phí, cũng như xác định kết
quả kinh doanh trên các phần hành khác chuyển số liệu sang.
Kế toán thuế: Tổng hợp, chọn lọc và hạch toán các số liệu phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của nhà nước;
chấp hành chế độ báo cáo theo các biểu mẫu tháng, quý năm do nhà nước quy định
11
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
nộp cho chi cục thuế tỉnh, phòng thống kê huyện; thực hiện các công việc khác theo
yêu cầu của cấp trên.
Kế toán ngân hàng: Theo dõi và thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân hàng
như: làm thủ tục vay vốn cũng như theo dõi lãi vay; theo dõi tài khoản tiền gửi tại
ngân hàng và các hoạt động có liên quan khác.
Kế toán công nợ phải thu, phải trả:
Đôn đốc thu đòi công nợ, lập hồ sơ thanh toán, quản lý hệ thống khách hàng, hợp
đồng bán hàng.
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ các hồ sơ thanh toán, lập phiếu
thu, phiếu chi dựa trên các quy định của nhà nước và các nguyên tắc của công ty.
Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác, rõ ràng số dư hiện có, tình hình
thanh toán các khoản nợ phải thu từ khách hàng, từ tiền bán sản phẩm, hàng hoá.
Thu hồi kịp thời các khoản phải thu, ngăn ngừa các khoản bị chiếm dụng vốn.
Tổ chức luân chuyển chứng từ và lưu trữ chứng từ theo đúng quy định của công
ty.
Kế toán tiền lương: Lập các chứng từ về tiền lương, thưởng của các cán bộ, công
nhân trong công ty. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán lương của toàn công ty;

lập sổ chi tiết và tổng hợp, bảng thanh toán lương, thưởng, trợ cấp, BHXH cho toàn
công ty; báo cáo kết quả làm việc với kế toán trưởng.
Thủ kho: Chịu trách nhiệm nhập, xuất hàng hóa hàng ngày, quản lý hàng trong kho.
Cuối tháng tiến hành kiểm kê kho hàng hóa.
Kế toán bán hàng: Hàng ngày bán hàng tại quầy, ghi chép về việc nhập-xuất-tồn
hàng hóa, lập các báo cáo bán hàng hàng ngày. Nắm bắt tình hình hàng hóa chính
xác kịp thời và có những biện pháp xử lý điều tra khi có sự chênh lệch thực tế và số
liệu.
Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt: thu, chi, vào sổ quỹ theo phiếu thu, phiếu chi; lập
báo cáo hàng ngày về kết quả giao dịch với khách hàng, báo cáo quỹ, đóng chứng
từ theo quy định; tập hợp, quản lý, lưu trữ chứng từ một cách hợp lý, kế hoạch; lập
biên bản kiểm kê quỹ định kỳ hàng tháng và báo cáo công việc cho kế toán trưởng.
2.1.1.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp.
12
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
 Doanh nghiệp áp dụng chính sách kế toán theo Quyết định 48 ngày
14/09/2006 của Bộ Tài Chính.
 Đơn vị tiền tệ hạch toán: Công ty sử dụng VNĐ trong ghi chép kế toán và
lập BCTC. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang
tiền VNĐ theo tỷ giá thực tế.
 Niên độ kế toán tại công ty bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm. Kỳ kế toán tính theo tháng, quý. Cuối mỗi niên độ kế toán,
giám đốc và kế toán trưởng tổ chức kiểm tra công tác kế toán trong công ty,
đối chiếu số liệu giữa sổ sách với công tác kế toán đồng thời tổ chức quản lý
và phân tích báo cáo kế toán.
 Phương pháp kế toán TSCĐ:
• Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình xác định
theo giá thực tế.
• Phương pháp khấu hao: Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường

thẳng.
 Phương pháp kế toán HTK: Công ty áp dụng phương pháp“ kê khai thường
xuyên” trong hạch toán HTK và trong hạch toán tiêu thụ. Công ty xác định
giá trị HTK theo phương pháp: “ bình quân cả kỳ dự trữ” và đánh giá HTK
theo“ giá thực tế”. Phương pháp kế toán chi tiết HTK: phương pháp thẻ song
song.
 Thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, thuế
GTGT đầu ra sẽ được khấu trừ với thuế GTGT đầu vào.
 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: doanh thu của Công ty
được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 15 “hợp đồng xây dựng ” số 14
“doanh thu và thu nhập khác” các khoản nhận trước của khách hàng không
được ghi nhận là doanh thu trong kì.
 Nguyên tắc và phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ
sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành(25%)
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1 Tổ chức hạch toán ban đầu
13
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
Trình tự luân chuyển chứng từ: Các chứng từ được lập theo mẫu quy định của Bộ
tài chính. Tất cả các chứng từ đều được tập hợp lại ở phòng kế toán, sau đó kế toán
viên sẽ xử lý từng phân hành riêng mà họ quản lý
Các chứng từ công ty sử dụng:
• Chứng từ kế toán theo mẫu quy định đặt in của cơ quan thuế hóa đơn giá
GTGT
• Các chứng từ thanh toán: giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu chuyển khoản,
phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng…
• Chứng từ kho: phiếu xuất kho, nhập kho, phiếu điều chuyển nội bộ, biên bản
kiểm kê hàng hóa….

• Các chứng từ lương và thanh toán lương như bảng chấm công, bảng lương,
bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng khấu hao tài sản cố định, các quyết
định thưởng phạt, biên bản tất toán hợp đồng….
2.1.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống TK kế toán theo số 48/2006/ QĐ- BTC ngày 14/09/2006
và thông tư số 244/2009/TT-BCTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính về việc
“Hướng dẫn sủa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp”.
Bảng tài khoán kế toán của công ty cổ phần Cơ điện Việt Pháp.(phụ lục số 03)
Vận dụng tài khoản hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
Ví dụ 1: Ngày 23/07/2013, Công ty cổ phần Cơ điện Hà Nội mua hàng của công ty
Cổ Phần Cơ khí Chính xác 3D, mã số thuế 0102265037 địa chỉ nhà A7, khu tập thể
UBND Quận Cầu Giấy, ngõ 61/23 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội hàng
hóa dịch vụ sau:
1, Nắp thang cáp W250 số lượng 15 chiếc, đơn giá 187500đ/chiếc.
2, Ụ nổi H100 số lượng 06 chiếc, đơn giá 17500đ/chiếc
3, Cút chữ T máng W600 số lượng 02 chiếc đơn giá 735000đ/chiếc
14
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
Lập, tiếp
nhận, xử
lý chứng
từ kế
toán
Kiểm tra
tính xác
thực của
chứng từ
Lưu trữ,
bảo quản
chứng từ

kế toán
Phân loại,
săp xếp
chứng từ
kế toán,
định khoản
và ghi sổ
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
4, Cút chữ L máng W600 số lượng 02 chiếc đơn giá 469000đ/chiếc
Căn cứ hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho kế toán ghi vào sổ nhật ký chung –Phụ lục
số 05
Nợ TK156 5.325.500
Nợ TK133 532550
Có TK 331 5.858.050
Căn cứ vào phiếu chi, - Phụ lục số 05 kế toán ghi
Nợ TK 331 5.858.050
Có TK 111 5.858.050
Sau khi hạch toán vào sổ nhật ký chung, kế toán vào sổ chi tiết TK 156 để nhập số
lượng, đơn giá từng mặt hàng.
Ví dụ 2. Ngày 23/07/2013 Công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp xuất bán cho công ty
TNHH P&T Việt Nam các hàng hóa sau.
1, Bóng đèn chiếu sáng TL-D58W/54, 1,5m số lượng 122 bóng, đơn giá
56.750đ/bóng
2,Bóng đèn Compact TL-59W/840, số lượng 30 bóng, đơn giá 91.000đ/bóng
Căn cứ vào HĐGTGT – Phụ lục 06, kế toán định khoản.
Nợ TK 331 9.298.850
Có TK 511 8.453.500
Có TK 33311 845.350
Căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi.
Nợ TK 111 9.298.850

CÓ TK 331 9.298.850
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi
Nợ TK 632 6.756.983
Có Tk156 6.756.983
Sau khi hạch toán vào sổ nhật ký chung, kế toán vào sổ chi tiết TK156 để khai báo
xuất hàng về số lượng, mã hàng.
2.1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
 Công ty cổ phần Cơ điện Việt Pháp tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình
thức nhật ký chung có áp dụng phần mềm kế toán Fast Accouting.
15
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
 Sơ đồ hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung (Phụ lục số 03)
 Sổ kế toán: Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt, số cái TK 111,
112,152,156, các sổ thẻ kế toán chi tiết cho TK 112, 152, 156
 Nội dung và nguyên tắc ghi sổ: Tổng sổ phát sin Nợ và Tổng phát sinh Có
trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
 Cơ sở ghi chép: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi,
báo nợ báo có, ủy nhiệm thu,ủy nhiệm chi, biên bản nghiệm thu công trình.
Các phiếu kế toán tự lập như phiếu tính thuế thu nhập doanh nghiệp, các
phiếu kế toán tính chi phí và bảng tổng hợp chi phí.
 Quy trình hạch toán: Khi phát sinh nghiệp vụ, căn cứ vào các chứng từ đã
được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết, ghi nghiệp vụ phát
sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký
chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, đồng thời, ghi
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, kế toán đối chiếu sổ cái các tài khoản, các sổ cái trong phần
mềm và kiểm tra các báo cáo tài chính
2.1.2.4 Tổ chức hệ thống BCTC

Thực tế vận dụng sổ sách kế toán của Công ty CP cơ điện Việt Pháp
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty với mẫu báo cáo bắt buộc gồm các báo cáo sau:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DNN) Phụ lục số 05
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 – DNN) Phụ lục số 05
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DNN) Phụ lục số 05
Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 – DNN).
Các báo cáo này được lập vào cuối niên độ kế toán do kế toán trưởng lập và gửi lên
ban giám đốc, cơ quan thuế và các ngân hàng, các nhà đầu tư và các đối tượng khác
có liên quan.
2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại công ty Cổ phần cơ điện Việt Pháp
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
Ban Tài Chính thuộc phòng Kế Toán – Tài Chính được phân công đảm nhiệm thực
hiện phân tích kinh tế và trình bày các báo cáo phân tích cho Ban Giám đốc và gửi
16
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
tới các Phòng có liên quan. Kế toán trưởng là người tổng hợp các tài liệu từ các kế
toán viên sau đó tiến hành phân tích. Ban giám đốc nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế
để đưa ra các quyết định. Công việc được tiến hành phân tích là cuối tháng, quý và
phân tích tổng hợp trong năm . Ngoài ra, tùy từng thời điểm có nhiều biến động,
công ty cũng tiến hành phân tích kinh tế.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty CP cơ điện Việt Pháp
 Nội dung phân tích kinh tế:
Nội dung phân tích kinh tế tại công ty: phân tích hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kinh
tế nhằm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, toàn diện tình hình kinh tế và kết quả
hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chỉ tiêu đã xây dựng. Đánh giá
tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tài sản cố định, tình hình sử dụng lao động, vật
tư . Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân. Đánh giá
tình hình thực hiện các chế độ chính sách và luật pháp Nhà nước. Phát hiện và đề ra
các biện pháp khắc phục những tồn tại yếu kém của doanh nghiệp cũng hnuw khai

thác khả năng tiềm tang của doanh nghiệp để phát triển, xây dựng phương án kinh
doanh căn cứ vào các mục tiêu kinh tế đã định.
 Các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công ty:
Tỷ suất sinh lời- hiệu quả sử dụng vốn:
Tỷ suất doanh lợi doanh thu ROS: ROS = x100%
Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ số mang dấu dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn, lãi
càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm, nghĩa là công ty làm ăn thua lỗ.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA: ROA = x 100%
Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết : Nếu tỷ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa doanh nghiệp
làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nến
nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và
sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE: ROE = x100%
Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu, tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận trong kỳ. Nếu chỉ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh có
lãi, nếu tỷ số này càng cao, doanh nghiệp kinh doanh càng tốt. Còn nếu chỉ tiêu này
nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
17
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
Hệ số thanh toán bao gồm:
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = x 100%
Chỉ tiêu này cho biết về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này
lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán nợ tốt. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thể hiện
khả năng thanh toán nợ không tốt.
Hệ số thanh toán nhanh = x 100%
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Chỉ số này lớn
hơn 0,5 thể hiện khả năng thanh toán nhanh tốt.
Hệ số nợ = x 100%

Hệ số nợ thể hiện cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Tỷ số nhỏ thể
hiện doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay. Từng doanh nghiệp có hệ số
nợ hợp lý khác nhau.
Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh = x
100%
Hệ số này phản ánh trong 100 đồng vốn kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng
doanh thu. Hệ số càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh tốt.
Hệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh = x 100%
Ngoài ra doanh nghiệp còn dùng các chỉ tiêu khác.
Phân tích tình hình mua hàng.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình mua hàng
Phân tích chi phí kinh doanh
Phân tích chi phí tiền lương
Phân tích chi phí trả lãi vay.
Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
Phân tích nguồn vốn kinh doanh.
18
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh dựa trên các số liệu của các báo cáo kế toán.
Bảng phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ
phần cơ điện Việt Pháp qua 2 năm 2011 và 2012
Đơn vị tính:đồng

STT
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Năm 2011 Năm 2012
So sánh

Chênh lệch
Tỷ lệ
%
1 DT thuần (1) 39.989.154.336 15.694.715.040 (24.294.439.296) (61)
2 Lợi nhuận kế toán trước thuế (2) 846.030.714 (462.415.132) (1.308.445.846) (155)
3 Vốn kinh doanh bình quân (3) 34.865.776.067 32.138.633.557 (2.727.142.510) (08)
4 trong đó: Vốn CSH bình quân (4) 6.991.195.207 11.127.430.149 4.136.234.942 59
5 Vốn lưu động bình quân (5) 1.671.416.699 2.804.519.941 1.133.103.242 68
6 Vốn cố định bình quân (6) 5.319.778.508 8.322.910.208 3.003.131.700 56
7 Hệ số DT/VKD bình quân % (7)=(1)/(3) 114,69 48,83 (65,86)
8 Hệ số LN/VKD bình quân % (8)=(2)/(3) 2,43 (1,44) (3,87)
9 Hệ số LN/VCSH bình quân (9)=(2)/(4) 12,10 (4,16) (16,26)
10 Hệ số LN/VLĐ bình quân% (10)=(2)/(5) 50,62 (16,49) (67,11)
11 Hệ số LN/VCĐ bình quân% (11)=(2)/(6) 15,90 (5,56) (21,46)
(nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012 – Phụ lục số 04)
Nhận xét.
Doanh thu thuần năm 2012 so với năm 2011 giảm 24.294.439.296đ, tương ứng với
tỷ lệ giảm 61%.
Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.308.445.846đ,
tương ứng tỷ lệ giảm 155%.
Vốn kinh doanh bình quân năm 2012 so với năm 2011 giảm 2.727.142.510 tương
ứng tỷ lệ giảm 8%.
Vốn lưu động bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.133.103.242 đ, tương
ứng tỷ lệ tăng 68%.
Vốn cố định bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 3.003.131.700đ, tương ứng
tỷ lệ tăng 56%.
Hệ số DT/VKD bình quân năm 2012 so với năm 2011 giảm 65,86%.
Hệ số LN/VKD bình quân năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,87%.
Hệ số LN/VCSH bình quân năm 2012 so với năm 2011 giảm 16,26%
Hệ số LN/VLĐ bình quân năm 2012 so với năm 2011 giảm 76,11%.

Hệ số LN/VCĐ bình quân năm 2012 so với năm 2011 giảm 21,46%
Như thế, khả năng sinh lời của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp là đi xuống rất
nhiều. Năm 2011 công ty làm ăn có lãi nhưng năm 2012 công ty làm ăn không có
19
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
lãi, hiệu quả sử dụng vốn của công ty là kém. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế
khó khăn, đặc biệt trong ngành xây dựng dẫn đến khó tìm được các khách hàng uy
tín. Những hệ số trên giảm mạnh thể hiện việc công ty kinh doanh bất ổn, chịu ảnh
hưởng nhiều từ môi trường kinh tế.
20
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH
KINH TẾ CỦA CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN VIỆT PHÁP
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty
3.1.1. Ưu điểm
 Về tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng.
Bộ máy kế toán được tổ chức một cách khoa học, hợp lý theo mô hình tổ chức tập
trung nên mọi công việc kế toán được tiến hành ở phòng kế toán đảm bảo thuận
tiện, tập trung, thống nhất. Các phần hành kế toán được phân công cho từng người,
mỗi người đảm nhận một phần hành khác nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau.
Chính sách kế toán áo dụng phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh
nghiệp, giúp các phòng ban quản lý và nghiên cứu tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp mình một cách tốt nhất.
 Về chứng từ sử dụng:
Công ty sử dụng đúng mẫu biểu chứng từ phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đối với phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng mua vào, bán ra, các ủy
nhiệm thu, ủy nhiệm chi, biên bản nghiệm thu công trình. Mọi nghiệp vụ kinh tế đều
được phản ánh trên chứng từ một cách đầy đủ và chính xác theo đúng số liệu và theo

đúng quy định. Mọi nghiệp vụ mua bán hàng hóa đều có hóa đơn tài chính. Các
chứng từ được lập ở các khâu đều có đầy đủ chữ ký đại diện của các bên liên quan.
 Về TK sử dụng:
Sử dụng TK theo quyêt định 48 ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính. Các
tài khoản sử dụng chi tiết và đầy đủ, chi tiết đến tài khoản cấp III. Được sử dụng
đúng đắn trong việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
 Về phương pháp hạch toán:
Công ty cổ phần Cơ điện Việt Pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Việc ghi
nhận doanh thu, kết chuyển giá vốn được thực hiện theo quy định. Kế toán đã đảm
bảo tính thống nhất về phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và
phòng kinh doanh. Phương pháp hạch toán thể hiện sự logic, hợp lý trong tình hình
kinh doanh thực tế của công ty.
 Về hệ thống sổ kế toán
21
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
Sử dụng hình thức Nhật ký chung đơn giản, hệ thống báo cáo tài chính của công ty
được lập theo đúng thời hạn và quy định của Bộ Tài Chính, số lượng báo cáo và
biểu mẫu báo cáo của công ty là đầy đủ, số lượng phản ánh đúng thực tế tình hình
tài chính tại công ty.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh nhưng ưu đã nêu ở trên thì công tác kế toán tại công ty CP cơ điện Việt
Pháp còn một số hạn chế cần đưa ra giải pháp cụ thể, có tính thực thi cao nhằm
khắc phục và hoàn thiện hơn nữa, để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức
năng và nhiệm vụ vốn có của mình, phục vụ cho yêu cầu quản lý trong điều kiện
cụ thể. Cụ thể:
 Về chứng từ kế toán:
Việc luân chuyển chứng từ trong công ty chưa quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá
nhân cho mỗi loại chứng từ khác nhau. Vì thế khi xảy ra mất mát sẽ không quy

được trách nhiệm thuộc về ai. Cụ thể kế toán ngân hàng là người có trách nhiệm
giao dịch với ngân hàng nhưng trong một số trường hợp nhân viên ở bộ phận khác
giao dịch với ngân hàng xảy ra việc mất chứng từ hay giao dịch chưa đúng làm ảnh
hưởng đến quyền lợi công ty.
Một số trường hợp ghi sai chứng từ, phát hiện và sửa lại muộn không được khấu trừ
thuế đầu vào và một số không được coi là khoản chi hợp lý của doanh nghiệp.
 Tài khoản sử dụng:
Có sự chồng chéo một số tài khoản chi tiết nên khó phân bổ chi phí cho từng công
trình một cách hợp lý.
Trong việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào, do công ty có nhiều loại nguyên vật
liệu khác nhau, mỗi nguyên vật liệu lại sử dụng riêng cho từng công trình. Tài
khoản công ty sử dụng chưa chi tiết cho từng công trình để tính toán chi phí hợp lý.
Trong trường hợp cùng một loại nguyên vật liệu cho một công trình nhưng kế toán
lại chia thành 2 tài khoản khác nhau gây khó khăn và nhầm lẫn cho việc quản lý 2
tài khoản này về số lượng nhập, xuất, giá cả và xác định giá vốn.
22
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
 Sổ kế toán
Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. Đối với việc mở
số kế toán cho từng loại nguyên vật liệu chưa hợp lý. Việc đặt tên cho sổ chi tiết
từng loại nguyên vật liệu còn gây nhầm lẫn dẫn đến việc kiểm soát cho từng sổ chi
tết bị sai.
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công ty
3.2.1. Ưu điểm
 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành phân tích kinh tế.
Bộ phận thực hiện là phòng kế toán là người có thông tin về tình hình kinh doanh
của đơn vị mình sớm nhất như thế sẽ đưa ra được thông tin kịp thời và nhanh nhất
để doanh nghiệp đưa ra các phương hướng phát triển
Thông tin được cung cấp hàng tháng, quý, năm hay trong bất kỳ thời điểm nào được

yêu cầu, thời điểm cung cấp thông tin một cách linh hoạt.
 Nội dung phân tích
Các chỉ tiêu được phân tích đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu, chỉ ra được các thông số, so
sánh với các chỉ tiêu khác, nêu bật được vấn đề còn tồn tại hay những thành tích mà
doanh nghiệp đạt được.
3.2.2. Hạn chế
Về nội dung phân tích khá đầy đủ, chi tiết, song khi đưa ra tất cả các chỉ tiêu đó thì
mất nhiều thời gian, cần đưa ra được các chỉ tiêu cốt lõi và những vấn đề tồn tại
trong doanh nghiệp cần giải quyết.
Phân tích kinh tế nên đưa vào các chỉ tiêu về môi trường ngành, môi trường kinh tế
bên trong, bên ngoài doanh nghiệp để tìm ra các biện pháp thích hợp.
23
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài 1: “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu của công ty cổ phần Cơ điện Việt
Pháp”. Thuộc học phần kế toán tài chính. Lý do: Việc sử dụng tài khoản, việc ghi sổ
và quản lý nguyên vật liệu của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp chưa khách
quan, khoa học, gây nhầm lẫn.
Đề tài 2: “Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến kết quả kinh doanh của công
ty cổ phần cơ điện Việt Pháp, đề xuất một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh.” Thuộc học phần phân tích kinh tế. Lý do: Bộ máy phân tích kế toán
của công ty Cổ phần Cơ điện Việt Pháp chưa đưa ra được sự ảnh hưởng của môi
trường kinh tế đến tinh hình kinh doanh của doanh nghiệp.
24
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305
GVHD: Ths. Chu Thị Huyến
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ điện Việt Pháp nói riêng và
các doanh nghiệp nói chung rất cần thực hiện tốt công tác kế toán, công tác phân

tích kinh tế, công tác tài chính. Công tác kế toán giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý,
cung cấp thong tin về tài sản và sự vận động của tài sản. Công tác phân tích kinh tế
giúp doanh nghiệp đưa ra được những chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý
đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn và quy luật phát triển khách quan. Kế
toán giúp doanh nghiệp nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện, khách
quan tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp, từ đó nhận thấy được sự tác
động, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh và kết quả
kinh doanh. Với tầm quan trọng trên, cùng với quá trình thực tế tại Công ty Cổ phần
Cơ điện Việt Pháp em đã tìm hiểu được một số thong tin về các vấn đề nêu trên, tìm
ra được một số điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Một lần nữa, em xin chân thành
cảm ơn giáo viên hướng dẫn Ths. Chu Thị Huyến và các anh chị trong công ty Cổ
phần Cơ điện Việt Pháp đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo này.
25
SV: Nguyễn Thị Trang MSV: 10D150305

×