Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Xác định mục tiêu bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.68 KB, 9 trang )

[ XC NH MC TIấU BI HC ] [ NHểM 1 ]
TRNG I HC S PHM TPHCM
KHOA TM Lí GIO DC
LP TM Lí GIO DC 3
MễN T CHC HOT NG DY HC
ti:
Ging viờn: T.S Ngụ ỡnh Qua
Sinh viờn thc hin:ng Mnh Cng
Nguyn Th Thu Hng
Lõm Th Ngc Diu
Trn Th Thu Thỳy
Trng Dip Thựy Trõm
Page 1
XAC
ẹềNH
MUẽC
TIEU
BAỉI
HOẽC
[ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC ] [ NHÓM 1 ]
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2012
I. LÝ LUẬN VỀ MỤC TIÊU VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Định nghĩa mục tiêu:
Mục tiêu dạy học là kết quả, sản phẩm mong đợi đạt được khi kết thúc quá trình dạy
học, thể hiện ở Mô hình nhân cách người tốt nghiệp, bao gồm các Kiến thức, Kỹ năng, Kỹ
xảo và Thái độ.
Yêu cầu đối với mục tiêu dạy học:
• Mục tiêu phải thích đáng (quan trọng, thiết thực, phù hợp, )
• Mục tiêu phải khả thi
• Mục tiêu phải đo lường, đánh giá được
Mục tiêu được hiểu là sự cụ thể hóa của mục đích, hình dung mục đích theo các giai


đoạn, cấp độ, phạm vi, mức độ nhất định với kết quả cụ thể. Mục tiêu dạy học là giúp học
sinh lĩnh hội và vận dụng được tri thức có trong nội dung chính của bài học.
Việc xác định mục tiêu học tập là rất quan trọng vì mục tiêu vừa là cái đích hướng
tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học, hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy
học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, vận
Page 2
[ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC ] [ NHÓM 1 ]
dụng những kiến thức, kỹ năng nào, phạm vi, mức độ đến đâu, qua đó cần giáo dục cho học
sinh những bài học gì.
Khi soạn giáo án giáo viên cần phải xác định mục tiêu học tập để có thể đưa ra những
phương pháp, phương tiện, nội dung giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
2. Mục tiêu gồm:
Mục tiêu kiến thức: gồm 6 mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng
hợp, đánh giá.
Mục tiêu kỹ năng: gồm 2 mức độ: làm được và thông thạo
Mục tiêu thái độ: tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển
con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được, có thách thức (người học cần phải nỗ
lực và có kỷ luật mới có thể đạt được), mục tiêu có tính thực tế và cần có thời gian để hoàn
thành.
 Quy trình xác định mục tiêu kiến thức:
1. Xác định nội dung và loại kiến thức học sinh cần lĩnh hội.
Page 3
[ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC ] [ NHÓM 1 ]
2. Chọn mức độ nhận thức mà học sinh cần đạt ứng với nội dung kiến thức ấy
3. Chọn động từ tương ứng ở mức độ nhận thức để gắn với nội dung kiến thức để
thành mục tiêu học tập.
Để xác định đúng mục tiêu người giáo viên phải nghiên cứu sách giáo khoa và các tài
liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học, xác định những kiến
thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh, xác định trình tự logic

của bài học.
Giáo viên phải tìm hiểu kỹ nội dung tài liệu để đúc kết được phạm vi, mức độ kiến
thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy
học. Nắm vững nội dung bài học giáo viên sẽ phác họa được những nội dung và trình tự nội
dung của bài giảng phù hợp, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận
thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài học một cách phù hợp.
Ngoài ra giáo viên còn phải xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của
học sinh gồm những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và cần có, dự kiến những khó
khăn những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết, tính khả thi của giáo
dục phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh được xuất phát từ những kiến
Page 4
[ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC ] [ NHÓM 1 ]
thức, kỹ năng mà học sinh có một cách chắc chắn, vững bền, những kiến thức, kỹ năng học
sinh chưa có hoặc có thể quên.
 Cách xác định mục tiêu kỹ năng
Dựa vào tên bài là “Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam”, giáo viên xác định mục tiêu kỹ
năng cho học sinh là có thể vẽ tương đối hoàn chỉnh và chính xác lược đồ.
Muốn học sinh có thể có được kỹ năng vẽ lược đồ, giáo viên cần phải đặt ra mục tiêu
thấp hơn là
• Tính toán được khoảng cách giữa các điểm nối.
• Có khả năng đọc và phân tích lược đồ
• Có khả năng phân biệt được các ký hiệu trên lược đồ
• Xác định được các địa danh, các cột mốc quan trọng trên lược đồ.
 Cách xác định mục tiêu thái độ
Trên cơ sở việc lĩnh hội nội dung mà hình thành ở học sinh cơ sở của thế giới quan
khoa học, những phẩm chất đạo đức của người học.
Page 5
[ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC ] [ NHÓM 1 ]
Dựa vào bài học cụ thể mà giáo viên sẽ đưa ra mục tiêu kiến thức tương ứng với mục
tiêu thái độ mà giáo viên muốn hướng học sinh đến.

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU MỘT BÀI HỌC CỤ THỂ:
Dựa trên những lý luận về mục tiêu và xác định mục tiêu bài học, nhóm xác định mục
tiêu: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 12
BÀI 3: THỰC HÀNH VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
1. Nội dung và yêu cầu của bài thực hành vẽ lược đồ Việt Nam:
a. Vẽ lược đồ Việt Nam một cách tương đối chính xác. Tùy theo khổ giấy, có thể vẽ
lược đồ Việt Nam với các kích thước khác nhau dựa trên lưới ô vuông đã xác
định.
b. Xác định đúng trên lược đồ một số địa danh quan trọng như Hà Nội, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc, quần đảo
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Căn cứ vào những nội dung và yêu cầu bài dạy giáo viên xác định mục tiêu học học như
sau:
Sau khi học xong, học sinh có khả năng:
Page 6
[ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC ] [ NHÓM 1 ]
 Về kiến thức:
 Trình bày được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và
các điểm, các đường tạo khung.
 Xác định được vị trí địa lý nước ta và một số địa danh quan trọng (tỉnh thành,
đường biên giới, các con sông lớn)
 Chỉ ra được những cột mốc quan trọng trong lược đồ.
 Về kỹ năng
 Vẽ tương đối chính xác và hoàn chỉnh lược đồ Việt Nam.
 Tính toán được những khoảng cách giữa các điểm nối
 Có khả năng đọc và phân tích lược đồ.
 Có khả năng phân biệt các ký hiệu trên lược đồ.
 Xác định được các địa danh quan trọng.
 Về thái độ
 Tích cực tìm hiểu về quê hương đất nước.

 Lòng tự hào về đất nước từ đó hình thành tình yêu quê hương đất nước Việt Nam.
 Củng cố cho bản thân tình yêu quê hương, đất nước và sẵn sàng xây dựng – bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam
Page 7
[ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC ] [ NHÓM 1 ]
III. BÀI HỌC RÚT RA
Giáo viên cần phải thực hành mẫu cho học sinh thấy.
Vẽ lược đồ cần theo trình tự căn bản, hướng dẫn học sinh từng bước để học sinh nắm được
cách vẽ:
1 Vẽ ô
2 Xác định cực bắc, cực nam, cực đông, cực tây
3 Vẽ các điểm nối, các đường tạo khung
4 Vẽ các cột mốc, các địa danh quan trọng
5 Nối các điểm lại với nhau
6 Vẽ hoàn chỉnh
Page 8
[ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC ] [ NHÓM 1 ]
7 Xác định được các thành phố lớn của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo dục học đại cương ( TS. Trần Thị Hương, NXB Đại học Sư Phạm TPHCM,
năm 2011)
2. Sách giáo khoa Địa lý 12 ( Lê Thông, NXB Giáo dục, năm 2008)
3. Sách giáo viên Địa lý 12 ( Lê Thông, NXB Giáo dục, năm 2008)
Phụ lục
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM
ST
T
HỌ VÀ TÊN PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
1 Trương Diệp Thùy Trâm
Phân chia công việc nhóm

Tổng hợp nội dung thảo luận nhóm
Thiết kế PPT trình chiếu
Tìm hiểu mục tiêu thái độ
2 Nguyễn Thị Thu Hồng
Tìm hiểu mục tiêu kiến thức bài học
Góp ý xây dựng các mục tiêu khác
3 Lâm Thị Ngọc Diệu
Tìm hiểu mục tiêu kỹ năng bài học
Góp ý bổ sung xây dựng các mục tiêu khác
Thuyết trình chính
4 Trần Thị Thu Thúy
Tìm hiểu mục tiêu kiến thức bài học
Góp ý bổ sung xây dựng các mục tiêu khác
5 Đặng Mạnh Cường
Tìm hiểu mục tiêu thái độ bài học
Góp ý bổ sung xây dựng các mục tiêu khác
Page 9

×