Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại của công ty cố phần lương thực Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.93 KB, 17 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
1
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THANH HÓA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cố phần lương thực Thanh Hóa
Tên công ty : Công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa.
Giám đốc hiện tại : Bà Nguyễn Thị Oanh
Địa chỉ : Số 40 Lê Hoàn – P.Điện Biên – TP.Thanh Hóa.
Điện thoại : 0373.851.084
Mã số thuế: 2800120860
Vốn điều lệ : 5.911.800.000 đồng
Công ty cố phần lương thực Thanh Hóa là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch
toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty lương thực Miền Bắc.
Tiền thân của công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa là công ty lương thực
Thanh Hóa được ra đời cách đây 50 năm với chức năng kinh doanh lương thực góp
phần ổn định an ninh lương thực đất nước cũng như xuất khẩu.
Tháng 10 năm 2005, công ty lương thực Thanh Hóa đã thực hiện cổ phần hóa
theo xu hướng chung của đất nước với tên gọi “ Công ty cổ phần lương thực Thanh
Hóa” theo quyết định thành lập số 3857/QĐ-UB ngày 10 tháng 10 năm 2005 của
UBND tỉnh Thanh Hóa.
Công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa được phép hoạt động theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 26003000719 ngày 21 tháng 01 năm 2006 do Sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp.
* Hoạt động chính của công ty
- Thu mua, bảo quản, bán buôn , bán lẻ , dự trữ, lưu thông lương thực , nông sản


, thực phẩm, xuất nhập khẩu lương thực nông sản và các loại mặt hàng tiêu dùng thiết
yếu khác.
- Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất kinh doanh của
ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ( trừ thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực
vật); mua bán thiết bị máy móc công nghiệp khai khoáng, lâm nghiệp, thiết bị thi công
xây dựng; đồ giải trí gia đình, đồ điện dân dụng, dịch vụ sửa chữa động cơ, ô tô, đại lý
mua bán xe ô tô, xe mô tô gắn máy.
- Vận tải hàng hóa, hành khách theo hợp đồng, kinh doanh du lịch, dịch vụ
khách sạn, ăn uống, lữ hành
3
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Thu mua hàng hóa
Tập kết vào kho
Cửa hàng bán lẻ
Bán buôn trực ếp
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
- Sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật liệu nhựa, sản
phẩm từ nhựa, các loại nguyên liệu, thành phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc.
- Kinh doanh gỗ và các loại sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, cho thuê văn phòng, kho bãi…
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa
Là công ty kinh doanh lương thực, nông sản, công nghệ phẩm, phân bón hóa
học, các mặt hàng được tiêu thụ qua các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ đến tay
người tiêu dùng là chính.
Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh
lương thực nói riêng là luân chuyển hàng hóa. Luân chuyển hàng hóa trong kinh doanh
thương mại là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ
hàng hóa. Mục đích của hàng hóa lương thực là mua về để bán, không phải dùng để
chế biến sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ trong doanh nghiêp.
Hàng hóa lương thực và nông sản mà công ty kinh doanh là các mặt hàng thóc,
gạo, sắn khô được thu mua từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nơi được

mệnh danh là vựa lúa cả nước. Quá trình thu mua hoàn tất được tập kết về các kho của
công ty hoặc chuyển thẳng về các cửa hàng, đại lý trực thuộc công ty.
Luân chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại có thể một trong hai
phương thức là bán buôn và bán lẻ. Bán buôn hàng hóa là bán cho người kinh doanh
trung gian chứ không phải bán thẳng cho người tiêu dùng. Ngoài ra công ty còn có hệ
thống bán lẻ, bán lẻ hàng hóa là việc bán thẳng cho người tiêu dùng. Ngoài ra còn có
các phương thức bán hàng như bán trả góp, bán đại lý, ký gửi,
Sơ đồ 1.1: Quy trình kinh doanh thương mại của công ty như sau:
4
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa.
Công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa tổ chức và quản lý theo mô hình trực
tuyến chức năng. Giám đốc công ty là người có quyền lãnh đạo cao nhất, giám đốc
trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Các phòng ban chức năng
tham gia mưu giúp việc cho giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của mình. Theo mô
hình này hoạt động của công ty có nhiều ưu điểm, tạo nền móng cho việc phát huy
quyền tự chủ trong quản lý trên cơ sở nhận thức và quá tình thực hiện nhiệm vụ của
người điều hành.
Ngoài các phòng ban công ty còn bố trí các cửa hàng bán lẻ lương thực gồm:
- Nhà bán hàng số 40 Lê Hoàn – TP. Thanh Hóa
- Nhà bán hàng số 43 Nguyễn Trãi – TP.Thanh Hóa
- Nhà bán háng số 211 Nguyễn Trãi – TP. Thanh Hóa
- Nhà bán hàng huyện Đông Sơn
- Nhà bán hàng Phú Sơn – TP.Thanh hóa
- NHà bán háng số 05 Đội Cung – TP.Thanh Hóa
5
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Đại hội đồng cổ
đông

Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám đốc
P. tổ chức hành chính Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Các cửa hàng bán lẻ
Cửa hàng 40 Lê HoànCửa hàng 43 Nguyễn TrãiCửa hàng 211 Nguyễn TrãiCửa hang 05 Đội CungCửa Hàng Đông SơnCửa hàng Phú Sơn
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa:
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
6
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất
Bảng 1.1 : Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm
2011 và năm 2012
Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
So sánh NN/NT
ST
TL
(%)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
313.186.204.540 301.929.358.263 11.256.846.277 3,73
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 26.884.286 26.884.286 -
3.DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 313.159.320.254 301.929.358.263 11.229.961.991 3,72
4.Giá vốn hàng bán 302.734.233.822 290.151.680.395 12.582.553.427 4,34
5.LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.425.086.432 11.777.677.868 (1.352.591.430) (11,5)

6.Doanh thu hoạt động tài chính 200.743.060 327.362.473 (126.619.413) (38,7)
7.Chi phí tài chính 1.819.364.360 2.072.251.757 (252.887.397) (12,2)
8.Chí phí bán hàng 3.866.635.633 4.440.756.647 (574.121.014) (12,9)
9.Chí phí quản lý doanh nghiệp 4.920.240.228 5.934.442.208 (1.014.201.980) (17,1)
10.LN thuần từ hoạt động kinh doanh 19.589.271 (243.410.271) 262.999.542 (108)
11.Thu nhập khác 1.244.857.031 897.928.796 346.928.235 38,6
12.Chi phí khác 387.167.860 237.384.525 149.783.335 63,1
13.Lợi nhuận khác 857.689.171 660.544.271 197.144.900 29,8
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 877.278.442 318.134.000 559.144.442 175,8
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 300.641.984 39.766.750 260.875.243 656,0
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại (37.449.854) (37.449.854) -
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 614.086.312 278.367.250 335.719.062 120,6
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phân lương thực Thanh
Hóa năm 2011-2012
Doanh thu của công ty năm 2012 đã tăng 11.229.961.991 đ tương ứng với
tăng 3,72% so với năm 2011, lợi nhuận của công ty tăng 335.719.062 tương ứng tăng
120,6% so với năm 2011
7
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THANH HÓA.
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa.
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
a. Tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức theo hình thức tập trung.
Phòng kế toán : Gồm 5 người, đứng đầu là kế toán trưởng với chức năng giám
đốc về mặt tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến hành các công việc, các
nghiệp vụ kinh tế tài chính, thực hiện việc ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp thông
tin, tổng hợp thông tin, lập báo cáo tài chính.

Kế toán trưởng: giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện và tác nghiệp
công tác kế toán đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính tại công
ty. Kế toán trưởng chỉ đạo các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ từ việc ghi chép
chứng từ ban đầu đến việc hạch toán sử dụng sổ sách kế toán theo quy định của Bộ Tài
Chính, quy định mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán thống kê, kho quỹ, theo dõi các
khoản thu nhập, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách và lập báo cáo tài chính.
Hàng quý, hàng năm xây dựng kế hoạch kinh tế tài chính, tham gia xây dựng giá thành
sản phẩm, tham mưu cho lãnh đạo công ty chiến lược kinh doanh của công ty.
Kế toán bán hàng ( thủ quỹ): Bán hàng theo dõi và quản lý tiền mặt, tình hình
tăng giảm quỹ tiền mặt tại công ty. Tiến hành thu chi tiền trên cơ sở tuân thủ những
quy định của Công ty đề ra và theo luật kế toán hiện hành.
Kế toán tiền lương (BHXH): Căn cứ vào ngày công đã được phòng tổ chức- tiền
lương xác nhận để tính lương, các khoản trích theo lương và phụ cấp của từng người ở
từng bộ phận, phòng ban, đối chiếu với tiền lương ở từng phân xưởng, lập bảng tổng
hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn doanh nhiệp, đồng thời phân bổ tiền lương
theo quy định, theo dõi việc trích lập và sử dụng các quỹ lương.
Kế toán thanh toán : Thực hiện theo dõi chi tiết vê mặt giá trị đối với các khoản
công nợ phải thu, phải trả với từng đối tượng trong và ngoài đơn vị
Theo dõi thời hạn của các khoản phải thu, phải trả, theo dõi các hợp đồng thế
chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị như tiền theo đối tượng để thực hiện mua hàng,
thanh toán chậm với nhà cung cấp.
8
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Kế toán trưởng
KT bán hàng & thủ quỹKT ền lương BHXHKế toán thanh toán Thủ kho
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Kiểm tra giám sát quá trình thanh toán các khoản phải thu, phải trả. Mở sổ theo dõi
chi tiết công nợ khách hàng, nhà cung cấp hay người tạm ứng, đôn đốc khách hàng trả nợ.
Thủ kho : Có trách nhiệm quản lý kho hàng cả về số lượng và chất lượng. Đảm
bảo an toàn, chống ẩm ướt, mốt mọt, cháy nổ gây ra cho hàng hóa.

Chỉ xuất kho khi có phiếu xuất kho có chữ ký của người lập phiếu, kế toán
trưởng và người quản lý.
Thường xuyên theo dõi xuất nhập kho trên Exel để biết được hàng tồn trong kho,
so sánh số liệu trên sổ sách kế toán để đảm bảo số lượng không bị hao hụt hoặc mất mát.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
b. Chính sách kế toán :
Năm tài chính : Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Việt Nam Đồng (VND)
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán được ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QD-BTC Ngày 10/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính và
các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán cảu Bộ Tài chính.
Phương pháp tính thuế GTGT : Phương pháp khấu trừ.
2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.
a.Tổ chức hạch toán ban đầu:
Hệ thống chứng từ ở công ty bao gồm;
- Hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, bảng kê chi tiền, biên lai thu tiền :
do kế toán bán hàng và thủ quỹ lập
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
phiếu xuấ kho gửi đại lý : do thủ kho lập
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng,
bảng kê trích nộp các khoản theo lương : do kế toán tiền lương BHXH lập
9
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối tài khoản
Bảng tổng hợp chi ết
Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán chi ết
Sổ nhật ký đặc biệt
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
- Bảng theo dõi công nợ : do kế toán công nợ lập
Trình tự luân chuyển chứng từ:
- Lập,tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám
đốc doanh nghiệp ký duyệt
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty đăng lý sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Bộ tài chính ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 và đã sử dụng hệ thống
tài khoản mới theo quyết định của Bộ tài chính từ năm 2006.
c.Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Để phù hợp với quy mô cũng như điều kiện thực tế hiện nay công ty Cổ phần
lương thực Thanh Hóa đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung với việc hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty đăng ký mã số
thuế và áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, niên độ kế roán áp
dụng từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Ngoài ra công ty còn lập sổ chi tiết kinh doanh
cho từng khu vực phân phối sản phẩm.
Sơ đồ 2.2 : Trình tự ghi sổ tổng hợp tại công ty Cổ phần lương thực Thanh Hóa
Ghi chú : Ghi hàng ngày
10
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Quá trình ghi sổ:
o Bước 1: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để ghi vào sổ nhật ký chung, ghi

vào sổ cái.
o Bước 2: Các chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, hàng ngày được ghi
vào sổ nhật ký chuyên dùng.
o Bước 3: Các chứng từ gốc liên quan đến đối tượng chi tiết đồng thời ghi vào sổ kế
toán chi tiết.
o Bước 4: Cuối tháng hay cuối định kỳ 5 – 10 ngày lấy số liệu từ sổ nhật ký chuyên
dùng để ghi sổ cái.
o Bước 5: Cuối tháng đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán chi tiết và bảng số liệu chi tiết.
o Bước 6: Cuối tháng đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp số liệu chi tiết và sổ cái.
o Bước 7: Cuối tháng căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản.
o Bước 8: Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp số liệu
chi tiết để lập báo cáo kế toán.
d. Tổ chức hệ thống BCTC : Bao gồm:
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
• Bảng cân đối kế toán,
• Thuyết minh báo cáo tài chính.
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Được lập ngày 31/12, do kế toán trưởng lập
Ví dụ : Ngày 11/9/2013, công ty xuất kho bán cho công ty TNHH Hữu Nghị
23400 kg gạo nếp, đơn giá 25.500đ/kg , thuế GTGT 10%, Trị giá xuất kho là
561.600.000 đồng. Đã thanh toán bằng tiền mặt
 Chứng từ kế toán:
Công ty lập phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT
 Tài khoản kế toán:
Căn cứ vào phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : 561.600.000
Có TK 156 : 561.600.000
Nợ TK 111 : 656.370.000
Có TK 511 : 596.700.000
Có TK 3331: 59.670.000

2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
11
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Kế toán trưởng được phân công nhiệm vụ thực hiện phân tích kinh tế và trình
bày báo cáo phân tích cho ban quản trị và gửi tới các phòng liên quan. Công việc được
tiến hành phân tích là cuối tháng, quý và phân tích tổng hợp trong năm.
2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích kinh tế để đánh giá tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty một cách thường xuyên và chính xác. Một số
chỉ tiêu phân tích tại đơn vị :
- Phân tích doanh thu
- Phân tích tình hình dự trữ hàng hóa
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
- Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty :
Hệ số doanh thu trên Doanh thu thuần BH và CCDV
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
Hệ số lợi nhuận trên Lợi nhuận trước thuế
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
Hệ số doanh thu trên Doanh thu thuần BH và CCDV
vốn cố định Vốn cố định bình quân
Hệ số lợi nhuận trên Lợi nhuận trước thuế
vốn cố định Vốn cố định bình quân
Hệ số doanh thu trên Doanh thu thuần BH và CCDV
vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Hệ số lợi nhuận trên Lợi nhuận trước thuế
vố lưu động Vốn lưu động bình quân

2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa trên
số liệu của báo cáo tài chính
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp và tính toán số liệu các chỉ tiêu phân tích
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2011
Số cuối năm Số đầu năm Số bình quân Số cuối
năm
Số đầu năm Số bình quân
(1) (2) (3) (4)= (5) (6) (7)=
Vốn kinh
doanh
23.095.084.
757
32.952.379.
093
28.023.731.
925
32.952.379.
093
63.928.724.
219
48.440.551.
656
12
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Vốn lưu
động
(TSNH)

14.247.739.
529
24.564.222.
866
19.405.981.
198
24.564.222.
866
57.215.581.
243
40.889.902.
055
Vốn cố
định
(TSDH)
8.847.345.
228
8.388.156.
227
8.617.750.
728
8.388.156.
227
6.713.142.
976
7.550.649.
602
( Nguồn : Bảng cân đối kế toán năm 2011 và bảng cân đối kế toán năm 2012)
Dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và 2013 ( Phụ lục) và
bảng 2.1 , ta có bảng phân tích sau:

Bảng 2.2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2012 và 2011
Đơn vị tính : Lần
Chỉ tiêu Năm 2012
Năm
2011
So sánh 2012/2011
Chênh lệch Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4)=(2)-(3) (5)=
Hệ số Doanh thu/ VKD 11,17 6,23 4,94 79,29
Hệ số LN/VKD 0,031 0,0066 0,0244 369,7
Hệ số Doanh thu/ VCĐ 36,34 39,99 (3,65) (9,13)
Hệ sô LN/VCĐ 0,10 0,042 0,058 138,1
Hệ sô doanh thu/ VLĐ 16,14 7,38 8,76 118,7
Hệ số LN/VLĐ 0,045 0,0078 0.0372 476,9
Nhận xét : Qua bảng 2.2 ta thấy
Hệ số Doanh thu trên vốn kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 tăng 4,94 lần
tương ứng với tỷ lệ tăng 79,29% , hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 0,0244 lần
tương ứng với tỷ lệ tăng 369,7%.
Hệ số Doanh thu trên vốn cố định năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,65 lần
tương ứng với tỷ lệ giảm 9,13%, hệ số lợi nhuận trên vốn cố định tăng 0,058 lần tương
ứng với tỷ lệ tăng là 138,1%.
Hệ số Doanh thu trên vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 tăng 8,76 lần
tương ứng với tỷ lệ tăng là 118,7%, hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động tăng 0,0372 lần
tương ứng với tỷ lệ tăng 476,9%.
Ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2012 tăng lên rất nhiều so với năm
2011, tuy nhiên nhìn chung thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa được tốt
công ty cần có những biện pháp, chính sách để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
13
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán

III ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH
TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THANH HÓA
3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa.
Công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa đã trưởng thành và đứng vững trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt trong những năm gần
đây, công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường, tiết kiệm
chi phí, hạ giá thành sản phẩm, quan tâm hơn đến chính sách khách hàng, đến người
lao động Nhờ vậy mà công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm và doanh thu của năm
sau luôn cao hơn năm trước, góp phần cho Ngân sách Nhà nước ngày một tăng, thu
nhập của người lao động được ổn định và tăng dần. Để được những kết quả trên đây là
có sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán tại doanh nghiệp.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung”. Lãnh đạo
phòng kế toán đã có phương pháp bố trí sắp xếp công viêc phù hợp với trình độ nghiệp
vụ, khả năng về chuyên môn nên các nhân viên kế toán đã hoàn thành nhiệm vụ của
mình, đảm bảo sử dụng hợp lý tiết kiệm được chi phí làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Và qua thực tế hoạt động của bộ máy kế toán của doanh nghiệp, em đưa ra một số
nhận xét chung như sau:
3.1.1 Ưu điểm:
a. Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
Trong quá trình đổi mới và hòa nhập trong cơ chế thị trường, Công ty đã có
nhiều thay đổi tích cực, đạt được nhiều kết quả tốt trong kinh doanh, đứng vững trên
thị trường. Phòng kế toán của công ty đã góp phần tích cực trong thành công đó, với
bộ máy kế toán gọn nhẹ, có trình độ chuyên môn, có nhiều phương pháp hoàn thiện
công tác hạch toán kế toán, thông tin chính xác kịp thời giúp cho Giám đốc có những
quyết định đúng đắn trong điều hành sản xuất kinh doanh.
Phòng kế toán của Công ty với biên chế 5 người được sắp xếp gọn nhẹ, hợp lý
công việc để phù hợp với nội dung kế toán đã được đặt ra và khối lượng công tác phát
sinh trong quá trình hoạt động.
Có thể nói rằng sự phân công nhiệm vụ theo từng phần hành cho từng đối tượng
lao động trong phòng kế toán là hết sức khoa học, hợp lý, không có xảy ra tình trạng

14
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
không có việc hay làm dư thừa lao động. Do đó, công việc hàng ngày chung trong
phòng luôn diễn ra suôn sẻ, trôi chảy.
b. Về công tác tổ chức kế toán.
Công ty áp dụng theo mô hình tập chung trực tuyến với hình thức ghi sổ Nhật
ký chung là tương đối phù hợp với một doanh nghiệp thương mại, khả năng, trình độ
của đội ngũ kế toán.
Công ty đã sử dụng hệ thống máy tính nối mạng để thu thập và cung cấp thông
tin giữa các phòng ban nên đã rút bớt được thời gian xử lý các số liệu cũng như những
hạn chế cho toàn bộ hệ thống kế toán từ đó có sự liên kết với nhau chặt chẽ.
c. Về công tác bảo quản và lưu trữ chứng từ.
Chứng từ hạch toán ban đầu được hạch toan chính xác và sắp xếp khoa học.
Chứng từ sử dụng trong Công ty vừa đảm bảo tính hợp pháp, vừa đảm bảo chế độ
chứng từ kế toán do nhà nước ban hành.
Ngoài ra để giảm bớt khối lượng ghi chép đơn vị luôn tận dụng ưu thế của bảng
tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, các bảng đơn giản, cụ thể, dễ hiểu để theo dõi, đối
chiếu giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết có liên quan đến tài khoản.
d. Về hệ thống tài khoản kế toán
Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và hạch toán, trên cơ sở hệ thống tài
khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp. Công ty đã tiến hành mở những tài
khoản chi tiết cho từng loại hàng hóa, từng kho hàng góp phần tạo nên sự thuận lợi
cho công tác quản lý của công ty
3.1.2 Nhược điểm
- Do áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung nên không tránh khỏi nhược
điểm chung là khối lượng ghi chép lớn, công việc ghi chép dễ trùng lặp. Đặc biệt công
việc dồn vào cuối kỳ hạch toán nên có ảnh hưởng tới thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Do trình độ tay nghề của các nhân viên kế toán là có sự khác nhau về chuyên
môn nghiệp vụ nên công tác kế toán chưa được đồng bộ về tiến độ hoàn thành công

việc và những sai sót trong ghi chép, tính toán sổ sách là điều không tránh khỏi.
3.2 Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công ty cổ phần lương
thực Thanh Hóa.
3.2.1 Ưu điểm:
15
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Công tác phân tích kinh tế được tiến hành thường xuyên, chính xác cung cấp
thông tin kịp thời cho các nhà quản trị. Công việc này do kế toán trưởng làm nên dễ
dàng có các số liệu chính xác nhanh chóng để phân tích. Hệ thống các chỉ tiêu phân
tích của Công ty là hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty giúp cho
các nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp nhất.
3.2.2 Nhược điểm
Do quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên công tác Phân tích kinh tế không được
chú trọng, công ty không có bộ phận phân tích kinh tế riêng mà do kế toán trưởng đảm
nhiệm nên việc cho ý kiến nhận xét, phân tích không được khách quan.

16
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kế toán – Kiểm toán
ơ
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế tại công ty Cổ phần lương
thực Thanh Hóa em xin đưa ra 2 hướng đề tài làm khóa luận:
Đề tài thứ nhất : “ Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
của công ty cổ phần lương thực Thanh Hóa” thuộc học phần kế toán
Lý do chọn đề tài: Nhận thức được tâm quan trọng của tiền lương công ty Cổ
phần lương thực Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới hoàn thiện công tác tổ chức quản
lý sao cho việc phân phối tiền lương và các khoản trích nộp ngân sách Nhà nước theo
lương của công ty đạt hiệu quả cao nhất.

Đề tài thứ hai : “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
lương thực thanh hóa” thuộc học phần phân tích
Lý do chọn đề tài: Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường
đồng thời là một đơn vị kinh doanh trong ngành lương thực, Công ty Cổ phân lương
thực Thanh Hóa luôn chú trọng đến hiệu quả kinh doanh và tim mọi cách để nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
17
GVHD: Trần Thị Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Trang

×