TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC 3
MÔN: LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
GVHD: Ts. Hồ Văn Liên
SVTH: Dương Thị Diễn
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Giáo dục Singapore Lịch sử GDTG
Nước Cộng hòa Singapore là quốc đảo nhỏ nhất Đông Nam Á với diện tích chỉ
khoảng 710 km2 và dân số khoảng trên 4,8 triệu người. Vốn là một làng chài cá ở phía
nam quần đảo Mã Lai, Singapore trở thành thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19, giành quyền
tự trị vào năm 1959 và trở thành quốc gia độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung từ năm
1965. Chính vì vậy tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến ở đảo quốc này.
Hệ thống Giáo dục quốc dân của đất nước Đảo Quốc gồm 4 bậc: Mẫu giáo, Tiểu
học, Trung học, Dự bị đại học và Đại học; trong đó lại chia ra thành 9 loại hình trường
bao gồm: Mẫu giáo, Trường tiểu học, Trường trung học, Học dự bị đại học, các Trường
Bách khoa, các Viện giáo dục kỹ thuật (Institute of Technical Education - ITE), các
Trường đại học và Đại học quốc tế tại Singapore, các trường tư thục, các trường quốc tế
khác.
1. Mục đích giáo dục:
Mục đích của nền giáo dục chính thống ở Singapore là trang bị cho thanh thiếu niên
những kỹ năng kiếm sống, có giá trị đạo đức lành mạnh, và khi trưởng thành trở thành
những con người có trách nhiệm và những công dân trung thành. Tiến trình học tập nhằm
thu hút được những gì tốt nhất của mỗi trẻ, giúp cho từng em phát huy tối đa tiềm năng
của mình.
Phát triển tài năng của từng cá nhân, sao cho mỗi người đều có thể đóng góp vào sự
nghiệp kinh tế và vào cuộc đấu tranh liên tục nhằm biến Singapore thành một thị trường
quốc tế giàu năng suất và mạnh tính cạnh tranh.
2. Nội dung giáo dục
2
Giáo dục Singapore Lịch sử GDTG
Giai đoạn truyền thống cho đến trước những năm đầu của thập kỷ 70:
Thành quả chủ yếu trong thời kỳ này là việc đạt đến một nội dung đồng nhất cho bốn
hệ thống ngôn ngữ giáo dục của Singapore (tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng Hoa và tiếng
Tamil). Về nội dung, khung môn học thể hiện giáo trình theo môn một cách chọn lọc. Từ
những năm đầu của thập kỷ 70 đến thập kỷ 80 ảnh hưởng của khuynh hướng duy lý trở
nên rõ ràng hơn, với việc sử dụng bản hướng dẫn chi tiết mục tiêu môn học trở thành một
phần cố định của đề cương môn học trong nhà trường. Các môn học về giáo dục công dân
và đạo đức cho khối tiểu học, dựa trên các giá trị xã hội chung và của các nhóm dân tộc
chính, đã được đưa vào giảng dạy, phản ánh những mục tiêu chính trị và xã hội được ưu
tiên hàng đầu trong giai đoạn này.
Nội dung giáo dục trong giai đoạn hiện nay:
Giáo dục kỹ năng Tư duy
Tại các trường, giáo trình được điều chỉnh để có thể bổ xung thêm nhiều các hoạt
động khuyến khích cách suy nghĩ sáng tạo, lập luận và các kỹ năng cần thiết cho quá trình
học tập suốt đời. Quá trình này nhằm tạo ra những người lao động mang tính cách tân và
phù hợp với nền kinh tế dựa trên kiến thức. Ngoài kỹ năng tư duy, Bộ Giáo dục Singapore
còn đưa ra Dự án làm việc phối hợp giữa các bộ môn đối với tất cả các trường. Nhờ
những công việc trong dự án này, học sinh có thể hiểu rõ hơn về sự liên hệ qua lại giữa
các ngành học và bộ môn. Nhờ đó các em còn có được những kỹ năng giải quyết vấn đề
và kỹ năng giao tiếp, cũng như học được phương pháp làm việc theo nhóm… và tất cả các
kỹ năng này đều rất có ích đối với họ trong nền kinh tế dựa trên chất xám.
3
Giáo dục Singapore Lịch sử GDTG
Chú trọng đào tạo về công nghệ thông tin: Trang bị cho các em học sinh những kỹ
năng sử dụng công nghệ thông tin, để từ đó học sinh có thể sử dụng hiệu quả những thế
mạnh của công nghệ thông tin ứng dụng vào trong học tập.
Giáo dục trung học phổ thông
Theo quyết định được ban hành năm 2006, học sinh vào học các trường dự bị đại
học và dự bị đại học tập trung sẽ học theo chương trình bậc A mới. Chương trình này có
nhiều môn học để lựa chọn hơn và cơ chế mềm dẻo hơn. Chương trình mới nhằm mục
đích chuẩn bị thật tốt cho các em học sinh trước những thay đổi nhanh chóng của thế kỷ
21. Lợi thế mà các em có được sẽ là khả năng thích nghi với hoàn cảnh mới, có cái nhìn
thấu đáo hơn từ tư duy của các môn học khác nhau, và biết tự suy nghĩ theo cách của
mình. Đó là tinh thần của việc tạo nên chương trình bậc A mới, với mục tiêu là tập trung
vào việc học nhiều môn khác nhau và tăng cường khả năng học tập độc lập của các em
học sinh.
Giáo trình học bậc A mới bao gồm:
Các kỹ năng sống: Chương trình học toàn diện ở trường, bao gồm cả các hoạt động
không mang tính học vấn, giúp cho các em học sinh có được các giá trị và kỹ năng để
đứng vững trong cuộc sống với tư cách là những công dân có trách nhiệm và năng động.
Kỹ năng kiến thức: Một phần của chương trình học được tập trung vào việc phát
triển khả năng tư duy và kỹ năng giao tiếp của các em học sinh.
4
Giáo dục Singapore Lịch sử GDTG
Các môn học dựa trên nội dung: Chương trình học giúp cho các em học sinh có được
kiến thức cơ bản về các môn học chính trong ba lĩnh vực khác nhau là Ngôn ngữ, Khoa học
xã hội và nghệ thuật, Toán và Khoa học. Nếu một học sinh theo học khoá Khoa học xã hội và
nghệ thuật, em đó sẽ phải học ít nhất một môn từ nhóm đối lập như Toán và Khoa học, và
ngược lại. Một môn học có tính đối lập sẽ giúp cung cấp một cơ sở kiến thức rộng hơn. Điều
này sẽ chuẩn bị cho các em học sinh cho những cách tiếp cận liên quan đến nhiều ngành học
vốn được sử dụng ở bậc Đại học.
Kiến thức và tìm hiểu thông tin (KI) tạo cho các em học sinh cơ hội để khai thác
những phương pháp tìm hiểu thông tin trong các lĩnh vực như Khoa học, các môn Khoa
học xã hội, Toán và các môn Mỹ thuật. Các em học sinh có thể thi KI thay cho môn thi
chung. Vì KI là môn học kết hợp của nhiều môn khác nhau nên nó có thể được coi là môn
học có tính đối lập đối với các em học sinh chuyên về nhóm Khoa học xã hội và Nghệ
thuật hay Toán và Khoa học.
Sử dụng tiếng mẹ đẻ
Chính phủ khuyến khích tất cả các học sinh Singapore học tiếng mẹ đẻ trong thời
gian càng lâu càng tốt và đạt đến trình độ cao nhất mà khả năng của họ cho phép. Ông
Tharman Shanmugaratnam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã giải thích tại Ủy ban thảo luận
ngân sách của Quốc hội năm 2004 là Bộ Giáo dục “sẽ thực hiện các sáng kiến trong giáo
dục để duy trì và nâng cao mối quan tâm học tiếng mẹ đẻ trong giới trẻ Singapore và đảm
bảo cho các ngôn ngữ phát triển trong tương lai”.
Giáo dục về Quốc gia
5
Giáo dục Singapore Lịch sử GDTG
Bộ Giáo dục Singapore đưa ra chương trình Giáo dục về Quốc gia trong các trường
nhằm bồi dưỡng nhận thức và tình cảm của các em học sinh về di sản và vận mệnh chung
của đất nước. Trong khuôn khổ chương trình học tập, Giáo dục về Quốc gia được kết hợp
vào với các môn như Xã hội học, Sử học và Địa lý.
Chương trình còn được hỗ trợ thêm bởi các chương trình và hoạt động ngoại khoá
mà các em tham gia. Các em học sinh kỷ niệm các ngày lễ như Ngày lễ Quốc phòng toàn
dân, Ngày Hữu nghị Quốc tế, ngày Hoà hợp giữa các sắc tộc và ngày Quốc khánh. Các
em còn tham gia vào các hoạt động như đi tham quan học tập đến những cơ sở giáo dục
quan trọng trong nước. Trong Chương trình Tham gia vào Cộng đồng, các em học sinh
tham gia được trực tiếp thực hiện các dự án phục vụ cho cộng đồng.
Thông qua những hoạt động này, các em học được sự tôn trọng và sự đoàn kết hợp
tác giữa người Singapore không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo, có được sự hiểu biết sâu
rộng và đánh giá đúng mức những thử thách, khó khăn và các điểm yếu mà Singapore
đang phải đối mặt hôm nay và trong tương lai.
Các hoạt động ngoại khoá: là một phần của nền giáo dục toàn diện mà Singapore
muốn đem đến cho các em học sinh, chính vì vậy mà các chính sách và sự sắp xếp các
bậc học được mở rộng để giúp các em có nhiều sự lựa chọn hơn và ghi nhận sự tham gia
của các em không chỉ trong các môn thể thao mà còn trong các hoạt động do các em tự
khởi xướng và các hoạt động cộng đồng.
3. Phương pháp giáo dục:
Đào tạo theo trình độ:
6
Giáo dục Singapore Lịch sử GDTG
Kể từ cuối những năm 1970, các trường học tại Singapore đã phân loại học sinh
theo trình độ, giúp họ theo học những chương trình phù hợp với khả năng tiếp thu của
mình. Cách thức trên đã được củng cố theo thời gian và chuyển thành phương pháp học
tập theo chủ đề vào năm 2006. Theo đó, học sinh không cần phải học và giỏi đều tất cả
các môn, mà được quyền lựa chọn môn học theo sở thích và thế mạnh của mình.
Đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục: Theo đó, nhà trường sẽ sử
dụng sức mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông nhằm phát triển tri thức của học
sinh và đào tạo cả giáo viên.
Chương trình tiểu học được thay đổi gần đây bởi nhiều yếu tố, cụ thể là việc sử dụng
công nghệ thông tin và việc giới thiệu 2 phương pháp dạy và học mới: phương pháp
SEED và SAIL. Phương pháp SEED (Chiến lược cho sự gắn kết và phát triển hiệu quả)
dành cho các lớp năm đầu tiểu học và SAIL (Chiến lược cho việc học tập chủ động và
độc lập) được áp dụng cho các lớp tiểu học lớn hơn. SEED là một cải cách mà Bộ Giáo
dục đưa ra vào năm 2002 trong đó khuyến khích các thầy cô giáo tìm tòi về phương pháp
giảng dạy, tự lên kế hoạch và điều chỉnh giáo trình sao cho phù hợp với học sinh ở từng
trường. Đối với SAIL, thì phương pháp này lại coi việc học là một quá trình phát triển
theo quy cách. Trong đó việc giảng dạy và thi cử hướng dẫn cho học sinh cách họ phải
học tập và trau dồi thường xuyên như thế nào. Phương pháp này được hỗ trợ bởi rất nhiều
công cụ, bao gồm: thứ nhất là những văn bản liệt kê các hạng mục cần học, thứ hai là các
bài tập cung cấp phạm vi kiến thức mà học sinh cần phải học và trình bày kiến thức đã
học, thứ ba là các công cụ đánh giá trong đó đề cập đến các khía cạnh của việc đánh giá
7
Giáo dục Singapore Lịch sử GDTG
kết quả học tập của học sinh theo các bài tập kể trên, cũng như mức độ đạt trình độ yêu
cầu đối với từng khía cạnh.
Phương pháp SEED cũng được kết hợp trong việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ. “SEED-
CL” là chương trình sử dụng kỹ thuật SEED trong việc học tiếng Hoa ở năm thứ 1 và thứ
2 của bậc tiểu học nhằm giúp các em học sinh nhỏ học (tiếng Hoa) tốt hơn và thích thú
với việc học tập hơn.
“Dạy ít hơn và học nhiều hơn”: Chính sách cắt giảm nội dung nhằm dành cho các
thầy cô giáo nhiều thời gian để trao đổi với các em học sinh hơn và cũng để thầy cô có
thời gian để suy xét lại phương pháp giảng dạy của mình. “Dạy ít hơn và học nhiều hơn”,
theo cách nói của Bộ trưởng Giáo dục Shanmugaratnam năm 2005 là “đi vào cốt lõi của
chất lượng giáo dục”. Điều này cũng vì “sự tương tác tốt hơn giữa thầy giáo và học sinh”
và “tạo mối tâm giao giữa thầy và trò” chứ không phải chỉ dạy với mục đích kiểm tra và
thi cử.
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học_Quyển 4: Sơ lược quá trình phát
triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Các nguồn internet:
1. singaporeedu.gov.sg
2. rvcentre.edu.vn
3. gddhhoinhapquocte.vnuhcm.edu.vn
8
Giáo dục Singapore Lịch sử GDTG
4. studysingapore.edu.vn
9