Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại CÔNG TY Cổ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.37 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thị trường, một môi trường
mang tính cạnh tranh mạnh mẽ, đem lại cơ hội, song cũng không ít thách thức cho các
doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới đặc biệt là các
doanh nghiệp sản xuất. Do đó các doanh nghiệp phải không ngừng hờn thiện và nâng
cao cơ chế quản lý kinh tế, đặc biệt là công tác kế toán tài chính.
Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại,
trường Đại học Thương Mại, bản thân em đã được sự dạy dỗ chỉ bảo nhiệt tình, tâm
huyết của các thầy cô. Và nhận được sự chỉ bảo của cá cán bộ trong công ty Cổ phần
Đầu tư Vĩnh Phát đã giúp em hoàn thiện hơn nữa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Giúp em
kết hợp lý luận từ nhà trường với thực tiễn tại đơn vị.
Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Lê Thị Thanh Hải cùng cán bộ công
ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Phát đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế
nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
- Tên công ty : CÔNG TY Cổ PHẦN ĐẦU TƯ VĨNH PHÁT
- Tên giao dịch : VINH PHAT INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : VPIC., JSC
- Trụ sở chính : Số 298A, đường Bưởi, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội.
- Điện Thoại : 0439841693
- Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng
- Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phát là một công ty thương mại, được thành lập
ban đầu dưới hình thức công ty TNHH với tên gọi công ty TNHH Thương Mại Và Sản
Xuất Vĩnh Lộc Phát ngày 10-10-2002 theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số
0102006601, do phòng ĐKKD- sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp .
Sau đó công ty đã chuyển đổi từ công ty TNHH sang loại hình công ty cổ phần
ngày 20-05-2009 công ty chuyển đổi thành công ty Cổ Phần Đầu Tư Vĩnh Phát theo


giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công Ty Cổ Phần số 010103016381.
-Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chính : Nhập khẩu, thương mại và sản xuất
trang thiết bị bảo hộ lao động.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Cty kinh doanh chính : Nhập khẩu, thương mại và sản xuất trang thiết bị bảo hộ
lao động
Là một công ty thương mại, sau nhiều năm đi vào hoạt động và kinh doanh .
Công ty đầu tư Vĩnh Phát đã ngày càng mở rộng thị trường không những trong nước
mà còn mở rộng sang cả nước ngoài. Công ty cung cấp trang thiết bị bảo hộ trong
nhiều ngành nghề như: Xây dựng, giao thông, nông nghiệp, cơ khí, điện , nước, công
nghiệp, y tế, ; ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ vận
tải, môi giới thương mại, và còn nhiều hoạt động khác.
Cụ thể :
-Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị ngành xây dựng, giao thông, vận tải, nông
nghiệp, cơ khí, vật tư ngành nước, điện, thiết bị vật tư công nghiệp( không bao gồm
thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y).
1
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, sắt, thép, gốm sứ, đồ trang trí nội ngoại thất.
- Buôn bán trang thiết bị y tế , hóa chất ( trừ hóa chất Nhà nước cấm)
- Buôn bán thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị viễn thông, tin học, trang
thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm.
- Sản xuất mua bán phần mềm tin học
- Buôn bán hàng lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm, rượu, bia , nước
giải khát, thuốc lá nội, bánh kẹo các loại .
- Tư vấn an toàn lao động, xử lý môi trường, tư vấn và chuyển giao công nghệ
trong các lĩnh vực môi trường, công nghiệp.
- Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa
- Môi giới thương mại
- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
- Vận hành và kinh doanh các dịch vụ phục vụ tòa nhà, văn phòng, khu đô thị,
khu công nghiệp, khu du lịch
- Dịch vụ quản lý bất động sản
- Kinh doanh khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí, thể dục, thể thao
- Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa bằng ô tô theo hợp đồng.
Sau nhiều năm hoạt động công ty đã thành công thiết lập được một thị trường
rộng khắp như : Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Linh, và
cả thị trường nước ngoài như Nhật Bản; với Hà Nội là thị trường trọng tâm. Công ty
đã tạo dựng được một hệ thống khách hàng thân thiết và chủ lực như : công ty cổ phần
xi măng Cẩm Phả, công ty xi măng Thái Nguyên, công ty trang thiết bị bảo hộ lao
động Đại An, công ty xi măng Hoàng Thạch, .Với kết quả đã đạt được đã cho thấy
sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự cố gắng không nhỏ của toàn bộ thành
viên trong công ty. Nhưng không dừng lại ở đó, dựa vào kết quả đã đạt được công ty
đã kết hợp với nhiều đề án và phương hướng kinh doanh cùng với hàng loạt các chính
sách để công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.
Thị trường với nhu cầu ngày càng đa dạng và với xu hướng luôn biến động,
kinh doanh trên nhiều ngành nghề giúp công ty linh hoạt và nắm bắt nhanh được nhu
2
cầu của thị trường, mở ra nhiều triển vọng kinh doanh. Nhưng điều này cũng đòi hỏi
đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của công ty phải cố gắng hơn nữa để nắm bắt
thị trường thật tốt.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
- Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phát là công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoán và có dấu riêng. Công ty hoạt động theo
hình thức công ty cổ phần với 3 cổ đông sáng lập . Đứng đầu là Hội đồng quản trị,
dưới Hội đồng quản trị là ban giấm đốc. Ban giám đốc tực tiếp lãnh đạo công ty chịu
trách nhiệm trước pháp luật và cán bộ công nhân viên trong công ty về kết quả hoạt
động kinh doanh. Trợ giúp cho Ban giám đốc còn có các phòng , các chức năng.

Công ty gồm : 36 nhân viên.
- Sơ đồ tổ chức công ty :
Bảng 01: Sơ đồ tổ chức công ty
+ Ban Giám Đốc : trực tiếp lãnh đạo công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và
cán bộ công nhân viên trong công ty về kết quả hoạt động kinh doanh
+ Phòng Kinh Doanh :Thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng mang lại lợi nhuận
cho công ty.Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước
mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc
trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu.
3
Ban giám đốc
Ban giám đốc
Phòng Vật Tư
Phòng Vật Tư
Phòng hành
chính
Phòng hành
chính
Phòng tổ chức
nhân sự
Phòng tổ chức
nhân sự
Phòng kế
toán
Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh
Phòng kinh
doanh

Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
+ Phòng Vật Tư : Phòng vật tư là đơn vị thuộc bộ máy quản lý cua công ty, có
chức năng cung cấp thông tin kinh tế , giá cá thị trường , và tình hình của các loại
hàng hóa cho các ban liên quan.
+ Phòng Kế Toán : Tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kế toán, tài chính
của Công ty theo phân cấp và các quy chế, quy định của Công Ty đầu tư Vĩnh Phát và
các quy định của Nhà nước.Quản lý toàn bộ các loại quỹ của Công ty theo đúng quy
định của Công Ty đầu tư Vĩnh Phát và của Nhà nước.Thực hiện chế độ báo cáo tài
chính và lưu trữ, bảo quản đầy đủ chứng từ kế toán ban đầu theo quy định hiện hành.
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm.
+ Phòng Hành Chính: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động; kế hoạch tiền
lương hàng năm;quản lý cán bộ, nhân sự lao động và tiền lương theo các quy định của
Nhà nước và của Công Ty đầu tư Vĩnh Phát. Quản lý toàn bộ tài sản trang thiết bị văn
phòng của công ty; Thực hiện công tác văn thư; lưu giữ hồ sơ theo quy định.
+ Phòng Tổ Chức Nhân Sự : là đơn vị tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc
thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến công
tác tổ chức và nhân sự của công ty.
1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm gần nhất
Theo số liệu các năm 2011 và 2012 trên BCKQHĐKD của công ty
Bảng 02 :KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2011-2012
Đvị : VNđ
Chỉ tiêu 2011 2012
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
%
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
21,385,183,600

21,583,983,428
198,799,820 0.93
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
610,753,251 259,767,920 ( 350,985,331) (57.46)
+ Chiết khấu thương
mại
536,349,609 240,303,770 (296,045,839) (55.2)
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại 74,403,642 190,464,150 116,060,508 155.9
4
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
20,774,430,349 21,324,215,508 549,785,160 2.65
4. Giá vốn hàng bán
16,431,468,939 16,518,269,527 86,800,590 0.53
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4,342,961,410 4,805,945,936 462,984,526 10.66
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
33,093,086 58,706,100 25,613,014 77.39
7. Chi phí tài chính 159,675,436 189,284,788 29,609,352 18.54
- Trong đó: Chi phí lãi
vay
8. Chi phí bán hàng 511,177,546 600,714,520 89,536,974 17.52
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp

633,404,827 706,928,863 73,524,036 0.12
10. Lợi nhận thuần từ
hoạt động kinh doanh
3,071,796,687 3,367,723,863 295,927,176 9.63
11. Thu nhập khác 191,721,000 51,061,865 (140,659,135) (73.37)
12. Chi phí khác 80,235,372 39,054,760 (41,180,612) (51.32)
13 Lợi nhuận khác 111,485,628 12,007,105 (99,478,523) (89.23)
14 Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
3,183,282,315 3,379,730,968 196,448,653 6.17
15 Tuế thu nhập doanh
nghiệp
40,747,225 75,565,254 34,818,029 85.45
16 Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
3,142,535,090 3,304,165,714 161,630,624 5.14
Nhận xét:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 tăng
198,799,820 VNđ tương đương 0.93% . Nhưng các khoản giảm trừ doanh thu năm
2012 so với năm 2011 thì lại giảm 350,985,331 Vnđ tương đương giảm 57,46% làm
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 549,785,160 VNđ
tương đương 2.65% so với năm 2011. Giá vốn hàng bán tăng 0.53% tương đương
5
86,800,590 VNđ làm Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng
462,984,526 VNđ.
- Năm 2012 so với năm 2011: có doanh thu tài chính tăng mạnh77.39% tương
đương 25,613,014VNđ: nhưng đồng thời chi phí tài chính tăng 29,609,352 VNđ tương
đương 18.54% , chi phí bán hàng tăng 89,536,974 VNđ tương đương tăng 17.53% ,
chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 0.12% tương đương 633,404,827 VNđ . Vì
vậy đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 chỉ tăng

295,927,176 VNđ tương đương 9.63% so với năm 2011.
- Thu nhập khác năm 2012 giảm 140,659,135 VNđ tương đương 73,37% so với
năm 2011. Chi phí khác cũng giảm 41,180,612VNđ tương đương giảm 51.32% làm
chỉ tiêu lợi nhuận khác giảm 89.23% tương đương 99,478,523 VNđ.
- Lọi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 9.63% nhưng lọi nhuận khác lại
giảm 89.23% làm chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ tăng 6.17% tương
đương 196,448,653VNđ.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 34,818,029 VNđ
tương đuoang tăng 85.45% làm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ tăng
161,630,624 VNđ tương đương tăng 5.14%.
6
II. TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH
KINH TẾ TẠI ĐƠN VỊ.
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
+ Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ phận kế toán là một bộ phận riêng biệt hoạch toán độc lập
gồm 4 kế toán viên :
-Kế toán trưởng : Nguyễn Thị Chiên
- Kế toán tổng hợp: Phạm Thị Phương
- Kế toán thuế: Trần Thị Liên
- Kế toán kho : Đào Duy Khánh
- Thủ quỹ : Nguyễn Thị Lưu
Bảng 03 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
+ Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
- Kỳ kt theo năm dương lịch từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm
- Chế độ kt áp dụng theo QĐ 48 / 2006 QĐ-BTC ngày 14/9/2006 dành cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đơn vị tiền tệ : VNĐ
- Hình thức Kế toán : áp dụng kế toán máy , sử dụng phần mềm past

- Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung
- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác sang đồng tiền sử dụng trong kế
toán : theo tỷ giá thực tế
- Phương pháp khấu hao TSCĐ : TSCĐ được ghi nhận theo nguyên tắc giá
gốc và được tính khấu hao theo đường thẳng ( khấu hao theo năm )
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho :
7
Kế toán trưởng
Kế toán trưởng
Kế toán kho
Kế toán kho
Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp
Kế toán thuế
Kế toán thuế
Thủ quỹ
Thủ quỹ
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho : theo nguyên tắc giá gốc
Phương pháp hạch toán : kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho : bình quân gia quyền
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí tài
chính trong năm.
2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
a, Tổ chức hệ thống hạch toán ban đầu
- Việc nhập kho và xuất kho hàng hoá, thành phẩm ở Công ty diễn ra thường
xuyên, liên tục. Do vậy, mà kho hàng , thành phẩm luôn luôn biến động. Để quản lý
hàng hoá, thành phẩm thì các hoạt động nhập, xuất kho đều được lập chứng từ đầy đủ,
chính xác theo địa điểm và thời gian phát sinh đúng với các quy định cụ thể trong chế
độ ghi chép ban đâu.
- Khi chưa áp dụng luật thuế GTGT, việc ghi chép ban đầu của kế toán về hàng

hoá, thành phẩm ở Công ty được sử dụng các chứng từ sau:
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (khi bán hàng cho các đơn vị thuộc Công ty)
- Kể từ khi luật thuế GTGT được áp dụng trong việc mua bán hàng hoá, thành
phẩm được thực hiện thông qua hợp đồng. Khi hợp đồng được ký kết,việc giao hàng
được diễn ra và dù bán cho trong hay ngoài Công ty thì kế toán cũng sử dụng các
chứng từ sau:
+ Hoá đơn thuế GTGT.
+ Phiếu thu.
+ Báo cáo bán hàng.
- Nhận thức được tầm quan trọng của chứng từ kế toán, vì nó là căn cứ để ghi sổ kế
toán, là cơ sở pháp lý cho mọi số liệu của kế toán. Do vậy, tính trung thực của thông tin
phản ánh trong chứng từ kế toán quyết định tính trung thực của số liệu kế toán. Tổ chức
tốt việc thu nhập thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế
toán có ý nghĩa quyết định đến chất lượng công tác kế toán ở Công ty.
- Kế toán trưởng Công ty đã xây dựng một chương trình luân chuyển chứng từ kế
toán cho từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phân công rõ trách nhiệm của từng bộ
phận trong Công ty để giảm bớt những thủ tục, chứng từ không cần thiết và kế toán
tiêu thụ là một khâu quan trọng trong công tác kế toán. vì vậy, việc tổ chức luân
8
chuyển chứng từ một cách khoa học là rất quan trọng trong khâu tiêu thụ kế toán
trưởng quy định. Trình tự luân chuyển chứng từ như sau:
Tại Công ty, phương thức bán chủ yếu là bán buôn qua kho, người mua là các
đơn vị nhận khoán của công ty để bán lẻ và các khách hàng ngoài Công ty.
+ Hoá đơn GTGT loại 3 liên: được lập bởi kế toán bán hàng.
Liên 1: Lưu
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Được đưa về kho - dùng làm căn cứ lập thẻ kho cuối mỗi kỳ báo cáo kho.
Sau khi lập báo cáo kho liên 3 và báo cáo kho được đưa về phòng kế toán. Báo
cáo kho sẽ được kế toán vật tư lưu giữ. Hoá đơn liên 3 được kế toán doanh thu lưu giữ.
Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt và bằng phương thức trả chậm thì kế toán công

nợ có trách nhiệm theo dõi từng khách hàng, thoả ước thời hạn trả, và khi khác hàng
trả tiền kế toán công nợ sẽ sử dụng Phiếu thu.
+ Cuối mỗi tháng, kế toán bán hàng tiến hàng lập báo cáo nhập, xuất, tồn thành
phẩm và kho hàng hoá.
Như:
- Với nghiệp vụ tiền lương: Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công
hàng tháng tại mỗi bộ phận, phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và
hạch toán số lượng lao động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm
công kế toán có thể nắm được từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu
người nghỉ với lý do gì. Sau đó cuối tháng các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công về
phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán sẽ tập hợp và hạch toán số lượng công nhân
viên lao động trong tháng. Từ đây kế toán sẽ kết hợp với bảng tiền lương để tính tiền
lương cho từng nhân viên vào bảng thanh toán tiền lương vào cuối tháng.
Từ Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiền lương
lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
b, Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sủ dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 48 của Bộ Tài Chính
ban hành năm 2006. Với các tài khoản cấp I, II, III theo quy định về các tài khoản và
tiểu khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Ngoài ra hiện nay với sự phát triển
9
ca cụng ngh thụng tin v vic ng dng cụng ngh thụng tin vo qun lý, vic s
dng phn mm k toỏn giỳp cho vic hch toỏn v ghi chộp tr nờn n gin hn.
Tuy nhiờn ngoi cỏc ti khon ó c s dng thỡ theo quyt nh 48 cụng ty ó
cha s dng cỏc ti khon sau trong cụng tỏc hch toỏn ca n v :
- Ti khon loi 1 : cụng ty cha s dng cỏc ti khon : TK 121, TK 138,, TK 159.
- Ti khon loi 2 : TK 241, TK 242, TK 244.
- Ti khon loi 3 : TK 311, TK 335, TK 351.
- Ti khon loi 4 : TK 413, TK 418, TK 419.
Vỡ cụng ty cha s dng mt s ti khon trờn nờn mt s ch tiờu cha c
hch toỏn ỳng theo quy nh ca b ti chớnh , hay mt s ch tiờu cha c cụng ty

chỳ trng v b qua khụng thc hin hch toỏn. Nh :
- Cụng ty ó cha coi trng cụng tỏc trớch lp cỏc khon d phũng . Trong khi ú
vic trớch lp cỏc khon d phũng ny li tỏc ng ỏng k n kt qu hot ng kinh
doanh ca doanh nghip.
- Hay trong hch toỏn cỏc khon phi thu khỏc, cỏc khon chi phớ tr trc di
hn , cỏc khon ký cc ký qu di hn.
- Hay trong hch toỏn cỏc khon vay ngn hn, chi phớ phi tr
- Hay trong vic hch toỏn lói l khi tớnh t giỏ

c, T chc h thng s k toỏn
n v ghi s theo hỡnh thc nht ký chung . Vi s h tr ca phn mm k
toỏn thỡ hỡnh thc nhõt ký chung t ra l 1 hỡnh thc cú nhiu u im, d dng cho
vic ghi chộp cng nh theo dừi.
Gm cỏc loi s ch yu sau:
S Nht ký chung, S Nht ký c bit;
S Cỏi;
Cỏc s, th k toỏn chi tit.
Hình thức Kế toán Nhật ký chung
-Qui trình ghi sổ

10
Sổ (thẻ) kế toán chi
tiết hàng hoá tuỳ
theo phơng pháp kế
toán chi tiết sử dụng
Chứng từ gốc về hàng hoá
( Phiếu nhập, phiếu xuất)

Nhật ký chung
Sổ cái TK 156,

157, 131, 331,
Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo kế toán
Nhật ký
đặc biệt
Bng 04: Quy trình ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký chung
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối kỳ
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hàng hoá kế toán ghi vào Nhật ký chung và
sổ chi tiết hàng hoá. Trên cơ sở Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái TK 156, 157
Doanh nghiệp sử dụng Nhật ký đặc biệt thì từ chứng từ gốc hàng hoá, kế toán
ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt, cuối kỳ ghi vào sổ cái TK 156,157.
Cuối tháng từ sổ thẻ chi tiết hàng hoá kế toán vào sổ tổng hợp chi tiết. Sổ này đối
chiếu với sổ cái TK 156,157
Cuối tháng căn cứ vào sổ cái TK 156,157 kế toán ghi vào Bảng cân đối số phát sinh
Cuối quý từ bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết kế toán ghi vào hệ
thống Báo cáo kế toán.
d, T chc h thng BCTC
- Bỏo cỏo ti chớnh nm bao gm
+ Bng cõn i k toỏn (mu s B 01 - DN)
+ Bỏo cỏo kt qu hot ng kinh doanh (mu s B 02 - DN)
11
Sổ tổng hợp chi
tiết hàng
hoá
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B 09 - DN)
Các báo cáo này giúp cho các cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước và cả chủ nợ

biết được tình hình hoạt động của đơn vị trong kỳ để từ đó đề ra các quyết định phù hợp.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
- Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán
Tổ chức công tác phân tích kinh tế là một việc không thể thiếu trong mỗi một
đơn vị kinh doanh. Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phát tuy đã thực hiện công tác phân
tích nhưng chưa chú trọng và để ý sâu đến công tác phân tích tại công ty.

12
Bảng 05: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
(Nguồn: Phòng kế toán)
ST
T
Nội
dung
Công thức
năm
2011
năm
2012
So sánh
Chênh
lệch
Tỷ
lệ %
1
Tỷ suất
sinh lời
(ROA)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tổng tài sản
0.2917

0.31086

0.01916

6.56
2
Hệ số
sinh lợi
vốn
chủ sở
hữu
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
0.3665
3

0.38011

0.01358

3.7
3
Hệ số
thanh
toán
tổngquát

Tổng tài sản
Tổng nợ

4.6694
7
5.08433

0.41486

8.88
Nhận xét:
- Tỷ suất sinh lời ROA năm 2012 so với năm 2011 tăng 0.01916 lần tương đương
tăng 6.56% cho thấy hiệu quả của quá trình tổ chức , hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong năm 2012 đã tổ chức và quản lý tốt , có hiệu quả ngày càng tốt hơn.
- Năm 2012 có hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu tăng 0.01358 lần tương đương tăng
3.7% làm cho lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trong năm 2012 tăng 0.01358 lần so
với năm 2011 . Từ đây sẽ làm cho chủ sở hữu doanh nghiệp càng tin tưởng vào lợi
nhuận sẽ thu được trong thời gian tới khi bỏ vốn vào kinh doanh giúp cho công ty có
khả năng kêu gọi được càng nhiều vốn đầu tư vào công ty.
- Có hệ số thanh toán tổng quát của các năm 2011, 2012 đều > 1 cho thấy với
lượng TS hiện có công ty đã đáp ứng được chi trả các khoản nợ của công ty. Năm
2012 có hệ số thanh toán tổng quát là 5.08433 > 4.66947 là hệ số thanh toán tổng quát
của công ty trong 2011, tăng 0.41486 lần. Từ phân tích hệ số thanh toán tổng quát
giúp các nhà đầu tư, các khách hàng , ngân hàng,… thấy được và tin tưởng vào khả
năng thanh toán các khoản nợ của công ty giúp thúc đẩy sự đầu tư , tăng quá trình mua
bán , giúp công ty có thể dễ dàng vay được vốn hơn.
13
2.3. Tổ chức công tác tài chính
- Công tác kế hoạch hóa tài chính
Công tác kế hoạch hóa tài chính được giám đốc đơn vị chỉ đạo theo dự toán và

yêu cầu thực tế. Cuối ký kế toán năm, đơn vị sẽ tổ chức đánh giá tình hình sử dụng các
nguồn vốn và các quỹ của doanh nghiệp để trích lập các quỹ của năm sau. Hàng quý
đơn vị sẽ tiến hành họp để báo cáo về tình hình sử dụng vốn, TSCĐ, TSLĐ, vốn chiếm
dụng và quỹ tiền mặt của đơn vị.
- Công tác huy động vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần phải có 1
lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, vốn chuyên
dùng khác. Do vậy để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp sau mỗi kỳ
hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và phân tích tình hình
tài chính, mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn, từ đó doanh nghiệp có biện pháp
huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất
Công tác huy động vốn được thực hiện cố định theo kế hoạch vào đầu năm từ chủ
doanh nghiệp, các nhà đầu tư,ngân hàng, từ nhân viên trong công ty. Hoặc có thể huy
động vốn bất thường từ các nguồn khác nhau để phục vụ nhu cầu vốn bất thường để
chi trả cho các nhà cung cấp, chi lương cho nhân viên khi tiền hàng từ nước ngoài
chưa kịp chuyển về. Hay từ chính

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
Vốn chủ sở hữu 8,368,511,757 8,591,221,254 222,709,497 2.66
nợ dài hạn 1,200,114,923 1,247,038,744 46,923,821 3.91
Nợ ngắn hạn 890,251,497 814,975,421 (75,276,076) (8.46)
-năm 2011
= 24.98%
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
100% x
Tổng nợ
Giá trị vốn chủ
sở hữu
14

-Năm 2012
= 24 %
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ
số này nhỏ hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp đã chưa huy động tốt nguồn vốn vay,
khai thác hiệu quả tiết kiệm thuế.
- Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản
Là một công ty thương mại nên TS ngắn hạn chiếm khá lớn trong cơ cấu tài sản.
Vốn và tài sản của đơn vị được quản lý về mặt hiện vật lẫn giá trị. Tình hình vận động
từ vốn bằng tiền sang tài sản cố định được ban giám đốc nghiên cứu kỹ lưỡng trước
khi có quyết định đầu tư. Vốn lưu động được sử dụng chủ yếu để tái đầu tư vào kinh
doanh đảm bảo các nhu cầu cần thiết của đơn vị phát sinh trong quá trình kinh doanh .
Đvị : VNđ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
TS ngắn hạn 8,279,906,071 8,711,111,481 431,205,410
TS dài hạn 2,178,972,106 1,942,123,938 (236,848,168)
( nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2011,2012 )
Nhận xét :
+ Năm 2011 có TS ngắn hạn nhiều gấp 3.767 lần so với TS dài hạn, năm
2012 TS ngắn hạn cũng nhiều hơn so với TS dài hạn 4. 485 lần.
+ Năm 2012 so với 2011 có : TS ngán hạn tăng 431,205,410 VNđ trong khi
đó TS dài hạn lại giảm 236,848,168 VNđ , đã làm cho cơ cấu TS ngắn hạn năm 2012
tăng 0.718 lần trong tổng tài sản.
Cho thấy công ty có cơ cấu TS ngắn hạn nhiều gấp 3 đến 4 lần TS dài hạn hay
công tác quản lý và tổ chức TS của đơnvị phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty
là công ty thương mại
- Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Doanh thu của đơn vị được theo dõi trên tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ; tài khoản 515: Doanh thu tài chính; tài khoản 711: Thu nhập khác.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
100% x

Tổng nợ
Giá trị vốn chủ
sở hữu
15
Các tài khoản này tập hợp các khoản thu nhập của đơn vị trong kỳ.doanh thu của đơn
vị chủ qua tài khoản ngân hàng. Khi có nhu cầu chi trả mới tiến hành thanh toán cho
các đơn vị khác qua chuyển khoản hoặc nhập quỹ tiền mặt để chi trả bằng tiền mặt cho
khách hàng hoặc các dịch vụ thuê ngoài. Tuy nhiên lượng tiền mặt thực tế là không
nhiều để đảm bảo tính minh bạch và thuận tiện trong thanh toán. Hơn nữa giao dịch
qua tài khoản ngân hàng cũng thuận tiện cho việc đối chiếu giữa hệ thống hóa đơn
chứng từ với sổ phụ của ngân hàng.
Chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp vào các tài khoản : tài khoản 154 : chi
phí sản xuất; tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp; tài khoản 635: Chi phí tài
chính; tài khoản 811: Chi phí khác.
Việc tập hợp và quản lý chi phí là một việc vô cùng quan trọng trong việc tiết
kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt
mục tiêu cho mình là tìm các giải pháp tiết kiệm chi phí một cách tối đa để đảm bảo sử
dụng đồng vốn bỏ ra một cách có hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế. việc phân loại
giữa chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất nhằm mục đích đối chiếu, so sánh tính
hiệu quả và việc thực hiện tiết kiệm trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
để từ đó có thể có các biện pháp điều chỉnh kịp thời, hợp lý, tránh thất thoát.
Lợi nhuận của doanh nghiệp:
Lợi nhuận gộp từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ
=
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
-
Giá vốn hàng
bán


Lợi nhuận
thuần
=
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ
+
Doanh thu tài
chính
-
Chi phí tài
chính
Lợi nhuận sau thuế của đơn vị được theo dõi trên tài khoản 421: lợi nhuận chưa
phân phối. Cuối kỳ kế toán năm, hội đồng thành công ty họp và quyết định phân phối
lợi nhuận, tỷ lệ các khoản trích lập, các khoản tái đầu tư và các khoản chi cho các
thành viên góp vốn.
Lợi nhuận là cái đích ngắm cuối cùng mà bất cứ doanh nghiệp nào đều nhắm đến.
Tạo ra lợi nhuận đã khó nhất là trong thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay, việc
tạo phân phối số lợi nhuận thu được còn khó hơn rất nhiều.
- Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ
Các khoản phải nộp ngân sách là các khoản phản ánh nghĩa vụ của đơn vị với
Nhà nước. Các khoản này bao gồm: thuế GTGT phải nộp, thuế TNDN, thuế môn bài,
16
thuế nhập khẩu. Thuế GTGT phải nộp được kê khai hàng tháng bằng phần mềm hỗ trợ
kê khai thuế GTGT và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Kết thúc kỳ kế toán năm, đơn vị
nộp thuế hoặc được hoàn thuế theo số đã kê khai lũy kế 12 tháng trong năm.
Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và các chi phí hợp lý
theo quy định, biểu mẫu thuế suất của cơ quan thuế có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
Thuế môn bài được nộp cố định mỗi năm.

Thuế nhập khẩu được nộp khi làm thủ tục nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa.
Quản lý công nợ: công nợ của đơn vị được giao cho một kế toán theo dõi theo
từng đối tượng khách hàng có sự giám sát, kiểm tra của kế toán trưởng và ban giám
đốc. Việc báo cáo công nợ diễn ra hàng tuần theo giá trị, người nợ và chủ nợ. Kế toán
công nợ theo dõi thời hạn thanh toán các hợp đồng mua bán với đối tác để từ đó tiến
hành chi trả cho các khoản nợ đã đến hạn hoặc sắp đáo hạn. Với việc sử dụng các ủy
nhiệm chi để vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán cho các nhà cung ứng bên nước
ngoài thì theo dõi công nợ là việc vô cùng quan trọng bởi lẽ ngân hàng sẽ không cho
vay vượt hạn mức theo quy định của ngân hàng còn doanh nghiệp thì muốn giải quyết
việc trả nợ cho nhà cung cấp. Việc theo dõi công nợ sẽ giúp cân đối giữa quyền lợi
giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, ngân hàng. Đối với các hợp đồng gia công trong
nước, kế toán theo dõi công nợ,tuổi nợ, gửi công văn đòi nợ khi chưa thanh toán, tạo
ra sự hợp lý giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, không ứ đọng cũng không
quá thiếu hụt. Kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi sự quay vòng của vốn lưu động
để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
Đối với các đối tác hay khách hàng lâu năm công ty còn thực hiện chính sách
mua trả muộn đối với người mua , chính sách trả góp hay trả sớm đối với người bán.
Hay chính sách chiết khấu thương mại , chiết khấu thanh toán khi khách hàng thực
hiện mua vói số lượng lớn, trả bằng tiền mặt, thanh toán sớm, trả một lần ,
Nhờ thực hiện quẩn lý công nợ và chính sách tín dụng trên giúp công ty quản lý
hiệu quả hơn trong công tác thanh toán , giúp công ty thu hút được nhiều khác hàng ,
tăng lượng hàng bán, tăng khả năng thu hồi vốn, tăng lượng tiền mặt trong thanh toán,
…giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
III ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ
VÀ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của đơn vị
17
3.1.1. Ưu điểm
Công tác kế toán tại đơn vị được tổ chức một cách khoa học, hợp lý,không bị
chồng chéo, trùng lắp. việc sử dụng phần mềm kế toán đẫ giúp cho việc hạch toán và

ghi chép trở nên đơn giản hơn.
Cán bộ nhân viên có chuyên môn và trình độ được tổ chúc một cachs hợp lý, mỗi
người đảm nhận một nhiệm vụ nên phát huy được năng lực của từng kế toán viên.
Đơn vị ghi sổ theo hình thức nhật ký chung . Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán
thì hình thức nhât ký chung tỏ ra là 1 hình thức có nhiều ưu điểm, dễ dàng cho việc ghi
chép cũng như theo dõi.
3.1.2. Hạn chế
Vì công ty chưa sử dụng một số tài khoản kế toán theo quyết định 48/ 2006 nên
một số chỉ tiêu chưa được hạch toán đúng theo quy định của bộ tài chính , hay một số
chỉ tiêu chưa được công ty chú trọng và bỏ qua không thực hiện hạch toán. Vì vậy gây
ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị
3.3.1. Ưu điểm
Công ty tuy chu chú trọng lắm công tác phân tích nhưng công tác phân tich của
công ty đã đạt được hiệu quả thông qua hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng
vốn .Vì vậy để đạt hiệu quả cao hơn công ty nên bắt đầu trú trọng về công tác phân
tích kinh tế để điều chỉnh công tác sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.
3.3.2. Hạn chế
Mặc dù công ty đã thực hiện phân tích kinh tế tại đơn vị nhưng công ty vẫn chưa
chú trọng công tác phân tích , Công ty vẫn chưa xây dựng bộ phận riêng biệt thực
hiện công tác phân tích, các chỉ tiêu chưa được thê thiện một cách logic
3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của đơn vị
3.2.1. Ưu điểm
Tài chính của đơn vị được quản lý chặt chẽ và được sử dụng có hiệu quả
18
Nhờ thực hiện quẩn lý công nợ và chính sách tín dụng trên giúp công ty quản lý
hiệu quả hơn trong công tác thanh toán , giúp công ty thu hút được nhiều khác hàng ,
tăng lượng hàng bán, tăng khả năng thu hồi vốn, tăng lượng tiền mặt trong thanh toán,
…giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

3.2.2. Hạn chế
Tuy nhiên tình hình thanh toán chưa được lên kế hoạch cụ thể từ đầu tháng mà
chỉ đợi khách hàng nhắc nợ hoặc có công văn đòi nợ mới tiến hành thanh toán. Tuy chỉ
có các khoản thanh toán ngắn hạn nhưng nhiều chủ nợ cùng đòi một đợt khi có tiền
hàng về cũng gây ra sự bất cập trong công tác cân đối nguồn tài chính của đơn vị.

19
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sau thời gian nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế tại đơn vị, em xin đề xuất
các hướng đề tài sau:
- Vì công ty là một doanh nghiệp thương mại nên công tác hạch toán chí phí bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh là vô cùng quan trọng . Nhưng công ty lại giảm
bớt tài khoản sử dụng dẫn đến hạch toán chồng chéo lên, sai quy định , khó xác định
và hạy dẫn đến nhầm lẫn . Vì vậy hướng đề tài thứ nhất : “ Hoàn thiện công tác hạch
toán và xác định doanh thu bán hàng” thuộc học phần kế toán
- Đề tài Thứ hai : “ Hoàn thiện quy trình phân tích kinh tế tại đơn vị” thuộc học
phần phan tích kinh tế .Do công ty đã thực hiện phân tích kinh tế tại đơn vị nhưng
công ty vẫn chưa chú trọng công tác phân tích , Công ty vẫn chưa xây dựng bộ phận
riêng biệt thực hiện công tác phân tích, các chỉ tiêu chưa được thê thiện một cách logic
- Đề tài thứ ba : “ hoàn thiện công tác quản lý công nợ tại đơn vị” do tình hình
thanh toán chưa được lên kế hoạch cụ thể từ đầu tháng mà chỉ đợi khách hàng nhắc nợ
hoặc có công văn đòi nợ mới tiến hành thanh toán. Tuy chỉ có các khoản thanh toán
ngắn hạn nhưng nhiều chủ nợ cùng đòi một đợt khi có tiền hàng về cũng gây ra sự bất
cập trong công tác cân đối nguồn tài chính của đơn vị. công tác quản lý về công nợ
vẫn còn chưa chặt chẽ.

20
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt ở nước ta hiện
nay đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại nói chung và công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh

Phát nói riêng phải tìm cho mình phương hướng kinh doanh phù hợp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Phát, em đã được tiếp
xúc thực tế và hiểu được phần nào công tác kế toán tại công ty, thấy được mối liên hệ
giữa lý luận và thực tiễn khi hành nghề kế toán. Thực tập cuối khoá là bước đầu tiên
để em được vận dụng các kiến thức vào công việc chuyên nghành, được sự hướng dẫn
của cô giáo Lê Thị Thanh Hải và các cô , chú, anh , chị tại công ty nơi em thực tập
giúp em hoàn thiện được bài báo cáo thực tập tổng hợp một cách tốt nhất.
Tuy em đã cố gắng, nhưng do hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên bài viết khó
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô
để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Lê Thị
Thanh Hải, cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Phát , đã tạo điều
kiện thuận lợi và các anh chị KTV tại công ty đã giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong quá
trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin tran thành cám ơn!

21
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Sơ đồ tổ chức công ty
Bảng 02 :KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2011-2012
Bảng 03 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bảng 04: Quy tr×nh ghi sæ theo h×nh thøc KÕ to¸n NhËt ký chung
Bảng 05: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TS : Tài sản
TSCĐ : Tài sản cố định
GTGT : Giá trị gia tăng
Mục lục
I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị:
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị:
1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị năm 2011 và 2012.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
ĐƠN VỊ.
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.
2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế.
2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế.
2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị
2.3 Tổ chức công tác tài chính.
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ
TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ
3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán của đơn vị
3.1.1. Ưu điểm
3.1.2. Nhược điểm
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế tại đơn vị
3.2.1. Ưu điểm:
3.2.2. Nhược điểm:
3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính tại đơn vị
3.3.1. Ưu điểm:
3.3.2. Nhược điểm:
IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

×