Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại CÔNG TY CỔ PHẦN DƯƠNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.21 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
I.Tổng quan về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của DN:
• Công ty Cổ Phần Dương Anh được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp
được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam XI, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
• Tên DN: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯƠNG ANH
• Tên giao dich: DUONGANH.,JSC
• Số điện thoại: 0373727810
• Địa chỉ: Số 01/4 Cửu Hữu, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
• Nghành ngề kinh doanh: bán buôn tổng hợp, ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hang
hóa. Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hang hóa. Nhập khẩu và phân phối các loại nước
hoa, hang mỹ phẩm và các chế phẩm vệ sinh. Bán buôn các loại mỹ phẩm khác.
Bán buôn các loại thực phẩm khác. Nhập khẩu các loại đường, sữa và các sản phẩm
sữa, bánh kẹo và các sản phẩm hế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.
Được thành lập trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các DN Việt
Nam nói chung và công ty Dương Anh nói riêng đều lâm vào tình trạng hoạt động
kinh doanh bị đình trệ, vốn ứ đọng trong hàng tồn kho, không tiêu thụ được gây ra
tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn để đầu tư, phát triển sản xuất. Tuy
nhiên do ban giám đốc công ty có trình độ quản lý và năng lực lãnh đạo tốt cùng với
đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn cao, không ngừng học hỏi kinh
nghiệm để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty:
Là một DN chủ yếu nhập khẩu hàng hóa về để tiêu thụ trong nước với các
loại hình kinh doanh sau:
• Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
• Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
• Nhập khẩu và phân phối các loại nước hoa, hàng mỹ phẩm và các chế phẩm vệ sinh
• Bán buôn các loại mỹ phẩm khác
• Nhập khẩu các loại đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế
biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.


• Bán buôn các loại thực phẩm khác
2
• Nhập khẩu và phân phối các loại bia, rượu và các đồ uống có cồn.
Công ty Dương Anh phấn đấu cung cấp cho quý khách hàng các sản phẩm
chất lượng cũng như giá thành tốt nhất giúp khách hàng đạt được lợi thế cạnh tranh
trong công việc kinh doanh của mình.
Đặc biệt hiện tại Công ty Dương Anh đang tiến hành nhập khẩu nhiều sản
phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm có thương hiệu hàng đầu từ các nước Châu Âu về
Việt Nam nhằm mang lại cho người tiêu dùng lựa chọn phong phú về các sản phẩm
làm đẹp cũng như nguồn thực phẩm tốt nhất cho khách hàng nhằm đóng góp cho
đời sống xã hội cộng đồng ngày một nâng cao và phát triển.
Công ty nhập khẩu hàng hóa về sau đó bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành phân
phối sản phẩm tới các đại lý bán hàng tại các tỉnh, thành phố có mở đại lý, đồng
thời tiêu thụ tại hà nội. Số hàng chưa tiêu thụ được sẽ tạm thời tồn trong kho.
Hiện nay công ty đang kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ sau:
• Các sản phẩm trẻ em: sữa nước, thực phẩm ăn dặm, bột ăn dặm, bột pha sữa, trà
dinh dưỡng, váng sữa, pho mai hoa quả Đây đều là những sản phẩm có chất lượng
cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được công ty nhập khẩu từ các quốc gia có
uy tín trên thế giới, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
• Mỹ phẩm:Dầu gội L'OREAL Elvital 250 ml, Dầu xả Fructis Đức 200ml, Dầu gội
DOP 400ml, Sữa tắm USHUAIA 250ml
3
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại trụ sở của công ty Cổ Phần Dương Anh
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc quản lý
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh

Phòng kế toán - tài chính
Phòng hành chính – nhân sự
Bộ phận marketing
Bộ phận phân phối
Bộ phận XNK
Cửa hàng bán và giới thiệu SP
Cửa hàng bán và giới thiệu SP
Cửa hàng bán và giới thiệu SP
( Nguồn: hồ sơ năng lực của công ty CP Dương Anh)
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có quyền hạn
dể thực hiện nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc và các bộ phận quản lý
khác. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ công ty, các
quy chế nội bộ của công ty và quyết định của đại hội đồng cổ đông quy định.
4
- Giám đốc: là người đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ
công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động hành chính.
- Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm về lập kế hoạch, chỉ đạo kinh
doanh.
- Phó giám đốc quản lý: chịu trách nhiệm về quản lý các hoạt động tài chính,
kế toán, nhân sự tại công ty.
• Các phòng ban của công ty gồm:
- Phòng kế toán – tài chính: Có nhiệm vụ nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ,
hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới hoạt động kinh
doanh của công ty. Thực hiện hạch toán tổng hợp và quyết toán tập trung toàn công
ty. Lập báo cáo tài chính theo quy định. Lập báo cáo quản trị theo yêu cầu của ban
quản lý giúp định hướng cho DN. Xây dựng kế hoạch tài chính năm. Làm thủ tục
vay các nguồn vốn tín dụng, vay ngân hàng, vay các tổ chức tài chính khác. Lập báo
cáo quyết toán tài chính hàng năm, định kỳ.
- Phòng hành chính – nhân sự: Tổ chức về lao động tiền lương, quản lý về

nhân sự và các chế độ về an toàn bảo hộ lao động, BHXH. Lập kế hoạch cho việc
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.
- Phòng kế hoạch: có trách nhiệm lên kế hoạch cho các hoạt động khai thác
nguồn hàng hóa và kế hoạch cho tổng thể các hoạt động khác của công ty.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho tổng giám đốc và thực hiện các hoạt
động tiêu thụ hàng hóa. Chịu trách nhiệm khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường
tiêu thụ trong nước. Xây dựng phương án tiêu thụ và mạng lưới đại lý bán hàng
trình Tổng giám đốc phê duyệt. Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả,
tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại theo
kế hoạch được Tổng giám đốc phê duyệt. Dự thảo các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm,
hợp đồng mua hàng (nhập khẩu hàng hóa) bảo đảm quyền lợi hợp pháp của Tổng
công ty và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.
• Trực thuộc phòng kinh doanh còn có các bộ phận sau:
+Bộ phận Marketing: là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm
và khách hàng. Nghiên cứu tiếp thị thông tin, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Lập
hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng,
5
định vị thị trường mục tiêu. Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu. Tham mưu cho
Giám đốc công ty về các chiến lược marketing, sản phẩm, khách hàng.
+ Bộ phận phân phối: có chức năng phân phối các sản phẩm, quản lý các đại
lý bán hàng tại các tỉnh, thành phố mà DN đặt cửa hàng đại lý.
+ Bộ phận XNK: Phụ trách và chịu trách nhiệm các đơn hàng của Phòng
Kinh doanh. Tổ chức nhập khẩu hàng hóa, phụ trách các vấn đề liên quan đến việc
nhập khẩu hàng hóa, khai thác hàng tại các cửa khẩu. Phụ trách các vấn đề giao dịch
với các đối tác liên quan đến các mặt hàng/hợp đồng do phòng mua hàng mua vào.
Thực hiện công việc từ khi tìm đối tác nhập khẩu hàng đến lúc hàng về đến kho, các
vấn đề liên quan đến hợp đồng mua và dịch vụ sau bán hàng của các hợp đồng mua.
+ Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Công ty mở một số cửa hàng tại các
tỉnh, thành phố lân cận khu vực hà nội để tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu.
Với một người phụ trách đứng đầu tại các cửa hàng này sẽ chịu trách nhiệm toàn

bộ.
6
1.4.Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm gần nhất
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
So sánh
Số tiền Tỷ lệ ( % )
Doanh thu 1.147.612.420 4.031.374.996 2.883.762.576 251.28
Chi phí 1.144.333.214 4.020.617.636 2.876.284.422 251.35
Lợi nhuận kế toán trước thuế 3.279.206 10.757.360 7.478.154 228.04
Thuế TNDN 819.802 2.689.340 1.869.539 228.04
Lợi nhuận kế toán sau thuế 2.459.404 8.068.020 5.608.616 228.04
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm
2012 so với năm 2011 đã có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như sau:
Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng nhiều so với năm 2011, tăng 5.608.616vnđ
tương ứng 228.04%. Cụ thể:
Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.883.762.576vnđ, tương ứng
251.28%.
Chi phí năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.876.284.422vnđ, tương ứng
251.35%.
Qua sự phân tích trên ta thấy công ty đang thực hiện tốt công tác quản lý kinh doanh.
7
II.Tổ chức công tác kế toán, phân t ích kinh tế tại công ty
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.1.1.Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng
KT hàng hóa, TSCĐ
KT tiền lương và các khoản trích theo lương
KT thanh toán
KT công nợ và bán hàng

KT tổng hợp
Nhân viên ở cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm
(Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty CP Dương Anh)
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Phòng kế toán – tài chính: tại công ty thực hiện tiếp nhận, xử lý, luân
chuyển chứng từ, hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới
hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện hạch toán tổng hợp và quyết toán tập
trung toàn công ty. Lập báo cáo tài chính theo quy định. Lập báo cáo quản trị theo
yêu cầu của ban quản lý giúp định hướng cho DN.
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung trước ban giám
đốc về sổ sách kế toán của công ty, có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc quản lý kế toán
viên, lập các kế hoạch tài chính hàng năm giúp giám đốc có quyết định đúng đắn.
- KT hàng hóa, TSCĐ: ghi chép, phản ánh tình hình Nhập, xuất, tồn các loại
hàng hóa. Theo dõi tình hình tăng giảmTSCĐ trong doanh nghiệp và trích khấu hao.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: tổ chức theo dõi và quyết
toán chi phí tiền lương theo quy định. Theo dõi tình hình thanh toán các khoản
lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp người lao động, trích BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN theo đúng chế độ.
8
- Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tình hình biến động
tăng giảm TGNH, cân đối tiền gửi ngân hàng, lập kế hoạch mua ngoại tệ, theo dõi
tiền vay, tiền gửi, làm thủ tục vay trả ngân hàng đúng hạn. Đồng thời quản lý quỹ
tiền mặt theo đúng quy định.
- Kế toán công nợ và bán hàng: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về
hạch toán doanh thu bán hàng đồng thời theo dõi công nợ đối với từng khách hàng.
- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo kế toán của các bộ phận kế toán
trong phòng, lập báo cáo tài chính theo quy định.
- Nhân viên ở các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: thu nhận kiểm tra,
tổng hợp, phân loại chứng từ phát sinh ở các cửa hàng này. Sau đó gửi chứng từ về
phòng kế toán của đơn vị chính.

 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
• - Chế độ kế toán áp dụng: theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
14/9/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính.
• Công ty tiến hành quyết toán theo quý ( 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng) hàng
tháng chỉ lập báo cáo nhanh phục vụ công tác quản lý: báo cáo nhanh về hàng tồn
kho, sản lượng bán ra, các chỉ tiêu tài chính.
• Do giá vốn hàng nhập luôn thay đổi phụ thuộc vào giá mua ngoại tệ, bảo hiểm, thuế
nhập khẩu, tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam của từng lô hàng và giá cả
hàng hóa thay đổi trên thị trường nên để cho đơn giản, công ty áp dụng đơn giá bình
quân để kế toán hàng tồn kho.
• Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
• Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
• Phương pháp khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
 Tổ chức hạch toán ban đầu
Các chứng từ đầu vào là các giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu chi, phiếu thu là
những chứng từ gốc trong kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Chứng từ bán hàng
- Hóa đơn bán hàng ( Hoặc hóa đơn giá trị gia tăng)
- Phiếu xuất kho; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Báo cáo bán hàng, bảng kê bán hàng hóa dịch vụ, thẻ quầy hàng.
9
- Chứng từ tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán.
- Chứng từ tiền gửi ngân hàng: Lệnh chuyển tiền, giấy đề nghị chuyển tiền, Ủy nhiệm
chi
- Chứng từ hàng kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, bảng kê xuất-nhập-
tồn.
Ngoài ra liên quan tới hoạt độngnhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác cần những
chứng từ sau: Hợp đồng ngoại, hóa đơn thương mai ( invoice), bảng kê chi tiết hàng
hóa (packing list), giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O), giấy chứng nhận số lượng, chất

lượng, giấy chứng nhận bảo hiểm của lô hàng, tờ khai hải quan, hợp đồng ủy thác
xuất khẩu
 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty hiện đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 48/2006/QĐ-
BTC. Hệ thống tài khoản được thiết kế khá đầy đủ đáp ứng yêu cầu phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty. Đồng thời tạo điều kiện khi các cơ quan
hữu trách có yêu cầu kiểm tra.
Hệ thống tài khoản được mở chi tiết đến cấp 2, 3 đã đáp ứng nhu cầu quản
lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh khá đa dạng của công ty.
Để theo dõi và quản lý tình hình bán hàng kế toán phải sử dụng nhiều tài
khoản kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính. Cụ thể:
• Nhóm tài khoản sử dụng phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ
doanh thu bán hàng: TK511, TK5211, TK5212,TK521, TK131,TK 333
TK 333: -TK3331: TK33311: Thuế GTGT đầu ra, TK33312: Thuế GTGT
hàng NK
- TK3332 : Thuế TTĐB
- TK3333: Thuế XNK
- TK3334: Thuế thu nhập DN
- TK3387 - Doanh thu chưa thực hiện
• Nhóm TK sử dụng để kế toán giá vốn hàng bán: TK632, TK156 , TK157
• Nhóm tài khoản phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN:TK6421,
TK6422
• Nhóm tài khoản sử dụng để kế toán kết quả bán hàng: TK911, TK421
10
Ngoài các tài khoản chủ yếu trên các tài khoản liên quan như: TK1111,
1112,1121
Về xác định kết quả kinh doanh: TK 515, TK 5151, TK 635: TK 6351, TK 6353
TK 642: -TK 6421,TK64211, TK 64213, Tk 64214
-TK 6422: TK 64221, TK 64223, TK 64227,TK 64228
TK 711, TK 811, TK 911, TK 421.

Do áp dụng quyết định 48/2006/QĐ – BTC, nên toàn bộ các khoản chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được mở từng tài khoản cấp I mà
được theo dõi chung trong TK 642 – chi phí quản lý kinh doanh. Như vậy công ty
không sử dụng TK 641. Và TK 642 thì được chi tiết làm 2 TK cấp II là: TK 6421:
chi phí bán hàng, TK 6422: chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung
- Sổ nhật ký chung: được mở cho tất cả các nghiệp vụ và chi tiết theo từng tháng.
- Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng
tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, Số phát sinh Nợ được nhặt từ các nhật ký
chứng từ có liên quan và Số phát sinh có, Số dư cuối Tháng của từng tài khoản .
- Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng cần hạch toán chi tiết
- Bảng tổng hợp số liệu chi tiết: Sổ quỹ, Bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng,
Bảng tổng hợp xuất nhập tồn, Bảng tổng hợp các khoản phải thu, Bảng tổng hợp
các khoản phải trả, Bảng kê khai báo thuế được mở theo niên độ kế toán.
 Các báo cáo kế toán sử dụng:
- Báo cáo kết quả kinh doanh .
- Báo cáo theo chỉ tiêu,doanh thu, chi phí.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Công tác phân tích kinh tế tại công ty
- Bộ phận thực hiện: Định kỳ Phòng kế toán công ty tiến hành phân tích các
chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp.
- Thời điểm tiến hành: áp dụng phân tích kinh tế vào cuối mỗi quý, năm.
Trong một số trường hợp đặc biệt, phân tích kinh tế được thực hiện khi có sự yêu
cầu của Kế toán trưởng hoặc Giám đốc.
11
2.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
dựa trên số liệu của báo cáo tài chính

• Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh:
Doanh thu thuần 4.031.144.996
H
tvkd
= = = 0,91
Tổng vốn bình quân 4.418.824.316
Kết quả này cho thấy việc sử dụng tổng quỹ vốn kinh doanh của công ty chưa
hiệu quả. Trung bình một đồng vốn bỏ ra công ty thu được 0,91 đồng doanh thu.
• Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Doanh thu thuần 4.031.144.996
H
vlđ
= = = 1,07
Vốn lưu động bình quân 3.763.105.659
Kết quả này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty có hiệu quả
nhưng hiệu quả chưa đươc cao. Trung bình một đồng vốn lưu động bỏ ra công ty
thu được 1,07 đồng doanh thu. Công ty nên có những chính sách mới để phát huy
sử dụng vốn lưu động.
• Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Doanh thu thuần 4.031.144.996
H
vcđ
= = = 61,47
Vốn cố định bình quân 655.718.657,5
Kết quả này cho thấy việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả khá
cao. Trung bình một đồng vốn cố định bỏ ra công ty thu được 61,47 đồng doanh
thu. Công ty nên tiếp tục duy trì và phát huy chính sách sử dụng vốn lưu động.
• Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận sau thuế 8.068.020
ROE = = = 0,004434

Vốn chủ sở hữu bình quân 1.819.361.420
Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cũng như khả năng
sinh lời của tài sản tại công ty là thấp. Trung bình một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra
công ty thu được 0.004434 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến
thị giá cổ phiếu của công ty.
III. Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế của đơn vị
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của đơn vị
3.1.1.Ưu điểm
12
Về bộ máy quản lý:
Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán khá toàn diện với đội ngũ nhân viên kế
toán có trình độ cao, đồng đều, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm,việc phân
công, công tác rõ ràng, cụ thể cho từng nhân viên đã góp phần đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ, giúp cho công tác kế toán diễn ra một cách chính xác. Đầy đủ, kịp thời và
phản ánh đúng các chỉ tiêu tài chính.
Về hệ thống chứng từ:
Công ty hiện đang áp dụng hệ thồng chứng từ ban hàng theo quyết định
48/2006/QĐ-BTC. Các chứng từ công ty sử dụng đều tuân theo đúng mục đích,
đúng mẫu quy định của BTC.
Bên cạnh đó công ty đã xây dựng cụ thể trình tự luân chuyển chứng từ của
từng phần hành. Trình tự luân chuyển chứng từ được xây dựng dựa trên những quy
định của chế độ tài chính hiện hành, kinh nghiệm làm việc của các nhân viên nên rất
khoa học, tối thiểu hóa thời gian luân chuyển. Việc bảo quản, lưu trữ chứng từ được
quy định cụ thể cho từng nhân viên kế toán, thuận tiện cho tra cứu, quản lý các
chứng từ.
Về hệ thống tài khoản:
Công ty hiện đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 48/2006/QĐ-
BTC. Hệ thống tài khoản được thiết kế khá đầy đủ đáp ứng yêu cầu phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty. Đồng thời tạo điều kiện khi các cơ quan
hữu trách có yêu cầu kiểm tra.

Hệ thống tài khoản được mở chi tiết đến cấp 2, 3 đã đáp ứng nhu cầu quản
lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh khá đa dạng của công ty. Ngoài ra công ty
còn xây dựng hệ thống mã cụ thể (mã khách, mã kho, ) tạo hiệu quả cao khi quản
lý bằng phần mềm kế toán.
Về hệ thống sổ sách kế toán:
Nhìn chung hệ thống sổ sách của công ty khá hoàn chỉnh, có thể đáp ứng kịp
thời yêu cầu cung cấp thông tin
Hệ thống báo cáo tài chính: Công ty đã lập đầy đủ đúng mẫu các báo cáo tài
chính theo quy định hiện hành. Là công ty cổ phần nên thời điểm công bố báo cáo
13
tài chính đã được công ty đặc biệt quan tâm nhằm cung cấp thông tin cho đối tượng
trong và ngoài DN.
3.1.2. Nhược điểm
Về bộ máy kế toán:
Do công ty nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm có quy mô lớn ở các
tỉnh thành lân cận mà tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nên gây
nhiều khó khăn trong quá trình luân chuyển chứng từ và khả năng kiểm soát, quản
lý của ban lãnh đạo.
Về luân chuyển chứng từ:
Việc luân chuyển chứng từ trong một số trường hợp còn kéo dài. Trường hợp
bán lẻ tại các cửa hàng bán lẻ tại các tỉnh thành lân cận, hóa đơn chứng từ cứ
khoảng 1 tuần lại được chuyển về đơn vị chính để hạch toán như vậy sẽ rất mất
thời gian và công tác kiểm soát ở đây cũng còn tiểm ẩn nhiều rủi ro.
Về báo cáo quản trị:
Hiện tại công ty chưa có hệ thống báo cáo quản trị. Việt Nam gia nhập WTO
mở ra nhiều cơ hội đồng thời mang lại những thách thức to lớn cho DN trong nước.
Những năm gần đây khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta đòi hỏi
DN phải có các quyết định ngắn hạn và dài hạn để có thể kinh doanh có lãi, tồn tại
và phát triển. Tuy nhiên công ty lại chưa có hệ thống báo cáo quản trị, điều này làm
giảm hiệu quả hoạt động của công ty, giảm tính chủ động của công ty trước những

biến động của thị thị trường.
Về hệ thống phân tích: hiện nay công ty chưa có hệ thống phân tích riêng mà
công tác phân tích do bộ phận kế toán đảm nhiệm.
14
IV.ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Hướng đề tài thứ nhất: kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
công ty Cổ Phần Dương Anh
Lý do: Do công ty nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm có quy mô lớn
ở các tỉnh thành lân cận mà tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nên
gây nhiều khó khăn trong quá trình luân chuyển chứng từ và khả năng kiểm soát,
quản lý của ban lãnh đạo, bên cạnh đó Việc luân chuyển chứng từ trong một số
trường hợp còn kéo dài. Trường hợp bán lẻ tại các cửa hàng bán lẻ tại các tỉnh thành
lân cận, hóa đơn chứng từ cứ khoảng 1 tuần lại được chuyển về đơn vị chính để
hạch toán như vậy sẽ rất mất thời gian và công tác kiểm soát ở đây cũng còn tiểm ẩn
nhiều rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh là phần hành chủ yếu trong doanh nghiệp NK và tình hình kinh tế
khó khăn hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ thì càng phải được củng cố và
hoàn thiện nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Hướng đề tài thứ hai: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Dương Anh
Lý do: doanh nghiệp chưa có hệ thống phân tích riêng mà công tác phân tích
do bộ phận kế toán đảm nhiệm. Để giúp cho DN thấy rõ tình trạng hoạt động tài
chính, từ đó có thể nhận ra những ưu điểm, hạn chể của DN nhằm căn cứ để có kế
hoạch phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những biện pháp hữu hiệu để
nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh
15

×