LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ
thông quan điện tử của Cục Hải quan Hà Nội” là một công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trích dẫn trong Luận văn là
trung thực và kết quả trong Luận văn chưa từng công bố trong các công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thọ Việt Anh
i
i
TÓM LƯỢC
Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu (luận văn, luận
án, đề tài nghiên cứu khoa học,…) liên quan đến vấn đề thủ tục hải quan, tuy
nhiên mỗi công trình nghiên cứu lại có phạm vi, góc độ nghiên cứu khác nhau
và chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu về thủ tục hải quan điện tử tại
Cục Hải quan Hà Nội. Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng thủ
tục hải quan điện tử, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cung ứng dịch
vụ thông quan điện tử của Cục Hải quan Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ của mình.
Luận văn là thành quả của việc tiếp thu, kế thừa và chọn lọc những
nghiên cứu trước đó, đồng thời với kiến thức của mình tác giả muốn góp phần
đưa ra thêm những giải pháp mang tính thực tiễn để tăng cường năng lực cung
ứng dịch vụ thông quan điện tử.
Vận dụng và phát triển những tri thức nhằm phân tích thực trạng cấp thiết
đồng thời giải quyết những vấn đề bất cập đó dựa trên cơ sở lý luận, luận văn đã
xác lập và làm sáng tỏ cơ sở lý luận căn bản, chọn lọc những minh chứng thực tế
về thông quan điện tử để phân tích và đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm
nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông quan điện tử tại Cục Hải quan Hà
Nội. Bằng phương pháp phân tích, đánh giá định lượng, kết hợp với những phân
tích định tính, luận văn có thể được coi là cở sở để góp phần nâng cao hiệu lực
hiệu quả công tác thông quan điện tử ngành Hải quan.
ii
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Thương mại và qua quá trình
nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn Cục Hải quan Hà Nội, tác giả đã hoàn thành
đề tài luận văn “Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông quan điện tử
của Cục Hải quan Hà Nội” .
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường
Đại học Thương mại.
Trước hết, tác giả xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Thương mại, Khoa sau đại học, các thầy cô giảng dạy trong trường. Đặc biệt
tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh đã giành
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng cảm ơn quý anh, chị đồng
nghiệp, các tác giả có bài viết liên quan đến đề tài, tạo điều kiện cho tác giả
nghiên cứu, khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn nhưng do thời gian có hạn, kiến
thức và sự hiểu biết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy, cô và các
bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ Tiếng Việt:
HQ Hải quan
TCHQ Tổng cục hải quan
QLRR Quản lý rủi ro
HQĐT Hải quan điện tử
QTTTHQ Quy trình thủ tục hải quan
TTHQĐT Thủ tục hải quan điện tử
CNTT Công nghệ thông tin
XNK Xuất nhập khẩu
Danh mục từ Tiếng Anh:
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương
ASEAN Association Of Southeast
Asian Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
WCO World Customs
Organization
Tổ chức hải quan thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
iv
iv
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, thương mại đang phát triển cả về
số lượng và chất lượng, tuy nhiên gian lận thương mại và buôn lậu cũng gia
tăng theo cả về mức độ lẫn tính chất phức tạp. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp
cũng cần yêu cầu phải giảm chi phí, thời gian, đảm bảo làm sao cho hoạt động
xuất nhập khẩu nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chính phủ cũng đưa ra các yêu
cầu cải cách thủ tục hành chính, tuân thủ luật pháp trên tất cả các lĩnh vực.
Tất cả những yếu tố đó buộc ngành Hải quan phải đổi mới sao cho phù hợp
với hoàn cảnh mới, nâng cao tính hiệu quả, năng suất các hoạt động của mình
để đáp ứng tốt nhất với bối cảnh mới, thách thức mới, thoả mãn yêu cầu đặt ra
của chính phủ và doanh nghiệp.
Trong những năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin và đặc biệt của Internet đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng trong
phương pháp quản lý và cách thức hoạt động của cơ quan Hải quan các nước
trên thế giới. Và một trong những cơ hội lớn nhất mà công nghệ thông tin
mang lại là cho phép cơ quan Hải quan phát triển mô hình khai hải quan điện
tử.Với mô hình này sẽ giúp cho cơ quan hải quan đáp ứng tốt nhất các yêu
cầu đặt ra trong hoàn cảnh mới và các yêu cầu của doanh nghiệp, nhà nước
cũng như chính cơ quan Hải quan.
Hải quan Hà Nội là một trong những Cục Hải quan trọng điểm trong cả
nước, không chỉ lớn về mặt lưu lượng hàng hóa mà còn là đơn vị luôn được
chọn đi đầu trong vấn đề hiện đại hóa nói chung trong ngành Hải quan. Việc
áp dụng thí điểm hải quan điện tử tại các Cục Hải quan Hà Nội được triển
khai từ năm 2007. Tuy thời điểm triển khai áp dụng giữa các Chi cục Hải
quan thuộc Cục Hải quan Hà Nội là khác nhau nhưng đã đạt được những
thành công nhất định, ghi nhận được những phản hồi tốt từ cả phía các cơ
quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp cũng như dư luận xã hội. Tuy nhiên,
đây là lĩnh vực mới mẻ, trong quá trình triển khai bên cạnh những thành tựu
đạt được vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế, đồng thời cần phải có những
5
5
nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu trong cách thức triển khai, ứng dụng cũng như
cần phải có những nghiên cứu học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới
trong việc áp dụng mô hình hải quan điện tử trong thông quan hàng hoá, trên
cơ sở đó có những đề xuất giải pháp hoàn thiện về mặt cơ chế, cách thức thực
hiện là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, với mong muốn góp phần hoàn
thiện hơn mô hình Hải quan điện tử trong nhu cầu quản lý mới, tác giả chọn
đề tài: Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông quan điện tử của Cục
Hải quan Hà Nội. Đề tài sẽ tìm hiểu về Hải quan điện tử, những kết quả đã
đạt được trong thời gian qua tại Cục Hải quan Hà Nội cũng như cần làm gì để
phát triển hoạt động dịch vụ này trong thời gian tới.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp
dụng chuẩn mực quốc tế trong xây dựng quy trình thủ tục hải quan điện tử
ở Việt Nam” của tác giả Lê Như Quỳnh, Ban CCHĐH- Tổng cục Hải quan,
năm 2007. Nghiên cứu của tác giả tập trung vào các lý luận cơ bản về thủ tục
hải quan điện tử, các chuẩn mực của Tổ chức hải quan Thế giới, thực tiễn các
quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan điện tử, một số giải pháp nhằm
áp dụng các nguyên tắc của Tổ chức Hải quan Thế giới về hải quan điện tử
trong xây dựng quy trình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên tác
giả mới chỉ đi sâu vào lý luận chung về thủ tục hải quan điện tử mà chưa
nghiên cứu cụ thể thực trạng triển khai tại các Cục Hải quan địa phương
Luận văn thạc sỹ “Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh -
Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thanh Long - Đại học Kinh tế
TP Hồ Chí Minh, năm 2006. Nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích
thực trạng của hoạt động thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan
Tp Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
thí điểm thủ tục hải quan điện tử của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu của tác giả tuy đi sâu vào nghiên cứu thực trạng triển khai áp dụng hải
6
6
quan điện tử tại Cục hải quan địa phương nhưng tại thời điểm nghiên cứu thủ
tục hải quan điện tử vẫn đang trong thời gian thí điểm chứ chưa triển khai
chính thức.
Luận văn thạc sỹ “Tăng cường hiệu lực các thủ tục hải quan điện tử
cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới Việt Nam -
Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Thị Ngát, Đại học Thương mại, năm 2012.
Tác giả nêu ra một số lý luận cơ bản về thủ tục hải quan, lý luận chung về thủ
tục hải quan điện tử. Tác giả tập trung đi sâu vào phân tích quá trình áp dụng
thủ tục hải quan điện tử tại các cửa khẩu biên giới phía bắc và đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cho công tác áp dụng thủ tục hải quan
điện tử tại các cửa khẩu này. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả tập trung vào
địa bàn biên giới với Trung Quốc với sự nghiên cứu cụ thể đối với từng Chi
cục Hải quan Cửa khẩu biên giới của 6 tỉnh giáp Trung Quốc chứ không đi
sâu vào 1 Cục Hải quan cụ thể.
Đề tài “Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục
Bắc Thăng Long, Hà Nội” của Nguyễn Thị Huyền, Học viện Tài chính, năm
2011. Nghiên cứu của tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng thủ tục hải quan
điện tử tại Chi cục Bắc Thăng Long - Cục Hải quan Hà Nội. Bên cạnh đó tác
giả cũng đưa ra một số giải pháp về pháp chế, mô hình tổ chức và phối hợp
của cơ quan hải quan với các cơ quan khác tại địa bàn Chi cục nhằm tăng
cường hiệu quả, hiệu lực của việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục
Bắc Thăng Long, Cục Hải quan Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả tuy diễn ra ở
tại địa bàn Hà Nội nhưng là nghiên cứu thực trạng triển khai tại một Chi cục
cụ thể và giải pháp đưa ra mang tính vi mô phù hợp với sự quản lý điều hành
của cấp Chi cục chứ không ở cấp Cục.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu giải pháp sử dụng chữ ký
điện tử trong thủ tục hải quan điện tử” của tác giả Nguyễn Trần Hiệu - Cục
CNTT&TK HQ, Tổng cục Hải quan, năm 2009. Nghiên cứu của tác giả chủ
yếu về việc thiết kế, sử dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử. Các
giải pháp đề xuất cũng tập trung vào thiết kế phần mềm chữ ký số nhằm tạo
7
7
thuận lợi hơn trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Nghiên cứu của tác giả
mang tính kỹ thuật nhiều hơn, chủ yếu về lập trình và ứng dụng của công
nghệ thông tin chứ không tìm hiểu về thực trạng hải quan điện tử tại đơn vị
Cục Hải quan địa phương.
Những giá trị khoa học được kế thừa: Những đề tài, nghiên cứu trên đã tập
trung và giải quyết những vấn đề mang tính lý luận của thủ tục hải quan điện
tử. Các nghiên cứu đã có những cái nhìn thực tế về hoạt động áp dụng thủ tục
hải quan điện tử trên phạm vi một số địa bàn như cấp Chi cục hoặc ở một số
địa phương như TP Hồ Chí Minh, các tỉnh biên giới phía Bắc.
Những khoảng trống cần được nghiên cứu: Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu cụ thể về cung ứng dịch vụ thông quan điện tử tại Cục Hải quan
Hà Nội. Hầu hết các đề tài đều chỉ giải quyết các vấn đề chung chung, đưa ra
những giải pháp tổng quát và chưa đưa ra những giải pháp, kiến nghị một
cách chi tiết trên góc độ quản trị kinh doanh ở cấp Cục Hải quan Hà Nội.
Chính vì vậy có thể nói đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cung ứng
dịch vụ thông quan điện tử của Cục Hải quan Hà Nội” sẽ bổ sung về lý
luận, đồng thời phân tích về thực trạng và đưa ra những định hướng, giải pháp
nhằm tăng cường công tác áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan
Hà Nội.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường
nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thông quan điện tử của Cục Hải quan Hà
Nội.
Mục tiêu cụ thể:
+ Tập trung xây dựng những lý luận cơ bản về thông quan điện tử.
+ Phân tích cụ thể thực trạng thông quan điện tử tại Cục hải quan Hà Nội.
+ Đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao năng lực
cung ứng dịch vụ thông quan điện tử tại Cục Hải quan Hà Nội.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8
8
Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ thông quan điện tử tại Cục Hải quan Hà Nội.
- Nội dung nghiên cứu: tập trung vào thông quan điện tử tại Cục Hải quan Hà
Nội, trong đó đi sâu vào các khía cạnh sau:
1/ Pháp chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện thông quan điện tử.
2/ Các vấn đề về tổ chức trong thực hiện thông quan điện tử tại Cục Hải quan
Hà Nội.
3/ Các vấn đề về nghiệp vụ trong thông quan điện tử tại Cục Hải quan Hà
Nội.
4/ Cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ thông quan điện
tử.
5/ Vấn đề phối hợp thực hiện thông quan điện tử.
6/ Công tác tuyên truyền.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: nghiên cứu trong phạm vi Cục Hải quan Hà Nội.
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng trong thời gian từ năm 2007 trở lại đây
và đề xuất các giải pháp đến 2015.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như:
- Thu thập dữ liệu: Thu thập và tổng hợp từ những báo cáo theo định kỳ
về công tác thí điểm triển khai Hải quan điện tử trong suốt quá trình thí điểm
của Cục Hải quan Hà Nội, các báo cáo tổng hợp của Ban cai cách hiện đại
hóa - Tổng cục hải quan, thu thập từ những nguồn dữ liệu khác như báo chí,
Internet vv,
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Trên cơ sở các thông tin thu thập được,
tiến hành thống kê, phân tích các số liệu và thông tin để đưa ra nhữn đánh giá
chung về thực trạng hoạt động thông quan bằng phương thức khai Hải quan
điện tử hiên nay tại Cục Hải quan Hà Nội.
9
9
1.6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở Đầu; Kết luận; Danh mục tham khảo và Danh mục
bảng viết tắt thì kết cấu phần thân bài được trình bày thành 03 chương:
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỦ
TỤC HẢI QUAN VÀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ .
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ TẠI
CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
10
10
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC
HẢI QUAN VÀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1 Một số nét khái quát về Hải quan Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu Hải quan Việt Nam, mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ
1.1.2 Quy định về quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
1.2 Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.2.1 Khái niệm về thủ tục hải quan
1.2.2 Quy trình thủ tục hải quan
1.3 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của Hải quan điện tử
1.3.1 Khái niệm
1.3.2 Đặc điểm của hải quan điện tử
1.3.3 Chức năng của hải quan điện tử
1.3.4 Lợi ích và vai trò của hải quan điện tử
1.4 Dịch vụ thông quan điện tử và quy trình thủ tục hải quan điện tử đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu
1.4.1 Mục đích, yêu cầu của quy trình thủ tục hải quan điện tử
1.4.2 Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
1.4.3 Nội dung khác biệt giữa thủ tục hải quan truyền thống với thủ tục hải
quan điện tử
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng khi triển khai thông quan điện tử
1.5.1 Về các văn bản pháp lý
1.5.2 Về cơ sở hạ tầng
1.5.3 Về tổ chức và nguồn nhân lực
11
11
1.5.4 Các yếu tố thuộc phía doanh nghiệp
1.6 Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ Hải quan điện tử tại một số nước
trong khu vực
1.6.1 Kinh nghiệm tại Hàn Quốc
1.6.2 Kinh nghiệm tại Singarpore
1.6.3 Kinh nghiệm tại Malaysia
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI
CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI THỜI GIAN QUA
2.1 Tổng quan về Cục Hải quan thành phố Hà Nội
2.1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển.
2.1.2 Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Cục Hải quan thành phố
Hà Nội.
2.2 Các yêu cầu cần thiết để thực hiện hải quan điện tử
2.2.1 Yêu cầu về cơ sở pháp lý
2.2.2 Yêu cầu trong công tác tổ chức
2.2.3 Yêu cầu về cơ sở hạ tầng
2.2.4 Yêu cầu về cung cấp dịch vụ VAN
2.2.5 Yêu cầu trong công tác phối hợp
2.3 Thực trạng việc triển khai và cung cấp dịch vụ thông quan điện tử tại
Cục Hải quan Hà Nội hiện nay
2.3.1 Thực trạng công tác chuẩn bị
2.3.2 Thực trạng việc cung cấp dịch vụ
2.3.3 Thực trạng doanh nghiệp làm thủ tục hải quan điện tử trong thời gian
qua
2.4 Đánh giá thực trạng việc cung ứng dịch vụ thông quan điện tử của
Cục hải quan hà nội
12
12
2.4.1 Ưu điểm
2.4.2 Nhược điểm
2.4.3 Nguyên nhân
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
3.1 Định hướng phát triển hải quan điện tử đến năm 2020
3.1.1 Định hướng chung
3.1.2 Phát triển hải quan điện tử theo hướng thực hiện cơ chế hải quan một
cửa
3.1.3 Phát triển hải quan điện tử hướng tới quản lý rủi ro hiệu quả
3.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phát triển thủ tục hải quan
điện tử
3.2 Dự báo xu hướng phát triển thủ tục hải quan điện tử
3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả khi áp dụng hải quan
điện tử tại cục hải quan Hà Nội
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước
3.2.2 Các giải pháp từ phía ngành hải quan
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
13
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC
HẢI QUAN VÀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
Một số nét khái quát về Hải quan Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu Hải quan Việt Nam, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
* Giới thiệu sơ lược:
Ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được uỷ quyền
của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số
27 - SL thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu khai sinh ngành hải quan
Việt Nam với nhiệm vụ: Thu các quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế
gián thu. Sau đó, Ngành được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc
phiện và có quyền định đoạt, hoà giải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và
thuế gián thu.
Giai đoạn 1945-1954, cả nước bước vào cuộc Kháng chiến chống thực
dân Pháp. Hải quan Việt Nam phối hợp cùng các lực lượng thực hiện chủ
trương bao vây kinh tế và đấu tranh kinh tế với địch. Nhiệm vụ chính trị của
Hải quan Việt Nam thời kỳ này là bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của
cách mạng, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia, kiểm soát hàng hoá xuất
nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm.
Giai đoạn 1954-1975, Hải quan Việt Nam được xác định là công cụ bảo
đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối,
thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hoá phi mậu dịch) tiếp nhận
hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới. Năm 1973 Hiệp định Paris
được ký kết chấm dứt chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Hải quan Việt
Nam huấn luyện, chuẩn bị các điều kiện triển khai công tác khi miền Nam đ-
ược giải phóng.
Ngày 25 tháng 4 năm 1984 - Thực hiện Nghị quyết số: 68/HĐBT của
Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải
quan, và Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước
phê chuẩn thành lập Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984 Phó Chủ tịch
14
14
Hội đồng Bộ trưởng Tô Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực thuộc
Chính phủ
Ngày 4 tháng 9 năm 2002 theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ Tổng Cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.
* Cơ cấu tổ chức hiện nay:
Theo Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính
phủ, cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan gồm:
Các cơ quan giúp việc trực thuộc Tổng cục Hải quan ở Trung ương gồm:
- Vụ Pháp chế;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Tài vụ - Quản trị;
- Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh);
- Thanh tra;
- Cục Giám sát quản lý về hải quan;
- Cục Thuế xuất nhập khẩu;
- Cục Điều tra chống buôn lậu;
- Cục Kiểm tra sau thông quan;
- Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan;
- Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có Chi nhánh ở
một số khu vực);
- Viện Nghiên cứu Hải quan;
- Trường Hải quan Việt Nam;
- Báo Hải quan.
15
15
Khối các cơ quan Cục Hải quan địa phương hiện nay gồm có 34 Cục Hải
quan tỉnh thành phố, ngoài ra còn có các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát
Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
* Chức năng nhiệm vụ:
Luật hải quan và Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của
Thủ tướng Chính phủ quy định:
+ Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ
chức thực thi pháp luật về hải quan.
+ Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,
phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương,
biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.2 Quy định về quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Theo quy định của quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu thì cơ quan Hải quan có các nhiệm vụ chính gồm:
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu;
- Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
16
16
Việc cụ thể hóa những nhiệm vụ cơ quan Hải quan phải thực hiện được chi
tiết tại các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Hải quan, Nghị định và
Thông tư hướng dẫn, trong đó đối với việc quản lý về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá
xuất nhập khẩu được quy định cụ thể:
1.1.2.1 Đối với công tác quản lý về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát
Hải quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế được
thực hiện:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra,
giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định
của pháp luật.
- Hàng hoá, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục
hải quan.
- Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận
tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
b) Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở kết quả phân tích thông tin, đánh giá quá
trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế; có ưu tiên
và tạo thuận lợi đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan.
c) Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa: miễn kiểm tra thực tế hàng
hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
1.1.2.2 Đối với công tác phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới:
17
17
a) Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hoá qua biên giới:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan các
cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hoá qua biên giới. Cơ quan hải quan các cấp được thành lập đơn vị
chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hoá qua biên giới.
b) Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hoá qua biên giới
Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách
nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải để
chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên
giới. Trong trường hợp hàng hoá, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm
vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành
vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì cơ quan, tổ chức,
cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý.
Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan có trách
nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Trong
trường hợp hàng hoá, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn
hoạt động hải quan mà cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì theo thẩm
quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
- Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp
vụ cần thiết, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt
động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hoá và kiểm tra sau thông quan;
18
18
phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin
các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải;
chủ trì phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong địa
bàn hoạt động hải quan.
- Áp dụng biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết theo quy định của
pháp luật để phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua
biên giới.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài
liệu nếu thông tin, tài liệu đó cần thiết cho việc xác minh hành vi buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính mở bưu phẩm,
hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu qua đường bưu chính để kiểm tra khi có
căn cứ cho rằng bưu phẩm, hàng hoá đó có tài liệu, hàng hoá liên quan đến
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
1.2 Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức
hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hoá
xuất nhập khẩu.
Như vậy, có hai đối tượng tham gia vào quy trình TTHQ đó là: người
khai HQ và công chức HQ. Theo nghĩa rộng người khai HQ bao gồm: chủ
hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hoá, chủ vận tải
uỷ quyền.
19
19
Về nguyên tắc, mọi hàng hoá XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm TTHQ, chịu sự kiểm tra giám
sát HQ, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp
luật (Điều 15 - Luật HQ). Nói cách khác TTHQ chính là các công việc làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của người khai HQ và các công chức
HQ. Khi thực hiện TTHQ người khai HQ có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ các
quy định của pháp luật hiện hành về các lĩnh vực HQ, về thuế, môi trường
và các quy định khác có liên quan đến hàng hoá XNK, phương tiện xuất nhập
cảnh đó. Sau khi đã làm TTHQ cơ quan HQ sẽ quyết định hàng hoá được XK,
NK, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh, hay nói cách khác (theo
thuật ngữ chuyên môn) thì hàng hoá, phương tiện vận tải được thông quan sau
khi đã làm TTHQ.
1.2.2 Quy trình thủ tục Hải quan
Qui trình thủ tục hải quan là trình tự thực hiện các thủ tục hải quan. HQ
ở bất cứ nước nào dù lịch sử dài hay ngắn cũng đều trải qua các bước thủ
tục HQ cơ bản sau đây: Khi hàng hóa đến, chủ hàng khai báo vào mẫu tờ
khai do HQ quy định, nộp tờ khai cùng bộ hồ sơ HQ cho cơ quan HQ tại
cửa khẩu (sân bay, cảng biển, cửa khẩu đường bộ,…). Tại đó cán bộ HQ
tự kiểm tra, chấp nhận bộ hồ sơ, cho đăng ký tờ khai và chuyển cho bộ
phận kiểm tra hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa (100%), đồng thời
phân loại hàng hóa để áp mã thuế. Trên cơ sở bộ hồ sơ, cán bộ HQ tính
thuế, ra thông báo thuế và thu thuế và chuyển cho các bộ phận có liên
quan xác nhận hàng hóa đã hoàn tất các thủ tục HQ, cho giải phóng hàng
hóa - kết thúc toàn bộ quy trình thủ tục, quản lý HQ đối với lô hàng xuất
nhập khẩu. Tuy nhiên tại mỗi một quốc gia tùy theo nhu cầu, mục đích
quản lý khác nhau tại mỗi quốc gia sẽ đưa ra cụ thể về quy trình các
bước khác nhau, tại Việt Nam quy trình thủ tục hải quan truyền thống
được quy định gồm các bước:
1.2.2.1 Đối với người khai hải quan
20
20
Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc
hồ sơ hải quan;
Bước 2: Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy
định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải
B ước 3: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
1.2.2.2 Đối với cơ quan hải quan
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải
quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế
hàng hoá:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan.
2. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi
phạm, chính sách mặt hàng):
3. Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ
thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ
4. Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
5. In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
6. Kiểm tra hồ sơ hải quan
7. Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá
theo quy định tại Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
8. Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau
khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo
9. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ
sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực
tế hàng hoá sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải
kiểm tra thực tế:
1. Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu
trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá
2. Kiểm tra thực tế hàng hóa
3. Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra
21
21
4. Xử lý kết quả kiểm tra
5. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”;
trả tờ khai cho người khai hải quan:
4. Chuyển hồ sơ sang bước 4 kèm theo Phiếu bàn giao hồ sơ theo quy
định.
Bước 4: Phúc tập hồ sơ
Trên đây là quy trình HQ truyền thống, nó có đặc điểm là mọi hoạt động quản
lý của HQ chỉ diễn ra từ khi hàng hóa đến cảng cho đến khi giải phóng hoàn
toàn hàng hóa ra khỏi khu vực quản lý của HQ với lực lượng tham gia vào
hoạt động quản lý này thuần túy là cơ quan HQ và đối tượng chịu sự quản lý
là hàng hóa XNK. Thời gian thông quan và tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa
hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cán bộ HQ làm trực tiếp vì thẩm
quyền quyết định các nghiệp vụ thông quan thuộc về cấp cơ sở, do đó HQ
chịu hoàn toàn trách nhiệm về hiệu quả quản lý của mình trong và sau quá
trình thông quan. Trong khi đó trách nhiệm của chủ hàng khi làm thủ tục
thông quan chỉ là khai báo HQ, nộp thuế (nếu có), và nhận hàng, phạm vi
trách nhiệm chỉ khuôn gọn trong thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa.
1.3 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của Hải quan điện tử
1.3.1 Khái niệm
Khái niệm Thủ tục hải quan điện tử:
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các
thông điệp dữ liệu điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ
quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Ở đây, thông điệp dữ liệu điện tử hải quan có thể được hiểu là những
thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện
điện tử để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là hệ thống thông tin do Tổng
cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, được sử dụng để tiếp nhận, lưu
trữ, xử lý và phản hồi các thông điệp dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ
22
22
tục hải quan điện tử.
Một số thuật ngữ được dùng trong Thủ tục hải quan điện tử:
- Chứng từ điện tử: là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng
phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Chứng từ điện tử là một hình
thức của thông điệp dữ liệu, bao gồm: chứng từ kế toán điện tử; chứng từ thu,
chi ngân sách điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục hải quan điện tử;
thông tin khai và thực hiện thủ tục thuế điện tử; chứng từ giao dịch chứng
khoán điện tử; báo cáo tài chính điện tử; báo cáo quyết toán điện tử và các
loại chứng từ điện tử khác phù hợp với từng loại giao dịch theo quy định của
pháp luật.
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng
cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải
quan điện tử.
- Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai
hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng: Là hệ thống thông tin do
Tổng cục Hải quan quản lý tại cơ quan hải quan, được sử dụng để người khai
hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử khi có sự cố ngoài Hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quanc.
1.3.2 Đặc điểm của Hải quan điện tử
Do thủ tục hải quan điện tử thường được áp dụng và xử lý bằng các
phần mềm điện tử khai báo hải quan nên tính pháp lý của thông điệp hải quan
điện tử đóng vai trò rất quan trọng. Những thông điệp pháp lý này chịu sự
điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy do Nhà nước Việt Nam xây dựng và ban
hành. Việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử phải được tiến hành song song
với việc xây dựng hải quan điện tử. Quan niệm về hải quan điện tử mới chỉ
được đề cập tới trong quá trình xây dựng và nội dung Bộ luật Hải quan EU
thông qua việc xác định các yếu tố của hải quan điện tử; bao gồm:
a) Luật hải quan đơn giản và hiện đại hoá:
23
23
- Xây dựng Luật hải quan hoàn toàn đơn giản và hiện đại hóa nhằm làm
cho các quy định trở nên rõ ràng, dễ hiểu, dễ dự báo và dễ tiếp cận cho người
sử dụng, đặt nền móng cho việc đơn giản hóa, chuẩn hóa các quy định, quy
trình thủ tục hải quan điện tử.
- Trong công ước Kyoto sửa đổi 1999 đã xây dựng khung pháp lý chuẩn
về quy trình thủ tục hải quan. Với hàng loạt các nguyên tắc quan trọng như:
minh bạch và dự báo về hoạt động hải quan, tiêu chuẩn, đơn giản hóa tờ khai
và các chứng từ, thủ tục đơn giản, ứng dụng CNTT, áp dụng QLRR, giảm
thiểu sự can thiệp trực tiếp… Công ước Kyoto sửa đổi và các hướng dẫn,
khuyến nghị của WCO đã trở thành công cụ kỹ thuật quan trọng nhất để các
nước đơn giản hóa, hiện đại hóa Luật Hải quan.
b) Hướng tới sử dụng hệ thống CNTT, tăng cường mức độ tự động hóa
Hải quan các nước đều chủ động xây dựng các chính sách, chương trình
nhằm tăng cường sử dụng CNTT và loại bỏ dần các khâu thực hiện thủ công
truyền thống trong quản lý hải quan. Với mục tiêu hải quan điện tử, hải quan
EU xây dựng cổng thương mại điện tử thông qua việc thiết lập, kết nối, tích
hợp hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin giữa các đơn vị hải quan trên hệ thống
thông tin chung; các đơn vị hải quan, công chức hải quan giao tiếp với người
khai hải quan và với nhau bằng phương tiện điện tử; khi chính phủ điện tử
được hoàn thiện, hệ thống CNTT của hải quan được kết nối với các hệ thống
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trở thành một bộ phận của chính
phủ điện tử. Mặt khác, cơ quan hải quan cũng tăng cường mức độ tự động hóa
các quy trình thủ tục hải quan.
c) Thiết lập cơ chế một cửa
“Cơ chế một cửa được xác định là biện pháp tạo thuận lợi cho phép các
bên tham gia vào thương mại và vận chuyển nộp thông tin và chứng từ chuẩn
tại một điểm để thực hiện tất cả các yêu cầu pháp lý liên quan tới xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh. Nếu là thông tin điện tử thì các yếu tố dữ liệu sẽ được
xuất trình một lần”. Cơ chế một cửa cho phép doanh nghiệp, nhà vận tải được
nộp một lần tất cả các dữ liệu cần thiết cho việc xác định/chấp nhận hàng hóa
24
24
theo khuôn mẫu chuẩn tới các cơ quan nhà nước có liên quan tới kiểm soát
biên giới tại một cổng điện tử. Cơ chế này đặt trách nhiệm cho các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quản lý và đảm bảo rằng các cơ quan này hoặc cung
cấp thông tin hoặc tiếp nhận thông tin do cơ quan quản lý nhà nước khác cung
cấp. Nó loại bỏ yêu cầu đối với thương nhân và nhà vận chuyển nộp cùng một
dữ liệu nhiều lần cho nhiều cơ quan khác nhau. Cơ chế một cửa có thể được
thực hiện trong cả môi trường thủ công và điện tử. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi
tối đa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan có thẩm quyền liên quan
thì cần thiết ứng dụng trong môi trường CNTT và các mẫu dữ liệu đã được
chuẩn hóa được các đối tác có liên quan chấp nhận. Trong trường hợp này,
các nước cần phải sử dụng những chuẩn mực quốc tế (CMQT) được công
nhận rộng rãi như Hệ thống mô tả và hài hòa mã hàng hóa, Mô hình dữ liệu
WCO và sử dụng CNTT, viễn thông ở mức độ cao.
d) Tích hợp các thủ tục hải quan
Tích hợp là giải pháp CNTT được Hải quan EU xây dựng và phát triển
nhằm cung cấp một nơi giao tiếp duy nhất về thông tin và dịch vụ cho người
sử dụng (người khai, các hãng vận tải, các cơ quan quản lý ), qua đó người
sử dụng có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng nhiều
dịch vụ của các hệ thống phần mềm khác nhau một cách tập trung, thống
nhất. Thông qua cổng điện tử này, người sử dụng chỉ cần sử dụng một địa
điểm (đi qua một cửa) là có thể khai thác các thông tin và dịch vụ, mặt khác
cơ quan hải quan cũng chỉ cần quản lý, theo dõi tất cả các thông tin điều hành
của mình tại một nơi duy nhất.
e) Thực hiện Quản lý rủi ro
“Rủi ro có nghĩa là khả năng một điều gì đó sẽ xảy ra, ngăn chặn việc áp
dụng các biện pháp xử lý của cộng đồng hoặc của quốc gia liên quan đến đối
xử hàng hóa của Hải quan”. Để giảm thiểu việc xảy ra các rủi ro, cơ quan hải
quan có thể sử dụng QLRR như một kỹ thuật để đưa ra các ưu tiên và phân bổ
hiệu quả hơn các nguồn lực cần thiết cho việc duy trì sự cân bằng giữa kiểm
soát và tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp. Vì vậy QLRR có thể được
25
25