Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng giầy da của công ty cổ phần đầu tư Da Giầy Hà Nội trên thị trường miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.36 KB, 76 trang )

Chương 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI “ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG GIẦY DA CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XUẤT NHẬP KHẨU DA GIẦY HÀ NỘi
TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC”
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có những bước
chuyển mình phát triển về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội cũng như vị thế trên
trường quốc tế. Trong sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế có sự đóng góp đáng kể
của các ngành kinh tế mũi nhọn như Dệt may, nông sản, chế biến thuỷ sản… trong
đó có ngành da giầy. Trong những năm qua các doanh nghiệp da giầy liên tục phát
triển về quy mô cũng như đa dạng hoá cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đặc
biệt là sản phẩm giầy da. Phát triển thương mại mà tập trung chủ yếu vào các thị
trường xuất khẩu mạng lại lợi nhuận cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…phần lớn các
doanh nghiệp không quan tâm hoặc ít quan tâm đến phát triển thương mại thị
trường nội địa. Hơn nữa, kinh tế phát triển, thu nhập ngày càng được nâng cao, do
đó nhu cầu của người dân với mặt hàng giầy da ngày càng cao và đòi hỏi về chất
lượng cũng như mẫu mã cũng được nâng cao.
Vậy đề tài:” Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng giầy da của công ty cổ
phần đầu tư, xuất nhập khẩu Da giầy Hà Nội trên thị trường miền Bắc” là cần thiết
xuất phát từ những lý do sau:
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, phát triển thương mại mặt hàng là hoạt động không thể thiếu với
các doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp giầy da nói riêng. Vì vậy cần
có nền tảng lý luận cơ bản, rõ ràng, cụ thể để các doanh nghiệp giầy da có thể hiểu
rõ hơn về hoạt động phát triển thương mại mặt hàng giầy da. Đề tài nghiên cứu sẽ
giúp doanh nghiệp có cơ sở vững chắc về mặt lý luận để từ đó có những chiến lược
phát triển thương mại phù hợp với doanh nghiệp.
Thứ 2, Nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường
miền Bắc sẽ giúp các doanh nghiệp giầy da có những chiến lược phát triển thương
i


mại phù hợp với định hướng phát triển thương mại của ngành da giầy cũng như
phát triển thương mại quốc gia. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh, thuận lợi cho doanh
nghiệp trong sự phát triển của mình.
Thứ 3. Phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc có
những đặc trưng riêng biệt của vùng miền, trong khi đó chưa có nghiên cứu nào
thực sự đi sâu vào thị trường này chủ yếu tập trung nghiên cứu về thị trường nội
địa. Do đó cần thiết phải có nền tảng lý luận cụ thể cho các doanh nghiệp giầy da có
thể thực hiện tốt hoạt động phát triển thương mại của mình.
Về mặt thực tế:
Thứ nhất, năm 2006 khi EU áp thuế chống bán phá giá giầy mũi da do Việt
Nam xuất khẩu sang EU là 10%, xuất khẩu giầy da Việt Nam đã gặp nhiều khó
khăn vì các đơn hàng sụt giảm. Nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng giầy da
trên thị trường miền Bắc sẽ giúp các doanh nghiệp có giải pháp phù hợp để khắc
phục tình trạnh trên bằng cách quay lại thị trường trong nước.
Thứ 2, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vì vậy ngay tại sân nhà cũng
xẩy ra những cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt trên
lĩnh vực phân phối. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang hình thành những
kênh phân phối hiện đại hiệu quả thì hệ thống phân phối truyền thống của các doanh
nghiệp sản xuất giầy da lại trở lên không hiệu quả. Mặt khác mặt hàng giầy da cũng
chưa thâm nhập sâu vào kênh phân phối hiện đại do sự thiếu quan tâm, do thiếu
kinh nghiệm hay do tính chuyên nghiệp vì vậy mà mặt hàng giầy da được cho là bị
lấn áp trên sân nhà. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa hoạt
động thúc đẩy phát triển thương mại trên thị trường miền Bắc.
Thứ 3: Thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường cả nước, chiếm
1/3 dân số cả nước, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, rõ ràng đây là thị trường
đầy tiềm năng với sức tiêu thụ đáng kể. Vì vậy nghiên cứu phát triển thương mại
mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp giầy da trong sự phát triển của mình.
Xuất pháp từ những lí do trên, cùng với quá trình thực tập ở doanh nghiệp và
nhận thấy một số vấn đề cấp thiết cần có những giải pháp cụ thể do vậy em đã chọn

đề tài luận văn:
ii
“Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng giầy da của công ty cổ phần đầu
tư, xuất nhập khẩu da giầy Hà Nội trên thị trường miền Bắc”
1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI
Mỗi đề tài nghiên cứu đều tập trung tìm hiểu, luận giải, dự báo và có những
giải pháp mà thực tiễn đề ra. Vậy thì phát triển thương mại mặt hàng là gì? Các
nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển thương mại mặt hàng giầy da? Thực trạng
phát triển thương mại của mặt hàng giầy da ra sao? Có những thành công và tồn tại
nào trong phát triển thương mại mặt hàng giầy da? Giải pháp đề ra là gì?. Giải đáp
những vấn đề trên một cách đầy đủ, đề tài luận văn của em tập trung nghiên cứu
những vấn đề sau:
Về lý luận: Luận văn đưa ra tính cấp thiết khi nghiên cứu đề tài, xác lập và
tuyên bố vấn đề, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tiếp theo, luận văn đã
trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghên cứu, đi tìm hiểu bản chất, mục
tiêu, vai trò của phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc.
Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu một số công trình nghiên cứu đi trước. Những
nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát triển thương mại, những đặc điểm
vai trò cũng được luận văn nghiên cứu một cách kỹ càng.
Về mặt thực tiễn: trên cơ sở những lý luận cơ bản cùng với những phương
pháp phân thu thập, phân tích số liệu thực tế, luận văn đã cố gắng phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại, thực trạng việc phát triển thương mại
mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc của ngành da giầy. Đặc biệt lấy công ty
cổ phẩn đầu tư, xuất nhập khẩu da giầy Hà Nội làm ví dụ.
Về mặt giải pháp: từ những vấn đề thực tiễn nêu ra, luận văn giải quyết tập
trung những giải pháp mang tính đặc trưng của ngành da giầy cũng như của thị
trường miền Bắc. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể với nhà nước, hiệp hội da
giầy và các doanh nghiệp. Về phía nhà nước, luận văn đề xuất những chính sách
phù hợp nhằm phát triển thương mại mặt hàng giầy da. Về phía hiệp hội da giầy có
biện pháp cụ thể để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của ngành. Về phía các doanh

nghiệp, giúp các doanh nghiệp giầy da có thể giải quyết được những tồn tại và thực
hiện tốt hoạt động phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
iii
Luận văn cố gắng tìm hiểu, luận giải những vấn đề còn tồn tại trong thực
tiễn, tìm hiểu nguyên nhân và dự báo cho xu hướng phát triển chung. Để rồi từ đó
có những đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển thương mại mặt hàng giầy
da trên thị trường phía Bắc.
- Về phía nhà nước thì đưa ra những đề xuất, kiến nghị để xây dựng chính
sách thích hợp nhằm khuyến khích thương mại mặt hàng giầy da phát triển, thông
qua chính sách tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, các chính sách hỗ trợ, thông
thoáng tạo điều kiện cho quá trình lưu thông phát triển thương mại. Mặt khác, đề
xuất nhà nước nên quản lý chặt chẽ nguồn hàng tránh tình trạng nhập lậu hàng hoá,
cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý rõ ràng đồng thời đề
ra các chủ trương đường lối vừa phù hợp với điều kiện trong nước vừa phù hợp với
thông lệ quốc tế.
- Về phía hiệp hội da giầy đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường mối
liên kết giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của
hiệp hội. Đồng thời tìm hiểu theo dõi những diến biến của thị trường nhằm hỗ trợ
những thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và giúp đỡ các doanh nghiệp khi cần
thiết. Hiệp hội thay mặt các doanh nghiệp đề xuất những kiến nghị với nhà nước,
cùng với nhà nước xây dựng chiến lược phù hợp cho ngành da giầy.
- Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy da: đưa ra những
giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp nhằm phát triển thương mại mặt hàng giầy da
trên thị trường phía Bắc. Đồng thời cũng đưa ra những dự báo cụ thể cho các doanh
nghiệp xây dựng chiến lược thương mại một cách phù hợp.
Tóm lại, mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tìm ra giải pháp thông qua
phương pháp phân tích cụ thể nhằm phát triển thương mại mặt hàng giầy da trong
điều kiện nước ta hiện nay dưới góc độ kinh tế học vĩ mô.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Về mặt nội dung
Phát triển thương mại được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế thương mại xoay
quanh 3 vấn đề là nguồn lực thương mại, hiệu quả thương mại, và lợi thế so sánh
của mặt hàng giầy da. Và nội dung được luận văn tập trung vào bao gồm những vấn
đề sau:
+ Khai thác và lựa chọn sử dụng nguồn lực thương mại một cách hợp lí.
iv
+ Phân tích thị trường và xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh phân phối mặt hàng
giầy da trên thị trường miền Bắc.
+ Phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của mặt hàng giầy da.
+ Đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao hiệu quả thương mại
- Về mặt không gian
Do những hạn chế nhất định như về thời gian, kinh phí, năng lực hạn chế,
bên cạnh đó là những giới hạn theo quy định cho phép, luận văn tập trung nghiên
cứu trong phạm vị nhất định, có tính thời sự đối với sự phát triển thương mại mặt
hàng giầy da trên thị trường miền Bắc. Trong quá trình thực tập em thấy công ty cổ
phần đầu tư, xuất nhập khẩu da giầy Hà Nội có những điều kiện phù hợp với nội
dung của luận văn. Bên cạnh đó em cũng có tham chiếu sang một số doanh nghiệp
sản xuất giầy da khác trên thị trường Bắc mà tập trung chủ yếu ở Hà Nội. Nghiên
cứu trong khoản không gian mẫu là những doanh nghiệp có tính tiêu biểu trên thị
trường miền Bắcdo đó luận văn vẫn mang tính khách quan và hoàn toàn có cơ sở để
đưa ra những kết luận và ứng dụng trong thực tế.
- Về mặt thời gian
Với đề tài, luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm
2009. Trong khoảng thời gian này có những sự kiện đặc trưng để có thể cho thấy sự
phát triển của thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc.
Đó là 3 năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO đồng thời trong khoảng thời
gian này cũng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến trì trệ trong phát triển
thương mại. Vì vậy mà trên cơ sở đó em đã chọn khoản thời gian này
Tóm lại có những giới hạn về mặt nội dung cũng như không gian và thời gian

nghiên cứu nhưng luận văn đã tập trung vào những vấn đề cơ bản và có tính thời sự
đối với sự phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc của các
doanh nghiệp giầy da. Bởi vậy đề tài vẫn mang đầy đủ tính thực tiễn cũng như tính
ứng dụng cao.
1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngoài các phần tóm lược, lời cám ơn, mục lục, phụ lục kèm theo, luận văn
bao gồm 4 chương như sau :
Chương 1: Tổng quan về phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường
miền Bắc
v
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị
trường miền Bắc
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích số liệu thực trạng phát
triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc.
Chương 4: Các kết luận và một số giải pháp phát triển thương mại mặt hàng giầy da
trên thị trường miền Bắc.
vi
Chương 2:
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
MẶT HÀNG GIẦY DA TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC.
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1 Khái niệm thương mại
Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, một
khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh
tế quốc dân, chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn
bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi
nhuận.
Từ đó có thể rút ra bản chất kinh tế chung của Thương mại là:
Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh
tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích

lợi nhuận.
Thương mại, tiếng Anh là “Commerce” , ngoài ra còn có thuật ngữ khác là
Trade, tiếng Pháp “Commerce”, tiếng Latinh “Commercium”, về cơ bản các từ
này đều được hiểu là buôn bán hàng hóa với mục đích sinh lợi.
Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi:
“Hoạt động Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm: mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi
khác”.
2.1.2 Thương mại hàng hoá
Thương mại hàng hoá là một bộ phận của thương mại nói chung, ra đời từ rất
lâu trong lịch sử. Thương mại hàng hoá là lĩnh vực trao đổi hàng hoá hữu hình, bao
gồm tổng thể các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể
kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định.
2.1.3 Khái niệm về sản phẩm giầy da
Nghề làm giầy đã được người Trung Quốc tìm ra từ thế kỷ thứ II trước công
nguyên với mục đích đơn giản ban đầu là giữ ấm cho đôi bàn chân và giúp cho việc
đi lại được dễ dàng hơn. Từ đó với sự thay đổi của thị trường, thói quen tập quán xã
vii
hội, quy trình giầy không ngừng phát triển và gắn bó với nhu cầu ăn mặc thời trang,
nó chịu ảnh hưởng nhanh chóng, trực tiếp của quy luật và chu kỳ mốt với những
yếu tố cấu thành nhiều vẻ như: Kiểu mẫu, chất lượng, nguyên liệu, công nghệ làm
sản phẩm sự thành công của các hãng giầy nổi tiếng trên thế giới.
Công nghệ sản xuất giầy đơn giản và ít thay đổi nơi làm việc không đòi hỏi
các điều kiện khắt khe, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động, ưu thế rất
thích hợp với nước nghèo vì nguồn lao động dồi dào.
Đặc tính công nghệ của ngành giầy là có thể chia nhỏ các bước công nghệ
trong quá trình lắp ráp các chi tiết của sản phẩm. Đây là cơ sở để đào tạo, bố trí
người lao động cụ thể vào việc thao tác chuyên môn hoá.
Tổ chức hàng giầy có thể đơn giản, công cụ không đòi hỏi cồng kềnh và tối
tân nếu chưa đủ điều kiện sắp xếp vị trí và quy mô cơ động. Lúc muốn chuyên môn

trong thao tác để có năng suất cao thì có thể chia nhỏ từng bước công việc hoặc
ngược lại thu hẹp dây chuyền lắp ráp sản phẩm để phù hợp mặt bằng sản xuất.
Hiện nay xu hướng chuyển dịch công nghiệp giầy sang các nước chậm phát
triển là kết quả tất yếu của đặc tính này. Đối với các nước đông dân nề kinh tế chưa
phát triển thì đây là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp.
Nhờ có tính đa dạng của sản phẩm giầy, tính linh hoạt và phổ cập trong tiêu
thụ (có thể bán buôn, bán lẻ trên các thị trường nhỏ) nên dễ dàng bố trí sản xuất:
vùng thôn quê xa xôi, miền núi giúp cho việc giải quyết số lao động thất nghiệp góp
phần thành thị hoá nông thôn.
Giầy da là một loại hàng thiết yếu do nhu cầu tiêu thụ là thường xuyên, khi
mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng giầy cũng tăng lên.
Hơn nữa cùng với mức tăng trưởng kinh tế và mức tăng dân số thì nhu cầu tiêu
dùng phục vụ đi lại và nhu cầu thẩm mỹ cũng được năng cao.
2.1.4 Khái niệm thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học
thuyết kinh tế. Theo quan niệm cổ điển trước đây, thị trường được coi như một
“cái chợ”, là nơi diễn ra các quan hệ mua bán hàng hoá.
Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác
động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán, hay nói
viii
cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông
tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ.
Theo nhà Kinh tế học Samuelson: “Thị trường là một quá trình trong đó
người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác
định giá cả và số lượng hàng hoá.
Theo Davidbegg: “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình thông
qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định
của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoà bằng
sự điều chỉnh giá cả.
Như vậy, quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và

chính xác hơn, làm rõ được bản chất thị trường. Thị trường không chỉ bao gồm các
mối quan hệ mà còn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi mua bán.
Có thể có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để phân loại
và phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Sự khác nhau khi sử dụng các tiêu thức
này thường được xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ cần giải quyết.
Theo phạm vi hoạt động thì thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường nội
địa bao gồm các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc.
2.1.5 Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng
Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng
các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt
động thương mại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị
trường mục tiêu.
2.2 BẢN CHẤT, MỤC TIÊU VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
MẶT HÀNG GIẦY DA TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
2.2.1 Bản chất của phát triển thương mại mặt hàng giầy da
a. Bản chất
Phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc là sự nỗ lực
cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường miền Bắc,
ix
nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hoá lợi
ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường miền Bắc.
Như vậy, bản chất của phát triển thương mại mặt hàng giầy da là sự tăng lên
về số lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm, mối quan hệ bền vững với khách hàng và
sự phát triển ổn định, bền vững về mọi mặt của mặt hàng giầy da trên thị trường
miền Bắc.
b. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại:
- Giá trị gia tăng trong thương mại hàng hoá: Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa
kết quả và chi phí nguồn lực bỏ ra trong thương mại hàng hoá của quốc gia. Giá trị
gia tăng là chỉ tiêu phản ánh kết quả tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Nó cho phép
phân tích đánh giá sự tham gia, sự đóng góp của thương mại ngành hàng đó vào thu

nhập quốc dân của nền kinh tế.
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá: Đó là toàn bộ kết quả của hoạt động thương mại
ngành hàng mang tính giá trị, đo lường bằng nội tệ.
- Chỉ tiêu quy mô: Tổng giá trị thương mại, số lượng tiêu thụ, tổng lượng tiêu thụ
mà ngành hàng đạt được nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng, % của tăng
trưởng số lượng: so sánh giữa các kì với nhau hoặc các năm với nhau.
- Chỉ tiêu về chất lượng: Điều này được thể hiện thông qua tốc độ phát triển hay
tính ổn định, bền vững trong phát triển thương mại. Sự chuyển dịch hợp lý về cơ
cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường, phương thức bán hàng, cơ cấu về thành phần kinh
tế, loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại trên thị trường.
- Hiệu quả thương mại: Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả
đạt được với chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Thực chất, đó là trình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới
những mục tiêu đã xác định.
Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại:
Hiệu quả thương mại = Kết quả đạt được/ Chi phí sử dụng nguồn lực.
Hiệu quả thương mại của doanh nghiệp là hiệu quả tổ chức quá trình mua, bán hàng
hoá và dịch vụ. Đó chính là thước đo phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của
các công ty hay cơ sở kinh doanh trong khâu mua, bán hàng hoá, khâu vận chuyển
và kho hàng hoặc trong sản xuất, phân phối, cung ứng và marketing các sản phẩm
dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hiệu quả thương mại chính là hiệu quả
x
mua các nhân tố “đầu vào”, và tiêu thụ sản phẩm ở “đầu ra”. Đối các doanh nghiệp
thương mại, cấp độ hiệu quả này chính là hiệu quả kinh doanh thương mại
2.2.2 Mục tiêu phát triển thương mại mặt hàng
a. Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường
+ Mục tiêu của doanh nghiệp là chiếm được thị phần lớn trên thị trường, mức
tiêu thụ lớn, dành được doanh thu cao nhằm tăng trưởng lợi nhuận.
+ Tăng cường lợi ích cho khách hàng và đối tác, đảm bảo uy tín đối với
khách hàng. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

+ Phát triển bền vững các quan hệ với khách hàng và đối tác. Đây là cơ sở,
môi trường để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.
+ Tối đa hoá hiệu quả sử dụng các nguồn lực và lợi ích cuả các nhà cung cấp.
Đây là điều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
b. Đối với kinh tế - xã hội
+ Phát triển thương mại mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ
cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, góp phần tạo thu nhập,
tăng trưởng cho nền kinh tế.
+ Phát triển thương mại mặt hàng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thưo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của nông
nghiệp trong cơ cấu các ngành.
+ Phát triển thương mại mặt hàng nhằm ổn định thị trường nội địa, góp phần
bình ổn nền kinh tế.
+ Phát triển thương mại mặt hàng nhằm giải quyết công ăn việc làm cho một
số bộ phận người lao động, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống
của người dân.
+ Phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thu hẹp khoảng cách chênh lệch
giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
2.2.3 Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền
Bắc.
a. Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân.
- Góp phần vào sự ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường nội địa.
Phát triển thương mại mặt hàng giầy da không chỉ là tăng trưởng về quy mô
mà còn cải thiện về cơ cấu, chất lượng tạo sự phát triển ổn định cho ngành da giầy,
xi
bên cạnh đó các ngành xoay quanh cũng có được sự phát triển ổn định đi kèm như
ngành đầu vào nguyên liệu như cao su, da thuộc, vải, si đánh giầy… Sự phát triển
lành mạnh của mặt hàng giầy da sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của
khu vực miền Bắc cũng như thị trường nội địa.
- Góp phần vào giải quyết tốt thông qua thị trường các mối quan hệ liên quan đến

các cân đối lớn của nền kinh tế như cung - cầu, tiền – hàng, tích luỹ - tiêu dùng…:
Rõ ràng khi phát triển thương mại mặt hàng giầy da thì các quan hệ kinh tế cũng
đồng thời xảy ra. Khi một nguời mua trả giá cho đôi giầy thì họ đã đồng thời thiết
lập các quan hệ kinh tế như mua – bán, tiền – hàng và hình thành nên quan hệ cung
cầu của ngành da giầy. Từ đó các quan hệ kinh tế được giải quyết một cách thông
suốt tạo đà cho sự phát triển nói chung.
- Thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH-HĐH
nền kinh tế quốc gia: Phát triển thương mại giúp gắn kết sản xuất với tiêu dùng, từ
đó giúp cho quá trình tái sản xuất được diễn ra một cách thuận lợi, dòng vốn được
luân chuyển tuần hoàn không xảy ra hiện tượng trì trệ, tắc nghẽn trong lưu thông.
Vì vậy góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của đất nước, đóng góp vào sự tăng
trưởng của ngành da giầy nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung. Là hoạt
động không thể thiếu trong sự nghiệp CNH-HĐH, góp phần thực hiện mục tiêu cơ
bản đến năm 2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp.
- Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao
chất lượng cuộc sống: Mặt hàng giầy da với đặc điểm cần nhiều lao động chân tay
nên đã góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, giảm tỉ lệ thất nghiệp, từ đó từng
bước nâng cao đời sống của công nhân viên, người tiêu dùng.
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành vùng, địa phương.
Với nhiệm vụ chung của đất nước là chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xu
hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và
dịch vụ. Phát triển mặt hàng giầy da không những giúp chuyển dịch cơ cấu sang
hướng công nghiệp mà còn thúc đẩy dịch vụ phát triển song hành.
- Góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh trong
nước với các chủ thể kinh doanh nước ngoài: Bên cạnh yếu tố cạnh tranh gay gắt thì
xu hướng hợp tác phát triển cũng xảy ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp sản xuất giầy
da trong nước luôn tìm những nhà đầu tư có thể mạnh về công nghệ cũng như mẫu
xii
mã để hợp tác cùng phát triển. Xu hướng đó sẽ giải quyết vấn đề phân công lao
động và phân công lao động quốc tế, và góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

b. Đối với doanh nghiệp
- Tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô của
doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
- Gắn liền sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy lưu thông hàng hoá tránh sự tắc nghẽn
trong lưu thông, giải quyết vòng tuần hoàn sản xuất – lưu thông - phân phối – tiêu
dùng.
- Nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị
trường tiêu thụ, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.
c. Đối với người tiêu dùng.
- Đáp ứng nhu cầu đi lại cho người tiêu dùng. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử
dụng mặt hàng giầy da ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt giầy
da lại là dụng cụ đi lại chính của các nhân viên trong quá trình đi làm ở công sở.
- Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng.Bây giờ người dân không chỉ ăn
no mặc ấm mà là ăn ngon mặc đẹp. Phát triển thương mại mặt hàng giầy da sẽ đáp
ứng nhu cầu “mặc đẹp” của người tiêu dùng, tạo ra sự phong phú cho sự lựa chọn
trang phục của người tiêu dùng.
2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NĂM TRƯỚC
Trong quá trình thực hiện luận văn em có tham khảo một số công trình
nghiên cứu khoa học của những năm trước. Những công trình nghiên cứu hoặc có
liên quan gián tiếp hoặc liên quan trực tiếp tới đề tài.
a. Những công trình có liên quan gián tiếp tới đề tài:
Theo sinh viên Trịnh Thu Hằng (2005), luận văn tốt nghiệp “ Một số giải
pháp tài chính nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu ở công ty Da giầy Hà Nội” –
khoa Thương Mại Quốc Tế - ĐHTM. Luận văn đã làm rõ được thực trạng vấn đề tài
chính doanh nghiệp trong sản xuất và từ đó đề ra các giải pháp ở tầm vi mô cho
doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp thúc đẩy sản xuất trong
thời kì nghiên cứu.
Theo sinh viên Trần Thị Hà(2008) , luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp khai thác
và sử dụng thông tin thị trường với đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm giầy da của công

xiii
ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Da giầy Hà Nội sang thị trường Nhật Bản”, Khoa
kinh tế thương mại - ĐHTM. Luận văn đã làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn
tầm quan trọng của thông tin thị trường. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đánh giá thực
trạng tình hình khai thác và sử dụng thông tin của doanh nghiệp và của ngành da
giầy. Từ đó có những giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô cho ngành da giầy cũng như
cho doanh nghiệp thực tập.
Các công trình đã có những thành tựu nhất định, tuy nhiên còn gặp phải những vấn
đề sau:
+ Về phương pháp nghiên cứu: Các công trình trên chủ yếu dựa trên phương pháp
phân tích thống kê so sánh… mà chưa có nghiên cứu nào dựa trên phương pháp
điều tra phỏng vấn để mang lại tính thực tế cao hơn, khách quan và toàn diện hơn.
+ Về nội dung nghiên cứu: các công trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu các
khía cạnh tồn tại của doanh nghiệp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo hướng xuất
khẩu. Vì vậy chưa có đề tài nào quan tâm nghiên cứu về thị trường trong nước cũng
như thị trường miền Bắc.
+ Về tính thời sự: hầu hết các nghiên cứu từ các năm trước, vì vậy các đề tài này
chưa đáp ứng được với sự thay đổi bối cảnh sự biến động không ngừng của nền
kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành Da giầy nói riêng.
Hơn nữa, ngày 1/1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của
WTO, đây là một bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều này đồng nghĩa
với việc cạnh tranh gay gắt trên tất cả các phương diện, trong đó có mặt hàng giầy
da trên thị trường miền Bắc. Dẫn đến đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới phù
hợp với tình hình mới thay thế cho những đề tài không còn mang tính thời sự hay
không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Mặt khác các công trình nghiên cứu trên
chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp mà chưa đi
sâu giải quyết những vấn đề chung của ngành da giầy.
b Những đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp tới vấn đề:
Theo sinh viên Nguyễn Thị Tuyết(2009), luân văn tốt nghiệp “Giải pháp phát
triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM.

Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến phát triển thương mại
mặt hàng thép. Bên cạnh đó cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như
điều tra, phỏng vấn, phân tích thông kê… để làm rõ thực trạng của doanh nghiệp
xiv
cũng như của ngành thép. Các đề xuất và giải pháp đưa ra với nhà nước, ngành thép
cũng như các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để
phát triển thương mại mặt hàng thép.
Theo sinh viên Mai Thị Anh (2009), luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương
mại sản phẩm sữa nhập khẩu trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề
tài nghiên cứu lý giải những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn sâu sắc của ngành
sữa cũng như nhu cầu thiết yếu phải nhập khẩu sản phẩm sữa. Từ đó có kiến nghị
với nhà nước những chính sách quản lý mặt hàng sữa nhập khẩu nhằm phát triển
thương mại mặt hàng này. Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tính
ứng dụng cao cho ngành và doanh nghiệp hướng tới phát triển thương mại bền
vững.
Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tính các thiết của vấn đề phải có nghiên
cứu sâu sắc và rõ ràng về thị trường miền Bắc, một thị trường đầy hấp dẫn và hứa
hẹn cho các doanh nghiệp. Các tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mới để
phù hợp với tình hình mới do đó có tính khách quan cao đi sâu vào vấn đề đặt ra.
Tuy nhiên, từ những vấn đề cấp thiết phải nghiên cứu phát triển thương mại
trên thị trường miền Bắc nhưng vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về mặt hàng giầy
da, một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Từ đó thôi thúc tác giả thực hiện đề tài luận
văn này. Luận văn có sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn cũng như phân
tích thống kê so sánh để làm rõ thực trạng của ngành da giầy nói chung và mặt hàng
giầy da nói riêng. Trên cơ sở thời gian nghiên cứu là từ năm 2007 đến 2009 tức là 3
năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như cuộc suy thoái tài chính diễn ra gần
đây, luận văn mang đầy đủ tính thời sự và hữu ích của nó. Đồng thời, luận văn cũng
có những kiến nghị với nhà nước trên cơ sở thực trạng còn tồn tại trong quản lý nhà
nước về ngành da giầy, cũng như với hiệp hội da giầy trên lĩnh vực liên kết tạo sức
mạnh cạnh tranh. Và với các doanh nghiệp là giải pháp cụ thể nhằm phát triển

thương mại một cách ổn định và bền vững trên thị trường nội địa cũng như thị
trường miền Bắc.
2.4 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT
HÀNG GIẦY DA TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
2.4.1 Cơ sở phát triển thương mại ngành hàng giầy da trên thị trường miền
Bắc.
xv
- Dựa trên quan hệ cung - cầu trên thị trường
Thị trường là nơi cung và cầu gặp nhau từ đó tiến hàng các giao dịch mua
bán hàng hoá và dịch vụ. Đối với tất cả các loại hàng, tuỳ vào qui mô, cơ cấu, các
đặc tính của thị trường mà người cung ứng mặt hàng giầy da đưa ra những quyết
định về sản lượng, giá cả cũng như đưa ra những kế hoạch phát triển thương mại
trong tương lai. Miền Bắc là một thị trường hội tụ đầy đủ các yếu tố dân số đông,
mức độ đô thị hoá cao, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi… Vì vậy, luôn có sức hút
đối với các nhà cung ứng giầy da bởi đó là dầu hiệu của mức nhu cầu lớn, hứa hẹn
mức lợi nhuận cao.
- Dựa trên năng lực hoạt động của các nhà sản xuất.
Vốn luôn là yếu tố tiên quyết đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung và
hoạt động phát triển thương mại mặt hàng giầy da nói riêng, bởi chỉ có vốn thì các
doanh nghiệp mới thực hiện được các hoạt động của mình. Đối với các doanh
nghiệp cung ứng giầy da thì vốn cũng là yếu tố quyết định qui mô và kế hoạch phát
triển bởi doanh nghiệp có vốn lớn sẽ khiến doanh nghiệp đó có lợi thế hơn trong
việc phát triển thị trường, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm tiêu thụ, cải tiến
quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Công nghệ là một trong yếu tố quan trọng để quyết định năng lực cạnh tranh
của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Mặt hàng giầy da đòi hỏi công
nghệ không cao nhưng liên tục phải cải tiến do vậy đây là khó khăn lớn cho sự cạnh
tranh của ngành với hàng ngoại nhập bởi trình độ khoa học của các nhân viên trong
các doanh nghiệp giầy da không cao.
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có trình độ cao sẽ thúc đẩy hoạt động
phát triển thương mại một cách thuận lợi từ đó tạo ra sức mạnh cạnh tranh lớn.
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một
thương hiệu mạnh sẽ nhận được ấn tượng tốt của khách hàng. Đặc biệt với mặt hàng
giầy da luôn có sự yêu cầu cao của người tiêu dùng thì thương hiệu chính là lời đảm
bảo về chất lượng cũng như mẫu mã của doanh nghiệp với người tiêu dùng.
- Lợi ích của nhà cung ứng.
Lợi ích của nhà cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cung ứng hàng
hoá. Sự phát triển thương mại mặt hàng giầy da và lợi ích nhà cung ứng có mối
xvi
quan hệ thuận, lợi ích của nhà cung ứng tăng, càng khích thích và thúc đẩy họ cung
ứng hàng hóa có chất lượng hơn.
- Dựa trên lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế xã hội.
Ngành da giầy có lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ đó là lợi thế không
nhỏ trong cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên mỗi
doanh nghiệp trong ngành lại có những lợi thế riêng nhất định. Phát triển thương
mại trên cơ sở tận dụng được các lợi thế của ngành hàng sẽ đảm bảo cho doanh
nghiệp phát triển và có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
- Dựa trên đường lối phát triển thương mại của Đảng và Nhà nước.
Cũng như các mặt hàng khác, ngành da giầy cũng chịu sự tác động không nhỏ từ
đường lối mà cụ thế là các chính sách phát triển của nhà nước. Chính sách của nhà
nước có thể kìm hãm hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại mặt
hàng giầy da. Các doanh nghiệp cũng thường đề ra các chiến lược phát triển dựa
trên đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước.
2.4.2 Các chính sách phát triển thương mại ngành hàng da giầy trên thị trường
phía Bắc.
- Lựa chọn và phát triển lợi thế của ngành hàng:
Nguồn hàng là nơi hàng hoá được cung ứng trên thị trường. Đó là nơi phát ra
luồng hàng hóa vận động cả trong nước và ngoài nước, là nơi cung ứng hàng hoá
phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên nguồn hàng

không phải đơn thuần là khái niệm chỉ vị trí địa lý, nơi khởi nguồn của dòng chảy
hàng hóa vào kênh phân phối mà còn là quy mô, cơ cấu và sự phân bố nguồn hàng
tiềm năng đưa hàng hoá ra thị trường trong một thời gian nhất định. Do đó cần phải
lựa chọn và phát triển lợi thế nguồn hàng cho hợp lý.
- Khai thác, lựa chọn và sử dụng các nguồn lực:
Đối với các nguồn lực để phát triển mặt hàng giầy da các doanh nghiệp phải
biết khai thác và sử dụng theo hướng phát triển bền vững. Nguồn lực của mỗi
doanh nghiệp là dựa vào khai thác hay có sẵn.
Về nguồn lực tài chính: khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần
kinh tế đầu tư phát triển ngành da - giầy. Huy động vốn thông qua liên doanh, liên
kết, góp vốn thành lập công ty cổ phần, việc phát hành cổ phiếu trái phiếu trên thị
trường chứng khoán. Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách cho hoạt
xvii
động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên
cứu và đào tạo. Đối với các dự án xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, các
dự án xử lý môi trường được sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn tín dụng của Nhà
nước.
Về nguồn nhân lực: ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế giầy, đội ngũ cán
bộ kinh doanh giỏi về marketing và phát triển thương mại. Đây là lực lượng chủ yếu
giúp doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp, phát triển bền vững.
Chú trọng tạo dựng một đội ngũ công nhân đủ về số lượng, thạo về tay nghề đảm
bảo đủ điều kiện tiếp thu công nghệ mới, năng động sáng tạo.
- Tổ chức và phát triển nguồn hàng:
Tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng
cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản
xuất, thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, tăng sự
chủ động về nguyên vật liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài,
giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm giầy da.
Cùng với việc xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, cần xây dựng
các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu để tăng khả năng cung ứng về nguyên phụ

liệu cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của việc sản xuất
giầy dép trong nước.
- Về tiếp cận thị trường và xác lập hệ thống phân phối:
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị để phát triển và mở
rộng thị trường miền Bắc. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công
nghệ hiện đại trong sản xuất nguyên phụ liệu, sản phẩm, mẫu mốt thời trang chủ
động hội nhập vững chắc với nền kinh tế thế giới.
Phát huy thế mạnh của kênh phân phối truyền thống, đồng thời mở rộng hệ
thống phân phối hiện đại. Tăng cường liên kết hợp tác với các nhà phân phối trên cơ
sở đôi bên cùng có lợi nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh.
- Xác lập và cải thiện giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cung ứng:
Trong chuỗi giá trị đảm bảo thực hiện tốt tất cả các khâu và khâu mang lại
giá trị gia tăng cao nhất cho doanh nghiệp, từ đó có thể phát huy được lợi thế doanh
nghiệp nằm ở khâu đó. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì quá
trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ có thể chia thành các khâu: nghiên cứu, triển khai,
xviii
thiết kế; khâu sản xuất bao gồm việc chế tạo, gia công, lắp ráp…; phân phối tiếp thị.
Trong đó, khâu sản xuất thường chiếm phần giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi
giá trị gia tăng. Việt Nam hiện nay mới chỉ tham gia được vào phân khúc sản xuất,
gia công - khâu đem lại giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi giá trị. Do đó cần tập
trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng cường khả năng cung ứng
nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất, thúc
đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, tăng sự chủ động về
nguyên vật liệu đầu vào Cùng với việc xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ
liệu, cần xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu để tăng khả năng cung
ứng về nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia
tăng của việc sản xuất giầy da.
2.4.3 Đặc điểm phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền
Bắc.
- Đặc điểm mặt hàng giầy da:

Đặc điểm cơ bản của sản phẩm giầy nói chung về mặt tiêu dùng cũng như
chất lượng hay là tính năng của nó. Giầy thuộc loại sản phẩm hàng lâu bền có nghĩa
là loại hàng được sử dụng nhiều lần và có tính lặp lại. Không những thế ngày nay
giầy được xem như là hàng thiết yếu và mua có đắn đo bởi vì người tiêu dùng phần
lớn mỗi khi bước ra khỏi nhà giầylà phương tiện đầu tiên không chỉ là phục vụ đi
lại, bảo vệ đôi chân mà còn tạo ra phong cách và mẫu thời trang.
Một điểm nữa đáng chú ý ở sản phẩm giầy đó là những dịch vụ kèm theo khi
mua bán thường ít phát triển lý do là sản phẩm có độ tiện dụng rất cao, kỹ thuật sử
dụng và bảo quản không có gì phức tạp có thể nói là rât đơn giản, có chăng thì chỉ
là những dịch vụ về tư vấn mẫu giầy mới, thời trang hay là dịch vụ bảo hành.
Giầy là loại hàng hóa có nhiều đặc điểm riêng biệt so với những sản phẩm
khác, phần lớn những sản phẩm này khó cải tiến từ những sản phẩm cũ. Việc xác
định chất lượng giầy là một công việc khó khăn không chỉ giá trị về mặt thời trang
hay tính năng sử dụng mà còn phụ thuộc vào vật liệu sản xuất ra chúng đặc biệt là
những sản phẩm giầy da.
- Đặc điểm về phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc
Về nhu cầu thị trường: thị trường miền Bắc có nhu cầu về mặt hàng giầy da
khá lớn bởi dân số đông trải rộng từ miền núi đến thành thị và nông thôn. Nhìn
xix
chung là nhu cầu của thị trường miền Bắc là lớn và liên tục tăng trưởng trong những
năm gần đây, tuy nhiên nhu cầu không đồng đều.
Về thu nhập: liên tục tăng lên qua các năm, cụ thể năm 1999 thu nhập bình
quân đầu người trên miền Bắc là 163000/người/tháng thì đến năm 2004 là
378000/người/tháng và đến năm 2006 là 512000/người/tháng. Tuy nhiên thu nhập
phân bố cũng không đồng đều. Thu nhập của người dân ở thành thị là cao hơn nhiều
so với thu nhập ở nông thôn, do vậy dẫn đến nhu cầu về các mặt hàng giầy da ở
thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn.
Về thị hiếu người tiêu dùng: đời sống người dân liên tục tăng do đó đòi hỏi
những yêu cầu cao hơn đối với mặt hàng giầy da. Người dân ở thành thị do đặc
điểm về ngành nghề nên luôn có nhu cầu đi giầy da do đó cũng có những yêu cầu

ngày càng cao về mẫu mã cũng như chất lượng và bên cạnh đó còn phải hợp với
thời trang.
Về nguồn cung mặt hàng: nguồn cung mặt hàng trên thị trường là đa dạng.
Từ các doanh nghiệp trong nước, từ các doanh nghiệp nước ngoài, từ các nguồn tiểu
ngạch, nhập lậu. Từ đó tạo nên sự đa dạng về mặt hàng cũng như sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt.
Về phân phối: các doanh nghiệp trong nước chủ yếu phân phối theo phương
thức truyền thống, điều này đòi hỏi qua nhiều khâu dẫn đến chi phí cao và không
quản lí được nguồn hàng. Trong khi đó phương thức hiện đại lại chưa được các
doanh nghiệp trong nước chú trọng, đây được coi là thế mạnh của các doanh nghiệp
nước ngoài bởi hệ thống phân phối của họ khá phong phú và hiện đại.
xx
Chương 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ
LIỆU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT
HÀNG GIẦY DA TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu là việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các vấn đề
thực tế tại doanh nghiệp. Dữ liệu thu thập được có thể là dữ liệu sơ cấp hoặc dữ liệu
thứ cấp. Có thể thu thập dữ liệu qua các cách sau:
a. Thu thập dữ liệu sơ cấp qua điều tra, phỏng vấn.
Điều tra trắc nghiệm là phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng của đối
tượng khảo sát với một chương trình đòi hỏi đối tượng thực hiện, đo lường khách
quan những phản ứng của đối tượng được trắc nghiệm, biểu hiện tâm lý và mức độ
nhận thức của người được trắc nghiệm. Việc chọn đối tượng điều tra phải vừa đảm
bảo tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện. Đặt câu hỏi phải đảm bảo khai thác tối
đa ý kiến cá nhân của người được hỏi. Phương pháp này đáp ứng việc nghiên cứu
trên diện rộng đồng thời khắc phục những hạn chế về nhân lực, tài chính, thời
gian…

Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. Thực chất
phỏng vấn tựa như quan sát gián tiếp qua người khác. Phương pháp phỏng vấn giúp
thu thập thông tin từ đối tượng có nghề nghiệp liên quan, đặc biệt là chuyên gia liên
quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu, liên quan trực tiếp tới môi trường doanh
nghiệp. Trong phỏng vấn người ta chia ra các loại như phỏng vấn chuẩn bị trước,
phỏng vấn không chuẩn bị trước, phỏng vấn để biết và phỏng vấn để khai thác chi
tiết chủ đề nghiên cứu. Câu hỏi đưa ra cần ngắn gọn, đúng nội dung thông tin cần
thu thập và thống nhất trước mẫu câu hỏi. Phỏng vấn được thực hiện trong phạm vi
hẹp nhằm đi tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu và thường được giới hạn về
đối tượng phỏng vấn.
b. Phương pháp thu thập thông tin qua nguồn có sẵn
xxi
Phương pháp này được dùng để thu thập, hệ thống lại những thông tin từ những
nguồn có sẵn như sách báo, internet, báo cáo tài chính … một cách đầy đủ, chính
xác nhất. Những thông tin này phục vụ quá tình nghiên cứu cả về lí luận lẫn thực
tiễn. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, điều tra và phân tích từ những công trình
đi trước không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn có thể tìm hiều vấn đề
nghiên cứu một cách khái quát và khách quan hơn. Bên cạnh đó là những nhận định
của các chuyên gia đầu ngành sẽ làm cho luận văn có những kết luận chính xác hơn.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
a. Phương pháp phân tích và so sánh
Những số liệu đã được thu thập, tiến hàng tính doanh thu, tỷ trọng, tốc độ tăng
trưởng và so sánh kết quả với nhau. Từ đó thấy được tình hình phát triển thương
mại mặt hàng giầy da thông qua quy mô, chất lượng qua các năm với nhau tìm sự
khác biệt và xu hướng phát triển của nó, so sánh sự khác nhau trong phát triển giữa
các doanh nghiệp để thấy sự đồng đều hay kém ổn định trong phát triển.
b. Phương pháp phân tích và đánh giá
Từ những số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được tiến hàng phân tích tổng hợp từ
đó đưa ra đánh giá về tình hình phát triển thương mại của công ty. Qua đó chỉ ra
những điểm chưa ổn trong sự phát triển.

c. Một số phương pháp khác cũng được đồng thời áp dụng như: phương pháp quy
nạp, phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thống kê tổng hợp
3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KINH DOANH MẶT HÀNG
GIẦY DA VÀ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG GIẦY DA TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
3.2.1 Đánh giá khái quát thực trạng kinh doanh mặt hàng giầy da trên thị
trường miền Bắc.
a. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh mặt hàng giầy da trên thị trường miền
Bắc.
- Về nhu cầu thị trường
Thị trường miền Bắc với tổng dân số khoảng 32 triệu người, chiếm 36% dân số cả
nước với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao là một thị trường đầy hấp dẫn. Nhu cầu
của thị trường miền Bắc là tương đối lớn với mức trung bình tiêu thụ là 1.5 đôi/
người/ năm. Mặc dù vậy nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong nước vẫn
xxii
chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường này với chỉ 30% thị phần, còn lại là của
các doanh nghiệp nước ngoài cũng như giầy da Trung Quốc nhập lậu.
Về mức độ cạnh tranh
Các doanh nghiệp trong nước đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh
tranh là giầy da nhập khẩu và giầy da nhập lậu. Mặt hàng giầy da nhập khẩu thì có
thể mạnh là thương hiệu, chất lượng, mẫu mã và có kênh phân phối đa dạng và
phong phú. Bên cạnh đó giầy da nhập lậu lại có ưu thế mạnh về giá và mẫu mã. Giá
của giầy gia Trung Quốc bán ở thị trường miền Bắc chỉ khoảng 120000/đôi đến
240000/đôi trong khi đó giá của các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước là
khoảng 240000/đôi đến 400000/đôi. Bên cạnh đó, từ trước đến nay các doanh
nghiệp trong nước chưa thực sự quan tâm đến thị trường nội địa cũng như thị
trương miền Bắc nên thị phần dành được tại thị trường này là không cao.
Về quy mô
Các chính sách thúc đẩy sản xuất của Chính phủ đã giúp ngành da giày có những
bước tiến nhanh và mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2008, toàn ngành đã đầu tư 22

nghìn tỉ đồng, trong đó, 5 nghìn tỉ đồng đầu tư xây dựng và cải tạo nhà xưởng; 17
nghìn tỉ đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc. Đến thời điểm này, toàn ngành đã đầu tư
trên 900 dây chuyền đồng bộ để sản xuất giày với máy móc thiết bị được nhập khẩu
từ các nước có nên khoa học kỹ thuật, nhất là ngành công nghiệp da giày rất phát
triển như Hàn Quốc, Đài Loan…
- Về năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức
tăng trưởng mạnh trong 5 năm liên tiếp (2005 - 2009) với mức tăng trung bình đạt
trên 16%/năm.
b. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư, xuất nhập
khẩu Da Giầy Hà Nội.
- Khái quát về công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Da Giầy Hà Nội
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XUẤT NHẬP KHẨU DA GIẦY HÀ
NỘI
Địa chỉ : Số 409 Tam Trinh, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 84 - 4 -3 8621254 /3 8626889 Fax: 84 - 4 – 3862481
Website :
xxiii
Email :
Loại hình doanh nghiệp: Là công ty cổ phần .
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
+ Sản xuất và xuất nhập khẩu các loại giày, dép da các loại.
+ Kinh doanh và làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước về các
loại hoá chất, máy móc, thiết bị cho ngành da giầy ( trừ hoá chất nhà nước cấm).
+ Xuất nhập khẩu uỷ thác.
+ Đầu tư và kinh doanh địa ốc ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất.)
+ Kinh doanh thương mại tổng hợp.
+ Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho, bãi.
- Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Da
Giầy Hà Nội. ( bảng 3.1).

Doanh thu Công ty đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ
được của công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2008 tăng 0.97%
so với năm 2007 nhưng năm 2009 công ty đã phấn đấu tăng 4.13% so với năm 2008
Bảng 3.1: Kết quả tài chính của công ty cổ phần đầu tư, xuất nhập khẩu Da
giầy Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007 2008 2009
So sánh tăng
giảm
08/07 09/08
1.Doanh thu thuần 103142. 104145.5 108456.03 0.97 4.13
2. Giá vốn hàng bán 90120.2 92478.6 90126.3 2.61 -2.54
3.Lãi gộp 13022 11666.9 18329.73 -10.4 57.1
4. CFQLKD 9596.3 9315.18 15210 -2.92 13.4
5.CF bán hàng (quảng
cáo) 821.34 974.11 795.3 5.72 -18.3
6. LNT từ HĐSXKD 2604.36 1377.61 2324.43 -47.1 68.7
xxiv
7. Thuế phải nộp 1041.74 551.04 929.77 -47.1 68.7
8. LN sau thuế 1562.6 826.566 1394.65 -47.1 68.7
Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Tình hình lợi nhuận của công ty tăng giảm thất thường, năm tăng năm giảm. Năm
2008 lợi nhuận trước thuế (LN thuần từ hoạt động KD) giảm với tỷ lệ là 47,1% so
với năm 2007 nhưng năm 2009 lại tăng 68,7% tương ứng 946,82 triệu đồng so với
năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm 47.1% so với năm 2007 nhưng cũng tăng
68.7% trong năm 2009 . Do chi phí tăng lên nên lợi nhuận thu được là tương đối thấp
không đảm bảo được sự ổn định cần thiết và không đảm bảo cho nhu cầu tái đầu tư để
tồn tại và phát triển. Tình hình chi phí năm 2009: tổng chi phí là 16005.3 triệu
đồng chưa kể tiền thuế.

3.2.2 Nhân tố môi trường ảnh hường tới phát triển thương mại mặt hàng giầy
da trên thị trường miền Bắc.
a. Các nhân tố vĩ mô
- Các nhân tố về mặt kinh tế:
+. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm
cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng
lên. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản
xuất cao.
+. Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng
quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi
đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường miền Bắc. Các doanh nghiệp
trong nước sẽ khó khăn cho quá trình phát triển thương mại, phát triển sản xuất
kinh doanh.
+. Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi
xxv

×