JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 52-61
DẠY HỌC THEO GÓC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG
CHẤT LỎNG TRONG SÁCH GI ÁO KHOA VẬT LÍ 10 NÂNG CAO
VÀ CÁC KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Đỗ Hương Trà
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trần La Giang
Trường Trung học phổ thông Ch uyên Sơn La
Tóm tắt. Bài báo giới thiệu kết quả thu được qua việc vận dụng dạy họ c
theo góc trong năm học 2009 - 2010 với học sinh của 2 lớp 10 trường THPT
Chuyên của tỉnh Sơn La khi dạy các kiến thức phần Chất lỏng ở chương
Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể. Kết quả này đưa đến triển vọng có
thể vận dụng linh hoạt dạy học theo góc trong một số nội dung kiến thức
Vật lí ở trường Trung học phổ thông nhằm làm cho người học tự giác, tham
gia tích cực vào hoạt động học để nắm được kiến thức.
1. Mở đầu
Dạy học theo góc được hiểu như một kiểu tổ chức dạy học, trong đó với cùng
một vấn đề, giáo viên có thể thiết kế các nhiệm vụ để học sinh giải quyết vấn đề
theo các cách khác nhau. Nội dung kiến thức có thể vượt ra ngoài kiến thức giáo
khoa, liên hệ chặt chẽ với các vấn đề của thực tiễn.
Trong chương trình Vật lí phổ thông, phần Chất lỏng là một phần khó nhưng
có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Để đảm bảo những kiến thức thu được thực sự
có chất lượng, sâu sắc, vững chắc và đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của thực
tiễn, chúng tôi nhận thấy có thể tổ chức dạy học theo gó c các kiến thức ở phần này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận của dạy học theo góc
Dạy học theo góc là một kiểu tổ chức dạy học theo đó học sinh thực hiện
các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng
hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập [1].
Mỗi học sinh thường có phong cách học khác nhau, có học sinh có năng lực
phân tích hay năng lực quan sát, có học sinh học qua trải nghiệm hay học qua thực
52
Dạy học theo góc một số kiến thức chương Chất lỏng
hành áp dụng. Dạy học theo góc nhấn mạnh đến việc thiết kế các nhiệm vụ học
tập, có thể kích thích và phát huy được sở trường, năng lực của mỗi học sinh.
2.1.1. Cách tổ chức trong dạy học theo góc
- Cách 1: Tổ chức các góc học tập đáp ứng nhũng phong cách học khác nhau.
Học sinh được thực hành, khám phá tại các góc khác nhau với cùng nội dung học
tập giúp học sâu, học thoải mái.
Ví dụ, khi học về hiện tượng mao dẫn có thể tổ chức lớp thành 3 gó c như: góc
làm thí nghiệm, góc quan sát các hình ảnh thí nghiệm và một số hiện tượng thực
tế, góc nghiên cứu SGK, giải các bài toán bằng kiến thức đã có,. . . nhằm đem lại
hiệu quả và hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Cách 2: Tổ chức các góc học tập theo cách tích hợp kiến thức các môn học
trong một nội dung/chủ đề. Ví dụ: Với chủ đề Gương cầu ở lớp 7, có thể tổ chức
thành các góc như: góc quan sát (quan sát các gương cầu lồi, gương cầu lõm để
nhận diện và quan sát ảnh của vật tạo bởi các gương), góc trải nghiệm (làm các thí
nghiệm để rút ra kiến thức về tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu cũng như
vùng nhìn thấy của gương), góc phân tích (đọc SGK, tài liệu để thu nhận kiến thức
về gương cầu), góc áp dụng (từ kiến thức về gương phẳng, áp dụng cho nghiên cứu
về gương cầu, tìm các ứng dụng trong thực tế),. . .
Tùy theo nội dung/chủ đề, điều kiện cơ sở vật chất, tình hình giáo viên và học
sinh mà lựa chọn cách tổ chức cũng như số lượng góc cho phù hợp để phát huy hiệu
quả cao nhất của dạy học theo góc.
2.1.2. Cơ sở của dạy học theo góc
Dạy học theo góc dựa trên cơ sở tâm lí học của Piaget và cơ sở sinh lí thần
kinh.
- Cơ sở tâm lí học của Piaget nhấn mạnh:
+ Việc học diễn ra theo qui trình mang tính đồng hóa, tăng cường cấu trúc
tư duy có sẵn và theo qui trình mang tính điều chỉnh, dẫn tới tái cấu trúc tư duy.
+ Học tập là một qui trình tích cực, trong đó người học liên tục mở rộng hoặc
thay đổi cấu trúc kinh nghiệm.
+ Mỗi người học có một tập hợp cấu trúc tư duy riêng, dựa trên các kinh
nghiệm họ đã có và dựa trên cách thức họ thiết lập tri thức để phản ánh kinh nghiệm
mới và do vậy mỗi người có cách thức học tập riêng.
- Theo cơ sở sinh lí thần kinh, dạy học cần khai thác các chức năng của bán
cầu não trái và bán cầu não phải để làm sao cho hai bán cầu não phải được hoạt
động, phát triển cân bằng và phối hợp tốt với nhau để con người phát triển to àn
diện về cả trí tuệ và thể lực, về suy nghĩ và hành động
53
Đỗ Hương Trà và Trần La Giang
2.1.3. Thiết kế các nhiệm vụ khi tổ chức dạy học theo góc
Trong dạy học theo góc, g iá o viên cần thiết kế các nhiệm vụ sao cho học sinh
có nhiều sự lựa chọn ứng với mỗi phong cách học và cho họ được trải qua tất cả các
phong cách học khác nhau. Có nhiều phân loại về phong cách học, ở đây, chỉ xin
giới thiệu cách phân loại theo chu trình học tập của David Kolb. Chu trình học tập
có thể bắt đầu từ bất cứ điểm nào trong 4 điểm/giai đoạn và nó có hình xoáy ốc.
Hình 1. Chu trình học tập của Kolb [3]
Trong chu tr ình học tập trên, Kolb giải thích:
- Kinh nghiệm cụ thể: có nghĩa là người học huy động vốn kiến thức đã biết
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tậ p nhằm hình thành kiến thức mới.
- Quan sát phản ánh: có nghĩa là người học xem xét lại những vấn đề đã làm
và trải qua trong quá trình học tập.
- Tư duy trừu tượng: người học phân tích, tổng hợp các vấn đề, diễn giải các
sự kiện và tìm mối quan hệ giữa chúng để hình thành khái niệm.
- Thử nghiệm tích cực: cho phép người học có được sự hiểu biết mới và suy
diễn thành những dự đoán về những gì diễn ra sau đó và những hành động nào cần
phải thực hiện để cải thiện cách thức học tập hoặc thực hiện công việc.
Dựa vào chu trình học tập của Kolb có thể chia thành 4 kiểu học hay 4 phong
cách học tương ứng, đó là:
- Phong cách “phân kì”: loại người học này có trí tưởng tượng phong phú, có
nhiều xúc cảm và thiên hướng xã hội, có khả năng nhìn nhận các tình huống cụ thể
từ nhiều quan điểm khác nhau. Tri thức được hình thành thông qua quan sát phản
ánh trực quan của các kinh nghiệm cụ thể và được phát hiện bằng sự sáng tạo và
sự đa dạng. Với những người có thiên hướng theo phong cách này, họ sẽ đạt được
kết quả tốt nhất khi học qua quan sát.
- Phong cách “đồng hóa”: người học quan tâm đến các ý tưởng mang tính lí
thuyết; các khái niệm và lí thuyết phải có tính lôgíc để hướng dẫn cho việc lập kế
54
Dạy học theo góc một số kiến thức chương Chất lỏng
hoạch và hành động. Tri thức được tạo ra từ việc liên kết các quan sát với sự trừu
tượng hóa tổng quát. Điều này tươ ng ứng với học qua phân tích.
- Phong cách “hội tụ”: tr i thức được tạo ra bằng việc sử dụng các khái niệm
chung cho việc thực nghiệm tích cực với việc đặt trọng tâm vào việc đạt được những
kết quả nhất định từ những kiến thức đã có ban đầu. Điều này tương ứng học qua
thực hành áp dụng.
- Phong cách “điều chỉnh”: người học có thiên hướng hành động, thông qua
thử và sai, có xu hướng chấp nhận rủi ro và ưu tiên việc thực thi các kế hoạch và
các thí nghiệm. Điều này tương ứng với học qua trải nghiệm.
Tương ứng với các phong cách học của học sinh thì theo chu trình học tập
của Kolb, giáo viên cần có phong cách dạy được mô tả trong Hình 2.
Hình 2. Phong cách dạy của giáo viên [1]
Khi thiết kế các nhiệm vụ, cần tạo một môi trường học tập với cấu trúc được
xác định cụ thể. Quá trình học được chia thành các góc bằng cách phân chia nhiệm
vụ và tư liệu học tậ p, nhiệm vụ tại các góc phải đạt được như sau:
- Kích khích học sinh tích c ực hoạt độn g và thông qua hoạt động mà học tập.
Các nhiệm vụ học tập mang tính t hách thức. Mục đích là để học sinh khám phá
các giới hạn của việc học và tăng cường sự tiến bộ của các em.
- Thể hiện sự đa dạng, đáp ứng nh i ều phong cách học khác nhau. Hoạt động
tại các góc có tính đa dạng cao về nội dung và hình thức. Trong mỗi góc đều có các
hoạt động từ dễ đến khó, do đó học sinh có sở thích, năng lực khác nhau, nhịp độ
học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tìm cách thích ứng và thể hiện
năng lực của mình. Điều này cho phép giáo viên giải quyết vấn đề đa dạng trong
nhóm, học sinh có cơ hội thể hiện năng lực của mình.
- Hướng tới việc học sinh được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi
hoạt động. Khi thực hiện nhiệm vụ tại các góc, học sinh sẽ bị cuốn hút vào việc
học tập tích cực, không chỉ với việc thực hành các nội dung học tập mà còn khám
phá các cơ hội học tập mới mẻ như: “khám phá, thực hành”; sáng tạo; đọc hiểu các
nhiệm vụ và các bảng hướng dẫn; tự áp dụng, tự khẳng định, tự phát triển năng
lực của mình cũng như năng lực hợp tác học tập với nhau;. . .
- Tạo ra sự tương tác tích cực giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với
nhau. Căn cứ vào nội dung bài học, đặc trưng của dạy học theo góc và điều kiện
55
Đỗ Hương Trà và Trần La Giang
thực tế của lớp học, giáo viên cần xác định: số góc; nhiệm vụ và qui định thời g ia n
tối đa hoạt động ở mỗi góc; những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho hoạt
động cũng như hướng dẫn học sinh chọn góc và luân chuyển qua đủ các góc; thiết
kế hoạt động đánh giá và củng cố nội dung bài học.
2.2. Lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học theo góc một số kiến
thức chương Chất lỏng
2.2.1. Lựa chọn nội dung
Dựa trên tiến trình nhận thức các kiến thức vật lí, trên cơ sở phân tích nội
dung kiến thức khoa học về các hiện tượng mặt ngoài chất lỏng, chúng tôi nhận
thấy có 2 con đường xây dựng kiến thức ở bài Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt
của chất lỏng và bài Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hiện tượng mao dẫn.
Con đường thứ I: bằng thực nghiệm lần lượt phát hiện ra sự tồn tại của lực
căng mặt ngoài, hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn. Sau
đó sử dụng thuyết cấu tạo phân tử và tính linh động của các phân tử chất lỏng, để
giải thích các hiện tượng.
Con đường thứ II: xuất phát từ thuyết cấu tạo phân tử và cấu trúc của chất
lỏng, sử dụng các phương pháp suy luận lí thuyết để tìm ra hiện tượng căng mặt
ngoài, hiện tượng dính ướ t và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn. Thực nghiệm
nhằm kiểm tra sự tồn tại của các hiện tượng đó trong thực tế cũng đồng thời khẳng
định tính đúng đắn của những suy luận lí thuyết đó. Tuy nhiên, con đường thứ II
đòi hỏi người học phải được trang bị các kiến thức vật lí sâu sắc và có trình độ tư
duy tốt .
Theo con đường thứ I, các kiến thức thu được từ thực nghiệm không đòi hỏi
những suy luận lí thuyết phức tạp nên phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh,
tạo thuận lợi cho việc tổ chức các tình huống học tậ p. Khi dạy học theo con đường
này giáo viên có thể sử dụng các thí nghiệm về các hiện tượng sinh động, các ứng
dụng phong phú để thu hút sự chú ý của học sinh, qua đó đưa ra các vấn đề cần giải
quyết. Để g iả i quyết các vấn đề nảy sinh trong tình huống, giáo viên có thể định
hướng học sinh tiên đoán hoặ c giải thích, thiết kế và tiến hành thí nghiệm. Chính
điều này giúp họ làm quen dần với tiến trình nhận thức khoa học, qua đó rèn luyện
kĩ năng thực nghiệm, tư duy vật lí và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Đó
chính là lí do lựa chọn nội dung kiến thức phần Chất lỏng để tổ chức dạy học theo
góc nhằm tạo ra môi trường học tập đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác
nhau và đảm bảo cho học sinh học sâu cũng như hiểu được nghĩa của kiến thức.
2.2.2. Tổ chức dạy học theo góc
* Nhiệm vụ và hoạt động ở các góc
Trong bài C hất lỏng. Hiện tượng căng mặt ngoài, các hoạt động của học sinh
56
Dạy học theo góc một số kiến thức chương Chất lỏng
được tổ chức thành 3 góc và trong bài Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hiện
tượng mao dẫn chúng tôi tổ chức các hoạt động thành 4 góc. Dưới đây xin trình bày
các nhiệm vụ ở bài Chất lỏng. Hiện tượng căng mặt ngoài.
Góc 1- Trải nghiệm (9 phút)
- Mục tiêu và nhiệm vụ của học sinh: Biết xây dựng phương án thí nghiệm và
làm thí nghiệm với màng xà phòng trong các khung dây và phễu để nhận biết được
sự tồn tại, phương chiều, các vị trí tồn tại và độ lớn của lực căng mặt ngoài.
- Câu hỏi nghiê n cứu: Mặt ngoài của chất lỏng có tác dụng lực lên vậ t tiếp
xúc với đường giới hạn của nó không?; Phương và chiều của lực căng mặt ngoài
được xác định như thế nào?; Độ lớn của lực căng mặt ngoài phụ thuộc vào các yếu
tố nào?; Xây dựng các phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm đo lực căng
mặt ngoài, sau đó điền kết quả và o bảng sau:
Khung
Chiều
dài
Khối lượng
thanh trượt
Khối lượng
gia trọng
móc vào
Khối lượng
tổng cộng
Trọng
lượng tổng
cộng
Lực căng
mặt ngoài
(m) (mg) (mg) (mg) (N) (N)
1
2
3
- Hướng dẫn của giáo viên: Gợi ý để học sinh nêu được các phương án thí
nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, thông qua các thí nghiệm nhận biết
được sự tồn tại của lực căng mặt ngoài, xác định được phương chiều, độ lớn của lực
căng mặt ngoài.
Thí nghiệm 1: Dao lam trên mặt nước, khung hình chữ U có thanh trượt,
khung chữ nhật có hai cạnh là hai sợi chỉ để nhận biết sự tồn tại của lực căng mặt
ngoài.
Thí nghiệm 2: Khung cong, khung hình chữ U có thanh trượt để nhận biết
phương chiều của lực căng mặt ngoài.
Thí nghiệm 3: Thanh kim loại, khung dây có buộc vòng chỉ ở giữa để nhận
biết các vị trí tồn tại lực căng mặt ngoài.
Thí nghiệm 4: Khung dây hình chữ U có thanh trượt, móc nặng để nhận biết
độ lớn của lực căng mặt ngoài.
- Sản phẩm: Thuyết trình được kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về sự
tồn tại cũng như xác định được phương chiều, độ lớn của lực căng mặt ngoài.
Góc 2 - Quan sát (9 phút)
- Mục tiêu và nhiệm v ụ của học sinh: Quan sát các thí nghiệm mô phỏng và
các video về một số hiện tượng liên quan đến bề mặt chất lỏng. Từ đó đưa ra nhận
xét về các vị trí tồn tại, phương, chiều và độ lớn của lực căng mặt ngoài.
57
Đỗ Hương Trà và Trần La Giang
- Câu hỏi nghiên cứu: Nhận xét về chuyển động của thanh trượt và thanh PQ;
Nhận xét về khối lượng các móc treo khi thay đổi nhiệt của chất lỏng, thay đổi bản
chất của chất lỏng hay chất rắn làm khung?
- Hướng dẫn của giáo viên: Yêu cầu học sinh qua quan sát video, hình vẽ mô
phỏng thí nghiệm, nhận xét về sự tồn tại, phương chiều, các vị trí tồn tại và độ lớn
của lực căng mặt ngoài.
- Sản phẩm: Thuyết trình được kết quả quan sát và rút ra kết luận về sự tồn
tại cũng như xác định được phương chiều, độ lớn của lực căng mặt ngoài.
Góc 3 – Phân tích (9 phút)
- Mục tiêu và n hiệm vụ của học sinh: Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời các
câu hỏi nghiên cứu trong phiếu học tập.
- Câu hỏi nghiê n cứu: Mặt ngoài của chất lỏng có tác dụng lực lên vật tiếp
xúc với đường giới hạn của nó không?; Phương và chiều của lực căng mặt ngoài có
đặc điểm gì?; Lực căng mặt ngoài còn tồn tại ở các vị trí nào trên mặt chất lỏng?;
Độ lớn của lực căng mặt ngoài được xác định bằng công thức nào?; ý nghĩa của hệ
số căng bề mặt của chất lỏng?
- Hướng dẫn của giáo viên: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để
trả lờ i các câu hỏi nghiên cứu trong phiếu học tập.
- Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập để rút ra kết luận về lực căng mặt
ngoài.
2.3. Đánh giá kết quả thu được
Qua phân tích băng hình, phân tích các sản phẩm họ c tập của học sinh chúng
tôi đã thu được một số kết quả như sau:
2.3.1. Tính khả thi của phương án dạy học đã thiết kế
* Bài Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
Học sinh đã đạt được mục tiêu đặt ra trong quá tr ình học, kết quả thu được
cụ thể như sau:
- Góc quan sát: Học sinh thích thú và rất chú ý quan sát thí nghiệm mô phỏng
về sự dịch chuyển của thanh trượt, que diêm, thanh kim loại, hình dạng của dây chỉ,
sự tăng, giảm các móc nặng khi thay đổi chiều dài đường giới hạn mặt thoáng chất
lỏng, thay đổi bản chất, nhiệt độ chất lỏng. Học sinh tích cực tr ao đổi, thảo luận
trong nhóm để thống nhất rút ra được kết luận về sự tồn tại, phương chiều và các
vị trí tồn tại của lực căng mặt ngoài, sự phụ thuộc độ lớn của lực căng mặt ngoài
vào bản chất của chất lỏng và chiều dài đường giới hạn mặt thoáng chất lỏng.
- Góc hoạt động: Học sinh hào hứng, hăng hái tham gia đề xuất phương án
thí nghiệm, tiến hành các thí nghiệm đo được độ lớn của lực căng mặt ngoài. Một
số học sinh còn đề xuất phương án cải tiến thí nghiệm. Các nhóm đều trả lời được
58
Dạy học theo góc một số kiến thức chương Chất lỏng
câu hỏi trong phiếu học tập và rút ra được kết luận.
- Góc phân tích: Học sinh tự giác, tập trung nghiên cứu SGK một cách độc
lập, sau đó tích cực thảo luận đi đến thống nhất nội dung về sự tồn tại, phương
chiều, các vị trí tồn tạ i của lực căng mặt ngoài và công thức xác định độ lớn của lực
căng mặt ngoài. Học sinh nêu được ý nghĩa của hệ số căng bề mặt của chất lỏng.
Từ kết quả thu được, học sinh đã trả lời được câu hỏi cho vấn đề đặt ra : Vì
sao bong bóng xà phòng lại có dạng hình cầu? Vì sao con nhện nước thì có thể đứng
và di chuyển trên mặt nước một cách dễ dàng?, vận dụng được công thức để giải
các bài tập đơn giản có liên quan, nêu được những ứng dụng của hiện tượng căng
bề mặt của chất lỏng trong đời sống, trong kĩ thuật.
* Bài Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hiện tượng ma o dẫn
Học sinh đã thực hiện đượ c mục tiêu trong quá trình học và kết quả cần đạt
được sau khi học, cụ thể là:
- Góc quan sát: Học sinh hào hứng, chú ý quan sát video về sự dâng lên hay hạ
xuống của chất lỏng trong ống có tiết diện trong nhỏ và khe hẹp cùng một số hiện
tượng thực tế: thân cây hoa loa kèn, bấc đèn dầu, Sau khi thảo luận trong nhóm
đã đi đến kết luận về hình dạng mặt thoáng chất lỏng ở gần thành bình, hiện tượng
mao dẫn, sự phụ thuộc độ cao cột chất lỏng vào bản chất chất lỏng, vào đường kính
trong của ống mao dẫn. Nhiều học sinh còn lấy được những ví dụ thực tế có liên
quan đến hiện tượng mao dẫn.
- Góc hoạt động: Học sinh hào hứng nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận nêu
được phương án thí nghiệm và tự làm thí nghiệm. Thông qua các thí nghiệm và dựa
vào sự phân tích, tổng hợp học sinh đưa ra được các nhận xét về hiện tượng mao
dẫn và rút ra kết luận về hiện tượng đó.
- Góc phân tích: Học sinh các nhóm đều tự giác, tập trung nghiên cứu SGK
một cách độc lập, sau đó tích cực thảo luận để thống nhất nội dung trả lời trong
phiếu học tập và rút ra kết luận về hiện tượng mao dẫn; sự phụ thuộc của độ chênh
lệch giữa mực chất lỏng trong ống và trong khe so với mực chất lỏng trong bình vào
tiết diện ống; công thức tính độ cao cột chất lỏng dâng lên trong ống mao dẫn và
công thức tính độ cao của cột chất lỏng dâng lên giữa hai tấm thủy tinh khi chất
lỏng làm dính ướt hoàn toàn thủy tinh:
- Tổ chức trao đổi chia sẻ và đá nh giá: Qua 2 tiết học, học sinh đã làm quen
với việc t rình bày trước lớp, tự tin, mạnh dạn trình bày sản phẩm của nhóm. Các
nhóm đều chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu ý kiến bổ xung, không khí học tập
trong toàn lớp rất sôi nổi.
Sau khi hoạt động xong ở các góc, học sinh đã hiểu và giải thích được nguyên
nhân gây nên hiện tượng mao dẫn, vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện
tượng thực tiễn, nêu được ứng dụng của hiện tượng mao dẫn trong sản xuất, kĩ
thuật. . ., vận dụng được công thức tính độ cao cột chất lỏng dâng lên trong ống
59
Đỗ Hương Trà và Trần La Giang
mao dẫn, độ cao của cột chất lỏng dâng lên giữa hai tấm thủy tinh khi chất lỏng
làm dính ướt hoàn toàn thủy tinh để g iải một số bài tập.
2.3.2. Tiến trình dạy học đối với việc phát triển tư duy của học sinh
* Phát triển ngôn ngữ (nói, viết)
- Học tập theo tiến trình dạy học có soạn thảo trước đã phát triển cách diễn
đạt bằng lời của học sinh:
+ Thứ nhất là các em tự tin khi giao tiếp: vì thường xuyên tra o đổi, thảo luận
trong nhóm, trong lớp nên các em đã có thói quen dám nói ra và bảo vệ ý kiến của
mình trước đông người đồng thờ i cũng phát triển ở các em khả năng suy nghĩ, xử
lí tình huống một cách nhanh nhạy.
+ Thứ hai là các em đã biết cách sử dụng ngôn ngữ vật lí để mô tả, giải thích
hiện tượng vật lí.
+ Thứ ba là khi trình bày bảo vệ ý kiến của mình và bác bỏ ý kiến của người
khác, các em đã có thái độ hợp tác và chú ý cách dùng từ ngữ để tránh gây ra tranh
luận căng thẳng. Qua đó các em rèn luyện được kĩ năng g ia o tiếp, ứng xử của mình.
- Qua tiến trình dạy học, các em đã phát triển được ngôn ngữ viết: biết cách
tự ghi chép những kiến thức cần thiết trong bài, biết sửa lỗi chính tả khi cùng làm
việc, trao đổi với các bạn trong nhóm. Trong các bài học cũng như trong các bài
kiểm tra, các em đã tiến bộ rất nhiều khi trình bày điều mình hiểu.
* Rèn luyện các thao tác tư duy, các hành động nhận thức trong
học tập Vật lí
- Học sinh biết phân tích một hiện tượ ng vật lí phức tạp thành các hiện tượng
đơn giản, biết cách tìm hiểu t ác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có
nhiều yếu tố tác động cùng một lúc.
- Học sinh đã được làm quen với cách đo lực một cách gián tiếp qua việc các
em thiết kế phương án đo lực căng mặt ngoài tác dụng lên một thanh trượt.
- Học sinh được làm quen với những phép suy luận và đã có kĩ năng trong
việc đề xuất phương án thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm đơn giản và kĩ năng tiến
hành thí nghiệm.
- Học sinh đã biết thực hiện quan sát trên các thí nghiệm, biết khái quát hóa,
trừu tượng hóa rút ra cái chung, cái cơ bản đặc trưng cho các hiện tượng.
* Tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự chủ,
sáng tạo của h ọc sinh
Tiến trình dạy học đã soạn thảo phù hợp với thực tế, đã tổ chức được tình
huống học tập thích hợp và thông qua việc giải quyết nhiệm vụ trong phiếu học tập
ở các góc, học sinh được lô i cuốn vào hoạt động tích cực, tự lực giải quyết vấn đề
nên chất lượng kiến thức và năng lực nhận thức được nâng cao.
60
Dạy học theo góc một số kiến thức chương Chất lỏng
Việc giải quyết nhiệm vụ ở các góc đã nâng cao được tinh thần đoàn kết, hỗ
trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập, từ đó trách nhiệm và hiệu quả học
tập được nâng cao. Nội dung trong các phiếu học tập đa dạng, vừa sức, đã kích
thích được hứng thú họ c tập của học sinh, khi giải quyết xong nhiệm vụ ở mỗi góc
học sinh mong muốn được giải quyết nhiệm vụ ở các góc tiếp theo. Kết quả học tập
của các em ngày càng tiến bộ, thể hiện trong việc làm các bài tập ở lớp, ở nhà và
các bài kiểm tra.
3. Kết luận
Tiến trình dạy học đã đạt được mục tiêu dạy học đề ra, phù hợp với thực tế
dạy học trên lớp về thời gian thực hiện cũng như tính đa dạng, vừa sức, mức độ từ
dễ đến khó của các câu hỏi; các nhiệm vụ hấp dẫn đối với học sinh. Phân tích thực
nghiệm đã khẳng định hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo góc nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học. Tuy còn một số thách thức như đòi hỏi không gian
lớp học, sĩ số học sinh và phương tiện dạy học nhưng vận dụng dạy học theo góc là
một hướng đi đúng cần được các nhà nghiên cứu dạy học, các giáo viên quan tâm
và vận dụng trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng và Cao Thị Thặng,
2009. Dạy và học tích cực. Một s ố kĩ thuật và phương pháp dạy học. Nxb Đại học
Sư phạm Hà Nội.
[2] Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock. Các phương pháp dạy
học hiệu quả. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Madeline Hunter, Robin Hunter, 2004. Làm chủ phương pháp giảng dạy, (nhóm
dịch: Nguyễn Đào, Quý Châu). Nxb Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
ABSTRACT
Working "in corners" with some knowledges on Liquid
presented in the 10 Advanced Physics textbook
of the 10th class and some obtained results
This paper presents some of our results obtained in the academic year 2009
- 2010 throughout the application of working "in corners" with some knowledge
of Liquid presented in chapter Solid and Liquids - Transformation of States to the
students of the 10th classes of two High schools in Son La Province. The results
show that it may flexibly organize activities of working "in corners" with some
knowledges of Physics in High Schools, that make students more self-conscious and
active in their studies.
61