Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.21 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng
được pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ. Kể cả trong công
ước quốc tế là những văn bản pháp lý cấp cao nhất cũng đã đề cập tới vấn đề quyền
nhân thân của con người như tại công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
năm 1966 hay tại bộ luật nhân quyền thế giới…Cùng với các văn bản pháp luật khác,
Bộ luật dân sự ( BLDS ) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận
và có những cơ chế để bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể. Cùng với quá trình lịch
sử lập pháp của nhà nước ta, luật dân sự( LDS) cũng luôn có xu hướng là ngày càng
hoàn thiện để đáp ứng kịp nhu cầu mà xã hội đặt ra. Và quyền nhân thân cũng nằm
trong xu hướng đó của LDS. BLDS 2005 sửa đổi bổ sung nhiều quy định về quyền
nhân thân. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng thứ hai sau Hiến pháp để ghi nhận và bảo
vệ quyền nhân thân. Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế xã hội của nước ta
ngày càng phát triển, các quyền của con người và quyền nhân thân của con người
được coi trọng hơn bao giờ hết. Quyền nhân thân nhìn cả dưới góc độ lý luận và thực
tiễn đều là vấn đề hết sức quan trọng cho lý luận xây dựng và hoàn thiện về những
quy định về quyền nhân thân.Song cùng với sự hoàn thiện về quyền nhân thân trên
lý luận là vấn đề thực tiễn áp dụng và thực hiện quyền nhân thân ra sao. Do vậy việc
nghiên cứu quyền nhân thân theo quy định của BLDS với những vấn đề lý luận và
thực tiễn góp phần quan trọng cho mỗi công dân thực hiện nghiêm túc các quyền
nhân thân mà pháp luật cho phép nhằm hoàn thiện và phát huy hết khả năng vốn có
của mình, đồng thời là những kinh ngiệm thực tiễn áp dụng giải quyết các vấn đề có
liên quan tới quyền nhân thân ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận hình thành quyền nhân thân theo quy định trong BLDS
1.1 Cơ sở lý luận
Con người là tổng hòa của các mối quan hệ. Trong mối quan hệ với tự hiên, xã hội
và con người thì tự nhiên là cái có trước và con người là cái có sau. Con người
không thể thay đổi được tự nhiên mà chỉ có thể thích ứng với tự nhiên và cải tạo nó
mà thôi. Quá trình cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người tự hoàn thiện mình và
phát huy hết những khả năng vốn có của mình. Con người tạo ra xã hội nhưng xã hội


lại có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người vì không thể có con người
sống ngoài xã hội. Do vậy con người vừa là một thực thể sinh học sống, vừa là một
cơ thể sống mang bản chất xã hội.Điều này làm cho con người khác với các thực thể
sinh học khác ở chỗ, chỉ có con người mới được hưởng những quyền do địa vị làm
người mang lại, đó chính là quyền con người, quyền nhân thân của mỗi con người.
Xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển gắn với quá trình tiến hóa của lịch sử xã
hội loài người, quyền con người được coi là một hiện tượng lịch sử xã hội có quá
trình phát triển lâu dài. Tư tưởng đó cũng gần như xuất hiện cùng với sự xuất hiện
của xã hội loài người.
Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, quyền con người là một khái niệm
rộng lớn, phức tạp thậm chí nhiều lúc là đầy mâu thuẫn, bản chất của quyền con
người vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội. Hai thuộc tính vốn có của quyền
con người tồn tại tất yếu có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau. Tính tự
nhiên cho thấy quyền con người là đặc quyền vốn có của con người, những quyền
này lại bị chi phối và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, bị chi phối
bởi trình độ phát triển của xã hội làm cho nội dung quyền của con người chứa đựng
tính đặc thù, gắn liền với lịch sử phát triển truyền thống của mỗi quốc gia. Tuy nhiên
có những quyền của con người mà dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất cứ quốc gia
nào thì nó luôn luôn được đảm bảo đó chính là quyền con người cơ bản. sự hiện diện
của nó trong hệ thống pháp luật quốc gia là ranh giới khẳng định có hay không có
quyền con người. Trong bản tuyên ngôn độc lập của hợp chủng quốc Hoa kỳ 1776
khẳng định” con người sinh ra đều bình đẳng, đấng tạo hóa đã dành cho họ một số
quyền không thể bị tước đoạt. Trong các quyền đó có quyền sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc.” Dù là quyền con người hay quyền con người cơ bản thì
đều là những khái niệm thể hiện xu hướng, yêu cầu, thể hiện năng lực, khả năng và
ý chí. Và một trong những đặc trưng rất quan trọng của quyền con người đó được
đảm bảo bởi Nhà nước và pháp luật. Nhà nước và pháp luật là công cụ và phương
tiện bảo vệ quyền con người. Thông qua việc ban hành các quy định pháp luật Nhà
nước quy định các quyền của công dân trong đó có quyền nhân thân. Quyền công
dân tạo lên địa vị pháp lý của công dân trong xã hội. thể hiện mối quan hệ về mặt

pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia. Mối liên hệ này sẽ ràng buộc hành vi của
công dân vào hệ thống pháp luật quốc giai đầu tiên là Hiến pháp và các văn bản pháp
luật khác trong đó đặc biệt là có BLDS.
1.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một quốc gia, là cơ sở hình thành hệ
thống pháp luật và xây dựng các văn bản pháp luật khác. Căn cứ vào quy định của
Hiến pháp các ngành luật cụ thể hóa bằng các quy định để tác động tới các quan hệ
mà nó có nhiệm vụ điều chỉnh.
Đối với LDS nói chung và các quy đinh về quyền nhân thân trong BLDS, Hiến pháp
quy định một các rất khái quát về quyền nhân thân. Hiến pháp năm 1992 quy định
những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở giai đoạn đầu
thời quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong Hiến pháp năm 1992, quy định rất nhiều
những vấn đề của đất nước, của hệ thống pháp luật và của cả hệ thống chính trị…
Trong đó có chương II và chương V có nhiều quy định liên quan tới LDS. Đặc biệt
trong chương V quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài những
quyền về chính trị xã hội là một loại các quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận
như: quyền bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, các quyền nhân thân
và quyền tài sản….
1.2.2 Bộ luật dân sự
BLDS được đánh giá là có vị trí thứ hai sau Hiến pháp trong việc hình thành và cụ
thể hóa quyền nhân thân của cá nhân. BLDS 2005 là bộ luật lớn nhất của Nhà nước
ta về phạm vi điều chỉnh, số lượng các điều luật, sự rộng rãi trong việc lấy ý kiến của
các cấp, các nghành, thời gian chuẩn bị… BLDS đã thể chế hóa đường lối phát triển
kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa Hiến pháp 1992 nhằm bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, của tập thể và đặc biệt là của cá nhân.BLDS cụ thể hóa các quyền
nhân thân của cá nhân mà Hiến pháp ghi nhận, là chuẩn mực ứng xử pháp lý cho các
chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự và thực hiện những quyền nhân thân gắn với
mỗi chủ thể.Quyền nhân thân trong BLDS 2005 được quy định từ Điều 24 đền Điều
51. Số lượng các quy định trong BLDS cũng chiếm một phần đáng kể và tới BLDS

2005 đã đánh dấu những bước phát triển mới trong việc xây dựng và hoàn thiện về
quyền nhân thân của cá nhân.
2. Khái quát về quyền nhân thân
2.1 Khái niệm quyền nhân thân
Để hiểu như thế nào là quyền nhân thân chúng ta cần hiểu về “ nhân thân”.Hiện nay
cũng chưa có khái niệm chính thức về “ nhân thân”. Đây là từ Hán Việt và nếu
chúng ta hiểu rõ khái niệm này thì chúng ta cũng sẽ hiểu rõ khái niệm quyền nhân
thân. Tuy nhiên theo quy định của Điều 24 – BLDS: “ quyền nhân thân được quy
định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Theo đó chúng ta
có thể hiểu nhân thân là những yếu tố gắn liền với mỗi con nguời cụ thể, liên quan
trực tiếp tới cá nhân như hình dáng, khuôn mặt, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp….
Dưới góc độ pháp luật dân sự thì không phải mỗi yếu tố liên quan đến bản thân mỗi
con người đều ảnh hưởng đến việc hưởng quyền nhân thân của họ. Ví dụ: bất cứ cá
nhân nào cũng đều có quyền đối với quốc tịch. Tuy nhiên có nhiều yếu tố liên quan
đến nhân thân của con người lại ảnh hưởng trực tiếp đến việc hưởng quyền dân sự
của họ.
Điều 24 BLDS đã đưa ra những quy định chung nhất về quyền nhân thân, qua quy
định này chúng ta có thể định nghĩa về quyền nhân thân như sau:
- Theo nghĩa khách quan, Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định rõ cho các cá
nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá
nhân thực hiện quyền của mình.
- Theo nghĩa chủ quan, Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với
cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển
giao quyền này cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Qua định nghĩa quyền nhân thân chúng ta có thể thấy được đặc điểm của quyền nhân
thân như sau:
- Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định.
- Quyền nhân thân là một quyền dân sự đặc biệt được pháp luật bảo vệ.

- Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân.
- Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản.
- Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ
thể khác.
2.2 Một số đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân
2.2.1 Quyền nhân thân gắn liền với chủ thể và nguyên tắc là không thể dịch
chuyển cho chủ thể khác
Quyền nhân thân trở thành một thuộc tính của chủ thể mà không bị phụ thuộc , chi
phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo….
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân cho mỗi cá nhân mà không thể chuyển
dịch cho chủ thể khác, mỗi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân. Các quyền
dân sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng do Nhà nước quy định cho các chủ
thể dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Do vậy về nguyên tắc quyền nhân
thân không thể chuyển giao cho người khác cũng đồng nghĩa là quyền nhân thân
không thể là đối tượng trong các giao dịch mua bán, trao đổi, tặng cho… Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, một số quyền nhân thân có thể chuyển giao cho người khác
theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả ,
khi tác giải chết đi thì quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác hay các quyền
khác về tinh thần của tác giả đối với tác phẩm như quyền được tôn trọng tác phẩm…
2.2.2 Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản
Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản
hay không gắn với tài sản mà thôi. Vì không phải là tài sản nên quyền nhân thân và
tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá.
Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho
người khác. Một người không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. Vì sự cụ thể
nó thành tài sản, tiền tệ là điều không thể. Thực ra, đây là vấn đề rất khó trong lý
thuyết về quyền nhân thân cũng như áp dụng thực hiện quyền nhân thân. Thông
thường, một quyền nhân thân không thể định đoạt có nghĩa là không thể là đối tượng
giao dịch. Nhưng trên thực tế lại xuất hiện nhiều hợp đồng liên quan tới quyền nhân
thân. VÍ dụ: trong lĩnh vực đời tư liên quan tới hình ảnh, nhiều người được công

chúng biết đến như là minh tinh màn bạc ký hợp đồng với các cơ quan thông tin,
xuất bản.Vậy làm thế nào để dung hòa đặc điểm này của quyền nhân thân với tình
trạng giao dịch hợp pháp về hình ảnh ngày càng phát triển và rầm rộ như hiện nay.
2.2.3 Hành vi xâm hại quyền nhân thân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại
Đối mỗi hành vi được coi là xâm phạm tới quyền nhân thân thì có thể gây ra thiệt hại
hoặc không gây ra thiệt hại. Điều đó có nghĩa là thiệt hại không phải là căn cứ bắt
buộc để xác định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm hại. Trên thực tế, ngay cả
trong trường hợp bị xâm phạm quyền nhân thân không những là không gây thiệt hại
gì cho người bị xâm hại mà thậm chí là còn có lợi cho họ. Nhưng về nguyên tắc, nếu
không có sự đồng ý của cá nhân thì đều coi là vi phạm.
2.2.4 Thiệt hại về quyền nhân thân không có tiêu chí để định lượng
Trong các quyền nhân thân, quyền nhân thân liên quan tới đời sống tinh thần của cá
nhân luôn chiếm một số lượng lớn. Đó chính là những quyền liên quan tới đời sống
tinh thần của con người, là quyền của cá nhân phát sinh trong sinh hoạt nội tâm của
con người.Do vây, đối với mỗi cá nhân thì giá trị đó không có chuẩn mức chung để
cụ thể nó thành giá trị. Vì thế, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền nhân thân không
được cân,đo,đong, đếm bằng những đại lượng cụ thể. Đặc trưng này không loại trừ
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi hành vi xâm hại tới quyền nhân thân.
3. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về các quyền nhân thân
Việc hình thành và phát triển của quyền nhân thân luôn xuất phát từ cơ sở của nó. Và
cơ sở pháp lý là điều cốt lõi. Ở nước ta thì Hiến pháp là cơ sở đầu tiên và quan trọng
cho việc hình thành và phát triển của các quyền nhân thân thông qua sự cụ thể hóa
trong LDS.Do vậy quyền nhân thân cũng có sự phát triển gắn liền với sự ra đời và
phát triển của các bản Hiến pháp.
Ở nước ta, quyền nhân thân của cá nhân cũng có những bước phát triển nhất định.
Dưới thời Pháp thuộc, các quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng
được thực dân Pháp quy định nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
- Giai đoạn 1945 – 1959
Quyền nhân thân được thể hiện trong Hiến pháp 1946.
Trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chế độ xã hội cũ – xã hội mà mọi người đều

có thể chịu sự kiểm soát, bắt bớ tù đày với những lý do không thể hiểu nổi – thì quy
định của Hiến pháp 1946 về quyền nhân thân đã đánh giá được sự tiến bộ của Nhà
nước ta lúc bấy giờ. Đây là sự lỗ lực, cố gắng của Nhà nước ta trong viêc phấn đấu
giành quyền tự do dân chủ cho con người như : “… nhà ở và thư tín của công dân
Việt Nam, không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật” hay các quy định của
pháp luật liên quan tới quyền bầu cử và ứng cử( Điều 18)….Trên cơ sở quy định của
Hiến pháp 1946, các văn bản pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp giai đoạn này
cũng đã cụ thể hóa quyền nhân thân, trong đó có luật báo chí ngày 20/5/1957. Quyền
tự do ngôn luận là một nội dung quan trọng được quy định cụ thể trong đó hay khi
báo chí đăng tin sai sự thật, vu khống thì phải xin lỗi và tùy mức độ người bị vi
phạm có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Giai đoạn 1959 – 1980
Giai đoạn này là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của nền lập pháp với bản
Hiến pháp 1959 ra đời tiếp nối và kế thừa Hiến pháp 1946.Hiến pháp đã giành
chương II với tiêu đề” quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, trong đó là các
quy định quyền dân sự vói chung và quyền nhân thân nói riêng( từ Điều 22 đến Điều
42 ). Cùng với sự biến động của hoàn cành lịch sử đất nước, quyền nhân thân của cá
nhân được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa lịch sử xã hội sâu sắc. Các quy định
về quyền nhân thân trong Hiến pháp 1959 một mặt tạo niềm tin cho con người mới
xã hội chủ nghĩa, một mặt động viên, khích lệ tinh thần đấu tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lược của nhân dân ta.
- Giai đoạn 1980 – 1992
Trên cơ sở ban hành Hiến pháp 1980, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản
pháp luật để cụ thể hóa các quy định liên quan đến việc ghi nhận và thực hiện quyền
nhân thân của cá nhân. Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc gia liên quan tới
các quyền nhân thân, Nhà nước ta đã có những nỗ lực quan trọng trong việc ký kết
và tham gia các công ước quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.Nói là vậy, nhưng
thực sự là một số quyền dân sự cũng như quyền nhân thân của cá nhân được quy
định trong Hiến pháp 1980 không có tính khả thi và không thể thực hiện được nó
trong thực tiễn lúc bấy giờ như tại Điều 60, Điều 61… Theo đó thì Nhà nước đảm

bảo thực hiện chế độ học không phải trả tiền hay chế độ khám bệnh và chữa bệnh
không phải trả tiền lúc bấy giờ thì hoàn toàn là không thể và tới bây giờ ở nước ta
cũng là chưa thể.
- Giai đoạn 1992 – nay
BLDS 1995 ra đời đã đề cập tới các quyền nhân thân một cách đa dạng, bao gồm các
quy định từ Điều 26 đến Điều 47. Có thể nói lần đầu tiên một văn bản pháp lý có
hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực dân sự đã ghi nhận các quyền nhân thân của chủ thể
cũng như các phương thức để bảo vệ quyền nhân thân. Đây chính là cơ sở pháp lý và
là nền tảng để các cá nhân thực hiện quyền nhân thân của mình.
Qua gần 10 năm áp dụng vào thực tiễn để bảo vệ và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể
khi thực hiện quyền của mình nói chung, quyền nhân thân nói riêng. BLDS 1995 ra
đời là một nhu cầu thiết yếu nhưng cũng đã bộc lộ một khiếm khuyết nhất định cần
phải sửa đổi bổ sung. BLDS2005 ra đời đã sửa đổi bổ sung một số quy định của
BLDS 1995, trong đó có các quy định về quyền nhân thân. So với BLDS 1995, khi
quy định về quyền nhân thân, BLDS 2005 quy định quyền được khai sinh, quyền
được khai tử là quyền nhân thân của cá nhân. Ngoài ra, BLDS 2005 lần đầu tiên đưa
vào một số quyền nhân thân liên quan tới đạo đức sinh học đó là các quyền: quyền
hiến bộ phận cơ thể (Điều 33), quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết( Điều
34), Quyền nhận bộ phận cơ thể( Điều 35), quyền xác định lại giới tính( Điều 36)…
Ngoài việc thêm mới một số quyền nhân thân, hầu hết các quyền nhân thân được
quy định trong BLDS1995 được kế thừa có chọn lọc và sửa đổi bổ sung cho phù hợp
như quyền thay đổi họ tên (Điều 27), quyền xác định dân tộc( Điều 28), Điều 31,
Điều 32, Điều 37, Điều 38…
4. Nội dung cơ bản của các quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005
BLDS 2005 quy định về quyền nhân thân từ Điều 24 đến Điều 51.Ngoài quy định
chung về quyền nhân thân ( Điều 24), bảo vệ quyền nhân thân ( Điều 25), trong các
quyền nhân thân được BLDS quy định cụ thể,dựa vào đối tượng của quyền nhân
thân,các quyền nhân thân được quy định trong BLDS 2005 có thể phân chia thành
các nhóm quyền nhân thân sau đây:
4.1 Nhóm quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân gia

đình.
Trong quan hệ hôn nhân gia đình, một trong những mối quan hệ rất đặc biệt của đời
sống xã hội, các quyền nhân thân của cá nhân luôn đặt trong mối quan hệ mật thiết
giữa cá nhân đó với tư cách là một thành viên trong gia đình với các chủ thể có liên
quan trong mối quan hệ gia đình; giữa các thành viên đó với tư cách là một thành
viên trong xã hôi với các chủ thể khác với mục đích không chỉ bảo vệ quyền và lợi
ích của họ mà còn của cả các thành viên trong gia đình và toàn xã hội. Các quyền đó
do pháp luật quy định bao gồm: quyền kết hôn ( Điều 39 ); quyền bình đẳng của vợ

×