Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tạm giữ trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.38 KB, 16 trang )

TẠM GIỮ
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước ta trong những năm gần đây, nạn
tội phạm xảy ra ngày càng phổ biến với quy mô rộng và tính chất phức tạp. Trong số
này, không thể không kể đến sự gia tăng của tội phạm hình sự. Tội phạm về hình sự
xâm hại đến lợi ích của nhà nước và công dân, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống chung của xã hội. Nhà nước ta với tính chất là nhà nước của dân, do dân và vì
dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống bình thường
cho nhân dân. Vì vậy, để bảo vệ quyền công dân, luật TTHS đã nêu ra một số biện
pháp cần thiết để hạn chế các quyền và lợi ích của công dân nhằm tạo điều kiện thúc
đẩy thực hiện tốt các nghĩa vụ các quyền cho nhà nước và cho cộng đồng.
Để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực công minh
đúng người, đúng tội, không gây oan ức cho người vô tội và không bỏ sót kẻ phạm tội
Luật TTHS cũng nêu ra một số biện pháp ngăn chặn. Việc sử dụng các biện pháp ngăn
chặn trong quá trình TTHS là điều cần thiết, trong những biện pháp ngăn chặn đó,
không thể không kể đến biện pháp tạm giữ. Có thể nói, tạm giữ là một khâu quan trọng
trong quá trình tố tụng, có ý nghĩa không nhỏ đối với công tác điều tra. Việc áp dụng
các quy định về tạm giữ trong TTHS sẽ góp phần thực hiện tốt các trình tự tố tụng hình
sự, phát hiện và tìm được bằng chứng, chứng cứ phạm pháp để xử lí kịp thời kẻ có tội.
Chính vì tầm quan trọng của biện pháp tạm giữ nên em chọn đề tài số 05: “Tạm
giữ trong TTHS và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng” làm đề
tài cho bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự. Trong quá trình làm bài không thể
tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy cô góp ý cho bài của em!
NỘI DUNG CHÍNH
1
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
TRONG LUẬT TTHS VIỆT NAM
1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn
“Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong TTHS được áp dụng đối với bị
can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố về hình sự
(trong những trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang), nhằm ngăn chặn những


hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp
luật hoặc có hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình
sự.”
1
2. Ý nghĩa của các biện pháp ngăn chặn:
Việc quy định và áp dụng những biện pháp ngăn chặn trong TTHS đảm bảo cho
công tác phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao. Đồng thời, những biện pháp này
đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự
chuyên chính của nhà nước XHCN.
Sử dụng biện pháp ngăn chặn còn nhằm đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng các
quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định như: quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại... thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN.
Từ mục đích trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không thể áp dụng tràn
lan, tuỳ tiện mà khi áp dụng phải tuân theo những căn cứ nhất định và khi cần thiết
mới áp dụng để ngăn chặn tội phạm hoặc có dấu hiệu của tội phạm bỏ trốn, gây khó
khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay tội phạm sẽ tiếp tục phạm tội, nhằm đảm bảo
cho việc thi hành án.
II/ TẠM GIỮ TRONG LUẬT TTHS VIỆT NAM
1. Khái niệm tạm giữ
Theo Điều 86 BLTTHS năm 2003 thì: “Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong
TTHS do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với
người bị bắt theo lệnh truy nã.”
2. Mục đích và ý nghĩa của tạm giữ
2.1. Mục đích của tạm giữ
1
Theo Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật TTHS, Nxb. Công an nhân dân, 2010, tr. 197.
2
Mục đích của tạm giữ đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội
quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú là để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi

trốn pháp tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội, tạo điều kiện
cho Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi
của người bị tạm giữ. Tạm giữ đối với người bị bắt theo lệnh truy nã để có thời gian
cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt.
2.2. Ý nghĩa của tạm giữ
Biện pháp tạm giữ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội
phạm. Góp phần vào việc đảm bảo thực hiện tính dân chủ công bằng văn minh, giúp
cho việc điều tra xét xử được một cách nhanh chóng. Nếu không có các quy định pháp
luật về tạm giữ thì quyền dân chủ của công dân khó có thể đảm bảo thực hiện được
một cách triệt để. Việc thực hiện theo đúng thẩm quyền, quyền hạn, thủ tục tạm giữ
đúng người, đúng tội, đúng thời hạn sẽ làm hạn chế và tránh được sự vi phạm đến
quyền công dân và vi phạm dân chủ XHCN.
3. Đối tượng của tạm giữ
Khoản 1 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định: "Tạm giữ có thể được pháp
dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người
phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã".
Như vậy, theo quy định của luật TTHS thì đối tượng có thể bị áp dụng biện
pháp tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người
phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã. Nhìn chung đối
tượng bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang,
trong hầu hết các trường hợp khi quyết định bắt khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã xác định
cần phải ngăn chặn việc người đó bỏ trốn hoặc cản trở điều tra, tuy nhiên điều luật
không quy định bắt buộc trong tất cả mọi trường hợp bắt đó đều phải tạm giữ; mà
trong một số trường hợp bắt người phạm tội quả tang, nếu xét thấy hành vi phạm tội
nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng lại có nơi cư trú rõ ràng, không có cơ sở để cho rằng
người đó trốn hoặc cản trở việc điều tra, trong các trường hợp đó không cần thiết phải
tạm giữ họ.
3
Đối với người bị bắt theo lệnh truy nã, ngay sau khi thấy lời khai, Cơ quan điều
tra nhận người bị bắt phải thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã để cơ quan này đến

nhận người bị bắt. Việc tạm giữ đối với người này chỉ đặt ra khi xét thấy cơ quan đã ra
lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận người bị bắt.
Nhận thấy rằng, biện pháp tạm giữ có thể được áp dụng với các đối tượng bị
bắt khẩn cấp, bắt quả tang, bắt truy nã, người đầu thú, tự thú chứ không bắt buộc, nói
cách khác, sau khi bị bắt trong các trường hợp nêu trên, người bị bắt có thể bị tạm giữ
hoặc không bị tạm giữ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 của BLTTHS 2003 thì
"sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, hoặc phạm tội quả
tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định
tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt". Như vậy biện pháp tạm giữ là một biện pháp
độc lập, việc áp dụng biện pháp này phải có căn cứ nhất định chứ không phụ thuộc
vào biện pháp bắt, nói cách khác, biện pháp tạm giữ không phải là biện pháp ngăn
chặn bắt buộc phải áp dụng sau khi bắt người. Vấn đề đặt ra là khi nào cơ quan có
thẩm quyền có thể ra quyết định tạm giữ? Còn khi nào không cần thiết tạm giữ? Do
vậy nên chăng cần quán triệt mục đích của tạm giữ trong TTHS. Mặc dù trong
BLTTHS 2003 không quy định rõ mục đích của việc tạm giữ nhưng qua các điều luật
về tạm giữ cho thấy việc tạm giữ người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm
tội quả tang, người tự thú, đầu thú là nhằm có điều kiện để tiếp tục xác minh thêm về
hành vi phạm tội của người bị bắt, người ra tự thú, đầu thú để làm rõ thêm căn cứ của
việc khởi tố vụ án cũng như khởi tố bị can đối với người họ. Tinh thần này cũng đã
được thể hiện qua các quy phạm tại các Điều 83, 87 của BLTTHS 2003. Khoản 3
Điều 87 quy định: “ Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả
tự do cho người bị tạm giữ”. Như vậy sau khi bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc
phạm tội quả tang, hoặc khi người phạm tội ra đầu thú, tự thú thì họ không thể không
bị tạm giữ trong các trường hợp sau đây:
+) Các cơ quan có thẩm quyền xác định được ngay việc bắt khẩn cấp hoặc bắt
quả tang đối với họ là không có căn cứ.
4
+) Ngay sau khi bắt người khẩn cấp hoặc bắt người phạm tội quả tang, ngay sau
khi có người ra tự thú, đầu thú các cơ quan có thẩm quyền đã xác định được đầy đủ
căn cứ để có thể khởi tố đối với người bị bắt, người tự thú, đầu thú nên đã ra các

quyết định khởi tố cần thiết và cũng đã xác định được ngay căn cứ để có thể tạm giam
đối với họ nên đã ra lệnh tạm giam với bị can mà không cần tạm giữ. Hoặc ngay sau
khi bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, ngay sau khi có người ra tự thú, đầu thú đã
xác định đầy đủ căn cứ để khởi tố vụ án và khởi tố bị can nên cơ quan có thẩm quyền
không ra quyết định tạm giữ, rồi sau khi đã ra quyết định khởi tố cần thiết nhưng xét
thấy không cần thiết phải tạm giam bị can nên cơ quan điều có thẩm quyền để cho bị
được tại ngoại mà không cần thiết phải tạm giam bị can.
Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu sau khi bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang, cơ
quan có thẩm quyền đã gửi lệnh bắt cho VKS để VKS kiểm sát việc bắt và VKS đã
không phê chuẩn việc đó thì cũng không được đưa ra quyết định tạm giữ đối với
người bị bắt. Một vấn đề đặt ra về đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ, đó
là những trường hợp một người đang bị truy nã, bị bắt lại nhưng địa điểm bắt ở xa nơi
cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ này. Trong thời gian thông báo
cho cơ quan có thẩm quyền đến để nhận lại bi can, bị cáo mà họ truy nã thì cơ quan
đã bắt được bị can, bị cáo có quyền ra quyết định tạm giữ hay tạm giam hay không?
Về nguyên tắc thì không một ai có thể bị bắt, giữ mà không có quyết định các cơ quan
có thẩm quyền. Theo hướng dẫn của Thông tư số 03 ngày 7/1/1995 giữa Tòa án nhân
dân tối cao – VKSNDTC – Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) có điều chỉnh như sau:
Theo quyết định tại điều 64, 65 BLTTHS 1988 thì cơ quan công an, VKS hoặc
UBND bắt được hoặc nhận được người bị truy nã thì phải lập biên bản và giải ngay
người bị bắt tới cơ quan điều tra có thẩm quyền ở địa bàn đó. Sau khi lấy lời khai, Cơ
quan điều tra phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết và giải
ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất. Ngay sau khi nhận được thông báo về
việc đã bắt được người bị truy nã, Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải báo
cho VKS hoặc Tòa án đã có yêu cầu truy nã biết. VKS hoặc Tòa án đã có trách nhiệm
thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điểm 1 hoặc điểm 2 của Thông tư này. Trong
5
trường hợp trước ngày hết thời hạn tạm giữ (tối đa là 9 ngày) mà trại tạm giam vẫn
không nhận được quyết định tam giam của VKS hoặc của Tòa án đã có yêu cầu truy
nã đối với người bị bắt thì trại tạm giam cần báo ngay cho cơ quan điều tra nơi đã bắt

được người bị truy nã. Ngay sau khi nhận được thông báo của trại tạm giam, Cơ quan
điều tra nơi đã bắt được người bị truy nã có trách nhiệm yêu cầu cơ quan điều tra đã
ra quyết định truy nã đến nhận ngay người bị bắt hoặc tự mình áp giải người bị bắt
đến cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã.
Theo tinh thần của Thông tư số 03 nói trên thị việc tạm giữ có thể áp dụng đối
người bị bắt truy nã, tức là người có áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị thi hành
án mà trốn tránh, nói cách khác, đối tượng có thể áp dụng biện pháp tạm giữ không chỉ
là những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang mà có thể áp
dụng cả đối với người bị bắt theo lệnh truy nã. Tất nhiên trong trường hợp này thì mục
đích của biện pháp tạm giữ là nhằm tạo điều kiện về thời gian để cơ quan nơi đã ra
lệnh truy nã đến nhận lại người bị bắt theo lệnh hoặc theo yêu cầu truy nã của họ. Rõ
ràng việc tạm giữ người trong trường hợp này là cần thiết và vấn đề này đã được bổ
sung vào trong quy định của BLTTHS 2003. Điều 86 Bộ luật TTHS năm 2003 cũng
không quy định cụ thể các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, mà căn cứ để
tạm giữ được hiểu là nếu việc bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang khi có đủ căn cứ quy
định tại Điều 81 và Điều 82 Bộ luật TTHS năm 2003 thì đó cũng chính là căn cứ để áp
dụng biện pháp tạm giữ.
4. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ:
Theo khoản 2 Điều 86 và khoản 2 Điều 81 BLTTHS 2003: Những người sau có
thẩm quyền ra quyết định tạm giữ theo thủ tục TTHS bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn
và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy
tàu bay tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay bến cảng; chỉ huy trưởng vùng
cảnh sát biển.
6

×