Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tạm giam trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.5 KB, 11 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự (TTHS) và là một
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc khi được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản
của công dân, tác động trực tiếp đến quyền tự do của con người. Vì vậy việc áp dụng biện pháp ngăn
chặn nói chung, biện pháp tạm giam nói riêng được pháp luật TTHS quy định ngày càng chặt chẽ về
thẩm quyền, trình tự, thời hạn cũng như thủ tục áp dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, pháp luật TTHS về biện pháp tạm giam cũng còn có
những điểm bất hợp lí. Trong đó điểm bất cập lớn là vấn đề các quy định của pháp luật chưa có tầm
khái quát cao, không dự liệu được các trường hợp xảy ra trên thực tế. Do đó, trong quá trình áp dụng
còn nhiều vấn đề nảy sinh gây khó khăn cho người áp dụng. Đây cũng là một thực trạng chung đối
với luật thực định ở Việt Nam hiện nay.
Từ thực tiễn đó, bài viết dưới đây xin đề cập đến vấn đề “Tạm giam trong tố tụng hình sự
và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng” .
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP TẠM GIAM.
1. Khái niệm tạm giam.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp
dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay bị
can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự (BLHS) quy định
hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra,
truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Đây là biện pháp tước tự do có thời hạn do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can,
bị cáo trong những trường hợp luật định.
2. Ý nghĩa của biện pháp tạm giam.
Quy định và áp dụng biện pháp tạm giam trong TTHS có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm:
- Là một biện pháp ngăn chặn thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong
việc đấu tranh chống tội phạm.
- Góp phần đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi,
nhằm nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Góp phần bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp


quy định; thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM.
1. Đối tượng áp dụng.
Theo Điều 88 BLTTHS năm 2003: đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là
bị can, bị cáo:
- Bị can: là người đã bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị
can đối với họ.
- Bị cáo: là người bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
2. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam.
Việc áp dụng biện pháp tạm giam phải dựa vào các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói
chung quy định tại Điều 79 và cụ thể tại khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003. Các điều luật trên
nêu ra hai căn cứ để xem xét khi áp dụng là: đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam phải là bị can, bị
cáo; căn cứ vào tính chất hành vi, nhân thân của bị can, bị cáo và yêu cầu của việc ngăn chặn.
Theo quy định của BLTTHS 2003, biện pháp tạm giam được áp dụng trong các trường hợp
sau:
1
* Trường hợp thứ nhất: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm
trọng.
Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần hai điều kiện:
- Người thực hiện tội phạm là người đã bị khởi tố bị can hoặc người đã bị thẩm phán ra
quyết định đưa vụ án ra xét xử với tư cách là bị cáo;
- Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng.
* Trường hợp thứ hai: Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà
BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở
việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Để áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần có ba điều kiện:
-Người thực hiện tội phạm là bị can, bị cáo.
-Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định
hình phạt tù trên hai năm.
- Có căn cứ để cho rằng người phạm tội có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử

hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn không được quy định trong luật. Tuy nhiên,
thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đã đúc kết những căn cứ chủ yếu cần phải dựa vào đó để xem xét
là: Tình trạng cư trú của bị can, bị cáo; tình trạng nghề nghiệp; tính chất hành vi đã thực hiện (cướp,
trộm cắp, giết người hay lừa đảo...); Nhân thân (tiền án, tiền sự, hoàn cảnh gia đình, lịch sử bản
thân...); Mối tương quan về lợi ích giữa việc bỏ trốn với việc chấp nhận bị xử lý trước pháp luật…
(1)
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.
Cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
tiêu hủy chứng cứ, làm giả hiện trường, thông đồng với nhau về những lời khai gian dối, mua chuộc,
khống chế người làm chứng, người bị hại hoặc các hình thức khác.
Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tội phạm có thể rút ra những căn cứ cần xem xét để nhận
định bị can, bị cáo cản trở việc tiến hành tố tụng thường là:
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Ví dụ:
những bị can, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì thường tiến hành
nhiều hoạt động đối phó hoạt động tố tụng.
- Nhân thân người phạm tội, như loại đối tượng lưu manh, côn đồ thường có hành động đe
dọa, khống chế người làm chứng, người bị hại hoặc thông đồng với đồng bọn về những lời khai gian
dối.
- Tình trạng chứng minh là mức độ làm rõ về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo. Đối với
những đối tượng mà hành vi của họ cơ bản đã được làm rõ thì hành vi đối phó hoạt động tố tụng sẽ
hạn chế và ngược lại.
- Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như tiêu hủy chứng cứ, tiêu thụ tài sản do phạm
tội mà có…
(2)
+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể tiếp tục phạm tội.
Để nhận định bị can, bị cáo có thể tiếp tục phạm tội phải dựa vào nhiều tình tiết và xem xét
đánh giá một cách tổng hợp. Những tình tiết đó thường là: Tính chất của tội phạm mà bị can, bị cáo
đã thực hiện; Nhân thân của bị can, bị cáo; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như đe dọa,
khống chế, mua chuộc người làm chứng, người bị hại, sử dụng thời gian bất minh, đi lại gặp gỡ bọn

tội phạm. Căn cứ này là căn cứ rất khó xác định nên rất hiếm khi được áp dụng để tạm giam bị can,
bị cáo trừ trường hợp xác định được rõ ràng bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội.
(3)

Tuy nhiên, BLTTHS 2003 quy định một số trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam,
các trường hợp đó là: Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng. Tuy nhiên bị can, bị cáo là phụ nữ có
1
. www.luatviet.org.vn
2
.www.luatviet.org.vn
3
. Tạp chí khoa học pháp lý 04/2004.
2
thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư
trú rõ ràng vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam trong các trường hợp đặc biệt:
+ Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã.
+ Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý
gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.
+ Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không
tạm giam đối với họ sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
- Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, việc tạm giam được áp dụng trong các
trường hợp sau:
+ Phải có đủ căn cứ theo quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS 2003.
+ Tội phạm do họ thực hiện là tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng.
+ Họ đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 68 BLHS.
3. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam:
Theo quy đinh tại Khoản 3 Điều 88 BLTTHS 2003: “ Những người có thẩm quyền ra lệnh
bắt được quy định tại tại điều 80 của Bộ luật này có quyền được ra lệnh tạm giam”. Theo đó, những

chủ thể có thẩm quyền ra lệnh tạm giam bao gồm:
* Cơ quan Viện kiểm sát:
Trong giai đoạn truy tố thẩm quyền ra lệnh tạm giam do Viện trưởng, Phó Viện trưởng
VKSND và VKS quân sự các cấp quyết định. Vì thẩm quyền ra lệnh bắt người để tạm giam trong
giai đoạn này thuộc về VKS.
* Chủ thể trong cơ quan Toà án:
Cơ quan Toà án chỉ được ra lệnh tạm giam đối với bị can, bị cáo trong giai đoạn xét xử vì
thẩm quyền ra lệnh bắt người để tạm giam trong giai đoạn này thuộc về Toà án. Các chủ thể có thẩm
quyền là:
- Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp (giai đoạn chuẩn bị
xét xử)
- Thẩm phán giữ các chức vụ Chánh toà, phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối
cao (giai đoạn chuẩn bị xét xử)
- Hội đồng xét xử ( tại phiên toà)
*Cơ quan điều tra:
Cơ quan này chỉ có thẩm quyền ra lệnh tạm giam trong giai đoạn điều tra vụ án. Thẩm quyền
ra lệnh tạm giam thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Riêng đối với Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải được VKS
cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Sở dĩ cần thiết phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp bởi việc bắt người không cần phải
thực hiện ngay tức khắc, việc không bắt người không ảnh hưởng lớn đến quá trình điều tra, truy tố.
Mặt khác, biện pháp tạm giam là một biện pháp nghiêm khắc nhất trong số tất cả những biện pháp
ngăn chặn, nó hạn chế quyền tự do của người bị bắt nên việc áp dụng biện pháp này trong những
trường hợp không thật sự nguy cấp cần phải được xem xét cẩn trọng, tránh bắt tạm giam người tuỳ
tiện.
4. Thủ tục tạm giam
* Thủ tục tạm giam trong trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam: áp dụng đối với bị can,
bị cáo đang được tại ngoại.
Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam quy định tại điều 80 BLTTHS 2003:
“1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối
cao; Hội đồng xét xử;
3
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt
phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ
của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và
phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị
trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm
việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người
tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt
người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang
hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này.”
Khi Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam phải được sự phê duyệt của VKS cùng
cấp, sự phê duyệt của VKS là thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp
pháp của lệnh bắt để đảm bảo hiệu lực của lệnh bắt cũng như sự cần thiết phải bắt tạm giam bị can,
bị cáo. Thời hạn để VKS phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam là ba ngày kể
từ khi nhận được công văn đề nghị xét phê chuẩn cùng các tài liệu có liên quan đến việc bắt.
Thẩm quyền ra lệnh bắt và tạm giam cũng chính là các chủ thể có thẩm quyền ra lệnh tạm
giam.
Quy định của pháp luật về lệnh bắt rất chặt chẽ nhằm đảm bảo tính công minh của pháp luật,
theo quy định trên của pháp luật thì lệnh bắt trong những trường hợp sau đây không có giá trị thi
hành: bắt người theo lệnh miệng, lệnh bắt của người không có thẩm quyền hoặc không có chữ ký
của người có thẩm quyền, lệnh bằng thư tay, lệnh bắt của Cơ quan điều tra không có chữ ký của
VKS... Như vậy các quy định của pháp luật nhằm tránh trường hợp bắt người tùy tiện của các cơ

quan nhà nước.
Hình thức của văn bản bắt để tạm giam là: Lệnh bắt và tạm giam (dùng cho Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối
với bị can, bị cáo đang được tại ngoại)
(4)
, hoặc Quyết định bắt và tạm giam (dùng cho Hội đồng xét
xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại
ngoại)...và các hình thức khác được pháp luật quy định.
Theo khoản 2 điều 83 BLTTHS 2003 về những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận
người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam “Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm
giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất”.
Về các điều kiện tiến hành bắt người, pháp luật cũng quy định rất chặt chẽ để đảm bảo tính
công khai minh bạch của hoạt động tố tụng: Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh,
quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Khi tiến hành bắt người tại nơi
người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị
bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức
nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của
đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Không được bắt người vào ban
đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
* Thủ tục tạm giam đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bị tạm giữ: áp dụng đối
với bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bị tạm giữ.
Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh tạm giam ra lệnh tạm giam.
Hình thức của lệnh tạm giam là: Lệnh tạm giam (dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm cho đến khi kết thúc phiên
tòa sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
(5);
dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
4
Xem phụ lục 1.
5

. Xem phụ lục số 2
4
hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp tạm
giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam;), Quyết định tạm
giam (dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối
với bị cáo dang bị tạm giam;
(6)
dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam
khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang bị tạm giam)...
Sau khi nhận được lệnh tạm giam cơ quan chức năng có thẩm quyền có trách nhiệm giải
ngay người đó đến trại tạm giam gần nhất.
5. Thời hạn tạm giam:
a. Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra:
* Thời hạn tạm giam để điều tra: ( Điều 120 BLTTHS 2003)
- Đối với tội ít nghiêm trọng: Thông thường, thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội ít
nghiêm trọng là không quá 2 tháng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét thấy cần
thời gian điều tra kéo dài hơn nữa mới đạt được kết quả, đồng thời không có căn cứ để thay đổi hoặc
huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Cơ quan điều tra có quyền đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Việc đề
nghị gia hạn phải được thực hiện trong thời hạn ít nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam.
Việc gia hạn trong trường hợp này chỉ được thực hiện một lần, thời gian gia hạn không quá 1
tháng. Như vậy, thời hạn để tạm giam để điều tra đối với tội ít nghiêm trọng tối đa là 3 tháng.
- Đối với tội nghiêm trọng: Thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội nghiêm trọng là không
quá 3 tháng. Trong các trường hợp như đã nêu ở trên, có thể gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm
giam có thể được thực hiện 2 lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng và lần thứ hai không quá 1 tháng.
Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội nghiêm trọng tối đa là 6 tháng.
- Đối với tội rất nghiêm trọng: Nếu tội phạm được điều tra là tội phạm rất nghiêm trọng thì
thời hạn tạm giam không quá 4 tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn 2 lần, lần 1 không quá 3
tháng, lần 2 không quá 2 tháng nếu như thoả mãn các điều kiện nêu trên. Như vậy, thời hạn tạm
giam tối đa để điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 9 tháng.
- Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng: Nếu tội phạm được điều tra là tội đặc biệt nghiêm trọng

thì thời hạn tạm giam không quá 4 tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn ba lần, mỗi lần không
quá 4 tháng. Trong một trường hợp đặc biệt áp dụng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, do quan
hệ bị đe doạ xâm hại rất quan trọng và hành vi phạm tội tinh vi, thường có cấu kết với bên ngoài nên
việc điều tra cần phải kéo dài hơn các tội khác, nên pháp luật quy định có thể gia hạn tạm giam lần
thứ tư không quá 4 tháng. Như vậy, thời hạn tạm giam tối đa để điều tra một vụ án về tội đặc biệt
nghiêm trọng là 16 tháng, riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì thời hạn nói trên có thể
kéo dài tới 20 tháng.
* Thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra: ( Điều 121 BLTTHS)
Trường hợp có căn cứ theo quy định của BLTTHS cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam
để phục hồi điều tra không được quá thời hạn phục hồi điều tra quy định tại Khoản 1 điều 121
BLTTHS. Chỉ được tạm giam bị can để phục hồi điều tra khi có đầy đủ căn cứ quy định tại các Điều
88 và 303 BLTTHS. Theo đó, thời hạn tạm giam bị can để phục hồi điều tra đối với tội ít nghiêm
trọng là không quá 2 tháng. Đối với tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng là không quá 2 tháng, có thể
được gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng. Đối với đặc biệt nghiêm trọng là không quá 3 tháng
kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra, và có thể được gia hạn một
lần nhưng không quá 3 tháng.
* Thời hạn tạm giam để điều tra bổ sung: ( Điều 121 BLTTHS)
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra bổ sung không phụ thuộc vào loại tội mà tuỳ thuộc vào
cơ quan (Toà án hay Viện kiểm sát) trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu hồ sơ do VKS trả lại để điều
tra bổ sung thì thời hạn tạm giam của bị can lần này cũng không quá 2 tháng. Trường hợp hồ sơ vụ
án do VKS trả lại để điều tra bổ sung lần thứ hai thì thời hạn tạm giam đối với bị can lần này cũng
không quá 2 tháng.
6
. Xem phụ lục số 3
5

×