Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC chuyên đề GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.24 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tháng 1: THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
Cấp lớp: lớp 12
Thời lượng: 45 phút
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh nêu được khái niệm bản sắc văn hóa, biết được một số điểm cơ
bản trong truyền thống văn hóa dân tộc; xác định trách nhiệm của thanh
niên đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.
2. Kỹ năng:
Thông qua việc chuẩn bị và tiến hành hoạt động NGLL tháng 1, học sinh có
khả năng tìm kiếm và sàng lọc thông tin, kỹ năng hợp tác với nhóm và
biểu đạt, trình bày tư tưởng trước lớp, kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin phục vụ việc học tập.
3. Thái độ:
Học sinh hình thành lòng tự hào về các giá trị văn hóa dân tộc đồng thời
tích cực giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
II. Hình thức tổ chức
− Tổ chức hội thi làm video clip và thuyết trình về các giá trị truyền
thống dân tộc.
− Thi “tìm về nguồn cội”
− Trò chơi: chiếc hộp bí ẩn.
− Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ nhỏ.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
− Tìm hiểu để có được những kiến thức đúng đắn và sâu sắc về
những giá trị truyền thống của người Việt Nam.
− Giới thiệu cho học sinh tài liệu tham khảo (sách vở, trang mạng,
chương trình truyền hình ) có liên quan đến đề tài sẽ thực hiện
− Phân chia đề tài cho các tổ tự tìm hiểu trước kèm theo các câu hỏi
gợi ý, các đề tài gồm:


∗ Lòng thành kính tổ tiên; lòng hiếu thảo, biết ơn những người đã sinh
thành dưỡng dục.
∗ Lòng yêu đất nước, thương đồng bào.
∗ Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quan niệm tôn trọng phụ
nữ, người lớn tuổi.
∗ Duy trì và bảo vệ văn hóa làng xã.
Kèm theo mỗi giá trị trên là khái niệm về bản sắc văn hóa nói chung, trách
nhiệm của thanh niên với chính giá trị ấy.
2. Học sinh:
- Các tổ phân công nhiệm vụ, xác định mục tiêu, hình thức thực hiện
video clip cũng như chọn tiết mục văn nghệ gắn với nét văn hóa
dân tộc (các bài hát thể hiện tinh thần dân tộc, các loại hình ca
múa nhạc dân tộc như múa Tây nguyên, múa sạp, hát quan họ )
- Đội ngũ cán bộ lớp cùng nhau bàn bạc và xây dựng kế hoạch chuẩn bị.
Soạn một vài câu hỏi khởi động, cử chủ tọa chương trình, quản trò, chọn ban
giám khảo.
IV. Tổ chức hoạt động
Thời
gian
Tiến trình hoạt động
Người
thực
hiện
2 phút
30s
4 phút
5 phút
• Khởi động:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt
động tháng 01 : Thanh niên với việc giữ gìn bản

sắc văn hóa dân tộc.
- Giới thiệu khái quát chương trình sẽ thực hiện:
1. Khởi động, tuyên bố lý do.
Giới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt động.
2. Phần thi giữa các đội: thi văn nghệ, thi tìm về
nguồn cội và thuyết minh cho video clip.
3. Trò chơi nhận thức
4. Tổng kết và khen thưởng.
5. Kết thúc hoạt động.
- Giới thiệu Ban Giám khảo cuộc thi và đội thi (có 3 đội).
Hoạt động 1 (Xen kẽ giữa các hoạt động khác) : Giai
điệu Rồng Tiên
Thể lệ: mỗi tổ có tối đa 4 phút để giới thiệu, biểu diễn
tiết mục văn nghệ theo tiêu chí:
- Nội dung phù hợp đề tài: 4 điểm
- Thu hút đông đảo nhóm tham gia: 3 điểm
- Tính nghệ thuật và biểu cảm: 3 điểm
Tiết mục văn nghệ của tổ 1
Hoạt động 2: Thi “Nhớ lời tổ tiên”
Thể lệ: Mỗi tổ lần lượt chọn một ô số để điền khuyết
câu ca dao theo lựa chọn a, b, c, d.trong thời gian 10
giây. Chọn đúng mỗi câu được 10 điểm. Chọn sai
được chọn lại 1 lần, nếu đúng được 5 điểm.
Câu 1
Hoa sen mọc bãi cát lầm
Lớp phó
Văn thể
mỹ
MC
MC

TỔ 1
MC
MC
Tuy rằng vẫn mầm hoa sen
a. Hôi hám
b. Lấm láp
c. Héo úa
d. Vấy bẩn
Câu 2:
Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chuông kêu sẽ đánh cũng kêu
a. Bên thành
b. Nhẹ nhàng
c. Trên vành
d. Bên vành
Câu 3:
Người xấu lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp bong ra ngoài
a. Nết
b. Đức
c. Duyên
d. Tâm
Câu 4:
Là người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò
a. Tường minh
b. Phải xem
c. Phân minh
d. Nông sâu
Câu 5:

Gừng già, gừng rụi, gừng cay
Anh hùng càng dày nghĩa nhân
a. Càng khó
b. Càng cực
c. Càng mạnh
d. Càng vất vả
Câu 6:
Dì ruột thương cháu như con
Rủi mà không mẹ, cháu còn
a. Cậy trông
b. Trông mong
c. Chờ trông
d. Nương thân
Công bố điểm cho mỗi tổ
Tiết mục văn nghệ của tổ 2
Hoạt động 2: Cuộc thi Tìm hiểu Bản sắc Việt Nam
Thể lệ: Mỗi tổ có tối đa 3 phút để trình bày giá trị
truyền thống tổ mình đã thực hiện với thang điểm:
4 phút
12 phút
4 phút
30s
30s
7 phút
3 phút
- Kỹ thuật, hình ảnh tốt: 3 điểm
- Nội dung đầy đủ, sâu sắc: 4 điểm
- Thuyết minh lưu loát, ngôn từ phong phú, thu
hút người nghe: 3 điểm.
Tiết mục văn nghệ của tổ 3.

Lời dẫn chuyển tiếp: Qua phần trình bày của các tổ,
hẳn mỗi người trong chúng ta đều nhận ra rằng
những giá trị truyền thống dân tộc Việt nam như lòng
thành kính, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, lòng yêu
nước, yêu thiên nhiên; truyền thống hiếu học vẫn
mãi là nét đẹp của những con người mang dòng máu
Việt hôm qua, hôm nay và mãi đến tương lai. Sự hưng
thịnh và sống còn của dân tộc tùy thuộc vào dự định
sống của chúng ta, những thanh niên thế hệ mới.
Chúng ta cùng thể hiện những kế hoạch ấy thông qua
trò chơi “Chiếc hộp bí ẩn” sau đây:
Hoạt động 3: Trò chơi “ chiếc hộp bí ẩn”
Luật chơi: Lớp ngồi thành vòng tròn hoặc hình chữ U
và đếm số thứ tự, quản trò lần lượt chọn một thẻ số
trong hộp số đã chuẩn bị sẵn. Ai mang số ấy sẽ đứng
lên nói về dự định cho tương lai của mình trong vòng
45 giây. Đến giây thứ 30, người chơi sẽ đưa tay rút
thăm trong chiếc hộp bí ẩn một phiếu có ghi một từ
liên quan đến giá trị truyền thống dân tộc, người chơi
tiếp tục nói về dự định tương lai có gắn giá trị ấy:
- Cha mẹ
- Tự học
- Hoàng Sa Trường Sa
- Môi trường
- Người cao tuổi
- Người nghèo khó
- Thầy cô giáo
- Người hàng xóm
Tổng kết và phát thưởng: ban giám khảo công bố số
điểm của mỗi đội chơi và trao phần thưởng tương

ứng. (nhạc nền)
Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên mời một vài học sinh nêu lên khái niệm
về bản sắc văn hóa, những hiểu biết của mình về
các giá trị văn hóa dân tộc, chia sẻ cảm nhận sau
buổi hoạt động.
- Nhận xét về tinh thần tham gia của lớp.
- Dặn dò chuẩn bị cho đề tài tháng 2
TỔ 2
MC
Các tổ
TỔ 3
MC
Quản trò
MC
BGK
4 phút Giáo viên

×