Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Những thay đổi về việc tham gia kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trước và sau khi có bộ luật TTDS 2004 những điểm mới về sự tham gia tố tụng dân sự của VKS khi bộ luật sửa đổi, bổ sung tố tụng dân sự 2011 có hiệu lực pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.9 KB, 46 trang )

TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………………
1.Khái quát chung…………………………………………………………………………
2.Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tố tụng dân sự của Viện
kiểm sát ở Việt Nam qua các thời kỳ………………………………………………………
2.1.Trước khi có Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (có hiệu lực vào ngày1/1/2005)………
2.1.1.Trước năm 1975………………………………………………………………………
2.1.2.Từ 1975 đến 1989……………………………………………………………………
2.1.3.Từ 1990 đến ngày 1/1/2005…………………………………………………………
2.2.Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 có hiệu lực đến trước khi Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 có hiệu lực (1/1/2012)………………
2.2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong giải quyết việc dân sự…
2.2.2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án dân
sự.
2.2.3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
của Tòa án………………………………………………………………………
2.3. Từ khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 có
hiệu lực đến nay……………………………………………………………………
2.3.1. Sửa đổi bổ sung quy định về nguyên tắc “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
tố tụng dân sự”………………………………………………………………………
2.3.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về việc tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ
việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân……………………………………………
2.3.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về trả lại đơn khởi kiện, khiếu nại và giải quyết khiếu
nại về việc trả lại đơn khởi kiện theo hướng bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện
được quyền kiểm sát đối với việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án………………
2.3.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục giám đốc thẩm, theo đó quy định kéo dài thời
hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của người có thẩm quyền kháng nghị
(trong đó có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) đối với một số trường
hợp đã hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm…………………………………


GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 1
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.3.5. Bổ sung một chương mới (Chương XIX a) quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại
quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao……………………
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 2
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Viện kiểm sát nhân dân: VKSND ( VKS)
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao: VKSNDTC
3. Bộ luật Tố tụng dân sự: BLTTDS
4. Hội đồng xét xử: HĐXX
5. Tòa án nhân dân tối cao: TANDTC
6. Thông tư liên tịch: TTLT
PHẦN MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 3
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Viện kiểm sát nhân dân là một trong các chế định quan trọng của pháp luật
nước ta. Vai trò, vị trí của Viện kiểm sát vẫn được khẳng định trong Hiến pháp với
các quyền hạn và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ
xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Hiện nay, với 2 chức năng chính
là công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, Viện kiểm
sát là kết quả khách quan của quá trình phát triển xã hội, phù hợp với các điều kiện
về lịch sử, kinh tế, chính trị, dân tộc của nước ta. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải
nghiên cứu để hoàn thiện mô hình Viện kiểm sát nhân dân để phát huy và phục vụ
tốt hơn cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đặc biệt là trong
hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật- một hoạt động mang tính chất khách
quan và vô cùng cần thiết cho bất cứ hệ thống pháp luật nào. Từ đó, việc nghiên
cứu về Viện kiểm sát nói chung và hoạt động kiểm sát việc tuân thep pháp luật

trong hoạt động tố tụng dân sự nói riêng là một vấn đề cấp bách trong bối cảnh
nhiều quan điểm khác nhau tranh luận về sự tồn tại của chức năng kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát của nước ta hiện
nay. Với đề tài tiểu luận: “Những thay đổi về việc tham gia kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của VKS trước và sau khi có Bộ luật TTDS 2004. Những điểm mới về
sự tham gia tố tụng dân sự của VKS khi Bộ luật sửa đổi, bổ sung tố tụng dân sự
2011 có hiệu lực pháp luật.” nhóm chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức về hoạt động
kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo trình tự các phần chính như sau:
1. Khái quát chung
2. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của
Viện Kiểm sát qua các thời kỳ- phân tích, bình luận
PHẦN NỘI DUNG
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 4
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Khái quát chung
Hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật là hoạt động mang tính tất yếu khách
quan của tất cả các Nhà nước, ở mọi thời đại lịch sử. Có thể khẳng định, ngay từ khi Nhà
nước xuất hiện trong lịch sử, bất luận Nhà nước nào cũng ban hành pháp luật để quản lý
nhà nước và tiến hành hoạt động giám sát đối với toàn xã hội trong việc tuân thủ pháp
luật của mình. Không có một Nhà nước nào tồn tại và phát triển mà không tiến hành hoạt
động giám sát. Ở các nước trên thế giới, cơ quan chính thực hiện cơ chế này được gọi là
những tên khác nhau tùy theo chế độ nhà nước chẳng hạn như Viện công tố Pháp, Viện
Công tố Hoa Kỳ, Viện Công tố Nhật Bản, Viện Công tố Cộng hòa Indonesia, Viện Kiểm
sát Liên Bang Nga, Viện Kiểm sát Trung Quốc… Nhìn chung thì các cơ chế này trên thế
giới đều có chung 2 đặc điểm chung đó là:
• Đều là hoạt động mang tính quyền lực chính trị
• Đều nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật của mình được chấp hành một
cách nghiêm chỉnh và thống nhất
Cơ chế kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở nước ta xuất phát từ bản chất của hoạt
động tư pháp. Đây là một loại hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, gắn với việc giải

quyết các vụ án cụ thể, đánh giá tính đúng sai của vụ việc tranh chấp, xác định là tội
phạm hay không phải tội phạm và ra các phán quyết ảnh hưởng trực tiếp đến những
quyền quan trọng nhất của con người. Hơn nữa, quá trình thực hiện hoạt động tư pháp,
các cơ quan tiến hành tố tụng còn được pháp luật trao thẩm quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế tố tụng. Những sai sót, vi phạm trong hoạt động tư pháp luôn có khả năng dẫn
đến oan, sai cho công dân, dẫn đến những thiệt hại không thể bù đắp được. Do vậy, hoạt
động tư pháp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ chế khác nhau trong đó có cả
cơ chế tự kiểm tra và cơ chế giám sát từ bên ngoài. Đặc biệt, phải thiết lập cho được cơ
chế giám sát trực tiếp, thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao. Trong điều kiện cụ thể
của Nhà nước ta, cơ chế đó chính là hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát.
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 5
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Viện kiểm sát nhân dân hiện nay thực hiện 2 chức năng chính yếu đó là kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp và thực hiện chức năng công tố. Đối
tượng chịu sự kiểm sát của viện kiểm sát ở Việt Nam hiện nay chính là hoạt động của các
cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, cơ quan thi hành án ở các cấp trong công tác điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiểm sát trực tiếp việc
tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp trong các hoạt động này. Hậu quả kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp là khác nhau trong các hoạt động kiểm
sát cụ thể: công tác kiểm sát điều tra, công tác kiểm sát xét xử, công tác kiểm sát thi hành
án.
Trên đây là những nét tổng quan nhất về cơ chế kiểm sát việc tuân theo pháp luật
và Viện kiểm sát tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ
không đề cập tất cả các chức năng của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta hiện nay mà chỉ
tập trung làm rõ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân
trong hoạt động tố tụng dân sự.
2. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
của Viện Kiểm sát
2.1. Trước khi có BLTTDS 2004 (có hiệu lực 1/1/2005)
2.1.1. Trước 1975

Trước 1945:
Việt Nam, trước thời Pháp thuộc, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu và kém phát
triển. Vì vậy, pháp luật lúc bấy giờ chưa hoàn thiện, vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề
của tư tưởng phong kiến và chưa có sự phân định rõ rệt giữa các lính vực như hình sự,
dân sự, hành chính và tố tụng.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, chịu ảnh hưởng của bộ luật tố tụng dân sự Pháp năm
1807 và tàn dư của chế độ phong kiến, BLTT thời kỳ này đã có những quy định rõ
ràng, cụ thể. Tuy nhiên, về vấn đề thẩm quyền của Viện Kiểm sát, đặc biệt là hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát vẫn chưa được quy định
trong lĩnh vực tố tụng dân sự lúc bấy giờ.
• Từ 1945 đến 1954:
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 6
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chính phủ lâm thời mà đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành một số sắc lệnh tạo lập hệ thống cơ quan tư
pháp, trong đó có cơ quan Công tố (là tiền thân của Viện Kiểm sát nhân dân) với chức
năng "đấu tranh một cách kịp thời và có hiệu quả với các hành vi phạm tội, bảo đảm
cho việc củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ lợi ích của nhân dân"
1
.
Về cơ cấu tổ chức của cơ quan Công tố được quy định cụ thể ở các sắc lệnh như
Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, Sắc lệnh số
131/SL ngày 20/7/1946.v.v.
Ở Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, nguyên tắc cơ bản
về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được quy định tại chương VI- từ
Điều 63 đến Điều 69, tuy nhiên đối với cơ quan Công tố chưa được quy định cụ thể.
Do hoàn cảnh chiến tranh, Hiến pháp năm 1946 không được đưa vào sử dụng, thay
vào đó, Quốc hội đã giao cho Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội dựa trên
nguyên tắc của Hiến pháp ban hành các Sắc lệnh. Lúc này, tổ chức hoạt động của cơ
quan công tố cũng được quy định. Cụ thể, căn cứ Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946,

các Công tố viên có các nhóm thẩm quyền chủ yếu như sau:
+ Thẩm quyền tư pháp cảnh sát (điều khiển công việc và giám sát công tác điều
tra của tư pháp cảnh sát);
+ Thực hành quyền công tố (là người buộc tội nhân danh Nhà nước);
+ Tham gia các phiên toà hộ (dân sự): Có quyền yêu cầu Toà án thi hành mọi
phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật, có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các vị
thành niên, của các pháp nhân hành chính;
+ Có nhiệm vụ thi hành những bản án đã có hiệu lực, quản trị Toà án, điều khiển
và kiểm soát công việc của tất cả các nhân viên trong Toà án, trừ các Thẩm phán xử
án;
+ Kiểm soát công việc quản trị lao tù, khám xét sổ sách cùng ngân quỹ của các
phòng công lại và khám xét các sổ hộ tịch trong quản hạt;
1 Bài viết " Về đổi mới tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân trong chiến lược cải cách tư pháp của
nước ta hiện nay" của PGS.TS Trương Đắc Linh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 7
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
+ Có quyền kháng cáo bản án hình sự đã tuyên.v.v. (các Điều 21, 22, 29, 28, 30,
31, 32 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946).
Riêng người đứng đầu Viện công tố của Toà thượng thẩm (Chưởng lý) còn có cả
nhiệm vụ giám sát việc thi hành các đạo luật, sắc lệnh và quy tắc hiện hành trong
quản hạt của mình (Điều 40 Sắc lệnh số 51/SL).
Như vậy, khác với Sắc lệnh 13/SL trước đây, cơ quan Công tố chỉ có quyền
kháng cáo về việc hình thì những sắc lệnh sau có xu hướng mở rộng quyền kiểm sát
của cơ quan công tố. SL18/SL cũng quy định "Công tố viên có quyền kháng cáo về
việc hộ cũng như việc hình" càng khẳng định nhận định trên.
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra kết luận rằng, chức năng kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát trong thời kỳ này đã bắt đầu manh mún, xuất
hiện rải rác ở các điều luật khác nhau nhưng chưa được nâng lên thành nguyên tắc.
• Từ 1954 đến 1975:
Sau ngày hoà bình lập lại, miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã

chủ trương kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương,
trong đó có sự thay thay đổi các cơ quan tư pháp, đặc biệt là các cơ quan Công tố.
Theo đó, cơ quan Công tố có những nhiệm vụ sau: Một là, điều tra và truy tố trước
Toà án những kẻ phạm pháp về hình sự. Hai là, giám sát việc chấp hành pháp luật
trong công tác điều tra của Cơ quan điều tra. Ba là, giám sát việc chấp hành pháp luật
trong việc xét xử của các Toà án. Bốn là, giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc
thi hành các bản án về hình sự, dân sự và trong hoạt động của các cơ quan giam, giữ
và cải tạo. Năm là, khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng
có liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân. Những quy định này của pháp
luật đã xác định tương đối cụ thể và rõ ràng vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền của
Viện công tố trong bộ máy Nhà nước ta.
Chế định Viện kiểm sát lần đầu tiên được quy định trong hiến pháp năm 1959.
Theo đó, tại điều 105 quy định Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan 4 thuộc Hội đồng
Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 8
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
dân. Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo Pháp luật của VKS đã được quy định rõ ràng
tại Hiến pháp và trở thành nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của VKSND.
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 do chủ tịch Hồ Chí Minh ban
hành đã cụ thể hóa nguyên tắc trên tại điều 30. Theo đó, việc kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của VKS nhân dân được thực hiện bằng cách:
a. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tư,
chỉ thị và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước
địa phương; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước và của
công dân;
b. Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Tòa án nhân dân
những người phạm pháp về hình sự;
c. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của Cơ quan Công an và
của cơ quan điều tra khác;

d. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án nhân dân và
trong việc chấp hành các bản án;
e. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại giam;
g. Khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan
đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
2.1.2 Từ năm 1975 đến năm 1989
Trong thời kỳ này, các chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân được quy định chủ
yếu ở Hiến pháp 1980 (sửa đổi năm 1989) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
1981.
Nhìn chung về cơ bản vị trí, chức năng, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân các cấp kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1959 và
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Tuy nhiên, những quy định ở thời kỳ này
có sự khác biệt nổi bật đó là quy định tại điều 138 Hiến pháp năm 1980 và điều 1 Luật Tổ
chức Viện Kiểm sát nhân dân 1981, khẳng định chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của Viện Kiểm sát đối với các cơ quan Nhà nước từ cấp Bộ trở xuống, các tổ chức xã
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 9
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thêm vào đó còn
nhấn mạnh chức năng việc thực hành việc công tố của Viện kiểm sát.
Để đảm bảo cho việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát nhân dân
được diễn ra hiệu quả cũng như đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và
thống nhất, nguyên tắc cốt lõi có tính đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân một lần nữa đã
được khẳng định tại Báo cáo của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp năm 1980 tại kỳ họp thứ bảy
Quốc hội khoá VI ngày 12/12/1980 . Theo đó, “ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức theo
chế độ thủ trưởng và tập trung, thống nhất lãnh đạo trong Ngành. Viện trưởng và Kiểm
sát viên tỉnh, thành, huyện và cấp tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao bổ nhiệm Chế độ Thủ trưởng và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất trong toàn
ngành Kiểm sát bảo đảm cho Viện kiểm sát nhân dân không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan
Nhà nước nào ở địa phương, bảo đảm hành động nhất trí, hoạt động nhạy bén, phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước và

công dân”.
Trên cơ sở sửa đổi Hiến pháp, năm 1989, Quốc hội cũng thông qua Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được sửa đổi, bổ sung. Trong quá trình thảo luận dự
thảo luật, do quá đề cao vai trò của Hội đồng nhân dân, đã có một số ý kiến cho rằng nên
đặt hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng
cấp. Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương phải báo cáo Hội đồng
nhân dân về hoạt động công tác của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy ý kiến này không được
chấp nhận, nhưng luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1989 cũng đã
ghi nhận một phần nội dung của ý kiến trên tại điều 23: "Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và báo cáo tình hình chấp hành pháp luật ở
địa phương theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân". Việc thay đổi này đã "đánh dấu xu
hướng bắt đầu từng bước xa rời dần nguyên tắc đặc thù tổ chức và hoạt động của Viện
kiểm sát và chức năng của cơ quan này"
2
.
2 Bài viết " Về đổi mới tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân trong chiến lược cải cách tư pháp của
nước ta hiện nay" của PGS.TS Trương Đắc Linh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 10
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1.3. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong tố tụng
dân sự từ 1990 đến 1/1/2005:
Cùng với sự phát triển của xã hội, đổi mới kinh tế đất nước, nhờ thực hiện chủ
trương và biện pháp đổi mới, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những kết quả tốt
đẹp, góp phần vào giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động tố tụng dân sự. Điều
này đã được cụ thể hóa thông qua quy định của pháp luật, thể hiện được vai trò chức
năng của Viện kiêm sát trong việc tham gia tố tụng dân sự. Dưới đây chúng tôi sẽ trình
bày một số vai trò chính của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp
luật ở một số văn bản pháp luật điển hình cho hoạt động tố tụng giai đoạn này cùng với
những hạn chế nhất định cần được khắc phục.
2.1.3.1. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989

Theo Pháp lệnh này Viện kiểm sát có một số nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Đối với việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc
quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động, kết hôn trái pháp luật, xác định
cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi
của người chưa thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nếu
không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố. Nếu Viện kiểm sát khởi tố vụ
án thì Viện kiểm sát có trách nhiệm cung cấp chứng cứ.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ tham gia tố tụng đối với những vụ án mà Viện kiểm
sát đã khởi tố. Đối với những vụ án khác, Viện kiểm sát có thể tham gia tố tụng từ bất
cứ giai đoạn nào nếu thấy cần thiết.
Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án hoặc tự mình trưng cầu giám định hoặc
điều tra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án
Ngoài vai trò là cơ quan có thẩm quyền khởi tố, Viện kiểm sát còn có thẩm quyền
quan trọng khác nữa đó là kháng nghị. Theo đó, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản
án dân sự sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm với bản
án đã có hiệu lực thi hành. Thời gian kháng nghị sẽ theo quy định của Pháp lệnh này.
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 11
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Toà án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp các
bản sao bản án, quyết định của Toà án ngay sau khi ra các văn bản đó; chuyển cho Viện
kiểm sát mượn hồ sơ vụ án để xem xét.
Trong quá trình thụ lý vụ án, khi Tòa tiến hành thủ tục hòa giải giữa các đương
sự ,nếu hòa giải thành thì bản sao biên bản này được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng
cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung.
2.1.3.2. Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế 1994
Ngay từ Điều 11, Pháp lệnh này đã quy định rõ chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án. Theo đó tại Điều 28 Pháp
lệnh đã đề cập ngay đến thẩm quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát, mà cụ thể là:
Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế, Viện Kiểm sát có quyền tham gia tố tụng
từ bất cứ giai đoạn nào, nếu xét thấy cần thiết. Có thể do vụ án kinh tế thường là những

vụ án về tranh chấp hợp đồng, thể hiện sự tự do thỏa thuận giữa các bên, mang tính chất
riêng tư, không còn là vấn đề chung của toàn xã hội như trong giải quyết một số vụ án
dân sự, vậy nên các nhà làm luật đã không quy định thẩm quyền khởi tố cho Viện kiểm
sát trong vụ án kinh tế mà chỉ có quyền tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết.
Mặc dù không có thẩm quyền khởi tố như trong giải quyết vụ án dân sự nhưng
thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án của Tòa sơ thẩm theo thủ tục
phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm với vụ án đã có hiệu lực thi hành thì vẫn
được duy trì. Thời gian kháng nghị cũng theo quy định của Pháp lệnh này.
Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án về
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Toà án gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp các bản sao bản án, quyết định của Toà
án ngay sau khi ra các văn bản đó; chuyển cho Viện Kiểm sát hồ sơ vụ án để xem xét
theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo yêu cầu của Viện Kiểm sát
2.1.3.3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án lao động năm 1996 quy định về
việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân:
Cũng như trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự và Pháp lệnh thủ tục
giải quyết vụ án kinh tế, trong lĩnh vực lao động Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án lao
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 12
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
động cũng quy định thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đối
với hoạt động của Tòa án, cơ quan chức năng và các đương sự tham gia giải quyết vụ án.
Theo đó:
Trong quá trình giải quyết vụ án lao động, Viện kiểm sát có quyền tham gia tố
tụng ở bất cứ giai đoạn nào khi xét thấy cần thiết. Riêng với những vi phạm pháp luật liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là người chưa thành niên, người
tàn tật và các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, nếu không có ai khởi kiện thì Viện
kiểm sát có quyền khởi tố để bảo vệ quyền và lợi ích cho họ.
Kháng nghị là quyền đặc thù của Viện kiểm sát, do vậy mà trong lĩnh vực lao
động cũng không có ngoại lệ, vậy nên Viện kiểm sát cũng có quyền kháng nghị bản án
dân sự sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái

thẩm với vụ án đã có hiệu lực pháp luật.
Điểm khác biệt trong lĩnh vực lao động mà cụ thể là pháp lệnh này, Viện kiểm sát
ngoài thẩm quyền kiểm sát việc tuận theo pháp luật trong quá trình tố tụng còn có thẩm
quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luât trong quá trình đình công theo quy định của Luật
tổ chức Viện kiểm sát, Bộ luật lao động và pháp lệnh này.
Ngoài ra trong quá trình Tòa án giải quyết cuộc đình công mà cụ thể là thủ tục tổ
chức hội nghị hòa giải, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ tham dự hội nghị
hoà giải cùng với cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp tỉnh. Khi tiến
hành hòa giải nếu các bên thoả thuận được với nhau về việc giải quyết cuộc đình công
thì Thẩm phán lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của
các bên; quyết định này có hiệu lực pháp luật và được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân,
cũng như Hội đồng trọng tài lao động và các đương sự.
2.1.3.4. Pháp lệnh thi hành án 2004
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát
việc tuân theo pháp luật về thi hành án của đương sự, Cơ quan thi hành án, Chấp hành
viên và cơ quan nhà nước khác, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân
có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 13
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
pháp luật. Theo đó phạm vi kiểm sát của Viện kiểm sát được thể hiện ở một số hoạt động
sau:
Vì là cơ quan có thẩm quyền kháng nghị các vụ án dân sự, kinh tế, lao động,…vậy
nên Viện kiểm sát cũng đồng thời có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét
việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và Thủ trưởng Cơ quan thi
hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của
người có thẩm quyền kháng nghị.Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của Viện kiểm
sát sẽ là không quá chín mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn thi hành án.
Khi Viện kiểm sát đã có quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc
thủ tục tái thẩm thì cũng có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó. Thời

hạn tạm đình chỉ thi hành án không quá sáu tháng, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ
thi hành án.
Khi cơ quan thi hành án có những thông báo về quyết định thi hành án thì quyết
định này phải đồng thời được gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét.
Trong quá trình cơ quan thi hành án thực hiện hoạt động tiêu hủy vật chứng, tài
sản, Viện kiểm sát cùng cấp sẽ trực tiếp kiểm sát hoạt động này.
Ngoài những hoạt động vừa nêu ở trên Viện kiểm sát còn có thẩm quyền quan
trọng nữa là kháng nghị đối với các quyết định về thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi
hành án, Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới theo quy định của
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.Thời hạn kháng nghị là mười lăm ngày đối với Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp và ba mươi ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên
trực tiếp, kể từ ngày nhận được quyết định về thi hành án
* Hạn chế:
Ngành Kiểm sát nhân dân đã có những bước đổi mới trong nhận thức về vị trí,
tầm quan trọng của công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, hôn
nhân, gia đình, … Trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Thời
kỳ này nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới như Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân (sửa đổi) năm 1998, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, các
Pháp lệnh về thủ tục giải quyết và thi hành án dân sự. Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 14
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động v.v… Những văn bản
pháp luật trên đây đã tạo những cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động
kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự và các việc khác mà trước hết là mở rộng phạm vi
hoạt động của công tác kiểm sát, trên cơ sở đó đã tăng cường về mặt tổ chức và đội
ngũ cán bộ cho công tác này.
Tuy nhiên hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự cũng
tồn tại những hạn chế nhất định mà chúng ta cần xem xét và khắc phục.
Trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, việc nắm
thông tin vi phạm pháp luật chưa được thực hiện tốt, nhiều cuộc kiểm sát trực tiếp có khi

còn kéo dài, vận dụng căn cứ pháp luật có việc còn thiếu chính xác, xác định nguyên
nhân và điều kiện thiếu cụ thể nên hiệu quả công tác kiểm sát còn hạn chế. Viện Kiểm sát
nhân dân các cấp thực hiện chưa hết các quyền và phương thức kiểm sát còn nặng về
kiểm sát trực tiếp, chưa tập trung lực lượng thực hiện kiếm sát các văn bản qui phạm
pháp luật v.v …
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự tuy đã được đổi mới nhưng
chưa theo kịp với sự mở rộng phạm vi công tác và nhiều thẩm quyền mới được trao cho
Viện kiểm sát nhân dân, nhất là những thẩm quyền thuộc các lĩnh vực pháp lý còn rất
mới mẻ ở nước ta. Viên kiểm sát nhân dân chỉ kiểm sát việc xét xử dân sự, còn nhiều
biện pháp kiểm sát khác chưa làm được như: kiểm sát việc hoà giải, việc đình chỉ các
vụ việc. Việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh làm được còn quá ít so với tình hình vi phạm, trong khi đó kháng nghị giám đốc
thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại làm tương đối nhiều, đòi hỏi phải tập trung
giải quyết nên không thực hiện được việc hướng dẫn các Viện kiểm sát nhân dân địa
phương. Nhận thức về quyền tham gia của Viện kiểm sát nhân dân vào việc giải quyết
các vụ án dân sự khi xét thấy cần thiết cũng chưa rõ, sẽ dẫn đến có những vụ án dân
sự cần thiết phải có sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân nhưng Viện kiểm sát đã
không tham gia.
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 15
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.2. Từ khi BLTTDS có hiệu lực đến trước khi Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của BLTTDS năm 2011 có hiệu lực
(1/1/2012)
2.2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong giải
quyết việc dân sự( Thùy)
- BLTTDS 2004 có hiệu lực (1/1/2012)
- BLTTDS 2004 – điều 21, Thông tư liên tịch 03/2005/VKSNDTC-TANDTC
2.2.2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong giải quyết
vụ án dân sự
• Ở cấp sơ thẩm:

Để đảm bảo cho hoạt động xét xử giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa sơ thẩm
được diễn ra đúng pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi hợp pháp của các bên. Pháp luật
TTDS Việt Nam trong thời kỳ từ 2005( năm BLTTDS 2004 bắt đầu có hiệu lực) đến
trước khi bị sửa đối bổ sung, đã dành nhiều quy phạm quy định về hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật của VKS trong suốt quá trình giải quyết vụ án dân sự, kể từ khi
tòa án thông báo thụ lý vụ án cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, nếu không bị
kháng cáo kháng nghị. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua một số quy định của
BLTTDS 2004 và văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này là Thông tư liên tịch
03/2005/TTLT- VKSNDTC- TANDTC, cụ thể như sau:
 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thụ lý vụ án của tòa
án:
Theo quy định tại Điều 174 BLTTDS 2004 và tiểu mục 1.1 mục 1 phần I của
TTLT 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC: Trong trường hợp tòa án quyết định thụ lý
vụ án dân sự thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, TÁ phải thông báo
bằng văn bản cho VKS cùng cấp biết.
Đồng thời tại Điều 6 Quy chế KSDS quy định một cách cụ thể hơn: Khi nhận
được thông báo thụ lý vụ án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải vào sổ thụ lý theo dõi,
kiểm tra văn bản thông báo thụ lý theo những nội dung được quy định tại Điều 174 Bộ
luật tố tụng dân sự; lập phiếu kiểm sát theo dõi vi phạm để tổng hợp kiến nghị với Toà án
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 16
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
các vi phạm về thời hạn gửi thông báo, nội dung, hình thức thông báo; theo dõi quyết
định chuyển vụ án của Toà án.
 Trong giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử:
Trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án, bước hòa giải tại tòa là
thủ tục bắt buộc, điều này có thể xuất phát từ nhiều cơ sở lý luận khác nhau, chẳng hạn
như: Giúp giảm bớt số vụ án phải tiến hành xét xử cho tòa, đảm bảo các bên vẫn còn
“hòa khí” tốt đẹp với nhau,…Tuy nhiên trên thực tế có thể vì nhiều lý do khác nhau,
nhiều trường hợp tòa án đã bỏ qua thủ tục hòa giải, cho nên để tránh cho điều này xảy ra.
Những người làm ra BLTTDS 2004 đã quy định tại Khoản 1 Điều 187 BLTTDS 2004 về

hoạt động kiểm sát của VKS như sau: Trong trường hợp hòa giải thành, và sau ba ngày
làm việc mà đương sự không thay đổi ý kiến thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc
thẩm phán khác, do Chánh án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự. Và quyết định công nhận sự hòa giải thành này phải được gửi cho VKS trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định
Ngoài ra, cũng trong giai đoạn này, hoạt động kiểm sát của VKS còn được quy
định cụ thể tại các Khoản, Điều luật với nội dung đã được rút gọn như sau:
 Khoản 2 Điều 194 BLTTDS 2004: Trong trường hợp vụ án bị đình
chỉ giải quyết, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc TA phải gửi quyết
định tạm đình chỉ cho VKS cùng cấp
 Khoản 2 Điều 195: Sau khi thụ lý vụ án và hòa giải không thành thì
TA sẽ đưa vụ án ra xét xử, thì TA phải gửi cho VKS cùng cấp quyết
định đưa vụ án ra xét xử ngay sau khi ra quyết định
Trong trường hợp, VKS có tham gia phiên tòa thì TA còn phải gửi hồ sơ vụ án cho
VKS cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, VKS phải nghiên cứu và
trả lại hồ sơ cho Tòa án
 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS tại phiên tòa xét xử:
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS tại giai đoạn này được thể
hiện qua từng hoạt động-vấn đề sau:
 Tham gia phiên tòa:
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 17
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Trên cơ sở của Điều 21BLTTDS 2004, quy định về nguyên tắc Kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong hoạt động TTDS, Điều 207 BLTTDS 2004 quy định cụ thể về việc
tham gia phiên tòa của VKS như sau: Trong trường hợp vụ án do TA thu thập chứng cứ
mà đương sự có khiếu nại thì VKS phải tham gia phiên tòa.
Theo đó tại mục 2.1 phần II TTLT 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC có giải
thích cụ thể vụ án bị đương sự khiếu nại và những loại khiếu nại của đương sự như sau:
“vụ án dân sự đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ” của Toà án bao gồm:
 Những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 điều

85 BLTTDS 2004
 Những vụ án không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 85
BLTTDS 2004, nhưng Toà án tự mình tiến hành một hoặc một số biện
pháp để thu thập chứng cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 87, Khoản 1
Điều 88 điểm b Khoản 1 Điều 92 BLTTD 2004.
“ Khiếu nại của đương sự về việc thu thập chứng cứ” của Toà án là khiếu nại đối
với quyết định, hành vi của Toà án trong việc thu thập chứng cứ mà đương sự có căn cứ
cho rằng quyết định đó hoặc hành vi đó là không đúng pháp luật, bao gồm các trường
hợp sau:
 Thẩm phán không tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự
 Thẩm phán đã tiến hành biện pháp để thu thập chứng cứ không đúng với
biện pháp mà đương sự yêu cầu
 Thẩm phán tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ theo đúng yêu cầu của
đương sự nhưng không đầy đủ hoặc không đúng quy định của BLTTDS về
việc tiến hành biện pháp đó
 Trong vụ án dân sự mà đương sự khiếu nại về việc Toà án thu thập chứng
cứ theo yêu cầu của đương sự khác;
 Trong vụ án dân sự mà không có đương sự nào có yêu cầu Toà án thu thập
chứng cứ, nhưng Toà án vẫn tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập
chứng cứ
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 18
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
 Trong vụ án dân sự mà đương sự khiếu nại về việc Toà án tự thu thập
chứng cứ không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 87, khoản 1 Điều 88
và điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS.
Tại tiểu mục 2.1.3 của Mục này còn nêu rõ vai trò của trong trường hợp Toà án
nhận được đơn khiếu nại của đương sự thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đơn, Toà án chuyển bản sao đơn khiếu nại (có đóng dấu xác nhận của Toà án) cho
Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật và
xem xét việc tham gia phiên toà. Sau khi nhận được bảo sao đơn khiếu nại VKS cần xem

xét tham gia phiên tòa và sẽ gửi trả lại bản sao khiếu nại cho tòa cùng với thông báo về
việc tham gia phiên tòa
Vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong trường hợp này còn thể hiện ở:
Nếu VKS xét thấy cần yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại
của đương sự thì Viện kiểm sát phải có văn bản yêu cầu. Và nếu như trong trường hợp
Viện kiểm sát đã có văn bản yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở
khiếu nại của đương sự, nhưng đến ngày hết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy
định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS 2004, mà VKS vẫn không nhận được văn bản thông
báo về kết quả xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án, thì VKS vẫn phải tham gia phiên
toà; VKS chỉ không phải tham gia phiên tòa khi đương sự rút đơn khiếu nại hoặc đồng ý
với giải quyết khiếu nại của tòa
Và nếu như VKS có văn bản thông báo tham gia phiên toà trước khi Toà án có
quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì để tạo điều kiện cho VKS nắm bắt được vụ án thì
TTLT 03/2005/TTLT-VKNDTC-TANDTC còn quy định: Trong trường hợp này tòa án
phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên
Trường hợp này, Viện trưởng VKS cùng cấp phân công một KSV tham gia phiên
tòa, và có thể có thêm KSV dự khuyết. KSV được phân công tham giao phiên tòa phải đi,
nếu trong trường hợp KSV bị thay đổi tại tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa
thì KSV dự khuyết sẽ tham gia, nếu người này có mặt tại phiên tòa từ đầu
Nếu trong trường hợp không có kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì phải hoãn phiên tòa
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 19
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
và tòa án phải thông báo cho Viện trưởng VKS nhân dân cùng cấp để xem xét cử người
khác tham gia phiên tòa.
 Phát biểu ý kiến tại phiên tòa:
Tại phiên tòa KSV thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
HĐXX, đương sự,…cho theo quy định của BLTTDS 2004 KSV sẽ phát biểu ý kiến về:
“Việc giải quyết vụ án” ( Khoản 1 Điều 197 và Điều 234 BLTTDS 2004). Vậy hiểu thế
nào là “phát biểu ý kiến vè việc giải quyết vụ án dân sự”? Liệu nó có bao hàm cả hai nội
dung: Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự và phát biểu ý kiến về

nội dung của vụ án không? Trong BLTTDS 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã
không giải thích khái niệm này cho nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên
dựa trên cơ sở quy định tại Điều 21 BLTTDS 2004 có quy định “ Viện kiểm sát nhân dân
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự”; đồng thời dựa trên bản chất của
quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ giữa hai bên bình đẳng với nhau, cho nên VKS sẽ
không thay thế thực nhà nước để thực hiện quyền công tố như trong tố tụng hình sự. Do
vậy trong trường hợp này có thể suy luận: Phát biểu về việc giải quyết vụ án dân sự chỉ
là phát biểu về việc HĐXX, đương sự, và những người tham gia tố tụng khác có thực
hiện đúng như những gì mà pháp luật tố tụng dân sự không.
 Kiểm sát việc hoãn phiên tòa của tòa án:
Để đảm bảo cho VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự của tòa án
thì tại Khoản 3 Điều 238 BLTTDS 2004 còn quy định: Nếu phiên tòa phải hoãn thì TA
phải gửi quyết định hoãn đó cho VKS cùng cấp.
Nếu sau đó, không thể mở phiên tòa đúng thời gian, địa điểm như trong quyết định
hoãn thì TA phải thông báo ngay cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm mở lại
phiên tòa.
 Quyền xem biên bản phiên tòa và yêu cầu sửa đổi biên bản phiên
tòa:
Khoản 4 Điều 211 BLTTDS 2004 quy định: KSV được quyền xem biên bản phiên
tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa và được quyền yêu cầu ghi sửa đổi, bổ sung và biên
bản phiên tòa nhưng phải ký xác nhận
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 20
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
 Quyền tham gia hỏi của KSV tại phiên tòa:
Điều 222 BLTTDS 2004 : KSV được quyền tham gia hỏi tại phiên tòa sau khi
HĐXX, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự hỏi.
Đồng thời tại Điều 231 BLTTDS 2004 còn quy định: Trước khi kết thúc việc hỏi
tại phiên tòa chuyển sang phần tranh luận, HĐXX phải hỏi KSV có câu hỏi gì thêm hay
không?
 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật qua quyền yêu cầu HĐXX công

bố tài liệu chứng cứ, kết quả giám định tại tòa:
Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự, và đảm bảo cho việc
giải quyết vụ án đúng đắn, BLTTDS 2004 tại các Điều khoản sau đã quy định về quyền
yêu cầu HĐXX công bố tài liệu chứng cứ, kết quả giám định như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 227 quy định: KSV có quyền yêu cầu HĐXX
công bố các tài liệu của vụ án tại phiền tòa.
Đồng thời tại Điều 228 còn quy định: KSV có quyền yêu cầu HĐXX cho nghe
băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình tại phiên tòa.
Điều 230 BLTTDS 2004: KSV có quyền nhận xét về kết luận giám định và hỏi
những vấn đề chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn
với những tình tiết khác của vụ án.
 Kiểm sát thể hiện thông qua nhận bản án của tòa:
Theo quy định tại Điều 241 BLTTDS 2004: Trong 10 ngày kể từ ngày tuyên án
TA phải gửi bản án cho VKS cùng cấp
Ngoài ra nếu trong trường hợp bản án có sai rõ ràng về chính tả, về số liệu do
nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì được sửa chữa, bổ sung. Trong trường hợp này TA phải
thông báo cho VKS cùng cấp biết( Điều 240)
• Ở cấp phúc thẩm:
Việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS đối với hoạt động giải quyết vụ án
dân sự của tòa cấp phúc thẩm được thể hiện thông qua những vấn đề sau:
Thứ nhất, kiểm sát việc tuân theo pháp luật thông qua thẩm quyền kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát:
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 21
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
• Yêu cầu tòa án Chuyển hồ sơ vụ án dân sự để xem xét kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm:
Sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật mà
Viện kiểm sát cùng cấp (trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên toà sơ
thẩm vụ án dân sự) hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ
sơ vụ án dân sự để xem xét việc kháng nghị phúc thẩm, thì Viện kiểm sát có văn bản yêu

cầu Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Viện kiểm sát, Toà án chuyển hồ sơ vụ án
dân sự cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.
• Thẩm quyền kháng nghị:
Theo quy định tại Điều 250 BLTTDS 2004: Viện trưởng VKS cấp trên và cùng cấp
có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của tòa
Sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm với thời hạn kháng nghị được quy định tại
Điều 252 BLTTDS, đó là: Đối với bản án của tòa sơ thẩm thì thời hạn của VKS cùng cấp
là 15 ngày và của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày
VKS cùng cấp nhận được bản án, trong trường hợp KSV không tham gia phiên tòa; còn
đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì thời hạn kháng nghị
của VKS cùng cấp là 7 ngày và của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày VKS
cùng cấp nhận được quyết định.
Tuy nhiên theo quy định tại mục 5 phần I của TTLT 03/2005/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC thì có một trường hợp ngoại lệ đặc biệt sau: Đối với các vụ việc dân sự do Toà
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, thì
Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
phúc thẩm được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Toà án cấp sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, tham gia phiên tòa phúc thẩm:
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 22
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Căn cứ vào khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2004 thì VKS tham gia phiên tòa phúc
thẩm trong các trường hợp sau:
• Trường hợp 1: Tòa án có thu thập chứng cứ mà bị đương sự khiếu nại:
Trường hợp này được VKS nhân dân tối cao và tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ
thể tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II TTLT 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC như sau:
“Trường hợp xét thấy cần thiết phải tham gia phiên toà phúc thẩm thì Viện kiểm sát
thông báo bằng văn bản cho Toà án cấp phúc thẩm biết. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi

quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp
Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên
toà theo thủ tục chung”
• Trường hợp 2: VKS đã có kháng nghị bản án, quyết định của tòa án:
Đối với trường hợp này thì trong TTLT 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC cũng
có quy định tại điểm b, tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II như sau: “ Theo quy định tại khoản 2
Điều 264 BLTTDS, thì Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp phúc thẩm phải tham gia
phiên toà phúc thẩm trong các trường hợp sau: b) Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án
cấp sơ thẩm không tham gia phiên toà sơ thẩm nhưng có kháng nghị hoặc Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp có kháng nghị bản án sơ thẩm”
Đồng thời tại tiểu mục 2.3 của mục này còn nêu rõ: “nếu trước khi khai mạc phiên toà
phúc thẩm, Viện kiểm sát đã rút kháng nghị, thì Viện kiểm sát không tham gia phiên toà
phúc thẩm. Nếu sau khi khai mạc phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát mới rút kháng nghị,
thì Kiểm sát viên vẫn tiếp tục tham gia phiên toà và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về
việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 234 BLTTDS”
• Trường hợp 3 (tại Điều 21 không quy định):
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2004 thì VKS chỉ tham gia phiên tòa
phúc thẩm trong hai trường hợp, tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 264 BLTTDS 2004 ngoài
quy định về việc tham gia phiên tòa phúc thẩm của VKS ngoài quy định về việc tham gia
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 23
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
phiên tòa nếu VKS kháng nghị, đã có quy định thêm một trường hợp nữa mà VKS cũng
phải tham gia phiên tòa phúc thẩm đó là: Trường hợp VKS đã tham gia phiên tòa sơ
thẩm, và quy định cũng được TTLT 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định tại
điểm a, tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II như sau: “ Theo quy định tại khoản 2 Điều 264
BLTTDS, thì Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp phúc thẩm phải tham gia phiên toà
phúc thẩm trong trường hợp: a) Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm đã
tham gia phiên toà sơ thẩm”
Thứ ba, quyền của kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm:
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS được thể hiện thông qua một số

hoạt động tại phiên tòa phúc thẩm được quy định trong các Điều luật tương ứng trong
BLTTDS 2004 như sau:
Đồng thời Điều 256: Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa PT VKS đã ra
quyết định kháng nghị có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị
• Trình bày nội dung kháng nghị tại phiên tòa: Theo quy định tại điểm a Khoản 1
Điều 271 BLTTDS 2004: Tại phiên tòa KSV sẽ trình bày về nội dung kháng nghị,
và như vụ án đó vừa có kháng cáo kháng nghị, thì VKS sẽ sẽ trình bày nội dung
kháng nghị sau khi các đương sự trình bày nội dung kháng cáo của mình
• Quyền yêu cầu xuất trình bổ sung chứng cứ: Theo quy định tại Khoản 3 Điều
271 BLTTDS 2004: Tại phiên tòa KSV có quyền yêu cầu xuất trình bổ sung
chứng cứ
Thứ tư, kiểm sát bản án, quyết định của tòa phúc thẩm:
Ngoài những hoạt động kiểm sát thông qua các hoạt động ở trên thì hoạt động kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của VKS còn được thể hiện thông qua quyền kiểm sát bản
án, quyết dịnh của tòa phúc thẩm, cụ thể:
Tại Điều 249 BLTTDS 2004 quy định: Trong trường hợp, tòa cấp sơ thẩm chấp nhận
kháng cáo hợp lệ thì phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp biết.
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 24
TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Điều 258 BLTTDS 2004 quy định: Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải gửi cho VKS
cùng cấp
Điều 262 BLTTDS 2004: Sau khi thụ lý vụ án thì tòa phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ
án cho VKS cung cấp nghiên cứu, và VKS nghiên cứu trong vòng 15 ngày, kể từ ngày
nhận được hồ sơ vụ án, hết thời hạn này thì VKS sẽ trả lại hồ sơ cho tòa
Điều 281 BLTTDS 2004: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định phúc
thẩm, tòa phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho VSK cùng cấp
Thứ năm, vai trò của kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật của VKS còn được
thể hiện thông qua một số quy định khác, cụ thể
Tại Điều 266 BLTTDS 2004 quy định: Nếu KSV tham gia phiên tòa vắng mặt thì
phải hoãn phiên tòa

Và Điểm b Khoản 2 Điều 268: Sau khi công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án
sơ thẩm, nội dung kháng cáo kháng nghị thì chủ tọa hỏi KSV có thay đổi, bổ sung, rút
kháng cáo kháng nghị không
• Theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm:
Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong đối với hoạt động giám đốc
thẩm, tái thẩm bản án có hiệu lực pháp luật được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án để xem xét, quyết định theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm:
Khi Viện kiểm sát xét thấy cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để xem
xét, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc theo
thủ tục tái thẩm, thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ án dân sự đó cho Viện kiểm sát.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ,
Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.
GVHD: ThS. NGUYỄN NGỌC THỨPage 25

×