Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÀI THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN TẠI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – AN GIANG – MỘT ĐẶC ÂN TỪ ĐẤT TRỜI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 22 trang )

LỚP KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – KT1390A2
CAO THỊ TUYẾT QUÂN B1309319 01699274181
[Type text] Page 1
BÀI THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC DUY TRÌ
VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN TẠI
RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – AN GIANG – MỘT ĐẶC ÂN
TỪ ĐẤT TRỜI.
[Type text] Page 2
Bài thực hành nghiên cứu về đặc điểm sinh thái kết hợp du lịch.
RỪNG TRÀM TRÀ SƯ- SỰ ƯU ĐÃI CỦA
THIÊN NHIÊN.
  
Nếu đã từng ghé qua rừng tràm Trà Sư, ắt hẳn chúng ta không thể nào
quên được nơi này, mảnh đất giàu tình người, tình đất…
Ảnh rừng tràm Trà Sư.
Nhờ những lợi thế có sẵn đã giúp phát triển rừng tràm thành một khu du lịch sinh
thái tuy nhiên để phát triển nó một cách bền vững, cần nghiên cứu về lợi ích của
rừng tràm, những tác động của con người trong việc phát triển du lịch và giải pháp
để bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này.
[Type text] Page 3
“Nhắn ai đi về miền đất phương Nam
Trời xanh mây trắng, soi dòng Cửu Long Giang
Mênh mông rừng tràm, bạc ngàn dừa xanh”
Là con dân Việt Nam cũng như đồng bằng Nam
Bộ chắc chắn đã từng nghe qua câu hát trong Bài
ca đất Phương Nam. Phải chăng câu hát đã mở ra
một bức tranh rừng tràm xanh bát ngát, một màu
xanh mướt bao trùm lấy cả một vùng rộng lớn -
Rừng tràm Trà Sư là một trong những hệ sinh thái
đa dạng, phong phú, một nguồn lợi tài nguyên
thiên nhiên bạt ngàn cùng vẻ đẹp tiềm ẩn mà đất


trời đã ban tặng. Đẹp từ thiên nhiên đến con
người. Mang trong mình các truyền thống tốt đẹp
mà người đi trước đã chắt lọc, con người trên
mảnh đất giàu tình thương lấy nhân nghĩa làm
đầu. Đó có thể gọi là một đặc ân của thiên nhiên
không?
II. Giới thiệu:
Khái quát chung về rừng tràm Trà Sư.
Ảnh tổng quan rừng Tràm Trà Sư ( nguồn Báo Dân trí ).
Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh
sống của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt
Nam Từ thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên, đi theo đường tỉnh lộ 948
đến Km số 6, tiếp tục rẽ trái đi theo một con đường nhỏ dài khoảng gần 4 km là đến
rừng tràm Trà Sư. Tại đây, du khách có thể thuê xe đạp, hoặc thuê xuồng đi tham
quan rừng tràm.
Với tổng diện tích 845 ha vùng lõi và 634 ha vùng đệm, cách biên giới Việt
Nam – Campuchia 10km, rừng tràm Trà Sư được bao phủ phần lớn diện tích là tràm
cùng với hệ sinh thái đa dạng về chủng loài. Với vẻ đẹp của thiên nhiên và sự thanh
bình, sâu lắng, rừng tràm Trà Sư là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du
khách, đặc biệt là các bạn trẻ mỗi khi đến với An Giang. Thời gian đẹp nhất trong
năm để có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp nơi đây là vào khoảng tháng 9, tháng 10,
khi An Giang đã vào mùa nước nổi. Màu xanh bạt ngàn của rừng Trà Sư như vừa
hứa hẹn, vừa hối thúc người phương xa về với nơi đầy hứa hẹn này.
[Type text] Page 4
III. Nội dung:
Nguồn lợi về tài nguyên: đa dạng, phong phú và phát triển du lịch
Quá trình phát triển rừng tự nhiên và rừng trồng của các tỉnh thuộc đồng bằng
sông Cửu Long phần lớn nằm trong diện tích đất ngập nước, do đó cảnh quan tại
các vùng này có nét đặc trưng và hệ động, thực vật tại đây thích hợp với môi trường

có nước.
Thực vật phổ biến trong rừng là tràm cừ hay tràm ngập nước (thuộc họ Sim
Myrtaceae), động vật trên không là nhóm chim sống dựa vào môi trường nước như
cò, vạt, trích, gà nước …, dưới nước các loài cá nước ngọt phổ biến như cá lóc, cá
rô, cá trê, cá thát lát …
Độ đa dạng của hệ sinh vật không thể so sánh với các khu rừng nhiệt đới Bắc,
Trung, và Nam Trung bộ vì chỉ có các loài thực vật chịu đựng ngập nước và động
vật kiếm sống bằng thức ăn từ môi trường nước mới có thể phát triển được. Tuy
nhiên, hệ sinh vật tại các rừng ngập nước, đặc biệt tại rừng tràm Trà Sư tạo nên một
cảnh quan thật sự độc đáo, luôn khơi gợi trong lòng du khách ý nghĩ khám phá
những điều mới lạ từ tự nhiên.
1 Đặc điểm tài nguyên:
• Thực vật:
Rừng Trà Sư có 4 kiểu quần xã thực vật rừng. Cụ thể như sau:

[Type text] Page 5
Kiểu quần xã thực vật thân gỗ ngập
nước chua phèn đó là cây tràm
(Melaleuca cajuputi).
Các kiểu quần xã thực vật thân gỗ
trên bờ kênh, rạch.
Các kiểu quần xã thực vật thủy sinh
trên kênh rạch.
Các kiểu quần xã cây thân thảo
ngập nước trên đất chua.
- Kiểu quần xã thực vật thân gỗ ngập nước chua phèn đó là cây tràm
(Melaleuca cajuputi) chiếm diện tích 85% phân bố đều khắp khu vực. Có các sinh
cảnh tràm.
Ảnh rừng tràm Trà Sư.
+ Sinh cảnh rừng tràm gần thành thục: diện tích không lớn, độ tàn che 0,5 - 0,6.

Mật độ bình quân 7.900 cây/ha, đường kính 15cm. Chiều cao bình quân 14m. Độ
ngập sâu của nước trong mùa mưa 1,2 - 2m. Tập trung nhiều ở khoảnh Vùng này có
dơi cư trú rất đông nên được bảo vệ nghiêm ngặt.
+ Sinh cảnh rừng tràm trung niên: Phân bố ở các khoảnh mật độ cây khá dày
10.900 cây/ha. Độ tàn che lâm phần 0,6 - 0,7. Đường kính 8 -10cm. Chiều cao bình
quân 11m. Độ ngập sâu của nước trong mùa mưa là 1,1 -1,4m. Cây tái sinh, thực bì,
dây leo bụi rậm hầu như không có. Tràm ở đây phần lớn các khoảnh đã được chặt
tỉa thưa nên rất thoáng, đẹp trừ những khu vực có sân chim. Ở sinh cảnh rừng tràm
này hiện có 3 sân chim nằm ở phía Đông Nam với mật độ chim khá đông đúc, làm
tổ và sinh con ở đó.
Đây là kiểu hình đặc trưng nhất tại rừng Tràm Trà Sư, nơi có cây cối um tùm,
phát triển xanh tươi nên cũng là địa điểm thu hút những loài chim hay động vật
hiếm trú ẩn, chính vì thế, đến với Trà Sư chắc chắn bất kì ai cũng sẽ khó để quên
[Type text] Page 6
được sự trù phú, kì diệu thiên nhiên ban tặng, những loài vật thân thiện luôn ở bên
chúng ta nhưng chỉ vì những hành động săn bắt vô ý thức của một số nhóm người
lại khiến chúng tuyệt chủng, thật là sự thất bại trong một đời làm người.
- Các kiểu quần xã thực vật thân gỗ trên bờ kênh, rạch:
Bạch đàn tại Trà Sư.
+ Sinh cảnh thực vật gỗ Bạch đàn (Eucalyptus) và tràm Úc (Melaleuca
leucadendra) trồng xen kẽ với nhau sinh trưởng và phát triển khá tốt chỉ được trồng
2 bên bờ kênh có độ cao không bị ngập nước vào mùa mưa.
+ Sinh cảnh thực vật thân gỗ cây tràm Úc (Melaleuca leucadendra) và tràm
(Melaleuca cajuputi) được trồng trên các đường kênh phân khoảnh. Cả hai loài tràm
này được trồng cùng một thời điểm 1 - 2 năm đều có sự sinh trưởng và phát triển
tốt.
Tràm là điểm nổi bậc nhất rừng Tràm Trà sư nhưng không thể không nhắc đến
Bạch đàn, những cây bạch đàn tươi tốt mọc bao quanh rừng tràm trên những vùng
đất cạn, tạo nên độ sâu kì bí cho rừng, và nơi đây cũng là nơi trú ẩn cho những động
vật sống trên cạn như gà , dơi ngựa . . .

[Type text] Page 7
- Các kiểu quần xã thực vật thủy sinh trên kênh rạch.
Hồ sen tại Trà Sư.
+ Sinh cảnh sen (Nelumbo nucifera) diện tích nhỏ nằm phía Nam rừng Trà Sư,
sinh trưởng và phát triển tốt với độ che phủ mặt nước trên 60%.
+ Sinh cảnh thực vật súng (Nymphaea) và cỏ nhỉ cán (Utricularia): độ che phủ
60-70% mặt nước. Thành phần thực vật chủ yếu là loài súng trắng (Nymphaea
pubescens), súng chỉ (Nymphaea tetragona), súng lam (Nyphaea nouchali), rong
nhỉ cán (Utricularia) rong đuôi chồn (Ceratophyllum demersum) rong đuôi chó
(Myriophyllum).
+ Sinh cảnh thực vật bèo cám (Lemna minor L) tập trung ở khoảnh 6a, bèo tai
tượng (Pistia stratiotes). Hai loại này xuất hiện vào tháng 8 và phân hủy vào tháng
một.
- Các kiểu quần xã cây thân thảo ngập nước trên đất chua:
+ Sinh cảnh cỏ chỉ (Cynodon dactylon) và cỏ Rau mương (Lugvidgia octovalvis)
nằm rải rác thành các khoảnh nhỏ. Độ che phủ trên 50%, cao 20 - 40cm. Ngoài ra,
cỏ sậy (Phragmites Vallatoria), rau dừa nước (ludvidga prosstrata) phân bố rải rác
không đều.
[Type text] Page 8
+ Sinh cảnh cỏ bấc (Leersia Hexandra) nằm giữa rừng, độ che phủ 60% chiều
cao 40 - 50cm. Ngoài ra, còn cỏ mồm mốc (Ischenmum rugosum), cỏ ống (Panicum
repens), sậy (Phragmites Vallatoria) lốm đốm rải rác trong rừng.
+ Sinh cảnh cỏ năng (Eleochric): Phân bố Đông Bắc và trên các rạch chia
khoảnh bị cạn nước. Độ che phủ trên mặt đất 80%, chiều cao 50 -100cm, phân bố
đều.
Rau mương Cỏ chỉ
+ Sinh cảnh cỏ sậy (Phragmites Vallatoria) nằm ở khu vực sân chim, độ che
phủ 60%, chiều cao 1,5 - 2,0m phân bố thành đám nhỏ không đều.
+ Sinh cảnh cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma): nằm ở phía Bắc, nằm vùng
sâu ngập nước, độ che phủ trên 80%, phân bố dày và đều. Ngoài ra, còn có lác hến

(Scirpus grossus) và năng (Eleochric) phân bố rải rác .
• Động vật – sự đa dạng giống loài :
Về Trà Sư, vô tư tắm sông tắm ruộng. Tay thò vô hang bắt con cua càng
kềnh, bị kẹp đau nhói ruột, nhăn nhó nhìn ngón tay đau nhưng vẫn nhất quyết bắt
cho bằng được chỉ để… bẻ cái càng. Bắt con cá lóc nướng trui, dĩa rau sống và một
chén nước mắm me thêm vài xị đế, miệng hát câu vọng cổ cho thiệt mùi để thấy
được cái thần, cái chất của con người miền Tây.
Về Trà Sư, miên man theo từng cánh cò. Cò ở đây rất nhiều tạo thành những
sân cò, sân quạ. Chúng nằm trên cây nhưng không ai bắt, dần dần chúng trở nên dạn
dĩ với người hơn, chỉ cần với tay là dễ dàng bắt được nhưng chẳng ai làm thế. Tình
yêu thiên nhiên tồn tại trong lòng của con người nơi đây dường như từ thời khai
[Type text] Page 9
hoang lập ấp. Biết dựa vào thiên nhiên mà sống, con người với thiên nhiên như một
phần thân thể, một phần hơi thở. Vì thế, chẳng mấy khi thấy người ta chặt tràm bừa
bãi, giết cò vô tội vạ như những nơi khác.
Đứng trên đài quan sát với chiếc kính viễn vọng, nhìn thấy cái bụng trắng hếu
của ông Phật Di lặc trên Thiên Cấm sơn, thấy bảy dãy núi nối đuôi nhau chạy, thấy
bóng dáng đôi sam khắng khích rồi thấy yêu mảnh đất này hơn. Nó quá đẹp so với
những gì mà báo chí đã ca ngợi. Muốn lên được tới tầng cao nhất của đài quan sát
này, phải leo khá nhiều tầng, nhưng chỉ cần lên tới đây, mọi mệt mỏi dần như tan
biến, gió thổi lồng lộng như muốn lau nhanh những giọt mồ hôi của người khách
phương xa vừa vượt trận đường dài, như muốn làm tan đi cái khó khăn, sự áp lực
của cuộc sống đời thường để cùng quyện vào vẻ đẹp nơi này.
Ảnh Cò trắng.
Ngoài chim muông, theo số liệu khảo sát bước đầu nơi đây đã có đến 11 loài thú,
20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái là những loài phổ biến cũng xuất hiện trong khu
vực. Về thủy sản có 25 loài cá được ghi nhận, là những loài có giá trị kinh tế cao.
Chẳng những thế loài cò quắm đen và dơi ngựa lớn cũng có mặt tại Trà sư, gây
thêm sự chú ý đặc biệt đối với du khách. Đó là 1 sự thú vị đầy kì bí vì sao vùng đất
yên bình này lại thu hút nhiều sinh vật hiếm gặp đến vậy?

Quan trọng không kém, bảo tồn các động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì
sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm
[Type text] Page 10
Khu hệ chim rất đa dạng và phong phú.
Có khoảng 70 loài chim nước, phần đông
là loài chim sẻ và cò trắng (Egrett
gazetta), vạc (Nycticorax nycticorax).
Đặc biệt, có 2 loài chim rất quí hiếm được
ghi trong sách đỏ Việt Nam là cò lạo Ấn
Độ (Mycteria leucocephala) và cò cổ rắn
hay điêng điểng (Anhinga melanogaster).
Ngoài ra, còn có cốc đế nhỏ
(Phalacrocorax niger), gà gô (Rallus), gà
nước (Tringa). Hai loài diệc lửa (A.
purpurea) và rồng rộc vàng (Ploceus
hypoxanthus) hiện nay rất hiếm thấy ở
rừng Trà Sư.
bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình
kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân
bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô
nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả
trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi
hậu quả.

Dơi ngựa lớn. Cò quắm đen.
2. Tiềm năng phát triển du lịch:
Về Trà Sư, bắt gặp đâu đây hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”,
chợt nhớ xa xăm về ngày trước, ngày của những sức người, lao động vất vả để có
bát cơm đầy vừa dẻo thơm vừa cay đắng… chợt thấy khung cảnh rộn ràng trong
mùa gặt, tiếng í ới, tiếng trẻ nhỏ cười và tiếng chó sủa trong lúc bắt chuột. Nghe cay

cay sóng mũi khi mùa đốt đồng với các làn khói làm tức ngực người ta nhưng trong
khói có mùa của đất, của rơm rạ, của hạt gạo trắng ngần và của cả những giọt mồ
hôi…
[Type text] Page 11
Về Trà Sư cùng thử thách mình với chiếc
cầu khỉ. Đi mà không biết cách là dễ dàng
rớt tủm xuống sông. Tay vịn đong đưa,
thân cầu lắt lẻo, vừa đi vừa vịn như khỉ
trên… chiếc cầu khỉ. Chỉ cần nhắc tới cầu
khỉ là biết ngay đó là phương tiện sử dụng
của người miền Tây. Hình ảnh chiếc áo bà
ba, một tay vịn nón, một tay vịn cầu đã
khắc sâu vào lòng của người phương xa
và khi không còn ở mảnh đất thân thương
này nữa thì sẽ nhớ mãi…
Cùng thả hồn mình trên dòng kênh trên chiếc xuồng ba lá khi về đến Trà Sư.
Xuồng ba lá nếu không biết cách bơi, chiếc xuồng sẽ xoay thành vòng tròn, khó mà
thoát được, nhiều khách phương xa dở khóc dở cười với chiếc xuồng bé con này.
Trong khu vực được cho phép, các cô thiếu nữ mặc áo bà bà, đội nón lá, nhẹ nhàng
đưa khách tham quan rừng tràm bằng xuồng ba lá. Dòng kênh xanh, chiếc xuồng bé
con giữa các tán tràm tạo thành khung cảnh tuyệt đẹp, gợi nên nỗi nhớ nhung cho
những ai đã từng về với Trà Sư và đó là một niềm ao ước cho những khách phương
xa chưa từng được đến.
Cùng về đây để cùng tìm hiểu vẻ đẹp tiềm ẩn mà đất trời đã ban cho nơi này.
Đẹp từ thiên nhiên đến con người. Mang trong mình các truyền thống tốt đẹp mà
người đi trước đã chắt lọc, con người trên mảnh đất giàu tình thương lấy nhân nghĩa
làm đầu, trọng học thức cũng như đã được trời ban cho cái vẻ bề ngoài sắc sảo, mặn
mà, nhất là con gái Trà Sư. Rồi hãy cùng về đây để cùng ngắm vẻ đẹp khỏe khoắn
của các cô gái Khmer, hằng ngày các cô vào rừng quét lá tràm về làm chất đốt để
tạo thêm một đặc sản nữa cho vùng đất Tịnh Biên, đó là đường thốt nốt. Cái nụ cười

bẽn lẽn kèm theo ánh mắt có chút hoang dại đặc trưng lại tạo thêm một điểm nhấn
thú vị nữa khi đặt chân đến Trà Sư. Tiếng í ới cười đùa, tiếng nói khó hiểu vì bất
đồng ngôn ngữ nhưng tin chắc rằng đó là những âm thanh mà người khách phương
xa khó lòng mà quên được khi đến với mảnh đất mang tên Trà Sư.
Ảnh du lịch của khách tại rừng tràm Trà Sư.
Với hệ sinh thái đa dạng, một khu vực đầy ắp tiềm năng du lịch như thế, rừng
tràm Trà Sư là nơi lý tưởng để du khách tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã
vùng sông nước tây nam bộ. Chẳng những thu hút du khách ở một hầu hết các tỉnh
[Type text] Page 12
vùng lân cận như Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang,… mà còn là
một trong những điểm đến thú vị của du khách các tỉnh miền phía Bắc, phía Trung
đặc biệt là du khách nước ngoài. Đặc trưng vốn có của nơi đây chính là rừng cây
xanh, con nước chảy, chim choc tứ miền hội tụ, khung cảnh nên thơ hữu tình bắt
mắt và mở mang một thế giới mới mẻ trong lòng du khách, chẳng những vậy, rừng
tràm còn mang dáng vẻ uy nghi, gợi nên nét đặc sắc khó tả. Thời gian đủ để cảm
nhận hết vẻ đẹp nơi đây là thời gian vào tháng 9, tháng 10, khi An Giang vào mùa
nước nổi. Tiềm năng về du lịch của rừng tràm phát triển ngày càng rõ rệt và bền
vững.
Rừng tràm với hàng ngàn những cây tràm rợp bóng xanh với diện tich 850
hec ta, những dãi bèo tây rợp bóng mặt nước. Phía trên là chim chóc hội tụ, khách
du lịch tha hồ ngồi xuồng thưởng ngoạn vẻ đẹp thanh bình vốn có của miền đất An
Giang này. Miền Tây Nam Bộ khi nhắc đến phát triển du lịch, thì sông nước, cây
cối, muôn thú ở miệt rừng sâu nước thẳm này là chủ yếu để thưởng thức, nghiên
cứu. Dưới cái nắng nóng gay gắt của nắng hè Nam Bộ, du khách vẫn có thể dừng
chân hay nghé bến tại bóng mát rừng cây, trên dòng song xanh một màu ngọt mát
của cảnh sắc thiên nhiên. Để phát triển tiềm năng du lịch vốn có, nơi đây đã đẩy
mạnh phát triển du lịch, cho xây dựng một số quán ăn để thực khách thưởng thức
cái món ăn đồng quê chân chất, mang đêm hương đồng nội cỏ, thêm vào đó là
khung cảnh hữu tình tạo cảm xúc cho du khách khám phá hay quay về với ruộng
đồng sông nước miền Tây.

Cháo cá thịt băm ăn kèm với bánh mì và rau.
[Type text] Page 13
Ngoài ra, cái chính yếu là du khách được tham quan chiêm ngưỡng cảnh sắc
rừng tràm, bằng việc đi xuồng trên sông khoảng 2 tiếng theo nhóm 3-5 người một
thuyền có giá khoảng 50.000-60.000. Thuyền chạy máy rẽ nước đưa du khách vào
sâu trong rừng tràm. Thi thoảng, khi bắt gặp những chú chim dạn dĩ đậu ngay thân
cây, khóm hoa súng hay điên điển bên bờ, cũng có thể yêu cầu lái thuyền dừng
máy để thưởng thức không gian tĩnh lặng và ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên
nhiên. Trên thuyền, du khách có thể ngắm những màu vàng rực của bông điên điển,
thưởng ngoạn cuộc sống thanh bình, yên ắng. Những chú chim đua nhau bay trên
đỉnh đầu, đôi khi lại bắt gặp loài dơi ngựa lạ mắt, hoặc nghe tiếng chim chóc kêu
thật êm tai. Sau bao ngày đối đầu cùng cuộc sống bươn chải vất vả, đến đây và
được tận hưởng một khoảng không gian trong lành, thanh lặng, sống trong sự che
chở của thiên nhiên, cuộc đời người sẽ sinh động, nhẹ nhàng như chính thiên nhiên
đầy sắc màu của rừng, của mây, của nước, của vạn vật.
Đến nơi đây - vùng đất con người An Giang là cũng như đến với một phần,
hiểu được một phần, khám phá được phần nào cuộc sống Nam Bộ. Do đây là miệt
sông nước, không có biển vàng để thu hút nhiều khách nội địa, không có thảo
nguyên bao la mát lạnh để ngắm hoa như Đà Lạt, nhưng cũng chính vì sự đặc trưng
của từng vùng mà khách du lịch thay đổi tầm nhìn, thay đổi cách tham quan du lịch
khi đến nơi đây. Do An Giang là địa hình nhiều đất phèn và đất bùn, thu hút nhiều
loại thực vậy trong đó có cây tràm, nhờ đó mà thu hút rất nhiều loại động vật, đặc
biệt là hàng ngàn loại chim. Có thể nói, rừng tràm đã trở thành một điểm nhấn du
lịch hết sức độc đáo cho con người. Về đến An Giang, du khách không chỉ tận
hưởng cảnh quan xanh mát, thoảng hương hoa tràm và con được thưởng thức một
số ẩm thực ở vùng quê Nam Bộ như chuột đồng nướng mọi, cá lóc nướng chuôi,
thịt rắn, thịt gà,….Người ta xây nhưng ngôi nhà lá nhỏ bé cập mé rừng tràm để thu
[Type text] Page 14
Về đến rừng tràm, bạn sẽ được thưởng
thức những món ăn dân dã, thân quen

nhất, những con cá tươi sống, kèm
những loại rau mang giai điệu hương
đồng cỏ nội. Cách chế biến miệt vườn
như : cá nướng chui , cá kho tộ , …
Chắc chắn, hương vị ấy sẽ theo bạn cả
một đời cũng khó có thể quên và đặc
biệt là tình người ẩn sâu bên trong.
hút khách du lịch, những ngôi nhà đơn sơ hiền hòa là biểu tượng và cũng là một nét
đẹp của văn hóa miền Tây sông nước.
IV. Vấn đề bảo tồn rừng tràm:
1./. Tác động chung của con người đối với môi trường hệ sinh thái:
Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng
cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như:
• Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật
quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí
hậu v.v

• Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.

• Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo
nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.

• Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.

2./. Tác động vào cân bằng sinh thái:

Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

• Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm

gia tăng mất cân bằng sinh thái.

• Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi có thể dẫn đến sự
tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.

• Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.

• Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các
loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai
tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đếncác loài đã có
hoặc đối với con người.

[Type text] Page 15
• Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có
khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim
loại độc hại v.v
3./. Hoạt động phát triển du lịch rừng tràm Trà Sư:
Ta nhận thấy được rằng : Hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư là một tiềm năng lo
lớn để phát triển du lịch cho vùng đất này. Không chỉ nhờ có thiên nhiên ban tặng
cho điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình, thực vật, động vật đa dạng và phong phú
như vậy, mà bản thân con người cũng góp phần vào việc phát triển tối đa tiềm năng
du lịch của nó. Thiên nhiên sẽ đẹp và phát triển dưới bàn tay con người, nhưng
cũng chính sự khai thác một cách lạm dụng và bừa bãi mà đã hủy hoại thiên nhiên.
Chính vì thế, rừng tràm ngoài điều kiện sống tự nhiên, nó cần được sự quan tâm và
chú trọng ở đây không phải về chỉ ngoài việc khai thác tiềm năng du lịch và cần
phải ra sức bảo vệ một cách có hiệu quả. Vừa kết hợp phát triển du lịch, vừa phải
bảo tồn và làm cho nó bền vững hơn nữa.
Trong những năm gần đây, nhận thấy thiên nhiên vốn dĩ hòa nhã với con người,
nhưng con người vì mục đích cá nhân đã đối xử ngược lại với thiên nhiên, chẳng
những không yêu mến mà con ra sức hủy hoại chúng. Nạn phá rừng, cháy rừng xảy

ra nhiều nơi, hiện tượng nước bị ô nhiễm làm chết các loại thủy sản và vô số động
vật thủy sinh, đất đai bị nhiễm hóa chất, môi trường sống ngày càng bị đe dọa. Điều
đó gây nên một vết máu khó lành cho hệ sinh thái đất, nước, không khí. Riêng đặc
biệt đối với rừng tràm, thấy được lợi ích tích cực của hệ sinh thái, thực vật động vật
này, mang lại ý nghĩa to lớn, vừa phát triển du lịch tăng cường cho chính sách kinh
tế phát triển của vùng mà việc bảo tồn rừng tràm là điều hết sức được chú trọng và
quan tâm. Nhu cầu du lịch hiện nay đang là cần thiết đối với mọi người, nhu cầu
giải trí, học hiểu quan trọng không kém, nên việc đi đây đó tham quan của con
người cũng như một cách thức giúp con người học tập, giải tỏa căng thẳng, vì thế,
mọi nơi và bước chân con người muốn tiềm tòi khám phá đã trở thành những điểm
du lịch, phải đẹp, phải bắt mắt, phải độc đáo, mà đa phần là thiên nhiên tạo nên
những điểm nóng du lịch. Khi đi về miền đồng bằng sông Cửu Long này, đâu có gì
hơn ngoài cây trái, ruộng vườn,…vậy nên, tại xứ An Giang này, có được một rừng
tràm để phát triển du lịch là một ưu đãi lớn. Rừng tràm Trà Sư nói chung để phát
triển du lịch bền vững, không những chỉ một phần tự lực nó phát triển, mà cần phải
có sự hỗ trợ của con người. Người dân biết tận dụng hệ sinh thái này một cách có
[Type text] Page 16
hiệu quả, biết thế mạnh và phát huy hết thế mạnh, tận dụng những sáng tạo hiểu biết
khoa học để phát triển du lịch rừng tràm là một vấn đề lớn, vấn đề lớn thứ hai bên
cạnh việc phát triển phải đi đôi với việc bảo tồn nó, không nên chú trọng quá công
tác du lịch mà quên đi việc bảo vệ sinh vật, bảo vệ môi trường.
4./. Sự tương tác qua lại giữa con người với môi trường:
Hệ sinh thái rừng tràm Trà Sư có ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường đồng thời
đó là nguyền tài nguyên thiên nhiên thú vị, cần được khai thác hết thế mạnh và sử
dụng một cách tích cực có hiệu quả. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề phát triển
du lịch góp phần vào mục tiêu kinh tế, vấn đề xã hội , và cả hai vấn đề này tác động
rất nhiều lên vấn đề môi trường. Trong điều kiện rừng tràm Trà Sư đang là điểm
chú ý để phát triển du lịch, bên cạnh đó, vấn đề về môi trường và tài nguyên thì
sao? Đó là 1 vấn đề đang được quan tâm và xem trọng nhất hiện nay.
Dù hoạt động du lịch tại rừng Trà Sư đã thật sự phát triển đáng kể góp phần tăng

nguồn doanh thu cho tỉnh nhà, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Tuy nhiên, du lịch Trà Sư chưa thật sự bền vững, do hoạt động du
lịch chưa được quy hoạch hợp lý, ngân sách cung cấp cho bảo tồn còn hạn chế, các
hoạt động xâm lấn, vi phạm trong khu bảo tồn vẫn còn xảy ra. Vấn đề cần được
quan tâm ở đây là việc thành lập và quản lý hệ thống khu bảo tồn rừng Trà Sư cần
đảm bảo sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích và sự công bằng trong phân bổ chi phí
và lợi ích giữa các bên có liên quan, trong đó chú trọng đảm bảo lợi ích của cộng
đồng dân cư địa phương, bởi vì kế sinh nhai của người dân ở đây thường phụ thuộc
nhiều và trực tiếp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Do đó, để phát triển rừng Trà
Sư thành khu bảo tồn trước hết chúng ta cần xác định mối đe dọa bên ngoài tác
động tới rừng Trà Sư thì vấn đề cơ bản của khu bảo tồn Trà Sư mới có thể giải
quyết được. Cách tốt nhất là nên trả lại cho khu bảo tồn Trà Sư một phần đáng kể
trong doanh thu từ du lịch, đầu tư trở lại cho khu vực này một cách thỏa đáng, nhằm
tăng giá trị lâu dài của khu thiên nhiên. Các nhà kinh tế và du khách đều nhận thức
được không thể cứu thiên nhiên mà không quan tâm đến quyền lợi của người dân
địa phương. Vì vậy, họ cũng được chia sẽ một cách công bằng. Chính sách kinh tế
và sự quan tâm đến người dân địa phương là cách tốt nhất để biến nhân dân địa
phương thành những người cộng tác và được hưởng quyền lợi trong bảo tồn, tránh
biến họ trở nên đối lập với bảo tồn.
[Type text] Page 17
Nhìn chung, phát triển du lịch cần phải chú ý đến yếu tố môi trường. Sự tồn tại
và phát triển của ngành du lịch phải gắn liền với môi trường, du lịch phát triển chỉ
khi môi trường được bảo vệ. Sự suy giảm của môi trường ở một khu vực nào đó sẽ
đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch. Nếu như hiện tượng cháy rừng,
phá rừng, săn bắn trái phép, ô nhiễm nguồn nước, vấn đề chất thải rắn,… vẫn còn
xảy ra, thì du khách sẽ không còn lý do gì đến với khu du lịch Trà Sư nữa. Vấn đề
phát triển du lịch góp phần phát triển vào nền kinh tế tuy nhiên, nếu quá lạm dụng
vào kinh tế không chú trọng đến vấn đề môi sinh thì hệ sinh thái sẽ như thế nào? Sự
quan tâm đặc biệt của mỗi con người đến môi trường là điều tất yếu quan trọng
nhất, riêng đối với rừng tràm Trà Sư, quan tâm đến hệ sinh thái là một phần khá

quan trọng trong công tác phát triển và đẩy mạnh du lịch, hệ sinh thái rừng tràm này
không những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về môi sinh, vấn đề môi trường
và nguồn tài nguyên mới là nền móng để phát triển kinh tế du lịch, giả sử nếu
nguồn tài nguyên này bị khai thác quá mức và cạn kiệt, không được sự quan tâm từ
chính quyền, từ con người, thì cơ hội phát triển du lịch sẽ không thể đạt hiệu quả
được.
Từ những đều đã nêu trên, du lịch sinh thái Trà Sư cần phải có “Sự kết hợp cả
sự quan tâm tới thiên nhiên và trách nhiệm xã hội”, trách nhiệm này không chỉ của
các nhà quản lý, nhà kinh tế mà nó bao gồm cả sự nhạy cảm của những người đi du
lịch. Tuy nhiên, vẫn còn một số câu hỏi được đặt ra khi khai thác loại hình du lịch
Trà Sư. Liệu du lịch sinh thái Trà Sư có thể tạo nên những thay đổi cơ bản cho bảo
tồn không? Du lịch có thể mang lại lợi ích xác thực cho cộng đồng địa phương, xây
dựng nên thị trường địa phương bền vững không? Vì vậy, sự quan tâm của khách
du lịch và cộng đồng địa phương phải được đảm bảo. Vì những lý do đó du lịch
sinh thái, cộng đồng ở Trà Sư nên thật sự đẩy mạnh trong nhiều năm tới.
V. Giải pháp:
Về mặt kinh tế:
Để nâng cao hoạt động kinh tế chính là du lịch vừa đảm bảo giữ vững nguồn tài
nguyên và bảo vệ môi trường một cách tích cực nhất, cần đề ra những giải pháp hợp
lí để vừa bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm, vừa thu được lợi nhuận kinh tế:
[Type text] Page 18
- Một là: Chính quyền địa phương cần quan tâm tích cực đến đời sống nhân dân,
định hướng tư tưởng người dân An Giang hiểu được những mặt lợi ích của rừng
tràm, qua đó tuyên truyền về việc bảo vệ nguồn tài nguyên và bảo vệ môi sinh
- Hai là: Đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch của rừng tràm một cách có hiệu quả
bằng việc đưa ra những chủ trương, chính sách cho xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở
giao thông, hạ tầng ,…góp phần vào việc phát triển du lịch
- Kết hợp với các sở ban ngành như sở tài nguyên môi trường, sở kinh tế, để đề ra
giải pháp thiết thực cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm qua đó góp phần vào
việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Về mặt pháp lý:
Tăng cường nhân lực, phương tiện, để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và chống trả
đích đáng trước mọi hành vi côn đồ, phản kháng của bọn lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu.
Ngay cả khi bọn chúng dùng súng, lựu đạn thì chúng ta cũng tự tin giành thế chủ
động để trấn áp, chiến thắng.
- Xây dựng khung pháp lý bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại,
đốt phá rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt. Mức giam có thể từ 5 năm đến chung thân
tùy theo vị trí, cấp bậc trong xã hội, hoàn cảnh sống, tùy theo rừng bảo tồn quốc gia
hay rừng tái sinh.
- Xây dựng khung pháp lý nghiêm cấm các nhân viên kiểm lâm nhận hối lộ của bọn
đầu nậu gỗ để được khai thác rừng tự do bừa bãi.
- Trang bị cho các nhân viên kiểm lâm các thiết bị hiện đại để ngăn chặn kịp thời
các vụ cháy rừng do thiên nhiên (hạn hán, sấm sét), con người gây ra
- Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong
một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật,
loài động vật.
Về mặt cộng đồng:
- Giáo dục cho cộng đồng địa phương.
[Type text] Page 19
- Dựa vào chương trình sư phạm từ cấp trung học trở lên cho đến hết bậc ĐH. Có
thể gia tăng số tiết học đối với những nơi có đồng bào dân tộc ít người.
- Chấm dứt tình trạng tự do di cư - di canh bừa bãi đã tồn tại mấy chục năm nay
bằng cách quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du mục từ
trước đến nay tại các địa phương.
- Phải cương quyết đưa trở về nguyên quán tất cả những người tự do di canh với
kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.
- Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng ), phục hồi công việc và chức vụ với
những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi.
- Đối với những người du mục, du canh bị trả về chỗ cũ thì hỗ trợ một khoản tiền
sinh sống qua ngày, tạo công ăn việc làm, cung cấp một mảnh đất canh tác theo quy

hoạch của nhà nước, của địa phương.
Về mặt vi mô và vĩ mô:
- Có những chính sách ưu tiên cho những khu vực khó khăn về kinh tế, giáo dục, y
tế
- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; thành thị và nông thôn; đồng bằng và miền
núi
- Thường xuyên phát động chương trình trồng cây gây rừng vào các dịp lễ hội quốc
gia: 30/4, 2/9, 19/5
Bằng công việc thiết thực hơn nữa là thành lập một đội ngũ quản lí có trách nhiệm,
có kiến thức về môi trường để bảo vệ và phát triển rừng tràm Trà Sư trong thời gian
lâu dài nhất và hiệu quả nhất
Kinh nghiệm thực tiễn :
Đó là phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương để triển khai các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng. Gắn trách nhiệm
quản lý nhà nước trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm cá
nhân trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các
lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài
[Type text] Page 20
nguyên rừng. Dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến
công tác quản lý bảo vệ rừng. Với công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phải quán
triệt phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời và hiệu quả. Xây dựng và duy
trì hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa phương. Có chính
sách khen thưởng và động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công
tác bảo vệ rừng. Song cơ bản nhất vẫn là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về
phát triển kinh tế xã hội, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng một cách bền vững và
có hiệu quả lâu dài, có như vậy mới mong hạn chế và ngăn chặn được tình trạng
phá rừng trái phép, xâm hại tài nguyên rừng hiện nay.
Hiện thực khách quan:
Cuộc mưu sinh của cư dân trong mùa nước nổi ven rừng tràm Trà Sư cứ tiếp
diễn từ năm này qua năm khác và nỗi trăn trở của họ về nguồi lợi thủy sản cứ ít dần

đi khiến nhiều người không thể nuôi nổi gia đình bằng nghề chài lưới. Nỗi lo này
cũng là nỗi lo của chính quyền địa phương. Công tác bảo vệ rừng ở đây được thực
hiện nghiêm ngặt. Ông Trần Nguyên Kháng, Trưởng trạm Kiểm lâm Trà Sư cho
biết: “Ở Trà Sư hiện tượng chặt phá cây rừng hầu như không có, phổ biến là
việc người bên ngoài vào săn bắt chim cò và thủy sản. Được sự hỗ trợ của các
cấp chính quyền như vận động người dân cùng bảo vệ rừng cộng với chính
sách hỗ trợ, tạo công ăn việc làm để họ có cuộc sống khá hơn là việc vào rừng
săn bắt chim cò”.Việc giúp người dân sống xung quanh chuyển đổi nghề thoát
nghèo là giải pháp để bảo vệ rừng Trà Sư phát triển bền vững.
KẾT LUẬN:
Rừng tràm Trà Sư là một hệ sinh thái đa dạng, đặc sắc, là nơi hội tụ một nguồn tài
nguyên quý báu cho địa bàn An Giang nói riêng, của quốc gia nói chung, chính vì
thế, lợi ích mà hệ sinh thái này mang lại càng giá trị, giá trị cả về kinh tế và về môi
trường. Biết được những lợi ích căn bản nhất, chúng ta cần thực hiện những giải
pháp thiết yếu để bảo tồn và gìn giữ để rừng tràm sẽ phát triển hết những mặc lợi
ích vốn có của nó.
[Type text] Page 21
[Type text] Page 22

×