Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MẪU LẬP DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.56 KB, 24 trang )

MẪU LẬP DỰ ÁN

Một dự án đầu tư thông thường phải trình bày với 17 nội dung (phần) chủ yếu sau đây:

Phần 1: Căn cứ xây dựng dự án.
1. Căn cứ pháp lý: Luật, các văn bản pháp lý, các quyết định của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ v.v...
2. Căn cứ thực tế:
- Bối cảnh hình thành dự án.
- Mục tiêu đầu tư và năng lực đầu tư (trong trường hợp đầu tư liên doanh cần xác định
rõ mong muốn của các bên, khả năng về vốn, công nghệ, về cung cấp và tiêu thụ v.v...
của từng bên, quá trình đàm phán, nội dung chính các cam kết cần được thực hiện...).
3. Các nguyên tắc chỉ đạo cho toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án.

Phần 2: Sản phẩm
1. Giới thiệu sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm (dịch vụ) đã được lựa chọn đưa vào sản
xuất kinh doanh theo dự án.
- Các đặc điểm chủ yếu (dấu hiệu phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ cùng chức
năng);
- Tính năng, công dụng;
- Quy cách, các tiêu chuẩn chất lượng;
- Hình thức bao bì.
2. Vị trí của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm dịch vụ trong danh mục ưu tiên của Nhà
nước.

Phần 3: Thị trường
1. Các luận cứ về thị trường đối với sản phẩm được chọn.
- Nhu cầu hiện tại (trên địa bàn dự kiến thâm nhập, chiếm lĩnh).
- Dự báo nhu cầu trong tương lai (chú ý nêu rõ các phương pháp dự báo nhu cầu được
sử dụng, đánh giá độ tin cậy của phương pháp chọn dùng, các dữ liệu dùng để dự báo
để có thể kiểm chứng trong những trường hợp cần thiết). Số liệu về kết quả dự báo.


- Các nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu, mức đọ đáp ứng nhu cầu hiện tại. Dự báo
về mức độ đáp ứng nhu cầu trong tương lai, các nguồn và các kênh chủ yếu.
- Dự báo về cạnh tranh, mức độ cạnh tranh, các đối thủ chủ yếu trong cạnh tranh. Các
yếu tố chính trong cạnh tranh trực tiếp (qui cách, chất lượng bao bì, giá cả, phương
pháp cung cấp, điều kiện thanh toán), khả năng xuất hiện hoặc gia tăng cạnh tranh gián
tiếp, mức độ cạnh tranh gián tiếp (nếu có).
- Xác định khối lượng sản phẩm bán hằng năm. Dự kiến mức độ thâm nhập, chiếm lĩnh
thị trường của dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự án (địa bàn, nhóm khách
hàng chủ yếu, khối lượng tối đa, tối thiểu).
3. Giải pháp thị trường:
- Chiến lược về sản phẩm, dịch vụ (quy cách, chất lượng, hình thức trình bày, dịch vụ
sau khi bán);
- Chiến lược giá cả và lợi nhuận;
- Biện pháp thiết lập hoặc mở rộng quan hệ với thị trường dự kiến;
- Hệ thống phân phối, tổ chức mạng lưới tiêu thụ;
- Quảng cáo và các biện pháp xúc tiến khác.

Phần 4: Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản
xuất.
1. Nguồn và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu (nguyên vật liệu, nhiên
liệu, năng lượng, bán thành phẩm, dịch vụ công cộng v.v...). Phân tích các thuận lợi,
hạn chế và các ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra.
2. Phương án đảm bảo cung cấp ổn định từng yếu tố đầu vào cho sản xuất, đánh giá
tính hiện thực (khả thi) của phương án.

Phần 5: Xác định qui mô và chương trình sản xuất.
Xác định qui mô và chương trình sản xuất: Các sản phẩm chính, sản phẩm phụ, dịch vụ
cung cấp cho bên ngoài v.v... cơ sở để xác định là:
- Các kết luận của phần 2, phần 3 và phần 4.
- Phân tích qui mô kinh tế của các dây chuyền công nghệ và các thiết bị chủ yếu.


Phần 6: Công nghệ và trang thiết bị
1. Mô tả công nghệ được lựa chọn (các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật cơ bản của công
nghệ đã chọn). Sơ đồ các công đoạn chủ yếu của quá trình công nghệ.
Mô tả đặc trưng công nghệ cơ bản của các công đoạn chủ yếu.
2. Đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp, các đặc điểm ưu việt và hạn chế của công
nghệ đã chọn (có so sánh với một số phương án khác qua các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật
quan trọng như: quy cách, chất lượng, giá bán sản phẩm, mức tiêu hao nguyên liệu,
năng lượng, mức tiết kiệm ngoại tệ, năng suất lao động, điều kiện lao động của người
lao động, mức độ bảo đảm an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp, chống ô nhiễm
v.v...)
3. Sự cần thiết chuyển giao công nghệ theo "hợp đồng chuyển giao công nghệ":Công
đoạn có vấn đề cần đổi mới công nghệ, mục tiêu, phạm vi của đổi mới công nghệ, đối
tượng cần chuyển giao (quyền sở hữu hay quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, "know - how", tri thức kỹ thuật chuyên môm, hỗ trợ kỹ
thuật...), phương thức chuyển giao và lý do lựa chọn phương thức, giá cả và phương
thức thanh toán...
4. Nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị (lý do lựa chọn nguồn cung cấp, đánh giá khả
năng bảo đảm các yêu cầu đã đề ra, so sánh với các phương án có thể khác).
5. Danh mục và giá trang thiết bị (bao gồm: thiết bị công nghệ, thiết bị động lực, thiết bị
vận tải, thiết bị phụ trợ khác, thiết bị văn phòng v.v...).
6. Yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế. Phương án đáp ứng và chi phí.

Phần 7: Nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng
và các yếu tố đầu vào khác.
1. Trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật tương ứng với công nghệ đã chọn, tính
toán chi tiết nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, năng lượng, nước và các
yếu tố "đầu vào" khác (cho từng loại sản phẩm và cho toàn bộ sản phẩm sản xuất hàng
năm).
2. Tính toán chi phí (tiền Việt Nam và ngoại tệ) cho từng yếu tố trong từng năm.

3. Xác định chương trình cung cấp, nhằm đảm bảo cung cấp ổn định, đúng thời hạn,
đúng chủng loại và chất lượng các nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. Đối
với các nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập từ nước ngoài, cần xác định rõ nguồn
cung cấp, thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng, giá cả, phương án thay thế bằng
nguồn sản xuất trong nước.
4. Tính toán nhu cầu vận tải, phương án vận tải lựa chọn.

Phần 8: Địa điểm
1. Luận chứng phương án địa điểm:
- Mô tả địa điểm: Khu vực hành chính, tọa độ địa lý.
- Các số liệu cơ bản: Diện tích, ranh giới.
- Các điều kiện cấu trúc hạ tầng (đường sá, điện, nước, thoát nước).
- Môi trường xã hội, dân cư, dịch vụ công cộng v.v...
- Số liệu khảo sát về địa chất công trình.
2. Các phương án so sánh
3. Sơ đồ khu vực địa điểm.

Phần 9: Quy mô xây dựng và các hạng mục xây dựng
1. Tính toán nhu cầu diện tích mặt bằng cho các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất,
kho (nguyên liệu, nửa thành phẩm, thành phẩm, nhà hành chính quản lý, nhà để xe, nhà
thường trực, bảo vệ v.v...)
2. Bố trí các hạng mục xây dựng có mái (nhà xưởng, nhà phụ xe, nhà văn phòng...)
3. Tính toán quy mô các hạng mục công trình cấu trúc hạ tầng trong khuôn viên xí
nghiệp: Đường nội bộ, sân bãi, hệ thống cấp điện (động lực, chiếu sáng), hệ thống cấp
nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc ( điện thoại, telex, fax), cổng
tường rào, cây xanh v.v...
4. Các hạng mục cấu trúc hạ tầng cần xây dựng bên khuôn xí nghiệp (đường giao
thông, đường dây thông tin liên lạc, đường dây dẫn điện, ống nước, cống thải nước
v.v... nối với hệ thống chung của khu vực).
5. Sơ đồ tổng mặt bằng.

6. Khái toán các hạng mục xây dựng.

Phần 10: Tổ chức sản xuất kinh doanh.
1. Tổ chức các bộ phận trực tiếp sản xuất.
2. Tổ chức hệ thống cung ứng.
3. Tổ chức hệ thống tiêu thụ.
4. Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp (chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận,
quan hệ công tác...).
5. Sơ đồ tổ chức tổng quát.

Phần 11: Nhu cầu nhân lực
1. Nhu cầu nhân lực trong từng thời kỳ của quá trình thực hiện đầu tư và vận hành
công trình (từng năm, quý hoặc tháng). Trong đó chia ra:

Theo khu vực + Trực tiếp
+ Gián tiếp
+ Quản trị, điều hành.

Theo trình độ lành nghề:
- Lao động kỹ thuật
- Lao động đơn giản.
Theo quốc tịch: + Người Việt Nam
+ Người nước ngoài.
2. Nguồn cung cấp nhân lực, nguyên tắc tuyển dụng, chương trình đào tạo , chi phí đào
tạo.
3. Tính toán chi phí nhân công hàng tháng trong từng giai đoạn của dự án.

Phần 12: Tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tư
1. Khái quát về phương án tổ chức thực hiện, dự kiến các đơn vị tham gia thực hiện
hoặc đơn vị dự thầu, phương thức giao thầu. Các phương án đã cân nhắc, tính ưu việt

của phương án được chọn.
2. Thời hạn thực hiện đầu tư (khởi công - hoàn thành), tiến độ thực hiện các công việc
chủ yếu (thiết kế, đàm phán ký kết hợp đồng, cung cấp thiết bị, xây dựng lắp đặt, đào
tạo v.v...). Điều kiện để đảm bảo tiến độ thực hiện. Biện pháp đảm bảo các điều kiện
cần thiết.
3. Biểu đồ tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu:


Công việc Quý I Quý II Quý III Quý IV
Thiết kế
...
...
Xây dựng
...
...
Mua sắm thiết bị
....
...
Lắp đặt
...
...
Đào tạo


4. Tiến độ sử dụng vốn:

Xác định nhu cầu sử dụng vốn theo thời gian (quý, tháng...). Trường hợp nhiều bên
góp vốn hoặc đầu tư liên daonh với nước ngoài cần xác định trách nhiệm, thời hạn bắt
đầu và hoàn tất việc góp vốn của mỗi bên, số vốn mỗi bên phải góp trong mỗi đợt, lịch
trình sử dụng vốn v.v...


5. Kế hoạch huy động vốn từ các nguồn dự kiến để đảm bảo tiến độ.

Phần 13: Tổng kết yêu cầu về vốn đầu tư và các nguồn vốn
1. Xác định tổng số vốn đầu tư cần thiết cho dự án (kể cả ngoại tệ và tiền Việt Nam ),
trong đó chia ra:
a) Theo thành phần vốn:
+ Vốn cố định
+ Vốn lưu động.
b) Theo nguồn vốn:
+ Vốn góp.
+ Vốn vay: - Ngắn hạn (lãi suất .....%)
- Trung hạn (lãi suất .....%)
- Dài hạn (lãi suất .....%)
c) Theo hình thái vốn:
+ Bằng tiền: - Tiền Việt Nam
- Ngoại tệ
+ Bằng hiện vật : Tổng số
trong đó
+ Bằng tài sản khác (Licence, "know-how"v.v...)

Phần 14: Phân tích tài chính
1. Vốn đầu tư
Năm thực hiện đầu tư

Thành phần đầu tư
0 1 2 3 4 5 6
A. Vốn cố định:
Gồm
-Chi phí chuẩn bị

-Chi phí ban đầu về đất đai
-Giá trị nhà xưởng sẵn có
-Chi phí nhà xưởng sẵn có và cấu trúc hạ tầng
- Chi phí về máy móc thiết bị dụng cụ, phương tiện vận
tải
- Chi phí khác
B. Vốn lưu động
1. Vốn sản xuất
Gồm:
- Nguyên vật liệu
- Tiền lương
- Điện nước
- Nhiên liệu
- Phụ tùng
2. Vốn lưu thông
Gồm:

- Sản phẩm dở dang tồn kho
- Thành phẩm tồn kho
- Hàng hóa bán chịu
- Vốn bằng tiền
C. Vốn dự phòng
Tổng Vốn đầu tư (A+B+C)
trong đó:
- Vốn riêng của doanh nghiệp
- Vốn vay

2. Chi phí (giá thành) sản xuất dịch vụ
Năm hoạt động


Các yếu tố
0 1 2 3 4 5 6
1. Nguyên vật liệu:
Gồm
- Nguyên vật liệu chính
- Vật liệu bao bì
2. Bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài
3. Nhiên liệu
4. Năng lượng
5. Nước
6. Tiền lương
7. Bảo hiểm xã hội

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×