Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SINH VIÊN ĐẠI HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.98 KB, 10 trang )



369
SINH VIÊN ĐẠI HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

TS. Russell Brooker - TS. Megan Kemmet
Alverno College
&TS. Vũ Sơn
Đại học Quốc gia Hà nội

Tóm tắt

Mỗi quốc gia, mọi người làm việc trong cộng đồng để làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp
hơn. Trình độ giáo dục nhiều năm qua đã có tác động lên các hoạt động cộng đồng. Tuy
nhiên, có rất ít tài liệu viết về sự gia tăng trong hoạt động cộng đồng của sinh viên khi họ
vẫn đang học tập tại trường đại học. Bài viết này sử dụng hai cuộ
c khảo sát định lượng được
thực hiện tại Mỹ để kiểm tra quy mô tăng lên trong việc tham gia hoạt động cộng đồng của
sinh viên đại học trong khi họ vẫn đang là sinh viên của trường. Bài viết này cũng sử dụng
những số liệu từ năm 2005 cho đến năm 2007 về tham gia hoạt động cộng đồng tại Đại học
quốc gia Hà Nội.

Kết quả cu
ộc cuộc khảo sát ở Mỹ cho thấy những hoạt động liên quan đến cộng đồng của
sinh viên tăng lên trong khi họ vẫn đang tham gia vào việc học tập tại trường. Số liệu của
Việt Nam chỉ ra rằng sinh viên tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau: giúp đỡ sinh viên
đang chuẩn bị học chương trình đại học, trẻ em nghèo, và những thương binh. Ngày càng
nhiều sinh viên ứng tuyển tham gia vào chương trình cộng đồng, hơn 1.000 ng
ười mỗi năm,
nhưng số lượng thực tế tham gia là 350 người.


Giáo dục và Hoạt động cộng đồng

Hiệu quả của chương trình đại học
đối với hoạt động cộng đồng là rất lớn
và rõ ràng. Những người có trình độ
đại học thì thích tham gia vào những
công việc cộng đồng hơn là những
người chưa có trình độ đại học. (Ví dụ,
đọc Converse, 1972) Những lý do cho
việc gia tăng hoạt động công đồng của
sinh viên sau đại học ở Mỹ thì rất rõ.
Sinh viên tốt nghiệp đại học có những
thuận lợi hơn so với những người
không có trình độ cao trong bốn lĩnh
vực.

Đầu tiên, họ quan tâm nhiều về
những hoạt động trong cộng đồng của
họ và nghĩ rằng họ nên tham gia vào;
họ thấy được hiệu quả của việc tham
gia và không tham gia vào hoạt động
cộng đồng và cũng cảm nhận
đây là
nghĩa vụ công dân cần thực hiện.

Thứ hai, sinh viên tốt nghiệp đại học
có nhiều khả năng thành công trong
cộng đồng của họ. Họ biết làm thế nào
để nhận diện, xử lý, hiểu và sử dụng
thông tin. Họ cũng học cách làm việc

với những người khác để giải quyết
những vấn đề và phân tích dữ liệu. Họ
học giao tiếp sao cho hi
ệu quả, cả kỹ
năng nói và viết. Sinh viên đại học cũng
học những thông tin hữu ích trong quá
trình tham gia hoạt động cộng đồng,
chẳng hạn biết được thực tế công việc
của cộng đồng và của chính phủ được
tổ chức như thế nào và cách thức thực
hiện chẳng hạn những quy định của
hoạt động cộng đồng.



370
Thứ ba, sau khi sinh viên tốt nghiệp,
họ có khuynh hướng tìm những việc mà
củng cố và gia tăng kỹ năng của họ. Họ
có khuynh hướng gặp những người
quan trọng hơn và phát triển mối quan
hệ và tham gia vào các tổ chức có liên
quan đến thành phố và cộng đồng.

Nhiều năm qua, các học giả đã
nghiên cứu những đóng góp của các
trường đại học tác động lên mức độ
tham gia vào hoạt động cộng đồng của
sinh viên. Họ đã sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Một phương pháp

được cho là đã tìm ra những cách mà
giáo dục đại học đã dẫn đến việc tham
gia hoạt động công đồng gia tăng. Ví
dụ, Anne Colby và cộng sự (2003, trang
19) cho rằng giáo dục đại học làm tăng
khả năng sinh viên tham gia vào hoạt
động cộng đồng chủ yếu bằng ba cách
sau: bằng việc làm t
ăng “ý thức cộng
đồng và đạo đức” của họ, “động cơ
cộng đồng và đạo đức” của họ và “một
vài kỹ năng quan trọng” của họ”.
Colby, cộng sự và những người khác đã
xem xét kỹ thuật giảng dạy và những
phương án đã làm tăng hoạt động cộng
đồng của sinh viên. Colby, cộng sự và
những người khác đã tìm ra bốn
“phương án s
ư phạm” cơ bản: (1) học
về dịch vụ; (2) giáo dục dựa trên kinh
nghiệm khác chẳng hạn sự mô phỏng,
đóng vai trò, thực tập, và công việc
những lĩnh vực khác; (3) học trên cơ sở
giải quyết những vấn đề; và (4) học
cách cộng tác (trang 134-135).

Các học giả đã bất đồng về thời gian
của những sự thay đổi của sinh viên.
Colby và cộng sự, ví d
ụ, cho rằng việc

tham gia vào hoạt động cộng đồng được
tăng lên bởi vì trình độ đại học có được
chỉ khi đạt được một trình độ nhất định.

“…sinh viên rời trường với
tấm bằng đại học có thể sẽ có những cơ
hội làm thay đổi cuộc đời họ nhưng
khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp sẽ
còn đưa đến nh
ững sự thay đổi khác
nữa. Điều này nói lên lợi ích của
chương trình đại học đối với sinh viên
sau khi tốt nghiệp.” (p. 5)

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho
rằng có thể thấy được sự thay đổi trong
việc tham gia vào hoạt động cộng đồng
của sinh viên hiện nay. Scott Seider
(2007) thực hiện một cuộc phỏng vấn
chi tiết với 20 sinh viên tại một trường
đại học tư bờ đông n
ước Mỹ là những
người tình nguyện tham gia vào hoạt
động cộng đồng thường xuyên. Ông ta
thấy rằng nhiều sinh viên đã bị ảnh
hưởng từ những kinh nghiệm cụ thể,
những nghiên cứu này được tài trợ bởi
Ủy ban tư pháp quốc tế, một tổ chức
giúp những người đói khổ, không nhà,
và bị bệnh tâm thần (Seider, 4) và từ

Chương Trình Dịch Vụ Một Tuần c
ủa
Sinh Viên Năm Nhất. Seider nhận thấy
rằng nhiều sinh viên được thúc đẩy bởi
những kinh nghiệm năm đầu tiên mà
thay đổi “khung” thông qua đó họ quan
sát cộng đồng hoặc vai trò của họ trong
cộng đồng. (Seider, 1)

Các học giả cho rằng rõ ràng những
kinh nghiệm ở đại học có một sự ảnh
hưởng nhất định đến những hoạt động
cộng đồng sau khi họ tố
t nghiệp trong
suốt cuộc đời của Sinh viên. Họ còn chỉ
ra rằng những dạng giáo dục và kinh
nghiệm cụ thể có thể đưa đến việc tham
gia hoạt động cộng đồng được tăng lên.
Tuy nhiên, có sự bất đồng quan điểm về
việc hiện nay có hay không sự thay đổi
đối với các sinh viên đang học các
trường đại học.



371
Dữ liệu

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi
rất ấn tượng về việc các sinh viên thay

đổi trong hoạt động cộng đồng của họ.
Chúng tôi nhìn vào kết quả của hai cuộc
khảo sát của sinh viên cao đẳng
1

Alverno. Cao đẳng Alverno là một
trường tư – mỹ thuật tự do dành cho
phụ nữ tọa lạc tại Milwaukee,
Wisconsin. Cao đẳng Alverno có
khoảng 2,600 sinh viên từ nhiều độ
tuổi, sắc tộc, tôn giáo và điều kiện tài
chính. Hơn một nữa trong số này là thế
hệ đầu tiên trong gia đình học đại học;
hầu hết họ trên 33 tuổi; nhiều người đã
đi làm, thường là công việc toàn thời
gian; và kho
ảng 90% là đủ điều kiện về
tài chính. Ngoài ra, 34% là phụ nữ da
màu. Nhiệm vụ chính của cao đẳng
Alverno là luôn luôn tạo cơ hội cho các
phụ nữ không có điều kiện học tập có
một trình độ giáo dục cao hơn. Vì thế,
học phí sẽ tương đối thấp, và trường
cao đẳng Alverno cung cấp một hệ
thống giáo dục tốt để hỗ trợ sinh viên
tiềm năng có thể ti
ếp tục cho việc học
cao hơn. Những khóa học được dạy và
các cấp độ được học không những ngày
bình thường trong tuần mà còn trong

những ngày nghỉ cuối tuần; ngoài ra có
những khóa học được giảng dạy vào
buổi tối trong tuần.


Cao đẳng Alverno có chương trình
giải dạy dựa trên khả năng. Các cán bộ
giảng dạy bộ môn giúp sinh viên phát
triển những khả năng của họ
trong 8 kỹ

1
Ở Mỹ, cụm từ “cao đẳng” và “đại học” tương đồng ý
nghĩa. Không giống như Việt Nam, cả cao đẳng và đại
học đều đào tạo chương trình cử nhân 4 năm. Điểm
khác biệt chủ yếu giữa cao đẳng và đại học là thông
thường đại học thì có quy mô lớn hơn, nhưng không
phải mọi trường hợp là như vậy.


năng của con người: (1) giáo tiếp; (2)
phân tích; (3) giải quyết vấn đề; (4)
đánh giá; (5) sự tương tác xã hội; (6)
phát triển tầm nhìn tổng thể; (7) quyền
công dân hiệu quả; và (8) khiếu thẩm
mỹ. Trong 8 kỹ năng này thì quyền
công dân hiệu quả là đề tài liên quan
đến bài nghiên cứu
này. Ở cao đẳng Alverno, Quyền
công dân hiệu quả nghĩa là sinh viên

đánh giá việc tham gia vào hoạt động
cộng đồng của họ và đi đến hi
ểu rõ
cộng đồng của mình và làm cho nó tốt
đẹp hơn.

Hai cuộc khảo sát này được thực
hiện vào năm 2004 và 2006. Vào năm
2004, 409 sinh viên tham gia vào cuộc
khảo sát, trong khi đó vào năm 2006,
630 sinh viên tham gia. Mỗi bản câu
hỏi có 30 câu hỏi với những câu hỏi
không bỏ ngõ. Đối tượng của cuộc khảo
sát bao gồm các lớp học. Các lớp học
được chọn một cách ngẫu nhiên, sử
dụng đối tượ
ng khảo sát trong biên độ
giao động giống nhau.
Trong mỗi lớp
học được chọn, tất cả sinh viên được
khảo sát với những câu hỏi tự trả lời.
Cuộc khảo sát được thực hiện trên
những sinh viên từ mỗi ngành học, từ
những sinh viên theo hệ đào tạo 4 năm
và sinh viên học các ngày trong tuần và
cuối tuần.

Ngoài các kết quả khảo sát của Mỹ,
dữ liệu từ hoạt độ
ng của sinh viên tại

đại học quốc gia Hà Nội cũng được đề
cập. Những hoạt động của sinh viên từ
năm 2005 đến năm 2007 được mô tả và
bàn luận.

Câu hỏi

Bài viết này tập trung vào những câu
trả lời của sinh viên đối với câu hỏi 6


372
phần về tham gia vào hoạt động cộng
đồng của họ. Mỗi sinh viên tự đánh dấu
vào ô thể hiện loại hoạt động nào họ đã
tham gia vào trong năm vừa qua. Sinh
viên có thể đánh dấu vào bất kỳ ô nào
hoặc bỏ trống. Câu hỏi là:

Vui lòng đánh dấu vào tất cả các hoạt
động mà anh/chị đã tham gia vào trong
năm vừa qua. (ĐÁNH DẤU VÀO TẤT
CẢ CÁC Ô NẾU ANH/CHỊ
ĐÃ
THAM GIA VÀO TẤT CẢ CÁC
HOẠT ĐỘNG NÀY)

□ Tham gia vào cuộc họp của cộng
đồng
□ Làm việc về những đề tài cộng

đồng
□ Làm việc những người khác trong
khu vực mình đang sinh sống để giải
quyết nhưng vấn đề hoặc rắc rối chung
□ Liên hệ với cơ quan của nhà nước
□ Là thành viên của một tổ chức
chuyên tậ
p trung vào những vấn đề
quốc tế, quốc gia, thành phố và địa
phương.
□ Tham gia việc tranh luận hoặc diễn
thuyết những vấn đề cộng đồng (bên
ngoài lớp học)

Để minh họa cho những gì mà sinh
viên muốn nói khi đánh dấu vào ô để
thể hiện rằng họ đã tham gia vào những
hoạt động này, một nhóm sinh viên
Alverno được yêu cầu nhận diện làm
thế nào họ tham gia – những gì h
ọ đã
làm. Bên dưới là danh sách những hoạt
động mà họ nêu ra:

□ Tham gia vào cuộc họp của cộng
đồng: sinh viên tham gia vào cuộc họp
về:
o Nâng cao trình độ văn hóa trong
cộng đồng
o Làm cho một bệnh viện đã bị đóng

cửa hoạt động trở lại
o Tội phạm trong khu vực của mình
đang sinh sống
□ Làm việc về những đề
tài cộng
đồng: bao gồm
o Vệ sinh khu vực xung quanh nơi
mình đang sinh sống
o Thất nghiệp
o Xóa mù chữ

□ Làm việc những người khác trong
khu vực mình đang sinh sống để giải
quyết nhưng vấn đề hoặc rắc rối chung:
bao gồm:
o Hoạt động hè cho trẻ em và thanh
thiếu niên
o Những cao ốc được xây trong khu
vực mình đang sinh sống
o
Nâng cấp những con đường ở quê
hương mình
□ Liên hệ với cơ quan của nhà nước
về:
o Chi tiêu hoang phí của chính phủ
o Nhập cư
o Vi khuẩn đã giết cá ở hồ Michigan
[Milwaukee tọa lạc gần hồ Michigan]
□ Là thành viên của một tổ chức
chuyên tập trung vào những vấn đề

quốc tế, quốc gia, thành phố và địa
phương: loại hình tổ
chức bao gồm:
o Tổ chức chống phá thai
o Tổ chức giúp nông dân
o Tổ chức được lập ra để dạy kèm
trẻ em
□ Tham gia tranh luận hoặc diễn
thuyết những vấn đề cộng đồng (bên
ngoài lớp học): những đề tài gồm:
o Diễn đàn được thực hiện bởi cơ
quan dân biểu địa phương
o Hội ngh
ị về sức khỏe tâm thần

Những chủ đề này được liệt kê ra chỉ
để minh họa. Hầu hết tất cả sinh viên
người trả lời các bản câu hỏi không bị


373
yêu cầu giải thích tại sao họ đánh dấu
vào các ô trống đó – họ đánh dấu hoặc
không đánh dấu vào.

Kết quả của cuộc khảo sát

Dữ liệu Mỹ: Số hoạt động trung
bình


Biểu đồ 1 cho thấy những hoạt động
cộng đồng trung bình gia tăng lên sau
mỗi năm học. Vào năm 2004, số hoạt
động cộng đồng trung bình là 1.0 đối
v
ới sinh viên năm đầu và 1.9 đối với
những sinh viên năm cuối. Vào 2006,
số lượng trung bình tăng lên từ 1.0 đến
1.7. Dữ liệu của năm 2004 cho thấy sự
tăng lên trong số lượng trung bình của
các hoạt động cộng đồng từ năm học
đầu tiên đến năm học cuối. Tuy nhiên,
dữ liệu của năm 2006 cho thấy hầu như
không có sự thay đổi cho 3 năm đầu
tiên, như
ng có sự tăng lên rõ ràng vào
năm học cuối cùng. Ngoại trừ đối với
sinh viên năm đầu tiên, mức độ tham
gia hoạt động cộng đồng thì nhiều hơn
trong năm 2004 so với năm 2006.

Biểu đồ 1: Số lương trung bình hoạt động cộng đồng
của sinh viên (2004 và 2006)
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3

Fre
s
hma
n
Sophomore
Junior
Se
n
io
r
số lượng trung bình hoạt động cộng đồng.
2004
2006



Dữ liệu của Mỹ: Những hoạt động
cá nhân

Bảng 1 bên dưới thể hiện số liệu của
cuộc khảo sát năm 2004. Đối với mổi
hoạt động cộng đồng, xu hướng chung
là gia tăng theo trình độ học vấn. Với
một trong sáu hoạt động cộng đồng thì
các sinh viên năm cuối tham gia nhiều
hơn so với các sinh viên năm đầu tiên.
Năm trong sáu hoạ
t động, sự thay đổi
rất đáng kể (tất cả ngoại trừ “làm việc
những người khác trong khu vực mình

đang sinh sống để giải quyết nhưng vấn
đề hoặc rắc rối thông thường”). Trong
hầu hết 6 hoạt động này, các sinh viên
năm cuối tham gia hơn gấp đôi. Ví dụ,
17% sinh viên năm đầu tiên cho rằng họ


374
đã tham gia vào những vấn đề cộng
đồng, so với 38% các sinh viên năm
cuối. Tuy nhiên, các sinh năm cuối
(25%) đánh dấu vào ô “ là thành viên
của một tổ chức chuyên tập trung vào
những vấn đề quốc tế, quốc gia, thành
phố và địa phương” gấp 3 lần so với
các sinh viên năm đầu tiên (8%).



Bảng 1
Những hoạt động cộng đồng của Sinh viên Alverno 2004 (phần trăm)

Các năm học
Các hoạt động
Số
trung
bình
S
IG
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Tham gia vào cuộc họp
của cộng đồng
27 * 17 29 28 35
Làm việc về những đề
tài cộng đồng
27
*
**
17 19 36 38
Làm việc những người
khác trong khu vực mình
đang sinh sống để giải
quyết nhưng vấn đề hoặc
rắc rối chung
15 16 13 13 19
Liên hệ với cơ quan của
nhà nước
25 * 19 21 26 34
Là thành viên của một
tổ chức chuyên tập trung
vào những vấn đề quốc tế,
quốc gia, thành phố và địa
phương
19
*
**
8 17 25 25
Tham gia tranh luận
hoặc diễn thuyết những vấn
đề cộng đồng (bên ngoài

lớp học)
25
*
**
19 19 22 41
Phạm vi khảo sát
409 98 105 105 85
*= p <.10
**= p <.05
***= p <.01

Bảng 2 cho thấy cuộc khảo sát năm
2006 có kết quả tương tự. Lần nữa
chúng ta lại thấy rằng việc tham gia
hoạt động cộng đồng tăng lên từ năm
học đầu tiên đến những năm học cuối
đối với 6 hoạt động như đề cập ở trên –
và đáng kể là năm trong sáu hoạt động
cộng đồng. Tuy nhiên, trong bảng này
chúng ta thấy rõ mộ
t hình thái mà
không có trong năm 2004. Đó là sự
tham gia hoạt động cộng đồng tăng lên
không nhiều trong năm hai và năm 3
đại học, nhưng tăng đáng kể vào năm
tư. Ví dụ, phần trăm sinh viên người


375
“Tham gia tranh luận hoặc diễn thuyết

những vấn đề cộng đồng (bên ngoài lớp
học)” không đổi tại 18% sinh viên năm
đầu tiên và năm thứ hai, tăng không
nhiều lên 22% sinh viên năm thứ 3, và
tăng nhiều lên đến 31% sinh viên năm
cuối.

Hình thái này đã được hình thành
nhưng chưa đủ rõ cho đến năm học
cuối. Hình thái này đã có nhưng chưa
hoàn tất, phù hợp với sự phát hiện của
Colby và cộ
ng sự (2003) rằng việc
tham gia hoạt động gia tăng không xuất
hiện ngay lập tức. Colby và cộng sự cho
rằng việc gia tăng xuất hiện rõ sau khi
bằng cử nhân đã đạt được. Mặt khác,
chúng tôi nhận thấy rằng việc tham gia
hoạt động cộng đồng tăng lên vào năm
2006 vào năm cuối của chương trình
đại học.


Bảng 2: Những hoạt động cộng đồ
ng của Sinh viên Alverno 2006 (Phần trăm)

Các năm học
Các hoạt động
Số
trung

bình
SIG
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Tham gia vào cuộc họp
của cộng đồng
21 22 20 17 27
Làm việc về những đề
tài cộng đồng
23
**
*
20 25 16 34
Làm việc những người
khác trong khu vực mình
đang sinh sống để giải
quyết nhưng vấn đề hoặc
rắc rối chung
13 * 15 11 9 19
Liên hệ với cơ quan của
nhà nước
18
**
*
11 14 18 28
Là thành viên của một
tổ chức chuyên tập trung
vào những vấn đề quốc tế,
quốc gia, thành phố và địa
phương
16

**
*
11 16 11 27
Tham gia tranh luận
hoặc diễn thuyết những vấn
đề cộng đồng (bên ngoài
lớp học)
22 ** 18 18 22 31
Phạm vi khảo sát
630 132 142 165 140
*= p <.10
**= p <.05
***= p <.01

Dữ liệu của Việt Nam: Sinh viên đại học và hoạt động cộng đồng



376
Sinh viên đại học của Việt Nam
thường tham gia vào nhiều hoạt động
cộng đồng. Vì mục đích làm rõ việc
sinh viên tham gia vào công việc xã hội
của sinh viên, bài viết này xin giới thiệu
trường hợp sinh viên tình nguyện tham
gia vào những công việc khác nhau của
cộng đồng. Bảng 3 minh họa dữ liệu
thu thập được từ những báo cáo của
năm 2005 và 2007 của Hội liên hiệp
thanh niên và Hội liên hiệp sinh viên

HNUE.

Bảng 3. Nhữ
ng hoạt động cộng đồng của Sinh viên HNUE
2005 2007
Các hoạt động
Số
lượng
tham gia
(N=3
87)
Thời gian

Số
lượng
tham gia

(N=33
0)
Thời gian


Làm việc với những
người khác trong công việc
của trường đại học và của
cộng đồng
45
24/06 –
10/08
45 25/06 – 9.08

Tham gia các phong
trào của quốc gia
12
10/07 –
30/07
15 26 -28/06
Tham gia vào các hoạt
động xã hội truyền thống
của trường đại học

- Giúp đỡ các trẻ em
bất hạnh
50
15/06 -
1/08
61 25/06 – 29/07
- Loại trừ ICT, dạy
ngoại ngữ và INTERNET
25
30
ngày
23 7-30/07
- làm việc tại các trung
tâm chăm sóc các cựu
chiến binh
70
10/07 –
31/07
45 12/07 - 30/07
- Hướng dẫn áp dụng

các kỹ thuật và công
nghiệp mới cho bà con
nông dân
30
20
ngày
15 15-25/07
- Phổ biến văn hóa và
lịch sử quốc gia và các
phong trào
49 56 25/06-14/08
Kết hợp với trường đại
học làm việc trong cộng
đồng
30
5/07 –
30/07

Hỗ trợ các thí sinh tham
gia các kỳ thi tuyển sinh
đại học
76
Mùa
tuyển sinh
70 25/06-15/07
Nguồn tài liệu: báo cáo hàng năm của Tổ chức hội liên hiệp thanh niên HNUE


377


Bảng 3 liệt kê nhiều hoạt động mà
sinh viên HUNE tham gia vào cộng
đồng của họ. Số lượng lớn sinh viên
tham gia vào việc giúp các thí sinh
chuẩn bị các kỳ thi tuyển sinh đại học
(trên 70 sinh viên mỗi năm). Một số
lượng lớn sinh viên cũng tham gia vào
việc giúp các trẻ em bất hạnh và thương
binh, làm việc trong khu vực lân cận
trong cộng đồng, và phổ biến văn hóa
và lịch sử quốc gia. Bảng này còn cho
thấy những hoạt động này được thực
hiện trong mùa hè khi sinh viên được
nghỉ học. Bảng này cho thấy số lượng
sinh viên tình nguyện tham gia vào
công việc cộng đồng là 387 người trong
năm 2005 và 330 vào năm 2007, chiếm
khoảng 5% tổng số lượng sinh viên
đang học tại trường (gần 7.000).
Một thành viên của Hội liên hiệp
thanh niên và Hội liên hiệp sinh viên
HNUE cho rằng mỗi năm họ nhận hơn
1.000 thư ứng tuyển từ những sinh viên
người mong muốn tham gia vào công
việc xã hội. Theo ông ta, sinh viên tình
nguyện sẵn sàng tham gia vào công
việc xã hội bởi vì họ cân nhắc rằng đây
là những cơ hội tốt để mở mang tầm
hiểu biết về đất nước và cũng như sẽ
đóng góp một công sức của mình cho

xã hội.

Kết luận


Những dữ liệu trong bài nghiên cứu
này đưa đến những kết luận sau:

Đầu tiên, kết quả cuộc khảo sát định
lượng này cho thấy sinh viên càng có
trình độ cao thì càng tham gia vào hoạt
động cộng đồng so với những sinh viên
trình độ thấp hơn. Nhìn chung, sinh
viên năm học cuối tham gia vào hoạt
động xã hội nhiều hơn những sinh viên
của những năm đầu.

Tuy nhiên, việc gia tăng trong hoạt
động cộng
đồng có thể không đều – mà
việc tăng lên này có thể tích dồn lại sau
khi cái ngưỡng đã đạt được. Có thể mất
nhiều năm để cho các trường đại học có
sự ảnh hưởng lớn đến sinh viên. Tất
nhiên, với những cuộc khảo sát được
thực hiện một lần chưa chi tiết, chúng
tôi có thể không dự liệu được những
thay đổi cho các giai đoạn, vì thế chúng
tôi không
đảm bảo đưa ra kết quả chính

xác.

Một điều mà chúng tôi không tìm
thấy là sự tăng nhanh trong hoạt động
cộng đồng ở giai đoạn từ năm nhất đến
năm thứ hai. Việc tăng nhanh ở giai
đoạn năm thứ hai trở đi là do những
sinh viên ít hoạt động đã nghỉ học (ở
Mỹ, việc bỏ học chủ y
ếu rơi vào năm
thứ hai đại học). Thực tế là việc gia
tăng này nhìn chung là tăng dần dần
(năm 2004) hoặc tăng vào năm thứ tư
(năm 2006) đưa đến kết luận là việc gia
tăng này là có thật và không vì lý do
sinh viên nghỉ học.

Một thắc mắc mà chưa được giải
đáp ở đây là tại sao có sự khác biệt giữa
sự gia tăng việc tham gia vào hoạ
t động
cộng đồng ở năm 2004 và 2006. Suy
đoán của chúng tôi là do có cuộc bầu cử
tổng thống vào năm 2004 và năm 2006
thì không. Trong khi không có hoạt
động cộng đồng nào liên quan đến
chính trị hoặc bầu cử, có thể là việc bầu
cử tổng thống làm cho ngày càng nhiều
người thích thú với những hoạt động
cộng đồng, ngay cả những hoạt động

này là phi chính trị. Biểu đồ 1 chỉ ra
rằng, ngoại trừ sinh viên năm nhất, tất


378
cả sinh viên rất tích cực tham gia hoạt
động cộng đồng vào năm 2004 hơn năm
2006. Năm 2004, có nhiều sinh viên có
momg muốn tham gia vào hoạt động
cộng đồng và khu vực xung quanh họ
sinh sống, và có thể ít nhiều quen với
hoạt động chính phủ nên ít nhiều cũng
ảnh hưởng đến những hoạt động cá
nhân hơn. Tuy nhiên, năm 2006, không
có sự tác động của cuộc bầu cử tổng
thống, có lẽ chỉ có nh
ững sinh viên có
nhận thức ý thức, sinh viên năm cuối,
muốn trở nên năng động trong cộng
đồng và khu vực mà họ sinh sống.

Liên quan đến vấn đề trì hoãn việc
tham gia hoạt động cộng đồng được ghi
chú bởi Colby và cộng sự và sự tìm ra
bởi Seider thì tất cả sinh viên ở tất cả
trình độ đều gia tăng hoạt động cộng
đồng, chúng tôi thấy đủ cơ sở trong hai
cuộ
c khảo sát. Sinh viên vào năm 2004
thì hoạt động cộng đồng nhiều hơn như

theo Seider suy đoán, trong khi đó
Colby và cộng sự suy đoán rằng sinh
viên năm 2006 tham gia hoạt động cộng
đồng, nhưng không nhiều. Tất nhiên,
chúng tôi không biết rằng liệu Colby và
cộng sự đúng về việc sinh viên tăng
hoạt động cộng đồng trong suốt cuộc
đời của họ hay không vì chúng tôi
không thể theo dõi họ sau khi đã tốt
nghiệp.

Từ dữ liệu của Việt Nam, chúng tôi
thấy rằng một số lượng lớn sinh viên
tham gia vào công việc cộng đồng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng ta
cũng thấy rằng nhiều sinh viên mong
muốn tham gia vào.

Chúng tôi kết luận rằng giáo dục đại
học làm gia tăng hoạt động cộng đồng
của sinh viên khi họ vẫn đang học tập
tại trường đại học, nh
ưng trong vài
trường hợp, việc tham gia họat động
cộng đồng có thể bị trì hoãn lại và có
thể không thực hiện cho đến khi đã đạt
được một trình độ học vấn nhất định.


Hồ Xuân Vinh dịch


Tài liệu tham khảo


Colby, Anne, Ehrlich, Thomas, Beaumont, Elizabeth, and Stephens, Jason. (2003).
Educating Citizens: Preparing America's Undergraduates for Lives of Moral and
Civic Responsibility. (San Francisco: Jossey-Bass).

Converse, Philip E. (1972) “Change in the American Electorate,” in Angus
Campbell and Philip E. Converse, eds., The Human Meaning of Social Change (New
York: Russell Sage Foundation).

HNUE Tổ chức hội liên hiệp thanh niên (2007) thống kê nhóm sinh viên tình
nguyện 2007. HNUE Tổ chức hội liên hiệp thanh niên (2005) Báo cáo kết quả hoạt
động “Phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè 2005”.

Seider, Scott. (2007) “Frame-Changing Experiences and the Freshman Year:
Catalyzing A Commitment to Service-Work and Social Action.” Journal of College &
Character. V. 8, No. 7, February.

×