Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.98 KB, 53 trang )

1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Muốn tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần có công cụ quản lý hiệu quả.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho cho quá
trình đó được duy trì, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có các yếu
tố cơ bản là vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ. Trong đó, vốn là yếu tố tiền
đề của sản xuất kinh doanh, không có vốn thì dù có lao động và kỹ thuật,
doanh nghiệp cũng không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
Trong cơ chế bao cấp, mọi nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chủ yếu được cấp phát từ nguồn ngân sách Nhà nước. Do đó,
vai trò khai thác, sử dụng vốn có hiệu quả không được đặt ra như một nhu cầu
cấp bách, có tính sống còn đối với các doanh nghiệp, và việc thu hút, khai
thác đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trở nên thụ
động.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước,
các thành phần kinh tế cùng song song tồn tại, cạnh tranh với nhau. Các DN
không còn được bao cấp về vốn nữa mà phải tự hạch toán kinh doanh, tự bù
đắp trên nguyên tắc lấy thu bù chi. Nếu DN sử dụng vốn kinh doanh không
hiệu quả, dẫn đến kết quả kinh doanh không cao, thậm chí là không có lãi thì
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của DN cũng như vị thế của
DN trên thương trường. Chính vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững trong nền
kinh tế thị trường, các DN phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh của mình.
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3


2
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Vốn kinh doanh trong DN thương mại bao gồm VCĐ và VLĐ. Tùy
thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mà vai trò cũng
như tỷ trọng của VCĐ và VLĐ trong tổng vốn là khác nhau. Tuy nhiên, dù
chiếm tỷ trọng nhiều hay ít thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng của từng bộ
phận vốn đều là rất quan trọng, vì nó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của toàn DN.
Thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát
triển Năng lượng Việt Nam, em càng nhận thức được rõ thêm về tầm quan
trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Hiện nay, các
doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong việc quản lý
và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng. Điều này có ý
nghĩa hết sức quan trọng vì sử dụng vốn đạt hiệu quả cao là điều kiện tiên
quyết cho các doanh nghiệp khẳng định được mình trong cơ chế mới. Công ty
cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng Việt Nam có hoạt động chính là đầu
tư vào các dự án thủy điện và đầu tư tài chính vào các chứng chỉ có giá. Bởi
vậy, VCĐ chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động sản
xuất chủ yếu của công ty. Do có một vị trí then chốt như vậy nên việc quản lý
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn được coi là trọng điểm của
công tác tài chính trong công ty.
1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài:
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn kinh doanh nói chung và vốn
cố định nói riêng, cũng như thấy được tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cố định trong lĩnh vực kinh doanh, trong quá trình thực tập
tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng Việt Nam, được sự giúp
đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị phòng kế toán và đặc biệt là cô giáo
hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Minh Hạnh, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư và

phát triển Năng lượng Việt Nam” làm luận văn khóa học.
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
3
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu:
Em thực hiện đề tài này để tổng hợp các kiến thức đã được học nhằm
hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn cố định, áp dụng lý
thuyết vào thực tế để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Ngoài ra đề tài này còn đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách
khách quan hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát
triển Năng lượng Việt Nam. Qua đó, góp phần giúp công ty thấy được kết quả
đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn
cố định, nhận thức được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để từ
đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cố định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, thông qua đề tài này em cũng đề xuất các giải pháp mong
muốn phần nào đóng góp ý kiến của mình giúp công ty nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình và hiệu quả sử dụng vốn
cố định của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam.
- Về thời gian: Các số liệu và tình hình về hiệu quả sử dụng vốn cố
định của công ty được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm 2007, 2008,
2009.
1.5 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần đầu là lời cảm ơn, mục lục cũng như danh mục bảng biểu,
danh mục các từ viết tắt, luận văn được bố cục làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu về hiệu quả sử
dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.

Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử
dụng vốn cố định.
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
4
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng
hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển
Năng lượng Việt Nam.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng
lượng Việt Nam.
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
5
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản:
 Vốn kinh doanh:
Theo GT Tài chính doanh nghiệp thương mại (Trường Đại học Thương
mại): Vốn kinh doanh của DNTM là toàn bộ lượng tiền cần thiết để bắt đầu
và duy trì hoạt động kinh doanh của DNTM, là biểu hiện bằng tiền của giá trị
toàn bộ tài sản hiện có của DNTM.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ giá trị tài sản được đầu tư, sử dụng cho hoạt động kinh doanh
nhằm mục đích sinh lời.
Như vậy, vốn kinh doanh mang các đặc trưng là phải được tích lũy đến
một lượng đủ lớn để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phải
được đại diện bằng một lượng giá trị tài sản cụ thể và phải luôn được vận

động để sinh lời.
 Vốn cố định:
Vốn cố định là một bộ phận của vốn kinh doanh được đầu tư hình thành
tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn là tài sản có thời gian sử
dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong thời gian hơn 1 năm hoặc 1 chu kỳ
kinh doanh của DN.
VCĐ trong DN bao gồm: giá trị TSCĐ, số tiền đầu tư tài chính dài hạn,
bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn và các tài sản dài hạn khác
như chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, chi
phí trả trước dài hạn.
 Tài sản cố định của doanh nghiệp:
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian thu hồi, luân
chuyển giá trị từ 1 năm trở lên. TSCĐ là bộ phận tài sản quan trọng biểu hiện
quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của DN.
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
6
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Tài sản được coi là TSCĐ nếu thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện:
+ Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình SXKD của DN với tư
cách là tư liệu lao động.
+ Có thời gian sử dụng dài, thường từ 1 năm trở lên.
+ Có giá trị lớn đạt đến một mức độ nhất định. (Theo Chế độ kế toán
ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC thì TSCĐ phải có giá trị từ
10.000.000 đồng trở lên).
Trong doanh nghiệp, TSCĐ có hai hình thái biểu hiện là TSCĐ hữu
hình và TSCĐ vô hình.
Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính thì TSCĐ hữu hình là những tài
sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động

sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Những
tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên
kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng
nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không
thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì
được coi là TSCĐ:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản đó;
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
 Có giá trị theo quy định hiện hành (tư 10.000.000 đồng trở lên).
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết
với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và
nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng
hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi
hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
7
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
cùng thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn hình thành TSCĐ thì được coi là một
TSCĐ hữu hình độc lập.
Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh
doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
* Hao mòn và khấu hao TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân
khác nhau nên giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ bị giảm đi. Hiện tượng này
được gọi là hao mòn TSCĐ, và có thể chia thành hai nhóm: hao mòn hữu

hình và hao mòn vô hình.
 Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về hiện vật và giá trị của TSCĐ trong
quá trình tồn tại và sử dụng. Riêng đối với các TSCĐ vô hình thì hao
mòn hữu hình chỉ thể hiện ở mặt giá trị mà thôi.
 Hao mòn vô hình là sự giảm đi thuần túy về mặt giá trị (hay giá trị trao
đổi) của TSCĐ do tác động chủ yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Do vậy, để bù đắp giá trị tài sản bị hao mòn trong quá trình sử dụng,
DN phải ghi nhận phần hao mòn TSCĐ đã dịch chuyển vào chi phí sản xuất
kinh doanh hay giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ. Quá trình
này được gọi là khấu hao TSCĐ.
Vậy, khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong thời gian sử dụng của
TSCĐ.
 Đầu tư tài chính dài hạn:
Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực của DN để
đầu tư ra ngoài DN nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DN. Nói cách khác, tiền vốn được huy động từ mọi nguồn lực của
DN, ngoài việc sử dụng để thực hiện hoạt động SXKD tại DN thì DN còn có
thể đầu tư vào các DN khác, các lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả sử dụng
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
8
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
đồng vốn, làm sinh lợi vốn như: đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn
liên doanh, cho vay vốn…
Các khoản đầu tư của DN ra bên ngoài có thời hạn đầu tư từ 1 năm trở
lên được gọi là các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của DN có thể được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, do vậy cũng hình thành nên những tài sản tài
chính dài hạn khác nhau, bao gồm: đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên

doanh, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư tài chính
dài hạn khác.
 Bất động sản đầu tư:
Theo chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì: Bất động
sản đầu tư gồm quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà
và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp
đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ
tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ
hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc bán trong kỳ sản xuất, kinh
doanh thông thường.
 Các khoản phải thu dài hạn:
Đây là bộ phần vốn của doanh nghiệp do các chủ thể khác nắm giữ theo
những điều kiện nhất định mà thời hạn dự kiến thu hồi là từ một năm trở lên.
Chẳng hạn như: phải thu dài hạn của khách hàng, vốn kinh doanh ở đơn vị
trực thuộc, phải thu dài hạn nội bộ
 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
Ngoài TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn, với doanh nghiệp có thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian dài (trên 1 năm) mà công
trình chưa hoàn thành, chưa được đưa vào sử dụng thì VCĐ còn bao gồm chi
phí xây dựng cơ bản dở dang.
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
9
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là loại hình tài sản dài hạn được ghi
nhận khi doanh nghiệp bỏ vốn thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản nhằm tạo ra các TSCĐ trong tương lai song hiện tại công trình xây dựng
cơ bản chưa hoàn thành, chưa được bàn giao và ghi nhận nguyên giá. Thực
chất đây là loại hình tài sản dài hạn biểu hiện số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ

ra để tạo ra TSCĐ song hiện tại chưa được ghi nhận vào nguyên giá của tài
sản. Do đó, loại hình tài sản này sẽ chuyển hóa thành TSCĐ của doanh nghiệp
khi công trình xây dựng cơ bản được hoàn thành, được bàn giao và ghi nhận
nguyên giá.
2.2. Một số lý thuyết về hiệu quả sử dụng vốn cố định:
 2.2.1. Quan điểm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Quan điểm về hiệu quả: Hiệu quả là một tương quan so sánh giữa kết
quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó.
- Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh
tế phản ánh trình độ sử dụng VCĐ nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của
DN trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện qua mối quan hệ giữa kết quả
đạt được trong quá trình đầu tư, khai thác sử dụng VCĐ vào hoạt động kinh
doanh và số VCĐ đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy, sử dụng VCĐ đạt hiệu quả là phải bảo toàn và phát triển được
vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn, đem lại hiệu quả theo mục tiêu đã đề
ra của DN.
2.2.2. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ nói chung, người ta thường
sử dụng các chỉ tiêu sau:
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
10
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
+ Hệ số phục vụ vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thực hiện trong kỳ.
Hệ số phục vụ vốn cố định =

Doanh thu thực hiện trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ
Trong đó:
Nếu số liệu VCĐ được cung cấp vào cuối các năm thì:
VCĐ bình quân =
VCĐ đầu năm + VCĐ cuối năm
2
+ Hàm lượng vốn cố định:
Đây là nghịch đảo của chỉ tiêu hệ số phục vụ VCĐ. Nó cho thấy để tạo
ra một đồng doanh thu trong kỳ thì DN phải sử dụng bao nhiêu đồng VCĐ.
Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn cố định đạt được càng cao.
Hàm lượng VCĐ =
VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thực hiện trong kỳ
+ Hệ số sinh lời của vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng VCĐ sẽ tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định
được đánh giá càng cao. Đây được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Hệ số sinh lời của VCĐ =
Lợi nhuận của DN trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ
 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
+ Hệ số sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này cho thấy có bao nhiêu % nguyên giá TSCĐ hiện có trong
kỳ đang được sử dụng. Nó phản ánh tỷ lệ huy động các TSCĐ vào sản xuất
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
11
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại

kinh doanh. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng khai thác TSCĐ vào sử dụng
càng triệt để hay doanh nghiệp đầu tư mua sắm TSCĐ hợp lý.
Hệ số sử
dụng TSCĐ
=
Tổng NG TSCĐ bình quân đang sử dụng trong kỳ
Tổng NG TSCĐ bình quân hiện có trong kỳ
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này cho biết mức độ khai thác, sử dụng TSCĐ trong kỳ bằng
bao nhiêu % so với công suất thiết kế của TSCĐ.
Hiệu suất sử
dụng TSCĐ
=
Tổng công suất khai thác thực tế trong kỳ của TSCĐ
Tổng công suất thiết kế của TSCĐ
+ Hệ số phục vụ của tài sản cố định:
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng vốn đầu tư cho TSCĐ tham gia
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện.
Hệ số phục vụ
của TSCĐ
=
Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ
Tổng NG TSCĐ hiện có bình quân trong kỳ
+ Hệ số sinh lợi của tài sản cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư cho tài sản cố định tham
gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ .
Hệ số sinh lợi
của TSCĐ
=
Lợi nhuận đạt được trong kỳ

Tổng NG TSCĐ bình quân trong kỳ
+ Đánh giá hiệu quả đầu tư dài hạn: Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư
dài hạn:
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn bỏ ra để đầu tư dài hạn thì
đem lại bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động đầu tư dài hạn đó.
Hệ số thu nhập
trên vốn ĐTDH
=
Thu nhập đầu tư dài hạn
Vốn đầu tư dài hạn bình quân
+ Hệ số lợi nhuận của vốn đầu tư dài hạn:
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
12
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn bỏ ra để đầu tư dài hạn thì
doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó.
Hệ số lợi nhuận
của vốn ĐTDH
=
Lợi nhuận đầu tư dài hạn
Vốn đầu tư dài hạn bình quân
2.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là rất cần thiết với tất cả các
doanh nghiệp. Với số vốn cố định hiện có tham gia vào sản xuất kinh doanh,
thông qua sự tác động của các biện pháp tổ chức và quản lý thích hợp, khai
thác một cách triệt để khả năng vốn có của nó để nhanh chóng thu được lợi
nhuận và làm cho lợi nhuận ngày càng tăng. Nâng cao hiệu quả dụng vốn cố
định có ý nghĩa thúc đẩy vòng quay của vốn và đẩy nhanh nhịp độ đổi mới tài
sản cố định theo kịp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng sản

xuất mà không cần phải bỏ thêm vốn đầu tư xây dựng mới tài sản cố định, tiết
kiệm được vốn kinh doanh, từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
2.3. Tổng quan tình hình khách thể của các công trình năm trước:
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung đã được
nhiều sinh viên của trường Đại học Thương mại cũng như sinh viên các
trường khác lựa chọn làm luận văn cuối khóa học, tuy nhiên đi sâu riêng vào
vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thì ít người lựa chọn hơn.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài này, em tiếp cận sâu hai luận văn của khóa
trước để tìm hiểu sâu hơn tầm quan trọng của đề tài và các vấn đề cần phải
giải quyết. Cả hai luận văn đều đi sâu nghiên cứu về vốn cố định, đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn cố định và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của
mỗi đề tài là khác nhau nên giải pháp được đề xuất cũng tùy thuộc vào thực tế
tình hình hoạt động và loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được
lựa chọn làm không gian nghiên cứu.
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
13
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Đề tài “ Vốn cố định và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý sử dụng vốn cố định ở Công ty in Lao động – Xã hội” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm – K34D2:
Về phần lý luận, tác giả trình bày khái quát về vốn kinh doanh, sau đó
đi sâu vào vốn cố định và tài sản cố định trong doanh nghiệp, trình bày các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định. Ngoài ra,
tác giả còn trình bày các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn cố định và phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cố định trong các doanh nghiệp, nhưng những phương hướng này chỉ
được trình bày rất chung chung. Về các nhân tố khách quan, tác giả cũng

không đề cập đến sự phát triển của khoa học – công nghệ, mặc dù đây là yếu
tố rất quan trọng tác động đến hao mòn tài sản cố định, đặc biệt là hao mòn vô
hình.
Về phần thực tế tại doanh nghiệp, tác giả phân tích thực trạng hiệu quả
sử dụng vốn cố định bằng việc đưa ra bảng cơ cấu vốn cố định và bảng các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tác giả đã sử dụng phương
pháp so sánh số liệu và phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua
các năm, đồng thời cũng đã đi sâu phân tích chi tiết hiệu quả sử dụng tài sản
cố định, tình hình trích khấu hao và quản lý nguồn vốn khấu hao. Tuy nhiên,
ở phần “3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty” tác giả lại
không đưa ra Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà sử dụng các chỉ tiêu
về cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời để phân tích.
Ngoài ra, khi phân tích tình hình trích khấu hao TSCĐ và quản lý nguồn vốn
khấu hao, tác giả đưa chỉ sử dụng số liệu của năm 2001, như thế sẽ không đủ
cơ sở để đánh giá sự biến động tăng giảm TSCĐ và quỹ khấu hao cũng như
công tác quản lý nguồn khấu hao trong doanh nghiệp.
Sau khi phân tích thực trạng, tác giả đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty in Lao động
– Xã hội. Trong phần này, tác giả chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
14
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nêu ra phương hướng hoạt động
của công ty trong những năm tới, sau đó đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Tuy nhiên, tác giả không chỉ ra có
các nhân tố chủ quan và khách quan nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
cố định của công ty và ảnh hưởng như thế nào, ở mức độ nào. Một trong
những biện pháp mà tác giả đưa ra là tích cực đẩy mạnh đầu tư mua sắm
TSCĐ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng không chỉ

ra tính khả thi của việc khai thác nguồn vốn vì việc mua sắm TSCĐ phụ thuộc
rất lớn đến nguồn vốn, đến khả năng tài chính của công ty.
Luận văn thứ hai là “Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định và tài sản cố định tại công ty xây dựng bảo tang Hồ Chí Minh. Thực
trạng và giải pháp” của tác giả Phạm Thị Thu Quyên – K34D3:
Về phần lý luận, khác với luận văn trên, ở luận văn này tác giả không
trình bày về vốn kinh doanh mà đi sâu vào vốn cố định và tài sản cố định. Tác
giả cũng trình bày các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định, trình bày một số biện pháp
nâng cao hiệu quả vốn cố định và tài sản cố định nói chung cho các doanh
nghiệp. Khắc phục nhược điểm của luận văn trên, tác giả đã đưa yếu tố “sự
tiến bộ của khoa học – kỹ thuật” vào nhóm các nhân tố khách quan, nhưng
yếu tố “thuế” lại được tách ra khỏi “chính sách kinh tế của Nhà nước”.
Về phần thực tế, ưu điểm của tác giả là đã sử dụng số liệu qua 3 năm để
phân tích, so sánh và đánh giá tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại
công ty. Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định nói chung, tác
giả còn đi sâu vào đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định và đầu tư dài
hạn.
Sau khi đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty,
tác giả chỉ ra những tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng vốn cố định và
tài sản cố định dựa trên những phân tích tìm hiểu ở phần thực trạng. Tác giả
nêu ra các biện pháp mà công ty đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
15
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
dụng vốn cố định và tài sản cố định. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ được
nói qua chung chung, tác giả không chỉ rõ những hoạt động cụ thể và chưa
phân tích để thấy được những ưu, nhược điểm trong các biện pháp mà công ty
đang áp dụng. Theo tác giả, một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn cố định là doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến hiệu quả đầu
tư dài hạn, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay dưới dạng đầu tư tài chính
dài hạn, nhưng lại không phân tích làm rõ nguồn vốn của doanh nghiệp có bộ
phận nào còn nhàn rỗi hay không để thực hiện biện pháp này. Ngoài ra,
những biện pháp khác mà tác giả đưa ra vẫn mang tính chất chung chung,
chưa chỉ ra cơ sở để những biện pháp này phát huy tác dụng tại công ty.
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài:
Tổng kết từ những kết luận trong hai luận văn ở trên cho thấy một số
giải pháp đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải được
xem xét sát thực hơn nữa. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài tại Công ty cổ
phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam, cùng với những thành công
và những hạn chế cần khắc phục của hai đề tài trước làm cơ sở, em thực hiện
đề tài của mình trên các nội dung sau:
1) Nghiên cứu lý luận về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố
định.
2) Khảo sát thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ
phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam.
3) Đánh giá thực trạng sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng
vốn cố định tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng
Việt Nam, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu trong việc sử dụng
vốn cố định cũng như những nguyên nhân của các tồn tại đó.
4) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt
Nam.
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
16
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
 Phương pháp điều tra:
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
17
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Để thu thập thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình thực
tập tại công ty, em phát ra 5 phiếu điều tra cho giám đốc, 1 phó giám đốc, kế
toán trưởng, 1 nhân viên phòng kế toán, 1 nhân viên phòng kinh doanh và dự
án của công ty. Phiếu điều tra được thu về sau 2 ngày. (Mẫu phiếu điều tra
được gắn kèm ở phần phụ lục).
Nội dung phiếu điều tra xoay quanh các vấn đề của đề tài như:
o Công tác huy động vốn của công ty.
o Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của
công ty.
o Hiệu quả sử dụng vốn cố định, tài sản cố định của công ty trong 3
năm trở lại đây.
o Hoạt động đầu tư dài hạn của công ty
o Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty năm
vừa qua
o Định hướng phát triển của công ty năm 2010…
 Phương pháp phỏng vấn:
Ngoài việc sử dụng phiếu điều tra, em thực hiện 2 cuộc phỏng vấn với
ông Nguyễn Xuân Quảng – phó giám đốc và ông Dương Văn Sơn – kế toán
trưởng công ty. Nội dung các câu hỏi đưa ra phỏng vấn xoay quanh vấn đề
hiệu quả sử dụng vốn của công ty:
- Theo ông, kết cấu vốn cố định nói riêng và kết cấu tổng vốn của công
ty có hợp lý không?

- Theo ông, trong 3 năm gần đây tình hình sử dụng vốn cố định của
công ty đã đem lại kết quả như thế nào?
- Theo ông, việc đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty
đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động của công ty và mang lại hiệu quả triệt để?
- Theo ông, hoạt động đầu tư dài hạn của công ty có đem lại hiệu quả
như mong muốn không?
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
18
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
- Theo ông, trong thời gian qua tình hình sử dụng vốn cố định nói riêng
và vốn kinh doanh nói chung của công ty gặp phải những vấn đề gì?
- Ông có thể cho biết phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty
trong thời gian tới?
Nội dung trao đổi trong các cuộc phỏng vấn được ghi chép lại để tiến
hành tổng hợp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Em thu thập thêm báo cáo tài chính và các tài liệu khác của công ty như
giấy phép đăng ký kinh doanh, tài liệu về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động
của công ty để phục vụ cho việc nghiên cứu.
3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu: để xử lý, phân tích các dữ liệu thu thập
được, em sử dụng phương pháp so sánh và phân tích.
Em tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần phân tích cụ thể trong từng năm
rồi so sánh với nhau để thấy được sự biến động và mức độ biến động của chỉ
tiêu phân tích. Các chỉ tiêu được đưa ra phân tích, đánh giá sự biến động trong
thời gian 3 năm, và đánh giá mức biến động tuyệt đối cũng như tương đối.
Trên cơ sở đó, em đánh giá được một cách khách quan tình hình của công ty,
những mặt phát triển hay chưa phát triển, hiệu quả hay chưa hiệu quả, để từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường:

3.2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng
lượng Việt Nam:
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
19
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
• Quá trình hình thành và phát triển của công
ty:
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam được thành
lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006297 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 24 tháng 12 năm 2004.
Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam
Tên viết tắt: V – Power
Địa chỉ: Phòng 508, tầng 5, tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Khi mới thành lập, công ty hoạt động với số vốn điều lệ là 12,33 tỷ
đồng. Công ty được hình thành bởi các tập đoàn tài chính, ngân hàng có quy
mô lớn trên thị trường, gồm: Công ty cổ phần Cavico Việt Nam, ngân hàng
Habubank, công ty tài chính PT Finance… Cho đến nay, công ty đã 2 lần tăng
vốn điều lệ vào các năm 2006 và 2007.
Năm 2006, công ty tăng vốn điều lệ 15,67 tỷ đồng dưới hình thức phát
hành cổ phiếu riêng lẻ cho cá nhân và tổ chức, đạt mức vốn điều lệ 28 tỷ
đồng.
Năm 2007, công ty tăng vốn điều lệ 28,25 tỷ đồng dưới hình thức phát
hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:4 và phát hành riêng lẻ cho cá nhân và
tổ chức, đạt mức vốn điều lệ 56,25 tỷ đồng.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực :
- Kinh doanh và sản xuất điện;
- Xây dựng các công trình điện; xây dựng các nhà máy xi măng;
- Khai thác quặng, khoáng sản được nhà nước cho phép lưu hành (trừ

xuất khẩu dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng
thô);
- Kinh doanh bất động sản; mua bán chứng khoán (không bao gồm
chứng khoán, cổ phiếu hoặc chứng chỉ trái phiếu nước ngoài);
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
20
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
- Đại lý kinh doanh xăng dầu và khí đốt hóa lỏng, đại lý xăng dầu, khí
đốt hóa lỏng, và các dịch vụ liên quan đến xăng dầu, khí đốt hóa lỏng;
- Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, đào tạo ngắn hạn và dài hạn (chỉ
hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép);
- Giám sát thi công xây dựng công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, dân
dụng trong lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện( trong phạm vi chứng chỉ
hành nghề đăng ký kinh doanh);
- Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách bằng xe ô tô.
Hiện nay, công ty đang thực hiện dự án trường Trung cấp nghề Kinh tế -
Kỹ thuật - Công nghiệp Hoà Bình, dự án đang trong thời gian hoàn thiện và
trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật - Công nghiệp Hòa Bình đã đi vào
hoạt động.
• Cơ cấu tổ chức của công ty:
Nhiệm vụ chính của các phòng ban trong công ty:
* Ban giám đốc:
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.
* Phòng Tài chính đầu tư:
 Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả cả các hoạt động kinh doanh và
các dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
Ban giám đốc
Phòng
Tài chính đầu

Phòng
Kế toán
Phòng
Hành chính
quản rị
án
Phòng
Kinh doanh
và dự án
21
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
 Theo dõi và quản lý các dự án đã và đang đầu tư của công ty.
 Lập kế hoạch về vốn và ngân sách để bảo đảm cho các hoạt động kinh
doanh và đầu tư các dự án của Công ty; Quản lý các hoạt động kinh doanh cổ
phần, cổ phiếu; hoạt động chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu của Công ty.
* Phòng kế toán:
 Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán theo đúng các quy định
của Công ty và chế độ kế toán mà Bộ Tài chính ban hành.
 Lập các báo cáo kế toán, báo cáo quản trị định kỳ theo yêu cầu của Ban
giám đốc và nhà nước; Quản lý việc chi tiêu và thanh quyết toán các nội dung
chi tiêu của Công ty theo quy định hiện hành.
* Phòng Hành chính quản trị:
 Lập kế hoạch về công tác hành chính, quản trị của Công ty, báo cáo
Giám đốc phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

 Quản lý con dấu, tiếp nhận và quản lý công văn đi, đến theo quy định
và bảo mật tài liệu; Thực hiện nhiệm vụ lễ tân, đón, tiếp và huớng dẫn khách
đến làm việc với cơ quan; tổ chức lao động tiền lương, bảo đảm các chế độ
bảo hiểm xã hội cho người lao động theo Luật lao động hiện hành.
* Phòng Kinh doanh và dự án:
 Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch về các hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty; quản lý, bảo vệ an toàn các tài sản vật tư tại các công trình
đang thi công.
 Định kỳ, đột xuất báo cáo kịp thời với Giám đốc những vấn đề liên
quan đến công tác kinh doanh và tổ chức triển khai dự án.
 Hình thức kế toán công ty áp dụng: Công ty thực hiện kế toán trên
phần mềm máy vi tính. Hiện nay phần mềm đang được sử dụng là phần mềm
kế toán Misa.
 Kết cấu Tài sản – Nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2007 – 2009:
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
22
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
BẢNG 1: KẾT CẤU TÀI SẢN - NGUỒN VỐN TRONG 3 NĂM (2007 - 2009)
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 So sánh 2008 - 2007 So sánh 2009 - 2008
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) Số tiền TL(%)
TÀI SẢN
A - Tài sản ngắn hạn 21,941,636,194 16.65 21,688,379,255 14.93 26,710,364,515 14.90 -253,256,939 -1.15 5,021,985,260 23.16
1. Tiền 505,075,859 0.38 510,221,687 0.35 980,653,489 0.55 5,145,828 1.02 470,431,802 92.20
2. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 5,687,181,001 4.32 7,974,285,984 5.49 2,955,701,001 1.65 2,287,104,983 40.22 -5,018,584,983 -62.93
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 13,250,292,973 10.05 7,177,951,667 4.94 11,315,650,879 6.31 -6,072,341,306 -45.83 4,137,699,212 57.64
4. Hàng tồn kho 0.00 0.00 0.00 0 0
5. Tài sản ngắn hạn khác 2,499,086,361 1.90 6,025,919,917 4.15 11,458,359,146 6.39 3,526,833,556 141.12 5,432,439,229 90.15
B - Tài sản dài hạn 109,837,895,804 83.35 123,565,399,669 85.07 152,603,276,190 85.10 13,727,503,865 12.50 29,037,876,521 23.50

1. Các khoản phải thu dài hạn 0.00 0.00 0.00 0 0
2. Tài sản cố định 5,644,776,550 4.28 15,130,436,950 10.42 50,734,463,366 28.29 9,485,660,400
168.0
4
35,604,026,416 235.31
3. Bất động sản đầu tư 0.00 0.00 0.00 0 0
4. Các khoản ĐTTC dài hạn
104,073,426,27
3
78.98
108,371,151,91
9
74.61 94,930,975,911 52.94 4,297,725,646 4.13 -13,440,176,008 -12.40
5. Tài sản dài hạn khác 119,692,981 0.09 63,810,800 0.04 6,937,836,913 3.87 -55,882,181 -46.69 6,874,026,113 10772.51
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 131,779,531,998 100.00 145,253,778,924 100.00 179,313,640,705 100.00 13,474,246,926 10.22 34,059,861,781 23.45
NGUỒN VỐN
A -Nợ phải trả 65,214,952,697 49.49 81,128,043,334 55.85 113,811,556,838 63.47 15,913,090,637 24.40 32,683,513,504 40.29
1. Nợ ngắn hạn 49,859,752,697 37.84 21,910,761,134 15.08 34,202,813,040 19.07 -27,948,991,563 -56.06 12,292,051,906 56.10
2. Nợ dài hạn 15,355,200,000 11.65 59,217,282,200 40.77 79,608,743,798 44.40 43,862,082,200 285.65 20,391,461,598 34.43
B - Nguồn vốn chủ sở hữu 66,564,579,301 50.51 64,125,735,590 44.15 65,502,083,867 36.53 -2,438,843,711 -3.66 1,376,348,277 2.15
1. Vốn chủ sở hữu 66,564,579,301 50.51 64,125,735,590 44.15 65,502,083,867 36.53 -2,438,843,711 -3.66 1,376,348,277 2.15
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00 0.00 0.00 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 131,779,531,998 100.00 145,253,778,924 100.00 179,313,640,705 100.00 13,474,246,926 10.22 34,059,861,781 23.45
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
23
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Nhận xét:
Qua bảng 1 ta thấy, nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm: năm
2008 tăng 13.474.246.926 đồng, tỷ lệ tăng 10,22% so với năm 2007; còn năm

2009 tăng 34.059.861.781 đồng, tỷ lệ tăng 23,45% so với năm 2008. Nguồn
vốn của công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nhìn vào
bảng ta thấy tỷ trọng vốn vay của công ty tăng dần qua các năm: năm 2007 tỷ
trọng vốn vay chiếm 49.49% tổng nguồn vốn, năm 2008 là 55.85% và năm
2009 là 63.47%; trong đó, vốn vay dài hạn năm 2008, 2009 tăng và chiếm tỷ
trọng lớn so với vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu lại giảm dần tỷ
trọng: năm 2007 chiếm 50.51% trong tổng nguồn vốn, nhưng năm 2008 chỉ
có 44.15% và năm 2009 là 36.53%. Nguyên nhân chủ yếu của biến động này
là công ty tăng thêm nguồn vốn vay để đầu tư vào tài sản dài hạn, đặc biệt là
TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn. Tuy nhiên, khi tăng khoản vốn vay thì công
ty cần quan tâm đến khả năng thanh toán vì việc khoản vốn vay tăng cao làm
giảm khả năng tự chủ về tài chính của công ty.
Xem xét về phần tài sản ta thấy, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản và tăng dần qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng của tài sản dài
hạn là 83.35%. Năm 2008, tỷ trọng này tăng lên 85.07%, và năm 2009 là
85.1%. Năm 2008, đầu tư vào tài sản dài hạn tăng 12.5% so với năm 2007;
còn năm 2009 tăng 23.5% so với năm 2008. Tài sản ngắn hạn chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ, tăng nhẹ, thậm chí năm 2008 còn giảm 1.15% so với năm 2007.
Kết cấu tài sản như thế là phù hợp vì hoạt động chính của công ty chủ yếu tập
trung vào hoạt động đầu tư dài hạn. Riêng ở phần tài sản ngắn hạn, các khoản
phải thu ngắn hạn vẫn ở mức cao. Công ty cần có biện pháp thu hồi từ các
khoản này, giảm thiểu khoản phải thu tránh bị ứ đọng vốn.
 Đánh giá về kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007 – 2009:
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
24
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
BẢNG 2: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM (2007 - 2009)
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008
Số tiền TL (%) Số tiền TL (%)

1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10,320,000,000 3,619,450,000 13,439,888,000 -6,700,550,000 -65 9,820,438,000 271
2 Các khoản giảm trừ doanh thu -
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
10,320,000,000 3,619,450,000 13,439,888,000 -6,700,550,000 -65 9,820,438,000 271
4 Giá vốn hàng bán 5,160,000,000 5,417,175,017 13,242,469,000 257,175,017 5 7,825,293,983 144
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
5,160,000,000 -1,797,725,017 197,419,000 -6,957,725,017 -135 1,995,144,017 111
6
Doanh thu hoạt động tài chính 4,402,781,814 955,742,117 3,587,001,227 -3,447,039,697 -78 2,631,259,110 275
7 Chi phí tài chính 2,189,249,590 271,634,951 596,569,100 -1,917,614,639 -88 -868,204,051 120
- Trong đó; Chi phí lãi vay 2,189,249,590 271,634,951 308,400,000 -1,917,614,639 -88 -580,034,951 14
8 Chi phí bán hàng -
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,398,418,789 888,561,099 1,981,223,865 -2,509,857,690 -74 1,092,662,766 123
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,975,113,435 -2,002,178,950 2,399,765,462 -5,977,292,385 -150 4,401,944,412 220
11
Thu nhập khác 224,539,531 772,917,674 9,600,000 548,378,143 244 -763,317,674 -99
12
Chi phí khác 101,023,456 1,209,582,435 2,133,823 1,108,558,979 1097 -1,207,448,612 -100
13
Lợi nhuận khác 123,516,075 -436,664,761 7,466,177 -560,180,836 -454 444,130,938 -102
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,098,629,510 -2,438,843,711 1,214,093,439 -6,537,473,221 -160 3,652,937,150 150
15 Thuế TNDN phải nộp 0 -
16

Lợi nhuận sau thuế TNDN 1,095,176,641 -2,438,843,711 1,214,093,439 -3,534,020,352 -323 3,652,937,150 150
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3
25
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy:
Doanh thu của công ty năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007, giảm tới
65%; đến năm 2009, công ty đã tăng doanh thu lên nhiều, tăng 9.820.438.000
đồng, tỷ lệ tăng 271% so với năm 2008. Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế nên hoạt động kinh doanh của công ty bị suy giảm,
nhưng đến năm 2009, công ty đã có những điều chỉnh kịp thời để tăng doanh
thu. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng bị giảm mạnh vào năm
2008 vì bị ảnh hưởng của sự suy giảm trên thị trường chứng khoán , đến năm
2009, mảng doanh thu này đã tăng lên 275% so với năm 2008 và đạt
3.587.001.227 đồng.
Cùng xu hướng biến động của doanh thu, lợi nhuận sau thuế năm 2008
cũng giảm mạnh, giảm tới 323% so với năm 2007. Còn năm 2009, lợi nhuận
sau thuế đã tăng lên 150% so với năm 2008, đạt mức 1,214,093,439 đồng.
Như vậy, năm 2008 doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm mạnh
do cả doanh thu thuần và doanh thu tài chính đều giảm mạnh, nhưng giá vốn
hàng bán thì tăng nhẹ so với năm 2007. Còn sang năm 2009, công ty đã khắc
phục được tình hình kết quả kinh doanh, cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng
cao so với năm 2008.
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của công
ty:
• Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài:
- Chính sách pháp luật của Nhà nước:
Mọi hoạt động của Công ty nói riêng và của tất cả các doanh nghiệp
khác trong nền kinh tế nói chung đều chịu sự quản lý của Nhà nước. Thông
qua luật pháp và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành

lang pháp lý cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hướng cho các
hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào
SV: Hồ Thị Tố Thảo Lớp: K42D3

×