Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Kế toán phải trả người bán tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường tại Hải Dương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.45 KB, 51 trang )

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- Về mặt lý luận: Một thực tế không thể phủ nhận rằng trình độ quản lý
kinh doanh ngày càng được nâng cao thì những thông tin kế toán cần thiết
phục vụ cho quản trị kinh doanh ngày càng được đặt ra nhiều hơn,đòi hỏi
công tác kế toán cũng phải ngày càng được nâng cao hơn về chất lượng và
hiệu quả để thực hiện tốt vai trò là công cụ quản lý kinh tế tài chính .Hoàn
thiện công tác tổ chức công tác kế toán ở công ty nói chung là điều thực sự
cần thiết. Do vậy việc xác định được một cách chính xác,trung thực lại hoàn
toàn nhờ vào công tác tổ chức kế toán. Tổ chức kế toán có hợp lý thì thông
tin cung cấp mới đảm bảo được yêu cầu quản lý. Hơn nữa tổ chức công tác
kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm,điều kiện cụ thể của đơn vị đồng thời
phải tôn trọng các nguyên tắc,chuẩn mực,chính sách,chế độ kinh tế tài
chính ,chế độ kế toán lại càng cần thiết và cũng là vấn đề phức tạp.
- Về mặt thực tiễn: Việc vận dụng vào tổ chức công tác kế toán tại Công
ty, nhất là công ty lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hệ
thống dịch vụ du lịch khách sạn,xây dựng các khu đô thị mới,xây dựng cơ
sở hạ tầng…với nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho vấn đề quản lý. Vì
vậy,vấn đề cần cải tiến và hoàn thiện với yêu cầu quản lý, yêu cầu kinh
doanh, mà công tác kế toán các khoản phải trả nói chung và phải trả người
bán nói riêng là một yêu cầu cấp thiết cần hoàn thiện.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề.
Nhận thấy được vấn đề cấp thiết về kế toán tài chính của đơn vị nhất là
mảng kế toán các khoản thanh toán và đặc biệt là kế toán phải trả người
bán. Vì vậy em đã chọn đề tài: “ Kế toán phải trả người bán tại chi
nhánh công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường tại Hải Dương”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
Nhằm tìm hiểu được công tác kế toán toán phải trả người bán tại chi
nhánh công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường tại Hải Dương, phát hiện
những hạn chế để đề xuất các biện pháp hoàn thiện.


1.4. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về nội dung: Kế toán phải trả người bán.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần tập
đoàn Nam Cường tại Hải Dương.
- Giới hạn về thời gian, dữ liệu trong đề tài: Số liệu của Chi nhánh Công
ty Cổ Phần tập đoàn Nam Cường tại Hải Dương trong năm 2009.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản.
+ Quan hệ mua bán: Về cơ bản, mọi cuộc bán hàng đều là
những mối quan hệ bán hàng. Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và
thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp
đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt các quyền hoặc nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.
+ Quan hệ thanh toán: Quan hệ thanh toán được hiểu là một quan hệ kinh
doanh xảy ra khi doanh nghiệp có quan hệ mua bán và có sự trao đổi về một
khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Mọi quan hệ thanh toán đều tồn tại
trong sự cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một khoản tiền theo điều
khoản đã quy định có hiệu lực trong thời hạn cho vay, nợ.
+ Bán hàng: Là một quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá,gợi
tạo và đáp ứng những yêu cầu hay ước muốn của người mua để đáp ứng
nhu cầu thoả đáng về quyền lợi của cả người bán và người mua.
+ Người bán: Là người tiếp cận trực tiếp với khách hàng nhằm giới thiệu
sản phẩm và dịch vụ, duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm
năng.
+ Nợ phải trả (VAS01 ): Là nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp phát sinh
từ các giao dịch trong quá khứ mà Doanh nghiệp phải thanh toán từ các
nguốn lực của mình.
1.5.2. Phân định nội dung của vấn đề.
1.5.2.1. Yêu cầu quản lý các khoản phải trả người bán.
a. Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

* Thanh toán bằng tiền mặt.
Thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các loại hình thanh toán như : thanh
toán bằngtiền Việt Nam, trái phiếu ngân hàng, bằng ngoại tệ các loại và các
loại giấy tờ có giá trị như tiền. Khi nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ thì
bên mua xuất tiền mặt ở quỹ để trả trựctiếp cho người bán. Hình thức thanh
toán này trên thực tế chỉ phù hợp các loại hình giaodịch với số lượng nhỏ và
đơn giản, bởi vì với các khoản mua có giá trị lớn việc thanh toán trở nên
phức tạp và kém an toàn. Thông thường hình thức này được áp dụng trong
thanh toán với công nhân viên, với các nhà cung cấp nhỏ, lẻ…
* Thanh toán không dùng tiền mặt.
Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách tính chuyển tài
khoản hoặcthanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân hàng. Các
hình thức cụ thể bao gồm :
+ Thanh toán bằng Séc.
Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt
của ngânhàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền từ tài khoản của mình trả cho
đơn vị được hưởng có têntrên séc. Đơn vị phát hành séc hoàn toàn chịu
trách nhiệm về việc sử dụng séc. Séc chỉ pháthành khi tài khoản ở ngân
hàng có số dư.
Séc thanh toán gồm có séc chuyển khoản, séc bảo chi ,séc tiền mặt và séc
định mức.
- Séc chuyển khoản : Dùng để thanh toán và mua bán hàng hoá giữa các
đơn vị trongcùng một địa phương. Séc có tác dụng để thanh toán chuyển
khoản không có giá trị đểlĩnh tiền mặt, séc phát hành chỉ có giá trị trong
thời hạn quy định.
- Séc định mức : Là loại séc chuyển khoản nhưng chỉ được ngân hàng đảm
bảo chi tổng số tiền nhất định trong cả quyển séc. Sổ séc định mức có thể
dùng để thanh toán trongcùng địa phương hoặc khác địa phương. Khi phát
hành, đơn vị chỉ được phát hành trongphạm vi ngân hàng đảm bảo chi. Mỗi
lần phát hành phải ghi số hạn mức còn lại vào mặtsau của tờ séc. Đơn vị

bán khi nhận séc phải kiểm tra hạn mức còn lại của quyển séc.
- Séc chuyển tiền cầm tay : Là loại séc chuyển khoản cầm tay, được ngân
hàng đảmbảo thanh toán.
- Séc bảo chi : Là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi số tiền
ghi trên từng tờ séc đó. Khi phát hành séc đơn vị phát hành đưa đến ngân
hàng để đóng dấu đảm bảo chicho tờ séc đó. Séc này dùng để thanh toán
chủ yếu giữa các đơn vị mua bán vật tư, hànghoá… trong cùng một địa
phương nhưng chưa tín nhiệm lẫn nhau.
+ Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.
Uỷ nhiệm thu là hình thức mà chủ tài khoản uỷ nhiệm cho ngân hàng thu
hộ một sốtiền nào đó từ khách hàng hoặc các đối tượng khác.
+ Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.
Uỷ nhiệm chi là giấy uỷ nhiệm của chủ tài khoản nhờ ngân hàng phục vụ
mìnhchuyển một số tiền nhất định để trả cho nhà cung cấp, nộp ngân sách
Nhà nước ,và một sốthanh toán khác…
+ Thanh toán bù trừ.
Áp dụng trong điều kiện hai tổ chức có quan hệ mua và bán hàng hoá hoặc
cung ứng dịch vụ lẫn nhau. Theo hình thức thanh toán này, định kỳ hai bên
phải đối chiếu giữa số tiềnđược thanh toán và số tiền phải thanh toán với
nhau do bù trừ lẫn nhau. Các bên tham giathanh toán chỉ cần phải chi trả số
chênh lệch sau khi đã bù trừ. Việc thanh toán giữa hai bênphải trên cơ sở
thoả thuận rồi lập thành văn bản để làm căn cứ ghi sổ và theo dõi.
+ Thanh toán bằng thư tín dụng - L/C
Theo hình thức này khi mua hàng, bên mua phải lập một khoản tín dụng
tại ngânhàng để đảm bảo khả năng thanh toán tiền hàng cho bên bán. Khi
giao hàng xong ngân hàngcủa bên mua sẽ phải chuyển số tiền phải thanh
toán cho ngân hàng của bên bán. hình thứcnày áp dụng cho các đơn vị khác
địa phương, không tín nhiệm lẫn nhau.
Trong thực tế, hình thức này ít được sử dụng trong thanh toán nội địa
nhưng lại phát huy tácdụng và được sử dụng phổ biến trong thanh toán

Quốc tế, với đồng tiền thanh toán chủ yếulà ngoại tệ.
+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Hình thức này được sử dụng chủ yếu cho các khoản thanh toán nhỏ.
b. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ thanh toán với người bán :
- Phản ánh các khoản phải trả phát sinh sau khi mua hàng và phải thu do
ứng trước tiền mua hàng với từng nhà cung cấp.
- Tổ chức theo dõi kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
- Theo dõi cho từng người bán và ghi chép theo từng lần thanh toán.
- Khi mua hàng đã nhập, đã nhận hàng nhưng cuối kỳ chưa nhận được
chứng từ mua hàng thì số nợ tạm ghi theo giá tạm tính của hàng nhận. Khi
nhận được chứng từ sẽ điều chỉnh theo giá thực tế thoả thuận.
- Phản ánh các nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá phát sinh được người bán
chấp thuận làm thay đổi số nợ sẽ thanh toán.
1.5.2.2. Kế toán phải trả người bán theo chế độ kế toán hiện hành.
a. Chứng từ sử dụng :
- Các chứng từ về mua hàng : hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng (hoặc
hoá đơn VAT ) do người bán lập, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm,
hàng hoá; phiếu nhập kho,biên bản giao nhận TSCĐ. . .
- Chứng từ ứng trước tiền : phiếu thu (do người bán lập)
- Các chứng từ thanh toán tiền hàng mua : phiếu chi, giấy báo Nợ, uỷ
nhiệm chi ,séc…
Tuỳ theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ
chức quảnlý của doanh nghiệp mà lựa chọn số lượng, loại chứng từ sao cho
phù hợp. Trong trườnghợp doanh nghiệp muốn sử dụng loại chứng từ
không có trong quy định nhằm tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho công tác
thanh toán thì càn có văn bản cho phép của Nhà nước.
b. Tài khoản sử dụng.
Sử dụng TK 331, các tài khoản liên quan.
+Kết cấu của TK 331:
Bên Nợ:

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch
vụ, người nhận thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu
xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng sản
phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã
giao theo hợp đồng;
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán
chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào nợ phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và
trả lại người bán.
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp
dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của
số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá
chính thức.
Số dư bên Có:
-Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu
xây lắp.
-Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản
ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả
cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối
kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này
để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.
c. Phương pháp kế toán.
c 1- Kế toán chi tiết.
Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau :
- Căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi
tiết ghi vào sổchi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Mẫu

sổ chi tiết TK 331 đã được bộ tài chính ban hành và hướng dẫn cách ghi
chép. Theo quy định chung, đối với tất cả các khoản phải thu, phải trả có
gốc ngoại tệ phải có sổ chi tiết riêng theo từng đối tượng thanh toán và theo
từng loại ngoại tệ.
Chứng từ
gốc
Sổ chi tiết
TK331
Bảng tổng hợp
chi tiết TK
- Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với
người bán.Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 331.
c 2- Hạch toán tổng hợp.
1- Trường hợp mua chịu :
- Mua vật tư, TSCĐ : Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn, biên bản giao nhận…
ghi tăng nguyên liệu, công cụ, dụng cụ thực nhập theo pp KKTX hoặc ghi
tăng mua hàng theo pp KKĐK.Và ghi giảm tài khoản thanh toán.
- Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay : Ghi tăng các khoản chi phí và
giảm tài khoản thanh toán.
- Khi trả nợ cho người bán, ghi giảm khoản phải trả nhà cung cấp đồng thời
ghi giảm tài khoản phải trả
- Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá và chấp nhận giảm nợ hoặc
nhận nợ với doanh nghiệp, ghi giảm khoản phải trả nhà cung cấp, ghi giảm
cho tài khoản 152, 153 (theo pp KKTX) hoặc ghi giảm cho tài khoản 611
(theo pp KKĐK) đồng thời ghi tăng cho số tiền chiết khấu thanh toán được
hưởng
- Khi trả lại vật tư cho người bán và được người bán xoá nợ hoặc ghi nhận
nợ với doanh nghiệp, ghi giảm khoản phải trả cho nhà cung cấp và ghi giảm
cho các tài khoản tương ứng.
2- Trường hợp ứng trước tiền mua hàng

- Khi ứng tiền cho người bán để mua hàng ghi giảm khoản phải trả cho
nhà cung cấp và ghi giảm cho các tài khoản thanh toán.
- Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước ghi tăng khoản phải trả cho
nhà cung cấp đồng thời ghi tăng cho các tài khoản đối ứng.
- Thanh toán chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước :
+ Nếu ứng trước < trị giá hàng mua đã nhập và doanh nghiệp trả số tiền
còn thiếu ghi tăng khoản trả nợ nhà cung cấp số còn thiếu và ghi giảm tài
khoản thanh toán.
+ Nếu ứng trước > trị giá hàng nhập thì phải thu, khi thu ghi tăng khoản
phải trả nhà cung cấp và tăng tài khoản thanh toán.
- Trường hợp nợ phải trả người bán không ai đòi, kế toán ghi tăng thu nhập
bất thường.
Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp thì không sử
dụng TK133-VAT đầu vào được khấu trừ. Khi đó giá trị vật tư, hàng hoá
mua vào và giá trị hàng mua trả lại là giá bao gồm cả VAT .
3- Trường hợp thanh toán với người bán bằng ngoại tệ :
+ Nếu doanh nghiệp dùng tỷ giá thực tế :
- Khi phát sinh các khoản công nợ đối với người bán thì phải theo dõi cả
số nguyên tệ phát.
- Khi thanh toán : Áp dụng tỷ giá thực tế
Đồng thời ghi đơn bên Có TK007
Cuối kỳ đối với các khoản phải thu, phải trả người bán có gốc ngoại tệ thì
phải tiếnhành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế cuối kỳ, số chênh lệch lãi ghi
vào TK 515, nếu lỗ ghi vàoTK 635, đầu kỳ kế toán tiếp theo sẽ ghi ngược
lại xoá số dư trên TK 635 và TK 515.
- Nếu tỷ giá tăng ghi tăng chi phí tài chính cho các khoản lỗ về tỷ giá hối
đoái và ghi tăng khoản phải trả người bán.

- Nếu tỷ giá giảm ghi giảm khoản phải trả người bán đồng thời ghi giảm
về doanh thu hoạt động tài chính.

Đầu kỳ kế toán sau ghi ngược lại.
4 - Trường hợp bù trừ công nợ
Khi một tổ chức, cá nhân vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấpcủa
doanh nghiệp, nếu có sự đồng ý của cả hai bên thì có thể bù trừ công nợ.
5- Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản phải trả cho người bán có gốc
ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm lập báo cáo tài
chính và được hạch toán như sau:
-Tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân
hàng nhà nước công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính lớn hơn tỷ giá
đang phản ánh trên sổ Kế toán tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh
lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái ( 4131, 4132)
Có TK 331- Phải trả cho người bán
- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính
các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối
niên độ

Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán :

Trả lại tiền thừa (nếu có)
TK 111,112 TK 331
-TT cho NCC bằng tiền
-Ứng trước tiền chi NCC
TK152,611,211,627
-TT thêm nếu thiếu - Mua chịu hàng.
-Đã trả theo giá hạch toán - Nhận hàng đã ứng trước
Hoặc thực tế.
TK 311,341 TK 133
TT bằng tiền vay VAT được

Khấu trừ
TK 152,611 TK 152,153,156,211…

Giảm giá, trả lại hàng - Tỷ giá thực tế
- Tỷ giá hạch toán
TK 133 TK 431
Chênh lệch tỷ giá

TK 511

Chiết khấu mua hàng
TK 711
Nợ vắng chủ


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích
thực trạng
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
* Dữ liệu sơ cấp: Từ các chứng từ, các thông tin về công ty.
- Sử dụng mẫu phiếu điều tra để thu thập dữ liệu.
(Mẫu phiếu điều tra và bảng tổng hợp kết quả điều tra – Phần phụ lục)
- Phỏng vấn các anh chị trong phòng kế toán của công ty.
- Thu thập , ghi chép.
Mục đích của quá trình phỏng vấn để thu thập các thông tin phục vụ cho
quá trình tìm hiểu về hoạt động cũng như phương thức làm việc của công ty
trong các lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động kế toán mà cụ thề
là trong công tác kế toán phải trả người bán.
+Những người được điều tra phỏng vấn
1. Nguyễn Thị Phương – Kế toán tổng hợp bán hàng

2. Hà Minh Nhơn – Phụ trách kế toán quản trị và kế toán thuế
3. Lều Thị Kim Dung – Kế toán bán hàng
4.Trần Thị Điệp – Kế toán thanh toán
5. Đinh Thị Huyền –Kế toán kê khai thuế.
+Nội dung phỏng vấn.
Quá trình phỏng vấn được xoay quanh nội dung hoạt động kế toán tại
công ty. Những mẫu câu hỏi được sử dụng trong quá trình điều tra phỏng
vấn:
1.Ông (bà ) đang làm việc ở bộ phận kế toán nào ?
2.Theo ông (bà ) điểm mạnh trong hoạt động kế toán của công ty trong
việc đáp ứng với yêu cầu công việc ?
3.Trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và trong lĩnh vực
kế toán nói riêng (cụ thể là trong phạm vi kế toán phải trả người bán) mà
theo ông (bà ) còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như trong
quá trình hội nhập để phù hợp với xu hướng ngày nay ?
4.Giải pháp (nếu có) nào mà theo ông (bà ) mà công ty nên áp dụng để
nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán.
5.Đáng giá, cho điểm mức độ đáp ứng yêu cầu công việc (kèm theo
phiếu)
* Dữ liệu thứ cấp:T ừ các sổ kế toán.
+Sổ kế toán - Chứng từ kế toán
- Sổ nhật ký chung
- Sổ chi tiết tài khoản
- Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản
- Sổ cái
+ Điều tra, ghi chép tại phòng kế toán của công ty.
Từ việc xem xét các số liệu, cách thức cũng như quy trình tiến hành vào
sổ để có thể kiểm tra nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên
quan đến hoạt động của Doanh nghiệp có được ghi chép đầy đủ và chính
xác. Qua đó, có thể đối chiếu với các số liệu thu thập được.

2.2. Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán
phải trả người bán tại Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Nam
Cường Hải Dương
2.2.1 - Đánh giá về môi trường bên ngoài.
+ Môi trường Kinh tế:
Việt Nam đang trong giai đoạn nhanh về sự hội nhập và phát triển kinh tế
với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Điều đó vừa mang lại nhiều cơ hội
cho sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản du lịch lữ hành khi mà nền
kinh tế phát triển ngày càng phát triển kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu
của con người.
+ Môi trường Chính trị.
Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của
các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Việt Nam là nước theo đánh giá của
cộng đồng quốc tế là nước có nền chính trị khá ổn định, chính sách pháp
luật ngày càng ổn định và ngày càng sát với thực tế cũng như xu thế phát
triển của dân tộc và quốc tế tạo ra sự an tâm và tin tưởng đối với những nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
+ Môi trường văn hóa, xã hội.
Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời được đúc kết từ hàng ngàn năm lịch
sử. Một nền văn hóa truyền thống được kế thừa và phát triển qua các thế hệ,
có sự tiếp thu và kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới nhưng vẫn
giữ được những tinh hoa vă hóa dân tộc. Một xã hội ổn định và không
ngừng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng nâng cao.Trình độ dân trí không
ngừng được nâng cao. Nguồn lực con người ngày càng cao và dần đáp ứng
được với nhu cầu của Xã hội.
2.2.2 - Đánh giá về môi trường bên trong.
+Nhân lực: Chi nhánh công ty có một đội ngũ cán bộ,công nhân viên được
đào tạo bài bản giàu kinh nghiệm. Bộ máy quản lý bao gồm bộ phận lãnh
đạo, các phòng ban quản lý và các đơn vị sản xuất cơ sở được tổ chức ra

nhằm thực hiện chức năng quản lý toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh và đời sống của công nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
+ Chính sách và định hướng phát triển: Khuyến khích sự sáng tạo và đổi
mới trong quản lý điều hành cũng như trong sản xuất, không ngừng nâng
cao hiệu quả trong công việc.
2.3: Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập và thực trạng kế toán phải
trả người bán tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường tại
Hải Dương.
2.3.1: Đặc điểm, yêu cầu quản lí.
2.3.1.1: Nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh.
Chi nhánh công ty TNHH tập đoàn Nam Cường,nay là Chi nhánh công ty
Cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội tại Hải Dương.Trụ sở đặt tại Km 4-
Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tứ Minh –TP Hải Dương.
Với nội dung hoạt động khá phong phú, chi nhánh không chỉ kinh
doanh các sản phẩm trên thị trường bất động sản;kinh doanh du lịch dịch vụ
khách sạn, xây dựng cơ sở hạ tầng,dân dụng và công nghiệp, mà còn trực
tiếp nhập khẩu, nhận ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng, vật tư, nguyên
liệu, máy móc, thiết bị…
* Các nhóm mặt hàng kinh doanh:
Mặt hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước: Các sản phẩm kinh doanh
lương thực, vật tư xây dựng; vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường
thủy, đường bộ; kinh doanh du lịch thương mại khách sạn nhà hàng; kinh
doanh bất động sản; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng
và kinh doanh nhà ở, giao thông cầu đường; dịch vụ cho thuê kho bãi;
phương tiện vận tải; dịch vụ môi giới việc làm, dịch vụ mua bán điện…
2.3.1.2: Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
a. Chức năng của chi nhánh.
- Chi nhánh có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các
nguồn lực khác của công ty Cổ phần Tập Đoàn Nam Cường (Công ty mẹ )
giao theo quy định của pháp luật.

- Có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh ,đổi mới công nghệ, trang
thiết bị.
b. Cơ cấu bộ máy quản lý của chi nhánh.
Tổ chức bộ máy quản lý là một hệ thống bao gồm bộ phận lãnh đạo, các
phòng ban quản lý và các đơn vị sản xuất cơ sở được tổ chức râ nhằm thực
hiện chức năng quản lý toàn diện trên các lĩnh vực quản lý kinh doanh và
đời sống của công nhân viên trong công ty.
+ Ban lãnh đạo gồm : Giám đốc, các Phó giám đốc, Trưởng ban quản lý
đô thị.
+ Các phòng ban chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo: Phòng hành
chính, Phòng kế toán tài chính, Phòng kế hoạch kỹ thuật, đội trắc đạc và
Ban quản lý dự án.
C . Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập
đoàn Nam Cường tại Hải Dương.

2.3.1.3: Đặc điểm cơ cấu tổ chức trong bộ máy kế toán chi nhánh
a. Chức năng:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm toàn diện trước
Giám đốc về hiệu quả trong việc thực hiện công tác tài chính, kế toán theo
quy định của Chi nhánh và pháp luật của Nhà nước.
b. Nhiệm vụ.
1. Tham mưu, giúp việc giám đốc xây dựng hệ thống quản lý kinh tế và chỉ
đạo nghiệp vụ cho hệ thống kế toán trong toàn Chi nhánh.
2. Xây dựng trình giám đốc kế hoạch vốn và tổ chức thực hiện kế hoạch
nhu cầu về vốn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh, đầu tư của
chi nhánh .
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM
CƯỜNG HÀ NỘI
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM
CƯỜNG HÀ NỘI TẠI HẢI DƯƠNG

PHÒNG
TC-HC
PHÒNG
TC-KT
PHÒNG
KD
PHÒNG
KH-KT
ĐỘI BẢO
VỆ
BQL KHU
ĐÔ THỊ
MỚI
TỔ ĐIỆN
ĐỘI TRẮC
ĐẠC
ĐỘI CÂY
XANH
3. Tham gia, xây dựng, điều chỉnh các quy định, các thủ tục quản lý tài
chính, kế toán trình cấp trên phê duyệt.
4. Phân tích hoạt động tài chính, đưa ra những nhận định, những đề xuất để
thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, công tác kế toán báo cáo Giám đốc.
5. Thực hiện công tác hạch toán kế toán và báo cao thuế theo đúng quy
định của Nhà nước và Công ty. Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, hợp lý, hợp
lệ của các Chứng từ đầu vào.
6. Đối chiếu công nợ với khách hàng, chủ hàng theo định kỳ hoặc đột xuất;
báo cáo và đề nghị thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản công nợ.
7. Kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán khối lượng xây dựng, lắp đạt đã hoàn
thành.
8. Lập và nộp báo cáo về công tác kế toán thuế theo quy định của công ty

và của Nhà nước. Kiểm tra, rà soát và chuẩn bị tài liệu để quyết toán với cơ
quan thuế. Bảo mật thông tin kế toán,lữ trữ hồ sơ chứng từ kế toán.
9. Cập nhật, tìm hiểu các chủ chương chính sách và các quy định của Nhà
nước có liên quan đến công tác quản lý tài chính, kế toán như : Chính sách
thuế , pháp lệnh kế toán thống kê
10. Thực hiện chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
Thực hiện đầy đủ các báo cáo kế toán thống kê và kế toán quản trị trình
Giám đốc và ban tài chính, kế toán công ty.
11. Hàng tháng trình Giám đốc báo cáo kết quả hoạt động tài chính, kế
toán trong tháng và kế hoạch công tác tài chính kế toán tiếp theo.
c. Quyền hạn
1. Được quyền kiểm tra tình hình chấp hành các quy định về tài chính kế
toán của các phòng ban trong Chi nhánh.
2. Được quyền chủ động, bố trí phân công nhiệm vụ cho các nhân viên
thuộc phòng.
d. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
e. Hình thức kế toán: Hình thức kế toán nhật ký chung.
Với hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật
ký chung theo thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ
đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ
phát sinh .Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có ).
- Sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này được thể hiện qua sơ đồ sau:

KẾ TOÁN
TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KT

BÁN HÀNG
02 PHÓ PHÒNG
KẾ TOÁN PHỤ
TRÁCH HẠCH
TOÁN KT
KẾ
TOÁN
NỘI
BỘ
KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN
THỦ
QUỸ
KẾ
TOÁN
THUẾ
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP
KẾ
TOÁN
BÁN
HÀNG
KẾ
TOÁN
BÁN
HÀNG

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu hoặc kiểm tra
f. Chương trình kế toán máy công ty áp dụng.
Nhằm hiện đại hóa khâu hạch toán, giúp nhà lãnh đạo có thông tin kịp
thời để xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Tổng công ty đã áp dụng
chương trình kế toán trên máy vi tính để phục vụ cho công tác kế toán ở
Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
Nhận thấy ưu điểm của phần mềm Fast công ty đã đưa vào sử dụng phần
mềm này từ năm 2005. Phần mềm Fast là một chương trình phần mềm được
thiết kế nhằm thực hiện việc ghi nhận, phân loại, xử lý và kết xuất thông tin
kế toán.
2.3.2: Thực trạng kế toán phải trả người bán tại chi nhánh công ty cổ phần
tập đoàn Nam Cường tại Hải Dương.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI
SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
SỔ NHẬT
KÝ ĐẶC
BIỆT
BẢNG TỔNG HƠP CHI
TIẾT
SỔ,THẺ KT CHI TIẾT
2.3.2.1: Chớnh sỏch k toỏn ti chi nhỏnh cụng ty c phn tp on Nam
Cng ti Hi Dng.
- Nm ti chớnh : 2009
- Ch ti khon ỏp dng: Cụng ty ỏp dng h thng ti khon k toỏn

doanh nghip theo quyt nh 15/2006/Q/CKT ngy 20/03/2006 ca B
ti chớnh. Vic m cỏc ti khon chi tit cp 2 v cp 3 c thc hin theo
ỳng ch v phự hp vi c im hot ng sn xut kinh doanh ca
Cụng ty.
- Thu GTGT: Cụng ty ỏp dng theo phng phỏp khu tr
- H thng bỏo cỏo ti chớnh, bỏo cỏo kt qu kinh doanh v bng cõn i
k toỏn: Vo cui mi nm ti chớnh, cụng ty s chun b 02 bn bỏo cỏo ti
chớnh. Bỏo cỏo ti chớnh bao gm: Bng cõn i k toỏn, bng cõn i phỏt
sinh cỏc ti khon k toỏn, bỏo cỏo kt qu hot ng SXKD, bỏo cỏo lu
chuyn tin t, tỡnh hỡnh thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp
Nhà nớc, Thuế GTGT đợc khấu trừ miễn giảm, thuyết minh báo cáo tài
chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo tài chính đợc Giám
đốc, kế toán trởng ký tên, đóng dấu. Một bản đem nộp cho Cục thuế, chi cục
thuế nơi Công ty đăng ký mã số thuế, đăng ký hoạt động kinh doanh, còn
một bản lu tại công ty.
- Ngôn ngữ sử dụng trong kế toán: Tiếng Việt Nam và tiếng Anh.
- Đơn vị sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (Các đồng tiền khác phát
sinh đều đợc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nớc
Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế).
- Đơn vị đo lờng sử dụng trong kế toán: theo hệ thống đo lờng chính thức
áp dụng tại Việt Nam.
- Hch toỏn hng tn kho: n v ỏp dng k toỏn hng tn kho theo
phng phỏp kờ khai thng xuyờn.
2.3.2.2: Đặc điểm các khoản phải trả người bán tại Chi nhánh Công ty cổ
phần tập đoàn Nam Cường tại Hải Dương.
- Các khoản phải trả người bán tại Nam Cường Hải Dương:
+ Phải trả người bán vật tư, hàng hóa, dịch vụ (VNĐ)
+ Phải trả người bán, nhà thầu xây lắp (VNĐ)
+ Phải trả người bán trong nước (VNĐ)
- Mặc dù các nhà cung cấp của công ty bao gồm cả nhà cung cấp trong

nước và nước ngoài nhưng đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty chủ yếu
tính bằng VNĐ. Các khoản phải trả tại Chi nhánh Công ty cổ phần tập đoàn
Nam Cường tại Hải Dương chủ yếu là Phải trả người bán vật tư, hàng hóa,
dịch vụ (VNĐ). Trong phạm vi chuyên đề, em chủ yếu đề cập tới đặc điểm
này.
2.3.2.3: Kế toán các khoản phải trả người bán tại Chi nhánh Công ty cổ
phần tập đoàn Nam Cường tại Hải Dương.
a. Các chứng từ sử dụng để thanh toán bao gồm :
+ Hoá đơn VAT, hoá đơn bán hàng, vận đơn, giấy báo Nợ của Ngân hàng
( séc tiền mặt, séc chuyển khoản, uỷ nhiệm chi ).
+ Phiếu Chi.
b. Tài khoản và vận dụng tài khoản
Để hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, kế toán sử dụng tài
khoản : TK 331- Phải trả người bán. Tài khoản này được chi tiết thành các
tài khoản cấp 2 :
- TK 3311 : Phải trả người bán
- TK 3312 : Đặt trước cho người bán
Các tài khoản này được mở chi tiết cho từng người bán, cả những nhà
cung cấp thường xuyên và nhà cung cấp nhỏ, lẻ.
Tất cả các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp của công ty đều được
hạch toán qua TK331 bao gồm cả trường hợp thanh toán ngay bằng tiền.
Công ty áp dụng tỷ giá thực tế.
c. Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết.
- Nhật ký mua hàng
- Bảng kê mua hàng
- Sổ chi tiết tài khoản 331
- Sổ tổng hợp tài khoản 331
- Sổ cái tài khoản 331
* Liên quan đến nghiệp vụ kế toán phải trả người bán tại Chi nhánh công
ty cổ phần tập đoàn Nam Cường tại Hải Dương và các mẫu biểu được sử

dụng cho các nghiệp vụ kế toán sử dụng tại Công ty được trình bày qua các
ví dụ dưới đây.
Ví dụ 1: Ngày 2/8/2009 Công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường (chi nhánh
Hải Dương ) mua hàng của Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. Giá trị
hàng mua 42.638.000đ,thuế suất 10%. Hình thức thanh toán chuyển khoản,
thời hạn thanh toán theo thỏa thuận.
Cùng ngày hàng mua được mang về công ty. Định khoản các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh: (đv :VNĐ)
1.Máy in HP laser Jet 5200L 2.Máy Fax Sharp-GQ 72
Nợ TK 211 : 3.840.000 Nợ TK 211 : 38.798.000
Nợ TK 133 : 384.000 Nợ TK 133 : 3.879.800
Có TK 1121 :4.224.000 Có TK 1121:42.677.800

×