Bộ Môn Luật Hiến Pháp Trường Đại Học Luật Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Nhìn lại chặng đường lịch sử, cách đây 65 năm, ngày 6/1/1946,
sau năm tháng giành được độc lập. Dưới sự chỉ đạo tài tình của Đảng và chủ
tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành cuộc tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội đầu tiên
của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Ngay sau khi ra đời, Quốc hội đã bắt đầu thực hiện được sứ mệnh của
mình. Bản thân Quốc hội là do nhân dân bầu ra, là cơ quan đại biểu cho chính
quyền nhân dân. Đây là một vị trí vô cùng to lớn, cũng xuất phát từ vị trí này
mà Quốc hội luôn mang những nhiệm vụ và chức năng riêng có của mình,
xứng đáng là cơ quan đại diện của nhân dân. Em xin chọn đề tài”Quốc hội –
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Để làm rõ hơn vị trí, thức có
hạn, không tránh được những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy
cô, để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!!
NỘI DUNG
I. Sự phát triển của Quốc hội qua bốn bản hiến pháp 1946, 1959, 1980,
1992
Trong bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam. Quốc hội chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, ngay trong bản hiến pháp
đầu tiên của nước ta, ở điều 22 - Hiến pháp 1946, Nghị viên nhân dân đã
được ghi nhận “ là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa”. Đến Hiến pháp 1959, tại điều 43 đã khẳng định:”Quốc hội là cơ
quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” và “Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”(điều 44). Vai trò của Quốc hội
tiếp tục được tăng cường và phát triển hơn. Đặc biệt là quy định về
1
Bộ Môn Luật Hiến Pháp Trường Đại Học Luật Hà Nội
vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội. Thì ở Hiến
pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đã nói rõ điều này. Tại điều 82 – Hiến pháp
1980, điều 83 – Hiến pháp 1992 quy định “Quốc hội – là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”.
Qua bốn bản hiến pháp, ta có thể thấy được vị trí, tính chất, chức năng
của Quốc hội ngày được hoàn thiện hơn và được nâng lên rõ rệt. Ngày càng
khẳng định được vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất.
II. Quốc hội – Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
Với vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, vì thế mà
Quốc hội là cơ quan duy nhất do chính cử tri trong cả nước bầu ra, đại diện
cho nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước. Đại diện cho ý chí, lợi ích của
nhân dân lao động. Vì vậy mà Quốc hội mang rõ tính chất đại diện và tính
chất quần chúng.
Các đại biểu của Quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và
những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước, được nhân dân
tín nhiệm bầu ra.
Trên cơ sở đó thì mục tiêu hoạt động của Quốc hội là người đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân thì phải vì lợi ích của nhân dân cả
nước. Có những mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân để nắm vững tâm tư và
nguyện vọng gcủa nhân dân.
Là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội cần phải có
những quyền lực cần thiết để hiện thực hóa mục tiêu hoạt động của mình. Vì
2
Bộ Môn Luật Hiến Pháp Trường Đại Học Luật Hà Nội
vậy mà Quốc hội có những quyền hạn to lớn để thiết lập trật tự chính trị, pháp
lí trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo điều 83 – Hiến pháp 1992
“Quốc hội quy định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc về tổ
chức và hoạt động bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của
công dân”. Vậy. Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quốc gia, quyết
định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia hay các vấn đề quan trọng của
chúng nhân dân về mọi hoạt động của mình, Quốc hội phải chịu sự giám sát
của nhân dân.
Với những vị trí, tính chất trên, Quốc hội xứng đáng là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân.
III. Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Quốc hội là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước, nhận
quyền lực trực tiếp từ nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực của
nhân dân, biến quyền lực nhân dân thành quyền lực nhà nước.
Vì vậy, với vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước thì nhiệm
vụ và quyền hạn của Quốc hội được chia ra thành các lĩnh vực khác nhau:
1. Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp
“Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”(điều
83 – Hiến pháp 1992). Điều đó xuất phát từ vị trí, tính chất của cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất. Để cụ thể hơn vấn đề này, tại điều 84 Hiến pháp năm
1992 qui định chỉ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn làm Hiến pháp, sửa đổi
Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh. Bởi lẽ, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, trong đó quy
định các vấn đề quan trọng về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, cơ cấu tổ
3
Bộ Môn Luật Hiến Pháp Trường Đại Học Luật Hà Nội
chức bộ máy nhà nước. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lí sau Hiến pháp. Vì
vậy, Hiến pháp và Luật luôn thể hiện được đường lối và chủ trương của đảng,
trong việc thi hành và thực hiện pháp luật.
Hiến pháp, Luật của Quốc hội là căn cứ để các văn bản quy phạm pháp
luật ban hành, các văn bản đó khi ban hành ra, không được trái với nội dung,
tinh thần của Hiến pháp và Luật của Quốc hội.
Vì vậy chỉ có quốc hội mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có
hiệu lực pháp lí cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất.
Ở nước ta, quyền lập hiến và lập pháp đều thuộc về Quốc hội.Quốc hội
giữ quyền làm Hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi Hiến pháp và Quốc hội có
quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật.
Quốc hội còn có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh. Đây là một điểm mới mà Hiến pháp năm 1980 chưa quy định. Hiến pháp
1992 đã bổ sung quyền này nhằm bảo đảm cho hoạt động lập pháp của Quốc
hội có hiệu quả hơn.
2. Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Vì vậy, Quốc hội có quyền quyết định những
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đối nội, đối ngoại, an ninh quốc phòng của
quốc gia (theo điều 83 – hiến pháp 1992). Để cụ thể hơn điều này, tại điều 84,
Hiến pháp 1992, đã có những quy định rõ ràng hơn.
Trong lĩnh vực kinh tế. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán
ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, quy định, sửa đổi hoặc
bãi bỏ các thứ thuế.
4
Bộ Môn Luật Hiến Pháp Trường Đại Học Luật Hà Nội
Trong vấn đề chiến tranh và hòa bình. Quốc hội quy định về tình trạng
khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc
gia.
Về đối ngoại. Phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước mà Chủ tịch nước
trực tiếp kí. Phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được kí kết
hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3.Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước
Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc xây dựng, củng cố, phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương
tới địa phương.
Các cơ quan được tổ chức theo mô hình nào, hoạt động ra sao đều do Quốc
hội xem xét, lựa chọn, quyết định tại kì họp Quốc hội và được thể hiện trong
Hiến pháp và các văn bản luật tổ chức.
Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những người đứng đầu các
cơ quan khác của nhà nước. Ví dụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội…Nhiệm kỳ hoạt động của các cơ quan nhà nước do Quốc hội
thành lập là theo nhiệm kỳ của Quốc hội và hoàn toàn thuộc thẩm quyền của
Quốc hội( khoản 7 – điều 84, Hiến pháp 1992)
Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ của Chính
phủ. Thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương. Thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc
biệt.
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của chủ tịch nước, chính phủ, thủ
tướng chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, hội
đồng nhân dân khi các văn bản đó trái với Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của
Quốc hội.
5