Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 64 trang )

PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Việt Nam là một trong những nước có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp
chế biến thủy sản. Với bờ biển dài trên 3200km, diện tích mặt biển rộng và khí hậu nhiệt
đới gió mùa nên vùng biển nước ta có nhiều loài hải sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Theo thống kê sơ bộ, biển Việt Nam có khoảng 2000 loài cá, trong đó đã định tên gần 800
loài và hơn 40 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài nguồn cá, nước ta còn có nguồn đặc sản
quý chiếm 20% tổng sản lượng thủy sản nói chung và có một vị trí kinh tế đáng kể. Đó là
các loài: tôm, cua, ghẹ, mực, nghêu, sò,…Bên cạnh những thuận lợi về trữ lượng hải sản,
nước ta còn có diện tích mặt nước rất lớn với hệ thống sông ngòi chằng chịt để phát triển
nuôi tôm đồng, tôm nước lợ, nuôi cá và các loài thủy đặc sản khác.
Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên
của tổ chức nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC). Ngành chế biến thuỷ sản có chiều hướng
phát triển tốt. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng cao do các cơ sở chế
biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm
2009, Việt Nam đã có 544 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp, trong đó
410 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh
thực phẩm, 414 doanh nghiệp đã áp dụng các quy phạm để đạt tiêu chuẩn sản xuất sạch
hơn, được phép xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên
bang Nga… Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 269 doanh nghiệp chế biến
được cấp phép xuất khẩu vào thị trường EU.
Ngày 11 tháng 01 năm 2006 thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 10/2006/QĐ-TTg
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020, theo đó tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và
dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và
đồng bằng Nam Bộ. Đa dạng cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến, đồng thời phát triển sản
xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và
sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch
xuất khẩu cao.
Ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản phải nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới


công nghệ, đổi mới trang thiết bị các cơ sở chế biến thuỷ sản hiện có và phát triển thêm để
nâng tổng công suất cấp đông lên 3.700 - 4.500 tấn/ngày vào năm 2012; các cơ sở chế biến
thủy sản (theo phương thức công nghiệp) đều đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ
sinh và thú y thuỷ sản; phấn đấu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn
quốc tế ở doanh nghiệp có điều kiện; đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản chế biến, nâng tỷ
trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng và tươi sống. Đến năm 2015 đưa sản lượng
thuỷ sản chế biến xuất khẩu đạt 965.000 tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.
[Type text] Page 1
ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ
Bản đồ Thanh Hóa . (được chụp qua vệ tinh)
Thanh Hoá là một tỉnh ven biển nằm ở Bắc Trung Bộ, với tiềm năng phong phú về
biển, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích vùng biển khoảng 23.000 km
2
, bờ biển dài 102 km với
7 cửa lạch trong đó có 3 cửa sông lạch lớn là Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Bạng đang
được tập trung quy hoạch đầu tư xây dựng thành những trung tâm nghề cá lớn của tỉnh,
kinh tế thuỷ sản của tỉnh ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với
dân số 3.673 ngàn người bằng 4.5% dân số cả nước với 27 huyện, thị xã, thành phố.
[Type text] Page 2
Cảnh thu mua nguyên liệu trên tàu.
Tàu khai thác tại địa phương.
[Type text] Page 3
PHẦN II
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
1) Quy mô thị trường hiện tại và tương lai:
Hiện nay toàn tỉnh có 2 xí nghiệp chế biến thủy sản lớn là : Công ty Cổ phần Thủy sản
Thanh Hóa, với suất: 5.600 tấn sản phẩm/năm; Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Thanh
Hóa, năng suất: Hóa 6.300 tấn sản phẩm/năm; ngoài ra còn có một số Doanh nghiệp tư
nhân khác cũng cùng tham gia vào lĩnh vực chế biến Thủy Sản của tỉnh và cung cấp một số
lượng không nhỏ về Thủy Hải Sản thông qua hệ thống siêu thị,đặc biệt là khu vực Hà Nội

và một số tỉnh lân cận khu vực phía Bắc. Nhìn chung năng lực chế biến thủy sản của các
doanh nghiệp và của các công ty trong tỉnh còn tương đối yếu chưa thể đảm nhận hết các
nguồn nguyên liệu hiện có của địa phương.
Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang 37 thị trường chính, nhưng chủ yếu sang
Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đứng thứ nhất về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Nhật Bản với
760.725.464 USD, chiếm 17,89% tổng kim ngạch; tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ với
711.145.746 USD, chiếm 16,73%.
Trên cơ sở này, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 sẽ tăng khoảng 7,6% so với năm 2010 và đạt
khoảng 4,8 tỷ USD. Còn theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
năm nay sẽ đạt 4,7 tỉ USD do kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản… là
những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh
chóng trong thời gian tới .Đó là dấu hiệu tốt và đáng mừng cho nghành khai thác,nuôi
trồng,chế biến và xuất khẩu Thuỷ Hải Sản của Việt Nam trong những năm tới .Thúc đẩy
và làm thay đổi tỷ trọng về cơ cấu xuất khẩu chung của cả nước.Đó cũng là cũng là cơ sở
và là tiền đề để đưa nghành Thủy sản của Việt Nam nói chung và nghành chế biến nói
riêng mở rộng ra khu vực và thế giới.
[Type text] Page 4
Sản phẩm tôm đã được sơ chế.
2) Vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm:
 Về thị trường trong nước:
Trong gian gần đây khi mà dịch cúm gia cầm thường xuyên xảy ra với thời gian
dài trên cả nước thì người dân có xu hướng chuyển từ nguồn thực phẩm gia cầm
sang nguồn thực phẩm thay thế là Thủy hải sản .Vì vậy thị trường thủy sản trong
nước cũng được nhiều công ty và doanh nghiệp chú ý và có hướng mở rộng, thông
qua hệ thống phân phối là siêu thị, những cửa hàng phân phối thủy sản và những
đầu mối chợ tiêu thụ với số lượng lớn đặc biệt là ở những thành phố lớn như :TP
Hà Nội , Lạng Sơn ,Quảng Ninh, chợ Long Biên.. người tiêu dùng trong nước cũng
khá quen thuộc với những sản phẩm thủy sản này, với giá thành phù hợp, tiện lợi,
đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và hàm lượng dinh dưỡng có trong sản phẩm.

Bên cạnh, đó với hệ thống nhà hàng, khách sạn ngày được mở rộng thì đó cũng
là thị trường tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm, ở lĩnh vực này khách hàng yêu cầu
những sản phẩm phải thực sự đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh, nhưng
cũng có phần dễ chịu hơn với nhà cung cấp so với thị trường xuất khẩu. Có thời
điểm thị trường xuất khẩu Thủy sản gặp khó khăn ở thị trường xuất khẩu nước
ngoài khi xuất khẩu.Do những dào cản về thuế, về mặt pháp lý và những đòi hỏi
khắt khe về tiêu chuẩn của sản phẩm khi xuất khẩu vào những thị trường này ngày
càng khắt khe hơn.
[Type text] Page 5
Với việc kêu gọi “Người Việt dùng hàng Việt” thì ý thức của người tiêu dùng đã có
nhiều thay đổi và đang chuyển biến tích cực, rõ rệt. Để làm tốt được điều này chính
doanh nghiệp đã tự thay đổi nhiều về việc đánh giá đúng về thị trường nội địa và có
nhiều sự thay đổi về công nghệ chế biến, việc bảo quản từ khâu khai thác ,vận
chuyển, đến việc tạo ra những sản sản phẩm có chất lượng cao,mẫu mã, giá cả phù
hợp …và dịch vụ tốt trong phân phối để thu hút người tiêu dùng trong nước.
 Về thị trường nước ngoài:
Mặt hàng thủy sản không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn cả trên thế giới. Do
đó ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, nhà máy sẽ tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra thế
giới. Ngoài thị trường chính là EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ thì doanh nghiệp sẽ mở rộng sang
các nước Đông Âu, Bắc Phi, Ấn Độ
Hiện nay một số thông tin không chính xác về sản phẩm cá tra, cá ba sa ở một số thị trường
đã được minh oan như: cuối năm 2009, Bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã công nhận cá
tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên
minh châu Âu. Ngoài ra, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (JVEPA) chính
thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được
hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế xuất khẩu
xuống 1-2%... Đây là điều kiện thuận lợi cho DN thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị
trường này.
Bộ Công thương đánh giá, năm 2011, có thể tăng xuất khẩu thủy sản sang EU. Các nước
EU nhập nhiều nhất philê cá đông lạnh, chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng và cá tra, sau đó

là tôm đông lạnh và cá ngừ. Trị giá nhập khẩu cả khối EU khoảng 42 tỷ USD/năm. Nhưng
xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, dự kiến
năm 2011 nâng tỷ lệ này lên 3,7% (khoảng 1,6 tỷ USD). Một số thị trường khác cũng rất
quan trọng như Hàn Quốc, Nga, Trung Đông đang trở thành những thị trường không thể bỏ
qua với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
[Type text] Page 6
Hiệp hội của các nhà chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất
khẩu sang hai thị trường Bắc Mỹ trong năm đã tăng gấp hơn năm năm qua. Các thị trường
truyền thống có kinh nghiệm tương tự. Xuất khẩu sang Nhật Bản đã kiếm được hơn $
10.000.000 Mỹ và Đài Loan tăng gấp đôi đến 1.000.000 $.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu bị giảm cả giá trị và số lượng. Các thành
viên VASEP đã đổ lỗi một phần vấn đề về pháp luật mới của EC nhằm đấu tranh chống bất
hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU) đánh cá. Các doanh nghiệp
lo ngại rằng những thách thức ngày càng nhiều trước khi xuất khẩu thủy sản sang EU phải
có xác nhận pháp lý và chứng nhận sự phù hợp là một vé vào cửa cho hải sản của Việt
Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong khi xuất khẩu thủy sản
sang một số thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Mỹ, EU gặp nhiều khó khăn, nhiều
doanh nghiệp đã chuyển hướng khai thác các thị trường mới như: Cộng hòa Síp, Bra-xin,
Ca-na-đa, Phi-li-pin, U-ru-goay, U-crai-na, An-giê-ri… Bên cạnh việc chú trọng mở rộng
thị trường, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã có kế hoạch xây dựng các nhà máy
chế biến nhằm tăng công suất và đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản. Nhiều công ty đã chọn
mô hình khép kín từ nuôi trồng đến gia công chế biến theo quy trình công nghệ tiên tiến
của nước ngoài. Quy hoạch vùng nuôi cá theo hướng sạch,an toàn vệ sinh vừa đảm bảo
nguồn nước và môi trường cho người dân xung quanh khu vực; vừa tạo ra sản phẩm an
toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo tốt cho việc xuất khẩu.
[Type text] Page 7
PHẦN III
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DỰ ÁN:
A) HÌNH THỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN, CỐNG SUẤT CỦA DỰ ÁN:

1. Hình thức đầu tư của dự án: công trình xây dựng mới.
2. Công suất của dự án:
Sản lượng thiết kế của nhà máy là: 3.577.511 Kg tôm/năm và 832.622Kg cá/năm.
Theo thực trạng nguồn nguyên liệu thủy sản hiện nay, các vùng nguyên liệu ở Việt Nam
còn chưa được quy hoach, sản xuất tràn lan, không hiệu quả,…dễ dẫn tới tình trạng
thiếu nguyên liệu. Hơn nữa ngành thủy sản là ngành có độ rủi ro cao, nguồn nguyên
liệu thủy sản chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố tự nhiên bên ngoài như môi trường,
dịch bênh,…
Do đó dự kiến công suất hoạt động của nhà máy như sau:
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
Tôm
75% 70% 65% 65% 60% 75% 75% 60% 70% 60%

70% 50% 65% 60% 55% 70% 60% 75% 60% 70%
 Một số mẫu đơn cơ bản trong quá trình thành lập công ty:
Mẫu MĐ-1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN


KÍNH GỬI: PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH .....
Tôi là: (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa)................................................. Nam/Nữ
Chức danh: ..........................................................................................
Sinh ngày: ...../......./.........Dân tộc: .............................Quốc tịch: .............
Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:................................................
Ngày cấp: ....../......./..........Nơi cấp: .......................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ........................................................…
...........................................................................................................
Chỗ ở hiện tại: .......................................................................................

...........................................................................................................
Điện thoại: ...................................... Fax: ..............................................
Email: .............................................. Website: ......................................
Đại diện theo pháp luật của công ty
ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VỚI NỘI DUNG SAU:
1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa) ....................
............................................................................................................….
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: .................................................
[Type text] Page 8
Tên công ty viết tắt: .................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................…
............................................................................................................….
Điện thoại: ......................................... Fax: .........................................…
Email: ............................................... Website: ...................................…
3. Ngành, nghề kinh doanh: ................................................................…
............................................................................................................….
............................................................................................................….
............................................................................................................….
............................................................................................................….
4. Vốn điều lệ :...........
- Tổng số cổ phần: ...............................................................................…
- Mệnh giá cổ phần: ............................................................................…
5. Số cổ phần, loại cổ phần cổ đông sáng lập đăng ký mua:................…
.................................................................................................................
6. Số cổ phần, loại cổ phần dự kiến chào bán: ........................................
.................................................................................................................
7. Tên, địa chỉ chi nhánh:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................

8. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Tôi và các cổ đông sáng lập cam kết:
- Không thuộc diện quy định tại Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
- Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) công ty không đồng thời làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)
của doanh nghiệp khác.
- Trụ sở chính thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh
doanh.
....., ngày.....
tháng.... năm.....
Đại diện theo pháp
luật của công ty
(Ký và ghi rõ
họ tên)
Kèm theo Giấy đề nghị:
-...............
-................
-...............
Mẫu MĐ-2
[Type text] Page 9
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày......tháng.......năm......


ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

(áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư)

Kính gửi : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(hoặc UBND tỉnh, thành phố...,
hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố...)

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;

- Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định
chi tiết chi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

Những người ký dưới đây trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố...., Ban quản lý
khu công nghiệp tỉnh, thành phố...) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

I. Chủ đầu tư :
A. Bên (các Bên)Việt Nam:
1. Tên công ty: .................................................................................
2. Đại diện được uỷ quyền: ...........................................................
Chức vụ: .......................................................................................
3. Trụ sở chính: ...............................................................................
Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .................
4. Ngành nghề kinh doanh chính:
5. Giấy phép thành lập công ty:
Đăng ký tại: .................................. ngày:


B. Bên (các Bên) nước ngoài:


1. Tên công ty hoặc cá nhân: ............................................................
2. Đại diện được uỷ quyền: ..............................................................
Chức vụ: .......................................................................................
Quốc tịch: ....................................................................................
Địa chỉ thường trú: .......................................................................
3. Trụ sở chính: ...............................................................................
Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .....................
4. Ngành nghề kinh doanh chính: ....................................................
5. Giấy phép thành lập công ty: (hoặc số hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân)
[Type text] Page 10
Đăng ký tại: .................................. ngày: ....................................

Ghi chú: Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư

II. doanh nghiệp xin thành lập

1. Tên gọi của Doanh nghiệp (trường hợp Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài), tên gọi Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Tên tiếng Việt:
- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài thông dụng:

2. Hình thức đầu tư: ( Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng
hợp tác kinh doanh)

3. Mục tiêu hoạt động chính của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh
doanh): ............................................................

4. Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ...... năm.

5. Vốn đầu tư:

5.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến.................đô la Mỹ, trong đó:
- Vốn cố định:.............đô la Mỹ, bao gồm:
+ Nhà xưởng:.............m2, trị giá.............đô la Mỹ
+ Văn phòng:.............m2, trị giá..............đô la Mỹ
+ Máy móc thiết bị :................đô la Mỹ,
+ Vốn cố định khác:.............đô la Mỹ
- Vốn lưu động:................đô la Mỹ
5.2. Nguồn vốn:
Tổng số:......................đô la Mỹ, trong đó:
- Vốn pháp định (hoặc vốn góp để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh).......................đô la
Mỹ, trong đó:
+ Bên Việt Nam góp:...................đô la Mỹ, gồm:
- Tiền:..............đô la Mỹ
- Tài sản khác:......tương đương ... đô la Mỹ (nêu chi tiết)

+ Bên nước ngoài góp..............đô la Mỹ, bao gồm:
- Tiền nước ngoài:..............đô la Mỹ
- Thiết bị, máy móc, vật tư:...................đô la Mỹ
- Vốn khác:....................đô la Mỹ (chi tiết)

- Vốn vay:..... ...........đô la Mỹ

(Nêu rõ Bên chịu trách nhiệm dàn xếp vốn vay, các điều kiện vay trả, bảo lãnh).

6. Danh mục các sản phẩm chủ yếu và dự kiến thị trường tiêu thụ:

[Type text] Page 11

Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm sản xuất ổn định
Tên sản

phẩm
Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ(%) ...... Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ(%)
Đơn vị Số lượng Trong
nước
Xuất
khẩu
Đơn vị Số
lượng
Trong
nước
Xuất
khẩu






7. Qui trình công nghệ chủ yếu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm: .....
(Trình bày ngắn gọn quy trình công nghệ hoặc sơ đồ quy trình công nghệ chủ yếu; nếu có chuyển
giao công nghệ, trình bày chi tiết trong hồ sơ kèm theo)

8. Danh mục thiết bị, máy móc


Tên thiết bị Tính năng
kỹ thuật
Hiện trạng Nước sản xuất Số lượng Ước giá Giá trị
Mới Đã qua sử
dụng



( nếu là thiết bị đã qua sử dụng cần bổ sung các thông tin về năm chế tạo , đánh giá chất lượng và
giá trị còn lại , các biện pháp tân trang, sửa chữa và nâng cấp sẽ được áp dụng)

9. Mặt bằng địa điểm và xây dựng - kiến trúc (áp dụng đối với các dự án ngoài KCN, KCX)
- Địa chỉ (xã, huyện, tỉnh), ranh giới và/hoặc toạ độ địa lý của địa điểm dự án (kèm theo
bản vẽ).
- Hiện trạng mặt bằng và cơ sở hạ tầng của địa điểm (đường sá, điện nước, thoát nước ...)
- Diện tích mặt đất, mặt nước, mặt biển sử dụng cho dự án và mức giá cho thuê.
- Nguồn gốc khu đất; Giá trị đền bù, di chuyển cần thực hiện để giải phóng mặt bằng trên
cơ sở thoả thuận với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố (nếu có).
- Sơ đồ tổng mặt bằng (kèm theo bản vẽ)
10. Các nhu cầu cho sản xuất
- Nhu cầu về lao động vào năm sản xuất ổn định, trong đó, chia ra tổng số người Việt Nam và
người nước ngoài.
- Nhu cầu về điện vào năm sản xuất ổn định là... Kwh/năm với công suất sử dụng cực đại là ...
KW.
- Nhu cầu về nước cho sản xuất vào năm sản xuất ổn định:...m3/ ngày đêm
[Type text] Page 12
- Nhu cầu về nguyên liệu chính cho năm sản xuất ổn định:

Tên nguyên liệu Số lượng Ước giá Dự kiến nguồn cung cấp
(nhập khẩu hay tại Việt Nam)


11. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án:(kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư)
-Hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc Hợp đồng
HTKD): tháng thứ.......
-Thuê địa điểm , thuê nhà xưởng hoặc mua nhà xưởng: tháng thứ......

-Khởi công xây dựng : tháng thứ .......
-Lắp đặt thiết bị: tháng thứ.......
-Bắt đầu hoạt động : tháng thứ.......
-Sản xuất thương mại: tháng thứ......

12. Khả năng và biện pháp cân đối ngoại tệ của dự án:...............................

13. Kiến nghị về các ưu đãi:.............................

III. chúng tôi xin cam kết
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin và hồ sơ
kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài
và các quy định của Giấy phép đầu tư.

IV. Các tài liệu gửi kèm theo đơn này gồm :
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu đầu tư theo hình thức Hợp đồng HTKD); Hợp đồng liên
doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh (nếu đầu tư theo hình thức Doanh nghiệp liên doanh);
Điều lệ Doanh nghiệp (nếu đầu tư theo hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Những tài
liệu nêu trên được lập theo mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý (Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với
chủ đầu tư là doanh nghiệp, bản sao hộ chiếu đối với chủ đầu tư là cá nhân người nước ngoài),
tình hình tài chính của các Bên (chứng nhận của Ngân hàng về số dư tài khoản hoặc báo cáo hoạt
động tài chính);
3. Các hồ sơ quy định tại các Điều 81, 82, 89, 95 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7
năm 2000.

Làm tại ..., ngày.. tháng.... năm...

Bên (các Bên) nước ngoài

(Ký tên đóng dấu)
Bên (các Bên) Việt Nam
(Ký tên đóng dấu)

[Type text] Page 13

B) LẬP KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU:
1.Dự kiến kế hoạch đấu thầu:
Kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm:
- Phần công việc đã thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Phần công việc không đấu thầu.
- Phần công việc chỉ định đấu thầu.
- Phần công việc chào hàng cạnh tranh.
- Phần công việc đấu thầu.
2.Phần công việc xin không đấu thầu;
Phần công việc xin không đấu thầu, chủ yếu là các phần việc liên quan đến các chi phí
khác theo định mức cố định hoặc các công việc không thể đấu thầu, bao gồm:
- Thẩm định TKKT và TDT.
- Kiểm định chất lượng công trình, kiểm tra môi trường.
- Chi phí cho bộ máy quản lý điều hành (lương, văn phòng phẩm, điện, nước, bảo vệ,
quảng cáo, tiếp thị, khởi công, khánh thành,…)
- Chi phí ủy thác nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật.
- Dịch vụ kỹ thuật đào tạo.
- Bảo hiểm công trình.
- Thuê đất.
- Vốn lưu động
- Vốn dự phòng
- Lãi vay trong thời gian xây dựng
- Quyết toán công trình
- Chi khác.

3.Phần công việc chỉ định đấu thầu:
- Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu cung cấp thiết kế, thiết bị, vật tư và dịch vụ kỹ
thuật; lập hồ sơ mời thầu và đánh giá gói thầu xây lắp chính cho dự án: dự kiến chỉ định
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex.
- Tư vấn quản lý dự án: dự kiến chỉ định Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và quản lý dự
án Thái Bình Dương.
[Type text] Page 14
- Thiết kế các hạng mục phụ trợ và thiết kế phục vụ thi công: Chỉ định 1 đơn vị tư vấn
trong nước.
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu các phần còn lại: chỉ định các đơn vị tư vấn
trong nước theo chuyên ngành.
- Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy: chỉ định các
đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ Công an.
- Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công hệ thống thông tin liên lạc: chỉ định các đơn vị
chuyên ngành thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông.
4.Phần công việc chào hàng cạnh tranh:
Chủ yếu là trang thiết bị văn phòng làm việc, ô tô phục vụ hoạt động của Ban quản lý dự
án, các thiết bị lẻ có giá trị thấp.
5.Phần đấu thầu:
- Đấu thầu quốc tế, rộng rãi, 02 giai đoạn, cung cấp thiết kế, thiết bị vật tư và dịch vụ kỹ
thuật
- Đấu thầu xây dựng trong nươc, rộng rãi cho các gói thầu xây dựng, lắp đặt, chế tạo tại
chỗ, cung cấp vật tư thiết bị trong nước có giá trị lớn.
C) XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT:
1. Cơ cấu sản phẩm sản xuất:
Do nguyên liệu chính về nhà máy chủ yếu là tôm nên các mặt hàng nhà máy sản xuất
chủ yếu là:
- Tôm nguyên con đông lạnh HOSO (Head On Sell On)
- Tôm vỏ bỏ đầu đông lạnh HLSO (Head Less Sell On)
- Tôm thịt còn đuôi PDTO (Peeled Deveined Tail On)

- Tôm thịt (PD và PUD) đông lạnh (Peeled and Deveined or Peeled and Undeveined).
Ngoài những sản phẩm trên, nhà máy còn sản xuất nhiều sản phẩm khác vào những
thời diểm thiếu nguyên liệu tôm như: nghêu (sống, luộc), cá , cá mú (cắt khúc, fillet),
bạch tuộc,mực ống nguyên con,…
SẢN PHẨM PHẢI ĐẠT TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG QUỐC TẾ:
Hiện nay, thị trường thế giới đang đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho mặt hàng thủy sản
xuất khẩu. Muốn vượt qua các rào cản do các nước nhập khẩu đặt ra, phải đáp ứng và
tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ nuôi trồng cho đến chế biến và
tiêu thụ. Do đó để vượt qua những rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu, nâng
cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tăng kim ngạch xuất khẩu thì sản phẩm của
công ty phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như:
+ Tiêu chuẩn SQF 1000 – 2000CM:
SQF 1000 – 2000CM là chữ viết tắt tiếng Anh: Safe Quality Food (Thực phẩm An toàn
& Chất lượng) đã được triển khai 15 năm, đầu tiên tại Úc, sau đó, năm 2000, Viện Tiếp
thị Thực phẩm (FMI) Hoa Kỳ làm chủ sở hữu và điều hành. Tiêu chuẩn SQF đáp ứng
được các tiêu chí an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của Hoa Kỳ và các tiêu chuẩn An
toàn Thực phẩm quốc tế khác, cũng như những đòi hỏi của người tiêu dùng.
+ Tiêu chuẩn quốc tế Global GAP:
[Type text] Page 15
Tiêu chuẩn quốc tế Global GAP là tiêu chuẩn đòi hỏi cao nhất hiện nay được áp dụng
cho lĩnh vực nuôi thủy sản, với yêu cầu kiểm soát chuỗi khép kín từ con giống, nuôi
trồng và chế biến đáp ứng được các tiêu chí chính về: An toàn thực phẩm, Bảo vệ môi
trường - bảo tồn sinh học, Chuẩn mực đạo đức - An sinh xã hội, Truy xuất được nguồn
gốc sản phẩm.
+ Tiêu chuẩn BRC:
Tiêu chuẩn toàn cầu BRC – Hàng tiêu dùng (BRC Global Standard – Consumer
Products) do tổ chức BRC (British Retail Consortium) – hiệp hội bán lẻ ở Anh xây
dựng và phát triển. Tiêu chuẩn này được xem như là một chiếc vé gia nhập vào thị
trường và còn là cơ hội chứng minh sự cam kết của công ty bạn về thực phẩm an toàn,
chất lượng, và hợp pháp trong một môi trường cải tiến liên tục

+ Tiêu chuẩn IFS:
International Food Standard (IFS) là tiểu chuẩn thực phẩm quốc tế do Gobal Food
Safety Initiative (GFSI) ban hành yêu cầu sản phẩm được tạo ra an toàn, nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật pháp.
2. Quy trình công nghệ chế biến:
a. Quy trình sản xuất tôm HLSO:

[Type text] Page 16
Tôm nguyên liệu.
Tôm bỏ đầu.
Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa 1
Sơ chế
Rửa 2
Cân, xếp khuôn
Cấp đông IQF
Rửa 3
Phân cỡ
Mạ băng, cân
Cấp đông
Chờ đông block
Tách khuôn, mạ băng
Bao gói, dò kim loại
Bao gói, dò kim loại
Đóng thùng, bảo quản
Đóng thùng, bảo quản

[Type text] Page 17
b. Quy trình sản xuất tôm thịt đông BLOCK:
Nguyên liệu

Rửa 1
Sơ chế, bóc nõn
Rửa 2
Cân
Phân cỡ
Rửa 3
Chờ đông, cấp đông
Xếp khuôn
Bao gói, dò kim loại
Ra tủ, mạ băng
Đóng thùng, bảo quản
Thuyết minh quy trình:
 Tiếp nhận nguyên liệu:
Nguyên liệu tôm sau khi thu hoạch được muối đá bằng cách ướp một lớp đá với một lớp
tôm trong thùng cách nhiệt và được chuyển về nhà máy bằng xe lạnh, nhiệt độ nguyên liệu
≤ 4
0
C.
Tại nhà máy tôm được tiếp nhận sau khi kiểm tra nhiệt độ nguyên liệu, kiểm tra tất cả các
giấy tờ để chứng minh nguồn gốc của lô tôm không bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, kim
loại nặng, kháng sinh cấm, dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng, sulphit bảo quản cũng
như kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan.
 Rửa 1:
Tốm sau khi tiếp nhận sẽ cho vào máy rửa một cách nhẹ nhàng, hạn chế va đập làm đứt vỏ
tôm. Nước rửa có nhiệt độ ≤ 5
0
C và có nồng độ Clorine là 100ppm.
Mỗi lần rửa không quá 100 rổ (500 Kg) nguyên liệu. Dùng rổ hứng tôm tại đầu ra của máy
rửa, thao tác phải nhanh, chính xác tránh làm rơi vãi tôm. Công nhân rửa phải bổ sung đá
thường xuyên để đảm bảo nhiệt độ nước rửa ≤ 5

0
C, bổ sung 2 thùng đá vảy (loại 120 lít)
sau khi rửa 100 rổ (500kg). Kiểm tra nồng độ Clorine định kì (30 phút/lần) đồng thời phải
thay nước rửa sau khi rửa 200 rổ (1000Kg).
 Sơ chế:
Tôm sau khi qua công đoạn rửa 1 sẽ được chuyển qua khâu sơ chế. Tôm được sơ chế trong
thau nước lạnh, nhiệt độ nước trong thau ≤15
0
C.
Công đoạn sơ chế gồm các bước: lặt đầu, bóc vở, rút tim (tùy mặt hàng). Công đoạn này
đòi hỏi thao tác của người công nhân phải đúng kĩ thuật tránh làm long đầu tôm (dạng
nguyên con), nứt đầu tôm (dạng tôm vỏ), dập thân tôm hoặc đứt đuôi tôm (dạng tôm thịt
hoặc tôm PTO).
 Rửa 2:
[Type text] Page 18
Sau khi sơ chế, tôm được rửa sạch tạp chất (vỏ, chân, râu, …). Tôm được rửa trong thùng
nước lạnh, nhiệt độ nước từ 5 – 10
0
C. nồng độ Clorine 50ppm. Rổ chứa tôm không quá ½
rổ, nhúng ngập rổ tôm vào thùng, khuấy trộn tôm và gạt bỏ tạp chất ra khỏi rổ. Tôm sau
khi rửa xong được chuyển tới khu phân cỡ.
 Phân cỡ:
Tôm sau khi qua công đoạn rửa 2 được chuyển sang phân cỡ. Cỡ tôm được tính bằng số
con/pound (1 pound = 453,6g). Thông thường được phân thành các cỡ sau: U-8, 8-12. 13-
15,16-20, 21-25, 26-30,…Ngoài ra tôm còn được phân ra thành các loại như: loại 1, loại 2,
loại 3,… để sản xuất các mặt hàng khác nhau.
 Rửa 3:
Tôm sau khi phân cỡ được rửa qua 2 thùng nước lạnh, nhiệt độ nước rửa từ 5-10
0
C. Thùng

1 có nồng độ Clorine là 20ppm, thùng 2 là nước thường.
 Cân, xếp khuôn:
Tôm sau khi rửa được để ráo và tiến hành cân trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng,
thông thường cân 1,8kg hoặc 2kg và cộng thêm một lượng phụ trội theo quy định để đảm
bảo sau khi rả đông sản phẩm còn đúng trọng lượng theo yêu cầu. Tôm được cân theo từng
cỡ, loại, tôm được cân trong các rổ nhựa nhỏ, sau khi cân xong thì cho vào khuôn ngay,
mỗi khuôn đạt một thẻ cỡ vào.
Cách xếp khuôn:
- Trước hết đặt thẻ cỡ ở thành khuôn sao cho mặt có in số, kí hiệu của bánh tôm
quay ra thành khuôn. Xếp tôm theo nguyên tắc mái ngói, mặt dưới hướng bụng
lên trên, mặt trên hướng bụng xuống phía dưới, mục đích là để giấu chân tôm
vào bên trong.
- Ở mặt dưới: hai hàng bên được xếp trước, hàng giữa được xếp sau. Xếp con sau
chồng lên con trước và hướng bụng lên trên.
- Ở mặt bên: hai hàng giữa xếp trước, hai hàng bên xếp sau, con sau đè lên con
trước và úp bụng xuống dưới. Hai hàng trên xếp đầu quay ra thành khuôn, hai
hàng giữa xếp đầu chụm vào nhau.
- Sau khi xếp xong, dùng đáy khuôn khác ép nhẹ vào bề mặt khuôn tôm cho bằng
phẳng, châm nước cho ngập bề mặt khuôn tôm rồi chuyển tới kho chờ đông nếu
như không có tủ trống.
 Chờ đông:
Công đoạn chờ đông chỉ xảy ra khi không có tủ trống. Khuôn tôm sau khi châm nước được
chuyển vào kho chờ đông, nhiệt độ kho: 0-4
0
C, thời gian chờ đông không quá 2h (nói
chung càng ngắn càng tốt).
 Cấp đông IQF và đông block:
 Đông block:
Tôm sau khi chờ đông có khối lượng đủ cho một tủ cấp đông thì tiến hành cấp đông ngay.
Xếp các khuôn từ dưới lên trên cho đến khi đầy tủ, hạ dàn lạnh và đóng cửa tủ lại. Thời

gian cấp đông ≤ 2h, nhiệt độ tủ ≤ -40
0
C, nhiệt độ tấm sản phẩm ≤ -18
0
C.
 Đối với sản phẩm đông IQF:
Tôm sau khi qua công đoạn rửa 3 để ráo 5 phút, sau đó được chuyển qua khu vực cấp đông
IQF. Tôm được rãi nhẹ nhàng, rời rạc, không dính nhau đều khắp trên bề mặt băng chuyền
[Type text] Page 19
theo từng cỡ. Thời gian tôm đi hết băng chuyền khoảng 10 -15 phút. Khi chuyển sang cỡ
tôm khác phải thay đổi tốc độ băng chuyền để có thời gian cấp đông thích hợp.
 Tách khuôn, mạ băng, cân, bao gói PE:
 Đông block:
Tách khuôn dưới vòi chảy, khuôn sản phẩm được đặt úp, dùng tay ấn nhẹ để tách bánh tôm
ra khỏi khuôn tôm. Bánh tôm sau khi tách ra được mạ băng và cho vào túi PE, hàn kín
miệng.
 Đông IQF:
Sản phẩm sau khi ra khỏi tủ đông thì tiến hành cân theo trọng lượng tịnh, mạ băng, cho vào
túi PE, hàn kín miệng và chuyển sang công đoạn dò kim loại.
 Dò kim loại:
Sản phẩm sau khi bao gói PE được đưa từng túi qua máy dò kim loại để phát hiện, loại bỏ
những sản phẩm bị nhiễm mãnh kim loại.
 Đóng thùng, bảo quản:
Sản phẩm sau khi qua máy dò kim loại được cho vào thùng các tông với số lượng: 10 túi
cùng cỡ, loại (đối với sản phẩm đông IQF) hoặc 6 block cùng cỡ, loại (đối với sản phẩm
đông block) cho vào 1 thùng các tông.
Trên thùng các tông phải ghi đầy đủ các thông tin: tên sản phẩm, cỡ, trọng lượng tịnh, ngày
sản xuất,… Sauk hi đóng thùng sản phẩm được đưa ngay vào kho lạnh và được bảo quản ở
nhiệt độ ≤ -20
0

C.
c. Quy trình sản xuất cá thu.
[Type text] Page 20
Cảnh thu mua cá nguyên liệu từ tàu khai thác.
Tiếp nhận nguyên liệu
Cắt tiết - Rửa 1
Fillet – Rửa 2
Cắt khúc
Rửa 3
Phân cỡ - phân loại
Xếp khuôn
Cân – Rửa 4
Cấp đông
Chờ đông
[Type text] Page 21
Tách khuôn – bao gói
Bảo quản
Thuyết minh quy trình:
 Tiếp nhận nguyên liệu:
Nguyên liệu được đưa về nhà máy bằng ghe. Tại nhà máy bộ phận thu mua tiến hành kiểm
tra về chất lượng, trọng lượng và hồ sơ nguyên liệu. Sau đó tiến hành cân nhận nguyên
liệu.
 Cắt tiết – Rửa 1:
Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận sẽ tiến hành cắt tiết và cho vào hồ nước rửa có pha
Clorine nồng độ 50ppm để rửa. Mục đích là để rửa sạch máu, tạp chất, giảm tối đa lượng
vi sinh vật bám trên cá.
Sau khi rửa xong, nguyên liệu được vớt ra để ráo nước và chuyển sang công đoạn fillet.
 Fillet – Rửa 2:
Fillet:
- Công nhân tiến hành fillet cá bằng dao inox để tách phần thịt cá ra khỏi xương.

- Yêu cầu:
+ Miếng cá fillet phải có bề mặt phẳng, lán.
+ Không còn sót thịt trên xương, không làm vỡ nội tạng.
Rửa 2:
- Miếng cá sau khi fillet được rửa lần lượt qua 2 thùng nước lạnh có nhiệt
độ ≤7
0
C.
+ Nước rửa 1: nồng độ Clorine 20ppm.
+ Nước rửa 2: nước lạnh sạch.
- Trong quá trình rửa phải khuấy đảo nhẹ.
 Cắt khúc:
- Mục đích: Cắt khúc cá sẽ loại bớt lượng vi sinh vật đồng thời tăng giá trị cảm
quan cho sản phẩm, phù hợp cho việc đóng gói sản phẩm.
 Rửa 3:
Miếng fillet được rửa qua 2 thùng nước lạnh có nhiệt độ ≤7
0
C.

+ Thùng 1: nồng độ Clorine là 10ppm.
+ Thùng 2: nước lạnh sạch.
 Cân – Rửa 4:
- Bán thành phẩm được cân theo từng cỡ khác nhau. Trọng lượng tịnh là 5kg. Thường cân
5100 -5150g cho một khuôn 5kg.
- Sau khi cân bán thành phẩm được rửa qua 3 thùng nước lạnh nhiệt độ ≤7
0
C.
+ 2 thùng có pha Clorine nồng độ 5ppm.
+ 1 thùng nước sạch.
 Xếp khuôn:

- Khuôn sử dụng được làm bằng nhôm. Trước khi sử dụng khuôn phải được rửa sạch.
- Tiến hành: trải tấm PE ở đáy khuôn cho bằng phẳng và sát góc khuôn. Xếp từng
miếng cá, chiều dài miếng fillet theo chiều dài khuôn. Xếp 1 lớp cá, 1 lớp PE. Cuối
cùng đặt thẻ cỡ lên miếng PE cuối cùng.
[Type text] Page 22
 Chờ đông:
Bán thành phẩm sau khi tiếp xúc khuôn xong nếu không cấp đông kịp thì đưa ngay vào kho
chờ đông, nhiệt độ kho: 0÷4
0
C.
 Cấp đông:
Bán thành phẩm được làm lạnh đông trong tủ đông tiếp xúc, nhiệt độ tủ đông là:
-35÷-40
0
C.
 Tách khuôn – Bao gói:
- Tiến hành tách khuôn dưới vòi nước chảy.
- Hai block cùng cỡ, loại cho vào một thùng các tông, sau đó đậy nẹp 2 dây ngang, 2
dây dọc.
 Bảo quản:
Sản phẩm sau khi bao gói, đóng thùng hoàn chỉnh phải đưa ngay vào kho trữ đông, nhiệt
độ kho là : -18÷-20
0
C.
Hệ thống cấp đông .
3. Xác định công suất huy động:
Công suất các công đoạn chính là khối lượng của nguyên liệu vào hay lượng bán thành
phẩm được tạo ra ở một công đoạn nào đó trong một thời gian nhất định. Dựa vào công
[Type text] Page 23
suất các công đoạn để tính toán, thiết kế, bố trí lực lượng lao động, máy móc, dụng cụ cần

thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường.
b. Đối với tôm:
Công đoạn
Định mức tiêu hao nguyên liệu và
bán thành phẩm
Lượng hao hụt nguyên liệu và
bán thành phẩm
Nguyên liệu
G = 22.080 Kg
Xử lý
G
XL
= 13629 Kg
Phân cỡ, loại
G
PC
= 13494 Kg
Cân, xếp khuôn
G
XK
= 13229 Kg
Cấp đông
G

= 12843 Kg
1,62
1,01
1,02
1,03
8451 Kg

135 Kg
265 Kg
386 Kg
c. Đối với cá :
Công đoạn
Định mức tiêu hao nguyên liệu và
bán thành phẩm
Lượng hao hụt nguyên liệu và
bán thành phẩm
Nguyên liệu
G = 7.500 Kg
Xử lý
G
XL
= 3.191 Kg
Phân cỡ, loại
G
PC
= 3.128 Kg
Cân, xếp khuôn
G
XK
= 3.097 Kg
Cấp đông
G

= 3.006 Kg
2,35
1,02
1,01

1,03
4309 Kg
63 Kg
31 Kg
91 Kg
[Type text] Page 24
D) XÁC ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO DỰ ÁN:
1. Lựa chọn nguyên vật liệu cho dự án:
* Lý do chọn nguyên vật liệu cho dự án:
- Đối với tôm:
Tôm là một trong những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, là nguồn thực phẩm dễ tiêu
hóa và có giá trị dinh dưỡng cao. Sau đây là bảng thành phần hóa học của tôm (tính
theo trọng lượng tươi):
STT Thành phần Đơn vị (g/100g) mg/100g
1 Protit 19 – 33
2 Lipit 0,3 – 1,4
3 Nước 76 – 79
4 Tro 1,3 – 1,87
5 Canxi 29 – 50
6 Photpho 33 – 67,6
7 Sắt 1,2 – 5,1
8 Natri 11 – 127
9 Kali 127 – 565
Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên xuất khẩu thủy sản sau nhiều năm tăng
trưởng mạnh, đã giảm 6%. Thế nhưng tôm sú lại là mặt hàng duy nhất tăng trưởng 3%, đạt
1,675 tỉ đô la Mỹ và nhờ chiếm tỷ trọng lớn, tới hơn 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản nên ngành thủy sản xem con tôm sú chính là mặt hàng đã giúp ngành này không
tụt giảm mạnh. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường. Tôm sú vẫn là mặt
hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm. Hàn Quốc, Trung Quốc và
Australia đang trở thành những thị trường hết sức tiềm năng với doanh số tăng đáng kể,

chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu. Đức cũng là một thị trường rất đáng chú ý, chiếm gần
30% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của 10 nước châu Âu cộng lại.
Năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu tôm sú dự
kiến sẽ đạt 1,4 tỷ USD. Mặt khác chế biến các mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật
Bản có thể sẽ được hưởng thuế suất 0% do Việt Nam đã tiền hành đàm phán hiệp định với
Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản.
Cá là một món ăn quý có nhiều protein, nhiều chất khoáng quan trọng và có gần đủ các
loại vitamin, đặc biệt nhiều vitamin A và D trong gan cá và một số vitamin nhóm B..
Lượng protein trong cá biển vào khoảng 23% đến 28%, tương đối cao hơn các loài cá
nước ngọt khác (16-17% tùy loại cá). Quan trọng hơn nữa là thành phần các protein trong
[Type text] Page 25

×