Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

GIÁO ÁN KỸ THUẬT LÂM SINH (HỌC PHẦN I)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.25 KB, 113 trang )

UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN
o0o
GIÁO ÁN
KỸ THUẬT LÂM SINH (HỌC PHẦN I)
Số tiết: 90 tiết
Giáo viên: Trần Thị Hồng Hạnh
Đơn vị: Khoa khoa học kỹ thuật
Năm học: ……………………
GIỚI THIỆU TÓM TẮT MÔN HOC (Dành cho GV)
- KHÁI NIỆM: Môn học KTLS nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật từ
khi gây tạo rừng mới hoặc phục hồi lại rừng cũ đến khi có thể khai thác lợi
dụng được nhằm xúc tiến quá trình sản xuất tự nhiên của rừng sớm đem lại
năng suất, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu kinh doanh, phát huy tác dụng
phòng hộ, bảo vệ môi sinh.
- NỘI DUNG KHÁI QUÁT MÔN HỌC.
HỌC PHẦN I: 90 Tiết (60 tiết lý thuyết + 30 tiết thực hành)
Chương I: Giống trồng rừng.
Chương II: Sản xuất cây con.
Chương III: Trồng rừng.
HỌC PHẦN II: 60 Tiết (30 tiết lý thuyết + 30 tiết thực hành)
Chương IV: Nuôi dưỡng rừng.
Chương V: Khai thác chính.
Chương VI: Kỹ thuật trồng một số loại cây rừng.
Chương I: GIỐNG TRỒNG RỪNG
2
Số tiết: 19 tiết
MỤC TIÊU
- Cung cấp cho học sinh các kiến thức về công tác giống trồng rừng, các
phương pháp nhận biết quả chín, phương pháp thu hoạch, bảo quản và cất trữ
hạt giống.


- Từ các kiến thức đã truyền đạt, học sinh có khả năng áp dụng các phương pháp
thu hái, bảo quản và cất trữ hạt giống trong sản xuất lâm nghiệp.
- Học sinh có thái độ tích cực trong việc tiếp thu tri thức, vận dụng thực tế,
tôn trọng thầy cô bạn bè.
NỘI DUNG
I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC GIỐNG TRỒNG RỪNG
- Khái niệm: Giống trồng rừng là tư liệu sản xuất đặc biệt quyết định sự
thành bại của công tác giống trồng rừng.
- Tầm quan trọng của công tác giống: Phải thoả mãn về số lượng, chất
lượng và hạ giá thành cho một đơn vị hạt giống.
- Nhiệm vụ:
+ Nhanh chóng khoanh nuôi, chuyển hoá các khu rừng tự nhiên có sẵn
thành rừng giống, chủ động xây dựng vườn giống, rừng bảo tồn gen.
+ Kết hợp sản xuất với nghiên cứu thử nghiệm để chọn và tạo giống thuần
chủng phẩm chất di truyền tốt.
+ Thu hái, chế biến đúng kỹ thuật để nâng cao phẩm chất giống trồng rừng.
II- KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÂY RỪNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1. Khả năng sinh sản của cây rừng
* Giáo viên: (1) Thực vật nói chung có những hình thức sinh sản nào?
(2) Khả năng ra hoa kết quả của cây lâm nghiệp có điểm gì khác với cây
nông nghiệp?
- Khả năng sinh sản của cây rừng là khả năng ra hoa kết quả nhiều lần,
nhưng phải có khoảng thời gian để sinh trưởng và hoàn thiện cơ quan sinh sản,
tích luỹ dinh dưỡng (thường từ 2 năm trở lên).
* Giáo viên: Khả năng ra hoa quả của cây rừng không đồng đều. Hầu hết
các loài cây sau 1 năm ra hoa quả nhiều (năm được mùa) thì sau 1 thời gian (1 –
3 năm) mới lại cho hoa quả nhiều đó là chu kỳ sai qủa của cây rừng.
- Chu kỳ sai quả của cây rừng là khoảng thời gian giữa hai lần được mùa
thường từ 1 đến 3 năm.
* Giáo viên: Nói chung chu kỳ sai quả phụ thuộc vào loài cây và điều kiện

dinh dưỡng. Nói chung cây hạt nhỏ, điều kiện dinh dưỡng tốt chu kỳ sai quả
ngắn hơn cây hạt to, điều kiện dinh dưỡng kém.
3
- Về mặt sản xuất chia khả năng sinh sản của cây rừng của cây rừng thành
4 giai đoạn theo quá trình phát triển:
+ Giai đoạn non trẻ: Tính từ khi hạt nảy mầm đến trước lúc ra hoa quả lần
đầu hay cây chưa có biểu hiện ra hoa.
+ Giai đoạn gần thành thục: Tính từ khi cây ra hoa quả lần đầu đến sau đó
3 -5 năm. Giai đoạn này hoa quả ít và chưa tốt.
+ Giai đoạn thành thục: Từ khi cây ra hoa được 3 -5 năm trở đi. Giai đoạn
này các cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng chậm lại, năng lực ra hoa quả mạnh
nhất, lượng hoa quả ổn định. Đây là thời kỳ kinh doanh giống tốt nhất.
+ Giai đoạn già cỗi: Cây tầng cao ngừng trệ sinh trưởng, ra hoa quả ít,
chống đỡ bệnh tật kém, có hiện tượng rỗng ruột và dễ dàng gãy đổ.
* Giáo viên: Việc chia các giai đoạn chỉ là tương đối khó xác định ranh
giới cụ thể. Dựa vào các giai đoạn có thể tác động bằng cách bón phân, chăm
sóc để rút ngắn thời kỳ non trẻ kéo dài thời kỳ thành thục.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cây rừng
2.1. Nhóm nhân tố bên trong
- Loài cây khác nhau thì tuổi ra hoa, quả, chu kỳ sai quả, số lần ra hoa quả
và sản lượng hoa quả mỗi lần khác nhau.
- Quá trình sinh trưởng, tích luỹ dinh dưỡng khác nhau thì khả năng ra hoa
quả khác nhau.
2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
- Khí hậu: Gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa .v.v. Nếu chúng phù hợp
với loài cây thì hoa quả nhiều, chất lượng tốt, chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại.
- Thời tiết: Gồm mưa nắng, nóng, lạnh, gió bão, sương muối ảnh hưởng
trực tiếp, thường xuyên từ khi hình thành mầm hoa đến khi quả hạt chín, nên
thời tiết thuận lợi thì năng xuất cao và ngược lại.
- Đất: Đất tốt thì cây mau ra hoa quả, sản lượng, phẩm chất hạt tốt. Còn đất

xấu cây vẫn ra hoa quả sớm nhưng chất lượng, phẩm chất không cao.
- Sinh vật:
+ Có lợi: Làm tăng quá trình thụ phấn cho cây, nhất là cây đơn tính.
+ Có hại: Làm giảm sức sinh sản, giảm khả năng ra hoa quả và giảm năng
xuất của hạt như một số loài sâu ăn lá, đục thân và chim thú ăn hạt.
- Con người:
+ Có lợi: Làm tăng khả năng ra hoa kết quả như bón phân, làm cỏ, xới đất v.v.
+ Có hại: Làm giảm khả năng sinh sản như chặt phá bừa bãi v.v.
III- RỪNG GIỐNG, VƯỜN GIỐNG
1. Rừng giống
4
1.1. Khái niệm: Rừng giống là rừng gồm các cây giống được nhân từ cây
mẹ và trồng không theo sơ đồ, hoặc được chuyển hoá từ rừng tự nhiên, rừng
trồng đã qua chọn lựa và được công nhận.
1.2. Các loại rừng giống: Gồm
- Rừng giống trồng là rừng giống được trồng không theo sơ đồ bằng cây
hạt thu từ các cây mẹ (cây trội).
- Rừng giống chuyển hoá từ rừng tự nhiên là những lâm phần tốt nhất được
chọn từ rừng tự nhiên, có diện tích ít nhất 3 ha, loài được chọn phải có ít nhất 50 cây
đủ tiêu chuẩn lấy giống và đã được tác động các biện pháp kỹ thuật theo quy định.
- Rừng giống chuyển hoá từ rừng trồng là khu rừng trồng (từ 5 - 7 tuổi cho
cây mọc nhanh, 10 - 15 tuổi cho cây mọc chậm) có sinh trưởng tốt và đồng đều,
có diện tích ít nhất 3 ha đạt tiêu chuẩn cây giống.
GV: Rừng giống chỉ giải quyết yêu cầu cấp thiết về hạt giống, còn về lâu
dài và cơ bản phải xây dựng vườn giống.
2. Vườn giống.
2.1. Khái niệm: Vườn giống là vườn được trồng theo sơ đồ nhất định từ
các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc từ hạt của cây mẹ (vườn giống hữu
tính) đã được tuyển chọn và công nhận.
2.2. Các loại vườn giống.

- Vườn giống lấy hạt: Là vườn giống được xây dựng bằng cây con từ sinh sản
hữu tính, hoặc sinh sản vô tính của những cây trội đã được tuyển chọn, cùng được
trồng trong một hoàn cảnh và chăm sóc như nhau để sản xuất hạt giống tốt cung cấp
cho trồng rừng.
- Vườn giống lấy hạt trồng bằng cây con: Là vườn giống được tạo ra từ hạt
giống của các cây trội đã được kiểm tra hậu thế (cây ưu việt). Hạt giống của cây ưu
việt được gieo riêng ở vườn ươm theo cụm 3-5 cây của một cây mẹ, loại bỏ các cây
xấu mỗi cụm để lại một cây tốt nhất. Bố trí các cụm theo sơ đồ sao cho không được
gần nhau số cụm tham gia vào vườn giống ít nhất là 20 cụm.
GV: Coi mỗi cụm là 1 gia đình để việc bố trí các cụm không gần nhau
- Vườn lấy hạt giống trồng bằng cây sinh sản sinh dưỡng. Trong các loại vườn
này, vườn giống bằng cây ghép hiện được sử dụng rộng rãi trong lâm nghiệp.
- Vườn lấy giống vô tính:
3. Biện pháp kỹ thuật nâng cao sản lượng phẩm chất rừng giống, vườn giống.
3.1. Làm cỏ xới đất.
- Tác dụng: Cải thiện tính chất vật lý của đất, tăng cường sự hoạt động của
vi sinh vật, giảm cạnh tranh của cỏ dại.
- Biện pháp:
5
+ Căn cứ vào tính chất đất đai, thực bì và sự phát triển của bộ rễ mà quy
định số lần và cách phát xới. Thường xới đất quanh gốc có đường kính 1 – 1,5m,
sâu 5 - 15cm không làm tổn thương đến rễ cây.
+ Rừng gây tạo từ đầu, việc làm cỏ xới đất khi rừng chưa khép tán thực
hiện trong năm thường nhiều hơn so với rừng trồng bình thường.
+ Tiến hành trồng xen cây nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, quá trình chăm
sóc cây nông nghiệp là gián tiếp chăm sóc cây lâm nghiệp.
3.2. Bón phân.
- Tác dụng: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây giống và cải thiện tính chất
đất, giúp cho hạt trắc mẩy.
- Biện pháp:

+ Bón phân được thực hiện vào các thời kỳ mới gây trồng, trước khi hình
thành mầm hoa và trước lúc ra quả.
+ Khi bón nên kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ.
+ Bón ở lớp đất mặt và bón xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây.
+ Khi bón phân vô cơ thì rải đều trên mặt đất rồi xới đất trộn đều với phân.
3.3. Tỉa thưa.
- Tác dụng: Điều chỉnh tổ thành, mật độ của rừng, giữ lại những cây tốt
phù hợp mục đích kinh doanh.
- Biện pháp.
+ Nguyên tắc tỉa thưa: Chặt xấu giữ tốt, không tạo những khoảng trống lớn
trong lâm phần.
+ Cây giữ lại có đường kính, chiều cao lớn hơn đường kính chiều cao trung
bình của lâm phần trước khi tỉa thưa. Cây thân thẳng, tán cân đối, sinh trưởng
mạnh, khả năng cho hoa quả từ trung bình trở lên.
+ Việc tỉa thưa phải được thực hiện nhiều lần, với cường độ chặt vừa phải.
+ Mỗi lần chặt phải giải quyết nhu cầu ánh sáng, thúc đẩy sinh trưởng
chiều cao, đường kính, sự ra hoa kết quả của cây giống.
+ Việc tỉa thưa chỉ thực hiện vào mùa cây sinh trưởng yếu hay đã ngừng
sinh trưởng và khi đã đánh dấu bài cây.
3.4. Tạo tán.
- Tác dụng: Làm cho tán cân đối rộng và thấp, diện tích quang hợp nhiều,
tạo điều kiện ra hoa kết quả trên khắp tán cây và thu hái quả hạt giống dễ dàng.
- Biện pháp.
+ Năm 1 -3 chặt ngọn, tỉa cành lần 1 để điều chỉnh sự phát triển của tán cây.
+ Từ năm thứ 4 trở đi tùy theo sự phát triển của tán cây mà tiến hành tỉa cành các
lần tiếp theo cho phù hợp.
6
+ Việc chặt tỉa nên thực hiện vào mùa khô tránh sự xâm nhiễm của sâu bệnh hại.
3.5. Dùng chất điều tiết sinh trưởng.
- Tác dụng: Để khống chế, điều tiết quá trình ra hoa kết quả của thực vật

nhằm nâng cao và ổn định sản lượng hạt giống, hạn chế mất mùa.
- Biện pháp: Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng (hoocmon sinh trưởng)
ở thực vật với liều lượng phù hợp với từng loài cây theo từng mục đích như:
+ Nhóm chất kích thích: Auxin, Gibberellin (GA) và Cytokinin
+ Nhóm chất ức chế: Axit absixit, Ethylen và các hợp chất phenol
VD:
+ Kích thích sinh trưởng, tăng chiều cao, tăng sinh khối và tăng năng suất:
Gibberellin (GA)
+ Ngăn sự dụng nụ, hoa, quả: GA
+ Kích thích ra hoa: Auxin, GA hoặc Ethylen
+ Làm quả mau chín và chín đồng loạt: Ethylen
+ Làm quả chậm chín để kéo dài thời gian thu hoạch: GA
+ Hoa tươi lâu: Cytokinin
3.6. Quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống.
- Tác dụng: Duy trì diện tích rừng giống, vườn giống, nâng cao năng suất
chất lượng giống và ổn định đáp ứng được yêu cầu trồng rừng.
- Biện pháp.
+ Nắm vững trên sổ sách và trên thực địa.
+ Định kỳ kiểm tra, ghi chép những diễn biến ở rừng giống, vườn giống
cũng như tình hình hoa quả hàng năm.
+ Thường xuyên kiểm tra rừng giống, vườn giống để phát hiện và ngăn
chặn kịp thời hiện tượng lửa rừng, sâu bệnh, chặt phá v.v.
IV- QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TRỒNG RỪNG.
1. Điều tra dự đoán sản lượng quả hạt giống.
1.1. Ý nghĩa.
- Giúp cho việc bố trí nhân lực, dụng cụ, thời gian, kho chứa để thu hoạch giống.
- Nắm được sản lượng hạt giống để điều hoà cho năm kế hoạch và dự phòng
cho những năm sau giúp cho kế hoạch trồng rừng được liên tục và ổn định.
- Qua số liệu điều tra hàng năm có thể rút ra nhận xét, quy luật ra hoa quả và
mối quan hệ giữa sản lượng chất lượng hạt giống với khí hậu thời tiết hàng năm đề

xuất các biện pháp kỹ thuật thích hợp xúc tiến khả năng sinh sản của cây rừng.
1.2. Phương pháp điều tra
* Phương pháp ước lượng bằng mắt (vật hậu học)
7
- Dùng mắt quan sát trên những cây giống rồi so sánh với biểu cấp sản
lượng để xác định.
- Biểu cấp sản lượng: Gồm 6 cấp.
+ Cấp 0 (không có hoa): Cây mọc lẻ, cây bìa rừng và cây trong rừng không có hoa.
+ Cấp 1 (hoa rất ít): Cây mọc lẻ, cây bìa rừng hoa ít, cây trong rừng không hoa rất ít.
+ Cấp 2 (hoa ít): Cây mọc lẻ, cây bìa rừng hoa trung bình, cây trong rừng hoa ít.
+ Cấp 3 (hoa trung bình): Cây mọc lẻ, cây bìa rừng hoa nhiều, cây trong rừng hoa TB.
+ Cấp 4 (hoa nhiều): Cây mọc lẻ, cây bìa rừng hoa rất nhiều, cây trong rừng hoa nhiều.
+ Cấp 5 (hoa rất nhiều): Cây mọc lẻ, cây bìa rừng và cây trong rừng hoa rất nhiều.
- Để tăng độ chính xác nên quan sát ít nhất 3 lần vào lúc cây bắt đầu ra
hoa, sau khi kết quả và trước lúc quả chín 1 -2 tháng.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, tốn ít công.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao phụ thuộc nhiều vào người quan
sát. Chỉ thích hợp ở những khu rừng giống và khu thu hái giống tận dụng khi
thiếu hạt giống.
* Phương pháp cây tiêu chuẩn trung bình
GV: Qua nghiên cứu cho thấy sự ra hoa kết quả của cây rừng có tỷ lệ thuận
với đường kính thân cây. Ví dụ cây có chiều cao, đường kính đạt chiều cao,
đường kính trung bình của rừng thì khả năng ra hoa kết quả cũng vào loại trung
bình. Vì vậy có thể căn cứ vào cây tiêu chuẩn trung bình để tính sản lượng hạt
giống của rừng.
- Phương pháp thực hiện:
+ Lập OTC có diện tích 500 - 1.000m
2
.
+ Đo chiều cao, đường kính các cây trong ô rồi tính đường kính, chiều cao

bình quân của toàn ô.
+ Chon 5 cây trong OCT có đường kính, chiều cao tương đương với đường
kính, chiều cao bình quân của ô.
+ Thu hái toàn bộ quả của 5 cây đã chọn (có thể chặt hạ nếu cần). Tình sản
lượng bình quân của 1 cây tiêu chuẩn rồi suy ra sản lượng của OTC và của toàn rừng.
- Với cây lá kim, đồng tuổi lập OTC có diện tích 0,25 - 0,5ha, thực hiện
theo các bước trên rồi tính sản lượng cho 1ha theo công thức:
Z = N . B . C . F . P
5 x 10.000
2
Trong đó: Z- Sản lượng hạt chắc trên 1ha (kg/ha)
N- Số cây trên 1ha.
B- Số quả thu được của 5 cây tiêu chuẩn.
8
C- Số hạt bình quân của một quả.
F- Độ thuần của hạt (%)
P- Trọng lượng 1000 hạt tính theo gam.
- Để tăng độ chính xác nên lập ít nhất 3 OTC ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh.
- Ưu điểm: Phương pháp này cho kết quả cụ thể, quá trình thực hiện khách quan.
- Nhược điểm: Quá trình thực hiện phức tạp, tốn nhiều công sức, thích hợp với
rừng đồng tuổi. Sản lượng tính toán thường cao hơn sản lượng thu được 20 – 30%.
* Phương pháp OTC
- Lập OTC có diện tích 0,25 - 0,5ha, thu hoạch toàn bộ quả trong OTC (Có
thể chặt hạ hoặc kết hợp khai thác để thu hoạch). Từ hạt giống của OTC suy ra
sản lượng của toàn rừng.
- Ưu điểm: Cho kết quả tương đối chính xác được áp dụng trong nghiên
cứu khoa học giúp tìm hiểu một số quy luật ra hoa quả của cây rừng.
- Nhược điểm: Quá trình thực hiện phức tạp, tốn công
* Phương pháp thu nhặt trên mặt đất
- Lập ô tiêu chuẩn 0.25- 0.5ha, dùng thùng hứng có kích thước quy định

đặt cách đều trong ô tiêu chuẩn, 2 - 3 ngày thu nhặt quả 1 lần, căn cứ vào số
lượng quả thu được trên ô tiêu chuẩn để tìm ra sản lượng của toàn khu rừng.
- Ưu điểm: Thích hợp quả to, nặng khi chín rụng ngay, được áp dụng trong
nghiên cứu quan hệ giữa quy luật rơi rụng và thời tiết.
- Nhược điểm: Không áp dụng cho loại hạt nhỏ, thời kỳ rơi rụng kéo dài,
dễ mất và không dự báo sản lượng ngay trong năm đó.
2. Thu hoạch hạt giống
2.1. Đặc trưng chín của hạt giống
- Khái niệm: Quá trình chín của hạt là quá trình phát triển hoàn thiện của
phôi, nội nhũ và vỏ hạt. Các cơ quan của phôi rễ, thân, lá được hình thành, các
chất dinh dưỡng được tích luỹ, vỏ hạt dần thay đổi màu sắc và có khả năng bảo
vệ phôi.
- Các đặc trưng của quá trình chín:
+ Các chất hữu cơ và chất khoáng được chuyển vào trong hạt, các chất
Gluxit, Lipít, Prôtít được hình thành.
+ Về hình thái: Trọng lượng khô tăng, lượng nước giảm tới mức thấp nhất,
hạt cứng dần, mập, vỏ hạt được hình thành, thể tích quả tăng lên, mầu sắc thay
đổi, phôi ngày càng hoàn thiện và có khả năng nảy mầm.
+ Quá trình chín gồm hai thời kỳ
Chín sinh lý: Là lúc phôi đã phát triển đầy đủ rễ, thân, lá, mầm nhưng quá trình
tích luỹ ở nội nhũ và vỏ hạt chưa kết thúc, hoạt động sinh lý diễn ra mạnh, lượng
nước nhiều. Nếu thu hoạch vào thời kỳ này thì khó cất trữ, tỷ lệ nảy mầm thấp.
9
Chín thu hoạch (chín hình thái): Vỏ cứng, nội nhũ tích luỹ nhiều các hợp
chất hữu cơ, lượng nước thấp, hoạt động sinh lý yếu. Nếu thu hoạch vào thời kỳ
này thì dễ bảo quản, tỷ lệ nảy mầm cao.
2.2. Nhận biết hạt chín
GV: Để thu hái hạt đảm bảo chất lượng và số lượng cần phải nhận biết và phân
biệt được hạt chín và chưa chín. Hiện nay có một số phương pháp xác định độ chín
của hạt, nhưng không có phương pháp nào là thích hợp cho tất cả các loài. Đối với

những loài chưa quen biết thì cần phải nghiên cứu để tìm ra phương pháp tốt nhất
hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Một số phương pháp được dùng để xác định trực
tiếp ngoài hiện trường, một số khác dùng trong phòng thí nghiệm.
- Những phương pháp trong phòng thí nghiệm
+ Hàm lượng nước của quả, hạt: Ở nhiều loài cây khi quả bắt đầu chín thì hàm
lượng nước của quả giảm dần và tương quan chặt chẽ với mức độ chín của hạt.
VD: Hạt của cây Vân sam trắng (Picea glauca) được coi là đã chín nếu hàm
lượng nước của chúng giảm xuống dưới 48% . Cây Thông scotland (Pinus
sylvestris) 43-45% (Là cây thích hợp nhất để làm cảnh).
GV: Tuy nhiên việc xác định hàm lượng nước bằng cách sấy khô trong tủ sấy
đòi hỏi nhiều thời gian.
+ Dùng tia X. quang:
GV: Dùng tia X. quang để kiểm tra sự phát triển của phôi và nội nhũ của hạt là
một phương pháp đánh giá sự chín của hạt một cách nhanh chóng và tương đối dễ,
tuy nhiên cần có những thiết bị thích hợp và có những cán bộ thông thạo,
Phương pháp này đòi hỏi những thiết bị đắt tiền và kết quả chịu ảnh hưởng
nhiều theo nhận xét chủ quan của cán bộ phân tích.
+ Thí nghiệm nảy mầm:
GV: Lấy hạt ở các thời kỳ chín khác nhau đem thí nghiệm nảy mầm, thời kỳ
nào hạt nảy mầm tỷ lệ cao nhất là thời điểm hạt chín rộ.
Phương pháp này không có ý nghĩa chỉ đạo sản xuất ngay trong năm đó,
thường được áp dụng trong nghiên cứu để tìm hiểu quy luật chín của hạt và quan hệ
giữa hạt chín và hình thái của quả.
- Những phương pháp ngoài hiện trường
+ Phương pháp tỷ trọng: (GV: Khi quả chín thì hàm lượng nước của chúng
giảm, tỷ trọng của chúng cũng giảm). Thả chúng vào một dung dịch có tỷ trọng đã
biết như: Bùn loãng, nước, muối, sun phát amôn Phương pháp này khó áp dụng
với những loại quả, hạt có tỷ trọng rất ít thay đổi trong quá trình chín.
+ Phương pháp mổ hạt xem phôi và nội nhũ: Bổ dọc hạt ra để quan sát cụ thể
Đa số hạt khi còn xanh phôi và nội nhũ thường giống như "sữa" sau đó đặc lại như

bột nhào, khi hạt chín thì nội nhũ rắn lại có mầu trắng, phôi phát triển đầy đủ, rắn
chắc, độ lớn tối đa, chiếm đầy khoang trong hạt.
10
GV: Kiểm tra độ chín của hạt bằng cách này là một phương pháp đơn giản và
đáng tin cậy, nhưng những người làm công việc này đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm.
+ Phương pháp quan sát mầu sắc:
GV: Giữa hạt và quả khi chín thường có mối tương quan nhất định do đó có
thể nhận biết hạt chín thông qua hình thái đặc trưng của quả. Mỗi loại quả khi chín
có những biểu hiện riêng qua màu sắc, độ cứng, độ mập, độ nứt nẻ của Vỏ quả, có
thể phân thành mấy dạng sau:
.) Đối với loại quả khô (Dẻ, giổi, các loại đậu đỗ, thìa là, ké ): Khi chín Vỏ
quả thường có màu xám, nâu xám, vàng nâu, màu tro, vỏ khô cứng, nhăn nheo hoặc
nứt nẻ.
.) Loại quả thịt (Đu đủ, mận, xoài, đào ): Khi chín vỏ mền, mỏng có màu sắc
sặc sỡ (xanh, đỏ, tím, vàng )
.) Loại quả nón (ngành hạt trần – ngành thông): Khi chín Vỏ quả khô cứng màu
chuyển từ màu xanh sang màu cánh dán, vàng nhạt, vàng nâu… vẩy quả hơi mở.
2.3. Thời kỳ và phương thức rơi rụng của quả hạt.
- Đa số các loài cây sau khi chín hình thái thì dần dần rơi rụng tự nhiên.
- Mỗi loài cây có thời kỳ và phương thức rơi rụng khác nhau.
+ Loại quả khô nứt (Bạch đàn, phi lao, thông ) hạt chín xong rơi ngay.
+ Loại quả thịt, quả hạch (Trám, Tếch, Long não, Quế, Mỡ, ) sau chín rơi
ngay nhưng rơi cả quả.
+ Xoan, phượng, lim sau chín còn treo trên cây một thời gian mới rơi rụng.
- Thời kỳ rơi rụng của quả hạt chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết như thời tiết
khô ráo thì quá trình rơi rụng nhanh còn trời dâm mát, ẩm ướt thì thời kỳ rơi
rụng kéo dài.
2.4. Thu hoạch quả hạt giống
* Thời kỳ thu hoạch
- Đối với loại quả hạt sau chín rơi ngay (bạch đàn, phi lao, thông ) cần

thu hoạch sớm tốt nhất vào sau lúc chín thu hoạch và trước lúc hạt rơi.
- Đối với loại quả hạt dễ bị chim thú ăn cần thu ngay sau khi chín (dẻ, long não )
- Đối với loại quả hạt chưa rụng ngay thì có thể thu hái muộn hơn (xoan, bồ kết, tếch )
Chú ý: Khi xác định thời kỳ thu hoạch cần chú ý đến khí hậu, đất đai, thời
tiết của khu vực. Nếu đất khô, trời nắng ráo quả chín và rơi rụng sớm phải thu
hoạch xong trong thời gian ngắn và ngược lại.
* Phương pháp thu hoạch
- Nguyên tắc thu hoạch:
+ Chỉ thu hái những quả đã già, mẩy, không sâu bệnh.
+ Cần bảo vệ những quả non xanh và hoa quả của vụ sau.
11
+ Không bẻ cành, chặt ngọn cây giống. Chỉ hái từng quả hoặc chùm quả
trên những nhánh nhỏ.
- Các phương pháp thu hoạch:
+ Thu hái trên cây:
. Áp dụng cho các loại quả hạt có kích thước rất nhỏ, hạt có cánh, dễ mất
khi rơi rụng và bám lâu trên cây.
. Nếu cây thấp có thể dùng dụng cụ móc, dao, kéo cắt cành. Nếu cây cao
dùng thang, câu liêm kết hợp với trèo cây để thu hái.
. Khi hái nên hái từ ngọn xuống, nếu quả to thì hái từng quả, quả nhỏ hái từng
chùm, những cây quả chín không đều thì thu hái những quả chín tránh bẻ cành lớn gây
tổn thương cây mẹ.
+ Thu nhặt trên mặt đất.
. Áp dụng cho những loại hạt to, nặng rơi rụng trong thời gian ngắn và
không bị chim thú ăn.
. Trước khi quả rơi khoảng 2 tuần dọn sạch xung quanh gốc cây, sau khi
quả rơi rụng xong thì thu nhặt những quả tốt, không bị thối, dập nát.
+ Thu nhặt trên mặt nước: Một số loài cây như Đước, Vẹt sau khi quả
chín thì rơi và nổi trên mặt nước nên có thể thu nhặt trên mặt nước.
+ Ngoài ra ở một số nơi còn tận thu giống ở rừng khắp khai thác hoặc đang

khai thác thì có thể chặt cành, hạ cây để thu hái.
- Một số yếu tố khi lựa chọn phương pháp thu hoạch:
+ Đặc điểm của quả: Kích thước, số lượng, vị trí, thời gian từ khi quả chín
cho đến lúc vỏ quả mở ra.
+ Đặc điểm cây giống: Đường kính, chiều cao, đường kính và độ dầy tán
lá, số lượng cành, góc phân cành và sức chịu đựng của cành.
+ Đặc điểm của lâm phần: Mật độ, sự phân bố của cây rừng và lớp thảm
tươi, thảm mục rừng.
+ Điều kiện địa hình: Độ dốc, độ cao.
* Những chú ý khi tổ chức thu hoạch quả hạt giống.
- Trước khi thu hoạch phải điều tra tình hình quả hạt chín và những mặt
liên quan khác để xác định thời gian thu hái cụ thể.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật, an toàn lao động, biện pháp bảo vệ cây giống
và phương pháp xử lý quả hạt sau thu hoạch cho người trực tiếp thu hái giống.
- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ để thu hái, vận chuyển, chế biến, bảo
quản giống sau thu hoạch.
- Triển khai việc thu hoạch trên hiện trường, quy định chế độ nghiệm thu
và giá cả thu mua (nếu có).
12
- Khi thu hoạch công nhân phải có đầy đủ trang bị an toàn như dây bảo
hiểm, thắt lưng, mũ
- Lúc thao tác phải chú ý tránh gây tai nạn cho người trên cây và dưới đất.
Không thu hái khi trời mưa và gió lớn.
- Hạn chế việc chặt bẻ cành gây tổn thương cây giống.
- Quả hạt sau thu hoạch phải được nghiệm thu và để riêng theo từng lô. (Lô
hạt giống bao gồm những hạt giống cùng loài, thu hái cùng thời gian trên
những cây mẹ sinh trưởng trong cùng điều kiện lập địa hay trong các điều kiện
lập địa tương tự nhau. Tuổi cây mẹ chênh nhau không quá 2 cấp tuổi và cùng
điều kiện bảo quản).
3. Chế biến quả hạt giống sau thu hoạch.

3.1. Nguyên tắc chung.
- Tách hạt ra khỏi quả phải nguyên vẹn.
- Hạt giống có độ sạch cao.
- Duy trì hàm lượng nước thích hợp để kéo dài tuổi thọ hạt giống trong quá
trình bảo quản.
- Vận chuyển đến nơi cần chế biến ngay tránh làm ảnh hưởng đến hạt.
3.2. Phương pháp.
* Ủ quả.
- Áp dụng trong trường hợp thu hái số lượng lớn, quả chín chưa đều.
- Cách thực hiện:
+ Chọn những quả chưa chín và chín chưa kỹ.
+ Ủ thành từng đống cao 30- 40cm trên nền nhà thông thoáng, có mái che,
tránh nhiệt độ cao.
+ Hàng ngày tiến hành đảo và chọn dần những quả chín để chế biến.
- Chú ý: Nhiệt độ trong phòng ủ duy trì khoảng 25 – 30
0
C, thấp hơn hoặc
vượt quá đều ảnh hưởng đến quá trình chín của quả.
* Tách hạt ra khỏi vỏ.
- Đối với loại quả khô mở như thông, bạch đàn, các cây họ đậu: Phơi hoặc
sấy ở nhiệt độ 50- 55
0
C kết hợp với đảo, đập nhẹ hoặc dùng máy quay đảo tách
hạt ra khỏi quả.
- Đối với loại quả khô kín như giẻ, sao đen không cần tách hạt ra khỏi
quả chỉ cần phơi khô rồi bảo quản.
- Riêng xà cừ, giáng hương, hồi phơi trong bóng dâm dùng dao hoặc tay
tách quả để lấy hạt.
13
- Đối với loại quả thịt như long não, trám : Dùng nước sạch ngâm cho thịt

quả mềm rữa ra, chà xát, rửa sạch đãi lấy hạt. Sau đó hong hạt nơi râm mát,
thoáng gió, đảo hạt thường xuyên rồi đem bảo quản.
* Làm sạch hạt giống.
- Mục đích: Nâng cao độ tinh khiết; Loại trừ mầm mống sâu bệnh hại;
Giảm khối lượng trong vận chuyển và bảo quản.
- Cách thực hiện:
+ Sàng sẩy kết hợp với vò sát thủ công để loại bỏ cánh hạt (thông, sa
mộc ) những hạt lép và tạp vật.
+ Dùng nước để làm sạch hạt thường áp dụng cho loại quả thịt ngoài ra
cũng áp dụng cho một số loại quả khô (Giẻ và một số cây họ đậu)
* Phân loại: Hạt sau khi phơi khô, làm sạch cần phân loại theo độ lớn của
hạt để tiện cho việc cất trữ và sử dụng hợp lý.
* Kiểm tra lượng nước trong hạt
GV: Sau khi hạt đã được làm sạch, phân loại có thể được dùng để gieo ươm
ngay. Nếu hạt phải lưu kho thì cần phải kiểm tra lượng nước và đưa về lượng nước
thich hợp nhất (Lượng nước tiêu chuẩn - là lượng nước duy trì sự sống thấp nhất
của hạt khi cất trữ) cho từng loài.
- Lượng nước chứa trong hạt ảnh hưởng lớn đến cường độ, tính chất của
quá trình hô hấp, quá trình chuyển hóa các chất trong hạt, quá trình hoạt động
của vi sinh vật trên bề mặt hạt, làm ảnh hưởng đến sức nẩy mầm của hạt giống.
- Mỗi loài cây có lượng nước trong hạt tối thiểu (lượng nước tiêu chuẩn)
thích hợp khác nhau để duy trì sự sống khi bảo quản.
- Thông thường các loài cây có lượng nước tiêu chuẩn tương đương với
lượng nước khi hạt được phơi khô thông thường. Những loại hạt có lượng nước
tiêu chuẩn thấp cần sấy khô (Thông, phi lao, bạch đàn, tếch …), ngược lại
những loại hạt có lượng nước tiêu chuẩn cao thì không phơi ngoài nắng hoặc
không phơi mà bảo quản luôn (Mỡ, hồi, quế …)
4. Kiểm tra phẩm chất hạt giống
4.1. Khái niệm: Phẩm chất hạt giống gồm phẩm chất di truyền và phẩm
chất gieo ươm.

- Phẩm chất di truyền: Quyết định chiều hướng phát triển của thực vật
nhưng phải qua một thời gian dài mới quyết định được
- Phẩm chất gieo ươm: Là năng lực nảy mầm của hạt và có thể đánh giá
được ngay.
4.2. Ý nghĩa: Kiểm tra phẩm chất hạt giống giúp sử dụng, chăm sóc, thu
nhặt, cất trữ, xử lý và vận chuyển hạt được thuận tiện, hợp lý hơn.
4.3. Phương pháp kiểm tra. Dùng phương pháp lấy mẫu kiểm tra.
14
- Mẫu kiểm tra: Là mẫu phải đại điện cho toàn bộ lô hạt, đồng nhất về mọi
yếu tố và bảo quản cẩn thận.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Lấy mẫu gốc (Mẫu gốc là mẫu hạt được lấy ra từ một lô hạt)
Nếu lô hạt được bao gói: Dưới 10 bao thì lấy ở tất cả các bao
Từ 11 - 30 bao: Cứ 3 bao lấy 1 bao (không ít hơn 5
bao)
Trên 30 bao: Cứ 5 bao lấy một bao.
Nếu lô hạt đựng trong thùng gỗ hay những vật tương tự: Lấy nhiều ở các vị
trí khác nhau bằng dụng cụ lấy mẫu. Số đơn vị chọn lấy mẫu tương tự như lô hạt
được bao gói.
Nếu lô hạt đổ thành đống: Lấy từ 1kg trở xuống đối với loại hạt nhỏ (Bđàn,
thông ) và 2kg đối với những loại hạt khác ở 15- 20 điểm khác nhau (ngoài,
giữa và đáy đống).
Quan sát, so sánh màu sắc, kích thước của hạt nếu đồng nhất thì trộn thành một
mẫu, nếu khác thì phân thành các mẫu khác nhau với ký hiệu riêng tương ứng.
Mẫu gốc có trọng lượng từ 5 - 2000 gram hạt tuỳ theo từng loài sao cho số
lượng hạt tối thiểu là 500 hạt đối với hạt to và 2500 hạt đối với hạt nhỏ.
+ Bước 2: Lấy mẫu kiểm tra.
Mẫu kiểm tra là mẫu hạt dùng để kiểm tra từng chỉ tiêu phẩm chất của hạt
như độ sạch, khối lượng, tỷ lệ nảy mầm được lấy ra từ mẫu gốc.
Các phương pháp lấy mẫu kiểm tra.

Phương pháp chọn điểm: Trải đều hạt trên mặt phẳng theo hình vuông, tròn
hoặc hình chữ nhật. Dùng thìa nhỏ xúc hạt ở các vị trí khác nhau phân bố đều
trên toàn bộ diện tích sao cho đủ số lượng cần thiết.
Phương pháp đối góc: Trải đều hạt trên mặt phẳng theo hình vuông, dùng
thước chia thành 4 phần bằng nhau theo đường chéo, lấy toàn bộ số hạt ở hai
phần đối nhau trộn đều. Có thể lặp lại 2 -3 lần để lấy được mẫu cần thiết.
Dùng bảng chia mẫu hạt: (Bảng có ngăn vuông cùng kích thước, một nửa số
ngăn có đáy và một nửa số ngăn không đáy xen kẽ). Đặt bảng chia mẫu lên mặt
phẳng có lót giấy. Đổ mẫu đã trộn từ từ và đều đặn từ phía này sang phía kia trên
khắp bề mặt bảng 2 -3 lượt. Cân phần hạt có trong các ngăn có đáy. Phần hạt trên
giấy được trộn đều và tiếp tục chia cho đến khi đủ số lượng hạt cần thiết.
Dùng máy chia hạt: Đổ hạt vào trong phễu, hạt sẽ được phân chia thành hai
phần đều nhau. Có thể lặp lại vài lần để có mẫu cần thiết.
+ Bước 3: Niêm phong và ghi nhãn mẫu gốc, mẫu kiểm tra với các nội dung:
Tên cơ sở có lô hạt.
Tên giống, loại.
15
Khối lượng mẫu.
Những chỉ tiêu cần kiểm nghiệm.
Tên và chức vụ người lấy mẫu.
4.4. Nội dung kiểm tra
4.4.1. Độ sạch (độ thuần) của hạt giống:
- Độ sạch của hạt giống là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng hạt sạch so với
khối lượng mẫu kiểm tra.
Công thức: R = P’ x 100
P
Trong đó: R - Là độ sạch của hạt (%)
P’ - Trọng lượng hạt sạch (gram)
P - Khối lượng mẫu kiểm tra (gram)
- Các bước thực hiện:

B
1
: Cân trọng lượng mẫu kiểm tra chính xác tới từng gam.
B
2
: Trải hạt lên mặt kính, dùng panh chia mẫu kiểm tra thành các phần: Hạt
tốt, hạt xấu, tạp vật (nếu có)
B
3
: Cân trọng lượng hạt tốt chính xác rồi áp dụng công thức để tính.
VD: Đối với thông nhựa: Trọng lượng mẫu kiểm tra: 50g, trong đó hạt tốt
45g, hạt xấu và tạp vật 5g.
R = 45 x 100 = 90%
50
4.4.2. Khả năng nảy mầm của hạt: Gồm tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm.
* Tỷ lệ nảy mầm:
- Là tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm với số hạt đem kiểm nghiệm (gieo).
Công thức: E = n x 100
N
Trong đó: E - Là tỷ lệ nảy mầm (%)
n- Số hạt nảy mầm bình thường.
N- Số hạt đem kiểm tra.
- Các bước thực hiện:
+ B
1
: Trộn đều phần hạt tốt, lấy ngẫu nhiên 4 tổ, mỗi tổ khoảng 100 hạt.
Tiến hành xử lý và gieo riêng từng tổ trên các loại giá thể có độ ẩm thích hợp
như bông, cát, giấy thấm đặt trong 4 điều kiện khác nhau:
Ẩm độ môi trường 50 - 60%
Nhiệt độ phòng 25 - 30

0
C
16
Môi trường thông thoáng
Môi trường vô trùng.
Mỗi tổ phải có nhãn ghi: Tên giống Loại
Ngày đặt hạt vào môi trường:
Ngày kết thúc nảy mầm:
+ B
2
: Hàng ngày kiểm tra đếm số hạt đã nảy mầm ghi vào sổ (Hạt được coi
là nảy mầm khi rễ mầm dài bằng 2 lần chiều dài hạt). Sau đó xác định ngày kết
thúc nảy mầm (Là ngày mà sau đó 5 ngày số hạt nảy mầm thêm không quá 5%).
GV: Đối vơi nhiều loài cây lần đếm cây mầm đầu tiên được thực hiện sau
một tuần tính từ khi bắt đầu gieo sau đó có thể cứ một tuần lại đếm lại, cho đến
khi kết thúc thi nghiệm. Nếu cần đánh giá chính xác hơn về tốc độ nảy mầm thì
cần tiến hành đêm thưởng xuyên hơn.
GV: Cuối thí nghiệm cần xem tình trạng những hạt hỏng, không nảy mầm
tìm nguyên nhân (do côn trùng, nấm bệnh hay bị tổn thương cơ học) để có thể
có những biện pháp vệ sinh hoặc xử lý thích hợp hơn.
B
3
: Thống kê, tính toán tỷ lệ nảy mầm theo công thức trên riêng cho từng
tổ rồi lấy trung bình.
* Thế nảy mầm:
- Là tỷ lệ phần trăm giữa số hạt bảy mầm bình thường trong 1/3 thời gian
đầu của quá trình nảy mầm so với số hạt đem kiểm tra.
Công thức: F = n
1
x 100

N
Trong đó: F - Là thế nảy mầm (%)
n
1
- Số hạt nảy mầm bình thường trong 1/3 thời gian đầu.
N - Số hạt đem kiểm tra.
- Kỳ hạn nảy mầm: Là số ngày kể từ khi gieo hạt đến khi kết thúc nảy mầm.
4.4.3. Trọng lượng của hạt:
- Là trọng lượng hạt sạch được phơi khô thông thường tính theo trọng
lượng 1000 hạt (hạt nhỏ) và 1 hạt hoặc 500 hạt đối với hạt to.
- Từ trọng lượng 1000 hạt quy ra số lượng hạt trong 1 kg hạt giống theo
công thức:
Số lượng hạt trong 1kg = 1000 x 1000
Trong lượng 1000 hạt (gr).
Nếu mẫu cân không phải 1000 hạt thì tính theo công thức:
Số lượng hạt trong 1kg = Số lượng hạt của mẫu x 1000
Trọng lượng mẫu (gr)
17
4.4.4. Giá trị thực dụng của lô hạt: Là khả năng sử dụng lô hạt vào sản xuất.
Công thức: Rtd = R x E
100
Trong đó: Rtd - Giá trị thực dụng của lô hạt (%)
R - Độ sạch của hạt (%)
E - Tỷ lệ nảy mầm (%)
4.4.5. Kiểm nghiệm nhanh sức sống của hạt giống: Theo 2 phương pháp
- Cảm quan: Dùng cảm giác để đánh giá về màu sắc, mùi vị, độ cứng hay
mềm của vỏ để kết luận.
Màu sắc: Hạt tốt có màu sáng bóng, còn hạt xấu có mầu xẫm và xỉn.
Mùi vị: Mỗi loại hạt đều có mùi vị đặc trưng, khi chất lượng hạt thay đổi
thì mùi vị cũng thay đổi theo.

Độ cứng và mềm: Đa số các loại hạt khi còn tốt thì vỏ cứng khi mất phẩm
chất thì vỏ mềm.
- Cắt hạt xem phôi: Dùng dao cắt hạt quan sát phôi về màu sắc mùi vị, sự
phát triển của phôi và nội nhũ.
4.5. Lập phiếu kiểm tra hạt giống: Gồm các nội dung
+ Tên hạt giống:
+ Nơi giao hạt giống:
+ Nơi nhận hạt sử dụng:
+ Điều kiện bảo quản hạt giống:
+ Các chỉ tiêu kiểm tra:
Độ sạch (%)
Tỷ lệ nảy mầm
Giá trị thực dụng của lô hạt
Khối lượng 1000 hạt(gr)
Màu sắc phôi, nội nhũ
+ Địa điểm sẽ gieo trồng
+ Họ tên người kiểm tra hạt giống.
+ Ngày kiểm tra hạt giống.
Cơ quan giao hạt Cơ quan nhận hạt Cơ quan kiểm nghiệm
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
4.6. Xây dựng lý lịch hạt giống
18
- Mục đích: Nhằm sử dụng, bảo quản và định giá cả hạt giống dễ dàng,
chính xác.
- Nội dung:
+ Tên loài:
+ Ngày thu hái: Khối lượng:
+ Địa điểm:
+ Tình hình rừng: Tổ thành, tuổi cây, độ khép tán, độ cao, hướng dốc, lập
địa và các tình hình khác.

+ Thời gian và phương pháp chế biến quả hạt giống:
+ Phẩm chất hạt giống:
+ Điều kiện và phương pháp bảo quản:
+ Số bao (chum, vại ) đựng hạt:
+ Đơn vị lấy giống:
+ Ngày lập lý lịch giống:
5. Bảo quản hạt giống
5.1. Mục đích
- Nhằm thoả mãn đặc tính sinh vật học loài cây, đáp ứng yêu cầu của kế
hoạch trồng rừng.
- Biết được mối quan hệ giữa đặc tính di truyền với phẩm chất hạt giống
thay đổi thế nào qua quá trình bảo quản.
5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của hạt giống trong bảo quản
* Lượng nước trong hạt: Ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm.
- Nếu lượng nước nhiều -> quá trình hô hấp mạnh -> hạt dễ bị mốc thối
làm mất sức nảy mầm.
- Nếu lượng nước quá ít -> chất nguyên sinh bị đông cứng -> hạt mất sức
nảy mầm.
=> Cần duy trì lượng nước trong hạt tương đương với lượng nước tiêu
chuẩn của hạt trong bảo.
* Nhiệt độ không khí.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của hạt: Nhiệt độ quá cao hoặc quá
thấp đều làm giảm tuổi thọ của hạt -> hạt bị chết.
- Trước khi bảo quản cần phơi hạt và định kỳ phơi hạt trong quá trình bảo
quản để giảm lượng nước và tăng sức chịu nhiệt cho hạt giống.
- Nhiệt độ thích hợp để cất trữ cho đa số các loại hạt từ 0 -5
0
C.
* Độ ẩm không khí.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước trong hạt:

19
+ Nếu độ ẩm không khí cao -> hạt hút ẩm -> làm tăng lượng nước trong
hạt -> làm giảm sức sống và tuổi thọ của hạt.
+ Nếu độ ẩm không khí quá thấp -> hạt càng khô -> hạt bị chết.
- Độ ẩm không khí thích hợp cho việc bảo quản nhiều loại hạt giống là 50- 70%.
- Trong quá trình bảo quản tránh cho hạt tiếp xúc với không khí xung quanh
bằng cách đựng trong chum, vại, bình kín và không mở nắp khi chưa cần thiết.
* Không khí.
- Không khí là yếu tố không thể thiếu trong quá trình bảo quản.
- Lượng không khí nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng nước chứa trong hạt
và nhiệt độ không khí: Đối với hạt có lượng nước tiêu chuẩn cao thì bảo quản
trong điều kiện nhiệt độ thấp và thoáng khí, còn những loại hạt có lượng nước
tiêu chuẩn thấp bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp và kín.
5.3. Các phương pháp bảo quản hạt giống
GV: Tuỳ theo mục đích, thời gian bảo quản, đặc tính từng loại hạt và điều
kiện cụ thể để lựa chọn phương pháp bảo quản cho phù hợp. Có hai phương
pháp bảo quản hạt giống chính, đó là bảo quản khô và bảo quản ẩm.Gồm 2
phương pháp
5.3.1. Bảo quản khô
- Áp dụng cho các loại hạt có lượng nước tiêu chuẩn thấp như Bạch đàn,
thông, xà cừ, lát hoa, muồng đen, tếch
- Cách bảo quản: Hạt giống được phơi khô, sạch, có hàm lượng nước
thường 4-8%, cho vào túi Polyethylene, đựng trong chum, vại, bình, lọ, bên trên
trải một lớp tro bếp, vôi bột hút ẩm, có thể gắn kín hoặc để hở miệng túi đặt
trong kho bảo quản.
- Các loại kho:
+ Kho thông thường (bảo quản khô mát): Xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng
mát. Các dụng cụ chứa hạt được xếp trên giá hoặc kê cao thành từng dãy. Trong
kho có nhiều quạt, cửa sổ để thông gió khi cần thiết. Thích hợp với những loại
hạt có tuổi thọ cao, thời gian bảo quản ngắn từ vài tháng đến dưới 1 năm.

+ Kho lạnh (bảo quản khô lạnh): Nhiệt độ trong kho được duy trì đều đặn,
hoặc hạ thấp đến một giới hạn cần thiết thường từ 0- 5
0
C. Các dụng cụ chứa hạt
được xếp trên giá thành từng dãy. Hạn chế mở cửa kho để tránh nhiệt độ thay đổi.
5.3.2 Bảo quản ẩm
- Áp dụng cho những loại hạt có lượng nước tiêu chuẩn cao, tuổi thọ ngắn,
đòi hỏi phải có độ ẩm nhất mới duy trì sức nảy mầm (mỡ, quế, bồ đề, quế, long
não, trẩu, sao đen )
- Bảo quản trong kho thông thường (bảo quản ẩm mát): Kho được xây
dựng ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp. Hạt được trộn đều với cát ẩm theo tỷ lệ 1
hạt/2-3 cát ẩm, đánh thành từng luống cao 15 -20cm, bên trên phủ một lớp cát
20
ẩm, định kỳ đảo. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm cát, nếu khô sàng riêng hạt, làm
ẩm cát, trộn hạt với cát đánh thành luống và bảo quản tiếp
- Bảo quản trong kho lạnh (bảo quản ẩm lạnh): Hạt được đựng trong các
thùng sắt, gỗ, đặt trong kho lạnh. Cần tạo điều kiện cho hạt thông thoáng nhưng
tránh làm hạt quá khô.
5.4. Những vấn đề cần chú ý trong bảo quản hạt giống.
- Các loại hạt giống - dụng cụ đem bảo quản cần được sát trùng trước khi
bảo quản.
+ Hạt: Dùng thuốc Benlate, Serezan: 2 - 4 gr/1kg hạt
+ Dụng cụ: Cần sấy, luộc hoặc nhúng qua nước vôi trong.
- Khử trùng kho bảo quản: Pha dung dịch (vôi + dầu hoả) theo tỷ lệ 1 lít
dầu + 2 kg vôi sống + 5 lít H
2
O và phun 0,5 lít dung dịch/ 1m
2
kho.
- Trong thời gian bảo quản cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời

các yếu tố bất lợi để kịp xử lý.
Bảng 1.1: Phương pháp và thời gian bảo quản thích hợp cho một số loại hạt
cây rừng
TT Loài cây Phương pháp
bảo quản
Thời gian bảo
quản lâu nhất
1
Xoan ta (Mlia azedarach) Khô mát 2 năm
2
Trai lý (Garcinia fagaeoides) Ẩm mát < 2 tháng
3
Sở (camellia ollipera) Khô mát < 6 tháng
4
Giáng Hương (pterocarpus macrocarpus hurz) Khô mát < 1 năm
5
Lát hoa (Chukrasia tabularis) Khô mát < 1 năm
6
Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) Khô lạnh, mát 6 tháng
7
Lim xanh (Erythrophloeum Fordii oliver) Khô mát 1 -2 năm
8
Sao đen (Hopera odorata Roxb) Ẩm lạnh < 4 tháng
9
Tếch (Tectona grandis) Khô mát 1 -2 năm
10
Xà cừ (Khuya senegalensis) Khô mát 6 tháng
11
Trầu lả xẻ (Aleurites montana (Loại) Wils) Ẩm mát < 1 năm
12

Long não (Cinamomun camphora Nee ẹt. Ebcm) Ẩm mát < 6 tháng
13
Muồng đen (Cassia siamea Lam) Khô mát 1-2 năm
14
Thông ba lá (Pinus keciefa) Khô lạnh, mát 1 năm
15
Phi lao (Casuariana equisettfolia) Khô mát < 1 năm
16
Trám trắng (Canarium album raeusch) Lạnh < 5 tháng
21
17
Keo Tai tượng (Acacia mangium) Khô mát 1 năm
18
Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) Khô lạnh 2-3 năm
19
Quế (Cinamomum cassia blume) Ẩm mát < 1 tháng
20
Hồi (lllicium ve rum Hook) Ẩm mát < 3 tháng
21
Bồ đề (Styrax tonkinensi8 Pierre) Ẩm mát <1 năm
22
Mỡ (Manglietia Glauc8) Ẩm mát < 1 năm
23
Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A. Chev) Khô mát 1-2 năm
24
Tông dù (Toang sinensis (A iuss) Rocm Khô lạnh 1 năm
25
Keo lá tràm (Acacia aunculiformis) Khô lạnh 2-3 năm
6. Thu hoạch và bảo quản giống vô tính.
- Tuổi của cây mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của nhân giống vô

tính. Do đó nếu ươm hom hoặc chiết ghép thì lấy những cành bánh tẻ làm giống.
Còn nuôi cấy mô thì lại lấy mô non làm giống.
- Tuỳ theo loài cây, yêu cầu của phương pháp nhân giống vô tính để xác
định thời kỳ thu giống thích hợp.
- Nên lấy những hom đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng phương pháp
nhân giống.
+ Hom ươm: Mập, nhiều mắt, không cong queo, sân bệnh, không có nhiều
cành nhánh nhỏ, tuổi hom 1-2 năm, hom không quá to hoặc quá nhỏ.
+ Cành chiết: Cành tốt đã ra hoa, quả 2-3 năm, độ dài cành 60-80 cm kể từ
chỗ sẽ cắt sau này.
+ Cành ghép: Có ít nhất 2 mầm tốt khoẻ, đường kính cành phù hợp với gốc ghép.
+ Mắt ghép: Có mầm to khoẻ, rõ ràng, bề dầy mắt ghép phù hợp với gốc ghép.
+ Tế bào nuôi cấy mô: Lấy từ chồi non, lá non nhưng tốt nhất là lấy ở đỉnh
chồi non.
- Sau khi thu hoạch xong cần bảo quản ngay.
+ Đối với hom lấy vào mùa thu hay đông năm trước nhưng mùa xuân năm
sau mới ươm thì bảo quản theo 2 cách sau:
Cách 1: Bảo quản trong phòng: Dùng cát ẩm, mịn rải lớp mỏng trên nền
nhà rồi xếp hom nên.
Cách 2: Bảo quản ngoài trời: Chọn nơi cao ráo, khuất gió nhưng thoáng đủ
ánh sáng, đất ẩm và thoát nước. Đào rãnh sâu 50 – 60cm, bề rộng và dài của
rãnh tuỳ theo số lượng hom. Rải một lớp cát mịn hoặc đất xốp độ ẩm 60% trên
mặt đáy hố dầy 3-5 cm. Hom bó thành từng bó, mỗi bó 10 hom buộc hai đầu và
đánh dấu gốc ngọn. Xếp các bó hom thành từng lớp, giữa các lớp rải một lớp
mỏng cát mịn hay đất xốp. Lớp hom trên cùng cách mặt đất 10 – 15cm và lấp
22
một lớp cát mịn hay đất xốp ẩm cao hơn mặt đất. Cuối cùng tủ rơm hoặc rạ ẩm
lên trên nhưng chú ý tạo lỗ thông khí để tránh hom bị mốc thối.
Chú ý: Trong thời gian bảo quản phải định kỳ kiểm tra để phát hiện kịp
thời những biểu hiện xấu của hom như quá khô, quá ẩm, mốc thối Khi thấy rễ

ra nhiều phải ươm ngay.
+ Đối với hom để ươm hoặc ghép ngay thì nên bảo quản thông thường như
để hom nơi ẩm mát, thoáng khí, kín gió, ủ rơm rạ và định kỳ tưới nước hoặc có
thể ngâm gốc hom vào bùn lỏng hoặc chất kích thích sinh trưởng trước khi ươm
hoặc ghép.
+ Đối với bộ phận nuôi cấy mô phải rửa sạch, khử trùng và bảo quản trong
điều kiện đặc biệt vô trùng.
D- CỦNG CỐ DẶN DÒ.
Giáo viên hệ thống lại kiến thức của toàn chương.
Kiểm tra định kỳ:
23
Chương I:
Giống trồng rừng
I- Tầm quan trọng của công tác GTR
II- Khả năng sinh sản của cây rừng
và các nhân tố ảnh hưởng
III- Rừng giống, vườn giống
IV- Quy trình sản xuất giống
trồng rừng
1. K/n sinh sản của cây rừng
2. Nhân tố ảnh hưởng: Nhân tố
bên trong và bên ngoài
1. Rừng giống
2. Vườn giống
3. Các biện pháp kỹ thuật
1. Điều tra dự đoán sản lượng quả hạt giống
2. Thu hoạch hạt giống
3. Chế biến quả hạt giống sau thu hoạch
4. Kiểm tra phẩm chất hạt giống
5. Bảo quản hạt giống

6. Thu hoạch và bảo quản giống vô tính
1. Bằng những kiến thức đã học anh (chị) hãy cho biết khả năng sinh sản
của thực vật nói chung là gì? Khả năng ra hoa kết quả của cây lâm nghiệp và cây
nông nghiệp có gì khác nhau.
2. Anh (chị) hãy tính chu kỳ sai quả cho các loài cây sau
TT Loài cây Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 CK sai quả
1 Thông Quả nhiều Quả ít Quả ít Quả nhiều
2 Keo tai tượng Quả nhiều Quả ít Quả nhiều Quả ít
3 Muồng đen Quả nhiều Quả nhiều Quả nhiều Quả nhiều
4 Hồi Quả ít Quả nhiều Quả ít Quả nhiều
5 Quế
Quả ít Quả ít Quả ít Quả ít
Kiểm tra thường xuyên: Bằng những kiến thức thực tế sản xuất anh (chị)
hãy giải thích tại sao một loại hạt giống bất kỳ sau quá trình bảo quản hạt không
bị mốc thối nhưng khi đem gieo hạt không nảy mầm.
CHƯƠNG II: SẢN XUẤT CÂY CON
Số tiết:23 tiết
24
MỤC TIÊU
- Cung cấp cho học sinh các kiến thức về tầm quan trọng và quy trình sản
xuất cây con ở vườn ươm.
- Qua các kiến thức đã được học, học sinh có thể vận dụng quy trình sản xuất
cây con để sản xuất được tất cả các loại cây giống lâm nghiệp theo yêu cầu.
- Học sinh có thái độ tích cực để tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tế
có hiệu quả.
NỘI DUNG
I- TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA SẢN XUẤT CÂY CON.
1. Tầm quan trọng:
- Đáp ứng được mục đích trồng rừng.
- Đạt tỷ lệ cây sống cao sau trồng, cây con thích ứng kịp thời với điều kiện

hoàn cảnh, diện tích thành rừng nhiều.
- Rừng sớm cho sản phẩm.
2. Yêu cầu chung:
- Cây con đủ về số lượng, chất lượng, đúng thời gian của kế hoạc trồng rừng.
- Quy trình sản xuất cần áp dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất
chất lượng và hạ giá thành.
II- XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM
1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa.
- Khái niệm: Vườn ươm là nơi nuôi dưỡng cây con với các biện pháp kỹ
thuật liên hoàn, chăm sóc với cường độ cao.
- Mục đích: Cung cấp giống đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng được
yêu cầu trồng rừng.
- Ý nghĩa:
+ Là nơi tổ chức sản xuất, thực hiện kỹ thuật liên hoàn, đầu tư tiền vốn,
nhân công, vật tư kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, phẩm chất cây con.
+ Là nơi áp dụng các tiến bộ khoa học mới, nghiên cứu, thử nghiệm, đúc
rút kinh nghiệm nhằm nâng cao phẩm chất cây con, đồng thời nâng cao hiệu quả
sản xuất của đơn vị kinh doanh.
2. Phân loại vườn ươm.
GV: Dựa vào yêu cầu kỹ thuật cơ bản, quy mô, thời gian sử dụng, vườn
ươm được chia thành các loại như sau:
- Theo nguồn giống:
+ Vườn ươm tạo cây con từ hạt
+ Vườn ươm tạo cây con từ hom
- Theo kỹ thuật:
25

×