Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhà trường, cô giáo hướng dẫn, lãnh đạo và nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Quảng Bình.
Trước tiên em xin cảm ơn tới cô giáo ThS. Đặng Diệu thúy đã tận tình hướn
dẫn, chỉ bảo em để em có thể thực hiện khóa luận một cách tốt nhất. Em xin cảm ơn
sự quan tâm của nhà trường, văn phòng khoa Thương Mại Quốc Tế và thầy cô giáo
đã trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành bài khóa luận.
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu tại Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu Quảng Bình, em đã học hỏi và thu nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích.
Nhờ đó em đã trang bị cho mình những kinh nghiệm thực tế về hoạt động thươn
mại quốc tế nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu chè nói riêng. Em xin
trân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Quảng Bình đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và
điều tra số liệu để hoàn thành khóa luận.
Với đề tài này, hy vọng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của công ty.Mặc
dù đã có cố gắng, song do năng lực và thời gian có hạn chế nên bài khóa luận của
em không tránh khỏi nhữn sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các
bạn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực tập
Nguyễn Ngọc Giang
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng
Bình
1
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình (2010-
2013)
Bảng 3.2: Tỷ trọng kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2013
Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng
Bình vào Nhật Bản năm 2010 – 1013
Bảng 3.4: Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu vào Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu Quảng Bình
Bảng 3.5 Lượng hàng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản của Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Quảng Bình giai đoạn 2010-2013
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TIẾNG VIỆT
STT Từ viết tắt
tiếng Việt
Nghĩa tiếng Việt
1 HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
2 AJCEP Hiệp hội Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
3 VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
4
Luật VSTP Luật Vệ sinh thực phẩm
5 XNK Xuất nhập khẩu
6 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TIẾNG ANH
STT Từ viết tắt
tiếng Anh
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 WTO
World Trade
Orgazination Tổ chức thương mại thế giới
2 TBT Technical Barriers to
Trade
Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
2
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
3 SPS Saniatary and
Phytosanitary Standards
Tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và
kiểm dịch động thực vật
4 HACCP Hazard Analysis and
Critical Control Points
Hệ thống phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn
5 JAS Japan Agricultural
Standards
Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật
Bản
6 ISO 9000 International
Organization for
Standardization 9000
Quy định vè tiêu chuẩn chất
lượng
7 ISO 14000 International
Organization for
Standardization 14000
Quy định về bảo vệ môi trường
8 USD United States Dollars Đồng Đô la Mỹ
9 SA 8000 Social Accountability
8000
Quy đinh về trách nhiệm xã hội
10 EU European Union Liên minh châu Âu
11 ILO International Labour
Organization
Tổ chức lao đông quốc tế
12 ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
13 APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương
14 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN
15 REACH Registration –
Evaluation-
Authorization-
Restriction - Chemical
Đăng ký – Đánh giá- Cấp phép-
Hạn chế cho hóa chất
16 GMP Good manufacturing
practices
Hệ thống thực hành sản xuất tốt
3
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Ngày nay cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam đang từng
bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như gia nhập ASEAN (1995), gia
nhập APEC (1998), gia nhập AFTA (2003), đặc biệt gia nhập tổ chức thương mại
quốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau trong điều
kiện các rào cản thương mại được giảm bớt một cách tối đa, trong đó mặt hàng chè
xuất khẩu cũng không ngừng thâm nhập vào các thị trường to lớn trên thế giới ngay
cả những thị trường khó tính nhất, ngày càng góp phần không nhỏ đối với sự phát
triển kinh tế của đất nước
Tuy Việt Nam đã từng bước đáp ứng được yêu cầu từ phía thị trường nhập
khẩu, song chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng các lô hàng bị trả lại do
khổng thể đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan kiểm dịch các nước về chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho mặt hàng
chè xuất khẩu của các công ty khác nhau trên thế giới cũng như Công ty Cổ phần
XNK (xuất nhập khẩu) Quảng Bình. Với mức thu nhập cao, chi tiêu bình dân không
nhỏ, nhu cầu sử dụng chè cao, do phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng đã mở
ra triển vọng cho ngành chè Việt Nam thâm nhập khẳng định mình trong thị trường
này. Tuy nhiên Nhật Bản được đánh giá là thị trường vô cùng khó tính, các cơ quan
chính phủ, Hải quan Nhật Bản đặt ra rất nhiều rào cản kỹ thuật đối với tất cả các
mặt hàng nhập khẩu…Các quy định kỹ thuật về sản phẩm, chất lượng hàng hóa,
bao gói, về an toàn, sức khỏe, các vấn đề môi trường và xã hội. … Trước đây, các
hàng rào thuế quan nhìn chung nhằm bảo về các nhà sản xuất, nhưng ngày nay, việc
bảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dùng đang dần thay thế cho việc bảo vệ
nhà sản xuất và người lao động. Vì vậy thâm nhập vào thị trường Nhật Bản vừa là
một cơ hội to lớn nhưng Công ty cũng gặp không ít thách thức đang tồn tại trên thị
trường này
Chè là một trong những hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu lớn, đồng
thời cũng là mặt hàng được ưa thích và có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa
sang thị trường Nhật Bản. Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế
giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Sản phẩm chè của Việt Nam
4
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “
Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực như
Mỹ ,EU, Nga , Trung Đông và Nhật Bản. Trong tình hình kinh tế khó khăn, ngành
chè vẫn có cơ hội phát triển hơn trong thời gian sắp tới là do xu hướng của người
tiêu dùng ngày càng ưu thích dùng trà hơn các loại đồ uống có ga, rượi, bia….
Hoạt động xuất khẩu chè vào thị trường Nhật Bản đã có những bước đi tích
cực, “chè Việt” được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến nhiều hơn, gia tăng đa
dạng các loại chè khác nhau…Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều loại chè bị từ
chối do không đáp ứng được các quy định kỹ thuật đối với mặt hàng chè vào Nhật
Bản. Đây là kết quả của sự thiếu hiểu biết và cách tiếp cận của Công ty đối với các
quy định kỹ thuật của Nhật Bản còn nhiều hạn chế. Để giúp công ty xác định rõ các
rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, tôi chọn
đề tài “ Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình “ làm đề tài
cho luận văn của mình
1.2 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Có rất nhiều công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề vượt rào cản kỹ thuật
mặt hàng chè nhưng lại ở những thị trường khác nhau. Cụ thể có một số công trình
nghiên cứu tương tự với đề tài của tôi:
Đề tài : “ Vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để đấy mạnh xuất khẩu hàng
nông sản” của Nguyễn Khánh Hà- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Đề tài : “ Chính sách bảo hộ chè của EU- khả năng xâm nhập của Việt Nam”
của Trịnh Thị Quyên – Đại Học Ngoại Thương
Đề tài : “ Vượt rào cản kỹ thuật vào EU để đẩy mạnh xuất khẩu chè của công
ty TNHH Hiệp Thành “ của Nguyễn Trịnh Điền – Đại học Quốc Gia
Đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng chè vào thị trường Châu
Âu” của Lê Tuyết Hoa – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Những đề tài khóa luận trên đều hướng đến một đối tượng sản phẩm, thị
trường nhất định nhưng lại ở các doanh nghiệp khác nhau, mà mỗi doanh nghiệp lại
có những đặc thù sản xuất, kinh doanh sản xuất khác nhau nên sẽ có những phương
hướng, cách thức giải quyết khác nhau. Nôi dung của những luận văn trước đều đưa
5
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
ra được những khái niệm, lý thuyết cơ bản và những giải pháp thiết thực nhằm góp
phần thúc đẩy xuất khẩu chè, nông sản vào thị trường cụ thể.
Với đề tài này “ Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè của
công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản” tôi sẽ đi
nghiên cứu cụ thể về mặt hàng chè, đi sâu phân tích hoạt động vượt rào cản kỹ thuật
chè vào thị trường Nhật Bản, chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân và
đưa ra giải pháp. Đề tài tôi đã chọn không trùng với đề tài nào của các năm trước về
thời gian nghiên cứu ( 2010-2013) và về không gian ngiên cứu tại Công ty Cổ phần
XNK Quảng Bình.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Bằng việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở nguồn dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp thu được từ nhiều nguồn khác nhau,dựa trên khả năng, trình độ lý
luận và kinh nghiệm thực tế nên mục tiêu nghiên cứu đề tài như sau:
Hệ thống hóa lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và
những hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản áp dụng đối với mặt hàng chè của Việt Nam
Phân tích thực tiễn áp dụng những rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè của
Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNK
Quảng Bình
Đề xuất một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt
hàng chè tại Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình nhằm thúc đẩy xuất khẩu, phát
triển hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình áp dụng rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt
hàng chè
Nghiên cứu thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty Cổ
phần XNK Quảng Bình đối với hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu dựa trên số liệu
kinh doanh trong 4 năm gần đây từ 2010 – 2013.
Phạm vi về mặt không gian : bài khóa luận nghiên cứu trong phạm vi xuất khẩu
mặt hàng chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản
6
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Phạm vi về mặt nội dung: Phân tích các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mà Công
ty Cổ phần XNK Quảng Bình phải đạt được nhằm xuất khẩu mặt hàng chè sang thị
trường Nhật Bản và công tác đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đó tại Công ty.
1.6 Phương pháp ngiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn trên cơ sở vận dụng phép
duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh
Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng
phát triển kinh tế, xuất phát từ thực tiễn để phân tích tình hình vượt rào cản kỹ thuật
của mặt hàng chè Quảng Bình JSC qua các năm gần đây
1.7 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận được chia làm 4 nội dung lớn:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2:Cơ sở lý luận của vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè xuất
khẩu vào thị trường Nhật Bản
Chương 3: Phân tích thực trạng vượt rào cản kỹ thuật vào thị trường Nhật
Bản đối với mặt hàng chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp vượt rào cản kỹ thuật
cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần XNK
Quảng Bình
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI
VỚI MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1. Khái quát chung về các rào cản kỹ thuật
2.1.1 Khái niệm và mục đích của rào cản kỹ thuật
Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), ra đời trên cơ sở Hiệp định thành lập Tổ
chức thương mại thế giới, do các nước thành viên của GATT ký ngày 14/4/1994 tại
Ma-rốc, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995 với trụ sở chính đặt tại
Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ. Mục tiêu hoạt động của WTO là nhằm thúc đẩy tăng trưởng
thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị
trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên
7
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với những nguyên
tắc cơ bản của công pháp quốc tế, khuyến khích các nước hội nhập sâu rộng hơn
vào nền kinh tế thế giới, đồng thời nâng cao sức sống, tạo thu nhập, việc làm cho
người dân các nước thành viên, bảo đảm quyền và tiêu chuẩn lao động xã hội tối
thiểu được tôn trọng.
Các hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hóa mà mỗi quốc
gia quy định một cách khác nhau. Để điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật của hàng
hóa trong thương mại giữa các nước thành viên, WTO đã đưa ra Hiệp định về các
hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, thường được gọi là Hiệp định TBT và Hiệp
định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, thường được gọi là Hiệp định
SPS. Trong đó Hiệp định TBT điều chỉnh các loại hàng rào kỹ thuật chung đối với
thương mại, còn Hiệp định SPS điều chỉnh các hàng rào kỹ thuật đặc biệt đối với
thương mại, cụ thể là các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
Hiện nay khái niệm về rào cản kỹ thuật còn có nhiều sự nhận thức khác
nhau. Thực tế rào cản kỹ thuật là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều vấn đề kinh tế
- xã hội trong kinh doanh và thương mại quốc tế. Rào cản kỹ thuật trong thương
mại là những quy định ngoài thuế quan , hay một chính sách phân biệt nào đó mà
một nước hay một vùng lãnh thổ áp dụng, với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản
thương mại quốc tế. Nó bao gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên giới,
nhằm hạn chế việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này
tạo thuận lợi cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ.
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa ra
khái niệm về rào cản kỹ thuật, nhưng rào cản kỹ thuật được hiểu là: các quy định và
tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe của con
người, động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hành động gian lận ở mức độ
phù hợp.
Mục đích của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ( Hiệp định TBT )
Hiệp định TBT ra đời với mục đích nhằm xác định quyền của mỗi nước được
áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và đời sống cộng đồng, bảo vệ
môi trường sống, đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra các quy định có tính
nguyên tắc đối với các văn bản pháp quy và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm mục đích
8
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
tránh các biện pháp được sử dụng như các rào cản thương mại. Mục đích của
những biện pháp kỹ thuật về bản chất là tốt tuy nhiên nó lại bị lạm dụng, nhiều biện
pháp quá khắt khe, thậm chí không cần thiết gây cản trở hoạt động thương mại quốc
tế khiến không ít người hiểu sai bản chất.
2.1.2 Phân loại rào cản kỹ thuật
Thực tế cho thấy việc tổ chức thương mại thể giới (WTO) và các Hiệp ước
quốc tế cắt giảm thuế quan trên quy mô toàn cầu đã làm cho các hàng rào phi thuế
quan trở thành rào chính trong thương mại. Trong đó hàng rào kỹ thuật trong
thương mại hiện tồn tại và tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành hàng đặc biệt là
hàng hóa nhập khẩu.
a. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Hiệp định TBT gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục, thừa nhận tầm quan
trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp, đồng thời
mong muốn tăng cường việc xây dựng những tiêu chuẩn và hệ thống này. Tuy
nhiên, các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kỹ thuật cũng như các quy trình đánh giá
sự phù hợp không được tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại
quốc tế. Các nước thành viên có quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo
đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe
con người, động thực vật và bảo vệ môi trường.
* Các nguyên tắc của Hiệp định TBT:
Không phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa: Hiệp định
đòi hỏi các thành viên áp dụng quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia khi
đưa ra các quy định quản lý kỹ thuật. có nghĩa là, các quy định này phải đảm bảo có
sự đối xử như nhau giữa các nước thành viên và giữa hàng hóa sản xuất trong nước
và hàng nhập khẩu vào nước mình.
Không cản trở thương mại: Hiệp định TBT yêu cầu các nước thành viên áp
dụng tiêu chuẩn quốc tế như ngôn ngữ kỹ thuật thống nhất đối với tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa. Điều này có nghĩa là, một khi tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thì
không có hàng rào kỹ thuật được tạo ra đối với thương mại giữa các nước thành viên.
9
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Công khai, minh bạch: Điều dễ hiểu chính là thông qua nguyên tắc này để
thực thi đối với hai nguyên tắc đã đề cập ở trên. Vì vậy mà Hiệp định TBT đưa ra
nhiều quy định để đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch này
Ngoài ra, hiệp định TBT còn khuyến khích các nước thành viên ký kết các
thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả thử nghiệm, chứng nhận, kiểm tra,
giám định chất lượng hàng hóa. Việc ký các thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho
các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí và thời gian do không phải thử nghiệm
lại, giám định lại chất lượng tại cảng của nước nhập khẩu hàng hóa
*Hệ thống TBT gồm có:
Bộ ISO 9000:
Mục tiêu lớn nhất của bộ ISO 9000 là đảm bảo chất lượng đối với người tiêu
dùng ( trong và ngoài tổ chức). Biện pháp đảm bảo chất lượng của bộ ISO 9000 là
xây dựng hệ thống chất lượng và phòng ngừa, từ khâu thiết kế, lập kế hoạch.
Bộ ISO 14000:
Là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. Lợi ích lớn nhất đối với
bên ngoài doanh nghiệp chính là thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp về môi
trường đối với cộng đồng, với cơ quan nhà nước và với khách hàng. Thị trường thế
giới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức môi trường thế giới đã
khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “ xanh và sạch” . Mức
độ ảnh hưởng đến môi trường của một số sản phẩm có vai trò lớn tới sức cạnh tranh
của sản phẩm đó trên thị trường.
Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP
Đây là một hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật
Bản yêu cầu các sản phẩm chè khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải được công nhân đã
áp dụng GMP. Chứng nhận GMP là tiêu chuẩn bắt buộc, đảm bảo một cách chắc
chắn rằng sản phẩm được sản suất một cách ổn định, đạt chất lượng đã quy định.
GMP kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng từ:
thiết kế, xây lắp xưởng, thiết bị, dụng cụ, điều kiện phục vụ, quá trình sản xuất,
đóng gói, bảo quản, con người điều hành
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP
10
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Đây là công cụ đánh giá mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của thực phẩm
nhằm thiết lập hệ thống kiểm soát, trong đó tập trung vào phòng ngừa ngăn chặn
chứ không phải tập trung vào thử nghiệm, kiểm tra HACCP chủ yếu quan tâm đến
biện pháp quản trị. Mười ba giai đoạn lưu đồ áp dụng HACCP trong các đơn vị sản
xuất thực phẩm chính là những hướng dẫn cụ thể về tiến trình quản trị sản xuất
nhằm đạt tới ngưỡng tới hạn được chấp nhận về vệ sinh của các tổ chức bảo vệ sức
khỏe trên thế giới đề ra
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000
Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước quốc tế về lao động của tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhân quyền. Nhật
Bản quy định cấm nhập khẩu hàng hóa mà trong quá trình sản xuất có sử dụng lao
động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt người lao động làm việc quá
thời hạn cho phép của Luật lao động
b. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ
Hiệp định về áp dụng các biện pháp Vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS)
của WTO được ban hành và có hiệu lực cùng với sự ra đời của WTO vào ngày
01/01/1995. Hiệp định liên quan đến sự áp dụng các quy định về an toàn vệ sinh
thực phẩm, thú y và bảo vệ thực vật
Mục đích cơ bản của Hiệp định SPS là duy trì quyền lợi tối cao của tất cả các
nước thành viên, đó là xây dựng mức bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, động
thực vật thích hợp, nhưng phải đảm bảo rằng các quyền lợi này không bị lạm dụng với
mục đích bảo hộ và không được tạo ra các hàng rào thương mại quốc tế trá hình
2.1.3 Xu hướng tăng cường áp dụng các rào cản kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường áp dụng khá nhiều rào cản kỹ thuật so với các thị
trường khác trên thế giới, đồng thời là điển hình cho xu hướng tăng cường áp dụng
các rào cản kỹ thuật nhằm bảo hộ thị trường và sản xuất trong nước dưới nhiều hình
thức khác nhau.
Đặc biệt sau thảm họa động đất năm 2011 tại Nhật Bản đã gây thiệt hại năng
nề về kinh tế, cùng khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nền kinh tế rơi vào tình
trạng ảm đạm. Dự báo trong những năm tới, Nhật Bản sẽ thắt chặt chi tiêu và đầu
tư, đồng thời gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại nội địa. Trong thời kỳ suy
11
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
giảm kinh tế nhiều nước coi rào cản thương mại chính là công cụ ngăn chặn hàng
nhập khẩu, vì vậy thị trường có xu hướng tăng cường bảo hộ, đặc biệt bằng biện
pháp tạo lập rào cản kỹ thuật , có nhiều quy định khắt khe nhằm bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Khi rào cản kỹ thuật được dựng lên từ phía các quốc gia nhập khẩu, hoạt
động xuất khẩu sang thị trường các quốc gia có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm vượt rào cản kỹ thuật có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta trong tiến trình
hội nhập hiện nay.
2.2 Một số rào cản kỹ thuật Nhật Bản áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
Nhật bản có nền kinh tế thị trường tự do, công nghiệp hóa lớn thứ 2 thế giới.
Nền kinh tế này có hiệu lực và sức cạnh tranh cao trong khu vực liên quan đến
thương mại quốc tế. Thành tựu kinh tế của Nhật Bản chủ yếu tập trung trong ngành
chế tạo với tiềm năng lớn về lực lượng lãnh đạo của một nền công nghiệp phát triển,
có các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu thế giới và đội ngũ công nhân lành nghề, có
khả năng đầu tư cao và an toàn
Nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ các ngành sản
xuất và chế biến trong nước. Nhật Bản áp dụng Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật
chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối,
Luật thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Nhật Bản
những loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không gây hại sức khỏe
con người. Cụ thể đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng
2.2.1 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội và Cục môi trường chịu
trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng. Các mức dư lượng
này dựa trên Luật VSTP (vệ sinh thực phẩm)
Luật VSTP của Nhật Bản ra đời năm 1947, được sửa đổi, bổ sung lần gần
đây nhất là năm 2005 và có hiệu lực thực thi năm 2006. Mục đích của Luật VSTP
và ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Luật
VSTP nghiêm cấm việc sản xuất, bán và nhập khẩu các loại thực phẩm có chứa các
12
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
chất độc hại, các loại thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe con người, các loại
thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn và quy cách của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Những loại không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, bao gồm:
• Có chứa các chất độc hại hoặc bị nghi ngờ có chứa các chất như vậy
• Bị mốc hoặc hư hỏng
• Không dáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất, thành
phần hoặc nguyên liệu
• Có sử dụng các chất phụ gia không được cho phép, thực phẩm khô có dư lượng
dioxin lưu huỳnh vượt quá mức cho phép…
• Không có tài liệu kỹ thuật đi kèm
• Không có mầm lây bệnh hoặc không có côn trùng gây hại
Người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất quan tâm đến sản phẩm có lợi cho sức
khỏe, họ ưa chuộng những sản phẩm tốt cho sức khỏe…Người Nhật Bản cho rằng,
sản phẩm an toàn cũng là sản phẩm có chất lượng tốt. Chè là một sản phẩm phòng
chống bệnh ung thư, giúp trẻ lâu và chống lão hóa da, nên được người dân ở đây sử
dụng nhiều.
Một khảo sát Nhật Bản cho thấy: 65% người tiêu dùng chọn thực phẩm vì lý
do an toàn, 15% vì yếu tố ngon, 9% vì sự tươi sống, 5% vì yếu tố tốt cho sức khỏe và
6% là những nguyên nhân khác (VH-VIETRADE,2009, Thị trường chè Nhật Bản và
tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam). Đây cũng là một trong những lý do mà Nhật Bản
áp dụng quy định nghiêm ngặt đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đó, những sản phẩm bán chạy hiện nay ở Nhật Bản là những sản phẩm
ít đường, calo thấp, không cholesterol, nhiều chất xơ, nhiều chất polyphenol…
Chẳng hạn như sản phẩm có chứa ca cao, trà xanh, nước nho đen, nước đậu nành…
An toàn thực phẩm là yếu tố được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm nhất
Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng các điều khoản trong
Luật VSTP. Chè, rau quả, đồ gia vị…phải qua kiểm tra về thuốc trừ sâu còn sót lại,
các tác nhân nông nghiệp ( bao gồm cả bảo quản phòng ngừa), các chất thực phẩm
thêm vào ( cả màu sắc).
2.2.2 Quy định chất lượng thương mại, ghi nhãn mác và truy xuất nguồn gốc
sản phẩm
13
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân theo các quy định trong Luật
vệ sinh thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông nghiệp ( JAS) và Luật đo lường của Nhật
Bản.
Tại Nhật Bản, việc đóng gói và dán nhãn hàng nhập khẩu đúng quy định và
có ý ngĩa rất quan trọng vì giúp việc thông quan được thuận lợi. Đồng thời đó là
thông tin quan trọng giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm và trong trường hợp
cần thiết có cơ sở kiểm tra và truy cứu trách nhiệm.
Nhật Bản cấm sử dụng rơm rạ để đóng gói sản phẩm. Tất cả các sản phẩm
nhập khẩu phải dán nhãn xuất xứ- ghi rõ tên nước xuất xứ, nếu chỉ ghi tên khu vực
thay cho tên nước xuất xứ sẽ không được chấp nhận. Việc dán nhãn mác sản phẩm
của nước xuất xứ phải tuân thủ một số quy định sau:
Luật đo lường quy định, tất cả sản phẩm và các loại thực phẩm được đóng
gói trong các bao bì kín phải ghi chính xác thông tin đo lường trên nhãn mác. Luật
này cũng quy định dung độ sai cho phép giữa khối lượng thực tế và khối lượng nêu
trên nhãn mác. Những sản phẩm vượt qua độ dung sai này sẽ không được bán ở
Nhật Bản.
Luật VSTP định nghĩa rằng “ bất kỳ loại thực phẩm nào được quy định bởi
một tiêu chuẩn về gán nhãn mác thì phải mang nhãn mác phù hợp với tiêu chuẩn đó,
nếu không thực phẩm này sẽ không bán được, chưng bày với mục đích cung ứng
hoặc với bất kỳ mục địch thương mại nào “.
Luât tiêu chuản nông nghiệp (JAS) đưa ra các “ tiêu chuẩn về nhãn mác, chất
lượng đối với thực phẩm đã qua chế biến” . Luật JAS của Nhật Bản ban hành năm
1970 quy định các sản phẩm: đồ uống, thực phảm chế biến, dầu ăn và mỡ, các sản
phẩm nông lâm thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật phải có dấu tiêu chuẩn “
Japan Agricultural Standard – JAS “ ( dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật ).
Việc giám định và cấp dấu chất lượng “JAS” được thực hiện bởi các tổ chức sau:
• Các tổ chức giám định thuộc Bộ nông – lâm – ngư nghiệp.
• Các tổ chức giám định của chính quyền địa phương.
• Các tổ chức giám định khác.
Những mục thông tin dưới đây phải liệt kê chung với nhau tại một vị trí có
thể nhận biết ngay trên hộp chứa hoặc bao bì: Tên sản phẩm, thành phần, trọng
lượng tịnh , hạn “ tốt nhất sử dụng trước ngày” hoặc ngày, tháng có thể sử dụng tối
14
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
thiểu, cách bảo quản, nước xuất xứ, tên và địa chỉ nhà nhập khẩu. Ngoài những loại
thực phẩm do những “ Tiêu chuẩn về gắn nhãn mác chất lượng thực phẩm đã qua
chế biến” JAS quy định thì những loại thực phẩm nhất định với những đặc tính cụ
thể phải đáp ứng những tiêu chuẩn về gắn nhãn mác chất lượng riêng của chúng và
phải có thêm thông tin liên quan đến chất lượng. Luật JAS quy định đối với nông
sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng, có thể sử dụng tên của một địa điểm được
biết đến rộng rãi để thay đổi cho tên xuất xứ.
2.2.3 Các yêu cầu về đóng gói bao bì
Có thể khái quát một số điểm đáng chú ý về các yêu cầu đóng gói bao bì của
Nhật Bản như sau:
• Chất lượng bao bì đóng gói giới hạn trong một số chất cho phép, có thể tái sinh
và tái sử dụng.
• Bao bì nhựa đảm bảo không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, việc tiếp xúc giữa
sản phẩm và chất nhựa của bao bì không gây ra bất cứ phản ứng và nguy hại nào
• Các sản phẩm đóng hộp phải đáp ứng các yêu cầu về kim loại.
• Khay bìa phải đảm bảo khi bị nung nóng không bị cong, ngả màu.
2.2.4 Nhãn sinh thái
Hàng nông sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng nhập khẩu vào Nhật Bản
phải tuân thủ một số quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi sau:
Quy định liên quan đến đặc tính sản phẩm: Đây là những quy định mà sản
phẩm phải có mới được phép XNK, lưu thông và tiêu dùng như các quy định về
hàm lượng chất độc hại có trong sản phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người
và môi trường ( như quy định hàm lượng một số chất có trong hàng nông sản), các
quy định về kiểm tra giám sát các sản phẩm nhập khẩu nhằm đảm bảo tuân thủ của
sản phẩm về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Đối với sản phẩm chè Nhật Bản quy định cấm Acetamiprid và Imidacloprid,
tuy nhiên đến năm 2015 hai chất này mới đưa ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng ( />Các quy định liên quan đến phương pháp chế biến và mức độ ô nhiễm: Bao
gồm tất cả các quy định liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như: quy định
quá trình sản xuất phải tuân thủ các hệ thống đảm bảo chất lượng hay quản lý môi
trường, quy định về đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất, quy định về nguồn
15
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
chất thải, nước thải, khí thải của quá trình sản xuất, quy định về chất độc hại được
phép và không được phép sử dụng trong quá trình sản xuất như quy định về các loại
thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp
Nếu phát hiện trong sản phẩm có sâu hại, vi trùng gây bệnh còn dính đất…
sẽ không được phép nhật khẩu vào Nhật Bản. Tùy theo nội dung vi phạm sẽ có
những hình thức xử lý khác nhau như: khử trùng, phân loại, thiêu hủy hoặc trả lại
người xuất khẩu. Đặc biệt khi, khi xuất khẩu vào Nhật Bản phải có Giấy chứng
nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch thực vật của Chính phủ nước xuất khẩu cấp
mới đủ thủ tục đăng ký kiểm dịch khi nhập khẩu. Nếu phát hiện có sâu bệnh sẽ tiến
hành các bước khử trùng, hun khói…( thời gian quy định là 24 tiếng không kể thời
gian xuất nhập kho) trước khi chuyển sang khâu kiểm tra tiếp theo, đó là khâu kiểm
tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật VSTP. Đây là mặt hàng nông sản nên bắt
buộc phải kiểm tra dư lượng nông dược và phụ gia. Nếu dư lượng vượt quá mức
cho phép sẽ bị trả lại, hủy tại chỗ.
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuật
cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và trực tiếp bảo hộ sản
xuất trong nước. Đồng thời đây cũng là hàng rào hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩu
những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tác động xấu đến môi trường,
tăng chi phí kiểm tra và kiểm định hàng hóa cũng như các chi phí lưu kho, bảo quản
làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.
Việc xây dựng hệ thống tự vệ bằng các hàng rào kỹ thuật là công việc chủ
động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước. Nó sẽ giúp làm
giảm áp lực cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại mà các nước thường có lợi thế,
đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư nâng cao năng lực
sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng.
Tính bình đẳng, tính minh bạch trong thực thi Hiệp định TBT không cho
phép sự chiếu cố đối với trình độ kỹ thuật hoặc khả năng tài chính của bất kỳ quốc
gia thành viên nào, đồng thời hàng rào kỹ thuật trong thương mại cũng không hẳn là
bùa hộ mệnh đối với các nước phát triển. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại luôn
được hiểu đầy đủ là phương án phòng vệ chính đáng của mỗi quốc gia thành viên
của WTO, phù hợp lợi ích quốc gia và quốc tế.
16
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
2.3.Phân định nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường Nhật
Bản đưa ra đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Quảng Bình, đồng thời giới thiệu về một số bộ tiêu chuẩn mang tính quốc tế. Công
ty đang muốn mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào Nhật Bản,
nên phải tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà Nhật Bản đề ra.
Để làm rõ nôi dung nghiên cứu của đề tài, phần nghiên cứu sẽ làm rõ những
vấn đề sau:
Các tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà nhập khẩu ở thị trường Nhật Bản yêu cầu đối
với sản phẩm chè
Các hoạt động và biện pháp vượt rào cản kỹ thuật mà ông ty ổ phần XNK đã
thực hiện được
Các vấn đề còn tồn tại mà Trung tâm cần giải quyết liên quan đến việc vượt
rào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng chè sang Nhật Bản
Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục những khó khăn
trong việc vượt rào cản kỹ thuật để xuất khẩu hàng chè sang thị trường Nhật Bản.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XNK QUẢNG BÌNH
3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình
3.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình
Tên công ty : Công ty cổ phần XNK Quảng Bình
Tên viết tắt : QUANG BINH JSC
Địa chỉ : Số 23 , Lô 01 , Khu 97, Bạch Đằng , Phường Hạ Lý , Quận Hồng
Bàng, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Số điện thoại : +84 (0) 31 626 3333 Fax: +84 (0) 31.533.679
Email:
17
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Website: www.quangbinhjsc.com.vn
Công ty thành lập ngày 12 tháng 03 năm 2007, trên cơ ở tách ra từ Công ty
cố phần Hảo Mỳ- một công ty đã có trên 30 năm kinh ngiệm kinh doanh thương
mại nội địa. Thời điểm thành lập, công ty có mức vốn điều lệ là 100.000 USD và
kinh doanh một sản phẩm đó là phân bón, doanh thu của công ty trong năm đầu tiên
hoạt động là khoảng 21 triệu USD.
Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thương mại và sản xuất các sản phẩm phân bón, khoáng sản, nông sản, hóa
chất. Trong những năm đầu tiên thành lập thì công ty hoạt động chủ yếu dựa trên
lĩnh vực thương mại đó là xuất khẩu các nguyên vật liệu và thành phẩm phân bón ra
thị trường nước ngoài .Tuy nhiên, đến cuối năm 2010 công ty đã quyết định mở
rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, không chỉ giới hạn ở lĩnh vực phân bón mà còn
kinh doanh ở các lĩnh vực như nông sản, hóa chất, khoáng sản. Công ty đã đầu tư
nâng cấp cơ sở kỹ thuật và dây chuyền sản xuất của mình. Công ty Cổ phần XNK
Quảng Bình tuy chỉ mới hoạt động trên 7 năm nhưng đã có rất nhiều thành công
trên thị trường Việt Nam. Hệ thống phân phối của Công ty lại không chỉ nằm ở
trong nước mà còn phát triển ra ngoài thế giới. Những thành công của Công ty ban
đầu có được là do hiệu quả của hoạt động thương mại đem tới, tuy nhiên, trong
những năm tiếp theo khi mà công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền công
nghệ tiên tiến thì có thể hy vọng vào sự phát triển vượt trội của công ty trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm phân bón, khoáng sản, nông sản, hóa chất
Trong xu thế toàn cầu hoá, Công ty cổ phần XNK Quảng Bình từng bước
khẳng định mình trên thị trường nội địa cũng như trên trường quốc tế. Góp phần kết
nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế các nước trên thế giới. Sản phẩm, dịch vụ
được nhiều bạn hàng trong nước và trên thế giới biết đến với uy tín và chất lượng
được đặt lên hàng đầu.Mặc dù công ty mới được thành lập với nhiều khó khăn và
thách thức ban đầu nhưng đến nay công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,đã ký kết
được nhiều đơn hàng với các Tập đoàn lớn trên thế giới như Ameropa, Keytrade,
Traworld, Toeppel. Các nước Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Đan Mạch, Úc vv. Phương châm
của công ty là "thành công của khách hàng là niềm tự hào của chúng tôi".
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty CP XNK Quảng Bình
18
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình là doanh nghiệp XNK – hoạt động chủ
yếu trong các hoạt động thương mại quốc tế các mặt hàng phân bón, hóa chất, nông
sản và khoán sản
• Phân Bón
Phân bón là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty, hiện tại công ty đang
kinh doanh với hơn 10 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm hơn 20 cơ sở khác nhau.
Các sản phẩm chính bao gồm Ure hạt trong và Ure hạt đục với sản lượng 145.000
tấn/năm, DAP với 220.000 tấn/năm, tổng lượng MAP, MOP, SA, NPK,… khoảng
50.000 tấn/năm.
• Hóa Chất
Công ty cổ phần XNK Quảng Bình là công ty nhập khẩu hóa chất có khối
lượng lớn, chủ yếu là lưu huỳnh với tổng khối lượng lên đến 360.000 Mt, Axit
Sulfuric với tổng khối lượng 60.000 Mt, Amonium lỏng với tổng khối lượng 60.000
Mt, bên cạnh đó là dầu FO, dầu DO…
• Nông Ngiệp
Với tổng số lượng 30.000 Mt trung bình mỗi năm. Các sản phẩm là: Gạo, cà
phê, hạt điều, hồi, chè, sắn, cao su…có khối lượng xuất khẩu khá lớn sang các thị
trường Trung Quốc, NHật Bản, Nga, EU…
• Khoáng Sản
Công ty chủ yếu cung cấp trên thị trường trong nước và xuất khẩu chủ yếu
sang Lào. Tuy nhiên thì công ty đang lên kế hoạch nhập khẩu các nguồn Than từ
Australia và Indonesia không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn tái xuất với
những quốc gia khác.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng Kế toán
tài chính
Phòng hành chính
Phòng kinh doanh
Bộ phận kho bãi
19
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Đội ngũ bán hang trong nước
Đội ngũ bán hang quốc tế
Đội ngũ
kế toán chung
Đội ngũ kế toán dự án
Đội ngũ hoạt động hành chính
Đội ngũ nhân viên
Đội ngũ cửa hàng
Đội ngũ Logistics
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần XNK Quảng Bình
(Nguồn: Phòng hành chính Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình)
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK
Quảng Bình
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động rất
phức tạp do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, giá một số loại hàng hóa lên
xuống thất thường. Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu
với các đối thủ đến từ trong và ngoài nước, tuy nhiên Công ty cũng đã đạt được một
số kết quả nhất định. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện
qua bảng số liệu dưới đây
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Cổ phần XNK Quảng Bình (2010-2013)
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng doanh thu 2.473.782 2.238.974 2.779.587 2.884.345
Tổng chi phí 244.043 152.048 177.563 198.789
Lợi nhuận trước thuế 4.802 3.405 5.291 6.723
Lợi nhuận sau thuế 3.601 3.345 3.968 4.001
(Nguồn: Báo cáo tài chính phòng Kế toán)
Công ty Cố phần XNK Quảng Bình tuy là một doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng
luôn phấn đấu vươn lên trong sản xuất kinh doanh, luôn giữ được chữ tín, không chỉ với
khách hàng mà còn giữ được chữ tín đối với người cung cấp nguyên liệu
20
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Năm 2011 doanh thu giảm 10,5 % so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu
của công ty tăng 19,4 % so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu của công ty tăng
3,7 % so với năm 2012. Trong 2 năm 2012 và 2013 doanh thu của công ty đều tăng
nhưng tỷ lệ tăng là thấp nguyên nhân là do giá thành nguyên liệu, giá nhân công
tăng khiến giá thành phẩm tăng cùng với đó là sự cạnh tranh từ sản phẩm chè của
các quốc giá khác. Sang đến năm 2011 tiếp tục là cuộc khủng hoảng nợ công tại
châu Âu và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng
nặng nề và công ty cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Tuy nhiên có được kết
quả này là nhờ những nỗ lực tìm kiếm thị trường và bạn hàng mới, nâng cao chất
lượng hàng hóa thu mua, cũng cố mối quan hệ với các đối tác chiến lược và sự nỗ
lực của đội ngũ cán bộ nhân viên tại Công ty.
3.2.2 Tình hình xuất khẩu chè của Công ty giai đoạn 2010-1013
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty thì mặt hàng chè
không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tuy nhiên mặt hàng này rất có triển vọng
trong tương lai. Kim ngạch xuất khẩu chè sang các thị trường được thể hiện qua
bảng biểu dưới đây:
21
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Bảng 3.2: Tỷ trọng kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2013
Thị
trường
2010 2011 2012 2013
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
Nhật Bản 1.098.678 54,6 838.252 58,1 1.287.567 53,64 1.798.098 49,1
Nga 456.897 22,7 300.208 20,8 500.897 20,86 798.345 21,78
Singapor 200.897 10 101.270 7 305.097 12,71 578.612 15,79
Khác 256.907 12,7 202.467 14,1 306.789 12,79 489.623 13,3
Tổng 2013379 100 % 1.442.197 100 % 2.400.350 100% 3.664.678 100%
(Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất khẩu)
Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế phất
triển như : Nhật Bản, Singapor, Nga… bởi người dân tại các quốc gia này rất ưa
chuộng đồ uống tốt cho sức khỏe, chè là một sản phẩm phòng chống bệnh ung thư
rất tốt
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ đạo của Công ty, vốn nổi tiếng về
truyền thống uống trà và nghệ thuật pha trà. Trà là một loại thực phẩm có nhiều yếu
tố không thể thiếu đối với người dân nước này. Doanh số hàng xuất khẩu sang thị
trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn, kim ngạch xuất khẩu trung bình qua các năm
khoảng 53,86 % , tuy nhiên trong năm 2011 đã có sự sụt giảm do Nhật Bản gặp phải
thiên tai, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Nhìn chung, tuy giá trị xuất khẩu năm
2011 nhỏ hơn so với năm 2010 nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn
cao cho thấy đây là một thị trường tiềm năng của công ty cần được khai thác trong
tương lai
3.3 Phân tích thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Công ty Cổ phần XNK
Quảng Bình đối với mặt hàng chè vào thị trường Nhật Bản
3.3.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở phía tây Bắc lòng chảo Thái Dương được coi là khu vực
kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay, là một quốc gia có nền kinh tế
công nghiệp phát triển ở mức độ cao. Sau sự tàn phá của Đại chiến thế giới lần hai,
Nhật Bản đã vươn dậy, phục hồi và trở thành một cường quốc kinh tế.
Hiện nay Nhật Bản là nước có nền công nghệ phát triển và là nước có tổng
thu nhập quốc dân đứng thứ hai thế giới. Là nước đông dân thứ bảy trên thế giới với
126,1 triệu dân, GDP trên đầu người tương đối cao, chi phí dành cho sinh hoạt rất
22
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
lớn. Do đó, Nhật Bản là một thị trường mục tiêu quan trọng của các nhà xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng là một thị trường khó tính, có yêu cầu rất cao đối với hàng hóa
nhập khẩu. Người tiêu dùng Nhật Bản đã quen thuộc với những hàng hóa có chất
lượng cao và đảm bảo các điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn về
môi trường. Giống như các nước khác, Nhật Bản cũng đưa ra nhiều quy định, nhiều
tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu với mục đích bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường trong nước. Và những quy định tiêu chuẩn này đã dựng lên những rào
cản kỹ thuật thực sự cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên
họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm tốt.
Phòng Thương mại Nhật Bản ra quy định, mặt hàng chè xuất vào thị trường
Nhật Bản phải truy xuất được nguồn gốc. Khi sử dụng giả sử có sự cố ngộ độc thì
buộc nhà xuất khẩu Việt Nam phải giải thích được nguồn gốc của mặt hàng chè.
Nhật Bản yêu cầu các sản phẩm chè có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng
HACCP (Hazard Analyis Critical Control Point) và đã đưa ra qui định mới về vệ
sinh thực phẩm nhập khẩu trong đó có nội dung về loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất
còn sót lại trong chè
3.3.2 Tình hình xuất khẩu chè vào thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần
XNK Quảng Bình
a. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình
Nhật Bản là một thị trường mới với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù số
lượng nhập khẩu vào Nhật Bản hàng năm khá khiêm tốn. Hàng năm Nhật Bản nhập
khoảng 5000 – 7000 tấn chè các loại dưới dạng thành phẩm. tuy nhiên xét về kim
ngạch nhập khẩu, Nhật Bản đã trở thành 1 trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất
của các nhà sản xuất chè Việt Nam (Mai Thủy, 2010, Hóa giải rào cản kỹ thuật
trong thương mại quốc tế,)
Xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng hơn 2%
tổng kim ngạch. Giá chè của Việt Nam tại đây chỉ bằng 40% so với mặt bằng giá
2.500 USD/ tấn nhập khẩu từ các nước khác( )
Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình
vào Nhật Bản năm 2010 - 1013
Năm Sản lượng (Tấn) Giá trị (USD) Giá cả ( USD/tấn)
23
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
2010 500 795.121 1.590
2011 456 729.144 1.599
2012 558 865.372 1.548
2013 603 945.561 1.568
(Nguồn: Phòng kinh doanh – xuất khẩu)
Có thể thấy từ năm 2010 – 1013 chè xuất khẩu vào Nhật Bản có tăng trưởng ,
chứng tỏ Nhật Bản là một thị trường tiềm năng . Năm 2010 Quảng Bình JSC mở
rộng thêm lĩnh vực kinh doanh, phát triển thêm nhiều ngành mới. Trong thời gian
đầu công ty gặp phải khó khăn do thiếu hiểu biết về ngành nghề mới, tuy nhiên 2
năm gần đây sản lượng chè xuất khẩu vào Nhật Bản tăng đều, có chiều hướng tiến
triển tốt.
Năm 2010 là năm đầu tiên công ty mở lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng nông
sản trong đó có mặt hàng chè, năm đầu tiên đã đánh dấu bước đầu thành công trong
lĩnh vực này, sản lượng xuất khẩu đạt 500 tấn với giá trị xuất khẩu là 795,121 USD
Bước sang năm 2011 sản lương chè bị giảm sút, còn 456 tấn giảm 9,6 % so
với năm 2010 do ảnh hưởng thiên tai bão từ Nhật Bản. Và năm 2011 do bị ảnh
hưởng thời tiết, chè bị mất mùa, quá trình thu mua cũng gặp phải khó khăn
Năm 2012 sản lượng tăng đáng kể đạt 558 tấn, tăng 18,3 % so với năm 2011.
Năm 2013 sản lượng xuất khẩu chè của công ty có những bước đột phá mới. Sản
lượng của công ty đạt tới 603 tấn, giá trị của xuất khẩu chè là hơn 945,561 USD,
tăng 8% so với năm 2012. Những thành tựu trên là rất đáng kể, đã chứng tỏ được
phần nào những nỗ lực của công ty trong thời kỳ đổi mới. Công ty đã từng bước đáp
ứng tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu của Nhật Bản để tăng năng suất xuất khẩu. Sản
xuất an toàn và vệ sinh thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong suốt quá trình chế biến
là hết sức cần thiết từ khâu sản xuất ở nước chế biến tới khâu nhập khẩu và phân
phối tại Nhật Bản. Công ty cũng đã bắt đầu nghiên cứu các phương pháp trồng trọt
phù hợp với tiểu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu của Nhật Bản và phải kiểm tra
nghiêm ngặt trước khi xuất khẩu.
b. Các mặt hàng chè xuất khẩu của công ty
Trong những năm qua công ty rất chú trọng tới cơ cấu hàng xuất khẩu nói
chung và mặt hàng chè nói riêng. Sản phẩm hiện nay gồm các loại chè, chè xanh,
24
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
chè vàng, chè thảo dược, chè CTC, chè sơ chế, chè thành phẩm. Tình hình cơ cấu
các loại chè xuất khẩu vào các thị trường được biểu hiện qua bảng biểu sau đây
Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu vào Nhật Bản của Công ty Cổ phần XNK
Quảng Bình
Mặt hàng
2010 2011 2012 2013
Tấn % Tấn % Tấn % Tấn %
Chè đen 129 25,8% 131 28,7% 163 29,2% 200 33,2%
Chè xanh 130 26% 135 29,6% 200 35,8% 229 38%
Chè CTC 60 12% 65 14,3% 80 14,3% 89 14,8%
Chè sơ chế 55 11% 50 10,9% 40 7,2% 20 3,3%
Chè thành phẩm 86 17,2% 55 12,1% 50 8,9% 45 7,5%
Các loại khác 40 8% 20 4,4% 25 4,6% 20 3,2%
Tỏng 500 100% 456 100% 558 100% 603 100%
(Nguồn: Phòng kinh doanh- xuất
khẩu)
Chú thích:
- Chè CTC là chè chất lượng cao, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ của Ấn
Độ
- Chè “ thành phẩm” là loại chè được sản xuất vafc hế biến hoàn chỉnh có đủ hương
vị, bao gói để bán cho người tiêu dùng cuối cùng như chè túi, chè hộp, chè nhúng
có ướp hương hoa…
Qua bảng biểu ta có thể thấy, sản lượng xuất khẩu chè đen và chè xanh, chè
CTC có xu hướng tăng trong khi các mặt hàng chè còn lại có xu hướng giảm sản
lượng xuất khẩu là do công ty còn nhiều hạn chế trong việc huy động vốn nên công
ty đã lựa chọn tập trung sản xuất vào hai mặt hàng chè xanh và chè đen có tiềm
năng xuất khẩu vào Nhật Bản lớn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và giảm sản
lượng các mặt hàng còn lại
Lượng chè chiếm tỷ trọng lớn nhất là chè xanh, sản lượng xuất khẩu trung
bình qua các năm là 32,35% .Xếp tiếp theo là chè đen, chè CTC, chè thành phẩm,
chè sơ chế, và các loại khác. Chứng tỏ chè xanh là mặt hàng chủ lực của công ty cổ
phần XNK Quảng Bình. Để giải thích cho sản lượng chè xanh được xuất khẩu vượt
trội hơn so với loại khác dựa trên nguyên nhân sâu xa: chè là một sản phẩm tiêu
25
SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4