ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH KINH DOANH CÁC PHỤ
KIỆN CHO MÁY TÍNH
Môn học: Quản trị doanh nghiệp
Lớp: ITEM1.D11
GV: Trần Anh Dũng
Nhóm 17
Thành viên:
Trần Hoàng Ngọc Sơn (11520625)
Nguyễn Quốc Anh (07520013)
Lời nhận xét
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
MỤC LỤC
Phần I: Tóm tắt kế hoạch makerting
1. Giới thiệu công ty
2. Mục tiêu
3. Tầm nhìn, sứ mệnh
4. Chìa khóa thành công
5. Phân tích thị trường
6. Sản phẩm kinh doanh
Phần II: Phân tích tình hình
1. Phân tích môi trường và công nghệ
2. Khảo sát thị trường
3. Thị trường mục tiêu
Phần III: Chiến lược kinh doanh
1. Cơ hội
2. Chiến lược
Phần IV: Mục tiêu trong tương lai
1. Mục tiêu doanh nghiệp
2. Mục tiêu thị trường
3. Điểm mạnh và yếu trong kinh doanh mặt hàng này
Phần V: Kế hoạch kinh doanh của công ty
1. Chiến lược bán hàng(makerting)
2.Kế hoạch thực hiện
3.Cơ cấu tổ chức nhân sự
4.Dự đoán tài chính
Phần I: TÓM TẮT KẾ HOẠCH MARKETING
1. Giới thiệu qua công ty:
Công ty tư nhân chuyên cung cấp các phụ kiện cho máy tính.
Vốn điều lệ; 500.000.000.
Thời gian kinh doanh: bắt đầu từ năm 2013.
2. Mục tiêu:
Tạo được lợi nhuận ban đầu.
Thu hút được nhiều khách hàng thân tín, tạo thêm uy tín cho công
ty.
Không ngừng mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
3. Nhiệm vụ:
Cung cấp các sản phẩm các phụ kiện chất lượng tốt, bền cho máy
tính, hỗ trợ việc sử dụng máy tính được hiệu quả hơn.
4. Chìa khóa thành công:
Đảm bảo chất lượng của các sản phẩm của công ty bán ra phù
hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, giá cả phù hợp.
Thu hút những khách hàng thường xuyên để tạo uy tín cho công
ty.
Phục vụ khách hàng tốt với dịch vụ tư vấn về sản phẩm.
Đảm bảo doanh thu cho công ty ở mức ổn định.
5. Tóm tắt thị trường:
TP.HCM là địa bàn rộng lớn nhưng công ty chủ yếu tập trung vào
các quận lớn. Nằm chủ yếu trong thành phố và các khu vực gần
các trường ĐH, cao đẳng, nơi tập trung đông SV.
6. Sản phẩm:
Linh kiện máy tính:
- CPU
- Main
- HDD ổ cứng
- Ram
- Mouse, keyboard ( chuột, bàn phím )
- Printer ( máy in )
- Network ( thiết bị mạng )
- Monitor ( màn hình )
- Ổ quang CD - DVD
Camera quan sát:
- Đầu ghi hình VANTech
- Đầu ghi hình VDTech
- Camera VDTech
- Camera AVTech
- Camera VANTech
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Phân tích thị trường và công nghệ:
Đặc điểm của thị trường buôn bán các mặt hàng điện tử :
Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế của đại bộ phận người
dân được cải thiện rõ rệt, việc tiếp cận với các sản phẩm công nghệ
cao không còn quá xa xỉ, bên cạnh đó thì sự ra đời của các công nghệ
mới làm cho các sản phẩm ngày ngày đa dạng, hiện đại, đồng thời
giá của các sản phẩm công nghệ cao ngày càng có xu hướng giảm
nhanh nên sức mua của người dân khá cao. Điều này được minh
chứng rất rõ ràng bằng tốc độ phát triển khá cao của thị trường hàng
điện tử Việt Nam trong những năm gần đây năm 2007 tăng 29.2%
đạt 3.1 tỷ USD. Với dân số trên 84 triệu người, đồng nghĩa với 1 thị
trường tiêu thụ rộng lớn có tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam là một
trong những thị trường hàng điện tử hấp dẫn đối với các nhà sản suất
trong và ngoài nước. Vài năm trở lại đây, chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy sự xuất hiện và tăng nhanh số lượng các trung tâm mua
sắm hàng điện máy như Nguyễn Kim, Carings, Việt Long, Pico
Plaza…Điều này chứng tỏ rằng,thị trường hàng điện tử Việt Nam
đang là mảnh đất màu mỡ của các nhà sản xuất,phân phối và nó đã
phát triển đến giai đoạn chuyên nghiệp.
Các yếu tố về kinh tế chính trị:
Ở tầm vĩ mô thì ngành công nghiệp điện tử đã được Chính Phủ phê
duyệt chiến lược phát triển định hướng xuất khẩu với vai trò là 1
trong những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, góp phần
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước(Quyết
định số 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển
công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020) đây là một điểm hết sức quan trọng,quyết định tới sự phát triển
của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam-nhân tố có tác động rất lớn
tới sự phát triển của thị trường hàng điện tử Việt Nam trong tương
lai. Theo quyết định này thì mục tiêu đến năm 2010 ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam sẽ sản xuất từ 4-6 tỷ USD trong đó xuất
khẩu chiếm từ 3-5 tỷ USD. Ngày 11-1-2007,Việt Nam chính thức gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, chính thức gia nhập sân chơi
thương mại toàn cầu, với việc tham gia này, Việt Nam phải thực hiên
các cam kết đa phương, cam kết mở cửa thị trường,cắt giảm
thuế.Trong đó thì việc mở cửa thị trường có tác động lớn đến thị
trường hàng điện tử Việt Nam, việc các nhà bán lẻ nước ngoài được
phép vào thị trường kể từ 1-1-2009 đã có những tác động đáng kể tới
phản ứng của các nhà phân phối lớn trong nước mà các hoạt động
mở rộng hệ thống các trung tâm mua sắm hàng điện tử mới nhằm
chiếm thị phần,giữ chỗ trước là những hoạt động chuẩn bị tích cực.
2. Khảo sát thị trường:
Khi khảo sát 100 người tại khu vực làng ĐH quốc gia TP.HCM, có
trên 80% sử dụng máy tính và chiếm phần lớn là SV (hơn 90%). Vì
vậy, việc cung cấp các phụ kiện cho máy tính là rất phổ biến và đáp
ứng được nhu cầu của phần lớn người tiêu dùng ở đây.
Trong thị trường, nhu cầu của người sử dụng khá đa dạng. Theo khảo
sát ta có thể phân thành 2 phần: bộ phận sử dụng các thiết bị liên
quan đến phần mềm, bộ phận sử dụng các bộ phần liên quan đến
phần cứng.
Bộ phận sử dụng liên quan đến phần mềm
Bao gồm các đĩa quang, đĩa từ… để lưu dữ liệu. Theo khảo sát có
khoảng 30% trong số sử dụng các thiết bị máy tính dùng
Bộ phận sử dụng liên quan đến phần cứng
Bao gồm các thiết bị nhập xuất như bàn phím, chuột, máy in, màn
hình,
3. Thị trường mục tiêu:
Qua khảo sát, phần lớn người có nhu cầu sử dụng sản phẩm là SV
các trường đại học. Tại làng ĐH tập trung hơn 10 trường ĐH. Vì
vậy, số lượng người sử dụng sẽ rất lớn.
Phần III: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1. Cơ hội:
- Ngày nay nhu cầu phát triển ngày càng tăng, con người tiếp xúc
với công nghệ nhiều hơn. Internet trở thành một thứ phổ biến
trong cuộc sống. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án ‘Ðưa
Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT’ trong quyết định
số 1755/2010/QÐ-TTg. Ðã có hơn một phần tư dân số Việt Nam
sử dụng Internet, phần lớn cán bộ, công chức cấp trung ương và
cán bộ, công chức cấp tỉnh có máy tính, và phần lớn có kết nối
Internet.)
- Để phục vụ tốt những nhu cầu của người dùng, công ty sẽ đưa
công việc kinh doanh lên mạng Internet, (có thể gọi tóm tắt là
thương mại điện tử). Thực hiện làm một website buôn bán các
mặt hàng điện tử, sử dụng sự tối ưu của các phương tiện tìm
kiếm, thư điện tử, hoạt động mạng, quảng cáo trên các site có
liên quan, quảng cáo trên tạp chí thương mại, hay viết những
bài báo đăng trên những website báo điện tử. Tham gia các
diễn đàn trực tuyến, mạng truyền thông nước ngoài, các nhóm
thảo luận. Đưa URL(địa chỉ internet) vào các file ký nhận.
2. Chiến lược:
Công ty sẽ xây dựng và vận hành một website để giới thiệu doanh
nghiệp (100%) và sản phẩm (95%). Chỉ có 20% doanh nghiệp có
website cho phép khách hàng đặt hàng thông qua các kênh được
cung cấp trên website. Tỷ lệ doanh nghiệp cho phép khách hàng
thanh toán trực tuyến là 3% tập trung vào các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực thương mại bán lẻ.
Tỷ lệ các loại quảng cáo được người dùng vào xem
Theo bảng trên ta thấy đồ dùng điện tử là được người xem nhiều nhất
nên việc sử dụng thương mại điện tử cho các mặt hàng điện tử là rất
được chú ý. Danh mục sản phẩm của công ty rất đa dạng đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
PHẦN IV: MỤC TIÊU TRONG GIAI ĐOẠN TƯƠNG LAI:
1. Mục tiêu của doanh nghiệp:
Phân tích cụ thể và càng rộng càng tốt về tình hình cạnh tranh hiện
nay về thương mại điện tử.
Cần xác định ngay trình độ và khả năng cạnh tranh của bản thân công
ty mình.
Nêu danh sách những website mạnh và yếu nhất đang cạnh tranh với
doanh nghiệp mình, nêu dự đoán về thị phần cho từng đối thủ cạnh
tranh, các mặt mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ của họ.
Xúc tiến và khuyến khích quảng bá website để thu hút được nhiều
khách hàng hơn. Hiện tại một số doanh nghiệp lớn kinh doanh mặt
hàng điện tử rất đa dạng phong phú, việc mở rộng kinh doanh với các
mặt hàng điện tử khác cũng giúp chúng ta tăng quy mô và lợi nhuận.
Tuy nhiên để mở rộng cần xác định luồng xuất - nhập khẩu cho các
nhóm hàng và thị trường để tìm ra mặt hàng thích hợp cần mở rộng.
Thiết kế chi tiết chiến lược giá cho toàn bộ hoạt động bán hàng, phân
phối và mua bán trên mạng.
2. Mục tiêu thị trường:
Người tiêu dung chọn sản phẩm trên website đến chọn phương thức
giao dịch :
- Thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng sau đó gửi hàng tận nơi hoặc
khách hàng đến doanh nghiệp để nhận hàng
- Đặt trước mặt hàng đó sau đó đến doanh nghiệp để giao dịch
3. Điểm mạnh và yếu trong kinh doanh mặt hàng:
Điểm mạnh : Thông tin nhanh ,tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận
tải đáng kể
- Khách hàng cũng không mất nhiều thời gian khi mua hàng thông
qua dịch vụ này, không cần trực tiếp đến nơi sản xuất hay cửa hàng
bán sản phẩm mà thông qua mang khách hàng có thể mua sản phẩm
dễ dang ,tiện lợi hơn với giá trị thấp hơn, có giá thấp hơn và khách
hàng có thể mua hàng trên khắp thế giới đặc biệt là khi mua sản
phẩm điện tử hay dịch vụ quảng cáo qua mạng. Những dịch vụ này
có thể đạt được bằng cách sử dụng dịch vụ thiết kế web ở các công
ty.
- Người mua có thể lựa chọn tìm hiểu ,nghiên cứu kỹ các thông tin
về sản phẩm ,các dịch vụ khuyến mãi
- Thương mại điện tử tạo điều kiện cho các doang nghiệp nhỏ,doanh
nghiệp ở các nước đang phát triển có thể cạnh tranh được với các
doang nghiệp lớn.
- Các doanh nghiệp cũng có thể quản lý khách hàng qua mạng ,lưu
giữ thông tin về quá trình đặt hàng ,mua hàng ,hoá đơn thanh
toán vv giúp khách hàng và doang nghiệp thuận tiện tra cứu khi
cần thiết và dễ dàng liên hệ.
Điểm yếu:
- Người mua hàng đôi khi cũng không trực tiếp kiểm tra được chất
lượng thật mà sản phẩm mà mình muốn mua
- Hiện nay với tốc độ phát triển chóng mặt, việc sử dụng thương mại
điện tử không còn xa lạ nên sẽ gây ra tính cạnh tranh rất lớn. Việc
quảng bá sản phẩm hay website là vấn đề thách thức lớn đới với
doanh nghiệp.
- Khó khăn lớn nhất là không chỉ có một trang web hoàn chỉnh mà
nó phải bắt mắt, kết cấu dễ sử dụng và thuận lợi cho việc tìm kiếm
sản phẩm với khách hàng.
- Dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu. Nguồn nhân lực chưa
đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển.
Nhận thức người dân về thương mại điện tử thấp
- An ninh mạng chưa đảm bảo. Mội trường xã hội và tập quán kinh
doanh chưa đảm bảo
Đánh giá các trở ngại đối với ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp năm
2010
Theo bảng trên ta đã thấy nhận thức của người dân về Thương mại điện
tử thấp và môi trường xã hội và tập quán kinh doanh là trở ngại lơn 1
nhất. Điều này cho thấy dù doanh nghiệp đã tích cực trong việc áp dụng
CNTT và TMĐT, thực tế phát triển của xã hội cho thấy vẫn cần thêm
thời gian để đạt được những bước tiến cần thiết cho việc thiết lập môi
trường kinh doanh – tiêu dùng tiên tiến.
PHẦN V: KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Chiến lược bán hàng (marketing):
Các công cụ tìm kiếm(Search Engine): Để tìm kiếm một website phần
lớn người lướt web sẽ nhờ đến công cụ tìm kiếm Internet. Tối ưu công
cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO là nghệ thuật để các công cụ tìm kiếm
hiển thị kết quả về website nhiều hơn cũng như có đánh giá cao hơn
(đánh giá khách quan)
Các liên kết đến website: có càng nhiều liên kết trỏ đến trang web thì cơ
hội có nhiều người vào xem trang web càng cao. có thể làm điều này
bằng cách: trao đổi liên kết (link) với các trang web khác, hoặc trả tiền
để được đặt một cái link đến web trên một trang web “tầm cỡ” hơn,
đăng ký vào các website danh bạ, những trang vàng
Chiến lược lan truyền(viral marketing): nguyên tắc của chiến lược dựa
trên sự lây lan của virus. Có nghĩa là nhờ khách hàng của mình quảng
cáo giúp mình bằng cách cho họ sử dụng những công cụ miễn phí như
email, nhắn tin, gửi thiệp điện tử… Và trong email, tin nhắn hay thiệp
điện tử gửi đi, luôn tự động kèm theo một dòng địa chỉ website, như
thế, người nhận sẽ biết được website và nếu họ thích thú, họ sẽ sử dụng
và lại gửi tiếp cho nhiều người khác.
Quan hệ đại chúng(Public Relations – PR): phải tận dụng sức mạnh của
cộng đồng, có nghĩa là nên tìm cách để được giới thiệu trên một tạp chí
chuyên ngành (tạp chí điện tử) hay được liệt kê trong “niên giám
Internet”. Ngoài ra, cũng nên xây dựng cộng đồng cho website.
Các phương tiện thông tin truyền thống: đừng nghĩ rằng Thương mại
điện tử không cần đến các phương tiện thông tin truyền thống, mà phải
hiểu rằng TMĐT và thương mại truyền thống như hai người tốt, luôn
giúp nhau để trở nên tốt hơn. Đây là giải pháp “đôi bên cùng có lợi”.
phải tận dụng các phương tiện thông tin truyền thống để quảng bá
website, ví dụ như đăng quảng cáo trên báo, trên truyền hình, đăng địa
chỉ website trên danh thiếp, trên bao bì và trên các mẫu giấy tờ, thư tín
của công ty…
Email: email marketing là một công cụ hữu hiệu, tuy nhiên, cần lưu ý là
chỉ gửi email quảng cáo đến với những ai đã đăng ký trong danh sách
muốn nhận email, đừng gửi tràn lan (SPAM) sẽ gây bực mình cho
người đọc và từ đó sẽ gây ấn tượng không tốt về website cũng như
doanh nghiệp. Đừng tự mình làm mất uy tín của mình bằng các gửi
email tràn lan và không tôn trọng quyền từ chối của người nhận. Tốt
nhất, nên xây dựng một hệ thống bản tin có nội dung hữu ích.
Trả tiền cho quảng cáo: có thể trả tiền để được đăng địa chỉ website hay
banner quảng cáo lên một trang web khác
Mobile marketing (m-marketing):Sử dụng các kênh di động làm
phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing. Mobile marketing là
loại hình được các nhà tiếp thị lựa chọn do nó đã thể hiện được một số
ưu thế khác biệt mà các loại hình khác không có. Mobile marketing có
khả năng tương tác, đối thoại hai chiều với người tiêu dùng với tốc độ
cực nhanh và chính xác. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể gửi
phản hồi cho nhà tiếp thị ngay khi nhận được thông điệp tiếp thị. Hiện
nay m-marketing được sử dụng khá phổ biến trên một số gameshow
trên tivi. Các ứng dụng có thể đưa vào hoạt động mobile marketing
ngày càng phát triển và được thực hiện dưới nhiều hình thức: SMS,
PSMS, MMS, WAP
Kênh truyền thông xã hội ( Social Media Marketing ): Sủ dụng các
kênh truyền thông này hay còn gọi là mạng xã hội để quảng bá các hình
ảnh và thông tin của website
2. Kế hoạch thực hiện:
Giá lợi nhuận. Thiết kế chi tiết chiến lược giá cho toàn bộ hoạt động
bán hàng, phân phối và mua bán trên mạng. Tìm hiểu giá cả thị trường
để có thể đưa ra giá cả phù hợp nâng cao được tính cạnh tranh.
Xử lý phiếu đặt hàng. Theo kết quả khảo sát cho thấy các doanh
nghiệp đã chủ động sử dụng phương tiện điện tử trong đặt hàng. Mặc dù
nhiều doanh nghiệp chưa có điều kiện triển khai đơn đặt hàng qua email
và website, song với hạ tầng sẵn có của các doanh nghiệp hoàn toàn có
thể đặt hàng thông qua các phương tiện này. Mặc dù vậy, hai phương
tiện chủ yếu vẫn được doanh nghiệp sử dụng để đặt hàng là điện thoại
và fax với tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng tương ứng là 99% và 90%. Hình
thức đặt hàng qua email và website hiện được 53% và 21% doanh
nghiệp sử dụng
Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để nhận đơn đặt hàng năm
2010
Chiến lược bán hàng: Ngoài việc bán hàng trên mạng, chúng ta sẽ
thông qua một số hội chợ cho doanh nghiệp thường được tổ chức để
giới thiệu và bán những mặt hàng.
Quan hệ kinh doanh. Xây dưng các mối quan hệ với khách hàng hiệu
quả và và luôn giữ liên lạc với họ. Tạo ra mối quan hệ kinh doanh với
các đối tác khác, chúng ta sẽ giới thiệu và bán những mặt hàng của họ
để đôi bên cùng có lợi.
3.Cơ cấu tổ chức nhân sự:
Giám đốc
Phòng điều
hành
Phòng kế
toán
Phòng kế
hoạch
Chăm sóc
khách hàng
Bán hàng
4.Dự đoán tài chính:
Thiết kế chi tiết kinh phí cho năm đầu tiên khi bắt đầu bước sang
thương mại điện tử, kể cả kinh phí dự phòng.
Chi phí ban đầu
Khoản mục Chi phí (VND)
Máy tính 90.000.000
Điện thoại 4.000.000
Chi phí thiết kế wedsite 10.000.000
Trang thiết bị khác 120.000.000
Dự phòng 30.000.000
Chi phí quảng cáo 10.000.000
Thuế 50.000.000
Lương nhân viên 20.000.000
Tổng 334.000.000
Kế hoạch doanh thu cho giai đoạn năm 2013
Tháng Doanh thu (VND) Chênh lệch (%)
1 30.001.020 100
2 40.300.125 134.3
3 42.001.050 140
4 35.080.500 116.9
5 38.100.050 126.9
6 29.600.000 98.7
7 50.007.200 166.7
8 31.006.070 103.4
9 28.050.700 93.5
10 31.000.050 103.3
11 38.067.050 126.9
12 50.090.080 167
Tổng 443.303.895
Theo đó, lợi nhuận công ty thu được sẽ là: 109.303.895 VND
Tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu sẽ là: 24.7%
Hiệu quả đầu tư vốn: vốn còn lại 236.000.000 chiếm 33.2% vốn ban
đầu, hiệu quả đầu tư tương đối tốt.
Bảng cân đối. Trình bày khả năng tài chính, khả năng chi trả đúng hạn
và vị thế tiền mặt của doanh nghiệp
Phân tích điểm hòa vốn. Nêu số lượng các sản phẩm, dịch vụ cần
bán để đạt điểm hòa vốn
Nguồn vốn và việc sử dụng vốn. Nêu nguồn vốn và cách sử dụng vốn
để phát triển kinh doanh, xuất khẩu.
Nguồn vốn ban đầu còn 33.2% so với ban đầu sẽ được tận dụng để phát
triển các dịch vụ khác thúc đẩy kinh doanh.
Sử dụng tài sản. Lợi nhuận và khoản vay sẽ được sử dụng cho mục
đích mở rộng kinh doanh
Phát triển lực lượng nhân viên ảo: Tìm kiếm những tài năng có thể
mở rộng thêm những năng lực của bạn mà không làm gia tăng chi phí
đầu tư. Hình thành những liên minh chiến lược và liên kết với các đại lý
bán lẻ và các đồng nghiệp khác.
Tính toán về dòng tiền mặt. Tính toán so sánh dòng tiền mặt và thu –
chi