Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 124 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
MỤC LỤC
MỤC LỤC I
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT II
DANH MỤC CÁC BẢNG III
DANH MỤC CÁC HÌNH V
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13
(THIẾU BẢN VẼ TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY TRONG ĐÓ CÓ NÊU LÊN
ĐƯỢC CÁC VỊ TRÍ XÂY MỚI) 27
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN 28
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 47
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 78
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 92
CHƯƠNG 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 96
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 97
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 99
PHẦN PHỤ LỤC 100
Đơn vị tư vấn: Trang i
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
BOD Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hóa
BTCT Bê tông cốt thép
COD Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxyhóa học
DO Oxyhòa tan
SS Suspended Solids - Chất lơ lửng
CO
x
Oxit của cacbon
NO
x
Oxit của nitơ
SO
x
Oxit của lưu huỳnh
THC Tổng hydro cacbon
VOC Chất dễ bay hơi
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
WHO World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

Đơn vị tư vấn: Trang ii
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU CỦA NHÀ MÁY 15
BẢNG 2. CÁC MÁY MÓC THIẾT BỊ BỔ SUNG PHỤC VỤ NÂNG CÔNG
SUẤT 23
BẢNG 3. ĐẶC ĐIỂM CẤU THÀNH MÍA CÂY 23
BẢNG 4. ĐỊNH MỨC MỘT SỐ PHỤ LIỆU TRONG SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY 24
BẢNG 5. ĐỊNH MỨC CÁC HÓA CHẤT KHÁC 24
BẢNG 6. ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NƯỚC TRONG SẢN XUẤT 25
BẢNG 7. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH QUA CÁC NĂM 29
BẢNG 8. ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH QUA CÁC NĂM 30
BẢNG 9. SỐ GIỜ NẮNG CÁC THÁNG TRONG NĂM 30
BẢNG 10. LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM 31
BẢNG 11. CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH TẠI THỜI ĐIỂM
LẬP ĐTM BỔ SUNG 33
BẢNG 12. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC NHÀ MÁY
34
BẢNG 13. CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT KHU VỰC NHÀ MÁY TẠI THỜI
ĐIỂM LẬP ĐTM BỔ SUNG 35
BẢNG 14. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI NHÀ MÁY 36
BẢNG 15. CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI THỜI ĐIỂM LẬP ĐTM BỔ
SUNG 37
BẢNG 16. CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI NHÀ MÁY 38
BẢNG 17. CHẤT LƯỢNG ĐẤT MẶT TẠI NHÀ MÁY 39
BẢNG 18. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI NHÀ
MÁY 43

BẢNG 19. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG
QUANH 44
BẢNG 20. KẾT QUẢ ĐO ĐẠC KHÓI THẢI LÒ HƠI 44
BẢNG 21. KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SẢN XUẤT
TẠI NHÀ MÁY 45
BẢNG 22. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI TRONG
GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 47
BẢNG 23. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI
GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 47
Đơn vị tư vấn: Trang iii
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
BẢNG 24. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ CHỊU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN
XÂY DỰNG 48
BẢNG 25. ƯỚC TÍNH TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ
THẢI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY
DỰNG 49
BẢNG 26. NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT KHÍ ĐO ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH HÀN
ĐIỆN VẬT LIỆU KIM LOẠI 50
BẢNG 27. ẢNH HƯỞNG CỦA SO2 ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 51
BẢNG 28. MỨC ỒN PHÁT SINH TỪ CÁC THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG
TRÌNH 52
BẢNG 29. TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN CÓ CƯỜNG ĐỘ CAO ĐỐI VỚI SỨC
KHOẺ CỦA CON NGƯỜI. 53
BẢNG 30. MỨC RUNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN THI CÔNG (DBA) 54
BẢNG 31. LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM CỦA MỘT NGƯỜI TRONG MỘT NGÀY
55
BẢNG 32. NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH
HOẠT CỦA CÔNG NHÂN 55

BẢNG 33. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN CHẤT THẢI TRONG
GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 59
BẢNG 34. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ CHỊU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN
VẬN HÀNH 60
BẢNG 35. TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TỪ QUÁ TRÌNH ĐỐT LÒ HƠI 61
BẢNG 36. HỆ SỐ PHÁT THẢI CỦA TÀU VÀ SÀ LAN CHẠY BẰNG ĐỘNG
CƠ DIEZEN 62
BẢNG 37. TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ THẢI CỦA GHE TÀU
62
BẢNG 38. TẢI LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM KHI CHẠY MÁY
PHÁT ĐIỆN 63
BẢNG 39. THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN TỪ SẢN XUẤT ĐƯỜNG 69
BẢNG 40. THÀNH PHẦN KHOÁNG CỦA TRO BÃ MÍA 69
BẢNG 41. MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 76
BẢNG 42. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 92
Đơn vị tư vấn: Trang iv
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1. VỊ TRÍ NHÀ MÁY TRÊN BẢN ĐỒ VỆ TINH 14
HÌNH 2. VỊ TRÍ NHÀ MÁY TRÊN BẢN ĐỒ THỊ XÃ NGÃ BẢY 14
HÌNH 3. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ ÉP MÍA 17
HÌNH 4. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH NƯỚC MÍA BẰNG PHƯƠNG
PHÁP SUNFIT HÓA 20
HÌNH 5. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KẾT TINH ĐƯỜNG TRẮNG 22
HÌNH 6. TÓM TẮT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ DÒNG THẢI 71
HÌNH 7. SƠ ĐỒ THIẾT BỊ LỌC BỤI KIỂU CYCLONE TỔ HỢP 80
HÌNH 8. MÔ HÌNH THIẾT BỊ CYLON ƯỚT TẠI NHÀ MÁY 81
HÌNH 9. SƠ ĐỒ PHÂN DÒNG NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY 83

HÌNH 10. SƠ ĐỒ BỂ GẠN DẦU MỠ 84
HÌNH 11. SƠ ĐỒ CẤU TẠO BỂ TỰ HOẠI 84
HÌNH 12. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY 87
Đơn vị tư vấn: Trang v
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Các nội dung chính của dự án
Nhà máy đường Phụng Hiệp tọa lạc tại khu vực 5, phường Hiệp Thành, thị xã
Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Nhà máy được thành lập năm 1999 theo quyết định số
585/QĐ.UB.TCCB ngày 13/03/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ), trực
thuộc công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ.
Công suất thiết kế ban đầu của Nhà máy là 1.250 tấn mía/ngày. Từ tháng 4 năm
2006, Nhà máy bắt đầu quá trình nâng cấp công suất và đến tháng 10 năm 2006 hoàn
thành việc nâng cấp công suất lên 2.300 tấn/ngày.
Hiện tại, nhà máy đang tiến xây dựng bổ sung một số hạng mục công trình, lắp
đặt thêm các trang thiết bị máy móc mới nhằm mục tiêu nâng cấp công suất sản xuất
của nhà máy lên 3.000 tấn/ngày.
Việc nâng cấp mở rộng được thực hiện trên phần diện tích đất sẵn có của nhà
máy, với tổng diện tích 101.942 m
2
. Trong đó, tổng diện tích các công trình xây mới
và mở rộng khoảng 1.512 m
2
. Các hạng mục công trình mở rộng và xây mới bao gồm:
- Khu ly tâm, thành phẩm mở rộng: 288 m
2
.
- Xưởng cơ điện xây mới: 864 m

2
.
- Khu lò hơi số 04 xây mới: 360 m
2
.
2. Các nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động của nhà máy
Trong quá trình hoạt động của nhà máy có thể phát sinh các tác nhân gây ô
nhiễm tác động đến môi trường. Các nguồn phát sinh ô nhiễm do hoạt động của nhà
máy bao gồm:
a. Nguồn phát sinh khí thải
Sự phát sinh khí thải từ quá trình đốt lò hơi bằng nhiên liệu bã mía là nguồn gây
ô nhiễm không khí chủ yếu tại nhà máy. Thành phần khí thải từ quá trình đốt lò hơi
chủ yếu là: bụi, SO
2
, NO
2
, CO, Lưu lượng khí thải từ quá trình đốt lò hơi là rất lớn
khoảng 120.000 m
3
/giờ (vì 1kg bã mía khi đốt cháy cần 4,45m
3
không khí, thông
thường nhà máy đường có lương bã mía bằng 30% lượng mía, lượng bã mía dùng để
đốt lò hơi bằng 70% lượng bã mía sản sinh ra từ quá trình ép), do đó nếu không có
biện pháp xử lý tốt thì lượng khí thải này không chỉ gây tác động xấu đến môi trường
không khí trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư xung
quanh nhà máy.
Ngoài ra, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản
phẩm; khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng; mùi hôi từ hệ thống xử lý khí thải
và khu vực tồn trữ bã mía, bùn cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường

không khí.
b. Nguồn phát sinh nước thải
Đơn vị tư vấn: Trang 1
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
Nguồn tác động đến môi trường nước chủ yếu do nước thải phát sinh từ quá
trình sản xuất của nhà máy. Khối lượng nước thải từ quá trình sản xuất là rất lớn.
Nước thải của các công đoạn khác nhau có mức độ ô nhiễm khác nhau. Có thể phân
loại nước thải từ các nguồn như sau:
- Nước ngưng tụ (loại 1): Bao gồm nước ngưng tụ của các thiết bị trao đổi
nhiệt như: đun nóng, cô đặc, nấu đường. Dòng nước này hoàn toàn mềm sạch, hiện
tại theo quy trình sản xuất được tuần hoàn trở lại bổ sung vào nguồn nước cung cấp
công nghệ và nồi hơi.
- Nước thải sạch (loại 2): Nước thải từ các quá trình làm mát các thiết bị như:
nước làm mát ở các động cơ điện, các turbine, trục ép, trợ tinh, các thiết bị tạo chân
không ngưng tụ kiểu phun (cột Jet), từ bơm chân không, máy nén khí… Các dòng thải
này bị làm tăng nhiệt độ do quá trình trao đổi nhiệt.
- Nước thải ô nhiễm (loại 3): Các dòng nước thải còn lại sẽ gây ô nhiễm ở mức độ
khác nhau, lượng phát sinh tối đa khoảng 250 m
3
/ngày-đêm, bao gồm:
+ Nước thải vệ sinh nhà xưởng, thiết bị trong quá trình sản xuất: chủ yếu là
nước thải vệ sinh ở công đoạn ép mía, có chứa đường hòa tan, nhiễm dầu mỡ từ các ổ
trục của máy ép. Đây là loại nước thải phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình sản
xuất của nhà máy.
+ Nước thải vệ sinh thiết bị khi dừng tu bổ như: nước vệ sinh thiết bị gia nhiệt,
nồi cô đặc, nồi nấu, kết tinh và nước thải thu hồi từ bãi tồn trữ bùn, bã mía chứa cặn lơ
lửng và hàm lượng chất hữu cơ cao, chủ yếu là đường. Lượng nước này chiếm tỉ lệ lớn,
tuy nhiên chỉ phát sinh vào cuối vụ, khi nhà máy dừng sản xuất để tu bổ ngắn hạn.

+ Nước thải sinh hoạt: dòng thải này có độ ô nhiễm tương đối cao, hiện tại được
xử lý qua bể tự hoại, sau đó đưa vào hệ thống xử lý. Lượng nước thải sinh hoạt chiếm
tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng nước thải khoảng 6,4 m
3
/ngày-đêm).
- Nước mưa chảy tràn (loại 4): Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất
tại khu vực nhà máy sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước.
Nhất là ở bãi chứa bã mía, trong bã khô vẫn còn chứa 45% cellulose và 18% lignin,
khi bị ngâm trong nước có khả năng tạo ra lignin và chất này sẽ theo nước mưa chảy
tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Thành phần nước thải của nhà máy chủ yếu chứa các tác nhân ô nhiễm hữu cơ
với nồng độ cao như: BOD, COD, SS, dầu mỡ Do vậy, nếu lượng nước này không
được xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ gây nên các tác động xấu đến môi trường, làm cho nguồn
nước bị nhiễm bẩn hữu cơ, gia tăng mật độ vi khuẩn gây bệnh, làm giảm oxy hòa tan
c. Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, có thể phân chia chất thải rắn tại nhà máy thành 2
loại: chất thải rắn sản xuất và chất thải rắn văn phòng, sinh hoạt.
- Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu là bã mía, tro lò hơi và bã bùn từ công đoạn
tinh chế đường thải ra ở thiết bị lắng, lọc. Chất thải này nếu quản lý thu gom và tận thu
tốt sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Đơn vị tư vấn: Trang 2
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
+ Bã mía: được hình thành từ công đoạn ép với khối lượng lớn. Theo ước tính,
khi nhà máy đi vào hoạt động hoàn chỉnh ở công suất 3.000 tấn mía/ngày-đêm sẽ có
khoảng 900 tấn bã mía phát sinh mỗi ngày. Thành phần hoá học của bã mía chủ yếu là
xenlulo (46%), hemixenlulo (24,6%) và các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy khác. Do đó,
nếu để tích tụ trong thời gian dài bã mía sẽ bị phân hủy. Hiện tượng ô nhiễm môi trường
ở khu chứa bã mía sẽ thêm nghiêm trọng do nước mưa ứ đọng kéo theo chất thải, nước

thải tràn vào kênh rạch hoặc thấm xuống mạch nước ngầm gây ảnh hưởng đến nguồn
nước ngầm trong khu vực.
+ Bã bùn: là chất thải của công đoạn làm sạch nước mía thô, thường có độ ẩm 75
– 77%, chiếm khoảng 5% khối lượng mía, tương đương khoảng 150tấn/ngày. Trong bùn
lọc chứa nhiều chất hữu cơ (25 – 59%) như protein, polysacarit, lipit. Ngoài ra bùn lọc
còn có các hóa chất kết tủa như CaSO
3
, Ca
3
(PO
4
)
2
Nguồn chất thải này nếu không có
biện pháp quản lý và xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm các thành phần môi trường.
+ Tro: Tro lò hơi chiếm khoảng 0,8% khối lượng bã mía đem đốt, tương đương
khối lượng khoảng 5 tấn/ngày. Thành phần chính của tro bã mía là SiO
2
, chiếm 71-
72%. Ngoài ra còn có nhiều khoáng chất khác: Fe
2
O
3
, Al
2
O
3
, K
2
O, Na

2
O, CaO, P
2
O
5

- Rác văn phòng, sinh hoạt: Chất thải từ hoạt động văn phòng và các hoạt động
sinh hoạt của công nhân như bao nylon, giấy, thức ăn thừa… Trong các thành phần
này có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy. Các thành phần chất thải
khó phân hủy như bao nylon, hộp xốp, giấy báo,… nếu vứt bừa bãi gây ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh Nếu tính bình quân một người mỗi ngày đưa vào môi trường
khoảng 0,5 kg chất thải rắn thì với 435 lao động làm việc tại dự án sẽ thải ra khoảng
218 kg rác thải/ngày. Tuy nhiên, do trong giờ làm việc công nhân trong nhà máy chỉ
vận hành các loại thiết bị máy móc nên lượng chất thải rắn này thực tế phát sinh ít hơn.
d. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu là: giấy
lọc chứa chì, bông bảo ôn, thủy tinh bể, dầu, nhớt thải từ máy móc thiết bị, bóng đèn
hư hỏng Loại chất thải này nếu không xử lý đúng theo quy định sẽ gây ô nhiễm môi
trường tiếp nhận cụ thể là môi trường đất, nước và không khí do sự tồn dư các chất
độc hại. Trong quá trình lan truyền thì khả năng gây ảnh hưởng đến con người, động
vật và thực vật là khó tránh khỏi, sẽ gây nhiễm độc cho con người, động vật cũng như
hệ thực vật nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua môi trường tiếp nhận.
e. Nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung
- Nguồn phát sinh tiếng ồn: Tiếng ồn là nguồn gây ô nhiễm trong hoạt động sản
xuất của nhà máy. Nguồn ồn phát sinh chủ yếu từ các thiết bị: turbine ép, turbine cấp
nước, turbine phát điện và các máy ly tâm. Cường độ ồn phụ thuộc vào tính năng,
công suất và thời hạn sử dụng của thiết bị.
- Nguồn phát sinh rung động: rung động phát sinh từ hoạt động của nhà máy do
quá trình hoạt động của các máy móc thiết bị. Cường độ rung cũng phụ thuộc vào tính
Đơn vị tư vấn: Trang 3

Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
năng, công suất và thời hạn sử dụng của từng thiết bị. Cường độ rung lớn có thể ảnh
hưởng đến các công trình lân cận. Tuy nhiên, tác động của rung động chỉ ảnh hưởng trong
phạm vi nhà máy, không ảnh hưởng nhiều đến các công trình dân sinh và công cộng.
3. Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực
a. Xử lý khói thải lò hơi
• Đối với các lò hơi hiện hữu của nhà máy:
Để khống chế ô nhiễm do bụi thải từ 3 lò hơi cũ đang hoạt động, nhà máy đã
lắp đặt thiết bị xử lý bụi là hệ thống cyclone trên cơ sở ghép nhiều cyclone đơn thành
tổ hợp. Thiết bị này dùng để thu hồi bụi khô có kích thước từ 5 - 100μm.
Cyclone tổ hợp là một thiết bị thu gom bụi gồm một số lượng lớn các đơn
nguyên cyclone hoạt động đồng thời trong một vỏ có đường cấp và đường thoát không
khí, cũng như phễu thu bụi chung.
Vào những đợt dừng sản xuất để tu bổ ngắn hạn, nhà máy tiến hành kiểm tra,
bảo dưỡng định kỳ các thiết bị xử lý bụi. Lượng bụi thu hồi từ quá trình bảo dưỡng sẽ
được đưa vào khu vực chứa tro.
• Đối với lò hơi lắp mới:
Khí thải và bụi từ quá trình đốt lò hơi lắp mới được xử lý bằng hệ thống cyclon
ướt. Nguyên lý cấu tạo cyclon ướt giống hoàn toàn như cyclon khô, chỉ khác
là loại cyclon này nước được phun bên trong trụ cyclon tạo thành một màng mỏng từ
trên xuống dưới. Khi dòng không khí bụi xoay quanh thành trụ, các hạt bụi tách khỏi
dòng bám vào thành và nhờ nước kết dính làm thành hạt bụi lớn hơn và trôi theo nước
rơi xuống chóp cyclon ra ngoài. Nước luôn luôn xoáy từ trên phễu, không khí ngược
dòng lên thẳng ra ngoài.
b. Khống chế ô nhiễm từ nước thải
Nước thải của nhà máy là một vấn đề lớn có khả năng ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh khu vực nhà máy nếu không được xử lý tốt. Hiện nhà máy đã có hệ
thống xử lý nước thải. Nguyên lý và thực tiễn xây dựng của hệ thống như sau:

• Phân dòng nước thải:
Dựa vào tính chất của từng loại nước thải, nhà máy đã xây dựng 2 hệ thống
đường cống dẫn nước thải riêng biệt:
- Một đường cống dẫn nước thải quy ước sạch gồm các loại 1, loại 2 và loại 4
đổ ra kênh Bún Tàu. ( Lưu ý : nước thải loại 4 như đã nêu ở trên có nguy cơ gây ô
nhiễm, như vậy tại sao thải thẳng ra kênh?- phải giải thích nước loại 4 ở trên 1 các hợp
lý hơn và phương án tránh ô nhiễm)
- Một đường cống dẫn nước thải loại 3 gom về hệ thống xử lý để xử lý bằng các
phương pháp thích hợp. Đối với nước mưa chảy tràn từ các bãi chứa, nhà máy đã thiết
kế một hệ thống thu gom và đưa về hệ thống xử lý chung. Trong mùa mưa, lượng
Đơn vị tư vấn: Trang 4
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
nước thải từ khu vực này có thể lên đến 35,6m
3
/giờ. Tuy vậy, do nhà máy không hoạt
động vào mùa mưa nên lượng nước thải này vẫn nằm trong công suất thiết kế của hệ
thống xử lý. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép được tái sử dụng cho việc
tưới cây, tưới ẩm phòng cháy, tưới ẩm lộ nội bộ chống bụi. Khi không tái sử dụng hết
mới đưa vào kênh Bún Tàu.
• Xử lý nước thải quy ước sạch:
- Nước thải loại 1: đa phần được tận dụng triệt để và bổ sung vào lượng nước
cấp cho lò hơi và phục vụ sản xuất. Phần lớn được tái sử dụng, một phần dư nhỏ được
xả bỏ sau thời gian sử dụng. Lượng nước xả này được làm nguội và cho chảy vào hệ
thống thu gom nước thải quy ước sạch.
- Nước thải loại 2: cũng được cho chảy vào hệ thống thu gom nước thải quy
ước sạch. Tuy nhiên loại nước thải này có thể bị nhiễm dầu mỡ nên cuối đường ống
được cho chảy vào bể gạn khử dầu mỡ trước khi chảy vào môi trường.
- Nước thải loại 4: được thải trực tiếp ra kênh Bún Tàu.

• Xử lý nước thải ô nhiễm (nước thải loại 3):
• Xử lý nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt của các khu nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại
để loại bớt thành phần gây ô nhiễm. Sau khi qua bể tự hoại, nước thải sinh hoạt tiếp
tục được dẫn tiếp vào đường cống dẫn nước thải chung và được gom về hệ thống xử lý
nước thải của nhà máy để xử lý tiếp.
• Xử lý nước thải công nghệ:
Nước thải công nghệ của nhà máy được cho qua hệ thống xử lý nước thải hiện
hữu của nhà máy. Hệ thống này áp dụng công nghệ vi sinh kỵ khí và hiếu khí kết hợp
để xử lý nước thải. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy như sau:
Nước thải loại 3 được thu gom từ các nguồn phát sinh bằng hệ thống cống bê
tông kiên cố, đưa về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Riêng nước thải từ phân
xưởng đường được đưa qua bể gạn dầu để tách loại dầu nhớt trước khi đưa về hệ thống
xử lý. Nước thải sau khi được loại bỏ dầu nhớt được đưa vào bể lắng sơ bộ. Sau đó,
nước thải sẽ được đưa vào bể điều hòa để điều hòa pH, nồng độ, nhiệt độ, lưu lượng,
…Sau khi qua bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể yếm khí. Trong bể yếm khí có
bố trí các ống phân phối để đảo trộn nước thải, giúp sự tiếp xúc giữa vi sinh và các
chất hữu cơ, vô cơ được tốt hơn. Sau giai đoạn yếm khí, nước thải được bơm qua bể
hiếu khí để xử lý tiếp tục. Nước thải ra khỏi bể hiếu khí sẽ được đưa về bể thu hồi để
tăng cường oxy hòa tan bằng thiết bị sục khí bề mặt, và tiếp tục được đưa lên tháp lọc
sinh học nhỏ giọt để xử lý các thành phần hữu cơ và vô cơ còn sót lại. Sau khi qua bể
lắng thứ cấp, lượng nước trong được khử trùng và đưa qua bể ổn định. Nước trong bể
ổn định đạt quy chuẩn cho phép được tái sử dụng cho việc chăm sóc cảnh quan của
nhà máy như: tưới cây, tưới ẩm phòng cháy, tưới ẩm chống bụi đường nội bộ, …Khi
nước sau xử lý không tái sử dụng hết sẽ được đưa ra kênh Bún Tàu. Bùn thu được tại
bể lắng thứ cấp và bể lắng sơ bộ được đưa qua sân phơi bùn. (phần bể hiếu khí cần nêu
rõ quá trình ngăn dòng để lắng như nhà máy hiện đang áp dụng, tăng thời gian lưu
trong bể và ít bị xáo trộn trong quá trình lắng)
Đơn vị tư vấn: Trang 5
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
c. Khống chế ô nhiễm từ chất thải rắn
- Khống chế ô nhiễm từ bã mía: Hầu hết lượng bã mía phát sinh từ quá trình sản
xuất được tái sử dụng làm nhiên liệu đốt lò hơi để sản xuất hơi và điện phục vụ cho
nhu cầu sản xuất của nhà máy. Với nhu cầu sử dụng khoảng 630 tấn bã mía/ngày, phần
dư thừa được các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và phân bón bao tiêu 100% và đến
thu gom thường xuyên.
- Bã bùn, tro và bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải: cũng được các đơn vị bên
ngoài bao tiêu 100% để làm phân bón vi sinh hữu cơ.
- Chất thải văn phòng, sinh hoạt: Các loại rác sinh hoạt, rác văn phòng và vỏ
bao bì hàng hóa là những loại rác thông thường, khối lượng nhỏ, nhà máy đã hợp đồng
với Công ty Cấp thoát nước – Công trình đô thị Ngã Bảy thường xuyên thu gom, vận
chuyển đem đi xử lý.
d. Quản lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được phân loại, thu gom, bảo quản tốt trong kho chứa riêng
biệt, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Khi kho chứa sắp đầy, Nhà máy
hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý đúng quy định. Hiện tại, nhà
máy đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo đúng quy định.
e. Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung
Để đạt tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn độ rung trong khu vực sản xuất, nhà
máy rất chú trọng đến các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung. Cụ thể:
- Bố trí nơi nơi làm việc của công nhân cách xa nguồn ồn (nếu có thể).
- Kiểm tra sự cân bằng của máy móc khi lắp đặt.
- Kiểm tra độ mòn chi tiết và bảo dưỡng máy móc định kỳ vào những lúc tu bổ
ngắn hạn và dài hạn.
- Trang bị các thiết bị chống ồn cho công nhân làm việc tại nơi có mức ồn cao.
Đơn vị tư vấn: Trang 6
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Tóm tắt về dự án
Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành
phần chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế
phẩm của ngành đường cũng được sử dụng để sản xuất phân bón, ethanol, nhiên liệu
sản xuất nhiệt điện
Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 160 triệu tấn/năm. Trong đó
khoảng 70% là đường từ cây mía (Saccharum), 30% đường từ củ cải và các loại cây
khác. Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Ðộ, Thái Lan, Trung
Quốc chiếm 50% sản luợng và 56% xuất khẩu của thế giới.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp mía đường chỉ mới được bắt đầu từ những
năm 1990 và có tuổi đời còn non trẻ so với khu vực và trên thế giới, hiện nay mía
đường Việt Nam đang đối mặt với một số vấn đề như: thiếu nguồn nguyên liệu, công
suất nhà máy thấp, tỷ lệ thu hồi đường không cao, máy móc công nghệ lạc hậu…
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2010 – 2011, cả nước có 39 nhà
máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế 112.200 tấn mía/ngày. Với tổng
lượng mía xấp xỉ 12,5 triệu tấn, sản xuất được 1.150.460 tấn đường, so với vụ trước
tăng 260.460 tấn (tức tăng 29%). Tuy nhiên, lượng đường sản xuất trong nước mới chỉ
đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài, như vậy
tiềm năng từ thị trường nội địa vẫn còn rất lớn.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong các vùng sản xuất đường lớn của Việt
Nam. Niên vụ 2010 – 2011, diện tích trồng mía ở ĐBSCL khoảng 51.500 ha, năng
suất bình quân trên 80 tấn/ha.
Trong thời gian qua, giá mía nguyên liệu mía tăng cao, đời sống của người
trồng mía cũng được nâng lên rõ rệt. Trong tình hình đó, Nhà máy đường Phụng
Hiệp trực thuộc Công Ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ với quy mô và công suất lớn
đã góp phần giúp ổn định tình hình sản xuất và đời sống của người nông dân trồng
mía tại địa phương.

Nhà máy đường Phụng Hiệp được thành lập năm 1999, với công suất thiết kế
ban đầu là 1.250 tấn mía/ngày. Từ tháng 4 năm 2006, nhà máy bắt đầu quá trình nâng
cấp công suất và đến tháng 10 năm 2006 hoàn thành việc nâng cấp công suất của nhà
máy lên 2.300 tấn/ngày. Hiện tại, nhà máy đang tiến xây dựng bổ sung một số hạng
mục công trình, lắp đặt thêm các trang thiết bị mới nhằm mục tiêu nâng cấp công suất
sản xuất của nhà máy lên 3.000 tấn mía/ngày-đêm.
Đơn vị tư vấn: Trang 7
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
Nhằm thực hiện tốt Luật Bảo vệ Môi trường, trên cơ sở Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ
đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Hậu Giang tiến hành
lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án “Đầu tư mở rộng, nâng công suất
nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN”.
1.2. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển có liên quan
1.2.1. Quá trình hình thành dự án
Nhà máy Đường Phụng Hiệp là một đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần
Mía đường Cần Thơ. Chấp hành sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện 1triệu tấn đường trong năm 2000, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân
dân tỉnh Cần Thơ (cũ), Sở Công nghiệp cùng Ủy ban Nhân dân và Phòng Công nghiệp
huyện Phụng Hiệp đã khảo sát và chọn địa điểm thích hợp để xây dựng Nhà máy
Đường Phụng Hiệp.
Ngày 23 tháng 05 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 301/TTg về
việc đầu tư xây dựng Nhà máy đường Phụng Hiệp. Khi có quyết định phê duyệt dự án,
Ban quản lý dự án tiến hành nhận thầu bàn giao mặt bằng và xác định tổng chi phí bồi
hoàn, ký hợp đồng giao nhận thầu.
Ngày 05 tháng 08 năm 1995 Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Đường Phụng
Hiệp được tiến hành. Thiết bị dây chuyền công nghệ Nhà máy do hãng ISGEC
EXPORTS LIMIT của nước Cộng Hoà nhân dân Ấn Độ cung cấp, có công suất thiết

kế 1.250 tấn mía/ngày.
Cuối năm 1998 sau khi hoàn thành công tác xây dựng và lắp đặt, tổ chức chạy
thử để nghiệm thu từ ngày 15 tháng 02 năm 1999 cùng với sự hỗ trợ của Cán bộ và
công nhân kỹ thuật của Công ty Tư vấn mía đường II tiếp nhận bàn giao dây chuyền
sản xuất từ Ấn Độ.
Ngày 13 tháng 03 năm 1999, Ủy ban nhân dân Tỉnh Cần Thơ đã có quyết định
thành lập Nhà máy đường Phụng Hiệp trực thuộc công ty Mía đường Cần Thơ (nay là
Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ).
Từ tháng 4 năm 2006, nhà máy bắt đầu quá trình nâng cấp công suất và đến
tháng 10 năm 2006 hoàn thành việc nâng cấp công suất của nhà máy lên 2.300
tấn/ngày.
Hiện tại, nhà máy đang tiến xây dựng bổ sung một số hạng mục công trình, lắp
đặt thêm các trang thiết bị mới nhằm mục tiêu nâng cấp công suất sản xuất của nhà
máy lên 3.000 tấn mía/ngày-đêm.
1.2.2. Mối quan hệ của dự án với cụm CN-TTCT thị xã Ngã Bảy
Nhà máy đường Phụng Hiệp tiếp giáp với Cụm CN-TTCN ở phía Bắc của nhà
máy. Nhà máy có một phần diện tích đất nằm trong Cụm CN-TTCN. Đường vào nhà
máy được quy hoạch là trục chính của Cụm CN-TTCN với chiều dài 833m, rộng 8m.
Cụm CN-TTCN thị xã Ngã Bảy có quy mô tương đối lớn, với tổng diện tích
Đơn vị tư vấn: Trang 8
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
khoảng 24,66 ha, được xác định là Cụm CN-TTCN hỗn hợp nhiều ngành nghề, ưu tiên
là phát triển các ngành nghề có tiềm năng của địa phương nhưng đặc biệt là phát triển
các ngành nghề chế biến thực phẩm nông sản, thủy hải sản và công nghiệp phục vụ sản
xuất nông lâm ngư nghiệp. Chủ yếu là các ngành công nghiệp sản xuất sạch và ô nhiễm
thấp. Với các ngành nghề chủ yếu như sau:
- Công nghiệp chế biến thủy sản;
- Công nghiệp cơ khí – xây dựng;

- Công nghiệp chế biến lượng thực, thực phẩm;
- Các ngành công nghiệp phù hợp khác như: may mặc, thủ công mỹ nghệ
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật
Việc thực hiện lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường này
dựa vào các căn cứ pháp luật sau đây:

Luật bảo vệ môi trường năm
2005 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006;
− Nghị định
số
80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
− Nghị định
số
59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
− Nghị
định
số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam
kết bảo vệ môi trường
.
− Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
− Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm của Bộ Tài nguyên và
Môi trường
quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
.
− Quyết định
3733
/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ
Y Tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07
thông số
vệ sinh lao động.
− Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 21/02/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu
Giang về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của dự án
“Nhà máy đường Phụng Hiệp”.
Đơn vị tư vấn: Trang 9
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
− Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 02/GP-UBND ngày15/03/2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
− Giấy phép khai thác nước dưới đất số 07/GP-UBND ngày 06/07/2009 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
− Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, mã số QLCTNH 93.000176 ngày
07/07/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang.
− Giấy xác nhận số 01/GXN-UBND ngày 06/05/2010 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hậu Giang về việc xác nhận hoàn thành các nội dung theo yêu cầu của
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành
QCVN 03:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất;
QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
QCVN 08:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN 09:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 14:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ;
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy đường Phụng Hiệp năm
1995.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của nhà máy đường Phụng
Hiệp năm 2007.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trong quá trình xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, các phương
pháp sau được tham khảo, nghiên cứu và sử dụng:
- Phương pháp thống kê: phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu
khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường
không khí, môi trường nước, độ ẩm…, tại khu vực thực hiện dự án.
Đơn vị tư vấn: Trang 10
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế
giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạt
động của dự án.
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM “Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng
Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN” được thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm
Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Hậu Giang.
Địa chỉ: khu hành chính 406, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Điện thoại: 0711 3870433 Fax: 0711 3581213.
Báo cáo ĐTM này được thực hiện dựa trên các trình tự như sau:
 Nhận dạng các nguồn ô nhiễm do quá trình xây dựng dự án và
khi dự án đi vào hoạt động có thể gây ra trong tương lai đối với môi trường
khu vực.
 Thu thập các số liệu, tài liệu về các điều kiện địa lý, khí hậu,
kinh tế- xã hội của khu vực dự án.
 Khảo sát và đo đạc hiện trạng môi trường tại các địa điểm
trong khuôn viên dự án và phụ cận.
 Tổng hợp các số liệu và thành lập báo cáo ĐTM sau khi thảo
luận thống nhất trong nhóm công tác thực hiện.
 Gửi báo cáo ĐTM đến các chuyên gia hoạt động trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường để có những nhận xét, đánh giá sơ bộ, đồng thời có
những ý kiến đóng góp, bổ sung…
 Chỉnh lý bổ sung hoàn chỉnh báo cáo để trình phê duyệt.
Tổ chức, thành viên thực hiện báo cáo:
+ Chủ dự án:
Ông Nguyễn Thành Long : Tổng giám đốc công ty Cổ phần

Mía đường Cần Thơ
+ Đơn vị tư vấn:
1. Lý Quốc Sử : Kỹ sư môi trường
2. Phạm Văn Nhã : Kỹ sư Môi trường
3. Lê Chi Mai : Kỹ sư Công nghệ hóa học
Đơn vị tư vấn: Trang 11
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
4. Nguyễn Hoàng Vũ : Kỹ sư Môi trường
5. Trần Văn Thơm : Kỹ sư Môi trường
6. Lê Đức Thừa : Cử nhân hóa học
7. Lê Thanh Phúc : Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường
8. Nguyễn Thị Phượng An Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường
Trong quá trình thực hiện báo cáo này, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã liên hệ
và nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng như:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Bảy.

Đơn vị tư vấn: Trang 12
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ MỞ RỘNG, NÂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP
TỪ 2.300TMN LÊN 3.000TMN.
Địa chỉ: khu vực 5, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
1.2. CHỦ DỰ ÁN

Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO)
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Thành Long.
Địa chỉ liên hệ: 1284 đường Trần Hưng Đạo, khu vực 1, phường 7, thành phố
Vị Thanh, Hậu Giang.
Điện thoại: 0711.3879607.
Email:
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Vị trí xây dựng nhà máy tọa lạc tại khu vực 5, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã
Bảy, tỉnh Hậu Giang, nằm giữa 02 kênh xáng lớn là kênh Bún Tàu và kênh Mương Lộ.
Nhà máy có các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp cụm CN-TTCN thị xã Ngã Bảy.
- Phía Nam: giáp đất dân.
- Phía Đông: giáp đất dân.
- Phía Tây: giáp phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy.
Tọa độ vị trí của nhà máy (hệ UTM): X = 590427 Y = 1083204
Đơn vị tư vấn: Trang 13
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
Hình 1. Vị trí nhà máy trên bản đồ vệ tinh

Hình 2. Vị trí nhà máy trên bản đồ thị xã Ngã Bảy
Đơn vị tư vấn: Trang 14
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
Đường Hùng Vương
Đường 1 tháng 5
Vị trí nhà máy
Cầu Phụng Hiệp
Vị trí nhà máy
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu của dự án
Việc mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:
- Áp dụng quy trình sản xuất và chế biến đường công nghiệp đạt hiệu quả, năng
suất cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực thực phẩm.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường ngày càng tăng bằng sản phẩm nội địa giảm
lượng đường nhập khẩu. Tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu đường.
- Giảm giá sản phẩm đường, chống hoạt động nhập đường lậu.
- Bình ổn nguồn nguyên liệu mía, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ trong từng thời
điểm. Qua đó, góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống nông dân trồng mía.
- Góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Việc mở rộng quy mô sản xuất được thực hiện trên phần diện tích đất hiện hữu
của nhà máy, với tổng diện tích là 101.942m
2
, trong đó:
- Các hạng mục công trình hiện hữu: chiếm 10,80%.
- Khu kho bãi, chứa chất thải hiện hữu: chiếm 22,52%.
- Đường nội bộ hiện hữu: chiếm 5,87%.
- Cây xanh hiện hữu: chiếm 15%.
- Các hạng mục xây mới: chiếm 1%.
- Đất chưa sử dụng: chiếm 44,81%.
1.4.2.1. Các hạng mục công trình hiện hữu
Diện tích các hạng mục công trình hiện hữu của nhà máy được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 1. Các hạng mục công trình hiện hữu của nhà máy
Hạng mục Diện tích (m
2
)

Văn Phòng 246,25
Nhà xe 555
Nhà ăn 550
Khu tiếp nhận nguyên liệu 1.710
Xưởng sản xuất 5.300
Khu xử lý nước thải 2.000
Tổng số 10.361,25
Nguồn: Nhà máy đường Phụng Hiệp, 2011
1.4.2.2. Các hạng mục công trình mở rộng và xây mới
Tổng diện tích được mở rộng là: 1.512 m
2
, bao gồm các hạng mục công trình sau:
Đơn vị tư vấn: Trang 15
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
- Khu ly tâm, thành phẩm mở rộng: 288 m
2
- Xưởng cơ điện xây mới: 864 m
2
- Khu lò hơi số 04 xây mới: 360 m
2
1.4.3. Công nghệ sản xuất, vận hành
Công nghệ sản xuất của nhà máy là sản xuất đường từ mía với công đoạn làm
sạch nước mía theo phương pháp sunfit. Sau đây là phần trình bày quy trình sản xuất
đường tổng quát và sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất của Nhà máy Đường Phụng Hiệp.
Theo lý thuyết sản xuất đường kết tinh hay còn gọi là đường cát trắng gồm 03
công đoạn chính:
− Công đoạn ép mía.
− Công đoạn làm sạch nước mía (hóa chế).

− Công đoạn kết tinh, ly tâm, sấy sàng, đóng bao.
1.4.3.1. Công đoạn ép mía
Để tách nước mía ra khỏi cây mía, trong công nghiệp thường sử dụng hai
phương pháp chính: phương pháp ép mía và phương pháp khuếch tán. Phương pháp ép
được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam vì mía sạch và độ xơ thấp cho phép tách bằng
ép hiệu quả hơn và kinh phí đầu tư thiết bị thấp. Bên cạnh đó, việc vận hành thiết bị
đơn giản và linh hoạt hơn, nhất là khi phải chạy thấp tải (dưới công suất thiết kế). Với
các ưu điểm như vậy, nhà máy đã áp phương pháp ép để tách nước mía ra khỏi cây
mía. Sơ đồ công nghệ ép được thể hiện trong Hình 2.
Đơn vị tư vấn: Trang 16
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
Công đoạn làm
sạch nước mía
Mía nguyên liệu
Cân
Bàn lùa
Khoả bằng
Dao băm số 1, 2, 3
Ép 1
Ép 2
Đốt lò hơi
Bã mía
Ép 5
Ép 4
Ép 3
Máy phát điện
Nước nóng
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
Hình 3. Sơ đồ công nghệ ép mía

Công đoạn ép mía bao gồm các giai đoạn nhỏ như: tiếp nhận và xuống mía, cấp
mía vào máy ép, ép dập, ép kiệt.
Trước tiên, mía được tập kết đưa qua cân điện tử để xác định trọng lượng. Sau
đó lấy mẫu để kiểm tra tạp chất. Kế tiếp, mía được cẩu bỏ lên bàn lùa, lùa xuống băng
tải và được đưa qua thiết bị khỏa bằng, sau đó lần lượt qua 03 dao băm để xé sợi trước
khi đi vào 5 máy ép để trích ly nước mía. Để tách được triệt để đường ra khỏi bã mía
tại máy ép 5, dùng nước nóng (thu được khi ngưng tụ hơi) để thẩm thấu theo nguyên
tắc ngược chiều, nước mía ở máy ép 5 dùng để thẩm thấu cho máy ép 4, nước mía ở
máy 4 dùng để thẩm thấu cho máy ép 3, nước mía loãng ở máy 3 dùng để thẩm thấu
cho máy ép 2. Nước mía chảy ra ở máy ép 1 và 2 là nước mía hỗn hợp được bơm sang
khu hóa chế. (cần sửa lại: nước thẩm thấu đưa vào cuối máy ép 4, nước máy ép 5 đưa
vào trước máy ép 4- tức cuối máy ép 3 )
Đơn vị tư vấn: Trang 17
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
Thông thường, nước sau ép mía chứa 13 - 15% chất tan. Độ tinh khiết có thể
đạt 70 - 86%. Ngoài đường Sacaroza, trong nước mía còn chứa 0,89 - 1% các chất keo,
các chất hoà tan phi đường khác chiếm từ 1,39 - 2,33% chất khô.
1.4.3.2. Công đoạn làm sạch nước mía (hóa chế)
Nước mía hỗn hợp có một lượng lớn chất không đường, đa số những chất này
gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình sản xuất. Vì vậy mục đích chủ yếu của việc
làm sạch nước mía là: loại tối đa chất không đường ra khỏi hỗn hợp, đặc biệt là các
chất có hoạt tính bề mặt và các chất keo; trung hòa nước mía hỗn hợp và loại những
chất rắn lơ lửng trong nước mía.
Các phương pháp làm sạch thường được sử dụng trong công nghiệp mía đường
hiện nay là: phương pháp vôi hóa, sunfit hóa và cacbonat hóa. Các phương pháp này
đều dựa trên nguyên tắc phá hệ keo trong nước mía dưới tác dụng của pH, nhiệt độ,
các chất điện ly (vôi, SO
2

, CO
2
, P
2
O
5
, ), các chất trao đổi ion.
Với ưu điểm là vốn đầu tư ít, thiết bị, quy trình công nghệ, quản lý điều hành
đơn giản nên phương pháp sunfit hóa được nhà máy áp dụng để làm sạch nước mía.
Sơ đồ quy trình làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit được trình bày tại
hình 3, gồm các công đoạn:
− Vôi hóa sơ bộ: Nước mía hỗn hợp sau ép được vôi hóa đến pH từ 6, 2-7, 0. Vôi
có tác dụng trung hoà pH nước mía, tạo keo tụ trước khi đun nóng và tránh tổn
thất đường ở nhiệt độ cao.
− Gia nhiệt lần I: Đun nóng nước mía đến 65-70
0
C sẽ có tác dụng làm mất nước
của các keo ưa nước, tăng nhanh quá trình lắng của bông keo tụ và làm tăng
hiệu suất hấp thụ SO
2
. Đồng thời, ở nhiệt độ cao độ hoà tan của các muối
CaSO
3
, CaSO
4
giảm, kết tủa càng hoàn toàn.

Thêm vôi để pH đạt 9 – 10,5.
− Hấp thụ khí SO
2

lần I: Khi sục khí SO
2
vào nước mía, các phản ứng xảy ra
trong thiết bị hấp thụ:
SO
2
+ H
2
O → H
2
SO
3
H
2
SO
3
là một acid điện ly yếu:
H
2
SO
3
⇔ 2H
+
+ SO
3
-2
SO
3
-2
tác dụng với Ca

+2
có trong nước mía tạo chất kết tủa CaSO
3
Ca
+2
+ SO
3
-2
→ CaSO
3

CaSO
3
kết tủa có tính hấp phụ sẽ hấp phụ những chất không đường, chất màu.
− Sau khi hấp thụ SO
2
lần I, độ pH của nước mía giảm xuống đến 7,0 - 7,4 nhằm
hạn chế sự chuyển hóa sacaroza.
Đơn vị tư vấn: Trang 18
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
− Gia nhiệt lần II: Nước mía được gia nhiệt lần II đến 100 - 105
o
C để giảm độ
nhớt, tăng nhanh quá trình lắng.
− Lắng, lọc: Nước mía tiếp tục qua thiết bị lắng trong liên tục nhằm phân tách
loại bỏ các tạp chất không đường đã kết tủa ra khỏi nước đường. Chất trợ lắng
được bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả lắng. Bùn lắng được đem lọc chân
không. Nước lọc được bơm về nước mía hỗn hợp .

− Gia nhiệt lần III, cô đặc: Nước mía trong sau khi lắng có hàm lượng chất tan
biến động từ 11 - 15
o
Brix được gia nhiệt lần III. Sau đó được cô đặc bằng hệ
thống cô đặc 5 hiệu làm việc với áp suất dương 2 - 2,5 kg/cm
2
(ở nồi đầu) và độ
chân không 570 - 600 mmHg (ở hiệu cuối) theo sơ đồ xuôi chiều: hơi thứ của
nồi trước được dùng làm hơi đốt ở nồi sau, hơi thứ ở nồi cuối cùng đi ra thiết bị
tạo chân không kiểu phun. Dịch đường ra khỏi thiết bị cô đặc hiệu cuối có pH =
6, 2, độ Brix khoảng 60
o
được bơm đi hấp thụ SO
2
lần II.
− Hấp thụ SO
2
lần II: Nhằm ngăn ngừa sự tạo thành chất màu, khử chất màu,
giảm độ nhớt của mật chè tạo điều kiện thuận lợi cho khâu nấu đường, kết tinh
nên mật chè sau khi cô đặc ở bốc hơi cần được hấp thụ SO
2
lần II.
(cần hỏi thêm nhà máy về thiết bị lắng nổi, vì việc hấp thụ SO
2
lần II hiện tại rất
hạn chế sử dụng)
Đơn vị tư vấn: Trang 19
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang
Nước mía hỗn hợp
Vôi sơ bộ

Gia nhiệt I
Hấp thụ SO
2
lần 1
Trung hoà
Gia nhiệt lần II
Lắng
Gia nhiệt lần III
Bốc hơi
Xông SO
2
lần 2
Mật chè
Bùn
Lọc chân không
Bã bùn
Sữa vôi
Sang nấu đường
Dịch lọc
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án: Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy đường Phụng Hiệp từ 2.300 TMN lên 3.000 TMN
Hình 4. Sơ đồ công nghệ làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa
1.4.3.3. Công đoạn kết tinh đường
Qua trình kết tinh đường được tiến hành qua các công đoạn: nấu đường, kết
tinh, ly tâm, sấy và làm nguội.
Mật chè từ công đoạn trước được đưa vào công đoạn nấu đường. Mục đích của
quá trình nấu đường là tách nước ra khỏi mật chè, đưa dung dịch đến trạng thái quá
bão hòa để thực hiện quá trình kết tinh đường. Sản phẩm sau khi nấu đường là đường
non và mật cái.
Nhà máy áp dụng công nghệ nấu 3 hệ và lấy ra 1 loại sản phẩm theo trình tự sau:

- Dịch đường sau khi xử lý được bơm lên thùng chứa vào nồi nấu đường A,
trong thiết bị này đồng thời xảy ra quá trình cô đặc chân không và kết tinh. Sau đó hỗn
Đơn vị tư vấn: Trang 20
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hậu Giang

×