Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

XÂY DỰNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỊA PHƯƠNG DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 89 trang )

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS TƠ HIỆU

BÁO KIẾN SÁNG KIẾN
XÂY DỰNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN HỌC
GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỊA PHƯƠNG DÙNG TRONG CÁC
TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

Chủ nhiệm đề tài:
Trình độ chuyên môn:
Nghề nghiệp:
Nơi công tác:

Phan Thị Thanh Hoa
Cử nhân Giáo dục Chính trị
Giáo viên
Trường THCS Tơ Hiệu

Nam Định, năm 2014


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Xây dựng tài liệu giảng dạy môn học Giáo dục công dân địa phương
dùng trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Nam Định.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2012 - 2013; 2013 - 2014
4. Tác giả:
Họ và tên: Phan Thị Thanh Hoa
Năm sinh: 1980
Trình độ chuyên mơn: Cử nhân Giáo dục Chính trị


Nghề nghiệp: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS Tô Hiệu – TP. Nam Định
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS Tô Hiệu– TP. Nam Định

-2-


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ATGT
BCHTW
CHXHCNVN
CNH-HĐH
CLB
Đ/c
GD&ĐT
GDCD
HĐND
MTTQ
NTM
NXB
QH
THCS
UBND
VHTT&DL

Từ viết tắt - Tiếng Việt
An tồn giao thơng
Ban Chấp hành Trung ương
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Câu lạc bộ
Đồng chí
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục công dân
Hội đồng nhân dân
Mặt trận Tổ quốc
Nông thôn mới
Nhà xuất bản
Quốc hội
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Văn hóa, Thể thao & Du lịch

-3-


I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Bước sang thế kỷ XXI, đất nước ta đã có những thành tựu đổi mới khơng
ngừng về kinh tế, chuyển mình bước sang một kỷ ngun mới: “Cơng nghiệp
hố - Hiện đại hoá” và hội nhập quốc tế. Song, bên cạnh những thành tựu tốt
đẹp đó, dân tộc ta cũng đang đứng trước thử thách lớn của diễn biến hồ bình,
những vấn đề phức tạp về biển Đông, cạnh tranh kinh tế đặc biệt là sự tha hoá
phẩm chất đạo đức của một bộ phận công dân trẻ Việt Nam mà trong đó có một
phần là họ quên đi những giá trị truyền thống của chính địa phương, q hương
mình chạy theo xu thế “Hướng ngoại” một cách thái q. Chính vì lẽ đó mà
trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng, trong Luật Giáo dục và các văn bản
của Bộ GD&ĐT đã nêu ra: “Một trong những tư tưởng đổi mới GD&ĐT hiện
nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh”.
Luật Giáo dục 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là

giúp cho học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” (Điều 23 - Luật Giáo dục).
Trong công cuộc đổi mới hiện nay yếu tố con người được đặt biệt coi
trọng do đó mọi tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của
con người ngày càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ. Con người của thời đại
mới vừa có đức, có tài có kỹ năng sống và đặc biệt là tình yêu, niềm tự hào về
truyền thống của q hương, Tổ quốc mình. Chính vì vậy, trong công tác giáo
dục cần chú ý đến việc giáo dục toàn diện, đặc biệt việc nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức học sinh mà trong đó có giáo dục truyền thống, yêu, trân trọng
những giá trị của quê hương là việc làm cấp thiết và phải thường xuyên.
Hội nhập kinh tế bên cạnh những mặt tích cực nó còn làm phát sinh
những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, lối
sống thực dụng, ích kỷ, khơng mang tính nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản,
làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay
một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức,
-4-


nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu
niềm tin trong cuộc sống, ý chí, bản lĩnh chính trị hạn chế, khơng có tính tự chủ
dễ bị lơi cuốn vào những việc xấu.
Trong mơi trường giáo dục nói chung và trường THCS nói riêng, số học
sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng ngày một gia tăng, tình trạng học sinh kết
thành băng nhóm bạo lực học đường đáng được báo động. Một số giáo viên
chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri
thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình
cảm đạo đức cho học sinh. Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, sự mở
cửa giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới đã có tác động tiêu cực đến đạo
đức của thanh thiếu niên hiện nay.

Môn GDCD cấp THCS có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục, ngoài việc trang bị kiến thức học sinh cịn được rèn luyện kĩ năng,
hình thành tình cảm, niềm tin vào các giá trị chuẩn mực đạo đức, nâng cao trách
nhiệm với tư cách là chủ thể là sự phát triển của cá nhân và xã hội góp phần
hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, đặc biệt đây là mơn học có nhiều
khả năng giáo dục ý thức truyền thống, niềm tự hào về chính địa phương q
hương mình cho học sinh.
Chính từ những đặc điểm trên của mơn GDCD và từ thực tiễn cuộc sống
địi hỏi người giáo viên cần có sự đổi mới, sáng tạo trên tất cả các mặt giáo dục
để nâng cao nhận thức của học sinh trong những điều kiện cụ thể của nhà trường
cho phù hợp.
Tự hào là một người giáo viên Thành Nam, tôi muốn tất cả các em học
sinh thân yêu của tôi hiểu được và tự hào về những giá trị truyền thống của quê
hương mình, được biết và q hương mình để góp phần xây dựng q hương
Nam Định ngày một giàu đẹp hơn.
1. Lý do chọn đề tài sáng kiến:
- Hiện nay theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nam
Định và phòng GD&ĐT thành phố Nam Định thì một năm học gồm có 35 tiết
học/37 tuần thực học. Tuy nhiên theo phân phối chương trình thì mơn học
-5-


GDCD trong số 35 tiết học của một khối lớp trên một năm học thì có từ 3 đến 5
tiết là tiết ngoại khóa về các vấn đề của địa phương. Thực tế trước đây, những
tiết ngoại khóa đó giáo viên chủ yếu tổ chức những hoạt động tìm hiểu đơn giản
về những vấn đề địa phương mang lại hiệu quả khơng cao, khơng thống nhất
chương trình giữa các khối lớp, các trường, không tận dụng hết được thời gian
cũng như khả năng, nhu cầu của các em học sinh. Bên cạnh đó các tiết này đối
với một số giáo viên cịn gặp rất nhiều khó khăn, phải loay hoay trong việc lựa
chọn đề tài, xây dựng nội dung, tìm hiểu tư liệu, soạn bài dạy và thậm trí là

phương pháp dạy.
- Xuất phát từ thực tiễn trên, để góp phần vào công tác nâng cao chất
lượng dạy học môn GDCD cấp THCS, đồng thời thực hiện nguyên lý: “Học đi
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, đặc
biệt là từ năm học 2008 - 2009, nội dung Giáo dục địa phương ở cấp THCS và
Trung học phổ thông bắt đầu được triển khai thực hiện theo quy định của Bộ
GD&ĐT, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thơng.
- Giáo dục cho học sinh những vấn đề địa phương là điều kiện vô cùng
cần thiết để học sinh được biết, được hiểu, được tự hào và u q hương mình,
từ đó nhân rộng ra là giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc
mình.
Với tất cả những lý do trên tôi mạnh dạn chọn và viết đề tài: “Xây dựng
tài liệu giảng dạy môn học Giáo dục công dân địa phương dùng trong các
trường THCS trên địa bàn thành phố Nam Định”.

-6-


II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
II.1: MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHI CHƯA CÓ SÁNG KIẾN
II.1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Vị trí, vai trị, nhiệm vụ, chức năng của môn GDCD trong trường
THCS:
Cuộc sống con người luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự vận
động và phát triển của xã hội. Đất nước sau gần 30 năm đổi mới đã thu được
nhiều thành tựu to lớn: Đời sống của nhân dân được nâng nên rõ rệt, chúng ta đã
và đang khẳng định những giá trị, vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Tuy
nhiên mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động trực tiếp đến những giá trị

đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ảnh hưởng đến nhân cách của một bộ
phận cơng dân mà trong đó chủ yếu là thanh niên, học sinh. Bởi thế, hơn lúc nào
hết, giáo dục có vai trị to lớn để phát huy nhân tố con người, giáo dục con người
thành những công dân phát triển tồn diện, có ích để xây dựng đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, lịng tự hào về quê
hương, địa phương mình cho học sinh do tất cả các mơn học, các hình thức giáo
dục của nhà trường thực hiện. Song môn GDCD khác với các môn khoa học
khác ở chỗ: Trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lịng tự
hào về địa phương, q hương mình cho học sinh. Cho nên mơn học này góp
phần quan trọng trong việc đào tạo học sinh thành những người lao động mới,
hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của một người cơng dân tương lai,
có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng, ra
sức thực hiện đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với Tổ
quốc, đối với nhân dân, đối với gia đình, đối với quê hương, địa phương và đặc
biệt là đối với chính bản thân mình.
Điều đó nói lên vị trí đặc biệt quan trọng của bộ mơn GDCD trong nhà
trường phổ thơng nói chung và chương trình GDCD cấp THCS nói riêng, nó
-7-


được xếp ngang hàng với các mơn học khác. Nó cùng với các mơn học khác góp
phần đào tạo nên tính giáo dục tồn diện trong nhà trường phổ thơng.
Mơn GDCD trong nhà trường nói chung và ở trường THCS nói riêng có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Một
trong những tư tưởng đổi mới Giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường
GDCD cho học sinh.
Toàn bộ những tri thức của bộ mơn GDCD được sắp xếp theo chương
trình đồng tâm phù hợp với khả năng tiếp thu của lứa tuổi học sinh cũng như

đảm bảo tính logic và thiết thực của bộ mơn. Các tri thức đó được phân ra thành
các khối lớp nhưng nó đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều nhằm vào
mục tiêu trang bị tri thức cho học sinh. Chúng ta không thể đào tạo ra những con
người mới phát triển toàn diện khi chỉ chú ý đến mặt này mà lại không quan tâm
đến mặt kia. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi đất nước ta còn nghèo, còn tụt
hậu hơn nhiều so với các nước phát triển trên thế giới thì việc giáo dục ý thức
cho người dân là rất cần thiết. Giáo dục ý thức trong lao động, trong quan hệ,
giao tiếp, ứng xử hằng ngày của mỗi người, ý thức trong bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, ý thức về tình yêu, niềm tự hào về truyền thống quê
hương, địa phương mình đặc biệt là đối với học sinh THCS hiện nay là rất quan
trọng. Điều đó khẳng định sự cần thiết của việc đưa mơn GDCD trở về đúng vị
trí và chức năng của môn học trong nhà trường.
Nhưng trước hết, chúng ta cần phải trang bị cho thế hệ trẻ lòng yêu quê
hương, địa phương mình, tự hào về nơi mà mình đã sinh ra, lớn lên đang được
học tập, sinh sống trên mảnh đất dấu yêu đầy truyền thống văn hóa, lịch sử ấy.
1.2.Quy định chương trình mơn học GDCD cấp THCS và chuẩn kiến thức
kỹ năng môn học:
Theo quy định của Sở GD&ĐT Nam Định thì chương trình Mơn GDCD
có 35 tiết / một khối lớp, được thực hiện trong 37 tuần học. Trong đó thực hiện
theo chuẩn Kiến thức kỹ năng môn học và theo hướng dẫn giảm tải chương trình
thì:

-8-


- Lớp 6: Bao gồm 3 tiết thực hành, ngoại khóa các vấn đề địa phương và
2 tiết dự phịng.
- Lớp 7: Bao gồm 3 tiết thực hành, ngoại khóa các vấn đề địa phương, 1
tiết bài đọc thêm có thể kết hợp với tiết ngoại khóa và 2 tiết dự phòng.
- Lớp 8: Bao gồm 4 tiết thực hành, ngoại khóa các vấn đề địa phương và

2 tiết dự phòng.
- Lớp 9: Bao gồm 7 tiết thực hành, ngoại khóa các vấn đề địa phương và
2 tiết dự phịng.

-9-


II.1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN CẤP THCS KHI CHƯA ĐƯA CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA PHƯƠNG VÀO GIẢNG DẠY
Đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam,
quán triệt tinh thần: “Dạy thực chất – Học thực chất”, “Mỗi thầy cô giáo là một
tấm gương về đạo đức tự học, tự sáng tạo” và cuộc vận động lớn của ngành
GD&ĐT “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong q
trình điều tra tơi đã tiến hành khảo sát điều tra tại 10 trường THCS trên địa bàn
TP Nam Định và 5 trường THCS tại các huyện khác trong tỉnh Nam Định, trong
q trình điều tra tơi thấy:
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát:
2.1.1. Vài nét về địa bàn khảo sát:
Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đơng
Nam là biển Đơng, phía Đơng giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh
Bình, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Tỉnh Nam Định chia thành 10 đơn vị hành
chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện, tính từ Bắc xuống Nam là Mỹ
Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải
Hậu, Nghĩa Hưng với 230 xã, phường, thị trấn. Địa hình tương đối bằng phẳng,
chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển. Nam Định có bờ biển
dài từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy, là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn
của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sơng Đáy. Thành phố Nam Định có 18
trường THCS, trong đó có 8 trường có giáo viên được đào tạo chính quy mơn
Giáo dục cơng dân cịn lại các trường các giáo viên được đào tạo gép với các

môn khác như môn Văn, môn Sử...
2.1.2. Khái quát về việc dạy chương trình giáo dục cơng dân địa phương
Trong q trình điều tra, khảo sát tơi thấy ở hầu hết các trường THCS trên
địa bàn thành phố nam Định nói riêng và địa bàn tỉnh Nam Định nói chung đều
đã đưa chương trình Giáo dục điạ phương vào trong giảng dạy, tuy nhiên
-10-


chương trình đó cịn chưa thật sự hợp lý đối với từng đối tượng học sinh, chưa
có một nội dung cụ thể và đặc biệt cịn rất ít nội dung cần thiết chưa được đưa
vào giáo dục
2.1.3. Quá trình khảo sát thực hiện đề tài:
+ Lựa chọn đề tài, thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài
+ Đánh giá về sự phù hợp và sự thích thú của học sinh đối với chương
trình qua việc tìm hiểu kết quả học tập sau từng bài giảng khi đưa nội dung
chương trình vào dạy thể nghiệm
+ Đánh giá về sự hài lòng của giáo viên đối với chương trình giảng dạy
Giáo dục cơng dân địa phương
+ Viết báo cáo trên cơ sở thu thập, xử lý thông tin, kết quả nghiên cứu khi
đưa chương trình giáo dục địa phương vào giảng dạy
+ Khảo sát tại các trường: THCS Tơ Hiệu, Hồng Văn Thụ, Lương Thế
Vinh, Lộc Hạ, Tống Văn Trân, Mỹ Xá, Nam Phong, Lý Tự Trọng, Hàn Thuyên,
Trần Đăng Ninh, Lộc Hòa…
2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát về thực trạng dạy và học đối với nội dung chương trình giáo dục
địa phương. Trong quá trình khảo sát tôi thấy:
Môn học Giáo dục công dân luôn bị coi là một mơn phụ vì từ Bộ giáo dục
đến các cơ sở giáo dục đều chưa tổ chức một kỳ thi chung cho mơn học này, hay
trong tồn bộ chương trình học của cấp THCS có tới 11 mơn thi Học sinh giỏi
nhưng vẫn khơng có mơn Giáo dục cơng dân, chính vì thế nhiều học sinh và phụ

huynh học sinh khơng muốn con em mình tham gia vì sợ mất nhiều thời gian
ảnh hưởng đến các môn học chính như: Tốn, Văn... vì nó là những mơn thi
hàng năm học và đặc biệt là những môn thi vào cấp THPT
Ở một số trường trong những năm học vừa qua do thiếu đội ngũ giáo viên
có chun mơn phù hợp nên có thể phân cơng bất cứ giáo viên nào giảng dạy
mơn GDCD. Thậm chí giáo viên bộ mơn Tốn, Lý, Hố cũng có thể phân cơng
dạy bộ mơn này. Có một số giáo viên cịn cho rằng dạy môn GDCD chỉ cần cho
học sinh học thuộc nội dung bài học là xong, chưa nhiệt tình, chưa thật sự quan
-11-


tâm đến chất lượng môn học, không chịu đầu tư chun mơn.... Chính vì vậy
một số học sinh cũng coi thường mơn GDCD, thậm chí khơng cần học,... đã dẫn
đến tình trạng chất lượng mơn học bị sa sút, các em thiếu hẳn một số các kỹ
năng cơ bản trong cuộc sống, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Trên thực tế cho thấy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta
bên cạnh những mặt tích cực nó cịn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta
cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, lối sống thực dụng, ích kỷ,
khơng mang tính nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mịn những giá
trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh
thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát
triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc
sống, ý chí, bản lĩnh chính trị hạn chế, khơng có tính tự chủ dễ bị lơi cuốn vào
những việc xấu.
Trong mơi trường giáo dục nói chung và trường THCS nói riêng, số học
sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng ngày một gia tăng, tình trạng học sinh kết
thành băng nhóm bạo lực học đường đáng được báo động. Một số giáo viên
chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri
thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình
cảm đạo đức cho học sinh. Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, sự mở

cửa giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới đã có tác động tiêu cực đến đạo
đức của thanh thiếu niên hiện nay.
Mơn GDCD cấp THCS có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục, ngoài việc trang bị kiến thức học sinh cịn được rèn luyện kĩ năng,
hình thành tình cảm, niềm tin vào các giá trị chuẩn mực đạo đức, nâng cao trách
nhiệm với tư cách là chủ thể là sự phát triển của cá nhân và xã hội góp phần
hình thành nhân cách tồn diện cho học sinh, đặc biệt đây là mơn học có nhiều
khả năng giáo dục ý thức truyền thống, niềm tự hào về chính địa phương q
hương mình cho học sinh.
Chính từ những đặc điểm trên của môn GDCD và từ thực tiễn cuộc sống
địi hỏi người giáo viên cần có sự đổi mới, sáng tạo trên tất cả các mặt giáo dục
-12-


để nâng cao nhận thức của học sinh trong những điều kiện cụ thể của nhà trường
cho phù hợp. Có thể nói nội dung chương trình GDCD địa phương đưa vào
trong chương trình học mơn GDCD là vơ cùng cần thiết nó sẽ trang bị cho học
sinh những hiểu biết cơ bản về những giá trị của quê hương, địa phương mà học
sinh đang sinh sống từ đó giáo dục được lịng tự hào, ý thức giữ gìn, bảo vệ xây
dựng quê hương, địa phương mình.
Trong quá trình khảo sát điều tra tơi thấy, trên thực tế có rất ít giáo viên
trong các giờ ngoại khóa đạt được mục đích giáo dục những vấn đề địa phương
như đúng vai trò của nó. Hầu hết các giáo viên mới chỉ đưa ra được một số nội
dung như: Các vấn đề về An tồn giao thơng, về, các tệ nạn xã hội, về một số di
sản văn hóa. Thế nhưng các nội dung đó thì cũng chưa được tìm hiểu một cách
sơ sài chưa đi sâu vào nghiên cứu như những bài chính khóa vì vậy q trình
giáo dục đạt hiệu quả khơng cao.
Ở các trường, thậm trí ở các lớp chưa thống nhất được nội dung ngoại
khóa sao cho thật sự phù hợp với đối tượng học sinh các khối lớp, các nội dung
ngoại khóa đơi khi cịn trùng lập giữa các khối lớp và vơ hình một em học sinh

có thể được học một bài ngoại khóa với cùng một nội dung giống hệt nhau ở cả
4 khối lớp.
Trong quá trình xây dựng chủ đề ngoại khóa, soạn bài ngoại khóa, tìm tư
liệu cho bài giảng giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với giáo viên
kiêm nhiệm vì sở giáo dục cũng như các phịng giáo dục chưa có một chương
trình cụ thể hay một sự hướng dẫn cụ thể mà mới chỉ có tên là : Hoạt dộng ngoại
khóa các vấn đề địa phương
Về phía học sinh: Khi chưa đưa chương trình địa phương vào q trình
giảng dạy, trong q trình điều tra tơi thấy các em còn rất hạn chế các vấn đề địa
phương, đặc biệt các em khơng có sự hiểu biết về địa phương q hương mình,
do đó các em đơi khi chưa tự hào được hết về quê hương mình, chưa có ý thức
trong việc góp phần xây dựng quê hương địa phương mình do dó có những em
có xu thế: “Hướng ngoại” làm mờ nhạt đi giá trị truyền thống, địa phương.

-13-


Trước thực trạng đó, để đạt được thành cơng trong giảng dạy, tôi luôn trăn
trở về phương pháp giảng dạy về nội dung bài giảng và đặc biệt là nội dung
chương trình để làm thế nào các em học sinh của tơi có được sự phát triển tồn
diện trong nền giáo dục Nam Định - một nền Giáo dục luôn được coi là có chất
lượng cao của tồn quốc.
Là giáo viên đã nhiều lần tham gia dạy các tiết thể nghiệm, qua những lớp
học chuyên đề về bộ môn GDCD và nhất là trực tiếp qua những tiết dạy thực tế
trên lớp. Tôi thiết nghĩ nếu chỉ học qua những bài học trong Sách giáo khoa
GDCD của Bộ GD&ĐT đưa ra thì sẽ khơng giáo dục hết những giá trị của địa
phương mình, chưa phát huy hết được niềm tự hào, lịng u q hương, gia
đình mình, để từ đó trở thành lịng u Tổ quốc xứng đáng là cơng dân Việt
Nam. Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để giáo dục được những giá trị
truyền thống của địa phương một cách đầy đủ vào trong những bài giảng của

mình nhất là trong điều kiện tỉnh Nam Định - mảnh đất địa linh nhân kiệt giàu
truyền thống văn hóa. Nếu như mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ với thực tiễn
thì chưa đủ, vì thế tơi nghĩ rằng đưa chương trình GDCD địa phương vào trong
chương trình học là hiệu quả hơn cả. Chính vì những điều đó, đã thơi thúc tơi
tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng và ứng dụng chương trình tài liệu địa phương
mơn GDCD ở trường THCS vào trong quá trình dạy học của bản thân tôi.

-14-


II.2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA SÁNG KIẾN
XÂY DỰNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỊA PHƯƠNG

3.1. Khối lớp 6 – THCS:
3.1.1. Bài 1: Tự hào học sinh Nam Định:
3.1.1.1. Đặt vấn đề:
- Nam Định, mảnh đất địa linh nhân kiệt giàu truyền thống hiếu học, trọng
đạo lý. Phát huy truyền thống đó Sở GD&ĐT Nam Định nhiều năm liền là đơn
vị dẫn đầu về thành tích giáo dục trong tồn quốc trên tất cả các lĩnh vực công
tác. Tự hào là một học sinh của quê hương Nam Định, em đã và sẽ tiếp tục làm
gì để đóng góp cơng sức nhỏ bé của mình để xứng đáng với những thành tích và
truyền thống đó?
- Là học sinh của ngơi trường mang tên….(tên ngơi trường – VD: Anh
hùng Tơ Hiệu) - ngơi trường có bề dày lịch sử, có nhiều đóng góp cho phong
trào giáo dục tồn diện của phịng GD&ĐT và của ngành GD&ĐT tỉnh nhà, em
hãy cho biết những cảm nghĩ của em khi học dưới mái trường?
3.1.1.2. Nội dung bài học:
* Nội quy của nhà trường
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của người học sinh. Nhà
trường yêu cầu các học sinh thực hiện tốt 10 điều nội quy sau:

Điều 1: Kính trọng, vâng lời thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường,
người lớn tuổi. Cấm vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể
giáo viên, nhân viên nhà trường và của người khác.
Điều 2: Có nếp sống văn minh, lịch sự, khơng nói tục chửi bậy. Cấm hút
thuốc, uống rượu bia; cấm gây gổ kích động đánh cãi nhau; cấm lơi kéo rủ người
nhà hoặc người ngoài đánh bạn, gây rối trật tự an toàn trường học và an toàn xã
hội. Khi xảy ra va chạm, xích mích phải kịp thời báo ngay cho thầy cô biết để
giải quyết.
Điều 3: Đi học đúng giờ, khơng trốn tiết bỏ học. Nghỉ học phải có đơn xin
phép trực tiếp của bố mẹ hoặc người bảo hộ. Đủ sách vở các môn học, đảm bảo
sạch đẹp bảo quản cẩn thận, đủ đồ dùng, dụng cụ học tập theo quy định của buổi
-15-


học, có cặp sách. Thuộc bài và làm bài đầy đủ theo quy định hướng dẫn của thầy
cô giáo. Trang phục gọn gàng sạch sẽ theo quy định. Giữ gìn vệ sinh chung và
cá nhân, đảm bảo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Cấm học sinh dùng mỹ phẩm
người lớn khơng phù hợp: như sơn móng tay, móng chân, nhuộm tóc, dùng son
phấn. Cấm cắt tóc để đầu trọc. Cấm đeo đồ trang sức đắt tiền, cấm mang và sử
dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc đến trường…
Điều 4: Thực hiện tốt quy trình buổi học, trong giờ học trật tự ghi chép
bài đầy đủ, không làm việc riêng trong giờ. Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Không mắc thái độ sai trong học tập, thi cử và kiểm tra. Không tự ý thay đổi chỗ
ngồi.
Điều 5: Không được tàng trữ, buôn bán và sử dụng: chất nổ, chất cháy, vũ
khí, vật liệu dụng cụ nguy hiểm gây sát thương, các chất ma túy, sách báo văn
hóa phẩm có nội dung xấu, đồi trụy, kích động bạo lực trong và ngồi trường.
Điều 6: Bảo vệ tài sản cơng, tài sản riêng, cấm hành vi trộm cắp tài sản
chung và riêng. Không trèo lên lan can, lên cây, lên bàn ghế, không trèo tường
để ra vào trường… Cấm các hành vi phá hoại cây, bàn ghế, bảng, thiết bị điện,

quạt, cửa… các tài sản của lớp, trường, không vẽ bậy lên tường và các thiết bị
khác.
Điều 7: Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động, các
phong trào của lớp, của trường, của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,
của Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, của các tổ chức xã hội với tinh
thần tự giác, khẩn trương, có hiệu quả cao.
Điều 8: Tích cực rèn luyện thân thể, chơi các trị chơi lành mạnh, cấm các
trò chơi nguy hiểm như chơi khăng, chơi cù, đá bóng trong trường. Tham gia
các buổi lao động đầy đủ, tích cực, an tồn, có kỷ luật và kết quả cao.
Điều 9: Thực hiện tốt luật giao thơng, đảm bảo trật tự an tồn trên đường
khi tham gia giao thông, không la cà tụ tập, không đi hàng ba trên đường, đi đến
nơi về đến chốn. Không tắm ở nơi sông hồ mất vệ sinh, nguy hiểm dễ đuối
nước.

-16-


Điều 10: Mọi học sinh phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các điều
nội quy trên. Ai thực hiện tốt sẽ được tuyên dương khen thưởng, ai vi phạm sẽ bị
xử lý kỷ luật từ phê bình, cảnh cáo đến đình chỉ hoặc buộc thơi học, ngồi ra còn
phải bồi thường các thiệt hại và phạt vi cảnh cho các vi phạm gây ra.
(Nguồn: Nội quy trường THCS Tô Hiệu- TP Nam Định)
* Hiểu biết về ngành giáo dục tỉnh Nam Định.
- Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên mơn thuộc UBND tỉnh, có chức năng
tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT.
Sở GD&ĐT Nam Định gồm:
- Các phòng ban:
+ Văn phòng sở
+ Thanh tra sở
+ Phịng Kế hoạch - Tài chính

+ Phịng Tổ chức cán bộ
+ Phịng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
+ Phòng Giáo dục Mầm non
+ Phòng Giáo dục Tiểu học
+ Phòng Giáo dục Trung học
+ Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Trung tâm Giáo dục thường xuyên
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Các trường học phổ thông
+ Các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm tin học và ngoại ngữ.
+ Các trung tâm Kỹ thuật và Hướng nghiệp dạy nghề
+ Các trường Cao đẳng, Trung cấp chun nghiệp khơng thuộc các bộ
ngành khác.
- Các phịng GD&ĐT:
+ Các tổ trực thuộc phòng
+ Các trường Mầm non
+ Các trường Tiểu học
+ Các trường THCS
-17-


* Trách nhiệm học sinh trong sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà?
- Thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp của ngành Giáo dục đề ra.
- Ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
- Phát huy tốt truyền thống của nhà trường và của ngành giáo dục tỉnh
Nam Định.
3.1.1.3. Bài tập:
Bài 1: Vì sao học sinh phải thực hiện nội quy của nhà trường?
Bài 2: Em hãy cho biết những hiểu biết của em về ngôi trường em đang
học và ngành giáo dục quê em?
Bài 3: Em sẽ có thái độ như thế nào khi một người nào đó có nhận xét,

đánh giá khơng tốt về mái trường em đang học?
3.1.1.4. Tài liệu tham khảo:
* Trường THCS Tô Hiệu - Thành phố Nam Định
Trường THCS Tô Hiệu nằm trên địa bàn phường Trần Tế Xương - Thành
phố Nam Định là ngơi trường có bề dày lịch sử. Mặc dù còn là một trường nhỏ,
nghèo và gặp rất nhiều khó khăn. Đa số học sinh trong trường là con em của các
gia đình cịn có hồn cảnh éo le cuộc sống gia đình cịn nhiều thiếu thốn cả về
vật chất và tinh thần. Nhưng những năm học gần đây, trường Tơ Hiệu đã có
những bước chuyển mình. Mỗi năm tuyển sinh, số học sinh tuyển vào lớp 6 tuy
chưa cao, nhưng năm nào trường cũng có học sinh đạt học sinh giỏi cấp thành
phố, cấp tỉnh. Và năm nào cũng có học sinh thi đỗ vào trường Chuyên Lê Hồng
Phong (ngơi trường chun duy nhất của tỉnh có chất lượng giáo dục cao, nhiều
năm liền dẫn đầu phong trào thi đua của ngành, chính nơi đây đã đào tạo biết
bao nhiêu nhân tài cho quê hương, đất nước).
Năm học 2013 - 2014 Thực hiện đề án: “Nâng cao độ đồng đều về chất
lượng giáo dục giữa các trường Tiểu học và THCS”, Ủy ban nhân dân thành phố
và phòng GD&ĐT thành phố Nam Định đã đầu tư kinh phí để xây dựng một
khu ba tầng với các phịng học văn hóa, phịng thí nghiệm, phịng tin học để
phục vụ các mơn như Sinh vật, Vật lý, Hóa học, Tin học…khơng gian trường
rộng rãi, thống mát, có đủ các loại cây bóng mát. Các tiết học thể dục, mỹ
-18-


thuật, các tiết học ngoại khóa được nhà trường đặc biệt quan tâm vì ngồi việc
trang bị những kiến thức cơ bản cho học sinh thông qua những hoạt động đó cịn
giúp các em có được các kỹ năng trong cuộc sống.

Hình 3.1: Mơ hình Trường THCS Tơ Hiệu đang trong giai đoạn hoàn thiện
và đi vào sử dụng (dự kiến khánh thành vào ngày vào ngày 20/11/2014)
Nguồn: Ảnh trường THCS Tô Hiệu


- Năm học 2013 - 2014 nhà trường có bước chuyển mình rõ rệt với những
thành tích đáng tự hào như trường có 2 học sinh đạt học sinh giỏi cấp thành phố,
1 học sinh giỏi cấp tỉnh, có 3 trong số 4 học sinh của thành phố được dự thi cấp
Bộ bài dự thi: “Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết tình huống”. Trong
cuộc thi tìm hiểu lịc sử: “60 năm giải phóng thành phố Nam Định và 70 năm
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam” tập thể nhà trường đã xếp thứ Nhất.
Nhà trường có nhiều thầy cơ giáo được cơng nhận là giáo viên giỏi cấp thành
phố, cấp tỉnh. Trường được công nhận là đơn vị xuất sắc của thành phố về
phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm. Đến nay trường vinh dự đã có 3 thầy cơ
giáo được Ủy ban nhân dân thành phố tặng danh hiệu: “Giáo viên ưu tú Thành
Nam”... Đặc biệt trường THCS Tơ Hiệu có số học sinh thi đỗ vào các trường
THPT công lập của thành phố đạt tỉ lệ rất cao so với các trường bạn. Năm học
2013 - 2014 tỉ lệ tốt nghiệp học sinh lớp 9 của trường đạt 100%, thi đỗ vào các
trường THPT công lập đạt 95,7%, xếp thứ 2/18 trường trong toàn thành phố
(Sau trường THCS Trần Đăng Ninh) và xếp thứ 11/246 trường trong tồn tỉnh
Nam Định, trong đó có 2 em thi đỗ vào trường Lê Hồng Phong. Có được những
thành tích đáng nể như vậy trước hết phải kể đến đội ngũ cán bộ giáo viên, công
nhân viên của nhà trường, ngồi trình độ, kiến thức chun mơn vững vàng, có
-19-


trách nhiệm, đội ngũ giáo viên còn rất quân tâm đến học sinh với tâm huyết “Tất
cả vì học sinh thân yêu”. Trường Tô Hiệu đã như được “thay da, đổi thịt”. Thật
vinh dự khi các em học sinh được học dưới mái trường mang tên người anh
hùng Tô Hiệu.
(Số liệu thống kê trích: Báo cáo cơng tác Giáo dục của trường THCS Tô Hiệu)

3.1.2. Bài 2: Thiên nhiên Nam Định:
3.1.2.1. Đặt vấn đề:

* Quan sát ảnh:

Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Ảnh lấy từ trang:

Bãi biển Thịnh Long
Ảnh lấy từ trang:

-20-


Núi phương Nhi – Ý Yên Núi Ngăm – Vụ Bản
Ảnh lấy từ trang:

Hồ Vị Xuyên và Hồ Truyền Thống – TP Nam Định
Ảnh lấy từ trang:

Cánh đồng lúa
Ảnh lấy từ trang:

* Thông tin:
- Khái quát về điều kiện tự nhiên
Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đơng
Nam là biển Đơng, phía Đơng giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh
Bình, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Diện tích tự nhiên là 1652,29km 2 (bằng
-21-


khoảng 0,5% diện tích tồn quốc), chia thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm
thành phố Nam Định và 9 huyện, tính từ Bắc xuống Nam là Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý

Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng
với 230 xã, phường, thị trấn. Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng
bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển. Nam Định có bờ biển dài 72 km từ cửa
Ba Lạt đến cửa Đáy, là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng
bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy, tồn tỉnh có 4.723 ha rừng các loại.
Nam Định mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm mưa nhiều. Nam Định là một tỉnh có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng
với : rừng, biển, núi, sông, hồ và những cách đồng lúa bát ngát thẳng cánh cò
bay.
- Một số thắng cảnh thiên nhiên Nam Định
 Vườn Quốc gia Xuân Thủy:
Vườn Quốc gia Xuân Thủy cách Hà Nội khoảng 160km, với tổng diện
tích là 12.000ha thuộc vùng cửa sơng Hồng, nằm hầu hết ở địa phận xã Giao
Thiện, huyện Giao Thuỷ, Nam Định, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh.
Nơi đây được chọn làm trạm dừng chân của hàng ngàn con chim di trú với rất
nhiều giống, loài chim, trên đường tìm về phương Nam khi mùa đơng về cuối
tháng 11 âm lịch và khi chúng từ phương Nam quay lại vào khoảng cuối tháng
2, đầu tháng 3 hàng năm. Vào mùa hoa sú vẹt, hương thơm tỏa mát là dịp hội tụ
của những đàn ong mật. Đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy chúng ta được sống
trong không gian bao la của đất trời, mây nước; hít thở khơng khí trong lành,
ngắm nhìn giang sơn của những đàn chim trời: sếu, cị, giang, bồ nơng, ngỗng,
vịt trời và nhiều loài chim khác đang cần mẫn kiếm mồi hoặc bay lượn tung
tăng.
 Bãi biển Thịnh Long - Nam Định
Ấn tượng đầu tiên khi đến bãi biển Thịnh Long thuộc thị trấn Thịnh Long
huyện Hải Hậu, là bãi tắm êm đềm thơ mộng trải dài hơn 3km với một khơng
gian khống đạt và thơ mộng đến say lòng. Vẻ đẹp hoang sơ khí hậu mát mẻ
hơn hẳn với bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lị vì khơng có cái nóng nực oi nồng của
gió Lào, Hải Thịnh ln đầy ắp gió cả ngày và đêm, điều thú vị hơn cả là cát
biển Thịnh Long không phải mầu trắng hay vàng mà ánh xanh mịn màng. Bãi

biển Thịnh Long có cát mịn, thoải dài hàng cây số, sóng lớn với vẻ đẹp nguyên
sơ, môi trường trong lành. Những hàng phi lao trên bờ biển xa ngút tầm mắt tô
điểm cho biển Thịnh Long một vẻ đẹp thuần khiết, khoáng đạt. Đến đây vào mỗi
-22-


buổi sớm mai, ngắm nhìn bình minh trên biển, hay khi hồng hơn đổ xuống với
ánh sáng rực rỡ của ông mặt trời đang khuất dần dưới làn sóng biển khiến ta có
cảm giác thật yêu đời, thư thái, thấy yêu thêm vùng biển quê mình
Gợi ý:
- Hãy trình bày những hiểu biết của em về các địa danh trong các bức ảnh
trên?
- Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước cảnh đẹp thiên nhiên của Nam
Định?
- Thiên nhiên có vai trị như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
- Chúng ta nên làm gì để bảo vệ thiên nhiên của Nam Định?
3.1.2.2. Nội dung bài học:
b.1. Thiên nhiên đã mang lại cho Nam Định cảnh quan rừng, biển, sông
hồ, núi non… thật phong phú đa dạng.
b.2. Thiên nhiên có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá
nhân, cộng đồng xã hội và sự phát triển của địa phương
b.3. Để quê hương Nam Định giàu đẹp hơn, địi hỏi mỗi chúng ta phải
ln có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. Học sinh hãy bắt đầu bằng những
việc làm đơn giản nhất như: không vứt rác bừa bãi, không ngắt hoa, bẻ cành, giữ
gìn vệ sinh trong gia đình, lớp học…
3.1.2.3. Bài tập:
Bài 1: Em hãy kể tên những cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng ở Nam Định.
Cảm xúc của em trước những vẻ đẹp thiên nhiên đó?
Bài 2: Nêu các hoạt động của trường em nhằm bảo vệ thiên nhiên và môi
trường.

Bài 3: Kể những việc làm của em thể hiện yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên
nhiên?
Bài 4: Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương em.
3.1.3. Bài 3: Thực hiện trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh Nam Định:
3.1.3.1. Đặt vấn đề:
3.1.3.1.a. Thông tin, sự kiện:
* Thông tin:
Năm 2013 (Từ 16/12/2012 đến 15/12/2013), trên địa bàn tỉnh Nam Định,
số vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông (đường bộ, đường sắt, đường
thủy) là 175 vụ; làm chết 86 người, bị thương 176 người. Tình hình trật tự
-23-


ATGT, tai nạn giao thơng cịn diễn ra hết sức phức tạp số vụ, số vụ tai nạn giao
thông giảm, nhưng số người chết năm 2013 so với năm 2012 tăng 4 người
(+4,9%). Trong 2 năm đã xẩy ra 03 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng,
làm 9 người chết và 6 người bị thương. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tai
nạn giao thông như: uống rượu bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy
định, lấn làn, khơng chấp hành thậm chí chống người thi hành cơng vụ vẫn cịn
diễn ra.
(Theo Báo cáo tình hình trật tự ATGT năm 2013 - Cơng an Tỉnh Nam Định)

* Sự kiện:
Vào hồi 23h 40 phút ngày 11/6/2013 tại Km20, Quốc lộ 21B địa phận xã
Liêm Hải, huyện Trực Ninh xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng
giữa xe máy mang biển số 18P3 - 3596 do V. M. T sinh năm 1986 trú tại Trung
Đông - Trực Ninh điều khiển đi hướng Cổ Lễ - Lạc Quần trở sau là V. M. L sinh
năm 1989 trú tại Trung Đông - Trực Ninh với xe máy mang biển số 18S7- 3402
do T. V. Đ sinh năm 1990 Thị trấn Cát Thành - Trực Ninh điều khiển đi ngược
chiều trở sau là T. H. Y sinh năm 1995 trú tại Thị trấn Cát Thành - Trực Ninh.

Hậu quả V. M. T và T. H. Y chết tại chỗ, T. V. Đ chết trong Bệnh viện và V. M.
L bị thương nặng. Nguyên nhân do V. M. T điều khiển xe máy đi sai phần
đường.
(Theo Báo cáo tình hình trật tự ATGT năm 2013
Phịng Cảnh sát giao thơng- Cơng an Tỉnh Nam Định)

3.1.3.1.b. Một số hình ảnh tuyên truyền về trật tự ATGT ở Nam Định:

-24-


Lễ ra quân hưởng ứng tháng ATGT trên địa bàn tỉnh Nam Định
Nguồn trang tin:

* Gợi ý:
- Qua những thông tin trên và bằng hiểu biết thực tế em có nhận xét gì về
tình hình tại nạn giao thơng hiện nay ở Nam Định?
- Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Nguyên
nhân nào là phổ biến nhất?
- Học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần phịng ngừa và hạn chế tại
nạn giao thơng?
3.1.3.2. Nội dung bài học:
3.1.3.2.a. Tình hình trật tự ATGT trên đại bàn tỉnh Nam Định:
Hệ thống giao thông ở Nam Định hiện nay: Nam Định là một tỉnh có hệ
thống giao thông đa dạng cả về đường sắt, đường thủy và đường bộ. Hệ thống
giao thơng đường bộ có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua như: Quốc lộ 21, Quốc lộ
10, đặc biệt là tuyến đường sắt Bắc - Nam với điểm dừng chân của các đoàn tàu
là Ga Nam Định, nên tuy khơng phải là một điểm nóng về tai nạn giao thông của
cả nước nhưng trên thực tế lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về tai nạn giao thơng
3.1.3.2.b. Tình hình tại nạn giao thơng và ùn tắc giao thơng:

 Tình hình tại nạn giao thơng:
Theo số liệu thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia cho thấy, 10 năm qua
có hơn 120.000 người chết vì TNGT, bình qn mỗi năm có 11.000 nghìn người
chết. Cụ thể, mỗi ngày có khoảng 30 gia đình mất người thân, 200 gia đình chịu
những tổn thất về vật chất và tinh thần do TNGT để lại đồng thời những người
gây tai nạn và người gánh hậu quả tai nạn sẽ phải chịu những dằn vặt tinh thần
suốt cuộc đời.
Tai nạn giao thông cũng gây tổn thất về vật chất kinh tế. Bình quân mỗi
năm, nước ta mất 2 tỷ USD (tương đương 40.000 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả
-25-


×