I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Nhưng chúng ta đã biết, tình trạng xuống cấp về đạo đức trong học sinh
hiện nay đang là vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã hội. Xã hội không khỏi lo
lắng, có gần hoang mang trước ý thức, nhân cách, lối sống và lý tưởng của thế
hệ trẻ. Thời gian gần đây dư luận xã hội đang lên án mạnh mẽ tình trạng bạo lực
học đường, ăn chơi sa đoạ của một bộ phận học sinh. Mọi người không khỏi
bàng hoàng khi chứng kiến cảnh từng đôi nam nữ học sinh bỏ học, lêu lổng,
thậm chí là đưa nahu vào nhà nghỉ mà mậu quả là, có những em đang là học sinh
THPT thậm chí là học sinh THCS phải bỏ dở con đường học hành vì mang bầu
quá lớn, phải làm mẹ khi còn ở tuổi vị thành niên. Rồi có những cảnh nữ học
sinh đánh nhau, trong khi có rất nhiều học sinh khác chỉ đứng nhìn mà không hề
can ngăn hay trình báo với người có chức trách, nhiệm vụ. Thậm chí có những
học sinh vỗ tay tán thưởng và cổ vũ, có học sinh lại thản nhiên đứng nhìn và
dùng máy quay rồi tung lên mạng. Lại có nhiều trường hợp học sinh cầm dao
đoạt mạng sống của bạn chỉ vì những xích mích, mâu thuẫn nhỏ trên thực tế
bên cạnh những học sinh có lý tưởng sống đúng đắn, có thành tích cao trong học
tập và rèn luyện, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết vượt lên số phận là
những học sinh có lối sống ích kỷ, hẹp hòi, hưởng thụ, vô trách nhiệm, vô tình,
thờ ơ trước mọi người xung quanh, trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác.
Nhiều học sinh lười học, ham chơi, vi phạm pháp luật, không làm chủ bản thân,
mắc các tệ nạn xã hội Vì sao lại như vậy? Trong số các nguyên nhân dẫn đến
các hành vi sai trái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật của học sinh. Ngoài
các nguyên nhân khách quan như: Gia đình mới chỉ quan tâm đến việc học kiến
thức của con cái mà chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con,
chưa quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của con cái.
Nhà trường còn nặng về dạy "chữ" mà chưa quan tâm đến việc dạy
"người" một cách thoả đáng. Xã hội, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng và
mạnh mẽ về mọi mặt thì những mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ đến sự
phát triển về nhân cách của thế hệ trẻ. Nhưng nguyên nhân, cơ bản nhất, sâu xa
nhất là do bản thân các em thiếu kỹ năng sống, suy nghĩ nông cạn, thiếu hiểu
biết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một cách đúng đắn và có hiệu
quả. Vậy để giải quyết các vấn đề trên thì việc tích hợp rèn kỹ năng sống vào bộ
môn học giáo dục công dân để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học
sinh là việc làm tất yếu. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài " Nâng cao chất lượng
và giáo dục đạo đức học sinh bằng việc tích hợp kỹ năng sống vào môn học
giáo dục công dân ở bậc THCS" để góp phần khắc phục tình trạng trên.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài:
2.1 Mục tiêu:
- Đưa ra những phương pháp để giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả.
- Lấy ví dụ để chứng minh cho phương pháp đã đặt ra.
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phần đạo đức của môn giáo dục công dân
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các chuẩn mực đạo đức trong chương trình GDCD cấp THCS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Rèn các kỹ năng cần thiết cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ
năng giải quyết tình huống và mâu thuẫn trong cuộc sống, kỹ năng vận dụng
những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống để xây dựng mối quan hệ xã hội lành
mạnh và tốt đẹp, đem lại hiệu quả tốt nhất, tránh gây thiệt hại cho bản thân và xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở kinh nghiệm đã đúc kết sau nhiều năm dạy học môn giáo dcụ
công dân ở THCS, từ đó đưa ra những phương pháp cần thiết để giáo dục đạo
đức học sinh có hiệu quả như:
- Phương pháp nêu gương.
- Phương pháp nêu tình huống
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp giải quyết vấn đề
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Trên thế giới hiện nay đã và đang tồn tại nhiều định nghĩa và quan niệm
khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức
khác nhau. Thông thường kỹ năng sống được hiểu là những ký năng thực hành
mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khoẻ mạnh với chất lượng
giao.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý
xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với người khác một
cách có hiệu quả với giải pháp tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề hay
những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) kỹ năng sống là tập hợp rất
nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra
những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ
năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và
có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và
những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như
dẫn đến hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở lên lành
mạnh.
Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO),
kỹ năng sống gắn với trụ cột của giáo dục, đó là" Học để biết" gồm các kỹ năng
tư duy như: Kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nhận thức được hậu quả ; "Học để
làm" gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: Kỹ năng đặt
mục tiêu, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm
kiếm và xử lý thông tin " Học để tự khảng định" gồm các kỹ năng cá nhân
như: kĩ năng ứng phó căng thẳng, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tự nhận
thức, kỹ năng thể hiện sự tự tin ; " Học để cùng chung sống" gồm các kỹ
năng xã hội như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tự khẳng
định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thể hiện sự cảm
thông
Từ những quan niêm trên đây, có thể thấy kỹ năng sống bao gồm một loạt
các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất
của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý, bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để
cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kỹ
năng sống là kỹ năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử với
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống.
Như vậy, các kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch " cái chúng ta
biết" thành hành động thực tế " Làm gì và làm bằng cách nào" là tích cực nhất
và hiệu quả nhất.
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Tính cá nhân
bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân. Tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của
sự phát triển xã hội, mỗi cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợp với những kỹ
năng sống. Chẳng hạn: Kỹ năng sống của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác
với kỹ năng sống của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội
nhập, kỹ năng sống của người sống ở miền núi khác với kỹ năng sống của người
sống ở vùng biển, kỹ năng sống của người sống ở nông thôn khác với kỹ năng
sống của người sống ở thành phố.
Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu
nói chung, càng ngày chúng ra càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kỹ
năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội
và tự nhiên. Chính vì vậy việc rèn kỹ năng sống cho học sinh được xác định là
một nội dung cơ bản của phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực".
Qua nghiên cứu tài liệu và hoạt động thực tiễn của bản thân. Tôi nhận thấy
những kỹ năng sống cơ bản sau cần tích hợp cho học sinh qua môn học giáo dục
công dân.
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ứng xử
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng thể hiện sự thông cảm
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
- Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
2. Thực trạng của vấn đề:
Giáo dục kỹ năng sống là một vấn đề không mới trong dạy học và cũng
không xa lạ trong thực tiễn cuộc sống và nó là lĩnh vực giáo dục liên ngành. Tuy
nhiên, đặc trưng của môn giáo dục công dân là không chỉ cung cấp cho học sinh
kiến thức của môn học phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi mà điều quan trọng
hơn là hình thành và phát triển những kỹ năng vận dụng, những kiến thức đã học
vào cuộc sống của học sinh, đồng thời hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ
đúng đắn trước vấn đề liên quan đến nội dung bài học cho các em. Vì vậy môn
học này có khả năng tích hợp ở nhiều mức độ khác nhau với các nội dung giáo
dục kỹ năng sống cần đảm bảo nguyên tắc: Không gượng ép, không làm nặng
nội dung, không làm biến dạng môn học.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều giáo viên quan niệm rằng: Tích hợp kỹ
năng sống làm nặng thêm nội dung kiến thức bài học. Bên cạnh đó có một bộ
phận giáo viên dạy chéo môn cho nên ngại tích hợp vì cho rằng chỉ cần tập trung
vào kiến thức bài học là đủ, không cần tích hợp nội dung khác.
3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề.
Để phát huy vai trò giáo dục của bộ môn giáo dục công dân, giúp học sinh
rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình cộng đồng và tổ
quốc; giúp học sinh có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích
cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. Giáo viên phải là những người có
lòng nhiệt huyết, biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học và hình
thức kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập sôi nổi, hiệu quả
động viên kịp thời học sinh có những tiến bộ. Trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục.
Thông qua chương trình GDCD ở cấp THCS, giáo viên có thể tuỳ vào nội
dung kiến thức của từng bài, từng mục để lựa chọn tích hợp các kỹ năng sống
phù hợp.
Qua việc giáo dục kỹ năng sống sẽ làm thay đổi nhận thức của học sinh về
môn học, gây hứng thú của học sinh và nhận thấy sự thiết thực của môn học và
đặc biệt sẽ hình thành những kỹ năng sống cơ bản cho học sinh. Cụ thể như:
Trong bài "Sống chan hoà với mọi người" (GDCD 6). Giáo viên có thể
rèn cho học sinh kỹ năng sống hòa hợp, thân thiện với mọi người, biết chia sẻ
suy nghĩ và tình cảm với mọi người xung quanh. Giáo viên có thể gợi cảm xúc
cho học sinh bằng một số câu hỏi.
Câu hỏi:
1. Em cảm thấy thế nào khi em gặp phải chuyện buồn mà có người bạn thân
đáng tin cậy để em tâm sự và chia sẻ.
2. Em cảm thấy thế nào khi em làm được những việc tốt giúp đỡ người
khác.
3. Khi em gặp khó khăn, được mọi người xung quanh quan tâm giúp đỡ, em
cảm thấy như thế nào?
Giáo viên cũng có thể nêu một số câu chuyện về sống chan hoà với mọi
người để học sinh tự rút ra bài học.
Câu chuyện: Có hai anh em trai ở cạnh nhau, người anh sống rất cởi mở,
gần gũi và thân thiện với bà con hàng xóm. Nhà ai có công việc gì, anh đều
nhiệt tình giúp đỡ. Còn người em thì ngược lại, sống khép mình, chẳng quan hệ
với ai. Một hôm nhà của hai anh em bị cháy. Tài sản trong nhà bị lửa thiêu lụi
hết. Lúc đó bà con làng xóm ai cũng quan tâm, động viên an ủi và giúp đỡ người
anh. Còn người em thì chẳng ai để ý đến. Người em thấy vậy, buồn phiền than
với anh " Tại sao chẳng ai quan tâm đến em nhỉ".
Câu hỏi: Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Trong bài" Lịch sự, tế nhị" - GDCD 6. Giáo viên có thể tích hợp kỹ năng
giao tiếp ứng xử, kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của mọi người xung quanh,
kỹ năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình. Để rèn những kỹ năng, giáo
viên có thể đưa ra các tình huống để học sinh phân tích, đánh giá và rút ra bài
học.
Tình huống 1: Khi vào bệnh viện, một bạn gái trẻ đã lê guốc rất mạnhh và
cường nói rất to khi đi qua hàng lang bệnh viện. Một bác bệnh nhân đã nhẹ
nhàng nhắc nhở " Cháu ơi, ở đây có râấtnhiều người bệnh cháu đi nhẹ và nói
khẽ thôi". Cô gái thấy vậy đã quay lại quát " Đây là bệnh viện chứ có phải
nhà bác đâu mà bác nhắc" thấy vậy bác bệnh nhân chỉ lắc đầu.
Câu hỏi:
1. Em nhận xét như thế nào về hành vi của cô gái?
2. Nếu có mặt ở đó, em sẽ xử sự như thế nào?
Tình huống 2: Đại và Công rủ nhau vào rạp chiếu bóng. Công thì ngồi im,
chăm chú xem, còn Đại thì thỉnh thoảng lại nói to lên, cố làm ra vẻ hiểu biết.
thấy thế, Công khuyên Đại không nên nói thế trong rạp nhưng Đại vẫn không
nghe và chi rằng đó là quyền của mình.
Câu hỏi:
1. Em nhận xét như thế nào về hành vi của Đại
2. Em có thể khuyên Đại như thế nào?
Khi nhận xét đánh giá về hành vi của người khác, học sinh sẽ biết tự đánh
giá và điều chỉnh hành vi của bản thân/
Trong bài : " Đạo đức và kỷ luật" - GDCD 7. Giáo viên có thể tích hợp kỹ
năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, kỹ năng so sánh, kỹ năng thể hiện sự tự
tin
Để đi đến khái niệm: " Đạo đức là gì?" Giáo viên có thể yêu cầu học sinh
lâấymột số ví dụ về những hành vi tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái
với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Ví dụ 1: Trong lớp có bạn bị bệnh nặng, phải nằm viện nhưng một số bạn
không hề hỏi thăm, động viên hay giúp đỡ.
Câu hỏi: 1. Em nhận xét như thế nào về các bạn đó?
2. Nếu chúng ta hỏi thăm, động viên hay giúp đỡ thì sẽ giúp
ích được gì cho bạn.
Ví dụ 2: Khi đi xe buýt gặp người tàn tật, thương bệnh binh, người già, trẻ
em, phụ nữ mang thai một số bạn đã đã không hề nhường ghế ngồi.
Câu hỏi: 1. Em có suy nghĩ gì khi các bạn hành động như vậy?
2. Nếu có mặt ở đó, em sẽ hành động như thế nào? vì sao?
Và giáo viên cũng có thể đưa ra tình huống sau:
Trên đường đi học về, Hoa phát hiện trên mặt đường có một số hố ga bị mất
nắp. Vừa đi qua, bỗng Hoa chợt nghĩ trên đoạn đường này có nhiều xe máy, xe
đạp qua lại, nếu cứ để như vậy thì thật không an toàn cho người qua lại, thế nào
cũng có người bị ngã.
Hoa nói với mấy bạn cùng đi dừng xe lại để tìm cách báo hiệu cho người đi
đường biết, đề phòng tai nạn. Thế nhưng một bạn nói đó không phải là việc của
các bạn và không ai dừng lại. Hoa dừng lại và tìm ở ven đường một cành cây rồi
buộc khăn đỏ của mình vào cành cây và dựng ở miệng hố để báo hiệu cho người
đi đường. Xong việc Hoa đạp xe về nhà thấy lòng mình than thản và tràn gập
niềm vui.
Câu hỏi:
1. Tại sao Hoa lại thấy vui
2. Em có suy nghĩ gì về mấy bạn đi cùng mà không hưởng ứng lời đề nghị
của Hoa.
3. Nếu có mặt ở đó, em sẽ hành động như thế nào?
Qua việc phân tích các ví dụ, nhận xét, đánh giá hành vi của các nhân vật,
các em sẽ biết cách ứng xử cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Trong bài: " yêu thương con người" - GDCD 7. Giáo viên có thể tích hợp
cho học sinh các kỹ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ
người khác khi họ gặp khó khăn.
Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi để học sinh thể hiện quan niệm của
mình về niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
Câu hỏi:
1. Hãy nêu những việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự quan
tâm giúp đỡ người khác họ gặp khó khăn.
2. Em hãy nêu những điều làm cho em cảm thấy vui, thấy hạnh phúc.
(VD: Đạt điểm cao, được bố mẹ mua cho quần áo mới, được bạn tàng quà,
giúp được bố mẹ một công việc, làm được việc tốt cho bạn khi bạn gặp khó
khăn)
Vậy trong những điều làm cho em cảm thấy vui, thấy hạnh phúc, có cả
những điều tốt đẹp em được hưởng do người khác mang lại, có cả những điều
tốt em mang lại cho người khác. Qua đó em quan niệm như thế nào về hạnh
phúc?
Vậy hạnh phúc là phải biết sẻ chia, hạnh phúc không chỉ là được hơnửg
những điều tốt đẹp do người khác mang lại mà còn là việc làm được những điều
tốt đẹp cho người khác. Vì vậy muốn có niềm vui, niềm haạnh phúc trong cuộc
sống thì mỗi chúng ta phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ làm những điều tốt
đẹp cho người khác.
Trong bài " Tự tin" - GDCD 7. Giáo viên có thể rèn cho học sinh kỹ năng
thể hiện sự tự tin trong cuộc sống.
Để rèn luyện kỹ năng này học sinh cần phân biệt được tự tin với tự kiêu.
Giáo viên có thể đưa ra các tình huống để học sinh nhận xét đánh giá.
Tình huống 1: Sau khi làm bài kiểm tra học kỳ. Minh thấy một số bạn ngồi
cạnh mình có kết quả khác. Minh cứ suy nghĩ mãi về cách giải của mình, càng
suy nghĩ Minh càng khẳng định cách giải của mình là đúng và ba ngày sau cô trả
bài kiểm tra. Minh được điểm 10.
Tình huống 2: Sắp đến ngày nhà trường tổ chức Hội diễn văn nghệ chào
mừng ngày thành lập Đoàn 26/3. Lớp 7A chuẩn bị tập một số tiết mục văn nghệ
để tham gia hội diễn. Thắng nói với lớp trưởng " nếu tớ không tham gia thì lớp
sẽ thất bại".
Tình huống 3: Đầu năm cô giáo chủ nhiệm giao cho Toàn làm lớp phó phụ
trách học tập, vì năm ngoái ở lớp 6 Toàn là học sinh giỏi. Toàn từ chối không
nhận và nói " Thưa cô, em không biết làm lớp phó ạ. Em không có khả năng,
em không dám làm đâu ạ".
Câu hỏi: Trường hợp nào trên đây thể hiện sự tự tin, tự cao hoặc thiếu tự
tin?
Trong bài:" Tôn trọng lẽ phải" - GDCD 8. Giáo viên có thể tích hợp cho
học sinh các kỹ năng nhận biết, phân biệt trái phải, phê pháp những việc làm sai
trái, bảo vệ và tuan theo những điều đúng đắn, giúp cho mối quan hệ xã hội trở
lên lành mạnh và tốt đẹp.
Để rèn luyện kỹ năng này giáo viên có thể đưa ra các tình huống.
Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa
số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm
gì?
Tình huống 3: Theo em trong các trường hợp ở tình huống 1 và tình huống
2, hành động như thế nào được coi là phụ hợp và đúng đắn.
Sau khi học sinh đưa ra ý kiến, giáo viên kết luận: Để có cách ứng xử phù
hợp đúng dắn phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán
cái sai trái.
Giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập sau:
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp em sẽ lựa chọn cách giải
quyết nào sau đây.
a. Bảo vệ ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến người khác.
b. Ý kiến nào được đa số đồng tình thì theo
c. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý
thì theo.
d. Không bao giờ đưa ra ý kiến của mình.
* Qua việc phân tích các tình huống, học sinh biết cách ứng xử phù hợp với
lẽ phải, với những điều đúng đắn.
Trong bài " Tôn trọng người khác" - GDCD 8. Giáo viên có thể rèn cho
học sinh kỹ năng biết thể hiện thái độ và có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng
người khác để xây dựng mối quan hệ thân thiện, lành mạnh.
Giáo vieê có thể đưa ra những câu chuyện để học sinh phân tích và rút ra
kết luận vì sao cần phải tôn trọng người khác.
Câu chuyện: Mận là cháu họ của cô em tôi ở Bắc Ninh, là chị cả của 6 đưa
em. Nhà nghèo, cô bé đồng ý lên nhà tôi giúp việc. Cái nết chăm làm, ngoan
ngoãn của Mận khiến mọi người đều quý mến. Nhưng bực nhất là thói quen ăn
một mình dưới bếp của Mận. Một hôm, thấy khó chịu tôi gắt:
- Cháu phải ăn cùng cô chú để tiết kiệm thời gian chứ!
- Nhưng ở quê, u con cháu vẫn thường phải ăn dưới bếp, chỉ có một mình
thầy cháu được ăn mâm trên nhà, ăn cùng cô chú, cháu thấy không quen!
- Bố cháu phong kiến đến thế kia à!
- U cháu và những người phụ nữ khác ở quê khổ lắm không được như các
cô được ngồi ăn cùng mâm với chồng lại được góp ý kiến. Ở quê cháu phụ nữ
chỉ biết vâng lời và làm việc vất vả, hễ tham gia vào việc lớn thì bị thầy cháu
quát, thậm chí đánh đòn?
Đây là câu chuyện lieê quan đến tôn trọng phụ nữ có thể còn xảy ra nhiều
nơi ở nông thôn. Em cho đây là vấn đề lớn hay nhỏ? Ngoài việc không cho vợ,
con ăn cùng mâm ở nhà trên, người bố trong câu chuyện còn có điều gì khác về
sự thiếu tôn trọng phụ nữ không? Em phân tích và cho biết ý kiến của em. Theo
em, nên khắc phục như thế nào?
Trong bài " Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh"- GDCD 8. Giáo
viên có thể rèn cho học sinh kỹ năng xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh để
có được cuộc sống ý nghĩa và vui vẻ.
Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi khơi gợi cảm xúc của học sinh.
1. Cảm xúc của em khi:
- Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè
- Cùng bạn bè học tập, vui chơi giải trí
- Khi gia đình gặp khó khăn, em được bạn bè giúp đỡ.
- Do đua đòi với bạn xấu em đã vi phạm pháp luật. Nhưng em đã được bạn
bè tốt giúp đỡ nhận ra lỗi lầm và sống tốt hơn.
Sau khi học sinh trình bày ý kiến, giáo viên nhận xét bổ sung: Những cảm
xúc suy nghĩ của các em chính là ý nghĩa của tình bạn đối với mỗi người chúng
ta. TÌnh bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu
đời, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn. Tuy nhiên khi
xây dựng tình bạn mỗi chúng ta cũng cần biết lựa chọn bạn để có được những
mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Giáo viên cũng có thể nêu ra một số tình huống để học sinh thể hiện cách
ứng xử của mình qua đó rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè.
Tình huống 1: Bạn em bị rủ rê, lôi kéo vào việc làm phi pháp
Tình huống 2: Bạn có chuyện vui, buồn, hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong
cuộc sống.
Câu hỏi: 1. Em sẽ xử sự như thế nào khi gặp các tình huống trên.
2. Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tình bạn
Trong bài " Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội" - GDCD
8. Giáo viên có thể rèn cho học sinh ý thức tự giác, tích cực tham gia các hoạt
động chính trị xã hội bằng việc phân tích để học sinh thấy được ý nghĩa tích cực
của việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi:
1. Em cảm thấy thế nào khi được cùng bạn bè tham gia vào các hoạt động
chung có ích? (vui vẻ, thoải mái, thân thiện hơn với bạn bè).
2. Khi tham gia các hoạt động tập thể, những kỹ năng nào của em được rèn
luyện và phát triển?
(Yêu cầu: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng trình bày, kỹ năng hợp tác, tự
tin hơn trước đám đông
Khi tham gia các hoạt động chính trị xã hội, mỗi cá nhân có điều kiện để
phát triển nhân cách, nâng lực, thiết lập mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Các hoạt
động này còn đem lại cho con người niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt
những căng thẳng và khó khăn trong cuộc sống.
Trong bài: " Phòng chống tệ nạn xã hội" - GDCD 8. Giáo viên có thể rèn
cho học sinh kỹ năng để phòng tránh các tệ nạn xã hội, có cuộc sống cá nhân
lành mạnh, giúp ích cho gia đình và xã hội.
Để rèn kỹ năng này trước hết giáo viên phải cho học sinh phân tích để thấy
được những tác hại của TNXH. Qua đó học sinh chủ động phòng tránh cho bản
thân và giúp đỡ người thân và bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội.
Giáo viên có thể cho học sinh xem những băng hình về tệ nạn xã hội và tác
hại của tệ nạn xã hội.
Yêu cầu học sinh quan sát và miêu tả cuộc sống của gia đình người nghiện.
Học sinh quan sát và nhận xét
Câu hỏi: Qua các băng hình và qua phần miê tả của bạn. Em thấy tệ nạn xã
hội gây ra những tác hại như thế nào?
- Học sinh trả lời: Giáo viên kết luận cho học sinh những tác hại mà tệ nạn
xã hội đặc biệt là tệ nạn ma tuý gây ra.
- Đối với bản thân: + Huỷ hoại sức khoẻ, dẫn đến cái chết.
+ Sa sút tinh thần
+ Huỷ hoại phẩm chất đạo đức
+ Vi phạm pháp luật
- Đối với gia đình: + Cạn kiệt kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và
tinh thần của các thành viên trong gia đình
+ Gia đình tan vỡ
- Đối với xã hội: + Làm mất trật tự an toàn xã hội (cướp của, giết người)
+ Suy giảm sức lao động xã hội
+ Ảnh hưởng kinh tế, xã hội
Để củng cố thêm kỹ năng phòng tránh tệ nạn xã hội. Giáo viên cho học sinh
làm một số bài tập.
Bài tập 1:
Hùng thường nói dối mẹ để chơi điện tử, bi - a. Từ chỗ chơi vui, Hùng
chuyển sang cá cược thắng thua. Không còn nói dối mẹ được nữa, Hùng bán xe
đạp. Cuối cùng thì Hùng cũng bị công an bắt vì tội cướp giật.
Theo em:
- Hùng đã vi phạm những tệ nạn gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm của Hùng?
Bài tập 2: Tuấn đẹp trai, học giỏi, con nhà khá giả. Bố mẹ bận làm ăn,
không ai chăm sóc. Nghe theo bạn xấu, Tuấn đã nghiện ma tuý. Giờ đây Tuấn
đang ở trại cai nghiện.
Theo em: Tuấn có ân hận không?
Tuấn cần làm gì để sửa chữa lối lầm của mình?
Bài tập 3: Thắng và Hoà chơi với nhau từ bé. Mẹ Hoà là người ghi lô đề
nên Hoà đã rủ Thắng chơi. Trúng đề được vài lần, Thắng thấy ham và đã dùng
tiền học phí để chơi. khi không có tiền, Thắng lấy đồ đạc của gia đình bán lấy
tiền chơi đề. Bố mẹ Thắng thấy vậy đã cấm đoán và trách mẹ Hoà; đồng thời
báo với nhà trường và chính quyền địa phương để có biện pháp giáo dục.
Theo em: - Hoà và mẹ đã vi phạm như thế nào?
- Việc làm của bố mẹ Thắng đúng hay sai?
- Nếu là Thắng, em sẽ xử lí như thế nào?
Qua các bài tập, giúp học sinh nhận ra những việc làm sai trái, vi phạm
pháp luật để tự phòng tránh cho mình, có kỹ năng sống lành mạnh, không mắc
vào các tệ nạn xã hội.
Trong bài: " Chí công vô tư" - GDCD 9. Giáo viên có thể rèn cho học
sinh các kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết tình huống đảm bảo sự công bằng,
xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh.
Giáo viên có thể đưa ra các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong một buổi họp lớp, bạn A đưa ra ý kiến về hiện tượng
gian lận, quay cóp trong thi cử đang diễn ra ở lớp. Em thấy ý kiến chống tiêu
cực, gian lận trong thi cử của bạn A là rất đúng. Nhưng trong lớp lại có một số
bạn làm ngơ, dè bửu, chỉ tích bạn A. Em sẽ hành động như thế nào để bảo vệ ý
kiến của bạn A?
Tình huống 2: Bạn An chơi với Bảo rất thân. Gần đây Bảo có nhiều biểu
hiện như lười học, gian lận khi làm bài kiểm tra, nói dối thầy cô giáo và cha mẹ
Vì sợ sứt mẻ tình bạn mà An thường xuyên bao che và bỏ qua khuyết điểm của
Bảo.
Câu hỏi: - Em nhận xét như thế nào về cách xử sự của bạn A?
- Nếu là bạn thân của Bảo thì em sẽ hành động như thế nào?
Tình huống 3: Bạn Cúc là một cán bộ lớp gương mẫu, học giỏi, nhiệt tình
trong các hoạt động phong trào. Bạn được thầy cô giáo, bạn bè tin yêu và đánh
giá cao về mọi mặt. Bạn hoàn toàn xứng đáng được đi dự Đại hội đại biểu học
sinh ưu tú của Quận. Nhưng một nhóm bạn trong lớp lại không đồng ý cử Cúc đi
dự đại hội vì bạn Cúc hay phê bình thẳng thắn khuyết điểm của một số bạn đó.
Nếu em là thành vieê của lớp đó, em sẽ làm gì?
Qua việc phân tích các tình huống học sinh có thể tự rút ra cho mình cách
ứng xử phù hợp, thể hiện là người "chí công vô tư"
Giáo viên nêu câu hỏi:
1. Em cần thể hiện thái độ như thế nào đối với người chí công vô tư?
2. Đối với những người vụ lợi cá nhân, thiên vị, thiếu công bằng trong giải
quyết công việc, em cần có thái độ như thế nào?
Trong bài: " Tự chủ" - GDCD 9. Giáo viên có thể tích hợp kỹ năng kiểm
soát cảm xúc kiểm chế bản thân, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng giải
quyết mâu thuẫn.
Khi dạy mục : Đặt vấn đề: giáo viên cho học sinh phân tích truyện đọc và
rút ra ý nghĩa của sự tự chủ. ( Tự chủ giúp con người đứng vững trước khó khăn,
thử thách, cám dỗ để sống tốt hơn).
Giáo viên cũng có thể đưa ra các tình huống để học sinh phân tích và rút ra
bài học cho bản thân.
Tình huống 1: Nam và Sơn học chung một lớp lại ngồi chung bàn. Một
hôm Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp mới mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội
cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã cầm thước xông vào
đánh Sơn chảy máu đầu phải khâu 5 mũi. Nam đã bị nhà trường đình chỉ học tập
một tuần.
Câu hỏi: 1. Em nhận xét như thế nào về hành vi của Nam và Sơn?
2. Hành vi của hai bẹn đã gây ra hậu quả như thế nào?
3. Nếu ở trong tình huống đó em sẽ xử sự như thế nào?
Vì không có kỹ năng ứng xử, giải quyết vấn đề, không kiểm soát được cảm
xúc của bản thân mà hai bạn đã gây ra những hậu quả xấu. Một bạn bị đau, ảnh
hưởng đến sức khoẻ, một bàn thì bị đình chỉ học. Vì vậy trước một vấn đề chúng
ta cần bình tĩnh lựa chọn cách ứng xử phù hợp đem lại hiệu quả tốt nhất tránh
gây thiệt hại cho bản thân và xã hội.
Tình huống 2: Toàn sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ tạo mọi điều
kiện cho bạn ăn học. Nhưng Toàn đã nghe bạn bè xấu rủ rê nên từ một học sinh
ngoan, học khá, Toàn thường xuyên trốn học đi chơi đua đòi và sa vào các tệ
nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý
Câu hỏi: Vì sao Toàn lại sa ngã vào con đường nghiện ngập và các tệ nạn
xã hội (Yêu cầu: toàn đã không làm chủ được bản thân trước sự lôi kéo, dụ dỗ
của bạn bè. Toàn thiếu kỹ năng phân biệt điều tốt và việc xấu nên dễ bị lôi kéo,
sa ngã).
Trong bài: " Bảo vệ hoà bình" - GDCD 9. Giáo viên có thể tích hợp cho
học sinh kỹ năng xây dựng mối quan hệ hoà bình hoàn thiện với mọi người xung
quanh. Để tích hợp kỹ năng này. Giáo viên có thể cho học sinh chỉ ra những
điểm đối lập giữa chiến tranh và hoà bình.
Hoà Bình Chiến tranh
- Đem lại cuộc sống bình yên, tự do - Gây đau thương chết chóc
- Nhân dân được ấm no, hạnh phúc - Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành
- Là khát vọng của loài người - thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá
Là thảm hoạ của loài người
Khi thấy được sự đối lập giữa chiến tranh và hoà bình, học sinh sẽ ý thức
được giá trị của hoà bình và có lòng yêu hoà bình, có kỹ năng xây dựng mối
quan hệ hoà bình thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi vẽ cây hoà bình. Giáo viên chia học
sinh thành các nhóm và cùng "vẽ cây hoà bình" theo hướng dẫn sau
- Các em vẽ một cây có rễ, thân, cành, lá
- Trên thân cây các em viết chữ Hoà Bình
- Ở các dễ cây các em viết những hoạt động bảo vệ hoà bình
- Trên các cành cây các em viết những điều tốt đẹp mà hoà bình đem lại
cho các con người.
Nhóm nào vẽ được cây có nhiều rễ, cành với nhiều nội dung, nhóm đó sẽ
thắng cuộc. Sau phần hoạt động của học sinh giáo viên có thể kết luận. Để có
được những điều tốt đẹp do hoà bình mang lại thì chúng ta phải có những hoạt
động thiết thực bảo vệ hoà bình. Trong mối quan hệ với bạn bè và mọi người
xung quanh cũng vậy. Muốn có mối quan hệ tốt đẹp thì chúng ta phải có thái độ
cởi mở, thân thiện với mọi người.
Trong bài: " Lý tưởng sống của thanh niên" - GDCD 9. Giáo viên có thể
rèn cho học sinh kỹ năng nhận thức về lý tưởng sống đúng đắn? Giáo viên có
thể nêu câu hỏi để học sinh liên hệ thực tế về lý tưởng sống của một bộ phận học
sinh hiện nay.
Câu hỏi: Em nhận xét như thế nào về lý tưởng sống của thanh niên học
sinh hiện nay?
- Yêu cầu: Trên thực tế hiện nay, bên cạnh những bạn học sinh biết vượt lên
số phận, đạt được những thành tích cao trong học tập và rèn luyện thì vẫn còn
một số bạn thiếu lý tưởng sống đúng đắn như: Có điều kiện học tập nhưng lại
không chịu học hành mà chơi bời, lêu lổng, đua đòi, đàn đúm, ăn chơi sa đoạ?
Câu hỏi: Theo em, tương lai những học sinh đó sẽ ra sao?
- Họ sẽ gây ra những hậu quả gì cho xã hội?
- Vậy theo em, lý tưởng sống đúng đắn là gì?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên có thể kết luận: Lý tưởng sống đúng đắn
là lý tưởng sống phù hợp với lý tưởng chung của dân tộc, phấn đấu trở thành
công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Việc giáo viên đưa ra tình huống, các mâu thuẫn, các trò chơi giúp giảm
lối học thụ động, sách vở, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế,
khuyến khích học sinh tích cực xem xét, thảo luận về một tình huống, một câu
chuyện, nhân vật có thật trong thực tế. Với những tình huống giáo viên đưa ra,
học sinh tiếp nhận lý thuyết bằng cách giải quyết những vấn đề thực tế. Từ đó
tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, kiên định khi tiếp cận tình huống dưới
nhiều gốc độ, tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho vấn đề, kĩ năng
đnáh giá các giải pháp đã lựa chọn. Phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tinh
thần tập thể, tính trách nhiệm và tự khẳng định mình của học sinh. Nâng cao
lòng tin vào khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai.
Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống và hướng đến người học, một mặt đáp
ứng nhu cầu của người học ra những năng lực để đáp ứng trước những thử thách
của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác
việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào bộ môn thông qua những phương pháp
hướng đến học sinh, phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai
trò chủ động, tự giác của học sinh sẽ có những tác động tích cực đến mối quan
hệ giữa thầy, cô giáo và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Đồng thời học sinh
sẽ cảm thấy mình đwocj tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc
sống của bản thân, học sinh sẽ thích thú và tích cực học tập hơn. Trên cơ sở đó
chất lượng giáo dục cũng được nâng lên.
Để việc tham gia rèn luyện kĩ năng sống của học sinh được hiệu quả, cần
hội tụ 4 yếu tố cơ bản: Bản thân các em, gia đình, nhà trường và xã hội. Học
sinh cần có sự cố gắng và hợp tác với thầy, cô giáo trong quá trình học tập. Gia
đình phải thương yêu, định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện nhưng không bắt ép các
em, cha mẹ cần dành nhiều thời gian lắng nghe con mình hơn. Gia đình động
viên giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù
hợp. gia đình phải là nơi xây dựng cho các em thái độ yêu thích môn học, không
coi nhẹ môn học. Chính