TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG & ĐÔ THỊ
BỘ MÔN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
BÀI TẬP 2
MỘT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Phụ lục
Mở
đầu………………………………………………………………………1
Mở đầu
Trong quá trình phát triển đô thị nói chung và phát triển thành phố Hà Nội
nói riêng, công tác quản lý đô thị đóng một vai trò rất quan trọng. Công tác
quản lý đô thị phát huy được hết hiệu quả thì đô thị mới có thể phát triển bền
vững.
Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều nguyên nhân mà các cơ quan có thẩm quyền
có thể đưa ra những quyết định không phù hợp dẫn đến những sai sót khi thực
hiện. Từ đó làm phát sinh khiếu kiện của dân, làm giảm uy tín của các cơ quan,
cấp chính quyền có liên quan và thiệt thòi cho người đầu tư.
Để làm rõ vấn đề trên, nhóm chúng tôi - với tư cách là nhà quản lý đô thị - xin
đưa ra một số phân tích về vụ việc “Một công trình xây dựng tại phường Thanh
Xuân bắc”. Trong bản phân tích này chúng tôi xin nêu ra nguyên nhân và hậu
quả của những sai sót, trách nhiệm của các nhà quản lý về vụ việc trên và đề ra
phương án giải quyết phù hợp.
Nội dung báo cáo của chúng tôi gồm 4 phần:
Phần I- lý luận chung về quy hoạch và quản lý quy hoạch
6
Phần II- đánh giá quy hoạch và quản lý quy hoạch “một công trình tại
phường Thanh Xuân Bắc”
Phần III- Nguyên nhân và hậu quả
Phần IV- Giải pháp và bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý
5
CHƯƠNG 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ
QUY HOẠCH
I. Một số khái niệm
1. Quy hoạch là gì?
Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực, xác định chức năng của từng
không gian nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập
môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
2. Các loại quy hoạch
Quy hoạch ở Việt Nam là một hệ thống đa ngành, nhiều cấp, với vai trò và vị
trí khác nhau, bao gồm:
(1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội áp dụng cho quy hoạch phát
triển các vùng, lãnh thổ, cũng như quy hoạch các ngành và các sản phẩm chủ
yếu. Đây được coi là quy hoạch gốc, quy hoạch chủ cho các quy hoạch khác.
(2) Quy hoạch xây dựng gồm: quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch đô thị;
điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng các chuyên ngành, như: giao
thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, thoát nước thải, vệ sinh môi
trường của các đô thị lớn.
(3) Quy hoạch sử dụng đất đai là một loại quy hoạch quan trọng được áp dụng
trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến nay, loại quy hoạch này mới chỉ làm được nhiệm
vụ cân đối nhu cầu, phục vụ cho công tác địa chính, nên dù được lập công phu
cho 4 cấp, nhưng hiệu quả mang lại rất thấp và luôn luôn bị thực tế “bỏ rơi”.
Quy hoạch này chỉ được mọi người nhớ đến do có được một cơ sở pháp luật
khá vững chắc, Luật Đất đai.
II. Quản lý lập và xét duyệt quy hoạch đô thị
1. Ý nghĩa và căn cứ pháp lý để quản lý lập và xét duyệt quy hoạch đô
thị
• Ý nghĩa: Ý nghĩa công tác lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị là
yêu cầu thực tế khách quan. Việc lập quy hoạch xây dựng đô thị là bắt buộc đối
với các đô thị.
• Căn cứ pháp lý
- Luât Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
6
- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Luật của QH nước CHXHCNVN số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 12
năm 2003 về tổ chức HĐND và UBND
- NĐ của Chính phủ số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
- NĐ của CP số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị
và cấp quản lý đô thị
- NĐ của CP số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng
2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước quản lý quy hoạch
- Chính Phủ: là cơ quan quản lý tập trung, thống nhất mọi hoạt động trên
lĩnh vực phát triển đô thị nói chung và quản lý quy hoạch nói riêng trên phạm vi
cả nước.
CP là cơ quan chỉ đạo phối hợp.
Vai trò của chính phủ: (1) Xác lập hành lang pháp lý cho các địa phương và các
chủ thể hoạt động. (2) đảm bảo việc thực hiện các quy định đã được đề ra và
đảm bảo trật tự trong phát triển đô thị. (3) điều hòa, phối hợp giữa các thành
phần kinh tế, tầng lớp xã hội để tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội bằng pháp
luật.
- Bộ Xây dựng: là cơ quan của Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý
Nhà nước về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị trong cả nước. Bộ
xây dựng lập và trình Chính phủ phương hướng chiến lược và biện pháp lớn về
xây dựng nhà, quy hoạch tổng thể đô thị loại 1, 2; chỉ đạo hướng dẫn sau khi
Chính phủ phê duyệt. Bộ xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về nhà và các
loại công thự thuộc sở hữu của Nhà nước.
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ chịu trách nhiệm quản lý quy
hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn mình quản lý.
- Sở Quy hoạch: lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố, cung cấp
các dịch vụ về thủ tục hành chính: cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp phép xây dựng
- Sở Địa chính: cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ ở địa phương, chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Địa chính.
- UBND quận/ huyện: cung cấp các dịch vụ thủ tục. Việc sang tên, chuyển
nhượng nhà đất (BĐS) liên quan đến nhiều cơ quan cung cấp thủ tục hành
chính.
5
- UBND phường: tham gia vào công tác cung cấp các dịch vụ như đăng kí
tại địa phương, chứng nhận về nguồn gốc đất, chứng nhận về đất không tranh
chấp, trích lục hồ sơ địa chính, nộp và xác nhận thủ tục chuyển nhượng nhà đất.
- Văn phòng Kiến trúc sư trưởng: Lập kế hoạch và tổ chức nghiên cứu,
thẩm tra, trình duyệt đồ án quy hoạch, thực hiện quản lý xây dựng theo quy
hoạch; Quản lý Nhà nước về quy hoạch - kiến trúc; Tổ chức xem xét các đồ án
về kiến trúc, cấp giấy phép xây dựng; Thanh tra xây dựng; Thẩm tra cấp giấy
phép sử dụng đất cho các loại công trình xây dựng.
III. Quản lý quá trình thực hiện
1. Tổ chức thực hiện
* Công bố công khai quy hoạch đô thị
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, đồ án quy hoạch đô
thị phải được công bố công khai bằng các hình thức sau đây:
Trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý
nhà nước các cấp có liên quan về quy hoạch đô thị, trung tâm triển lãm và thông
tin về quy hoạch đô thị và tại khu vực được lập quy hoạch;
Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
In thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi.
- Nội dung công bố công khai gồm các nội dung cơ bản của đồ án và Quy
định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được ban hành, trừ
những nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
- Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình
hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt để cơ quan
có thẩm quyền công bố công khai kịp thời cho các tổ chức, cá nhân biết và giám
sát thực hiện.
* Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch đô thị
- Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn công bố công khai đồ án quy
hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn do mình quản lý.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương;,
Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm công bố
công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu
vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
* Cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị
- Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp có trách nhiệm cung cấp thông
tin về quy hoạch đô thị đã được phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu
cầu.
6
- Việc cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị được thực hiện dưới các hình
thức giải thích trực tiếp, qua phương tiện thông tin đại chúng và cấp chứng chỉ
quy hoạch.
- Các thông tin được cung cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị, thiết
kế đô thị đã được phê duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế
đô thị đã được ban hành.
- Cơ quan cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị chịu trách nhiệm về tính
chính xác của các tài liệu, số liệu do mình cung cấp.
* Cấp chứng chỉ quy hoạch
- Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp căn cứ vào đồ án quy hoạch đô
thị được duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị
đã được ban hành để cấp chứng chỉ quy hoạch cho tổ chức, cá nhân khi có yêu
cầu.
- Nội dung của chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về ranh giới của
lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng,
mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao
tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác.
- Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ quy hoạch theo thời hạn hiệu lực của đồ án
quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
* Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị
- Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị gồm cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ
giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới khu vực cấm xây dựng ngoài thực địa
theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
- Sau khi đồ án quy hoạch đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy
ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị đã được
phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới không quá 30 ngày,
kể từ ngày đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt;
Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã
được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong
thời hạn 45 ngày, kể từ ngày hồ sơ cắm mốc giới được phê duyệt.
- Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện.
- Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã
được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho
tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
- Khi quy hoạch đô thị được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo
quy hoạch đã được điều chỉnh.
5
- Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, dễ nhận biết, an toàn cho người,
phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm
mốc.
- Bộ Xây dựng quy định cụ thể việc cắm mốc và quản lý mốc giới theo quy
hoạch đô thị.
2. Các biện pháp quản lý quy hoạch đô thị
- Các biện pháp hành chính
+ Các biện pháp tiền kiểm: cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp giấp phép xây dựng
Cấp chứng chỉ quy hoạch: giấy phép quy hoạch hay chứng chỉ quy hoạch là một
loại chứng thư pháp lý của Nhà nước chấp thuận rằng một dự án xây dựng đã
phù hợp với các yêu cầu về mặt quy hoạch, tuân thủ các chỉ đạo quy hoạch cấp
trên đang có hiệu lực tại địa bàn, do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Cấp giấy phép xây dựng: giấp phép xây dựng là một chứng thư pháp lý của Nhà
nước chấp thuận một công trình (dự án) xây dựng đã đáp ứng đủ điều kiện về
mặt kiến trúc, xây dựng kết cấu hạ tầng, an toàn…theo luật định và được phép
khởi công xây dựng.
+ Các biện pháp hậu kiểm: thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm
Định kỳ - kiểm tra bắt buộc: thông thường, mỗi công trình xây dựng có giấy
phép sẽ có thể có hai cuộc kiểm tra định kỳ khi khởi công và khi đang xây
dựng.
Không định kỳ: khi có hành vi phạm bị tố cáo, hay khiếu nại. Những kiểm tra
như vậy là biện pháp đảm bảo việc thực hiện và thực hiện đúng các quy định
pháp luật xây dựng.
- Các biện pháp kinh tế
+ lệ phí cấp quyền phát triển: lệ phí do các nhà phát triển bất động sản trả để bù
đắp cho chính quyền địa phương về gánh nặng tài chính của việc phát triển các
công trình hạ tầng hiện có. Lệ phí thường được đánh giá khi chính quyền địa
phương cấp giấy phép xây dựng.
+ Đổi đất lấy hạ tầng: là biện pháp hạ tầng gián tiếp bao gồm việc cấp đất của
Nhà nước cho một nhà phát triển vì mục đích phát triển hạ tầng. Nhà phát triển
xây dựng hạ tầng theo yêu cầu như một điều kiện để nhận được quyền phát
triển các lô đất nhất định (có thể liền kề hoặc ở một khu vực nhất định)
+ Ưu đãi thuế và bảo đảm vay: chính quyền đô thị áp dụng mức thuế ưu đãi và
đảm bảo vay vốn đối với các khoản vay có liên quan tới dự án được dung để
khuyến khích đầu tư trong hạ tầng công cộng
+ Tái phân lô đất: là một biện pháp tài chính- hành chính. Nhà nước hỗ trợ các
nhà đầu tư hoặc cộng đồng chia lại ranh giới thửa đất, hiến một số miếng đất có
6
giá trị cho chỉ giới đường hay để bán thu tiền công và dùng tiền đó tài trợ cho
các chi phí trước mắt của xây dựng hạ tầng. Giá trị gia tăng cho các lô đất
thường lớn hơn là chi phí tái phân lô và diện tích mất đất cộng lại.
CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH
“MỘT CÔNG TRÌNH TẠI PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC”
I. Mô tả tình huống
Năm 1979, Chính phủ giao cho Bộ xây dựng thực hiện quy hoạch, thiết kế và
thi công dự án khu nhà nhiều tầng tập trung tại Thanh Xuân, bao gồm khu
Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam. Đến nay, tuy chưa hoàn chỉnh toàn bộ
nhưng khu nhà đã được đưa vào sử dụng hàng chục năm. Bộ xây dựng đã duyệt
đề án điều chỉnh quy hoạch khu Bắc và Nam Thanh Xuân, UBND thành phố Hà
Nội cũng ghi duyệt lại quyết định số 1273/CV-UB, tuy nhiên mấy năm sau đề
án quy hoạch bổ sung điều chỉnh này mới được Chính phủ chấp nhận.
Cũng vào thời điểm này Trung tâm Y tế Bộ Xây dựng đã có công văn xin Bộ
Xây dựng và UBND thành phố cho phép sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ
khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựngcăn hộ cho cán bộ công nhân viên. Bộ xây
dựng, UBND thành phố Hà Nộivà Văn phòng Kiến trúc sư trưởng đã cho phép.
Tuy nhiên,Trung tâm y tế đã khởi công xây dựng nhà B5pkhông đúng với phê
duyệt ban đầu, đồng thời không có giấy tờ hợp lệ và đã bị nhân dân trong khu
vực phản đối, khiếu nại. Cơ quan quản lý thành phốcũng như chính quyền lại
giải quyết không rõ ràng, thiếu minh bạch khiến cho sự việc kéo dài, đến nay
công trình vẫn đang dở dang, hồ sơ vụ việc vẫn còn đang được các nhà chức
trách nghiên cứu.
II. Phân tích những sai phạm trong quản lý quy hoạch và xây dựng
1. Bộ Xây Dựng
- Bộ xây dựng đã nhận công văn xin sử dụng đất xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân
để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Trung tâm y tế.Đất ở phường
Thanh Xuân Bắc không thuộc phạm vi quản lý của bộ Xây Dựng nên bộ Xây
Dựng nhận công văn trên là điều hoàn toàn vô lý.
- Bộ xây dựng phải là cơ quan gương mẫu thực hiện tốt trật tự về xây dựng cần
phải giải thích cho trung tâm y tế hiểu rằng trung tâm không được phép xin đất
xây nhà ở cho cán bộ công nhân viên,thế nhưng bộ xây dựng lại dung túng cho
hành vi sai phạm của cơ quan trực thuộc mình.
2/11/1991 Bộ Xây Dựng đã có công văn số 475/BXD/KH-UN do thứ trưởng
Nguyễn Mạnh Kiểm ký với nội dung đồng ý cho Trung tâm y tế được đầu tư
xây dựng 8 căn hộ nhà ở 2 tầng cho cán bộ công nhân viên của trung tâm bằng
5
nguồn vốn tự có trong quy hoạch xây xen kẽ tại nhóm nhà B ( khu phụ B5,B8 )
thuộc tiểu khu B5,B8 khu vực Thanh Xuân Bắc => Bộ Xây Dựng đã vượt quá
quyền hạn quy định của mình cho phép Trung tâm y tế xây dựng nhà ở cho
công nhân viên trong khi chưa có quyết định phê duyệt xây dựng bổ xung của
Chính Phủ.
- 20/7/1992 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 130/BXD/KH-UN phê duyệt luận
chứng kinh tế kĩ thuật công trình nhà ở 2 tầng cho 13 căn hộ của Trung tâm y tế
trong khi Chính phủ chưa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, sự không trùng khớp
trong nội dung công văn số 475/BXD/KH-UN và quyết định số 130/BXD/KH-
UN của Bộ Xây Dựng,cho thấy sự dung túng quan liêu của bộ trong vụ việc
này.
2. Trung tâm y tế
- Có những yêu cầu không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế,xã hội lúc bấy giờ của
nước ta ( xin xây dựng nhà cho hơn 20 cán bộ công nhân viên )
- Nộp công văn số 210/BXD-TCLĐ cho Bộ Xây Dựng xin được sử dụng diện
tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân… là sai và không đúng trình tự
( phải nộp cho Sở Quy Hoạch và Sở Địa Chính )
- Xây dựng khu nhà B5p sai với giấy phép được văn phòng kiến trúc sư trưởng
cấp
- Mặc dù công trình xây dựng đã bị đình chỉ 3 lần nhưng trung tâm y tế vẫn cố
tình tiến hành xây dựng. Sau hơn hai năm đầu tư (Trung tâm y tế) đã cố tình
không thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng công trình trong đô thị
mà vẫn giữ các thủ tục cũ đã không còn giá trị pháp lý thực hiện hành vi là một
hành vi vi phạm pháp luật.
3. Sở Quy hoạch và sở địa chính
Sở Quy hoạch: chịu trách nhiệm quản lý, lập quy hoạch trên địa bàn thành phố.
Thông qua việc cấp giấy phép quy hoạch cho Trung tâm Y tế, đơn vị này đã
trực tiếp phá vỡ quy hoạch quận Thanh Xuân.
Sở Địa chính: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung tâm Y tế khi
chưa có điều chỉnh quy hoạch. Điều này thể hiện sự thiếu trách nhiệm của đơn
vị này trong công tác quản lý sử dụng đất. Bên cạnh đó, trước nhiều thông tin
trái chiều của dư luận xã hội, Sở Địa chính đã không có những phản ứng nhằm
giải quyết kịp thời.
4. UBND TP Hà Nội,UBND phường Thanh Xuân và các cơ quan cấp dưới
- UBND thành phố Hà Nội đã giao đất xây dựng cho Trung Tâm y tế mà không
xem xét kiểm tra kĩ các loại giấy tờ có lien quan,Trung tâm y tế có sai phạm
cũng không hề hay biết
3/10/1992 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2322 QĐ/UB về việc giao
460 m2 đất tại khu vực B5,B8 theo quy hoạch tiểu khu Thanh Xuân Bắc cho
6
trung tâm y tế Bộ Xây Dựng nhưng đến ngày 29/8/1994 Chính Phủ mới chấp
thuận phê duyệt quy hoạch bổ xung
- Sau khi trung tâm y tế tiếp tục sai phạm,UBND cũng không sát sao trong việc
kiểm tra giám sát và không đưa ra biện pháp xử lý kịp thời
- Các quyết định của UBND thành phố không nhất quán với nhau
- UBND phường,phòng quản lý đô thị,Đội quản lý trật tự xây dựng đã không
triển khai ngay thông báo số 56 TB- UBĐĐ => tắc trách không giải quyết triệt
để vụ việc nên để cho Trung tâm y tế có thể lợi dụng sơ hở và cố tình thi công
trái phép.
- Đây là công trình xây dựng xen kẽ trong khu vực nhà cao tầng thời gian khởi
công vào ngày 12/1/1993, nhưng trước đó ngày 31/12/92 Chủ tịch UBND
Thành phố đã có chỉ thị số 63/CT việc tạm dừng xây xen kẽ các khu tập thể cao
tầng, mà vẫn không xin giấy phép xây dựng là không tuân theo pháp luật.
5. Văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố
- Khi cấp giấy phép xây dựng Kiến truc sư trưởng Thành phố đã xác định vị trí
mặt bằng công trình không đúng với quy hoạch đã được duyệt. Và khi có sự
chyển dịch mà không báo cáo cụ thể với cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết
định là một sai sót lớn
Chính quyền cơ sở thiếu sự kiểm tra, kiểm soát các thủ tục hợp pháp cho việc
triển khai công trình, vì thế đã cho phép khởi công. Bốn vấn đề sai sót trên đây
vi phạm điều 20, 25 Điều lệ quản lý xây dựng tại Hà Nội ban hành kèm theo
quyết định số 106/QDĐT 20/6/1992 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
- Ngay từ đầu, cơ quan quản lý về trật tự xây dựng đã có những sai sót, không
làm hết trách nhiệm của mình. Là cơ quan quản lý về mặt chuyên ngành giúp
chính quyền thực hiện chức năng này mà Kiến trúc sư trưởng Thành phố đã vi
phạm điều cấm do chính mình đưa ra trong quy chế trật tự xây dựng.
- đáng lẽ Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố phải ra quyết định thu hồi
giấy phép và báo cho chủ đầu tư phải trình việc điều chỉnh diện tích đất và điều
chỉnh vị trí công trình tới cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng thực tế thì lại
không làm như vậy, đó là một thiếu sót thể hiện không làm đúng trách nhiệm
- Ngày 13/4/95 nhân dân ở khu B (B4, B5, B6 ) đã có đơn khiếu kiện, Kiến trúc
sư trưởng đã cho thành lập đoàn kiểm tra kết quả thông báo tại công văn số
19/TTr ngày 26/4/95 thấy rằng kết luận của Thanh tra Kiến trúc sư trưởng thiếu
khách quan, chưa nói đúng sự thực vì bản thân kiến trúc sư trưởng Thành phố
cũng có sai sót và chịu trách nhiệm trong vụ việc này, đây là biểu hiện lẩn tránh
việc chịu trách nhiệm trước việc làm sai sót
6. Chính Phủ
5
- Không nhất quán về chủ trương, quá trình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch: lẽ
ra Chính phủ không nên phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch bổ sung mà phải
yêu cầu dỡ bỏ công trình này đi.
- Chậm trễ trong tiến hành xây dựng công trình công cộng
- Mặc dù đã có kiến nghị của dân nhưng các cơ quan chức năng vẫn không kiểm
tra, giám sát chặt chẽ
- Chưa đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết
CHƯƠNG III - NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
I. Nguyên nhân
- Hệ thống pháp luật còn yếu kém, các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật
còn chồng chéo, chưa chặt chẽ.
- Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả dẫn đến việc
cấp dưới không chủ động giải quyết công việc, bất kỳ việc gì cũng chờ ý kiến
chỉ đạo của cấp trên. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong việc giải quyết các
đơn từ, khiếu nại của người dân.
- Trình độ cán bộ còn yếu kém: Nhiều cán bộ chuyên môn giỏi nhưng phẩm
chất đạo đức kém, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức đang ngày càng
thoái hóa biến chất.
- Trình độ kinh tế - xã hội còn yếu ké: Mức sống của người dân còn thấp, mức
lương của cán bộ không chức không đủ đáp ứng nhu cầu của họ. Tình trạng
tham nhũng ngày càng gia tăng.
- Mô hình quản lý còn nhiều bất cập
II. Hậu quả
- Phá vỡ quy hoạch khu vực quận Thanh Xuân
- Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong khu nhà ở Thanh Xuân
Bắc: khói bụi, tiếng ồn, hạn chế tầm nhìn…
- Diện tích đất giành cho trồng cây xanh và sân chơi bị tận dụng làm ảnh hưởng
xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân, lãng phí tài nguyên đất, phá vỡ hệ
thống quy hoạch chung của thành phố.
- Việc thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra; quá trình xây dựng bị đỉnh chỉ trong
nhiều năm gây ra nhiều chi phí cho xã hội: tổn thất NSNN, tốn kém nguồn
lực…
- Nhu cầu nhà ở của cán bộ nhân viên trung tâm y tế không được giải quyết trong
thời gian dài.
- Gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền.
- Rối loạn trật tự an ninh xã hội, mất lòng tin của người dân vào các cấp chính
quyền.
6
CHƯƠNG 4 – GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ
I. Giải pháp
Đây là một vấn đề hết sức nan giải, các nhà quản lý khó có thể đưa ra một
hướng giải quyết nào đáp ứng được cả yêu cầu về mặt luật pháp, thỏa mãn được
cả nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của trung tâm y tế. Theo ý kiến chủ
quan, nhóm chúng tôi xin đưa ra 3 phương án giải quyết như sau:
* Phương án 1
Đề nghị Trung tâm y tế bán lại công trình cho phường và phần đất giao cho
phường sử dụng để phường hoàn thiện thành một dãy các quầy dịch vụ kinh
doanh hay cho thuê để tạo thêm nguồn thu cho phường.
- Ưu điểm:
+ Hiện tại công trình đã xây xong phần thô tầng 1, có 5 gian vị trí dọc đường và
ngay ở ngã ba đường vào tiểu khu nên việc mở các quầy dịch vụ sẽ phát triển
được từ đó tạo ra nguồn thu cho phường. Khi có nguồn thu sẽ trích ra hoàn
thiện khu vườn cây xanh ở phía sau tạo thành chỗ nghỉ ngơi.
+ Nó vẫn phù hợp với quy hoạch bổ sung vì trong đó bố trí các dãy kiot bám
theo các trục đường trong tiểu khu.
+ Tạo cho các hộ dân ở khu nhà B4, B5, B6… khi có nhu cầu tiêu dùng không
phải đi xa.
+ Tránh được việc xây dựng các lều quán trái phép trên khu đất công cộng trong
khi Nhà nước chưa làm được.
+ Tránh được việc phá dỡ gây thiệt hại về kinh tế và công sức.
+ Quan trọng là dân trong khu vực sẽ đồng tình hơn.
+ Tạo được trật tự kỉ cương mà không gây xáo trộn lớn.
- Nhược điểm:
+ Diện tích vườn cây sẽ bị giảm, giảm độ thông thoáng cho một số nhà ở tầng 1
nhà B5.
+ Có thể gây phản ứng từ phía chủ đầu tư.
+ Phải bố trí khu vực khác để tạo nơi ở cho những cán bộ của trung tâm y tế
đầu tư vào làm nhà ở này.
Để thực hiện được phương án này cần có sự trợ giúp của thành phố, tìm một nơi
khác trong quỹ nhà của thành phố để bán hoặc cho thuê đối với những hộ gia
đình đầu tư làm nhà này.
* Phương án 2: Đưa công trình về đúng quy hoạch
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt, đảm bảo quy chế xây dựng.
5
+ Tạo thêm được quỹ nhà ở, tạo thuận lợi cho một số cán bộ có nhà ở.
+ Thực thi đúng theo pháp luật nên sẽ lấy được sự ủng hộ từ phía nhân dân
đồng thời cũng cho thấy tính uy nghiêm, khách quan của pháp luật, răn đe
những trường hợp tương tự cố tình vi phạm.
+ Lấy lại uy tín của chính quyền các cấp trong lòng dân chúng, giải tỏa bức xúc
của nhân dân và lập lại trật tự trị an tại khu đó.
- Nhược điểm:
+ Cần phải khảo sát lại khu vực đất theo quy hoạch tại đầu nhà B6, nếu có bể
ngầm thì phương án không thực hiện được.
+ Phải làm lại thủ tục xây dựng toàn bộ công trình.
+ Phải phá dỡ công trình đã làm gây thiệt hại cho những cán bộ Trung tâm Y tế,
những người đã bỏ tiền ra để xây dựng dự án này.
+ Không ai dám chắc là khu đất trống đó sẽ nhanh chóng được quy hoạch và
đầu tư xây dựng thành khu vui chơi, vườn hoa hay sẽ được sử dụng với mục
đích khác.
+ Không phù hợp với chủ trương trong thông báo 160/BXD-QLN ngày
19/11/1994
Phương án này phù hợp với ý tưởng ban đầu của cơ quan quản lý đô thị thành
phố.
* Phương án 3: Giao cho công ty kinh doanh và phát triển nhà xây dựng hoàn
chỉnh tạo thành nhà ở mới trong quỹ nhà của thành phố.
- Ưu điểm:
+ Tạo thêm được một số chỗ ở mới giúp giải quyết được yêu cầu thực tế.
+ Tránh được việc phá dỡ, giảm lãng phí và thiệt hại cho các hộ góp vốn xây
dựng nhà.
+ Trong thời gian ngắn có thể hoàn thành đưa vào sử dụng, giải quyết dứt điểm
nhu cầu nhà ở.
+ Phù hợp với chủ trương về xây dựng nhà ở hiện nay.
- Nhược điểm:
+ Không đúng với quy hoạch nên phải trình duyệt điều chỉnh.
+ Giảm độ thông thoáng và giảm diện tích trồng cây xanh trong khu vực.
Lựa chọn phương án
Nên áp dụng phương án 1 vì phương án này không ảnh hưởng đến quy hoạch,
tận dụng được đất ( nâng cao hiệu quả sử dụng đất ) của vị trí tại ngã ba đường
đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách có điều kiện xây dựng khu sân vườn
phía sau vì chỉ xây dựng một tầng nên không ảnh hưởng lớn đến độ thoáng phía
sau.
6
Đối với phương án 2 thì tính khả thi rất thấp vì ở khu vực này dễ có công trình
ngầm, mặt khác diện tích lại nhỏ, phải làm lại các thủ tục rất rườm rà, mất thời
gian.
Đối với phương án 3 thì không đúng với quy hoạch được duyệt, nếu thực hiện
thì phải trình duyệt lại quy hoạch rất phức tạp vì chỉ mỗi công trình nhỏ mà phải
duyệt lại quy hoạch toàn bộ tiểu khu đồng thời để duyệt lại sẽ mất rất nhiều thời
gian và thủ tục.
Qua phân tích trên đi đến việc chọn phương án 1 song cần có kế hoạch tạo
cho số hộ có nhu cầu về nhà ở tham gia đầu tư xây dựng công trình này một chỗ
hợp lý bằng cách bán hoặc cho thuê trong quỹ nhà ở của thành phố để họ yên
tâm công tác.
II. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý
- Thực hiện đúng quy trình: Sở xây dựng, Bộ xây dựng tờ trình đề nghị ->
Chính phủ phê duyệt quy hoạch bổ sung -> Trung tâm Y tế ( chủ đầu tư ) làm
đơn xin -> Thành phố cấp quyền sử dụng đất -> Trung tâm Y tế thuê tư vấn làm
luận chứng -> Sở xây dựng cấp phép, UBND giám sát đồng thời tất cả các cơ
quan phải thực hiện đúng chức năng của mình
- Cần có biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền,
chấp hành triệt để các nguyên tắc hoạt động trong quản lý hành chính Nhà
nước.
- Đề cao nguyên tắc tuân thủ pháp luật, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, chỉ
đạo, xử lý kịp thời tình thế, lựa chọn thông tin chính xác nhằm đưa ra quyết
định đúng đắn, kịp thời.
- Xử lý kịp thời, chính xác, hợp tình, hợp lý các tình huống, tránh hậu quả xấu
có thể xảy ra.
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân, kiểm tra lại những thông tin từ cấp
tham mưu, từ nhân dân phản ánh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng tinh thần pháp
lệnh thanh tra 29/3/1990; Điều lệ quản lý quy hoạch kèm theo Nghị định số 91-
CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ nhằm đưa công tác xây dựng đô thị vào kỉ
cương, tạo niềm tin cho nhân dân.
- Chính phủ phải cương quyết, nhất quán với chủ trương của mình ngay từ đầu,
không được thay đổi.
- UBND thành phố phải kiên quyết thực hiện Luật Đất đai, thực hiện đúng quy
trình thủ tục hành chính.
- Các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương phải tôn trọng pháp luật
và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, khi có các sự việc xảy ra, cần
phải giải quyết một cách kiên quyết, dứt điểm.
5
6