Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

một công trình xây dựng tại phường thanh xuân bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.57 KB, 20 trang )

Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

Bài tập tình huống 2
“MỘT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI PHƯỜNG
THANH XUÂN BẮC”
1. Tóm tắt lại tình huống
Thực hiện chủ trương tạo nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức Nhà
nước của Đảng và Nhà nước, từ cuối những năm 1970 đầu 1980, Nhà nước ta đã
cho xây dựng các khu nhà nhiều tầng tập trung, trong đó có khu nhà ở Thanh
Xuân. Đây là khu nhà ở được xây dựng từ năm 1979 bao gồm khu Thanh Xuân
Bắc và Thanh Xuân Nam. Chính Phủ đã xác định đây là công trình trọng điểm
cấp Nhà nước và đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì về quy hoạch, thiết kế và thi
công.
Mặc dù đến nay chưa hoàn chỉnh toàn bộ nhưng nhờ xây dựng cuốn chiếu
nên có nhiều khu vực đã được đưa vào sử dụng hàng chục năm nay. Tuy vậy,
nhiều khu vực sân chơi và trồng cây xanh vẫn chưa được xây dựng, nên vẫn còn
các khoảng đất trống.
Đến ngày 25/9/1990 Bộ Xây dựng đã có công văn 770/KHNN yêu cầu
điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch khu Bắc và Nam Thanh Xuân với nội dung bổ
sung thêm một số công trình ở các khu chưa xây dựng, bố trí thêm một số công
trình cửa hàng kiốt một tầng bám dọc theo các trục đường và xây dựng xen kẽ
một số nhà ở hai tầng cạnh các nhà ở cao tầng đang được sử dụng.Và đến ngày
29/8/1994 chính phủ mới chấp nhận quy hoạch bổ sung này tại văn bản số
47888KTN.
Ngày 5/10/1991 Trung tâm y tế Bộ Xây dựng đã có công văn 210/TTYT-
TCHC đề nghị Bộ Xây dựng cho Trung tâm y tế được sử dụng diện tích đất xây
dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựng 15 căn hộ cho các gia đình cán
bộ công nhân viên Trung tâm y tế thuộc Bộ Xây dựng.
Ngày 2/11/1991, Bộ Xây dựng đã có công văn số 475/BXD/KH-UN do
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm ký với nội dung đồng ý cho Trung tâm y tế
1


Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

được đầu tư xây dựng 8 căn hộ nhà ở 2 tầng cho cán bộ công nhân viên của
trung tâm bằng nguồn vốn tự có trong quy hoạch xây xen kẽ tại nhóm B (khu
phụ B5, B8) thuộc tiểu khu B5, B8 tiểu khu Thanh Xuân Bắc.
Ngày 3/10/1992, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 2322
QĐ/UB về việc: giao 460m2 đất cho Trung tâm y tế xây dựng với yêu cầu: phải
liên hệ với Sở Xây dựng để đo đạc bản đồ tỉ lệ 1/500, xác định ranh giới ô đất,
cắm mốc, cấp trích lục bản đồ…
Sau khi có quyết định cấp đất, Trung tâm y tế đã được cấp giấy phép xây
dựng số 04-10-1992 ngày 7/10/1992 của Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành
phố.
Ngày 12/1/1993, Trung tâm y tế đã khởi công xây dựng nhà B5p khác với
bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Trong khi đó trung tâm cũng chưa có giấy
hợp lệ, không có chỉ giới xây dựng tờ… Nên đã có sự phản đối từ phía người
dân xung quanh và có sự can thiệp của chính quyền. Mặc dù bị đình chỉ thi
công, nhưng Trung tâm y tế vẫn tiếp tục xây dựng gây bất bình trong lòng dân
chúng. Đồng thời các cấp chính quyền và Bộ Xây dựng đã giải quyết chưa rõ
ràng, thiếu sự minh bạch, còn nhiều khúc mắc nên cho đên nay sự việc vẫn chưa
được giải quyết xong, công trình thi công dang dở như một nghịch cảnh đang
thách thức các cấp chính quyền. Hồ sơ vụ việc đang được các nhà chức trách
nghiên cưú tìm phương án khả thi.
2. Quyền hạn và chức năng của các cấp trình quyền liên quan
2.1. Chính Phủ
2.1.1 Chức năng chung của Chính phủ
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ có chức
năng và quyền hạn sau:
2

Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan
thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống
thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn,
kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp
trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo
luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước;
- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và
lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;
- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban
thường vụ Quốc hội;
- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực
hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu
quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và
công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà
nước;
- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của
mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;
- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo
đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang
nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện
pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác
thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà
nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia,
phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các

điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
3
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt
Nam ở nước ngoài;
- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong
khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó
hoạt động có hiệu quả.
2.1.2. Chức năng của Chính phủ trong quản lý quy hoạch và xây
dựng
- Thứ nhất, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai và xây
dựng. Cụ thể là:
+ Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung
Ương điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất.
+ Chính phủ chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính thống nhất trên
phạm vi cả nước.
- Thứ hai, Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của Uỷ ban nhân dân
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
2.2 Ủy ban nhân dân Thành phố
Ủy ban nhân dân Thành phố là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân và là cơ quan hành chính Nhà nước ở Thành phố, chịu trách nhiệm chấp
hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ và các Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân Thành phố.
Trong lĩnh vực quản lý và xây dựng quy hoạch Ủy ban nhân dân thành
phố có chức năng :

4
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

- UBND Thành phố quyết định giao đất để sử dụng vào mục đích không
phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp;
- Chỉ đạo cơ quan quản lý đất đai trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới
quản lý theo dõi sự biến động về diện tích, loại đất, người sử dụng đất…, kịp
thời chỉnh lý các tài liệu về đất đai cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất ở địa
phương mình.
2.3. Bộ Xây dựng
Bộ xây dựng có chức năng:
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công
trình xây dựng theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
quan trọng, các công trình trọng điểm quốc gia theo quy định của Chính phủ;
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng
quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phân
công;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây
dựng công trình theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân Thành phố xây dựng các chương
trình phát triển nhà ở địa phương, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển
nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng
giai đoạn.
2.4. Sở Địa chính
Chức năng, nhiệm vụ của Sở Địa chính như sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Thành phố trình
UBND Tỉnh báo cáo Chính phủ phê duyệt;
5
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”


- Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các cấp, các
ngành, các đơn vị đóng trên địa bàn Tỉnh trình UBND Tỉnh xét duyệt. Việc giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố;
- Hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành, các tổ chức và công dân thực
hiện việc quản lý, sử dụng đất đai và đo đạc bản đồ theo luật pháp quy định;
- Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản
lý, sử dụng đất đai và đo đạc bản đồ. Giải quyết theo thẩm quyền tranh chấp
khiếu nại, tố cáo việc vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai;
- Đối với các quyết định của các cấp, các ngành trái với các văn bản pháp
luật của Nhà nước và UBND Tỉnh về quản lý đất đai thì Giám đốc Sở Địa chính
có quyền kiến nghị với các cấp, các ngành đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bãi
bỏ, nếu cơ quan được kiến nghị không nhất trí thì báo cáo UBND Thành phố
xem xét giải quyết.
3. Những sai phạm trong quá trình quản lý quy hoạch và xây dựng của
công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc: B5p, B8p
3.1. Những sai phạm của Trung tâm y tế
Trong quá trình xin cấp phép xây dựng và tiến hành xây dựng nhà ở cho
cán bộ công nhân viên, Trung tâm y tế thuộc Bộ Xây dựng đã gặp rất nhiều sai
phạm.
Đầu tiên là sai phạm trong khâu gửi đơn xin Bộ Xây dựng và Ủy ban
nhân dân Thành phố. Trung tâm y tế Bộ Xây dựng là một đơn vị sự nghiệp
thuộc Bộ được thành lập theo quyết định 272/BXD – TCLĐ của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng trên cơ sở chuyển Ban y tế ngành xây dựng thành Trung tâm y tế xây
dựng thuộc Bộ Xây dựng có chức năng giúp Bộ quản lý, chỉ đạo công tác y tế và
vệ sinh lao động tại các đơn vị trực thuộc Bộ và bảo vệ sức khỏe cán bộ công
nhân viên trong ngành. Trung tâm có số lượng cán bộ tại thời điểm năm 1991 là
trên 20 người. Ngày 5/10/1991, Trung tâm y tế đã có công văn số 210/TTYT –
TCHC về việc đề nghị Bộ Xây dựng được sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ
6

Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựng 15 căn hộ cho các gia đình cán bộ công
nhân viên Trung tâm y tế thuộc Bộ Xây dựng. Có thể nhận thấy rằng đây là một
điều hết sức vô lý bởi lẽ Bộ Xây dựng không có đủ quyền hạn để giải quyết vấn
đề cấp đất xây dựng như trong công văn trên đưa ra. Đáng lẽ ra Trung tâm y tế
phải gửi bản công văn này cho Sở Quy hoạch và Sở Địa chính Thành phố Hà
Nội. Mặt khác, số lượng cán bộ công nhân viên của Trung tâm y tế còn ít; trong
khi đó có nhiều trung tâm khác còn có nhu cầu về nhà ở bức thiết hơn. Nếu vậy
các trung tâm khác cũng có thể gửi đơn xin xây dựng nhà ở cho cán bộ công
nhân viên. Và tất yếu kéo theo là tình trạng quá tải về đơn đất xây dựng, làm
tăng thêm áp lực cho chính quyền Thành phố và các cơ quan chức năng liên
quan vì không thể giải quyết được tất cả các trường hợp.
Ngày 3/10/1992, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số
2322 QĐ/UB về việc: giao 460 m2 đất tại khu vực B5p và B8p theo quy hoạch
tiểu khu Thanh Xuân Bắc. Yêu cầu trung tâm y tế phải liên hệ với Sở Xây dựng
để đo đạc bản đồ tỷ lệ 1/500, xác định ranh giới khu đất, cắm mốc, cấp trích lục
bản đồ; cơ quan có trách nhiệm đóng góp với địa phương để xây dựng các hệ
thống kĩ thuật hạ tầng của khu vực…Sau khi có quyết định cấp đất, Trung tâm
đã được cấp giấy phép xây dựng số 04-10-1992 ngày 7/10/1992 của Văn phòng
Kiến trúc sư trưởng Thành Phố. Trong đó quy định Trung tâm y tế được phép
xây dựng hai nhà ở 2 tầng B5p, B8p với điều kiện:
- Trước khi khởi công phải báo cáo với chính quyền Địa phương.
- Phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật do đơn vị hoặc cá nhân có tư cách pháp
nhân thiết kế.
- Khi bắt đầu thi công phải báo cáo Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành
phố để giám sát thực hiện.
- Không làm ảnh hưởng đến các công trình, hệ thống kỹ thuật xung
quanh.
- Nếu thay đổi thiết kế phải điều chỉnh nội dung thiết kế.

7
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

- Sau 6 tháng kể từ ngày ký nếu không khởi công, giấy phép mặc nhiên
không còn giá trị, sau đó nếu muốn khởi công phải xin gia hạn giấy phép.
- Chủ đầu tư phải duyệt thiết kế kỹ thuật mới được thi công.
Địa điểm xây dựng là trong khu nhà ở Thanh Xuân Bắc thuộc phường
Thanh Xuân Bắc, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo thiết kế của xưởng thiết kế xây
dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội.
Nhưng Trung tâm y tế đã không hoàn thiện hết giấy tờ, hồ sơ do Ủy ban
nhân dân Thành phố yêu cầu. Và đến ngày 12/1/1993, Trung tâm y tế khởi công
xây dựng nhà B5p theo bản thiết kế của công ty xây dựng kinh doanh phát triển
nhà khác với bản vẽ thiết kế của xưởng sáng tác thiết kế xây dựng và cải tạo nhà
ở Hà Nội mà kiến trúc sư trưởng thành phố đã phê duyệt. Trung tâm y tế đã vi
phạm luật xây dựng khi xây dựng không đúng với bản thiết kế đã được Kiến
trúc sư trưởng Thành phố phê duyệt. Chính vì vậy khi đang tiến hành san ủi mặt
bằng và giác móng, xây tường bao thì bị nhân dân trong khu vực đó phản đối,
Công an phường đã đến can thiệp và đã xảy ra xô xát với Công an của địa
phương. Chủ tịch phường Thanh Xuân Bắc đã đến xem xét cụ thể và đã báo với
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa về những sai phạm của Trung tâm y
tế. Chủ tich Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Việt Cường đã ra quyết định số 08
TB – UBĐĐ ngày 13/1/1993. Tạm đình chỉ việc thi công và yêu cầu giữ nguyên
hiện trạng công trình xây dựng của Trung tâm y tế tại khu nhà B5, B6 phường
Thanh Xuân Bắc. Cùng ngày, Ủy ban nhân dân phường Thanh Xuân Bắc cũng
ra thông báo số 01 TB – UB đình chỉ việc xây dựng công trình nhà ở B5p, B8p
kể từ ngày 13/1/1993 và di chuyển vật liệu ra khỏi khu vực xây dựng. Vậy mà
sau đó hơn một năm, ngày 29/4/1994, Trung tâm y tế lại tiến hành xây dựng mà
vẫn chưa có giấy tờ hợp lệ. Có thể dễ ràng nhận thấy Trung tâm y tế đã lợi dụng
sự quản lí thiếu chặt chẽ của các cấp chính quyền để tiến hành xây dựng trái
phép. Đây là hành vi khó lòng có thể chấp nhận được.

Trước tình hình đó Ủy ban nhân dân phường đã báo cáo lên Ủy ban nhân
dân quận Đống Đa. Sau khi xem xét, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đã quyết
8
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

định đình chỉ xây dựng và cho lực lượng công an, đội quản lý trật tự xây dựng
phá dỡ phần đã xây dựng.
Sau đó ngày 10/3/1995, Trung tâm y tế cho chở vật liệu đến để chuẩn bị
cho xây dựng công trình. Ngoài việc công trình xây dựng của Trung tâm y tế
làm hỏng hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh; mặt khác công trình lại thiếu
các thủ tục hợp pháp nên đã bị người dân xung quanh phản đối xây dựng một
cách dữ dội. Đáng lẽ ra Trung tâm y tế phải hoàn thiện hết các hồ sơ thủ tục rồi
mới được xây dựng thế nhưng Trung tâm y tế lại bất chấp mọi sự phản đối và
cấp tập cho xây dựng công trình.
Tối ngày 20/3/1995, Đảng ủy phường Thanh Xuân Bắc đã triệu tập cuộc
họp mở rộng để xem xét lại việc xây dựng của Trung tâm y tế mà không có giấy
phép, yêu cầu Trung tâm phải xuất trình giấy tờ hợp lệ về xây dựng. Sau đó
ngày 21/3/1995, Thanh tra nhận được các giấy tờ về thủ tục xây dựng song thấy
các giấy tờ đó đều đã quá hạn nên ngày 28/3/1995 Thanh tra nhân dân phường
đã có văn bản số 07/TTKN kiến nghị nên Ủy ban nhân dân quận Đống Đa,
Thanh tra quận, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Thanh tra Bộ Xây dựng
với kiến nghị: Đình chỉ và dỡ bỏ công trình đang xây dựng dở dang, truy cứu
trách nhiệm đối với chủ đầu tư đã 3 lần có hành vi phạm pháp…. Sau khi có
kiến nghị trên Ủy ban nhân dân quận đã tiến hành kiểm tra và xét thấy việc tiếp
tục xây dựng là sai phạm nên ra thông báo số 56 TB – UBĐĐ ngày 4/4/1995 để
yêu cầu Trung tâm y tế tạm thời dừng xây dựng. Thế nhưng Trung tâm y tế vẫn
cố tình cấp tập thi công ngày đêm để đến tối 9/4/1995 đã đổ xong mái tầng 1 và
sau đó vẫn tiếp tục thi công với số lượng người ít hơn cho đến ngày 2/5/1995
mới rút hết. Ở đây Trung tâm y tế đã lợi dụng sự thiếu hợp tác, thiếu sát sao
trong công tác quản lý giữa các ban ngành liên quan, đồng thời cũng đã cố tình

xây dựng nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân Trung tâm y tế. Vì thế không thể để
cho Trung tâm y tế tiếp tục sai phạm khiến cho tình hình ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn. Các nhà chức năng cần có biện pháp xử lý thỏa đáng để ổn
định lại trật tự trị an trong khu vực.
9
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

Có thể tóm tắt lại những sai phạm của Trung tâm y tế trong quá
trình hoàn thành thủ tục và xây dựng như sau:
- Trung tâm y tế đã có những yêu cầu không phù hợp trong hoàn cảnh
kinh tế, xã hội lúc bấy giờ của nước ta (xin xây dựng nhà cho hơn 20 cán bộ
công nhân viên).
- Trung tâm y tế đã nộp công văn số 210/BXD – TCLĐ cho Bộ Xây dựng
xin được sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân…là sai
và không đúng trình tự ( phải nộp cho Sở Quy hoạch và Sở Địa chính).
- Trung tâm y tế đã xây dựng khu nhà B5p sai với giấp phép được Văn
phòng Kiến trúc sư trưởng cấp.
- Mặc dù công trình xây dựng đã bị đình chỉ 3 lần nhưng Trung tâm y tế
vẫn cố tình tiến hành xây dựng.
3.2. Sai phạm của các cơ quan chức năng có liên quan đến vụ việc
Trong sự việc trên không chỉ có những sai phạm của đơn vị đầu tư và thi
công mà còn có sai phạm của các cấp chính quyền liên quan. Sai phạm trước hết
phải kể đến là sai phạm của Bộ xây dựng đã nhận công văn xin sử dụng đât xen
kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của
Trung tâm y tế. Đất ở phường Thanh Xuân Bắc không thuộc phạm vi quản lý
của Bộ Xây dựng nên Bộ Xây dựng nhận công văn trên là điều hoàn toàn vô lý.
Mặt khác, Bộ Xây dựng phải là cơ quan gương mẫu thực hiện tốt trật tự về xây
dựng, cần phải giải thích cho Trung tâm y tê hiểu rằng Trung tâm y tế không
được phép xin đất xây nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Thế nhưng Bộ Xây
dựng lại dung túng cho các hành vi sai phạm của cơ quan trực thuộc của mình.

Ngày 2/11/1991, Bộ Xây dựng đã có công văn số 475/BXD/KH - UN do
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm ký với nội dung đồng ý cho Trung tâm y tế
được đầu tư xây dựng 8 căn hộ nhà ở 2 tầng cho cán bộ công nhân viên của
trung tâm bằng nguồn vốn tự có trong quy hoach xây xen kẽ tại nhóm nhà
B( khu phụ B5, B8) thuộc tiểu khu B5, B8 tiểu khu Thanh Xuân Bắc. Ở đây đã
10
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

cho thấy Bộ Xây dựng đã vượt quá quyền hạn quy định của mình cho phép
Trung tâm y tế xây dựng nhà cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời chính hành
động này đã gây ra một tình huống hết sức nực cười đó là: một công trình xây
dựng bổ sung được phép xây dựng trong khi Sở Địa chính và sở Quy hoạch
chưa hề hay biết cũng như chưa có ý kiến đồng ý cho phép xây dựng; hơn nữa
đến tận ngày 29/8/1994 Chính Phủ mới chấp thuận quy hoạch bổ sung điều
chỉnh này – có nghĩa là trong thời điểm Bộ Xây dựng cho phép Trung tâm y tế
xây dựng vẫn chưa có quyết định phê duyệt xây dựng bổ sung của Chính Phủ.
Ngày 10/5/1992, Trung tâm y tế đã làm luận chứng kinh tế kĩ thuật nhà ở
gia đình 2 tầng có 13 căn hộ, diện tích ở 533m2, diện tích sàn 1051m2. Và đến
ngày 20/7/1992, Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 130/BXD/KH - UN phê duyệt
luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình nhà ở 2 tầng của Trung tâm y tế Bộ Xây
dựng theo các nội dung như trên. Chúng ta có thể dễ ràng nhận thấy sự không
trùng khớp trong nội dung của Công văn số 475/BXD/KH - UN và quyết định số
130/BXD/KH-UN của Bộ Xây dựng. Và thêm một lần nữa lại thấy được sự
dung túng, quan niêu của Bộ Xây dựng trong vụ việc này.
Đáng lẽ các cơ quan có chức năng phải sớm phát hiện ra những sai phạm
này và phải có cách sử lý kịp thời với vụ việc cũng như các đối tượng có liên
quan nhưng do thiếu sự quản lý chặt chẽ nên ngày 3/10/1992, Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội ra quyết định số 2322 QĐ/UB về việc: giao 460m2 đất tại
khu vực B5 và B8 theo quy hoạch tiểu khu Thanh Xuân Bắc cho Trung tâm y tế
Bộ Xây dựng. Vấn đề đáng được nhắc đến ở đây đó là tại sao đến tận ngày

29/8/1994 Chính Phủ mới chấp thuận phê duyệt quy hoạch bổ sung mà ngày
3/10/1992 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã giao đất cho Trung tâm y tế?
Sau khi có quyết định cấp đất, Trung tâm y tế đã được cấp giấy phép xây
dựng số 04-10-1992 ngày 7/10/1992 của Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành
phố do Phó kiến trúc sư trưởng Thành Phố Trịnh Hồng Triển ký. Văn phòng
kiến trúc sư trưởng đã không phát hiên ra sai sót trong giấy tờ xin cấp giấy phép
xây dựng của Trung tâm y tế (sự không trùng khớp trong công văn số
11
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

475/BXD/KH - UN và luận chứng kinh tế kỹ thuật của Trung tâm y tế) nên đã
thụ lý hồ sơ cấp đất cho Trung tâm y tế.
Ngày 12/1/1993, Trung tâm y tế khởi công xây dựng nhà B5p theo bản vẽ
thiết kế của Công ty xây dựng kinh doanh phát triển nhà khác với bản vẽ thiết kế
của xưởng sáng tác thiết kế xây dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội mà Phó kiến trúc
sư trưởng thành phố đã phê duyệt. Rõ ràng Trung tâm y tế đã vi phạm luật xây
dựng khi xây dựng không đúng với bản thiết kế đã được phê duyệt.
Sau khi Trung tâm y tế cho khởi công xây dựng đã xảy ra xô xát nên Chủ
tịch phường Thanh Xuân Bắc đã đến xem xét cụ thể và đã báo với Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận Đống Đa về những sai phạm của Trung tâm y tế. Chủ tich
Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Việt Cường đã ra quyết định số 08 TB – UBĐĐ
ngày 13/1/1993. Tạm đình chỉ việc thi công và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng
công trình xây dựng của Trung tâm y tế tại khu nhà B5, B6 phường Thanh Xuân
Bắc. Cùng ngày, Ủy ban nhân dân phường Thanh Xuân Bắc cũng ra thông báo
số 01 TB – UB đình chỉ việc xây dựng công trình nhà ở B5p, B8p kể từ ngày
13/1/1993 và di chuyển vật liệu ra khỏi khu vực xây dựng. Nhưng sau khi có
quyết định đình chỉ công trình xây dựng của Trung tâm y tế ngày 13/1/1993 các
cơ quan chức năng đã không kiểm tra các hồ sơ, bản vẽ, vị trí hiện trường… để
phát hiện những sai phạm nhằm xử lý kịp thời nên đã gây ra dư luận không đồng
tình của các hộ dân xung quanh đồng thời để cho Trung tâm y tế tiếp tục sai

phạm. Ngày 29/4/1994, Trung tâm y tế lại tiến hành xây dựng mà vẫn chưa có
giấy tờ hợp lệ. Trước tình hình lộn xộn đó, Ủy ban nhân dân phường Thanh
Xuân Bắc và Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đã xem xét lại tình hình và quyết
định đình chỉ công trình xây dựng của Trung tâm y tế lần thứ 2 và cho lực lượng
Công an, Đội quản lý trật tự xây dựng phá dỡ phần đã xây dựng. Sau khi mặt
bằng được trả lại như cũ thì đã có 16 ki ốt của các hộ dân nới khác đến làm trái
phép trên mảnh đất này. Không hiểu công tác thanh tra của các cơ quan chức
năng như thế nào mà lại để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép như vậy. Phải
chăng do sự quản lý quá lỏng lẻo? Không chỉ dừng lại ở đó các quyết định của
12
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

Ủy ban nhân dân Thành phố lại không nhất quán với nhau. Cụ thể là ngày
5/10/1994 Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có chỉ thị số 48/CT - UB về việc giao
quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại những mảnh đất nhỏ không có điều
kiện xây dựng nhà cao tầng cho phép những mảnh đất xen kẽ trong khu nhà ở
cao tầng (nếu đã có quy hoạch bổ sung được phê duyệt và hồ sơ về xây dựng
hợp pháp) được tiến hành xây dựng. Vì thế ngày 20/1/1995 Uỷ ban nhân dân
Quận ra thông báo số 09/UB đồng ý để Trung tâm y tế tiếp tục xây dựng trở lại.
Sau đó ngày 10/3/1995, Trung tâm y tế cho chở vật liệu đến để chuẩn bị
cho xây dựng công trình. Ngày 19/3/1995 các hộ dân cư tại các nhà B4, B5, B6
phường Thanh Xuân Bắc đã có đơn đề nghị gửi đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và một số cơ quan hữu quan, các
đài báo với nội dung nêu nên việc xây dựng công trình của Trung tâm y tế
không đầy đủ thủ tục hợp pháp về cấp đất, cấp phép, … Tối ngày 20/3/1995,
Đảng ủy phường Thanh Xuân Bắc đã triệu tập cuộc họp mở rộng để xem xét lại
việc xây dựng của Trung tâm y tế mà không có giấy phép, yêu cầu Trung tâm
phải xuất trình giấy tờ hợp lệ về xây dựng. Sau đó ngày 21/3/1995, Thanh tra
nhận được các giấy tờ về thủ tục xây dựng song thấy các giấy tờ đó đều đã quá
hạn nên ngày 28/3/1995 Thanh tra nhân dân phường đã có văn bản số 07/TTKN

kiến nghị nên Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, Thanh tra quận, Ủy ban nhân
dân Thành phố Hà Nội, Thanh tra Bộ Xây dựng với kiến nghị: Đình chỉ và dỡ
bỏ công trình đang xây dựng dở dang, truy cứu trách nhiệm đối với chủ đầu tư
đã 3 lần có hành vi phạm pháp…. Sau khi có kiến nghị trên Ủy ban nhân dân
quận đã tiến hành kiểm tra và xét thấy việc tiếp tục xây dựng là sai phạm nên ra
thông báo số 56 TB – UBĐĐ ngày 4/4/1995 để yêu cầu Trung tâm y tế tạm thời
dừng xây dựng. Nhưng trên thực tế, Uỷ ban nhân dân phường, Phòng quản lý đô
thị, Đội quản lý trật tự xây dựng đã không triển khai ngay thông báo số 56 TB -
UBĐĐ. Có thể nói do các cơ quan chức năng đã tắc trách không giải quyết triệt
để vụ việc nên để cho Trung tâm y tế có thể lợi dụng sơ hở và cố tình thi công
trái phép. Lực lượng xây dựng công trình đã cấp tập thi công ngày đêm để đến
13
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

tối ngày 9/4/1995 đổ xong mái tầng 1 và sau đó vẫn tiếp tục thi công với số
lượng người ít hơn cho đến ngày 2/5/1995 mới rút hết. Sai phạm đã ngày càng
trở nên nghiêm trọng hơn.
15/4/1995, Đoàn kiểm tra Bộ Xây dựng kiểm tra và kết luận:
+ Trung tâm y tế đã làm đầy đủ các thủ tục xây dựng nhà ở B5p theo đúng
quy định của Nhà nước và cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội;
+ Công trình B5p không nằm trên các công trình hạ tầng, không gây ảnh
hưởng đến môi trường;
+ Đã góp phần xây dựng hạ tầng cơ sở, chấp hành các thông báo đình chỉ
thi công của Ủy ban nhân dân phường.
+ Việc thi công công trường B5p không lấn chiếm đất, xây dựng không
đúng theo bản vẽ đã được Văn phòng Kiến trúc sư trưởng duyệt.
+ Chưa có trích lục bản đồ địa chính.
Đồng thời đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố, Uỷ ban nhân dân quận
cho phép xây dựng, đề nghị Uỷ ban nhân dân quận, Uỷ ban nhân dân Thành phố
giúp đỡ xây dựng và sớm hoàn thành.

Ngày 26/4/1995, Thanh tra Kiến trúc sư trưởng Thành phố có công văn số
19/TTr gửi Trung tâm y tế Bộ Xây dựng sau khi đã có kiểm tra thực tế và xem
xét hồ sơ . Công văn nêu ý kiến việc xây dựng công trình theo quy hoạch đã
được duyệt và đầy đủ cơ sỏ pháp lý.
Ngày 23/5/1995, Đoàn kiểm tra của Bộ Xây dựng đưa ra một số kết luận
không đúng:
+ Trung tâm y tế đã góp phần xây dựng hạ tầng cơ sở, chấp hành các
thông báo đình chỉ thi công của UBND quận.
+ Việc thi công công trường B5p không lấn chiếm đất.
Ngày 3/6/1995, Thanh tra phường tổng hợp các chứng cứ chứng tỏ việc
xây dựng của Trung tâm y tế là sai và kiến nghị giải quyết tồn tại, kiến nghị
được gửi lên Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND Thành phố, quận Đống Đa, phường
Thanh Xuân và các cơ quan quản lý nói rõ sai trái: Căn cứ vào bản quy hoạch,
14
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

việc xây dựng là sai; diện tích sàn xây dựng 266m2 lớn hơn nhiều so với giấy
phép (144,66m2); giấy tờ sử dụng và giấy phép xây dựng không còn hợp pháp.
Từ những kết luận trên có thể chỉ ra những sai sót của các cơ quan chức
năng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát như sau:
- Quyết định của ban Thanh tra phường, Kiến trúc sư trưởng và Thanh tra Bộ
là hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Từ đó nhận thấy các cơ quan chức năng thiếu
sự thống nhất, kết hợp nên không nhìn nhận được toàn diện các khía cạnh của
vấn đề. Nên đã đưa ra những kết luận và kiến nghị không chính xác.
- Kết luận của Thanh tra Kiến trúc sư trưởng hoàn toàn sai khi không có ý
kiến về việc xây dựng của Trung tâm y tế khác với bản vẽ thiết kế ban đầu đã
được duyệt.
- Kết luận của Đoàn kiểm tra Bộ Xây dựng hoàn toàn thiếu tính khách quan.
- Thanh tra Kiến trúc sư trưởng và Bộ Xây dựng đã dung túng cho Trung tâm
y tế cố tình làm liều và làm sai.

Sự việc vẫn không dừng lại ở đó. Ngày 20/6/1995, Thanh tra Nhà nước có
công văn số 603/TTNN gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân Thành phố Hà Nội đề nghị kiểm tra sự việc. Ngày 31/8/1995, Bộ Xây dựng
có văn bản số 1297/BXD/VP gửi chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
về những kết luận trong quá trình kiểm tra. Tóm lại là Trung tâm y tế đã có 1 số
sai phạm trong quá trình xây dựng. Tiếp đến ngày 3/10/1995, Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội, lãnh đạo Bộ Xây dựng, các cơ quan quản lý đô thị của Hà
Nội và lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa họp, kết luận việc xây dựng
của Trung tâm y tế có 1 số sai trái. Ngày 13/11/1995, Thanh tra Sở địa chính Hà
Nội cũng có kết luận về những sai trái trong xây dựng của Trung tâm y tế. Sau
vụ việc này ta thấy:
- Chỉ đến khi có Thanh tra Nhà nước vào cuộc thì mọi sai trái của Trung tâm
y tế mới được làm rõ.
- Các cấp có thẩm quyền không làm đúng chức năng và quyền hạn của mình
trong quản lý xây dựng. Thậm chí còn thờ ơ và quan liêu.
15
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

- Ngay cả khi biết có sai trái cũng không có biện pháp xử lý thích đáng.
Nhiều lần Trung tâm y tê cố tình làm sai nhưng các bên có thẩm quyền vẫn
không nhảy vào cuộc giải quyết dứt điểm khiến công trình xây dựng của Trung
tâm y tế như một mụn nhọt nhức nhối.
Tóm tắt lại sai phạm của từng cơ quan chức năng như sau:
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân
và các cơ quan cấp dưới:
- UBND Thành phố đã giao đất xây dựng cho Trung tâm y tế mà không
xem xét kiểm tra kỹ các loại giấy tờ có liên quan. Nên dù Trung tâm y tế có sai
phạm mà UBND Thành phố cũng không hề hay biết.
- Sau khi Trung tâm y tế xây dựng và tiếp tục sai phạm, UBND Thành
phố đã không sát sao trong việc kiểm tra giám sát và đã không đưa ra được biện

pháp xử lý một cách kịp thời.
- Các quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố không nhất quán với
nhau.
- Uỷ ban nhân dân phường, Phòng quản lý đô thị, Đội quản lý trật tự xây
dựng đã không triển khai ngay thông báo số 56 TB - UBĐĐ. Có thể nói do các
cơ quan chức năng đã tắc trách không giải quyết triệt để vụ việc nên để cho
Trung tâm y tế có thể lợi dụng sơ hở và cố tình thi công trái phép.
Bộ Xây dựng:
- Dung túng cho các hành vi sai phạm của Trung tâm y tế.
- Vượt quá quyền hạn của mình trong việc cấp phép cho Trung tâm y tế
xây dựng khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên của trung tâm.
- Bộ Xây dựng quan liêu: có công văn đồng ý cho xây dựng 8 căn hộ
nhưng lại phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật cho 13 căn hộ.
16
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

- Bộ Xây dựng đã không hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, gia hạn, điều
chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng của công trình của Trung tâm y tế theo quy
định của pháp luật
Sở Quy hoạch và Sở Địa chính:
- Đã không tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai và đo đạc bản đồ của Trung tâm y tế một cách kịp
thời.
- Không vào cuộc giải quyết theo thẩm quyền tranh chấp khiếu nại, tố cáo
việc vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai giữa Trung tâm y tế với nhân dân tại
khu vực đó;
- Giám đốc Sở Địa chính đã không kiến nghị với các cấp, các ngành đình
chỉ việc thi hành, sửa đổi, bãi bỏ công trình của Trung tâm y tế.
Văn phòng Kiến truc sư trưởng Thành phố:
- Văn phòng kiến trúc sư trưởng đã không phát hiên ra sai sót trong giấy

tờ xin cấp giấy phép xây dựng của Trung tâm y tế (sự không trùng khớp trong
công văn số 475/BXD/KH - UN và luận chứng kinh tế kỹ thuật của Trung tâm y
tế) nên đã thụ lý hồ sơ cấp đất cho Trung tâm y tế.
- Khi Trung tâm y tế xây dựng khu nhà B5p khác với bản vẽ thiết kế của
xưởng sáng tác thiết kế xây dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội mà Phó kiến trúc sư
trưởng thành phố đã phê duyệt, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng đã không phát
hiện ra sai xót và xử lý kịp thời.
- Thanh tra Kiến trúc sư trưởng Thành phố có công văn số 19/TTr đã đưa
ra những nhận định và kết luận sai => Đã dung túng cho Trung tâm y tế.
4. Nguyên nhân
Để xảy ra vụ việc trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
17
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

- Do sự chậm trễ tiến hành xây dựng công trình công cộng, để đất đã được
quy hoạch trong tình trạng hoang hóa.
- Khi có điều chỉnh quy hoạch không công bố cho nhân dân biết.
- Bộ xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội đã vượt quá quyền hạn khi
cấp đất và phê duyệt cho Trung tâm y tế xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân
viên thuộc đơn vị mình tại tiểu khu Thanh Xuân Bắc.
- Bộ Xây dựng đáng lẽ phải là cơ quan gương mẫu thực hiện trật tự về
xây dựng nhưng lại dung túng cho Trung tâm y tế - cơ quan trực thuộc Bộ Xây
dựng nên Trung tâm y tế đã có nhiều sai phạm trong quá trình xin giấy phép và
xây dựng( tăng số căn hộ, tăng diện tích đất, xây sai vị trí….)
- Mặc dù đã có ý kiến của nhân dân nhưng các cơ quan chức năng đã
không kiểm tra kĩ hồ sơ, bản vẽ, vị trí hiện trường để phát hiện những sai phạm
nhằm xử lý kịp thời. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra không đưa ra kết luận chính
xác.
- Không có sự thống nhất giữa UBND các cấp, chính quyền chưa đặt lợi
ích của nhân dân lên trên hết. Chính vì thế đã không đưa ra được những giải

pháp mang tính tích cực.
5. Hậu quả
Từ những sai phạm của Trung tâm y tế và các cơ quan có chức năng trong
vụ việc trên đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, mang tính ảnh
hưởng về lâu dài:
- Việc xin đất của Trung tâm y tế có thể gây tình trạng quá tải về đơn từ
cho Thành phố.
- Đất bị sử dụng sai mục đích gây lãng phí tài nguyên đất đồng thời cũng
ảnh hưởng đến quy hoạch chung của Thành phố.
- Những công trình xây dựng dang dở không đựơc đưa vào sử dụng và
quá trình thành lập đoàn thanh tra đi kiểm tra … đã tiêu tốn khá nhiều tiền của
và nhân lực.
18
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

- Gây rối loạn an ninh trật tự xã hội đồng thời cũng làm mất lòng tin của
nhân dân vào chính quyền các cấp => Làm mất uy tín của Đảng, Chính phủ,
chính quyền các cấp.
6. Giải pháp
Đây là một vấn đề hết sức nan giải, các nhà quản lý khó lòng có thể đưa
ra một hướng giải quyết nào đáp ứng được cả yêu cầu về mặt luật pháp, thỏa
mãn được cả nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của Trung tâm y tế. Theo ý
kiến chủ quan của nhóm chúng tôi xin đưa ra 3 phương án giải quyết như sau:
*/ Phương án 1 : Phá dỡ hoàn toàn khu nhà B5p đã xây dựng sai và sau
đó trả lại toàn bộ khu đất mà Trung tâm y tế xin để xây dựng khu nhà B5p và
B8p cho Ủy ban nhân dân quận Đống Đa.
Ưu điểm của phương án này là:
+ Thực thi đúng theo pháp luật nên sẽ lấy được sự ủng hộ từ phía
nhân dân đồng thời cũng cho thấy tính uy nghiêm, khách quan của pháp luật, răn
đe những trường hợp tương tự cố tình vi phạm.

+ Lấy lại uy tín của chính quyền các cấp trong lòng dân chúng, giải
tỏa bức xúc của nhân dân và lập lại trật tự trị an tại khu đó.
Nhược điểm của phương pháp này là:
+ Gây lãng phí và tốn kém tiền của và nhân lực.
+ Cũng không ai dám chắc là khu đất trống đó sẽ nhanh chóng
được quy hoạch và đầu tư xây dựng thành khu vui chơi, vườn hoa hay sẽ được
sử dụng với mục đích khác.
*/ Phương án 2: Cho phép Trung tâm y tế hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để
tiếp tục xây dựng khu nhà B5p và B8p theo đúng như bản quy hoạch ban đầu.
Đồng thời có hình thức sử phạt hợp lý đối với Trung tâm y tế.
Ưu điểm của phương án này là:
19
Bài tập tình huống 2: “ Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc”

+ Không gây lãng phí sức người, sức của.
+ Đáp ứng thêm nhu cầu nhà ở cho cán bộ công nhân viên của
Trung tâm y tế trực thuộc Bộ Xây dựng.
+ Phần nào cũng làm giảm bớt được bức xúc trong lòng dân chúng.
Nhược điểm của phương pháp này:
+ Làm giảm hiệu lực cũng như tính uy nghiêm của pháp luật.
+ Gây mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
+ Ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở các khu vực xung
quanh khu nhà B5p và B8p.
*/ Phương án 3 : Cho phép Trung tâm y tế hoàn thiện khu nhà B5p đang
xây dựng dở dang, còn khu vực nhà B8p sẽ do Trung tâm y tế chịu trách nhiệm
tiến hành xây dựng công trình công cộng, làm vườn hoa, cây xanh.
Những hiệu quả của hướng giải quyết này:
+ Giảm tốn kém tiền của và nhân lực do việc phá dỡ công trình
đang xây dựng dang dở ( khu nhà B5p ).
+ Đáp ứng thêm nhu cầu nhà ở cho cán bộ công nhân viên của

Trung tâm y tế Bộ Xây dựng.
+ Xây dựng khu vườn hoa, cây xanh tạo cảnh quan đẹp, trong
lành, thoáng đãng tốt cho sức khỏe của nhân dân trong khu vực.
+ Giải toả bớt những bức xúc trong lòng dân chúng.
• Ngày 12/1/1993, TTYT khởi công xây dựng nhà B5p theo bản thiết kế
của công ty xây dựng kinh doanh phát triển nhà khác với bản vẽ thiết kế
của xưởng sáng tác thiết kế xây dựng và cải tạo nhà ở Hà Nội mà kiến
trúc sư trưởng thành phố đã phê
20

×