Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Luận văn thạc sĩ đề tài Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 133 trang )

i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Thị Đan Thanh Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 19/03/1988 Nơi sinh: Biên Hòa
Quê quán: Đồng Nai Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: 4A/ 10, KP 2, Hố Nai 1, Biên Hòa – Đồng Nai
Điện thoại: 0936.342.617 E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 9/2006 đến 5/2011
Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Ngành học: Công Nghệ May
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Thời gian
Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm
Từ 2012 đến nay
Trường Trung Cấp Nghề Hòa Bình
Giáo viên




ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……tháng … năm 2013
(Ký tên và ghi rõ họ tên)



Trần Thị Đan Thanh


iii

LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn đến:
Thầy TS. Nguyễn Trần Nghĩa – Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Nghề Tp HCM
đã hướng dẫn khoa học. Thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Thầy TS. Nguyễn Văn Tuấn – Trưởng khoa Sư Phạm Kỹ Thuật – ĐHSPKT Tp
HCM
Cô PGS.TS. Võ Thị Xuân – Cố vấn học tập
Quý Thầy Cô đã phản biện đề tài cho những lời nhận xét quý báu.
Ban Giám Hiệu, Cô Nguyễn Thị Hoa – Trưởng khoa May Thời Trang, cùng
toàn thể giáo viên khoa May Thời Trang trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Ban Giám Hiệu trường Trung Cấp Nghề Hòa Bình.
Các anh chị lớp Cao học Giáo Dục Học 19B đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến quý báu,
chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Xin cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học và

nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!


Người nghiên cứu
Trần Thị Đan Thanh

iv

TÓM TẮT
Nước ta đang trên bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị
trường. Việc chuyển đổi này đang đặt ra những vấn đề lớn đối với đào tạo nguồn
nhân lực. Đào tạo tham gia vào thị trường với tư cách là nhà cung ứng nguồn lao
động. Do đó, các nhà giáo dục phải đào tạo được đội ngũ lao động chất lượng cao,
đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất. Vì vậy, việc đổi mới nội dung chương
trình đào tạo, phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Thời gian gần đây, dạy học tích hợp đã và đang được các cơ sở dạy nghề trên
toàn quốc chú trọng. Đây là một trong những giải pháp nhằm góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo nghề trong xu hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Vì thế,
người nghiên cứu chọn đề tài “Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất
nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai” để
nghiên cứu, với mục tiêu phân tích, tổng hợp và thực nghiệm phương pháp dạy học
tích hợp nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho
ngành may Việt Nam.
Đề tài gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và kiến nghị
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, khách thể và
đối tượng nghiên cứu, giới hạn đề tài, giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu.
Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời
Trang hệ trung cấp tại trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai.
Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu của đề tài:
v

- Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp và kết quả khảo sát thực tiễn tại cơ sở
nơi người nghiên cứu thực hiện, người nghiên cứu cơ cấu nội dung mô đun
Công Nghệ Sản Xuất thành các bài dạy tích hợp và đưa ra phương pháp dạy
học theo hướng tích hợp để áp dụng tại cơ sở.
- Thiết kế hoạt động dạy và học theo hướng tích hợp cho mô đun Công Nghệ
Sản Xuất
- Xây dựng và áp dụng dạy thực nghiệm 02 bài trong mô đun Công Nghệ Sản
Xuất. Bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong việc phát huy tính
tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Góp phần hình thành
năng lực hành nghề và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn
sản xuất ở người học.



vi

ABSTRACT
Vietnam has been switching to the transition to the market economy. The
transition is raising a huge problem with educating human sources. Education joins
in market as a labour supplier. Therefore, educators must train students who become
a productive force with high quality. It satisfies requirement of reality. As a result,
the renovating concept of training education and teaching methods are the matters
which is necessary and urgent.

Nearby, integrated teaching has been attected special importance by vocational
schools all the country. This is one of solutions to partly build quality of teaching in
innovating education in Vietnam. For this reason, the researcher decided to choose
dissertation : “Integrated teaching the Production Technology module of
Fashion Garment industry in the middle level at Dong Nai Vocational
College”. With the aims are analysis, classify and experiment of the integrated
teaching methods to partly supply the damand of high quality labour to Garment
branch in Vietnam.
The dissertation was devided into three parts:
The Opening: the reasons for selecting the topic, the studying objective, the
studying tasks, the object of research, the target of research, the boundary of the
topic, the supposition of research and the methods of research.
The Content:
The main content consists three chapters
Chapter 1: Theorical basis for integrating teaching
Chapter 2: Practical basis for integrating teaching
Chapter 3: Integrated teaching the Production Technology module of Fashion
Garment industry in the middle level at Dong Nai Vocational College
The Conclusion and recommendations
The results of the research:
vii

- Theory of integrating teaching and result of practical survey at Dong Nai
Vocational College, the researcher restructured the context of the Production
Technology module into the learning elements and refered the integrated
teaching method to apply in Dong Nai Vocational College.
- Designing activities for teaching and studying oriented integration for The
Production Technology module
- Two learning elements were constructed and applied in practice. Firstly,
there were some specific results for maximizing diligence, sense of initiative

and creative thinking of students. It partly contributes to improve the
capability to perform work and develop the capable of solving problems in
reality production.




viii

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1
1.1. Lý do khách quan 1
1.2. Lý do chủ quan 2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
3.1. Khách thể nghiên cứu 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết nghiên cứu 4
5. Giới hạn nội dung nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1. Trên Thế giới 6
1.1.2. Ở Việt Nam 7

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 8
1.2.1. Tích hợp 8
1.2.2. Dạy học tích hợp 8
1.2.3. Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện 9
1.2.4. Phương pháp dạy học 11
1.2.5. Bài giảng tích hợp 12
1.2.6. Thiết kế dạy học 12
1.3. Mục tiêu của dạy học tích hợp 12
ix

1.4. Mục đích của dạy học tích hợp 13
1.5. Quan điểm tích hợp trong giáo dục 13
1.5.1. Tích hợp về chương trình 13
1.5.2. Tích hợp về nội dung 15
1.5.3. Tích hợp về phương pháp 16
1.5.3.1. Quan điểm về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp 16
1.5.3.2. Lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp 23
1.6. Đặc điểm của bài dạy tích hợp 25
1.7. Tiến trình tổ chức dạy học theo hướng tích hợp 28
1.8. Các điều kiện cơ bản tiến hành tổ chức giảng dạy tích hợp 29
1.9. Giáo án tích hợp 31
1.10. Tổ chức đánh giá bài giảng tích hợp 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 39
2.1. Tổng quan về trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai: 39
2.1.1. Sự hình thành và phát triển trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai: 39
2.1.2. Các ngành nghề đào tạo của trường: 39
2.2. Giới thiệu chương trình mô đun Công Nghệ Sản Xuất 40
2.3. Khảo sát thực trạng giảng dạy và học tập mô đun Công Nghệ Sản Xuất tại
trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai 41


2.3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ khảo sát 41
2.3.1.1.Khảo sát học sinh đã và đang học mô đun Công Nghệ Sản Xuất 41
2.3.1.2.Khảo sát giáo viên đã và đang giảng dạy mô đun Công Nghệ Sản
Xuất 42

2.3.2. Phương pháp khảo sát 42
2.3.3. Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả 43
2.3.3.1. Đối với học sinh 43
2.3.3.2. Đối với giáo viên 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63

x

Chương 3: DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NGHỀ
MAY THỜI TRANG HỆ TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
ĐỒNG NAI 64

3.1. Mục tiêu dạy học của mô đun Công Nghệ Sản Xuất 64
3.2. Thiết kế các bài dạy tích hợp trong mô đun Công Nghệ Sản Xuất 65
3.3. Thiết kế hoạt động dạy học tích hợp 67
3.4. Thực nghiệm sư phạm 89
3.4.1. Mục đích thực nghiệm 89
3.4.2. Đối tượng thực nghiệm 90
3.4.3. Nội dung thực nghiệm 90
3.4.4. Phương pháp kiểm tra- đánh giá kết quả thực nghiệm 90
3.5. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm 90
3.5.1. Kết quả của chuyên gia về bài giảng tích hợp 90
3.5.2. Kết quả của giáo viên dự giờ về bài giảng tích hợp 94
3.5.3. Kết quả khảo sát hoạt động học của học sinh sau khi dạy thực nghiệm 96

3.5.4. Kết quả bài thi của học sinh sau khi thực nghiệm 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 112
PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115



xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Các từ viết tắt
Các từ viết đầy đủ
1
LĐTB & XH
Lao động thương binh và xã hội
2
NXB
Nhà xuất bản
3
CBT
Compatency base training
4
GV
Giáo viên
5
TL
Tỉ lệ
6
SL

Số lượng
7
UBND
Ủy ban nhân dân



xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1: Mức độ hứng thú đối với mô đun Công Nghệ Sản Xuất 43
Bảng 2.2: Sự cần thiết của mô đun Công Nghệ Sản Xuất trong chương trình học 44
Bảng 2.3:Mức độ tham gia hỏi giáo viên trong giờ học mô đun Công Nghệ Sản
Xuất 45

Bảng 2.4: Thái độ khi tiếp nhận một vấn đề từ giáo viên 46
Bảng 2.5: Các hình thức học sinh tham gia vào thoạt động học tập 47
Bảng 2.6: Nguyên nhân gây khó khăn khi học mô đun Công Nghệ Sản Xuất 49
Bảng 2.7: Mong muốn thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên 50
Bảng 2.8:Mức độ tự tin vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc tạo ra sản phẩm
đúng theo yêu cầu 52

Bảng 2.9: Mức độ quan trọng mô đun Công Nghệ Sản Xuất 53
Bảng 2.10: Tính phù hợp nội dung trong chương trình mô đun Công Nghệ Sản Xuất 53
Bảng 2.11: Phương pháp dạy học giáo viên sử dụng trong mô đun Công Nghệ Sản
Xuất 54

Bảng 2.12: Trang thiết bị, máy móc tại khoa 56
Bảng 2.13: Sự cần thiết dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản xuất 56

Bảng 2.14: Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng dạy học 57
Bảng 2.15: Khó khăn khi tiến hành dạy học tích hợp 58
Bảng 2.16: Nguồn học liệu giáo viên sử dụng cung cấp cho học sinh 59
Bảng 2.17: Khó khăn khi biên soạn giáo án tích hợp 61
Bảng 3.1: Sự phù hợp trong việc phân bổ các bài dạy trong mô đun Công Nghệ Sản
Xuất 90

Bảng 3.2: Tính thiết thực nội dung trong các bài của mô đun Công Nghệ Sản Xuất 91
Bảng 3.3: Tính hợp lý trong hoạt động dạy và học của các bài trong mô đun Công
Nghệ Sản Xuất 92

Bảng 3.4: Tính phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá trong mô đun Công Nghệ
Sản Xuất 93

xiii

Bảng 3.5: Tính khả thi việc áp dụng dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất
theo người nghiên cứu đưa ra 94

Bảng 3.7: Thái độ khi tiếp nhận vấn đề giáo viên đưa ra 97
Bảng 3.8: Mức độ ghi nhớ, vận dụng kiến thức vào thực tế 98
Bảng 3.9: Cách xử lý khi gặp tình huống tương tự hay khác có trong thực tế sản
xuất 99

Bảng 3.10: Mức độ tự tin khi tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật 100
Bảng 3.11: Xếp loại lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 101
Bảng 3.12: Phân phối xác suất của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra
số 1 103

Bảng 3.13: Phân phối tần suất hội tụ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm

tra số 1 103

Bảng 3.14: Tổng trung bình lớp đối chứng và thực nghiệm bài kiểm tra số 1 104
Bảng 3.15: Xếp loại lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra số 2 106
Bảng 3.16: Phân phối xác suất của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra
số 2 108

Bảng 3.17: Phân phối tần suất hội tụ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm
tra số 2 108

Bảng 3.18: Tổng trung bình lớp đối chứng và thực nghiệm bài kiểm tra số 2 109






xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Trang
Hình 1.1: Qui trình phát triển chương trình đào tạo nghề theo định hướng năng lực . 14

Hình 1.2: Cấu trúc tiến trình bài dạy định hướng giải quyết vấn đề 20




xv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1: Mức độ hứng thú đối với mô đun Công Nghệ Sản Xuất 43

Biểu đồ 2.2: Sự cần thiết của mô đun Công Nghệ Sản Xuất trong chương trình học . 45
Biểu đồ 2.3:Mức độ tham gia hỏi giáo viên trong giờ học mô đun Công Nghệ Sản
Xuất 46

Biểu đồ 2.4: Thái độ khi tiếp nhận một vấn đề từ giáo viên 47
Biểu đồ 2.5: Các hình thức học sinh tham gia vào thoạt động học tập 49
Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân gây khó khăn khi học mô đun Công Nghệ Sản Xuất 50
Biểu đồ 2.7: Mong muốn thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên 51
Biểu đồ 2.8:Mức độ tự tin vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc tạo ra sản phẩm
đúng theo yêu cầu 52

Biểu đồ 2.9: Mức độ quan trọng mô đun Công Nghệ Sản Xuất 53
Biểu đồ 2.10: Tính phù hợp nội dung trong chương trình mô đun Công Nghệ Sản
Xuất 54

Biểu đồ 2.11: Phương pháp dạy học giáo viên sử dụng trong mô đun Công Nghệ
Sản Xuất 55

Biểu đồ 2.12: Trang thiết bị, máy móc tại khoa 56
Biểu đồ 2.13: Sự cần thiết dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất 57
Biểu đồ 2.14: Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng dạy học 58
Biểu đồ 2.15: Khó khăn khi tiến hành dạy học tích hợp 59
Biểu đồ 2.16: Nguồn học liệu giáo viên sử dụng cung cấp cho học sinh 60
Biểu đồ 2.17: Khó khăn khi biên soạn giáo án tích hợp 62
Biểu đồ 3.1: Tính thiết thực nội dung của bài dạy trong mô đun Công Nghệ Sản
Xuất 91


Biểu đồ 3.2: Tính thiết thực nội dung của bài dạy trong mô đun Công Nghệ Sản
Xuất 92

Biểu đồ 3.3: Tính hợp lý trong hoạt động dạy và học của các bài trong mô đun Công
Nghệ Sản Xuất 93

xvi

Biểu đồ 3.4: Tính phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá trong mô đun Công
Nghệ Sản Xuất 93

Biểu đồ 3.5: Tính khả thi việc áp dụng dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản
Xuất theo người nghiên cứu đưa ra 94

Biểu đồ 3.6: Điểm đánh giá bài giảng của giáo viên dự giờ 96
Biểu đồ 3.7: Mức độ hứng thú khi học mô đun Công Nghệ Sản Xuất 97
Biểu đồ 3.8: Thái độ khi tiếp nhận vấn đề giáo viên đưa ra 98
Biểu đồ 3.9: Mức độ ghi nhớ, vận dụng kiến thức vào thực tế 99
Biểu đồ 3.10: Cách xử lý khi gặp tình huống tương tự hay khác có trong thực tế sản
xuất 100

Biểu đồ 3.11: Mức độ tự tin khi tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật 101
Biểu đồ 3.12: Xếp loại thứ hạng lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra số 1102
Biểu đồ 3.13: Phân phối tần suất hội tụ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài
kiểm tra số 1 104

Biểu đồ 3.14: Xếp loại thứ hạng lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra số 107
Biểu đồ 3.15: Phân phối tần suất hội tụ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài
kiểm tra số 2 109





1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
Bước sang thế kỉ XX xuất hiện những khoa học liên ngành, giao ngành, hình
thành những lĩnh vực tri thức đa ngành, liên ngành. Khoa học tự nhiên đã chuyển từ
tiếp cận “phân tích- cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp- hệ thống”.
Sự phát triển của khoa học đang phân hóa sâu, việc tích hợp liên môn, liên
ngành ngày càng rộng. Việc giảng dạy các khoa học trong nhà trường phải phản ánh
sự phát triển hiện đại của khoa học, vì vậy không thể tiếp tục giảng dạy các khoa
học như là những lĩnh vực tri thức riêng rẽ. đồng thời, khối tri thức khoa học ngày
càng gia tăng nhanh chóng mà thời gian học trong nhà trường có hạn, nên phải
chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy tích hợp.
Ở nước ta, sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ cùng với thực tiễn của
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì
điều này đã tạo sức ép đối với đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Trong đào tạo nghề của Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng đổi
mới về hệ thống, chương trình, nội dung và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục nghề nghiệp.
Bộ LĐTB & XH đã ban hành chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện. Đây
là cơ sở pháp lý để các trường dạy nghề thực hiện đổi mới phương thức đào tạo.
Chủ trương này nhằm làm cho quá trình đào tạo gắn liền với thực tế sản xuất, đáp
ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể như sau:
- Tại Điều 19, Điều 26 Luật dạy nghề 2006 về phương pháp dạy học
“phương pháp dạy nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề

với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng
động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức theo nhóm”. [5, 11]
2

- Quyết định 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 9/6/2008 quy định chương
trình khung đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Qui định cấu trúc
chương trình đào tạo bao gồm môn học và môdun. Trong các môn học và
mô đun bao gồm các bài với mục tiêu được diễn đạt dưới dạng kiến thức
và kĩ năng. [5, 12]
- Quyết đinh 62/2008/QD-BLĐTHXH ngày 4/11/2008 về hệ thống biểu
mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề, trong đó có mẫu
giáo án tích hợp gồm mục tiêu, hình thức tổ chức dạy học, trang thiết bị,
nội dung thực hiện. trong nội dung thực hiện gồm dẫn nhập, giới thiệu
chủ đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề, hướng dẫn tự học. [5, 12]
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xảy ra nhiều bất cập. Bên cạnh việc xác
định mục tiêu, nội dung không phản ánh được yêu cầu thực tiễn thì việc lựa chọn
phương pháp dạy học trong đào tạo dạy nghề chưa hợp lý dẫn đến sự tách biệt giữa
lý thuyết và thực hành. Chính những hạn chế đó cùng với xu hướng đổi mới giáo
dục ở Việt Nam, quan điểm dạy học theo hướng tích hợp đã được chú trọng.
1.2. Lý do chủ quan
Dạy học tích hợp là xu hướng dạy học hiện đại. Xu hướng này đã và đang
được các nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam. Việc dạy học tích hợp
làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hằng
ngày, làm cho nhà trường gắn với thực tiễn cuộc sống. Trong dạy nghề quan điểm
đổi mới chất lượng dạy học là trang bị cho người học các năng lực thực hiện nhiều
hơn là những tri thức có tính chất tái hiện. Chương trình được thiết kế theo quan
điểm kết hợp môn học và mô đun kỹ năng nghề.
Để thực hiện quan điểm dạy học theo hướng tích hợp thì chương trình đào
tạo được thiết kế theo mô đun năng lực thực hiện và phương pháp dạy học theo
hướng tích hợp. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là cách thức thực hiện

quá trình dạy và học, là sự phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học vào trong
bài dạy, nhằm đạt mục tiêu năng lực hành nghề ở người học.
3

Trong đào tạo nghề May Thời Trang, việc thiết kế, áp dụng phương pháp dạy
học theo hướng tích hợp, tổ chức dạy học theo hướng tích hợp trong các mô đun
chuyên môn nghề là rất cần thiết, đặc biệt là mô đun Công Nghệ Sản Xuất. Vì khi
gắn kết giữa dạy học lý thuyết chuyên môn ứng dụng ngay vào thực hành, luyện tập
thì mới hình thành năng lực hành nghề nhất định cho người học. Qua đó hình thành
ở người học năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn và có thể huy động kiến
thức, kỹ năng để giải quyết một cách hữu ích tình huống khó khăn trong thực tế sản
xuất ngành May.
Chính vì những lý do trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài “ Dạy học tích
hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ trung cấp trường
Cao Đẳng Nghề Đồng Nai” để thực hiện. Với mục đích góp phần nhỏ trong việc
nâng cao chất lượng dạy nghề May Thời Trang và để tạo ra nguồn lực có trình độ
tay nghề nhất định cung cấp cho lĩnh vực may mặc.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản
Xuất nghề May Thời Trang hệ Trung Cấp tại trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, người nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tích hợp
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học tại trường Cao đẳng Nghề Đồng Nai
- Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May Thời Trang hệ
Trung Cấp trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai
+ Cơ cấu nội dung chương trình mô đun Công Nghệ Sản Xuất tại trường
Cao Đẳng Nghề Đồng Nai theo hướng tích hợp
+ Thực nghiệm dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất tại trường

Cao Đẳng Nghề Đồng Nai
4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Nội dung chương trình mô đun Công Nghệ Sản Xuất
- Hoạt động dạy và học mô đun Công Nghệ Sản Xuất tại trường Cao Đẳng
Nghề Đồng Nai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tích hợp cho mô đun Công Nghệ Sản Xuất nghề May
Thời Trang hệ Trung Cấp tại trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Chương trình khung nghề May Thời Trang hệ Trung Cấp đã được xây dựng
thành mô đun, nhưng chưa phù hợp về cấu trúc, mục tiêu, nội dung.
Phương pháp dạy học mà giáo viên áp dụng cho mô đun Công Nghệ Sản Xuất
chưa phát huy cao tính tích cực của học sinh, hình thành năng lực hành nghề ở
người học.
Nếu việc thiết kế và tiến hành dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ Sản Xuất
một cách khoa học, đầy đủ thì sẽ:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học, hình thành và phát
triển năng lực hành nghề ở người học.
- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề thực tế ở người học.
5. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này, người nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp
dạy học theo hướng tích hợp và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số bài giảng
tích hợp để kiểm chứng giả thuyết.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này, người nghiên cứu thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu: phân tích quá trình dạy và học,
thu thập thông tin liên quan dạy học tích hợp

5

- Phương pháp quan sát: hoạt động dạy- học của giáo viên và học sinh tại
trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai
- Phương pháp điều tra- bút vấn: sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát hoạt động
dạy và học tại trường Cao Đẳng Nghề Đồng Nai
- Phương pháp xử lý số liệu: kết quả khảo sát được xử lý dựa trên cơ sở thống
kê toán học đưa ra kết quả về hiệu quả dạy học tích hợp
- Phương pháp chuyên gia: thông qua hoạt động trao đổi lấy ý kiến những
người chuyên môn
- Phương pháp thực nghiệm: áp dụng vào thực tế để kiểm chứng giả thuyết
ban đầu.

6

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên Thế giới
Từ thế kỉ XV đến thế kỷ XIX, các khoa học tự nhiên đã nghiên cứu giới tự nhiên
tư duy phân tích, mỗi khoa học tự nhiên nghiên cứu một dạng vật chất, một hình
thức vận động của vật chất trong tự nhiên. Nhưng sang thế kỉ XX đã xuất hiện
những khoa học liên ngành, giao ngành, hình thành những lĩnh vực tri thức đa
ngành, liên ngành.
Tháng 9/1968, Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của
UNESCO đã tổ chức tại Varna ( Bungari) về việc vì sao phải dạy tích hợp các khoa
học và thảo luận dạy học tích hợp các khoa học là gì.
Tháng 4/1973 UNESCO lại tổ chức Hội nghị đào tạo giáo viên để dạy học tích
hợp các khoa học tại đại học tổng hợp Maryland.

Với xu hướng phát triển của khoa học ngày càng phân hóa sâu, dạy học tích hợp
đã và đang được nghiên cứu sâu rộng ở các công trình nghiên cứu đã được công bố
như:
- Meyer Weinberg (1968), Integrated education.
- Shoemaker (1989), Integrative Education : A Curriulum for the Twenty First
Century.
- Krogh (1990), The Integrated Early Childhood Curriculum.
- Xavier Roegirs(1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển
các năng lực ở nhà trường (biên dịch: Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị).
- Bill Lucas, Ellen Spencer, Guy Claxton (12/2012), How to teach vocational
education: A theory of vocational pedagogy.
7

1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trong một số
môn ở trường tiểu học. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng các môn
theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện.
Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, quan điểm tích hợp đã ảnh hưởng tới
giáo dục Việt Nam. Điều này được thể hiện một phần trong chương trình và sách
giáo khoa tiểu học.
Ngày nay, quan điểm tích hợp được nghiên cứu sâu rộng từ giáo dục bậc tiểu
học, bậc trung học đến bậc trung cấp nghề, bậc cao đẳng nghề và đại học. Dạy học
tích hợp đã được nghiên cứu, vận dụng ở một số công trình nghiên cứu mà người
nghiên cứu đã tìm hiểu được:
- Dương Tiến sỹ (2002), Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Tạp chí giáo dục, số 26.
- Nguyễn Văn Khải(2008), Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào dạy học
vật lý ở trường trung học phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ.
- PGS. TS Đỗ Hồng Thái (2011), Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong

dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, Đề tài khoa học và công nghệ
cấp Bộ trọng điểm, đại học Thái Nguyên.
- Đinh Xuân Giang (2009), Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy
học một số kiến thức về “ chất khí” và “ cơ sở của nhiệt động lực học” (Vật
lý 10- cơ bản) nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của
học sinh, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên.
- Phan Gia Phước(2012), Tổ chức dạy học môn Access theo hướng tích hợp
tại trường cao đẳng Nghề Thủ Đức, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học
Sư Phạm Kỹ Thuật Tp HCM.
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đi sâu vào từng khía cạnh
của chương trình giáo dục về đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học nhằm phát
8

huy tính tích cực, tự lực, chủ động của người học trong quá trình nhận thức. Những
năm gần đây, việc nghiên cứu và vận dụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợp
trong đào tạo nghề cũng được chú trọng. Tuy nhiên, để triển khai cụ thể và rộng rãi
ở từng cơ sở dạy nghề vẫn đang còn gặp nhiều vấn đề cần được nghiên cứu. Vì thế,
người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Dạy học tích hợp mô đun Công Nghệ
Sản Xuất nghề May Thời Trang trình độ trung cấp tại trường Cao Đẳng Nghề
Đồng Nai” để nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Tích hợp
Theo từ điển tiếng Việt: tích hợp là “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”.
[7, 3 ]
Theo từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa (2001): tích hợp là
“hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh
vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. [7, 3]
Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary: Integration nghĩa là sự
kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần,
những bộ phận này có thể khác nhau nhưng thích hợp với nhau [31, tr 798]

Theo từ điển Macmillan Essential: Integration nghĩa là sự kết nối hay kết hợp
hai hay nhiều thứ để chúng thành một thể thống nhất hiệu quả. [30, tr 377]
Theo Dương Tiến Sỹ: “tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống
các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong môn
học đó”.[18, tr 27]
Như vậy, tích hợp không chỉ đơn giản là sự kết hợp các thành phần mà là sự
gắn kết các thành phần tạo ra một tổng thể thống nhất, phù hợp và hiệu quả.
1.2.2. Dạy học tích hợp
Theo Xaviers Roegirs: “khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá
trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học
9

sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh
nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc
sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.”
[35,73]
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khải: dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên
kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển năng lực của học sinh. Khi xây
dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực,
phát triển tư duy sáng tạo. [13, 2]
Như vậy có thể hiểu dạy học tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành
trong một bài dạy ở cùng không gian cùng thời gian nhằm hình thành năng lực hành
nghề ở người học. Lý thuyết và thực hành được lồng ghép, đan xen với nhau trong
bài dạy sao cho tạo thành một thể thống nhất. Đồng thời nội dung và hoạt động dạy-
học được gắn kết với các tình huống thực tế nghề nghiệp.
1.2.3. Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện
Mục tiêu
Theo từ điển Tiếng Việt: “mục tiêu là đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ”.
[2, tr 627]

Theo R.F Mager: mục tiêu dạy học là một lời phát biểu mô tả về kết quả
những sự thay đổi có tính mong muốn ở người học sau quá trình dạy học. [25, 27]
Theo Chr. Moeller: mục tiêu dạy học là sự mô tả về trạng thái người học sau
quá trình dạy học đạt được. [25, 27]
Theo S. Bloom: “Nói đến mục tiêu dạy học là chúng tôi muốn nói đến lối phát
biểu rõ ràng về các phương thức theo đó chúng ta có thể mong đợi tạo nên sự thay
đổi hành vi ở học sinh thông qua dạy học. Nghĩa là các phương thức theo đó học
sinh thay đổi kiến thức (tư duy), tình cảm,và động cơ tâm lý hóa (kỹ năng kỹ xảo)”.
[25, 27]
Theo Xavier Roegiers: “ một mục tiêu là tác động của một kỹ năng lên một nội
dung” [35, tr 89]
Mục tiêu = (kĩ năng) x (nội dung)

×