Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Địa lý lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.6 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT MÔN ĐỊA LÝ
LỚP 4”
1
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Địa lí lớp 4 là môn học mới đối với học sinh. Vì ở lớp 3 các em chưa được làm
quen với môn học này. Bên cạnh đó, học sinh và phụ huynh học sinh chưa dành nhiều
thời gian cho môn học cho môn học. mà chủ yếu đầu tư nhiều thời gian cho môn Toán và
môn Tiếng Việt, xem môn Địa lí là môn học phụ. Sau khi được phân công dạy môn Địa lí
chúng tôi thật sự băn khoăn làm thế nào để học sinh yêu thích, hứng thú môn Địa lí và
nhận thấy được tầm quan trọng của môn học đó là cơ sở học tập ở các lớp trên . Đặc biệt
là những em yêu thích khối C
Vậy xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, để góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, sự yêu thích môn học, đáp ứng được mục của tiêu Giáo dục &
Đào tạo, tạo ra con người mới, phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Với những lý
do nêu trên, bản sáng kiến này chúng tôi xin nêu: “Một số kinh nghiệm để dạy tốt môn
Địa lí lớp 4”. Một đề tài có thể nhiều giáo viên đề cập tới song với nhiều giáo viên chưa
thật sự quan tâm làm thể nào để dạy tốt môn Địa lí lớp 4 thì rất đa dạng. Để môn Địa lí
không xa lạ, chán nản với học sinh và làm cho các bậc phụ huynh học sinh đầu tư thời
gian cho môn Địa lí nhiều hơn. Bản thân chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé xây dựng một
nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp học sinh hoàn thiện về mặt tri thức và
nhân cách .Vì có thể biết nhiều, có quan tâm thì các em mới yêu mến quê hương đất
nước, yêu những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Từ các em sẽ tích cực tự
nguyện tham gia góp phần bảo vệ môi trường và trân trọng giữ gìn những thành tựu
kinh tế đất nước. Để tự hào rạng danh nước Việt, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Phần II. NỘI DUNG
1. Thực trạng tình hình
Trường TH Chúng tôi là trường đóng tại xã vùng thoát khỏi vùng đặc biệt khó
khăn của huyện Quỳ hợp, Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 60%.Trong số học
sinh nghèo và cận nghèo chiếm trên 70 % số học sinh toàn trường. Do điều kiện kinh tế


còn gặp nhiều khó khăn nên một số gia đình đi làm ăn xa không chăm lo đến học tập của
con em, một số gia đình đã quan tâm chăm lo cho con em nhưng chỉ đầu tư cho môn
Toán và môn Tiếng Việt, coi môn Địa lí là môn học phụ.
- Qua một thời gian giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng học sinh
không đồng đều. Một số học sinh ít được tiếp xúc về thế giới bên ngoài nên các em phân
tích bảng số liệu, đọc và chỉ bản đồ, lược đồ còn lúng túng, thậm chí có học sinh chưa
biết chỉ đúng bản đồ, lược đồ
2
- Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm để giúp các em học tốt môn Địa
lí, mà chỉ quan tâm và đầu tư nhiều cho môn toán và tiếng việt. Coi môn Địa lí là môn
học phụ
- Học sinh lớp 4 lần đầu tiên được tiếp thu kiến thúc mới đối với môn Địa lí,
- Học sinh lần đầu tiên được làm việc nhiều với bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để tìm
hiểu nội dung của bài.
- Việc quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí, tìm tòi tư liệu, cách trình bày kết quả
bằng lời nói, cách diễn đạt còn hạn chế và sơ sài .
- Việc quan sát, phân tích số liệu trên bản đồ, lược đồ, kỉ năng chỉ bản đồ còn rất
lúng túng .
- Chất lượng của mỗi lớp không đồng đều, một số học sinh nhận thức chưa cao nên
việc tiếp thu bài còn chậm
- Một số giáo viên chưa thật mặn mà và yêu thích môn học, việc đổi mới các
phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh còn hạn chế và chưa mạnh dạn,
chưa tuyên truyền sâu rộng đến tận các bậc phụ huynh và các em học sinh nên chưa làm
cho các em thật sự yêu thích môn Địa lí.
- Sự hiểu biết, cập nhật các thông tin về dân số, kinh tế, chính trị xã hội cũng là một
vấn đề mà mỗi giáo viên giảng dạy Địa lí cần phải qua tâm.
2. Nhận thức mới .
Xuất phát từ thực trạng trên thì việc đầu tiên người giáo viên cũng phải nhận
thức được tầm quan trọng của môn Địa lí, để giúp học sinh cũng như các bậc phụ huynh
thật sự nhận thức được môn Địa lí nó không kém phần quan trọng so với môn Toán và

môn Tiếng Việt. Cụ thể giáo viên cần:
- Xác định môn Địa lí có những nội dung kế thừa của môn TNXH lớp 1, 2, 3
- GV cần tìm hiểu nội dung chương trình TNXH lớp 1, 2, 3. Qua đó, nắm nội dung
nào các em đã học để giảng dạy không trùng lặp.
- Từ những nội dung đã học giáo viên truyền thụ sâu hơn tránh nhàm chán cho học
sinh.
- Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng
học sinh, tìm ra những điểm học sinh còn hạn chế để có thể giúp học sinh học tốt .
- Việc hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích số liệu trên bản đồ, lược đồ, kỉ
năng chỉ bản đồ cũng là phần vô cùng quan trọng dối với học sinh.Vì nếu quan sát, phân
3
tích bản đồ, lược đồ, phân tích số liệu không chính xác thì dẫn đến không hiểu gì về các
yếu tố địa lí.
3. Một số giải pháp thực hiện:
3.1. Xác định đầy đủ mục tiêu từng bài.
Vì sao chúng tôi đề cập tới vấn đề đơn giản này. Tuy trong SGV đã có những mục
tiêu cụ thể nhưng giáo viên rất dễ dạy thiếu mục tiêu hoặc chưa biết phải dạy như thế
nào. Ở đây, tôi đề cập hai vấn đề trong mục tiêu khi dạy Địa lí:
a) Mục tiêu về mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí, giữa tự nhiên với hoạt động sản
xuất, giữa tự nhiên với sinh hoạt của con người.
Khi nói tới Địa lí, chúng ta phải nghĩ đến điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã
hội. Điều kiện tự nhiên chính là vị trí giới hạn, sông ngòi, khí hậu, địa hình … Điều kiện
kinh tế xã hội là nói tới con người. Hai điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ngoài ra, ở điều kiện tự nhiên còn có mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau.
Và mối quan hệ này được thể hiện rất nhiều trong chương trình Địa lí lớp 4. Vậy làm thế
nào để nói được mối quan hệ này ?
Thực ra, để dạy về mối quan hệ này không khó vì chương trình lớp 4 chỉ yêu cầu
xác định mối quan hệ Địa lí đơn giản, không giải thích nhiều, học sinh chỉ cần hiểu, phân
tích được vài yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lẫn nhau còn mức độ cao hơn các em sẽ được
học ở chương trình Địa lí cấp II.

Ví dụ
+ Mối quan hệ giữa vị trí với khí hậu
- Vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng tới khí hậu như vị trí nước Việt Nam kéo dài từ Bắc
xuống Nam, nằm trong vòng đai nhiệt đới, phía Đông giáp biển Đông vì vậy sẽ có khí
hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Mối quan hệ giữa vị trí, khí hậu, thực vật, động vật
- Miền bắc có bốn mùa, Miền nam có 2 mùa ….
- Hoặc vì sao Đồng bằng Bắc Bộ không có nước mặn xâm nhập, đồng bằng Nam bộ
thường có nước mặn xâm nhập.
- Vị trí của thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nên có khí hậu lạnh, mát mẻ hơn
thành phố Huế và nó trồng những loại cây phù hợp với khí hậu lạnh đó mà những vùng
khác, thành phố khác không trồng được.
+. Mối quan hệ giữa sông ngòi với địa hình :
4
- Địa hình miền Trung nhỏ, hẹp nên đa số sông miền Trung ngắn, dốc.
+ Mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới phù hợp phát triển các loại cây ăn qủa.
* Như vậy qua những ví dụ cụ thể trên giáo viên có thể hình dung được các mối
quan hệ Địa lí đơn giản. Tùy theo mục tiêu từng bài, giáo viên sẽ chốt kĩ những mối
quan hệ này. Nếu những bài dạy đầu tiên giáo viên giúp các em xác định những mối
quan hệ Địa lí đơn giản thì những bài sau sẽ rất nhẹ nhàng vì học sinh đã quen đã
hiểu và các em tự phân tích được ngay.
b. Khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi họat động dạy
Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong SGK và SGV thể hiện thì chưa đủ. Vì chỉ dạy
những gì trong sách thì chưa thấy được vai trò của giáo viên. Trong sách có sẵn câu hỏi,
phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được. Vậy vai trò giáo viên phải làm gì ?
Trước hết, chúng ta cần xác định dạy môn TNXH nói chung và Địa lí nói riêng là
cung cấp thêm cho các em một số vốn sống phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.
Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “ tò mò”, thích khám phá. Vì vậy, trong qúa trình
giảng dạy giáo viên chốt sâu kiến thức sẽ giúp các em hứng thú tìm tòi, yêu thích môn

học hơn. Để làm được điều này, trước tiên giáo viên cần tham khảo sách, báo tư liệu,
tranh ảnh …. liên quan đến nhiều môn chứ không riêng môn Địa lí. Cập nhật kiến thức
thường xuyên như một thói quen thì lúc đó chúng ta sẽ nhớ lâu hơn. Tuy nhiên khi khắc
sâu hay mở rộng kiến thức phải có sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội
dung bài đang dạy tránh sa đà đi qúa mục tiêu bài.
Ví dụ :
- Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (tr.76 / Sách LS-ĐL lớp
4). Trong bài cho biết người dân xẻ sườn núi san thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc
thang, như vậy chỉ cho thấy người dân làm ruộng bậc thang. GV cần chốt kĩ hơn, vì sao
phải làm ruộng bậc thang mà không làm như ruộng ở đồng bằng vì địa hình ở đây dốc
nếu làm như ở đồng bằng khi tưới nước sẽ chảy xuống thấp hết, lúa sẽ chết, còn ruộng
bậc thang, từng bậc phẳng sẽ giữ lại nước cho cây.
- Bài thành phố Đà Nẵng ( tr.147 /SGK lớp 4 ). Trong sách cho biết Đà Nẵng là
trung tâm công nghiệp có một số hàng đưa đi nơi khác như vật liệu xây dựng, đá mĩ
nghệ, vải may quần áo, hải sản ( đông lạnh, khô ). Nếu chỉ như thế thì học sinh rất khó
hình dung trung tâm công nghiệp. Sau này khi học về một vùng một miền nào đó cũng có
những sản phẩm như thế các em sẽ cho đó là trung tâm công nghiệp. Muốn vậy, giáo viên
5
cần nêu thêm tại Đà Nẵng có rất nhiều nhà máy chế biến, đưa thêm số liệu cụ thể để tăng
sức thuyết phục là trung tâm công nghiệp hơn.
3.2 Nắm vững kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu.
Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy môn Địa lí là bản đồ, lược đồ,
tranh ảnh, báng số liệu … Vì bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một
bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương
pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về Địa lí. Do đó, giáo viên sử dụng
bản đồ, lược đồ cần chính xác và hiệu qủa để khai thác kiến thức mới. Có lẽ, giáo viên
cũng đã nắm được trình tự sử dụng bản đồ nhưng tôi cũng xin nhắc lại các bước :
Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học.
Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ

( có thể viết trên hoặc viết ở dưới )
Bước 2 : Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì . Ví dụ : đường đứt khúc chỉ
ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố …
Bước 3 : Tìm vị trí Địa lí của đối tượng trên bản đồ.
Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh
thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản
đồ có các cách chỉ sau :
• chỉ điểm ( thành phố , khoáng sản, … )
• chỉ đường ( sông, dãy núi, … )
• chỉ vùng ( chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, …)
+ Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí :
- Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh… Nếu là bản đồ hành chính thì sẽ có
ranh giới giữa các nước, các thành phố, tỉnh. GV chỉ theo đường ranh giới , bắt đầu ở
điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh
muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm
tròn, GV chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố, hoặc chỉ các phương tiện đi lại của các
vùng miền ( Xem chú giải trên bản dồ, lược đồ)
- Chỉ về biển , sông ngòi, Đại dương khi chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó không
lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ
nơi cao ( độ cao của địa hình ) xuống nơi thấp.
6
Bước 4 : Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản
của đối tượng ( khai thác một phần kiến thức mới ).
- Ví dụ : Khi chỉ vị trí của nước Việt Nam, nhận xét vị trí nước ta kéo dài từ Bắc
xuống Nam, nằm phía cực Nam.
- Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong, học sinh có thể nhận xét
ngay là hệ thống sông ngòi nhiều, chằng chịt.
- Bài địa hình nước ta, dựa vào màu sắc học sinh nhận xét được ngay đồi núi nhiều
hơn đồng bằng.

- Bài Người dân ở đồng bằng Nam Bộ, quan sát, nhận xét trang phục của người dân
ở dồng bằng Nam Bộ…
Bước 5 : Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên
- Ví dụ: Khi học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía Đông giáp biển Đông, đường bờ
biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh bắt thủy hải sản ). Đó
chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất.
* Một số lưu ý :
- Tư thế khi thao tác là mặt quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên
phải tùy thuộc GV thuận tay nào.
- Sử dụng dụng cụ chỉ bản đồ, không dùng tay thao tác.
- Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu
tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai.
- Bản đồ, lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát
được( trường hợp nhỏ phát về nhóm cho các em tự quan sát ).
- Giáo viên và học sinh nên thường xuyên thao tác trên bản đồ để giúp học sinh
nhuần nhuyễn khi lên học lớp trên.
4. Những kết quả đạt được.
Qua thời gian áp dụng của đề tài tại đơn vị kể quả kiểm chúng như sau:
7
1. KẾT QUẢ CỦA HAI NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC NGHIỆM
TRÊN LỚP 4A NĂM HỌC 2011-2012 VÀ 2 LỚP 4A, 4B NĂM HỌC 2012-
2013
Bảng 1(Trang sau):
TT
Họ tên học
sinh
Nhóm Thực Nghiệm (Lớp
4A năm học 2012-2013)
Họ tên học sinh
Nhóm Đối Chứng

(lớp 4A năm
học2011-2012)
KT
đầu
năm
KT
trước
tác
động
KT sau tác
động
KT
đầu
năm
KT
trước
tác
động
KT
sau
tác
động
1
Cao Việt Chí
7 7 8
Đinh Xuân
Chung 6 7 8
2
Cao Phương
Dung 5 10 10

Vi Đình Công
8 9 10
3 Ngân Tiến Đạt 7 8 10 Vi Bình Dương 7 7 7
4 Lữ Văn Đạt 8 8 10 Vi Hải Dương 5 7 8
5
Lương Trung
Hiếu 5 8 10
Nguyễn Bá Hải
4 6 6
6
Vi Thị Thùy
Lân 10 6 10
Lô Thị Mỹ Hạnh
6 7 9
7
Vi Thị Nhật
Lệ 8 9 8
Ngân Thị Hiền
8 7 5
8
Ng Thị Ánh
Ngân 7 7 10
Phan Đăng Hiền
5 4 6
9
Lương Thúy
Ngân 5 7 10
Lô Trung Hiếu
6 7 9
10

Trương Thị
Nhi 5 6 7
Vi Ngọc Hoàng
5 6 7
11
Lương Thị Ý
Nhi 7 5 8
Vi Văn Hợp
6 7 8
12 Ngô Hồng 2 3 5 Vi Quang Linh 7 8 9
8
Nhung
13
Vi Xuân
Quỳnh 7 8 10
Nguyễn Đình
Lộc 7 8 6
14
Vi Thị Diệu
Thúy 7 7 10
Vi Hồng Nhung
4 5 4
15 Lô Thanh Tú 7 7 10 Ng. Xuân Nghĩa 8 8 10
16
Vi Ngọc
Trung 8 9 10
Trần Thu Nguyệt
10 9 10
17 Vi văn Tuấn 7 7 9 Quán Vi Quyền 7 7 5
18

Vi Thị Ngọc
Uyên 8 8 10
Trương Thị
Quỳnh 10 9 10
19 Lô Thị Uyên 9 9 10 Vi Văn Thiên 6 5 6
20
Lương Thị
Yến 9 9 10
Đinh Thị Thùy
6 7 8
21
Vi Thị Tâm
5 7 10
Vi Thị Thanh
Thủy 7 7 8
22
Nguyễn
Thành Đạt 9 10 10
Ng Minh Cảnh
8 9 7
23
Lê Thị Thu
Hiền 7 9 10
Trương Văn
Cường 9 9 7
24
Phạm Thúy
Hoài 6 8 8
Cao Thị Mỹ
Duyên 9 9 7

25 Lê Thị Huyền 8 6 10 Sư Hữu Đạo 6 4 4
26
Trương Thị
Huyền 9 6 9
Vi Văn Đình
7 8 10
27
Lê Thị
Khuyên 7 8 10
Nguyễn Thị
Huyền 8 8 9
28 Hồ Thị Huyền 8 9 10
29
Lê Mạnh Toàn
7 8 10
Môt(mode) 7 8 10

7 7 10

Trung
vị(median) 7 8 10

7 7 8

Giá trị trung
bình(average) 7.00 7.48 9.33

6.90 7.28 7.69

Độ lệch

chuẩn(stdev) 1.71 1.55 1.24

1.57 1.46 1.89
9

Giá trị
p(ttest) độc
lập 0.815 0.613 0.0003

Giá trị
p(ttest) phụ
thuộc 0.000000001 0.178

Mức độ ảnh
hưởng(SE) 0.87
Bảng 2
TT
Họ tên học
sinh
Nhóm Thực Nghiệm (Lớp
4B năm học 2012-2013)
Họ tên học sinh
Nhóm Đối
Chứng(lớp 4A
năm học 2011-
2012)
KT
đầu
năm
KT

trước
tác
động
KT sau tác
động
KT
đầu
năm
KT
trước
tác
động
KT
sau
tác
động
1
Vi Thị Bích
10 10 10
Đinh Xuân
Chung 7 7 7
2
Lương Văn
Bình 10 8 10
Vi Đình Công
8 7 8
3
Quang Thị
Dương 7 7 10
Vi Bình Dương

6 9 8
4
Lương Tiến
Đạt 8 7 10
Vi Hải Dương
5 7 8
5
Lương Tuấn
Đạt 5 5 7
Nguyễn Bá Hải
4 4 4
6 Vi Văn Hợp 5 5 7 Lô Thị Mỹ Hạnh 6 7 6
7
Phan Thu
Huyền 7 7 10
Ngân Thị Hiền
8 7 5
8
Vi T Khánh
Huyền 7 8 10
Phan Đăng Hiền
5 4 6
9 Quan Thị Na 7 6 10 Lô Trung Hiếu 6 7 9
10
Tr Khánh
Nguyên 5 8 8
Vi Ngọc Hoàng
5 6 7
11 Vi Văn Nhật 5 7 8 Vi Văn Hợp 6 7 8
10

12 Vi Văn Phú 7 8 10 Vi Quang Linh 7 8 9
13
Vi Hồng
Phượng 6 7 9
Nguyễn Đình
Lộc 7 8 6
14
Vi Hồng
Quyên 7 8 10
Vi Thị Hồng
Nhung 10 9 10
15
Trương Đức
Thành 7 8 10
Nguyễn Xuân
Nghĩa 8 8 10
16
Vi Thị Hồng
Thắm 7 8 10
Trần thị Thu
Nguyệt 10 9 10
17
Vi Thị Ánh
Thu 7 8 10
Quán Vi Quyền
7 7 6
18
Vi Văn
Thương 8 9 10
Trương Thị

Quỳnh 4 5 4
19
Quán Vi
Trung 5 6 8
Vi Văn Thiên
6 5 5
20
Trương Thị
Tú 7 7 10
Đinh Thị Thùy
6 7 8
21
Ng Đình Lê
Tuân 5 5 8
Vi Thị Thanh
Thủy 7 7 7
22
Lang Thị Kim
Chi 10 8 10
Nguyễn Minh
Cảnh 8 9 10
23
Vũ Văn Nam
8 8 10
Trương Văn
Cường 9 9 7
24
Hồ Văn trình
6 7 10
Cao Thị Mỹ

Duyên 9 9 9
25 Cao Thị Trinh 7 7 10 Sư Hữu Đạo 6 6 7
26 Trần Thị Tú 7 7 10 Vi Văn Đình 7 8 10
27
Trần Thanh
Xuân 3 3 5
Nguyễn Thị
Huyền 8 8 9
28
Phạm Thị
Thành 7
7
10
Hồ Thị Huyền
8 9 10
29 Lê Mạnh Toàn 7 8 10
Môt(mode) 7 8 10 7 7 10

Trung
vị(median) 7 7 10 7 7 8
Giá trị trung 6.79 7.11 9.29 6.90 7.28 7.69
11
bình(average)

Độ lệch
chuẩn(stdev) 1.62 1.40 1.30 1.57 1.46 1.89

Giá trị
p(ttest) độc
lập 0.794 0.658 0.001


Giá trị
p(ttest) phục
thuộc 0.0000001 0.178

Mức độ ảnh
hưởng(SE) 0.84
2. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
B ng 3: So sánh đi m trung bình và bài ki m tra sau tác đ ngả ể ể ộ
Số học
sinh
Giá trị
trung bình
Độ lệnh
chuẩn(SD)
Nhóm thực
nghiệm
Lớp 4A (2012-
2013)
26 9.33 1.24
Lớp 4B (2012-
2013)
27 9.29 1.30
Nhóm đối
chứng
Lớp 4A (2011-
2012)
28 7.69 1.89
Từ bảng 3 ở trên cho thấy, điểm TB bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm
lớp 4A là 9.33 (SD=1.24) và lớp 4B là 9.29 (SD= 1.30) so với nhóm đối chứng lớp 4A là

8.086 (SD=1.245). Điều này cho thấy nhóm thực nghiệm ở hai lớp 3A và lớp 4B trong
năm học 2012-2013 đạt kết quả cao vượt trội so với nhóm đối chứng lớp 4A năm học
2011-2012.
3. SO SÁNH DỮ LIỆU:
a, Phép kiểm chứng ttest độc lập:
Bảng 4
Giá trị P
Giá trị trung bình của hai
nhóm
12
< 0.05 Chênh lệch có ý nghĩa
> 0.05 Chênh lệch không có ý nghĩa
Từ bảng trên dựa và kết quả của phép kiểm chứng t-test độc lập giúp chúng ta xác
định được độ chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm khác nhau như sau:
Dựa vào bảng 1 ta có P = 0.0003 và so sánh với bảng 3 thì ta thấy P=0.0003 <0.05
và dựa vào bảng 2 ta có P = 0.001 và so sánh với bảng 3 thì ta thấy P = 0.001<0.5cho
thấy chênh lệch giá trị trung bình giữa kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực
nghiệm ở hai lớp 4A và 4B năm học 2012-2013với nhóm đối chứng lơp 4A năm học
2011-2012 là có ý nghĩa.
b, Phép kiểm chứng ttest phụ thuộc (theo cặp):
+ Từ bảng 1 ta thấy lớp 4A năm 2012-2013 có giá trị trung bình kết quả kiểm tra sau
tác động tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động của nhóm thực nghiệm( 9.33 – 7.48
= 1.86 điểm). P = 0.000000001 < 0.05 cho thấy chênh lệch này có ý nghĩa (không xảy ra
ngẫu nhiên)
+ Từ bảng 2 ta cũng thấy lớp 4B năm 2012-2013 có giá trị trung bình kết quả kiểm
tra sau tác động tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động của nhóm thực nghiệm( 9.29
– 7.22 = 2.07 điểm). P = 0.0000001< 0.05 cho thấy chênh lệch này có ý nghĩa (không
xảy ra ngẫu nhiên)
Phân tích tương tự với nhóm đối chứng, giá trị trung bình kết quả kiểm tra sau tác
động tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động (7.69 – 7.28 = 0.41điểm).

p = 0.178 > 0.05 cho thấy chênh lệch không có ý nghĩa (nhiều khả năng xảy ra
ngẫu nhiên).
c, Mức độ ảnh hưởng:
Mặc dù đã xác định được chênh lệch điểm TB là có ý nghĩa, chúng ta vẫn cần biết
mức độ ảnh hưởng của tác động lớn như thế nào?
Bảng 5
SMD(Giá trị ES) Ảnh hưởng
> 1.00 Rất lớn
0.80 – 1.00 Lớn
13
0.50 – 0.79 Trung bình
0.20 – 0.49 Nhỏ
< 0.20 Rất nhỏ
Căn cứ vào kết quả mức độ ảnh hưởng ở bảng 1 và bảng 2 ta thấy mức độ ảnh
hưởng của lớp 4A và 4B năm học 2012-2013 so với lớp 4A năm học 2011-2012 thì:
Lớp 4A: ES= 0.87 so với bảng 5 thì ta thấy mức độ ảnh hưởng ở mức lớn.
Lớp 4B: ES = 0.84 so với bảng 5 thì ta thấy mức độ ảnh hưởng ở mức lớn.
5. Bài học kinh nghiệm:
Để dạy tốt- học tốt môn Địa lý chúng tôi luôn tâm niệm rằng: Giáo viên phải hình
thành được biểu tượng Địa lí và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lí như: Sử
dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu và biểu đồ Do đó việc hình thành biểu tượng địa lí
và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ là hai nhiệm vụ quan trọng của phần địa lí ở tiểu
học.Theo tôi nghĩ có sử dụng tốt hai phương pháp này thì người giáo viên mới dạy tốt
môn Địa lí được và một số môn học khác. Ngoài các giải pháp nêu trên, chúng ta cần cập
nhật các thông tin về dân số, tình hình kinh tế, chính trị của đất nước cũng như trên thế
giới để bổ sung các thông tin giúp cho các em hiểu biết thêm, để áp dung vào so sánh
bảng số liệu. Vì nếu chúng ta chỉ sử dụng sách giáo khoa thì chưa đủ, và cập nhật thông
tin, ( Ví dụ như: dân số mối năm ở mỗi huyện, tỉnh, thành phố mối khác, kinh tế chính trị
cũng thay đổi)
6. Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:

Để thực hiện có hiệu quả kinh nghiệm trên chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp đối chứng , thực nghiệm
- Phương pháp tổng hợp.
7. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm:
a.Ưu điểm :
14
- Dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4,5 đều có thể thực hiện được.
- Giáo viên chưa hiểu hết phải dạy tốt môn Địa lí như thế nào có thể thực hiện được.
- Tạo thói quen cho giáo viên cũng như học sinh thao tác chính xác trên bản đồ, lược
đồ.
- Giúp giáo viên tự bản thân phải tích lũy thêm kiến thức, cập nhật kiếm thưc về
phát triểu dân số và Kinh tế chính trị xã hội vốn sống cho mình.
b) Hạn chế :
- Đòi hỏi giáo viên phải yêu thích môn học này cũng như trách nhiệm đối với học
sinh. Vì không yêu thích sẽ không thể tìm tòi khám phá kiến thức mà bản thân chưa biết,
giáo viên không thích thì cũng không truyền thụ cho các em sự yêu thích.
- Điều kiện dạy học cũng như khả năng sử dụng máy tính chưa nhiều, giáo viên sẽ
khó có thời gian để sưu tầm tranh ảnh cũng như tìm kiếm những hình ảnh động, đọan
phim ngắn phục vụ bài học ( nhất là có những mục tiêu bài dựa vào hình ảnh để khắc sâu
hoặc tìm kiến thức mới ).
Phần III. KẾT LUẬN
1. Kết quả của việc ứng dụng SKKN:
Qua thực tế giáng dạy, thăm lớp dự giờ và ứng dựng phương pháp giảng dạy nêu
trên kết quả qua quá trình giảng dạy học sinh luôn hào hứng trong học tập, tiếp thu bài
khá nhanh, thao tác chỉ bản đồ, lược đồ, phân tích bản số liệu nhanh và chính xác hơn,

học sinh nhanh nhẹn hoạt bát hơn trong học tập. Ngoài ra khi dạy phần Lịch sử các em
cũng nhanh nhẹn áp dụng các biện pháp giáo viên hướng dẫn ở môn Địa lí vào môn Lịch
sử thành thạo hơn.
2. Kết luận:
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ nhằm giúp cho chúng tôi dạy tốt môn Địa
lí tại địa bàn trường tiểu học chúng tôi. Để dạy môn Địa lí đạt hiệu quả cao hơn là một
yêu cầu quan trọng, cần thiết và đầy khó khăn, đòi hỏi mỗi người cán bộ quản lý cũng
như giáo viên giảng dạy phải thực sự trăn trở, chuyên tâm, không ngừng học hỏi và rèn
luyện, say sưa trong công tác nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để năng cao nghiệp vụ chuyên
môn. Ngoài ra chúng ta cũng cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phương pháp
dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh thì mới đạt kết quả tốt. Chất lượng
dạy và học chính là thước đo giá trị của một nhà trường nói chung và trường tiểu học và
mỗi giáo viên giảng dạy nói riêng. Tuy nhiên những giải pháp nêu ra không tránh khỏi
sai sót rất mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp.
15
3.Những kiến nghị, đề xuất:
Phòng Giáo dục và đào tạo, nhà trường tiếp tục tăng cường tổ chức các buổi hội
thảo, dạy thực tập nhằm giúp giáo viên học hỏi nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, áp
dụng phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm năng cao chất lượng học sinh đại trà.
Châu Đình, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tác giả
16

×