SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN CÙNG LÚC 2 KỸ NĂNG NGHE
VÀ NÓI TRONG 1 TIẾT DẠY TIẾNG ANH 8 "
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm trước đây , khi dạy Tiếng Anh 8-9 theo Phân phối
chương trình do Bộ Giáo dục – Đào tạo phát hành năm 2005, giáo viên
dạy mỗi kỹ năng (nghe, nói, đọc hoặc viết) trong từng tiết học riêng
biệt. Thế nhưng từ năm học này (2008-2009) giáo viên giảng dạy Tiếng
Anh chương trình Tiếng Anh lớp 8-9 ở các trường THCS thuộc tỉnh Sóc
Trăng phải soạn giảng theo Phân phối chương trình mới do Sở Giáo dục
và đào tạo tỉnh Sóc Trăng phát hành.Theo Phân phối chương trình mới
này, giáo viên phải dạy cả hai kỹ năng nói và nghe trong một tiết lên
lớp. Điều này đã tạo nên sự quá tải về nội dung bài học lẫn các hoạt
động của thầy và trò trong mỗi tiết học. Sự quá tải này dẫn đến tình
trạng giáo viên đứng lớp không thực hiện tiết dạy theo đúng thời gian
qui định (45 phút). Để khắc phục tình trạng này, đôi khi giáo viên phải
đốt cháy giai đoạn bằng cách dạy lướt hoặc chỉ hướng dẫn học sinh cách
thực hiện rồi cho học sinh về nhà thực hành. Những cách làm trên dẫn
đến kết quả học sinh không nắm được đầy đủ kiến thức, không có cơ
hội rèn luyện kỹ năng, giáo viên không phát hiện được những hạn chế,
những sai sót mà học sinh vướng phải để có giải pháp khắc phuc kip
thời. Là giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THCS, chúng ta phải làm gì
và làm như thế nào để học sinh chúng ta tiếp thu được trọn vẹn các kiến
thức trọng tâm và có cơ hội rèn luyện đủ cả hai kỹ năng trong một tiết
học. Đó chính là vấn đề đặt ra cho chúng ta, những giáo viên đang
giảng dạy tiếng Anh ở trừờng THCS, đặc biệt là những giáo viên đang
trực tiếp giảng dạy tiếng Anh lớp 8 và 9.
2. Mục đích nghiên cứu
Là giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS Phú Tân, muốn
nâng cao chất lượng tiết dạy môn tiếng Anh nói riêng và nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung nên những vấn đề nêu trên khiến tôi đặc biệt
quan tâm. Và điều đó chính là lý do mà tôi nghiên cứu, tìm tòi nhằm tìm
ra những giải pháp tối ưu để vận dụng vào thực tế giảng dạy, hầu mang
lại hiệu quả cao nhất trong việc giảng dạy cả hai kỹ năng Nghe và Nói
tiếng Anh trong một tiết lên lớp.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh rất đa dạng và phong phú. Trong
khuôn khổ đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về phương pháp dạy hai kỹ
năng Nghe và Nói tiếng Anh. Do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ
tiến hành thực nghiệm với học sinh ở khối 8 của trường THCS Phú Tân.
Đơn vị bài học tôi chọn để kiểm nghiệm là Unit 11-Enghlish 8
“TRAVELING AROUND VIETNAM”
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này chính là “các giải pháp dạy cùng
lúc hai kỹ năng Nghe-Nói tiếng Anh trong một tiết lên lớp” nhằm làm
cho hiệu quả của tiết day nói riêng và chất lượng của bộ môn tiếng Anh
nói chung ngày càng cao hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp đọc tài liệu
-Phương pháp thực nghiệm
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIẢNG DẠY HAI KỸ NĂNG
NGHE-NÓI TIẾNG ANH
1. Tiến trình giảng dạy hai kỹ năng nghe và nói tiếng Anh
Nghe và Nói là hai trong bốn kỹ năng mà người học tiếng Anh cần phải
rèn luyện.Do đó, khi tiến hành dạy kỹ năng nghe hoặc nói, giáo viên
cần tiến hành theo ba bước: trước khi vào bài (pre-task), trong khi thực
hiện bài (while-task) và sau khi thực hiện xong bài (post-task)
1. Tiến trình giảng dạy kỹ năng nói.
1. 1. Pre - speaking
• Giới thiệu bài nói mẫu.
• Yêu cầu học sinh luyện đọc.
• Gv dùng câu hỏi gợi mở để học sinh rút ra cách sử dụng từ và cấu
trúc câu.
• Gv yêu cầu bài nói.
1. 2. Whi l e - speaking
• Hs dựa vào tình huống gợi ý để luyện nói theo yêu cầu.
• Hs luyện nói theo cá nhân/ cặp/ nhóm dưới sự kiểm soát của Gv.
• Gv gọi Hs trình bày phần thực hành nói theo yêu cầu.
12 . 3. Post-speaking
Hs liên hệ thực tế nói về bản thân, bạn bè, người thân trong gia đình
hoặc về quê hương, đất nước hay địa phương mình ở.
2.Tiến trình giảng dạy kỹ năng nghe.
2. 1. Pre - listeni n g
• Giới thiệu chủ điểm/tình huống;
• Các câu hỏi đoán về nội dung sắp nghe;
• Ra các yêu cầu bài nghe.
2. 2. Whi l e - liste n ni ng
• Ra câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu mục đích khi nghe;
• Chia quá trình nghe thành từng bước nếu cần. Ví dụ, nghe lần
thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý; nghe lần thứ hai: nghe
chi tiết nội dung; có thể cho học sinh nghe lần thứ ba để tự tìm hết đáp
án hay tự sửa lỗi trước khi giáo viên chữa lỗi và cho đáp án.
• Lưu ý: nên cho nghe cả nội dung bài, không dừng ở từng câu
một (trừ trường hợp câu khó muốn cho học sinh tìm thông tin chi tiết
chính xác).
2. 3. Post -li stening
• Tóm tắt bài nghe (Summarize the text)
• Sắp xếp các sự kiện cho bài nghe (Arrange the events in
order)
• Đặt tiêu đề cho bài nghe (Give the tittle of the listening text)
• Bình luận, cho ý kiến về các nhân vật trong bài nghe
• Viết lại câu truyện dùng các gợi ý
• Đóng vai
2. Sự cần thiết phải dạy cùng lúc hai kỹ năng Nghe-Nói tiếng Anh
trong một tiết lên lớp
Trong công tác giảng dạy, việc soạn giảng theo đúng phân phối chương
trình là một việc làm bắt buộc bởi vì phân phối chương trình mang tính
pháp lệnh. Soạn giảng không đúng phân phối chương trình đồng nghĩa
với việc vi phạm qui chế chuyên môn. Do vậy, dạy cùng lúc hai kỹ năng
Nghe-Nói trong một tiết học phải được thực hiện và thực hiện đúng tiến
độ chương trình.
Tuy nhiên, tiến trình giảng dạy đòi hỏi giáo viên và học sinh phải thực
hiện khá nhiều hoạt động trong một tiết lên lớp. Muốn các hoạt động
này có hiệu quả cao, giáo viên cần phải vận dụng các phương pháp
giảng dạy một cách uyển chuyển, linh hoạt và sáng tạo. Có như thế thì
hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng Nghe-Nói tiếng Anh nói riêng và
chất lượng bộ môn tiếng Anh nói chung sẽ ngày càng được nâng cao.
Chương II
THỰC TRẠNG VIỆC DẠY CÙNG LÚC HAI KỸ NĂNG
NGHE-NÓI TIẾNG ANH TRONG MỘT TIẾT LÊN LỚP
Ở TRƯỜNG THCS PHÚ TÂN
1. Khái quát về trường THCS Phú Tân.
Trường THCS Phú Tân tọa lạc tại ấp Phước Hòa xã Phú Tân, huyện
Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Trường gồm có 10 phòng học và 04 phòng
chức năng vừa mới được xây dựng. Tổng số học sinh của trường là 444
học sinh.
1.1 Thuận lợi.
Trang thiết bị giảng dạy và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh 8 được
trang bị khá đầy đủ gồm 01 bộ tranh tiếng Anh 8 và máy cassette cho
học sinh rèn luyện kỹ năng nghe.
1.2. Khó khăn.
Đa số các em học sinh ở trường THCS Phú Tân là người dân tộc
Khmer (chiếm tỉ lệ trên 80%), hoàn cảnh gia đình khó khăn. Có những
học sinh vừa học vừa lo làm kinh tế để phụ giúp gia đình hoặc kiếm tiền
chi cho việc học. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con
em mìmh mà phó thác cho nhà trường, giáo viên.
2. Thực trạng việc giảng dạy hai kỹ năng Nghe-Nói tiếng Anh 8
trong một tiết học ở trường THCS Phú Tân.
Như chúng ta đã biết, trong những năm học trước, hầu hết kỹ năng nghe
và nói được dạy tách ra từng tiết riêng biệt. Việc áp dụng PPCT mới,
dạy ghép hai kỹ năng Nghe-Nói trong một tiết lên lớp đã tạo ra 2 khó
khăn lớn cho giáo viên khi đứng lớp. Khó khăn thứ nhất là sự quá tải về
nội dung kiến thức cần truyền đạt, khó khăn thứ hai là giáo viên và học
sinh phải thực hiện quá nhiều hoạt động. Những khó khăn trên dẫn đến
kết quả giáo viên và học sinh không hoàn thành nội dung bài học theo
thời gian qui định
Nhiều nội dung, nhiều hoạt động phải thực hiện trong khi thời gian cho
phép của mỗi tiết dạy chỉ có 45 phút. Khi tiến hành giảng dạy theo đúng
tiến trình, đúng phương pháp, tiết dạy thường bị “cháy”. Thông thường
kỹ năng nói (speaking) được giáo viên tổ chức thực hiện trước và khá
hoàn chỉnh còn kỹ năng nghe chỉ tổ chức thực hiện phần while-listening
vì thời gian không cho phép. Việc dạy lướt phần nghe (listening) bằng
cách bỏ qua bước pre-listening hoặc bước post-listening làm cho học
sinh cảm thấy hụt hẫng vì tiết học có vẻ mất cân đối. Học sinh được
thực hành nói khá tốt nhưng thời gian tìm hiểu bài nghe thì quá ít.
Nhưng nếu không dạy lướt phần nghe, giáo viên phải kéo dài thời gian
tiết học hoặc tổ chức dạy bù thêm giờ để hoàn chỉnh nội dung bài học.
Thực tế những giải pháp nêu trên là chưa khoa học, chưa giải quyết triệt
để được vấn đề. Theo tôi, để dạy cùng lúc hai kỹ năng Nghe-Nói tiếng
Anh trong một tiết lên lớp có hiệu quả hơn chúng ta có thể thực hiện
một số giải pháp sau.
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐỂ DẠYCÙNG LÚC HAI KỸ NĂNG
NGHE-NÓI TIẾNG ANH
TRONG MỘT TIẾT LÊN LỚP CÓ HIỆU QUẢ HƠN
Để hạn chế sự quá tải về nội dung kiến thức và tổ chức tốt hoạt động
trong một tiết dạy bao gồm hai kỹ năng Nghe- Nói trong thờiigian vừa
qua tôi đã thực hiện những giải pháp sau:
1. Tận dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học.
Giáo viên phải tận dụng triệt để các thiết bị giảng dạy và đồ dùng
dạy học như máy cassette, visuals, posters, flashcards, bảng phụ …
nhằm khắc phục việc tiết dạy bị hạn chế về vấn đề thời gian.
2. Giới thiệu từ mới một lần.
Giáo viên không giới thiệu từ mới riêng biệt trong từng nội dung
Nghe hoặc Nói. Từ mới trong cả hai phần Nói và Nghe sẽ được tổng hợp
và giới thiệu trong bước pre- của kỹ năng được chọn giảng dạy trước. Ví
dụ, nếu ta dạy kỹ năng Nói trước thì từ vựng sẽ được giới thiệu trong
bước pre-speaking.
3. Xác định kiến thức trọng tâm cần truyền đạt .
Dạy kỹ năng nói Tiếng Anh là giúp HS vận dụng những kiến thức về từ
vựng, cấu trúc đã được học để diễn đạt các chức năng ngôn ngữ theo các
chủ đề và tình huống có liên quan đến bài học. Khi dạy kỹ năng nói
giáo viên cần chú ý:
Việc xác định đúng, chính xác kiến thức trọng tâm cần truyền đạt giúp
giáo viên không bị “lạc đề” trong quá trình soạn giảng.
Đối với kỹ năng nói giáo viên cần xác định kiến thức trọng tâm cần cho
học sinh luyện tập. Đó là những kiến thức ngữ pháp hay từ vựng giúp
học sinh diễn đạt những chức năng ngôn ngữ theo đúng như chủ đề và
tình huống của bài. Giáo viên có thể loại bỏ những cụm từ hoặc câu
hoặc từ vựng không thuộc trọng tâm cấu trúc cần rèn luyện.
Chẳng hạn, khi dạy điểm ngữ pháp req uest wit h “ mind ”
Do/Would you mind + V-ing . . . ?
Do you mind if I + V …?
Would you mind if I + V
2
…?
Giáo viên có thể loại bỏ các câu như:
“Could you give me some information, please?” và
“Could you suggest one?”
4. Xác định từ vựng cần giới thiệu
Thông thường trong mỗi đơn vị bài học đều có xuất hiện từ mới. Song
đối với đặc thù của tiết dạy ghép Nghe-Nói việc giới thiệu từ vựng đòi
hỏi phải được thực hiện nhanh chóng và không mất nhiều thời gian. Do
đó không phải từ mới nào giáo viên cũng đưa vào giảng dạy như nhau.
Giáo viên cần chọn từ để dạy bằng cách xét xem từ đó là từ chủ động
hay bị động để có phương pháp giới thiệu từ phù hợp.Giáo viên cũng
cần xác định rõ những từ mình cần dạy, tránh giới thiệu những từ không
cần thiết đồng thời phải chọn lọc phương pháp giới thiệu từ càng đơn
giản càng tốt.
Các từ chủ động thường xuất hiện trong các câu mẫu hoặc bài đàm thoại
mẫu. Do vậy khi giới thiệu cấu trúc câu hoặc bài nói mẫu giáo viên có
thể kết hợp giới thiệu từ mới. Đối với các gợi ý từ (cues) cho học sinh
thực hành, nếu có từ mới giáo viên có thể dùng phương pháp dịch ngĩa
trực tiếp (translation) sang tiếng Việt, hoặc cho học sinh đoán nghĩa từ
qua ngữ cảnh hoặc bằng cách tra tự điển.
Ví dụ, trong phần Read bài 15-Computers, các từ mới xuất hiện trong
bài gồm các từ chủ động: entertaining, time-cosuming, screen, adjust,
knob và các từ bị động: challe nging, amusing. Trong đó từ c hallege nt
có thể không cần giới thiệu
5. Thiết lâp bài hội thoại mẫu và tổ chức cho học sinh thực hành
Không nhất thiết cứ phải dùng bài hội thoại mẫu hoặc tất cả các
gợi ý câu, từ trong sách giáo khoa Giáo viên có thể thiết lập bài hội
thoại mẫu đơn giản nhưng nêu bậc được kiến thức ngôn ngữ trọng tâm.
` Đối với đơn vị bài số 11-, giáo viên có thể thiết lập bài hội thoại
mẫu như sau:
St u de ntA: Would you mind if I asked y ou a question?
St u de nt B: N o, I d on’t mi n d.
St u de nt A: I want t o visit a marke t. Do you mind suggesting one?
St u de ntB: I suggest going t o Ben Thanh mark e t ?
St u de nt A: N o, I d on’t wan t to go t he re.
St u de nt B: How about going t o Tha i Bình Market?
St u de nt A: That’s intere st i ng.
Sau khi thiết lập bài hội thoại mẫu, giáo viên tổ chức cho học sinh
luyện nói theo tiến trình như sau:
5.1. Repeatation
-GV giới thiệu câu mẫu/ bài nói mẫu.
-Hs luyện nói câu mẫu, bài nói mẫu cá nhân hoặc theo cặp, nhóm.
-Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng từ và cấu
trúc câu.
5.2. Control practice
-Gv hướng dẫn hs dung những gợi ý (từ, tranh ảnh, cấu trúc) để
luyện nói.
-HS luyện nói theo cá nhân/ cặp/ nhóm dưới sự kiểm soát của GV
(sửa lỗi phát âm, ngữ pháp, gợi ý thêm một số từ …)
-Gv quan sát và giúp đỡ hoặc tham gia nói với HS
-GV gọi cá nhân hoặc cặp HS trình bày lại phần thực hành.
5.3. Free practice
-Hs vận dụng những kiến thức ngôn ngữ của bản thân vào tình
huống, ngữ cảnh bài nói để luyện nói.
6. Môt số lưu ý khi dạy kỹ năng nói.
6.1. Giáo viên cần thực hiện bước pre -speak i n g một cách đơn giản
nhưng rõ ràng đề khắc phục vấn đế thời gian. Thông thường các cấu
trúc câu cho HS sinh thực hành đã xuất hiện hoặc được giới thiệu trong
phần ngữ liệu (Listen and Read). Vì thế trong bước này GV chỉ gợi ý
cho HS nhắc lại cấu trúc và giới thiệu thêm một số kiến thức cần thiết
khác.
Ví dụ:
*Nội dung trong sách giáo khoa:
Request
Rely
√ ×
-Do you mind closing
the door?
-Would you mind
opening the
windown?
-Do you mind if I
take a photo?
- Would you mind if I
took a photo?
-No, I don’t
mind.
-No, of couse
not.
-Not at all
-Please do.
-Please do ahead
-I’m sorry, I can’t.
-I’m sorry, that is
not possible.
-I’d prefer you
didn’t
-I’d rather you
didn’t
*Nôi dung giáo viên thực hiện:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc đã được giới thiệu trong phần
Li sten and Read.
-Giới thiệu một số lời đáp lại lời yêu cầu (request):
• No, I don’t mind/ Not at all/ Please do.
• I’m sorry, I can’t./ I’d prefer you didn’t
6.2. Trong phần w hi le-spe aking GV cần hướng dẫn HS cách tiến hành,
làm rõ yêu cầu bài tập. Tranh ảnh, từ gợi ý phải mang tính thực tế gần
gũi với đời sống thường ngày, không nhất thiết chỉ bám sát vào sách
giáo khoa.
Ví dụ:
Các gợi ý trong sách giáo khoa: Thai Bình Market
Ben Thanh Market
Stamps and Coins Market
Giáo viên có thể thay thế Stamps and Coints Market bằng Flowers Market
6.3. Riêng phần po st-speaking giáo viên không nên hạn chế về ý tưởng
cũng như ngôn ngữ, nên để HS tự do nói, phát huy khả năng sáng tạo
của học sinh.
7. Môt số lưu ý khi dạy kỹ năng nghe.
Không giống với dạy kỹ năng nói, dạy kỹ năng nghe là giúp Hs rèn
luyện kỹ năng nhận biết kiến thức ngôn ngữ trong quá trình rèn luyện
kỹ năng nghe. Do vậy giáo viên có thể dành thời gian rèn luyện kỹ năng
nghe ít hơn thời gian rèn luyện kỹ năng nói.
Là kỹ năng nhận biết do đó các từ vựng cầ cung cấp đa số là các từ bị
động do vậy giáo viên không phải mất thời gian cho việc giới thiệu từ
vựng. GV có thể yêu cầu hs tự tìm hiểu nghĩa của từ trước (homework),
-Đối với bước pre-list e ning , ngoài việc cung cấp từ vựng và đưa ra
những gợi ý về chủ đề để HS suy nghĩ, suy đoán về nội dung bài nghe,
GV cần chú trọng việc hướng dẫn học sinh nắm những thông tin mà bài
tâp yêu cầu.
-Nếu bước pre-listening được chuẩn bị tót thì bước w hi le-liste n i ng sẽ là
một hoạt động hết sức nhẹ nhàng đối với giáo viên và học sinh. Thầy và
trò cùng lắng nghe bài text và chọn thông tin phù hợp để hoàn thành
yêu cầu đề ra.
-Trong phần post-listening , theo tôi gíao viên phải tổ chức các hoạt
động để kiểm tra xem học sinh của mình nắm được nội dung bài nghe ở
mức độ nào bằng những bài tập đơn giản để không mất nhiều thời gian.
Và các dạng bài tập phù hợp trong trường hợp này là arra nge t he e vents
in order, summarize the te xt or ret e ll the t ex t.
8. Kết quả đạt được
Áp dụng những giải pháp nêu trên vào thực nghiệm ở khối lớp 8 trường
THCS Phú Tân (Unit 11.Traveling around Viet Nam- Enghlish 8) đồng
thời đối chiếu với tiến trình giảng dạy bình thường, thời gian lên lớp
được ghi nhận như sau:
Thời gian
Dạy bình thường Dạy thực nghiệm
59 phút 47 phút
Số liệu trên cho thấy những giải pháp đưa ra đã phần nào mang lại
hiệu quả thiết thực. Tiết dạy diễn ra trong giới hạn thời gian cho phép
đồng thời đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu về nội dung lẫn phương
pháp.
KẾT LUẬN
Để việc dạy cùng lúc hai kỹ năng Nghe_Nói tiếng Anh trong một tiết
lên lớp đạt hiệu quả cao hơn, theo tôi giáo viên cần phải tận dụng và khai
thác triệt để các trang thiết bị đồ dùng dạy học, chắc lọc nội dung đáp
ứng mục tiêu đề ra, đồng thời phải biết uyển chuyển, linh hoạt và sáng tạo
trong việc vận dụng các phương pháp vào giảng dạy. Tuy nhiên, những
giải pháp nêu trên chắc hẳn vẫn chưa phải là những giải pháp hoàn hảo.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi của quý đồng
nghiệp để chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh nói riêng và chất lượng
giáo dục nói chung ngày càng đươc nâng cao.