Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

SKKN tổ CHỨC TRÒ CHƠI THỰC HÀNH môn TIẾNG VIỆT lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.94 KB, 12 trang )

PHÒNG GDĐT TAM NÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LONG A
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017- 2018
Tên SKKN: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI THỰC HÀNH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP
5
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LONG A
Tác giả: Lê Tùng Nguyên
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 5
Đơn vị: Trường Tiểu học An Long A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân:
1. Thực trạng:
Mặt mạnh: Trường Tiểu học An Long A, luôn đề cao chất lượng toàn diện thế
hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học,
giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của thế dục thế
kỹ XXI : tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng
định mình và Học để cùng chung sống;
Giáo viên Trường Tiểu học An Long A luôn đề cao chất lượng dạy học, đổi mới
phương pháp dạy học toàn diện và căn bản cho nên học sinh lớp 5 hình thành và
phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. thông qua hoạt động dạy học
môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu
biết về tự nhiên xã hội và con người


Hạn chế: Đa số học sinh của Trường Tiểu học An Long A, khi học môn Tiếng Việt
các em tiếp thu kiến thức bài học cảm thấy nặng nề, khó nhọc, không được thoải

1


mái một cách tự nhiên trong học tập. Ngoài ra, có giáo viên ít biết tổ chức trò chơi
học tập vào lúc nào và còn lúng túng khi tổ chức trò chơi học tập cho các em,...

2. Nguyên nhân:
Khả năng học tập của học sinh lớp 5 khi học tập môn Tiếng Việt, khả năng vận
dụng những kiến thức mà học sinh thu nhận được từ giáo viên, từ sách giáo khoa.
Kĩ năng học tập có thể hình hành một cách tự nhiên nhưng chậm và thiếu hệ thống,
giáo viên khi lên lớp đã được rèn luyện thuần tục kĩ năng giảng dạy, lại có thêm
các tài liệu hỗ trợ khác. Trong khi đó, hầu hết các học sinh chỉ biết đi học nghĩa là
nghe, ghi chép, học thuộc bài, như thế quả là chưa ổn! để khắc phục tình trạng trên,
để giúp các em tiếp thu kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, giúp các
em củng cố, khắc sâu kiến thức bài học một cách bền vững và để phát huy hết tác
dụng của trò chơi học tập, để giúp giáo viên khắc phục những hạn chế khi tổ chức
trò chơi học tập trong tiết dạy. Cho nên tôi chọn đề tài: “TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
THỰC HÀNH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5”.
II. Biện pháp/ giải pháp đã thực hiện:
1. Giải pháp thực hiện:
- Trò chơi học tập khác với trò chơi giải trí ở chỗ: Trò chơi giải trí là trong một tiết
học, giáo viên dành ra ít phút tổ chức cho các em tập một vài động tác thể dục hoặc
trò chơi đơn giản làm cho người đỡ mệt mỏi; còn trò chơi học tập là giáo viên phải
căn cứ vào nội dung bài học để đưa trò chơi giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến
thức bài học ở đó. Ở mỗi trò chơi, giáo viên hướng dẫn rất đầy đủ và cụ thể các
bước tiến hành. Giáo viên chỉ cần căn cứ vào đối tượng học sinh lớp mình phụ
trách để tổ chức sao cho phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức trò chơi trong giờ dạy thực hành Tiếng Việt 5, giúp học sinh củng cố,
khắc sâu kiến thức của bài học đó và tổ chức vui chơi ngay trong lớp học, ngay
trong giờ học hàng ngày. Chủ yếu với các hình thức chính như sau:
Các hình thức tổ chức trò chơi cụ thể môn Tiếng Việt:
a. Dạy bài Tập đọc:
Giải pháp 1: Dạy bài tập đọc lời nhân vật tổ chức trò chơi hái hoa.
2


Ví dụ 1: Dạy bài Tập đọc “Người công dân số Một” (Tuần 19, trang 4, Sách
Tiếng Việt 5, tập 2).
1) Tên trò chơi: Hái hoa
Giáo viên tổ chức khi dạy phần tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài.
2) Mục đích của trò chơi
- Tạo không khí thi đua sôi nổi.
- Giúp nhận biết tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt,
trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
3) Luật chơi:
- Đọc đúng đoạn ghi trên bông hoa của mình.
- Đã hái hoa không được đổi lại.
4) Chuẩn bị trò chơi:
- Hai bông hoa giấy, trong đó có ghi như sau:
Bông hoa thứ 1: Ghi lại lời nhân vật Thành trong khung chữ dưới đây:
NHẾU HCHHI CHẦN HMIHẾNHG CHƠM HMAHNH HÁO HTHHÌ THÔIH Ở
HPHHAN HTHHIẾHT CHUNHG ĐHŨ SHỐNHG
Bông hoa thứ 2: Trong bài Người công dân số Một có mấy nhân vật? Đó là
nhân vật nào? Hãy nêu lại lời nhân vật Thành trong bài và nêu nội dung chính của
bài?
5) Cách chơi: Chơi theo hình thức cá nhân
- Giáo viên nêu cách chơi: Trên bảng thầy có hai bông hoa đã đánh số thứ

tự, 1, 2 các em sẽ xung phong lên bảng hái hoa. Thầy lần lượt mời hai em lên bảng,
các em hái hoa xong, xem trong bông hoa của mình ghi gì thì thực hiện đúng theo
yêu cầu đó. Các em dưới lớp chú ý lắng nghe bạn đọc và trả lời câu hỏi để nhận xét
cho đúng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
6) Nhận xét:
- Giáo viên cho học sinh nhận xét trước.
- Giáo viên nhận xét rồi chốt lại kết quả đúng.

3


Gợi ý 1: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ
sống”.
Gợi ý 2: (Trả lời nội dung chính của bài)
Giải pháp 2: Lời nhân vật trò chơi đọc phân vai và giải mã lời của nhân
vật;
Ví dụ 2: Dạy bài Tập đọc “Người công dân số Một” (tiếp theo) (Tuần 19,
trang 10, Sách Tiếng Việt 5, tập 2).
1) Tên trò chơi: Đọc phân vai và giải mã lời của nhân vật.
Giáo viên cho học sinh chơi ở phần củng cố của bài học.
2) Mục đích của trò chơi:
- Giờ học vui, học sinh hào hứng học tập.
- Học sinh đọc đúng, đọc hay và hiểu nội dung của bài.
- Giúp nhận biết tầm nhìn xa, quyết tâm cứu nước của người thanh niên
Nguyễn Tất Thành.
3) Luật chơi:
Phải đọc đúng lời của nhân vật trong kịch bản: “Người công dân số Một”
(tiếp theo)
4) Chuẩn bị trò chơi:

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2 (đọc bài theo phân vai).
- Phiếu học tập ghi sẵn đề bài.
Đề bài: Đọc và ghi lại suy nghĩ của người thanh niên Nguyễn Tất Thành thể
hiện trong khung chữ dưới đây:
24.18.12

15.25.18.16

28.8.15

5.15.19

11.17.5
7.9

5.1.15
27.9

23.1.16.10
14.1.15

24.22.12
5.26.25

16.26.19.5
2.16

13.11.17.16

6.3.16


5.25.1

15.12.16.11

Sử dụng bảng mã khóa chữ số sang chữ cái:

4

5.25.1

11.17
11.17
11.17


1=A

2=Ă

3=Â

4=B

5=C

6=D

7=Đ


8=E

9=Ê

10 = G

11 = H

12 = I

13= K

14 = L

15 = M

16 = N

17 = O

18 = Ô

19 = Ơ

20 = P

21 = Q

22 = R


23 = S

24 = T

25 = U

26 = Ư

27 = V

28 = X

29 = Y

Giải mã: “Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ. Học cái trí
khôn của họ để về cứu dân mình”.
5) Cách chơi:
Giáo viên nêu cách chơi: Bài Tập đọc “Người công dân số Một” (tiếp theo)
Có 3 nhân vật. Thầy chia các em thành 3 nhóm (thứ tự 1, 2, 3), các em luyện
đọc trong nhóm, mỗi em sắm vai một nhân vật. Sau đó thầy mời 2 nhóm lên bảng,
thi đọc và giải mã. Nhóm nào đọc đúng, đọc hay hơn và giải mã đúng là nhóm đó
thắng.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc và giải mã.
6) Nhận xét:
Giáo viên cho học sinh nhận xét trước.
Giáo viên nhận xét, chốt lại cho cả lớp nghe.
Độ nhanh nhẹn
+Đọc diễn cảm đúng theo mức độ nhanh nhất và giải mã nhanh nhất được
tuyên dương và nhận 5 bông hoa;
+ Đọc diễn cảm đúng theo mức độ nhanh nhì và giải mã nhanh nhì được

tuyên dương và nhận 4 bông hoa;
+ Đọc diễn cảm đúng theo mức độ nhanh ba và giải mã nhanh ba được
tuyên dương và nhận 3 bông hoa;
+ Đọc diễn cảm đúng theo mức độ nhanh tư và giải mã nhanh tư được tuyên
dương và nhận 3 bông hoa;
+ Đọc diễn cảm đúng theo mức độ nhanh năm và giải mã nhanh năm được
tuyên dương và nhận 3 bông hoa;
b. Luyện từ và câu:
Giải pháp 3 : Dạy luyện từ và câu tổ chức trò chơi tạo ghép câu.
5


Ví dụ 3: Dạy bài “Câu ghép” (Trang 8, SGK Tiếng Việt 5, tập 2).
1) Tên trò chơi: Tạo ghép câu.
2) Mục đích của trò chơi:
- Giờ học vui, nhẹ nhàng, học sinh hào hứng học tập.
- Dùng khi dạy bài luyện từ và câu: Câu ghép.
- Giúp nhận biết cách tạo câu ghép từ các câu đơn.
3) Luật chơi:
- Mỗi em lên bảng chỉ được chọn một câu bên trái với vế câu ở bên phải để
tạo nên câu ghép.
4) Chuẩn bị cho trò chơi:
Hai bảng phụ (A, B) mỗi bảng viết những nội dung sau:
Ghép số câu ở bên trái với vế câu ở bên phải để tạo nên câu ghép.
Rút ra điều ghi nhớ về: cấu tạo của từng vế trong câu ghép; mối quan hệ về
nội dung giữa các vế trong câu ghép.

Trời xanh thẳm

biển đục ngầu giận dữ


Trời rải mây trắng nhẹ

biển xám xịt nặng nề

Trời âm u mây mưa

biển cũng xanh thẳm

Trời ầm ầm dâng gió

biển mơ màng dịu hơi sương

5) Cách chơi:
Giáo viên nêu cách chơi: Thầy cho các em chơi theo nhóm 4 (thứ tự 1, 2, 3,4
Các nhóm chơi ngồi hàng ngang phía trước các bảng và cách bảng từ một
khoảng trống( tùy theo sân chơi). Từ bảng của mỗi nhóm có kẻ bằng phấn trắng
một đường đi rộng 1m, các người chơi của từng nhóm chỉ được dẫn bống nhựa di
chuyển trong con đường bằng phấn trắng đó ( đường vẽ theo hình chữ chi). Các
nhóm được quyền bàn bạc với nhau trước khi vào cuộc chơi.

6


Khi quản trò phát lệnh cuộc chơi bắt đầu, từng người trong nhóm chơi vừa
đi lên bảng vừa dùng chân dẫn bóng nhựa cùng đi theo con đường vẽ phấn trắng
hình chữ chi đó, nếu để trái bóng lăn ra ngoài con đường vẽ bằng phấn trắng thì
người chơi phải đi lại từ điểm xuất phát.. Nhiệm vụ của các em là các em chọn câu
đơn ở bên trái nối với câu đơn bên phải thành một câu ghép. Em số 1 của hai nhóm
lên điền xong rồi dẫn trái bóng trở về chỗ đứng của nhóm để em số 2 lên. Cứ lần

lượt 4 em lên nối. Em nào nối đúng, đẹp và nhanh hơn thì nhóm đó thắng.
Giáo viên cho học sinh thi.
Quản trò đánh giá kết quả cuộc chơi
Kết quả đúng là:
Trời xanh thẳm

biển đục ngầu giận dữ

Trời rải mây trắng nhẹ

biển xám xịt nặng nế

Trời âm u mây mưa

biển cũng xanh thẳm

Trời ầm ầm dâng gió

biển mơ màng dịu hơi sương

Khắc sâu ghi nhớ:
- Mỗi vế trong câu ghép có cấu tạo giống một câu đơn: có đủ chủ ngữ, vị
ngữ.
- Các vế trong câu ghép có quan hệ chặt chẽ về nội dung: các vế trong câu
ghép cùng thể hiện một ý.
Bốn câu ghép trong một đoạn văn trên cùng thể hiện mối quan hệ biển và
trời biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.
6) Nhận xét
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét: học sinh nối có đúng không, có nêu được ghi nhớ

không.
- Giáo viên chốt lại kết quả đúng như trên.
Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi đố em trong luyện tập thực hành của bài
chính tả.
7


c. Dạy chính tả:
Ví dụ: Dạy bài Chính tả: “Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực” (trang 6, SGK
Tiếng Việt 5, tập 2).
1) Tên trò chơi: Đố em.
Giáo viên cho học sinh chơi khi làm bài tập 2.
2) Mục đích của trò chơi
- Giúp tiết học vui, sôi nổi, tạo không khí thi đua.
- Góp phần phát huy tưởng tượng cho các em.
- Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh.
3) Luật chơi
- Đã điền vào chỗ trống khi điền xong không được điền lại.
- Các bạn không được nhắc bạn.
4) Chuẩn bị cho trò chơi
- Hai bảng phụ, mỗi bảng ghi như sau:
Đề bài: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ sau:
Biết rằng:
1

chữ r, d hoặc gi

2 chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp)
Tháng giêng của bé
Đồng làng nương chút heo may

Mầm cây tỉnh 1 ấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết tr 2 n tìm
Cây đào trước cửa lim 1 im mắt cười
Quất g 2 m từng hạt nắng 1 ơi
Làm thành quả những mặt trời vàng mơ
Tháng 1 êng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ng 2 t ngào.
Theo Đỗ Quang Huỳnh
5) Cách chơi: chơi theo hình thức tiếp sức (nhóm 7)
Giáo viên nêu cách chơi: Trên bảng thầy có hai bảng phụ (A, B).
8


Các nhóm chơi ngồi hàng ngang phía trước các bảng và cách bảng từ một
khoảng trống( tùy theo sân chơi). Từ bảng của mỗi nhóm có kẻ bằng phấn trắng
một đường đi rộng 1m, các người chơi của từng nhóm nhảy cóc di chuyển trong
con đường bằng phấn trắng đó. Các nhóm được quyền bàn bạc với nhau trước khi
vào cuộc chơi.
Khi quản trò phát lệnh cuộc chơi bắt đầu, từng người trong nhóm chơi vừa
đi lên bảng nhảy cóc đi theo con đường vẽ phấn trắng đó, nếu nhảy ra ngoài con
đường vẽ bằng phấn trắng thì người chơi phải đi lại từ điểm xuất phát..
Mỗi bảng đều ghi bài thơ còn trống một số chỗ. Nhiệm vụ của các em là điền
vào chỗ trống âm đầu r, d, hoặc gi vào ô trống 1 hoặc o hoặc ô vào ô trống 2
Thầy sẽ chia các em thành nhóm 7 (thứ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7). Mỗi em lên bảng chỉ
được điền vào một số chỗ trống., Em số 1 của hai nhóm lên điền xong rồi nhảy cóc
về chỗ đứng của nhóm để em số 2 lên cứ lần lượt cả 7 em trong nhóm được lên.
Em số 7 điền xong nhớ về chỗ cả nhóm đều đọc to bài thơ đã điền.
Giáo viên cho các em chơi.
6) Nhận xét
- Cho học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét: học sinh điền có đúng không, đọc có đúng không.
- Giáo viên chốt lại kết quả đúng.
Độ nhanh nhẹn
- Điền từ xong đúng nhanh, đẹp nhất được tuyên dương và nhận 5 bông hoa;
- Điền từ xong đúng nhanh, đẹp nhì được tuyên dương và nhận 4 bông hoa;
- Điền từ xong đúng nhanh, đẹp ba được tuyên dương và nhận 3 bông hoa;
- Điền từ xong đúng nhanh, đẹp tư được tuyên dương và nhận 2 bông hoa;
- Điền từ xong đúng nhanh, đẹp năm được tuyên dương và nhận 1 bông hoa.
4. Hiệu quả và khả năng áp dụng:
1. Hiệu quả:
- Tổ chức vui chơi ngay trong lớp học, ngay trong giờ học hàng ngày;
- Chơi trong phạm vi không gian chật hẹp, trong phạm vi thời gian ngắn
ngủi với số lượng người tham gia đông;
9


- Đơn vị chơi là nhóm. Từng người trong nhóm nối tiếp nhau thực hiện công
việc chung;
- Mỗi người thực hiện một thao tác, một phần công việc;
- Chung sức: cả nhóm bàn bạc cùng giải quyết công việc;
- Từng người thực hiện công việc được giao trong phiếu học tập;
- Nhờ trò chơi học tập, các em tiếp thu kiến thức bài học một cách nhẹ
nhàng, thoải mái;
- Trò chơi học tập giúp cho tiết học thêm sôi nổi, học sinh hào hứng học tập;
- Trò chơi học tập giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức bài học một cách
bền vững;
- Giúp giáo viên khắc phục những hạn chế khi tổ chức trò chơi học tập trong
tiết dạy.
Sau khi tác động đề tài, tôi kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh. Cụ thể như
sau:

Hoàn thành môn học
Thời gian

Trước thực
hiện đề tài
Sau thực hiện
đề tài

Năng lực

Mức độ Mức độ Mức độ
1
2
3

Phẩm chất

Tốt

Đạt

Tốt

Đạt

16,7%

21,3%

62%


25,8%

74,2%

29,7%

70,3%

38,1%

57,2%

4,7%

95,3%

4,7%

93,6%

6,4%

2. Khả năng áp dụng:
- Đề tài có khả năng áp dụng cho việc dạy thực hành môn Tiếng Việt ở Tiểu
học (từ lớp 2 đến lớp 5) trường Tiểu học An Long A và các trường Tiểu học trong
tỉnh.
An long, ngày 09 tháng 02 năm
2018
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị


Người viết

10


Phạm Công Nhu

Lê Tùng Nguyên

11


12



×