SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM GÂY HỨNG THÚ
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN ĐỌC THƠ”
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường mầm non cái tên nghe thật thân thương ấm áp. Bởi nơi đây hội tụ rất nhiều
những gương mặt trẻ thơ những gương mặt ngây thơ hồn nhiên trong sáng.Trường mầm
non đó là ngơi nhà thứ 2 của trẻ, ở đây trẻ được yêu thương được chăm sóc dạy dỗ ân
cần.Trẻ được học hỏi rất nhiều từ học ăn, học nói, học chào hỏi, học múa, học hát, học
vẽ, học nặn, học kể chuyện, đọc thơ…
Một trong những bộ mơn trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mà tôi
quan tâm để đầu tư thực hiện nhiệm vụ trên đó là hoạt động “làm quen với văn học”.
Trong đó có hoạt động đọc thơ rất gần gũi với trẻ thơ nó giúp trẻ có vốn từ phong phú và
khả năng diễn đạt mạch lạc.
Xuất phát từ niềm say mê của trẻ mầm non qua những vần thơ, thời gian qua tôi đã
dành rất nhiều thời gian tâm huyết để chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động đọc thơ của trẻ
ở lớp mình. Đối với tơi thì việc đọc thơ diễn cảm có nghệ thuật lại có ý nghĩa to lớn nhằm
giúp trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 tuổi lớp tôi biết thể hiện tình cảm của mình vào trong
những bài thơ. Qua đó trẻ tái tạo lại bằng hình ảnh những gì đã nghe được và gợi nên ở
trẻ những tình cảm, cảm xúc nhất định.
Mặt khác đọc thơ diễn cảm là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động “làm
quen văn học”. Vì vậy khơng những đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe mà còn phải rèn luyện
cho trẻ kỹ năng đọc diễn cảm các tác phẩm văn học để tạo điều kiện cho trẻ phát triển
vốn từ và thể hiện những kỹ năng kiến thức mà mình đã học.
Trên thực tế trong quá trình thực hiện ở trường mầm non tôi thấy kỹ năng đọc thơ
diễn cảm của trẻ mẫu giáo chưa được tốt và còn nhiều hạn chế: chỉ có một số ít trẻ biết
đọc thơ diễn cảm cịn một số trẻ thì việc đọc thơ chỉ mang tính thuộc lịng chứ chưa thể
hiện một cách diễn cảm, thậm chí có trẻ cịn đọc chưa đúng một số trẻ cịn ngọng, lắp…
Do đó gây rất nhiều khó khăn đối với việc luyện kỹ năng đọc diễn cảm.
Trên cơ sở thực tiễn của lớp và qua những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong các
năm dạy trẻ mẫu giáo lớn tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “một số kinh nghiệm gây hứng thú
cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động đọc thơ” với mục đích giúp trẻ đọc thơ diễn cảm
hơn biết thể hiện tình cảm của mình vào trong bài thơ.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1) Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế về khả năng diễn đạt và tư
duy phát triển chưa cao. Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên xây dựng kế hoạch
tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non phát triển tồn diện thì ta cần đi sâu vào 5 lĩnh
vực: lĩnh vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn
ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội, lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. Trong 5 lĩnh vực thì
lĩnh vực phát triển ngơn ngữ giữ vai trị rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ
5 tuổi, khi ở lớp mẫu giáo nhỡ chuyển nên lớp mẫu giáo lớn thì khă năng diễn đạt ngơn
ngữ của trẻ vẫn chưa được mạch lạc, một số trẻ vẫn còn bỡ ngỡ, nhút nhát trẻ vẫn cịn nói
trống khơng, nói ngọng, một số trẻ còn ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Năm
học 2011-2012 nhà trường phân công tôi dạy lớp 5 tuổi tôi rất chú trọng vào lĩnh vực
phát triển ngơn ngữ. Ngơn ngữ của trẻ phát triển tốt thì trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong
giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp cũng như những người xung quanh trẻ.
2) Cơ sở thực tiễn
Trong lĩnh vực phát triển ngơn ngữ thì hoạt động đọc thơ có ý nghĩa rất to lớn đối
với trẻ mẫu giáo lớn, nó giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình vào bài thơ. Nhưng trên
thực tế tôi thấy trẻ lớp tơi vẫn chưa biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình vào trong
bài thơ. Chính vì vậy mà tơi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ
mẫu giáo lớn đọc thơ”. Để thực hiện được đề tài này tôi đã gặp phải một số thuận lợi và
khó khăn như sau:
a) Thuận lợi
Được ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị
phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Đa số phụ huynh trong lớp tơi đã ủng hộ nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng đồ
chơi cho trẻ.
Phụ huynh rất tích cực kết hợp với giáo viên để sửa ngọng cho trẻ.
Hàng tuần tổ chuyên môn thường họp để cùng nhau lựa chọn các hoạt động học
cho phù hợp.
Chị em trong trường thường xuyên sưu tầm các bài thơ hay ở trên mạng để làm
băng, đĩa phục vụ cho hoạt động học của trẻ giúp trẻ hứng thú hơn vào hoạt động đọc
thơ.
Một số trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động ở lớp, có nếp và có thói quen học
tập.
Các cháu khoẻ mạnh nhanh nhẹn.
b) Khó khăn
* Đối với cơ:
Đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho hoạt động đọc thơ cịn ít.
Trình độ giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong tổ chức các hoạt động ở lớp
còn hạn chế.
Việc kết hợp giữa hai cô ở lớp khi dạy trẻ vẫn chưa đạt kết quả cao.
Do ngôn ngữ địa phương nói ngọng giữa âm “n” với “l”, cơ giáo và trẻ cịn nói
ngọng.
Việc nhận thức của một số phụ huynh trong chăm sóc giáo dục trẻ cịn hạn chế,
phụ huynh chưa quan tâm đến việc học ở trường của con em mình, vì vậy việc ủng hộ
ngun vật liệu cịn chưa được nhiều nên giáo viên và trẻ tạo nên sản phẩm còn hạn chế.
* Đối với trẻ :
Một số trẻ chưa có hứng thú nghe cơ đọc thơ cịn nhút nhát chưa biết sử dụng ngôn
ngữ mạch lạc, trẻ đọc thơ còn ngọng.
Phân loại
Tốt
Trước khi thực hiện đề tài
Khá Trung bình
Số lượng
Tỷ lệ (%) Số lượng
Tỷ lệ (%) Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ 10/43 23
16/43 37
17/43 40
Khả năng diễn cảm ngôn ngữ mạch lạc
8/43 18.6 14/43 32.4 21/43 49
Khả năng đọc thơ theo cô
6/43 14
12/43 28
25/43 58
Biết cách đọc thơ sáng tạo
4/43 9
10/43 23
29/43 68
c) Biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
1.1: Tự nghiên cứu qua các tập san,sách báo
Mỗi chúng ta ai cũng hiểu khi làm một việc gì đó muốn đạt được kết quả cao mà
chỉ dựa vào sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp thì chưa đủ, quan trọng nhất là phải tự
bản thân mình ln cố gắng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chun mơn. Tôi luôn
trau dồi kiến thức học qua chị em đồng nghiệp, học qua các tập san, sách báo, thường
xuyên vào mạng internet để nghiên cứu các chương trình giáo dục mầm non mới, nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích cực tham gia vào các chuyên đề, dự các hoạt
động mẫu, qua các buổi thao giảng kiến tập do trường, phòng giáo dục và các trường
điểm tổ chức. Các ý kiến đóng góp bổ sung dự giờ của Ban Giám Hiệu cũng như tổ
chun mơn nhận xét đóng góp.
Hình ảnh: Cơ giáo sử dụng máy vi tính
1.2: Học hỏi chị em đồng nghiệp để sửa cách phát âm
Ngay từ đầu năm học tôi đã nhận thấy mình cịn nhầm “n và l” nên tơi đã tự bồi
dưỡng cho mình bằng cách thường xuyên luyện từ, luyện chữ, tập đọc, tập ngắt, nghỉ, các
bài thơ sao cho chính xác để thu hút được sự chú ý của trẻ. Vào những buổi sinh hoạt của
tổ chuyên môn tôi thường phát âm để nhờ chị em sửa cho. Bên cạnh đó tơi cịn nhờ chị
em đồng nghiệp tìm những bài thơ, đồng dao có nhiều từ khó qua đó tơi cũng luyện đọc
được rất nhiều.
Hình ảnh: tổ chun mơn đang họp
1.3: Nâng cao trình độ chun mơn qua giờ dạy
Trong hoạt động đọc thơ tơi cịn sưu tầm lồng ghép các bài hát có tính chất vui
nhộn nó cũng giúp hoạt động học của trẻ đạt kết quả cao hơn
VD: Trước đây khi dạy trẻ đọc bài thơ “tình bạn” thì cơ giáo sẽ đàm thoại về chủ
đề trường mầm non. Sau đó cơ sẽ giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả rồi cô sẽ đọc bài thơ
lần 1. Cô đọc lần 2 sẽ giảng nội dung bài thơ và đàm thoại với trẻ về bài thơ. Sau đó cơ
cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đứng lên đọc thơ.
Nhưng bây giờ cũng với bài thơ “tình bạn” đầu tiên để gây được hứng thú cho trẻ
tôi sẽ cho trẻ hát bài “lớp chúng ta đoàn kết”. Sau đó đàm thoại với trẻ về chủ đề, vào
phần nội dung chính tơi sẽ giới thiệu với trẻ về tên bài thơ, tên tác giả và tôi sẽ đọc thơ
lần 1 kết hợp với tranh minh hoạ. Sau khi đọc xong lần 1 tôi hỏi lại trẻ về tên bài thơ và
tên tác giả. Cô sẽ đọc thơ lần 2 lần này tơi sẽ đọc kết hợp với hình ảnh động trên giáo án
điện tử, đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. Tơi cịn giáo dục trẻ ở trong lớp phải
ngoan ngỗn nghe lời cơ giáo và đồn kết với bạn trong lớp. Tơi đọc thơ lần 3 kết hợp
với các bức tranh rối tay do tôi tự làm cho các nhân vật cử động được, cho trẻ đọc thơ
dưới nhiều hình thức: cả lớp, các tổ, các nhóm, cá nhân đọc thơ. Kết thúc tơi cho trẻ tự
tay mình làm các món q để tặng các bạn trong lớp.
Việc kết hợp hoạt động âm nhạc, hoạt động tốn và sử dụng hình ảnh động trên
máy chiếu vào hoạt động đọc thơ sẽ làm cho trẻ hứng thú đọc thơ nên rất nhiều.
Hình ảnh động trên máy chiếu
* Biện pháp 2: Đọc thơ diễn cảm kết hợp với ánh mắt, cử chỉ, nét mặt để trẻ phát
triển khả năng thể hiện cảm xúc của mình
Tư thế nét mặt, ánh mắt, cử chỉ,… để tăng thêm sức biểu cảm cho lời nói là cần
thiết, những cử chỉ đơn giản chân thực có nội dung sâu sắc sẽ tăng thêm sức diễn cảm
cho bài thơ.
Vì thế khi đọc cho trẻ nghe một bài thơ tôi rất chú ý đến những điều này
VD: Khi cho trẻ đọc bài thơ “con voi”tôi phải đọc với giọng điệu vui tươi hồn
nhiên, kết hợp làm 1 số động tác minh hoạ cụ thể như sau:
+ Câu thơ thứ nhất “con vỏi con voi” thì đầu lắc lư kết hợp với 2 tay đung đưa và 2
chân dậm
+ Câu thơ thứ 2 “cái vịi đi trước” thì một tay cô đưa lên trán vẫy vẫy đồng thời
người hơi gập và 2 chân dậm.
+ Câu thứ 3 “hai chân trước đi trước” thì đầu lắc lư kết hợp 2 tay đưa ra đằng trước
đưa nên đưa xuống 2 chân dậm
+ Câu thứ 4 “hai chân sau đi sau” thì đầu lắc lư kết hợp hai tay đưa ra đằng sau vẫy
vẫy hai chân dậm
+ Câu thứ 5 “cịn cái đi đi sau nốt” thì một tay để nên trán vẫy một tay đưa ra
đằng sau vẫy
+ Câu thứ 6,7 “tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi”
Thì tơi đọc với nét mặt tươi vui kết hợp hai tay vỗ vào nhau hai chân dậm
VD: Khi cho trẻ đọc bài thơ chiếc cầu mới” của chủ đề giao thông, tôi phải
đọc diễn cảm kết hợp đọc nên giọng và xuống giọng phù hợp với từng câu thơ.
+ Câu thơ 1,2 “trên dòng sơng trắng
Cầu mới dựng nên”
Thì tơi vừa đọc kết hợp tay trái đưa ra đằng trước rồi chuyển sang ngang
+ Câu 3,4 “Nhân dân đi bên
Tàu xe chạy giữa”
Cô giáo đọc chậm kết hợp tay phải đưa sang phải
+ Câu 5,6 “Tu tu xe lửa
Xình xịch qua cầu”
Thì một tay cô đưa nên đồng thời nhún chân
+ Câu 7,8 “Khách ngồi trên tàu
Đoàn người đi bộ”
Cơ đọc chậm kết hợp ánh mắt nhìn về trẻ đồng thời hai tay đưa ra phía trước
+ Câu 9,10,11,12 “Cùng cười hớn hở
Nhìn chiếc cầu dài
Tấm tắc khen tài
Cơng nhân xây dựng”
Cô đọc diễn cảm kết hợp đọc hai câu đầu thì nên giọng cịn hai câu dưới thì xuống
giọng
Hình ảnh: cơ đọc thơ cho trẻ nghe
* Biện pháp 3: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau
Với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ đọc diễn cảm và đọc
không ngọng tôi luôn cố gắng tranh thủ các hoạt động trong ngày để cho trẻ đọc thơ một
cách hợp lý
* Trong hoạt động học:
Trong chủ điểm “thực vật” Tôi cho trẻ đọc bài thơ “hoa kết trái”.Cô sẽ đọc bài thơ
diễn cảm lần một kết hợp với tranh minh hoạ sau đó giới thiệu tên bài thơ, tác giả. Cơ đọc
lần 2 sẽ sử dụng giáo án điện tử để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngồi ra tơi sẽ giảng giải một
số từ khó trong bài thơ “hoa kết trái” như
“Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa”
Hoặc câu thơ “Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió”
Sau đó cơ sẽ cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau. Lúc đầu cho tôi cho
cả lớp đọc thơ kết hợp với làm động tác minh hoạ, tôi cho trẻ đọc thơ theo yêu cầu của
cô. Khi cô đưa tay về đội nào thì đội đó sẽ đọc thơ, khi cơ đưa hai tay lên thì cả lớp cùng
đọc. Tơi chia lớp mình ra làm hai đội một đội nam và một đội nữ tơi sẽ cho trẻ đọc thơ
dưới hình thức một đội đọc còn đội bạn sẽ làm động tác minh hoạ, cho một số cá nhân trẻ
lên đọc xem trẻ có đọc trịn tiếng hay khơng, có ngọng khơng?
* Cịn về hình thức ngồi giờ như: hoạt động ngoài trời, trong giờ chuẩn bị ăn trưa,
chuẩn bị đi ngủ, hoạt động chiều cơ đều có thể rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm
Hoạt động ngoài trời: khi cho trẻ ra sân dạo chơi cô cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ “
lời chào của hoa” của chủ đề thực vật
Trong giờ chuẩn bị ăn trưa: Cô cho trẻ đọc bài thơ “nhớ ơn”
Trước giờ đi ngủ : Cô cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ “giờ đi ngủ” cô giáo dục trẻ
phải ngủ ngoan ngoãn
Hoạt động chiều: Cho trẻ đọc các bài thơ về chủ đề đang học
Hình thức ngồi giờ là hình thức ơn giúp trẻ nhớ lại các bài thơ dã được nghe và
đặc biệt là rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ một cách tự nhiên
Vì vậy tơi hết sức chú ý tăng cường việc rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho
trẻ dưới hình thức ngồi tiết học
Bên cạnh việc rèn luyện cho cả lớp đọc thơ đều diễn cảm tơi cịn rất chú ý đến việc
rèn đọc thơ cho cá nhân trẻ, cá nhân trẻ đứng lên đọc cô sẽ phát hiện ra những mặt yếu
của trẻ từ đó cơ sẽ sửa sai và hướng dẫn trẻ đọc đúng và diễn cảm hơn giúp trẻ biết thể
hiện tình cảm của mình vào trong bài thơ
Trong lớp có khoảng 10% trẻ cịn chưa tự tin vào bản thân ít giơ tay phát biểu, nói
ngọng. Cơ có khích lệ thì cũng khơng giơ tay phát biểu, nói cịn nhỏ vì vậy các cơ giáo
thường sợ mất thời gian chỉ gọi trẻ mạnh dạn trả lời lưu loát chứ ít quan tâm đến trẻ nhút
nhát. Vì lẽ đó mà cháu lại càng có ít cơ hội trả lời như cháu: Kỳ Phong, Tuấn Anh, Lan
Anh, Công Trường..
+ Biện pháp giải quyết:
Tôi thường xuyên gần gũi tâm sự và quan tâm đến những trẻ nhút nhát và nói
ngọng. Đặc biệt khi các cháu chỉ làm được những việc nhỏ thì tơi thường xun khen gợi
các cháu trước cả lớp. Trong q trình cho cả lớp đọc thơ tơi thường khuyến khích trẻ
đọc to rõ ràng, gọi những trẻ nhút nhát và nói ngọng lên một mình đọc thơ. Qua đó tơi đã
giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, khơng cịn nói ngọng. Bên cạnh đó tơi kết hợp với gia
đình động viên các cháu ở nhà đọc những bài thơ đã học ở lớp
+ Kết quả thu được:
Trẻ mạnh dạn hơn , đọc thơ to rõ ràng và đỡ ngọng hơn
Hình ảnh: trẻ đọc thơ
* Biện pháp 4: Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo
Những năm học trước đây khi tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ giáo viên chỉ đọc
bằng lời không sử dụng đồ dùng, hoặc chỉ sử dụng một số đồ dùng đơn giản như: tranh
vẽ, mơ hình. chưa gây được hứng thú cho trẻ trong hoạt động đọc thơ. Vì vậy ngay từ đầu
năm học tôi đã đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, xây dựng giáo án điện tử. Bản thân
tôi đã sử dụng đồ dùng ngay vào lần đọc đầu tiên để gây hứng thú cho trẻ. Mỗi 1 lần đọc
tôi đã sử dụng đồ dùng khác nhau kết hợp với những hình ảnh, lời nói, cử chỉ phù hợp với
tình tiết của bài thơ. Để có được đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động nói
chung và đọc thơ nói riêng tơi đã sưu tầm các nguyên vật liệu từ quyên góp của phụ
huynh học sinh để làm các đồ dùng, đồ chơi cho lớp
VD: Bài thơ “Em vẽ”
Cô làm thành bức tranh lật : các nhân vật tơi làm bằng rối bóng sau đó tôi làm cho
rối cử động được tay thể hiện em bé đang vẽ, phối hợp màu trong bức tranh hài hồ để trẻ
thích mắt gây hứng thú cho hoạt động học của mình. Ngồi ra tơi cịn làm giáo án điện tử
có các hình ảnh ngộ nghĩnh sinh động của các nhân vật trong bài thơ trẻ rất hứng thú
tham gia hoạt động.
Trong một năm qua để giúp trẻ có hứng thú trong hoạt động đọc thơ nên tôi đã sưu
tầm và làm được một số đồ dùng với số lượng như sau: tôi đã làm được 20 nhân vật rối
tay, làm băng đĩa về các bài thơ được 20 đĩa, làm các quyển thơ theo chủ đề được 10
quyển
* Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi qua các bài đồng dao, ca dao
Hiện nay việc tích hợp các bài vè, bài ca dao, đồng dao vào hoạt động học sẽ có ý
nghĩa giúp trẻ nhớ về cội nguồn của mình. Qua đó hình thành ở trẻ thêm tình yêu quê
hương, yêu đất nước
Mặt khác việc lồng ghép tích hợp này sẽ giúp trẻ nói rõ rãng, mạch lạc hơn
VD: Tôi cho trẻ đọc bài thơ “chiếc xe lu” trong chủ điểm phương tiện giao thông.
Trong phần gây hứng thú tôi sẽ cho trẻ đọc bài vè về phương tiện giao thông
“Ve vẻ vè ve
Nghe vè đố bé
Bay lượn rất giỏi
Là bác máy bay
Chở hàng rất tài
Là anh tàu hoả
Đi trên đường bộ
Là bạn ơ tơ
Xe máy, xe ca
Đi trên đường phố
Cịn nhiều lắm nhé
Phương tiện giao thông
Ve vẻ vè ve
Nghe vè đố bé”
Sau đó tơi sẽ đàm thoại với trẻ về các loại phương tiện giao thông trong bài vè.
Tiếp theo tôi sẽ dẫn dắt trẻ vào bài thơ “chiếc xe lu”
VD: Tôi cho trẻ đọc bài thơ”mèo đi câu cá” trong chủ đề động vật.Trong phần gây
hứng thú tôi cho trẻ đọc bài đồng dao “con cua mà có hai càng”
Con cua mà có 2 càng
Đầu, tai khơng có bị ngang cả đời
Con cá mà có cái đi
Hai vây ve vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cái vịi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng nam, bắc, đơng, tây tỏ tường
Sau đó tơi sẽ đàm thoại với trẻ về các con vật trong bài đồng dao.Tiếp theo
tôi sẽ dẫn dắt trẻ vào bài thơ “Mèo đi câu cá”
Qua việc lồng ghép các bài vè, ca dao vào trong hoạt động học tôi thấy trẻ hứng thú
học bài hơn, hăng hái phát biểu hơn, qua đó ngơn ngữ của trẻ cũng phát triển nên rất
nhiều
Hình ảnh: Cơ và trẻ đọc đồng dao
* Biện pháp 6: Công tác tuyên truyền với phụ huynh
Việc dạy trẻ không chỉ riêng nhà trường mà phải kết hợp với cả gia đình với những
trẻ nhỏ chưa biết chữ nếu thường xuyên được tiếp xúc với sách vở nghe đọc thơ hoặc đọc
thơ cho người khác nghe sẽ là nền móng xây dựng cho trẻ vốn yêu thích văn học sau này.
Vì vậy để giúp trẻ học tốt thì cần có sự cộng tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.
Vậy làm thế nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục đạt kết quả phối
hợp với phụ huynh thật tốt. Đó là một công việc không đơn giản. Trong công tác tuyên
truyền phối hợp với phụ huynh tôi đã thực hiện các biện pháp như sau:
Hàng ngày giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của
trẻ để về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm cho trẻ ôn luyện
Lên kế hoạch thông báo chương trình dạy trẻ ghi rõ nội dung dạy vào bảng treo
ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi ôn luyện thêm cho con ở nhà
Đánh vi tính với các bài thơ trẻ đã được học ở lớp đưa cho phụ huynh về nhà cùng
tham khảo và dạy trẻ.
Giới thiệu các loại sách vở có tính giáo dục đối với phụ huynh.
Trao đổi một số nhược điểm của trẻ khi đọc thơ để phụ huynh nắm được.
Sau khi sử dụng các biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh ,phụ huynh đã hiểu bản
chất tác dụng của vấn đề dạy trẻ nắm bắt được phương pháp dạy trẻ .Từ đó phụ huynh
ln ln kết hợp chặt chẽ với giáo viên để dạy trẻ.
Hình ảnh: cơ trao đổi với phụ huynh
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau 1 năm thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn
trong hoạt động đọc thơ” đã thu được một số kết quả sau:
*Đối với bản thân:
Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tôi đã luyện được
giọng đọc thơ hấp dẫn diễn cảm hơn và đã sửa được ngọng “n” và “l”
Tôi đã biết phối hợp các nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi đọc thơ, và tôi đã thu hút
được sự chú ý của trẻ hơn
Khi tôi kết hợp với phụ huynh về nhà rèn thêm cho trẻ kỹ năng đọc thơ tơi
thấy rất có hiệu quả. Trẻ đã biết đọc thơ diễn cảm hơn và trẻ đã sửa ngọng được rất nhiều
*Đối với trẻ:
Trẻ đã hứng thú tham gia hoạt động đọc thơ.
Khả năng diễn đạt ngôn ngữ đã mạch lạc, trẻ đã tự tin hơn khi giao tiếp với cô,
bạn bè và mọi người xung quanh.
Khi trẻ đọc thơ trẻ đã phối hợp được ánh mắt, nét mặt, cảm xúc vào trong bài
thơ
Trẻ còn biết thể hiện cách đọc thơ sáng tạo.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi thực hiện đề tài và đạt được kết quả như trên tôi đã cảm thấy tự tin hơn với
các biện pháp để nâng cao năng lực của mình.
Kết hợp các bậc cha mẹ học sinh và sưu tầm các phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi
tự tạo để gây hứng thú cho trẻ
Luyện giọng đọc của mình sao cho phù hợp với tình tiết của bài thơ
Nghiên cứu tài liệu và học hỏi chị em đồng nghiệp
Thường xuyên tham gia các buổi kiến tập các hoạt động mẫu do nhà trường và
phòng giáo dục tổ chức
Tích cực tham mưu với nhà trường và phụ huynh để có nhiều đồ dùng đồ chơi
sáng tạo .
Lồng ghép các bài vè và các bài ca dao vào hoạt động học của mình
KẾT LUẬN
Qua việc đi sâu vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ tôi đã thấy trẻ tự tin, có khả năng
sử dụng ngơn ngữ mạch lạc trong giao tiếp, mạnh dạn tự tin khi tiếp xúc với mọi người
xung quanh
Trẻ đã biết thể hiện cảm xúc của mình khi đọc thơ, mạnh dạn tham gia hội thi thơ
tổ chức vào ngày tết Trung Thu. Một số trẻ lớp tôi đã đạt được giải thưởng cao như: cháu
Kỳ Phong, Thanh Minh, Lập Xuân, Chí ánh
Đặc biệt trong cuộc thi thơ cấp trường thì cháu Khánh Nhung ở lớp tôi đã đạt giải
nhất cuộc thi, chỏu Thanh Minh đạt giải ba cuộc thi
Trên đây là một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động
đọc thơ, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Tơi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của cấp trên và chị em đồng nghiệp để tơi tổ chức tốt hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ mầm non.
LỜI CẢM ƠN !
Để hoàn thành được sáng kiến kinh nghiệm này trước hết là nhờ sự quan tâm chỉ
đạo sâu sát phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai, sự đồng tình ủng hộ của phụ
huynh học sinh, sự cộng tác đắc lực của tập thể cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên trường
Mầm non Bình Minh I, sự đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp, bên cạnh đó là
tinh thần vượt khó, khắc phục khó khăn của bản thân để hoàn thành được sáng kiến và
từng bước áp dụng hiệu quả.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cấp, lãnh đạo phòng GD&ĐT
huyện Thanh Oai cùng Ban giám hiệu trường Mầm non Bình Minh, đội ngũ Cán bộ giáo
viên, phụ huynh học sinh, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hồn thành sáng kiến kinh
nghiệm này !
Trong q trình hồn thành sáng kiến, khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !