SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 8 HỌC TỐT TIẾT
ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH ”
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ ở các trường phổ thông được phổ
biến khá rộng rải và được xem là môn học chính khố với số tiết khá cao 3 tiết /tuần. Vậy
làm thế nào để nâng dần phương pháp dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối
với người học mà đặc biệt là đối với những người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Anh
văn.
Nghe, nói, đọc, viết được tiếng Anh một cách thành thạo sẽ giúp chúng ta dễ dàng
tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và sẽ rất thuận lợi trong việc giao tiếp. Đặc biệt
phân môn đọc hiểu là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình
dạy và học ngoại ngữ. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em
có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với
trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin, nâng cao
trình độ tiếng Anh, và có thể hiểu biết thêm về xã hội. Trong một tiết đọc hiểu giáo viên
không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải
biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật, sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của
2
từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh
thực hành tốt hơn. Tuy nhiên phần lớn học sinh rất ngại luyện tập. Nguyên nhân là do
tiếng Anh hồn tồn khác với tiếng mẹ đẻ, khó học, khó nhớ. Đọc bằng tiếng mẹ đẻ dễ hơn
đọc bằng tiếng nước ngồi vì học sinh không gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài.
Còn khi đọc bằng tiếng nước ngồi nhất định học sinh sẽ gặp phải những từ và cấu trúc
ngữ pháp mới. Đọc bằng tiếng Anh còn khó hơn nhiều do sự khác nhau giữa chữ viết và
cách phát âm. Hơn nữa cuộc sống người dân còn khó khăn, họ thiếu quan tâm đến việc
học tập của các em ở trường cũng như ở nhà, vốn từ vựng của các em quá ít vì các em
lười học từ vựng, chuẩn bị bài ở nhà quá sơ sài, các em lạm dụng sách hướng dẫn học tốt
dẫn đến việc lười tư duy, học đối phó nhất là những học sinh yếu kém vì sợ nói sai nên
các em rất ngại phát biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học bộ môn Anh văn,
đôi khi bị khống chế đến kết quả học tập chung của các em.
Trước yêu cầu của môn học và những khó khăn của học sinh, là một giáo viên đang
trực tiếp dạy bộ môn, bản thân tôi trăn trở là phải làm thế nào để đạt được hiệu quả cao
nhất trong phương pháp giảng dạy của mình. Bởi thế, tôi đã tìm ra một số biện pháp để
giúp học sinh học tiết đọc hiểu có hiệu quả hơn và đúc kết thành đề tài “Một số biện
pháp giúp học sinh học tốt tiết đọc hiểu môn Anh văn lớp 8”.
Qua tìm hiểu thêm ở sách báo, học hỏi ở đồng nghiệp và qua thực tiễn giảng dạy,
tôi đã đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2005-2006. Năm học 2006-2007,
tôi tiếp tục thực hiện và bổ sung thêm một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả hơn
trong giảng dạy.
Nội dung của đề tài này nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết đọc
hiểu, giúp học sinh ham học tiếng Anh, tạo không khí học tập sôi nổi, sinh động hơn, góp
phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học bộ môn Anh văn.
3
Đây là loại đề tài mà bản thân người viết tự rút ra từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy
của mình qua nhiều năm và sau những năm thực hiện cho thấy kết quả học tập của phân
môn này có những chuyển biến tốt.
Đề tài này ban đầu chỉ áp dụng ở các lớp hoặc các nhóm học sinh khá giỏi, sau đó
đến đối tượng học sinh trung bình, yếu ở những trường thuộc các huyện vùng Đồng Tháp
Mười Long An.
NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
PHẦN I : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH.
Trước khi vào nội dung và giải pháp để giúp các em học tốt tiết đọc hiểu, tôi nhận
thấy rằng đa số học sinh không học bài, rất thụ động trong giờ học nhất là các tiết đọc
hiểu, chỉ có một vài em phát biểu.
Qua những năm giảng dạy tôi rút ra được một số kinh nghiệm quý báu cho mình.
Đầu năm học 2006-2007 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng qua một tháng giảng dạy.
L
ớp
S
ỉ
Giỏi K
há
Trung
bình
Yế
u
Ké
m
s
ố
S
L
T
L%
S
L
T
L%
S
L
T
L%
S
L
T
L%
S
L
T
L%
8
A
1
3
5
3 6 1
0
7 3
8 3 2 8 1 9 3
4
A
3
3 1
Từ những số liệu ở bảng trên cho thấy :
Số lượng học sinh khá giỏi ít, học sinh trung bình, yếu, kém thì nhiều.
Nhìn chung đa số học sinh đều có cùng yếu điểm là ngại đọc, ngại nói vì sợ sai, sợ
thầy cô rầy, sợ cácbạn cười ………
Đa số các em thuộc diện con nhà nghèo. Ngồi giờ học các em còn phụ giúp gia
đình, do đó thời gian tự học của các em không nhiều. Các em thường không chuẩn bị tốt
ở nhà cho tiết học kế tiếp theo yêu cầu của giáo viên dẫn đến khả năng tiếp thu của các
em còn hạn chế .
Học sinh lười học từ vựng vì luôn nghĩ môn tiếng Anh khó học, khó nhớ, học xong
đó rồi lại quên đó làm cho các em chán nản, không thích học môn Anh văn. Bên cạnh
những hạn chế trên, trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng phạm phải những lỗi nhỏ.
Tuy không đáng kể nhưng nó cũng góp phần làm giảm hiệu quả tiết dạy
+ Giọng giáo viên chưa đảm bảo chuẩn tiết tấu, trọng âm, ngữ điệu nên không thu
hút được sự chú ý lắng nghe của học sinh.
+ Trên lớp thời gian có hạn, giáo viên không thể sửa hết lỗi phát âm của học sinh.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để tạo không khí học tập sôi nổi, tránh những tiết
học buồn chán, tạo thế chủ động và tự tin cho học sinh bằng các hoạt động vui tươi, gần
gủi và cụ thể, khuyến khích và khơi dậy ở học sinh khả năng tham gia vào bài học trên
lớp một cách tích cực nhất.
PHẦN II : GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN :
5
Trước khi tiến hành một bài đọc hiểu điều trướctiên tôi muốn nói là sự chuẩn bị ờ
nhà của giáo viên và học sinh.
*Bước chuẩn bị của giáo viên :
- Xác định mục tiêu tiết dạy, điều học sinh đạt được sau tiết dạy.
- Lựa chọn phương pháp thủ thuật thích hợp nhất là áp dụng vào tiết dạy.
- Giáo án, đồ dùng dạy học cần thiết.
Ngồi ra giáo viên cần phải quan tâm những điều sau :
- Đối tượng học sinh, điểm mạnh, điểm yếu, vốn kiến thức và kỹ năng đã có.
- Sữ dụng thành thạo các thủ thuật dạy học cũng như các phương tiện trực quan và
các phương tiện dạy học sẽ dùng vào bài.
- Các dạng bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, những bài tập, câu hỏi nào dành cho
học sinh yếu, bài nào dành cho học sinh trung bình, khá, giỏi
- Phân bố thời gian hợp lý cho tiết dạy.
*Bước chuẩn bị của học sinh :
- Học thuộc bài cũ
- Học sinh soạn trước từ vựng và chép vào tập bài soạn mỗi từ 5 lần để cho các em
quen trước mặt chữ, tập đọc và dịch bài ở nhà. Ngồi việc trả lời các câu hỏi trong sách
giáo khoa học sinh còn phải tự soạn một số câu hỏi và trả lời theo nội dung của bài.
Trong tiết đọc hiểu, vai trò của người giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý hướng ra yêu
cầu và kiểm tra, còn học sinh phải tự học, chủ động nắm bắt nội dung. Tiết học có thể
tiến hành theo ba giai đoạn sau :
+ Trước khi đọc ( Pre- reading )
6
+ Trong khi đọc ( While - reading )
+ Sau khi đọc ( Post - reading )
1/ Các hoạt động trước khi đọc :
- Mục đích chính của hoạt động này là để:
+ Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh.
+ Tạo ra nhu cầu muốn đọc cho học sinh.
+ Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ đề mà họ sẽ học.
- Để thực hiện hoạt động trước khi đọc giáo viên nên giới thiệu chủ đề của bài. Để
giới thiệu chủ đề của bài giáo viên có thể dùng một trong các thủ thuật sau :
+ Đưa một số câu nhận định, yêu cầu học sinh làm bài tập đúng sai dựa vào kiến
thức sẵn có.
+ Yêu cầu học sinh sắp xếp lại những câu nhận định cho sẵn theo đúng trình tự nội
dung của bài học ( theo sự dự đốn của học sinh ).
+ Học sinh dự đốn và sắp xếp các câu nhận định cho phù hợp với các bức tranh cho
sẵn.
+ Đặt câu hỏi để kiểm tra nhận thức chung của học sinh chủ đề đó.
+ Đặt câu hỏi để cho học sinh đốn nội dung của bài ( có thể dùng tranh ).
+Yêu cầu học sinh tự đặt một số câu hỏi mà các em hi vọng bài đọc sẽ trả lời ( có
thể dùng tranh).
+ Đưa một số từ gợi ý trong bài, yêu cầu học sinh tưởng tượng xem bài đọc sẽ sử
dụng những từ đó như thế nào.
7
+ Đưa một số gợi ý có trong bài đọc, yêu cầu học sinh đặt câu với những từ đó.
*Ví dụ : Sách Tiếng Anh 8, bài 4, trang 41 “The Lost Shoe”: “ Ordering
statements”.
1. A poor farmer had a daughter named Little Pea.
2. Little Pea didn’t have any new clothes.
3. His new wife was very cruel to little Pea.
4. A fairy appeared and changed LittlePea’s rags into beatiful clothes.
5. After his wife died, he married again.
6. Little Pea had to do chores all day.
7. The village held its harvest festival.
2/ Các hoạt động trong khi đọc :
- Mục đích chính của hoạt động này là để:
+ Giúp cho học sinh hiểu được nội dung bài đọc.
- Để thực hiện hoạt động trong khi đọc:
+ Giáo viên cho học sinh mở sách ra đọc lại từng câu theo giáo viên, chú ý sữa lỗi
phát âm.
+ Giáo viên đọc từng câu, giải thích câu trúc ngữ pháp để học sinh hiểu rõ nội dung
bài hơn.
+ Cho học sinh đọc thầm bài.
+ Giáo viên gọi học sinh đọc cá nhân
8
+ Giáo viên cho học sinh luyện tập. Các hoạt động luyện tập ở giai
đoạn này là để tìm hiểu và khai thác nội dung bài. Tùy theo mục đích, nội dung từng bài
có thể có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau. Các bài tập ở giai đoạn này
có thể dùng các dạng sau :
2.1 : True/ False :
- Kỹ thuật này được sử dụng cho giai đoạn while -reading.
- Giáo viên viết một số câu lên bảng trong đó có một nữa số câu đúng, một nữa số
câu sai.
- Học sinh đọc bài khố hoặc nghe băng để xem câu nào đúng ta đánh ( T ), câu nào
sai ta đánh ( F ).
* Ví dụ: Unit 3 – Read. P31.
a/ It is safe to leave medicine around the house. …F…
b/ Drugs can look like candy. ……….
c/ A kitchen is a suitable place to play. ……….
d/ Playing with one match can not start a fire. ……….
2.2/ Gap fill :
- Giáo viên viết lên bảng phụ một đoạn văn ngắn hay một số câu còn để vài khoảng
trống. Khoảng trống có thể từ vựng hay ngữ pháp hay cũng có thể là phối hợp. Đoạn văn
còn nhiều khoảng trống thì bài tập càng khó. Đối với học sinh yếu, giáo viên có thể cho
trước những từ cần điền.
- Học sinh làm việc cá nhân, sau đó so sánh với bạn cùng cặp, hoặc trong nhóm.
- Học sinh lên bảng điền vào chổ trống.
9
*Ví dụ: Unit 8 – Read. P75.
People from the countryside are (1) ……… their (2) ……… to go and live in
the (3) ……… . Farming can sometimes be a difficult life and these people from (4)
…………. areas feel the (5) ………………offers more opportunities.
2.3 : Matching:
- Viết các từ mới hoặc từ giáo viên muốn học sinh ôn lại thành một cột phía trên
bên trái bảng đen.
- Viết định nghĩa, từ tiếng Việt, hoặc vẽ tranh thành một cột ở bên phải ở bảng đen
nhưng không theo thứ tự với các từ ở cột bên trái.
- Có thể tổ chức hoạt động này với cả lớp sau đó theo từng nhóm và từng cá nhân.
*Ví dụ: Unit 8 – Read. P75.
A B
1. I always keep the window open a.in order to inform her classmates about
the change in schedule.
2. Mary wrote a notice on the board b. so as to let fresh air in.
3. Mr Green got up early this morning c. in order to ease the victim’s pain and
anxiety.
4.People use first –aid d. in order to get to the meeting on time
2.4: Multiple choice :
Giáo viên viết sẳn câu hỏi và bốn câu trả lời cho từng câu hỏi. Học sinh sẽ chọn ra
một câu trả lời đúng, hoặc giáo viên cũng có thể viết câu còn chổ trống và bốn đáp án để
học sinh chọn.
10
* Ví dụ : Unit 1 – Read- P13.
1/ Ba talks about……………… of his friends.
a/ three b/ all c/ four d/ none
2/ Khai and Song ………
a/ like quiet places. b/ don’t talk much in puplic.
c/ dislike school. d/ enjoy sport.
2.5: Answer the questions on the text:
Các loại câu hỏi đọc hiểu rất đa dạng và khác nhau có thể trả lời bằng các thông tin
lựa chọn trong bài, hoặc câu hỏi đòi hỏi sự suy luận đánh giá để trả lời.
Trong lúc dạy đọc giáo viên có thể đọc từng câu hỏi xoay quanh nội dung câu đó,
hoặc giáo viên có thể cho học sinh đọc hết đoạn văn rồi đặt một loạt câu hỏi. Căn cứ vào
nội dung câu hoặc đoạn văn đó giáo viên có thể biến đổi nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
- Yes/ No question.
- Or question.
- “Wh” question.
Giáo viên có thể chọn lựa áp dụng các dạng bài tập này tùy nội dung từng bài và
thay đổi hình thức để học sinh không thấy nhàm chán. Giáo viên có thể khuyến khích học
sinh tham gia phát biểu thành nhiều hình thức: Chọn câu thích hợp cho từng đối tượng,
khen hoặc cho điểm khi học sinh nói đúng, động viên các em cố gắng suy nghĩ thêm nếu
làm sai.
* Ví dụ : Unit 4 – Read. P42.
1. Who was Little Pea ?
11
2. How did Little Pea get her new clothes ?
3. Who did the prince decide to marry ?
4. Is this a true story ? How do you know ?
3/ Các hoạt động luyện tập sau khi đọc :
Sau khi học sinh đọc và làm các bài tập đọc hiểu giáo viên có thể cho tiến hành các
bài tập đòi hỏi phải có sự thông hiểu. Tổng quát của tồn bài, liên hệ thực tế, chuyển hố
vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận được qua bài học. Có thể áp
dụng các hình thức bài tập sau :
3.1/ Arrange the events in order :
Giáo viên có thể đưa ra một loạt các câu thể hiện nội dung của bài nhưng giáo viên
không xếp theo trình tự ( giáo viên có thể viết sẳn ở bảng hoặc viết ra giấy gắn lên bảng.
Giáo viên gọi học sinh nói, viết hoặc xếp lại theo trình tự nội dung bài. Sau đó cho cả lớp
đọc lại.
*Ví dụ : Unit 4 – Read P. 41
1. A poor farmer had a daughter named Little Pea.
2. Little Pea didn’t have any new clothes.
3. His new wife was very cruel to little Pea.
4. A fairy appeared and changed LittlePea’s rags into beatiful clothes.
5. After his wife died, he married again.
6. Little Pea had to do chores all day.
7. The village held its harvest festival.
12
3.2/ Rub - out and remember dialogue :
- Kỹ thuật này thường được sử dụng để giới thiệu cấu trúc
- Giáo viên viết một bài hội thoại ngắn không quá sáu dòng lên bảng phụ.
- Giáo viên đọc mẫu từng câu. Học sinh lập lại theo giáo viên.
- Giáo viên xố đi một số từ. Học sinh tiếp tục luyện tập bài hội thoại đồng thanh cả
lớp. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi không còn từ nào trên bảng và học sinh đã ghi nhớ
bài hội thoại. Nếu học sinh yếu giáo viên có thể để lại một vài từ chủ chốt trên bảng.
- Giáo viên hoặc học sinh viết lại bài hội thoại lên bảng.
- Giáo viên giới thiệu cấu trúc ngữ pháp trong bài hội thoại.
*Ví dụ : Unit 5 – Read P. 49.
Many language ………… do not try to learn all new words they …… across.
They usually underline or ………. only the words they want to learn. This helps them
remember …………words.
3.3: Answer the question :
Giáo viên viết câu hỏi ra những mảnh giấy nhỏ và chuyển đến tay một số học sinh,
học sinh thực hành hỏi và đáp theo từng cặp. Các câu trả lời sẽ được một em khác viết lên
bảng, trong lúc đó giáo viên đi từng bàn giúp các em đối thoại. Sau đó cả lớp thảo luận,
sữa lỗi các câu trên bảng.
3.4: Retell the content of the text :
Giáo viên có thể khuyến khích học sinh nói hoặc viết tóm tắt đoạn văn hoặc cả bài
đọc. Lúc đầu giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm tóm tắt bằng cách cho học sinh trả
lời một loạt các câu hỏi nối tiếp nhau về nội dung để các câu trả lời có thể làm thành dàn
13
bài gồm những ý chính của đoạn văn. Hoặc giáo viên có thể viết những từ cốt lõi của
đoạn văn lên bảng để học sinh theo đó nói hoặc viết bản tóm tắt.
Với các hoạt động luyện tập trên tôi nhận thấy học sinh thích học tiết đọc hiểu hơn,
tích cực tham gia xây dựng bài hơn, hiểi bài rõ hơn. Kết quả học sinh có thể tái tạo hhoặc
kể lại được nội dung bài. Trong các bài kiểm tra sau này phần đọc hiểu của các em làm
tốt hơn.
PHẦN III. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN ĐỐI TƯỢNG:
Thông qua kết quả đã đạt được ở cuối học kỳ I năm học 2006-2007 hiệu quả công
việc đã thể hiện khá rõ, phần lớn các em cảm thấy thích thú hơn khi học bộ môn này và
kết quả học tập ở môn này của các lớp đựơc thống kê như sau :
L
ớp
S
ỉ
Giỏi K
há
Trung
bình
Yế
u
Ké
m
s
ố
S
L
T
L%
S
L
T
L%
S
L
T
L%
S
L
T
L%
S
L
T
L%
8
A
1
3
5
3 6 1
0
7 3
8
A
3
3
3
2 8 1
1
9 3
Như vậy số học sinh khá, giỏi tăng thêm, số học sinh trung bình , yếu, kém giảm.
Tuy kết quả còn nhiều hạn chế song kỹ năng đọc hiểu của học sinh được nâng lên khá rõ,
đặc biệt là tăng cường mức độ tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh tạo được
14
không khí học tập phấn khởi. Hạn chế rất nhiều những học sinh thờ ơ với bộ môn, nêu
cao tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học ngoại ngữ.
KẾT LUẬN
Đây chỉ là một trong những phương cách đơn giản, mang tính chất cá nhân, nhằm
tạo ra các tình huống, bối cảnh sinh động làm phong phú và đa dạng hóa các phương
pháp giảng dạy bộ môn Anh văn nói chung, cách tổ chức luyện tập trên lớp nói riêng.
Tuy nhiên khi áp dụng nó còn có những nhược điểm sau :
- Dễ gây ồn ào làm ảnh hưởng đến các phòng học bên cạnh.
- Sẽ làm mất nhiều thời gian nếu học sinh không tự giác.
Để khắc phục tình trạng trên, người thầy cần quy định thời gian cho từng loại bài
tập, cung cấp đầy đủ các ngữ liệu cần thiết, có mẫu, quan trọng là có sự theo dõi bao quát
chung và hỗ trợ kịp thời của giáo viên. Cuối cùng nhận xét, góp ý kiến, chữa lỗi và ra
mẫu đúng, tuyên dương nếu thấy có tiến bộ.
Trong khuôn khổ nội dung bài viết này, đối tượng áp dụng chủ yếu là ở học sinh
thuộc cấp II. Nó sẽ mang hiệu quả cao hơn khi người thầy có sự chuẩn bị tốt và học sinh
làm việc một cách tự giác.
Sẽ không có phương pháp nào tối ưu, vì thế tùy theo mục đích và yêu cầu của tiết
dạy, giáo viên có thể lựa chọn sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Tuy đã có rất nhiều cố gắng, song chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót nhất định. Tôi
rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành nhất của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo
tạo điều kiện để tôi tiếp tục hồn thiện đề tài này, qua đó nâng cao năng lực giảng dạy,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Hướng dẫn cán bộ quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.
Tác giả : Tiến sĩ Bùi Văn Sơm.
2- Sách giáo khoa Anh văn 7 – Tác giả Nguyễn văn Lợi
3- Teach English : “A training course for teacher” Tác giả Adrian Doff.
4- English Language Teacher Training Project – Tác giả Dwaft Version
5- Practical English Usage – Tác giả Michael Swan.
6- Oxford Advanced Learner’s Dictionary Of Current English – Tác giả Jonathan
Crowther.
7- Patterns of English – Tác giả Hà Văn Bửu.
16
MỤC LỤC
- Lời nói đầu.
- Nội dung công việc đã làm.
- Phần I : Thực trạng tình hình.
- Phần II : Giải pháp đã thực hiện.
- Phần III : Kết quả chuyển biến đối tượng.
17
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Mục lục.
18