Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Rèn kỹ năng viết trong các tiết học chính tả cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.31 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“RÈN KỸ NĂNG VIẾT TRONG CÁC TIẾT HỌC CHÍNH TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 3”

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết và tính khả thi của đề tài:

Theo tiến trình phát triển của xã hội, mục tiêu giáo dục ngày càng được nâng lên
và toàn diện hơn.Ngoài việc rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng nắm bắt thông tin về thế giới,
môi trường xung quanh học sinh còn được rèn kĩ năng nói, viết và giao tiếp .Để diễn đạt
cho người khác hiểu được ý mình muốn nói thì vốn Tiếng Việt của mỗi học sinh rất là
quan trọng.
Trong chươg trình tiểu học, phân môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng.Tiếng
Việt tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các môn học khác.Đặc biệt những năm
gần đây môn Tiếng Việt lớp 3 sau khi chỉnh lí đã chú trọng hơn đến yêu cầu rèn luyện kĩ
năng viết cho học sinh.Viết chữ đẹp là nguyện vọng mong muốn của tất cả giáo viên và
học sinh.Nhưng muốn viết chữ đẹp thì việc rèn chính tả cũng là một nhu cầu cần thiết
hiên nay. Chính vì vậy việc rèn viết chính tả cũng không kém phần quan trọng.
Hiện nay phong trào rèn chữ viết đẹp ở các trường diễn ra sôi nổi hàng năm. Nhưng
bên cạnh đó một số giáo viên và phụ huynh học sinh cũng trăn trở về việc các em viết sai
chính tả nhiều quá.Thông thường tại lớp một bài chính tả có những em không thể đạt
được điếm 1. Các kỳ trong năm học phần lớn môn Tiếng Việt các em bị thấp điểm do viết
chính tả còn bị sai nhiều Nhiều em trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng nhưng điểm trình
bày không thể kéo điểm mắc lỗi chính tả lên được.
Vì vậy làm thế nào hướng tới việc rèn chính tả đúng, tôi đã nghiên cứu các biện
pháp rèn luyện và áp dụng vào thực tế. Với mong muốn là nêu ra “Một số kinh nghiệm

giúp học sinh học tốt phân môn chính tả ở lớp 3 Trường tiểu học Bồng Sơn ” năm học
2010 -2011.


II. Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài tập trung vào việc giúp học sinh nắm chắc qui tắc viết chính tả về chính âm ,
chính tả và ngữ nghĩa.
Nắm được các qui định về mẫu chữ, cỡ chữ cho học sinh lớp 3, từ đó vận dụng viết
chính tả một cách thành thạo.
Góp phần rèn luyện cho học sinh thao tác tư duy, nâng cao phẩm chất tư duy, năng
lực nhận thức.
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo tài liệu, văn bản.
- Quan sát, nhận xét.
- Khảo sát,thống kê,phân tích và tổng hợp.
- Phỏng vấn.
IV. Cơ sở nghiên cứu và thời gian tiến hành :
1. Cơ sở nghiên cứu:
1.1. Cơ sở lý luận:

Một nguyên tắc cơ bản trong học chính tả có hiệu quả mà các nhà nghiên cứu đã đề
ra đó là tuân thủ: Chính âm- Chính tả- Ngữ nghĩa.
Sự kết hợp hài hòa và thành thạo của 4 kỹ năng : Nghe-Nói-Đọc-Viết trong chương
trình tiếng việt mà chuẩn kiến thức đã quy định.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế học sinh của tôi trong những năm qua việc viết chính tả đúng để đạt điểm
cao rất ít;thậm chí có em đạt điểm kém.
Học sinh phân biệt thanh hỏi/thanh ngã còn lẫn lộn; các bài viết chính tả có các
phụ âm cuối vần và phụ âm đầu vần học sinh còn nhiều lẫn lộn ( c/t; n/ng; s/x;v/d/gi…)
Rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy phân môn chính tả hằng năm để tích lũy cho bản
thân.Đồng thời tham khảo một số ý kiến của các giáo viên trong tổ.
Nghiên cứu kĩ từng loại bài chính tả của học sinh thông qua kiểm tra, đánh giá
phần thực hành ở từng giai đoạn.
2. Thời gian nghiên cứu:

Xuyên suốt trong quá trình giảng dạy, luyện tập cho học sinh tìm từ có phụ âm đầu,
âm cuối, vần , dấu thanh theo yêu cầu.
Thông qua các năm giảng dạy lớp 3 thay sách. Bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2010.
PHẦN II :KẾT QUẢ
I. Thực trạng :

Đầu năm học , bước vào bài kiểm tra chất lượng của phân môn chính tả và sau đó
tôi đưa ra bài khảo sát mà các em thường mắc trong thực tế bài viết chính tả hằng ngày
kết quả như sau :
1. Thống kê qua khảo sát:
Chất
lượng
Số lượng
Phân loại kết quả đạt được Dấu
thanh
Âm cuối
vần ;âm
đầu vần
G K TB Y
Đạt Chư
a
đạt
Đạ
t
Chư
a
đạt
% S
L
% S

L
% S
L
% SL % SL %
Bài khảo
sát đầu
năm
33 5 15,
2
1
0
30,
3
1
2
36
,4

6
18,
2
Kết quả
khảo sát
các bài có
các lỗi
thường sai
33

Qua quan sát tìm hiếu về tình hình học tập của các em, tôi nhận thấy rằng do các
em chịu ảnh hưởng cách phát âm của địa phương. Trước khi đến trường các em đã được

nghe và được nói từ gia đình, từ những giao tiếp và trò chuyện với người xung quanh.
Đánh vần, phát âm chưa chuẩn nên dẫn đến tình trạng mắc nhiều lỗi chính tả. Nhiều năm
giảng dạy lớp 3 tôi đã thấy học sinh ở lớp tôi có nhiều em mắc lỗi chính tả. Phần do phụ
huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc rèn chính tả nên học sinh lười rèn chính tả ở
nhà. Bản thân học sinh thì phụ thuộc một cách máy móc vào việc phát âm. Vì vậy khi
viết các em cũng khó phân biệt được về qui tắc chính tả. Các em đã bị mất căn bản nên
việc viết chính tả rất hạn chế .Các em chưa hiểu nghĩa của từ nên hay viết sai .

2. Nội dung chương trình và phân bố ,sắp xếp các nội dung chính tả và số lần
xuất hiện trong năm học của lớp 3:
STT Nội dung chính tả
Số lần xuất hiện
trong chương
trình
% so
chương
trình
Ghi
chú
HKI HKII CN
TS %
01 Phân biệt dấu thanh: ? /~ 9 11 20 20 15,
4
02 Phân biệt có âm đệm và
không có âm đệm.
9 9 9 6,9

03 Phân biệt nguyên âm đôi 3 3 3 2,3
04 Phân biệt âm cuối vần n/ng 15 15
c/t 4 12 16

n/nh 2 2
t/ch 1 1
05 Phân biệt âm đầu vần l/n 8 6 14
s/x 8 8 16
ch/tr 8 9 17
v/d/gi 6 11 17
Cộng số lần xuất hiện 70 60 130
Đối chiếu chương trình đã được đưa ra và những kết quả qua khảo sát đầu năm của
học sinh lớp tôi ,bản thân đưa ra những nội dung và giải pháp cần thực hiện như sau:
II. Nội dung và giải pháp thực hiện :
1. Những vấn đề chung trong giảng dạy và học tập phân môn:
1.1. Đối với giáo viên:
Để rèn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn không những qua tiết chính tả mà chủ
yếu là tiết Tập đọc, giáo viên yêu cầu và khuyến khích các em chịu khó đọc đúng.Từ nào
sai giáo viên sửa ngay, đưa thêm một số từ gần giống như vậy để học sinh so sánh.
Giáo viên phải gương mẫu về phát âm chuẩn để các em học hỏi theo. Giáo viên viết
chữ rõ ràng, chính xác. Khi chấm bài, khi nhận xét, khi vào sổ liên lạc, học bạ, nhất là khi
viết bảng lớp đều tác dụng nêu gương, chỉ bảo trực tiếp để học sinh học hỏi theo thì chữ

viết đó phải đẹp và đúng cỡ chữ, đúng chính tả. cũng như học sinh, bản thân giáo viên
luôn rèn luyện cho mình một thói quen khi viết bài, tự kiểm tra chặt chẽ về bài viết, về
chữ viết của mình. Hằng ngày, trong tất cả các tiết học, khi đọc giáo viên luôn đọc chuẩn
và phát âm rõ từng chữ, từng từ:
Giáo viên phải theo sát từng đối tượng học sinh, rèn đúng từng lỗi mà các em mắc
phải.Những em hay sai chính tả luôn được lên bảng lớp trong giờ học môn chính tả để
giúp các em nhận xét, phân tích và phân biệt cấu tạo của các từ khó dể nắm được nội
dung và nghĩa của từ, của câu để từ đó viết đúng.
1.2. Đối với học sinh:
Muốn các em viết đúng thì trước hết phải đọc đúng, phát âm chuẩn. Đối với tất cả
các bài viết chính tả giáo viên đều yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài nhiều lần và đọc

trước khi viết một vài lần nữa. Để rèn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn không những
qua tiết chính tả mà chủ yếu là tiết Tập đọc, giáo viên yêu cầu và khuyến khích các em
chịu khó đọc đúng.Từ nào sai giáo viên sửa ngay, đưa thêm một số từ gần giống như vậy
để học sinh so sánh.
Để các em viết đúng chính tả ngay thì thật khó. Nên giáo viên phải cho các em được
nguyên tắc cơ bản của chính tả, giúp các em phân biệt chính tả với chính âm :chữ viết là
chữ ghi âm cần thể hiện ghi âm lại cho đúng. Các em phải trải qua ba kĩ năng :tai nghe,
miệng đọc , tay viết. Ngoài ra các em còn phải rèn luyện thể chất tốt trong khi viết đó là
tư thế ngồi viết : thẳng lưng, không tỳ ngực vào bàn, mắt cách vở 25 -> 30cm, tay trái đè
lên vở, tay phải cầm viết, vở để hơi nghiêng so với mặt bàn.


2. Dạy các nội dung chính tả có yếu tố phân biệt dấu hỏi/dấu ngã:
3. Dạy nội dung chính tả có yếu tố phân biệt vần có âm đệm và không có âm
đệm: (có âm đệm o;u)
4. Dạy nội dung chính tả có yếu tố phân biệt nguyên âm đôi:
5. Dạy nội dung chính tả có yếu tố phân biệt âm cuối vần:( c/t ; n/ng)
6. Dạy nội dung chính tả có yếu tố phân biệt âm đầu vần: ( s/x;v/d/gi)
7. Tăng cường công tác chủ nhiệm trong việc rèn viết đúng chính tả:
7.1. Đối với giáo viên:
Bất kỳ làm một công việc gì cũng cần phải có lòng quyết tâm và sự say mê nếu
không có thì khó thành công. Vậy để bồi dưỡng điều này giáo viên thường xuyên kể cho
các em nghe về một số tấm gương viết chữ đẹp như : Cao Bá Quát , Nguyễn Trọng Ký
và liên hệ thực tế trường mình có các bạn đạt chữ viết đẹp trong các hội thi viết chữ đẹp
các cấp.Những người khuyết tật nhưng họ vẫn cố gắng viết đúng và đẹp.Qua đó các em
thấy được việc rèn chính tả là tầm cao hiện nay. Giáo viên cho các em xem cách trình bày
vở, bài làm của những em năm trước đạt vở sạch, chữ đẹp, kể cả những vở có chữ viết rõ
ràng, đúng chính tả. Giúp các em hiểu rằng để đạt điểm cao không những phải viết đẹp
mà còn viết đúng chính tả.
Bên cạnh đó giáo viên cũng cho các em thấy việc rèn chính tả của giáo viên qua

các bài đọc ở trên lớp , qua những dòng chữ trên bảng. Giáo viên luôn suy nghĩ và trình
bày như thế nào để vừa đúng mà đẹp để khắc sâu thêm vào tâm trí của các em.Cuối tuần
có tiết sinh hoạt tập thể tổng kết phê và tự phê theo tổ về các lỗi chính tả .Cần khen
những em chậm tiến hay mắc lỗi chính tả hơn là những em bình thường khác.Trong giờ

sinh hoạt bày ra những trò chơi đố chữ theo dấu thanh , âm , vần hoặc theo nghĩa giúp các
em có tinh thần thỏa mái khi học thì sẽ ham học, ham rèn luyện.

7.2. Đối với học sinh :
Hình thành thói quen ý thức tự giác, ý thức tự học. Tất cả các buổi học đều chuẩn
bị bài cũ và bài mới chu đáo. Công việc kiểm tra lẫn nhau thực hiện hàng ngày.
Thực hành là trọng tâm đối với học sinh .Do đó giao việc về nhà cho các em rất
quan trọng: như đọc sách báo để quen mắt,quen trong quá trình nhận dạng các quy luật
chính tả.

PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Kết quả thực hiện :
Qua 3 năm thực hiện ở các lớp 3 bản thân tôi phụ trách có những tiến bộ rõ nét,số
lỗi chính tả giảm dần.
Qua các lần kiểm tra định kỳ tình trạng diểm “không” môn Chính tả đã hạn chế.Các
em đã viết đúng và sạch sẽ , rõ ràng thể hiện trên từng trang vở, từng bài thi.Tuy chưa
tuyệt đối đúng chính tả 100% nhưng có nhiều khả quan hơn. Một số em yếu đã biết phát
hiện lỗi khi nghe bạn đọc, khi thấy bạn viết cũng là tự phát hiên lỗi cho mình.
Chất
lượng
Số lượng
Phân loại kết quả đạt được Dấu
thanh
Âm cuối
vần ;âm

đầu vần
G K TB Y
Đạt Chư
a
đạt
Đạ
t
Chư
a
đạt
% S
L
% S
L
% S
L
% SL % SL %
Bài khảo
sát đầu
năm
33 5 15,
2
1
0
30,
3
1
2
36
,4

6 18,
2

Cuối
Học kì I
33 15 45,
5
1
2
36,
4
5 15
,2
1 3,0
Cuối
Học kỳ II
33
Kết quả
khảo sát
các bài có
các lỗi
thường sai
II. Lợi ích và khả năng vận dụng :
1.Lợi ích :
Khi học sinh thấy tự tin viết chính tả, không còn tâm lí sợ sai đó là một nền móng
vững chắc để các em tiếp tục viết chính tả ở các lớp trên.
Vào đời các em sẽ có kĩ năng trình bày văn bản, đơn từ một cách tự tin về lỗi chính
tả.
Có ý thức rèn chính tả cho mình thì sẽ không còn tình trạng học sinh bị khống chế
bởi điểm chính tả ,từ đó các em sẽ học tốt môn Tiếng việt hơn.

Bản thân giáo viên cũng sẽ có ý thức luôn tự phát âm chuẩn, chữ viết rõ.
2. Khả năng vận dụng:
Bạn có thể vận dụng các biện pháp trên trong suốt năm học.
Có thể thực hiện ở tất cả các lớp, các đối tượng.Truyền đạt lại để phụ huynh hướng
dẫn con em học ở nhà.

Tùy theo đặc điểm của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp cần vận dụng một
cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho học sinh của mình.

III. Đề xuất và kiến nghị :
1.Đối với giáo viên và học sinh
Để đáp ứng với nguyện vọng nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học
sinh lớp 3 đòi hỏi người giáo viên cần có nhiều thời gian, công sức và kiên trì.
Phải có sự đồng bộ giữa giáo viên, học sinh,phụ huynh học sinh trong tất cả các lớp.
Cần áp dụng theo đúng thực tế của lớp. Đặt biệt chú ý hoạt động kiểm tra đánh giá
thường xuyên trong mỗi tiết học , buổi học. Kịp thời động viên những cố gắng, nỗ lực
của từng học sinh khi viết chính xác các từ khó.
2.Đối với nhà trường,phụ huynh học sinh,môi trường xã hội
2.1. Đối với nhà trường:
Thường xuyên ,dự giờ,quan tâm đến giảng dạy phân môn chính tả ở các lớp.
Tạo điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị để giảng dạy bộ môn tốt nhất.
2.2. Đối với Phụ huynh học sinh và môi trường xã hội:
Trong quá trình giao tiếp ở gia đình cần quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ trong
sáng,rõ ràng,không sử dụng tiếng “lóng” hoặc quá niều tiếng địa phương.
Trên đây là những kinh nghiệm và việc làm của tôi trong những năm học qua nhằm
nâng cao chất lượng phân môn chính tả giúp các em học tốt môn Tiếng Việt.





TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình.
2. Phần tích lũy qua các tài liệu bồi dưỡng chuyên đề của môn Tiếng Việt.
3. Tài liệu tâm lý học, giáo dục tiểu học.
4. Các tài liệu hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt của bậc tiểu học của nhiều tác giả.
5. Theo thứ tự xuất hiên của phân môn chính tả từ dễ đến khó thuộc chương trình
Tiếng Việt tiểu học.
6. Qua nhiều năm công tác nhìn thấy những tồn tại về chính tả của các em ở lứa
tuổi này.

×